Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Xây dựng website bán sách trực tuyến bằng công nghệ ASP NET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 79 trang )

CHÚ THÍCH TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

HTML:

Hypertext Markup Language

ASP:

Active Server Page

ASP.NET:

Active Server Page.NET

PHP:

Hypertext Preprocessor

TMĐT:

Thương mại điện tử

UML:

Unified Modeling Language

IIS:

Internet Information Services

DNS:



Domain name server

JSP:

JavaServer Pages

VB.NET:

Visual Basic.NET

GUI:

Graphical user interface

XML:

Extensible Markup Language

DVTT:

Dịch vụ thanh toán

UC:

Use case

NCC:

Nhà cung cấp


SP:

Sản phẩm

-1-


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...............................................................Error! Bookmark not defined.
CHÚ THÍCH TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................................1
MỤC LỤC ....................................................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................3
Chương 1: WEBSITE VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..................................................4

1.1. Website .....................................................................................................4
1.1.1. Phân loại Website ........................................................................................4
1.1.2. Khung cảnh hoạt động của một Website.......................................................5
1.1.3. Công cụ thiết kế Website..............................................................................6

1.2. Thương mại điện tử.................................................................................17
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................17
1.2.2. Đặc trưng của Thương mại điện tử .............................................................17
1.2.3. Lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT) ....................................................18
1.2.4. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử ................................................18
1.2.5. Kiến trúc của website bán hàng trực tuyến .................................................19
1.2.6. Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử...............................................22
Chương 2: NGÔN NGỮ MÔ HÌNH HÓA UML .........................................................27
(UNIFIED MODELING LANGUAGE) ......................................................................27


2.1. Quy trình phân tích thiết kế hệ thống cho Website ..................................27
2.2. Ngôn ngữ mô hình hóa hệ thống UML....................................................27
2.2.1 Giới thiệu về ngôn ngữ mô hình hóa hệ thống UML....................................27
2.2.2. Mục đích của ngôn ngữ mô hình hóa UML ................................................28
2.2.3. UML và các giai đoạn phát triển hệ thống ..................................................28
2.2.4. Cấu trúc của ngôn ngữ mô hình hóa UML..................................................30
2.2.5. Lớp và gói trong ngôn ngữ mô hình hóa UML ...........................................35
Chương 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG .......................................................38
VÀ XÂY DỰNG WEBSITE .......................................................................................38

3.1. Khảo sát thực trạng .................................................................................38
3.2. Phân tích bài toán....................................................................................40
3.3. Mô tả bài toán .........................................................................................41
3.3.1. Mô tả bài toán bán hàng qua mạng .............................................................41
3.3.2. Mục tiêu quản lý ........................................................................................43
3.3.3. Yếu tố thành công ......................................................................................43

3.4. Phân tích và thiết kế hệ thống..................................................................43
3.4.1. Các tác nhân và các UC của hệ thống .........................................................43
3.4.2. Biểu đồ UC ................................................................................................45
3.4.3. Đặc tả các UC ............................................................................................47
3.4.4. Thiết kế lớp................................................................................................61
3.4.5. Mô hình dữ liệu của hệ thống.....................................................................64

3.5. Thiết kế giao diện....................................................................................69
KẾT LUẬN.................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................78
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ......................................................79

-2-



LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, chiếm một vị trí quan trọng trong mọi lĩnh
vực đời sống, trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa thế
giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển
kinh tế tri thức. Đối với bất kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp đến các tổ chức
chính phủ, giải quyết các bài toán nhằm tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ, kinh
doanh và quản lý của mình dựa trên cơ sở ứng dụng Công nghệ thông tin là yêu
cầu quan trọng được đặt ra hàng đầu. Trong thời đại bùng nổ Công nghệ thông
tin và xu hướng phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu thiết kế và
quản trị Website cho cá nhân hoặc các tổ chức, cơ quan,... đã và đang trở thành
nhu cầu cấp bách. Chính vì vậy thiết kế và quản trị Website ngày càng được rất
nhiều người yêu thích và chọn làm hướng đi riêng cho mình.
Với những kiến thức được học về thiết kế website, trong đồ án tốt nghiệp
em đã phát triển và xây dựng đề tài "Xây dựng website bán sách trực tuyến
bằng công nghệ ASP.NET".
Đề tài được chia thành 3 phần chính:
 Phần 1: Website và Thương mại điện tử
 Phần 2: Ngôn ngữ mô hình hóa UML
 Phần 3: Phân tích thiết kế hệ thống và xây dựng website
Với một quỹ thời gian có hạn và kiến thức chưa sâu nên đồ án tốt nghiệp
của em chưa thực hiện vấn đề một cách hoàn chỉnh, đặc biệt trong phần ứng
dụng. Rất mong các thầy cô và các bạn góp ý phê bình để kết quả nghiên cứu
ngày một hoàn thiện hơn.

-3-



Chương 1: WEBSITE VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Website
(Tham khảo tài liệu 3.,4.,7.)
Có thể hiểu website tương tự như quảng cáo, nhưng có điểm khác ở chỗ
nó cho phép người truy cập có thể trực tiếp thực hiện nhiều việc trên website như
giao tiếp, trao đổi thông tin với người chủ website và với những người truy cập
khác, tìm kiếm, mua bán v.v...chứ không phải chỉ xem như quảng cáo thông
thường. Hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập website- nhìn thấy nó
chứ không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nào cả. Đối với một doanh nghiệp,
Website là một cửa hàng ảo với hàng hoá và dịch vụ có thể được giới thiệu và rao
bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ một ngày, 7 ngày một
tuần, quanh năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản
phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet.
Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ
và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người
truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ
mặt của Công ty, Xí nghiệp, Cửa hàng v.v… là nơi để đón tiếp và giao dịch với
các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông
tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp,
nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính
thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng
để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
1.1.1. Phân loại Website
Website được chia ra làm 2 loại: website tĩnh và website động. Chúng ta
sẽ tìm hiểu về khái niệm của hai loại website:
1.1.1.1. Website Tĩnh
Website tĩnh có thể hiểu là một trang HTML với các hiệu ứng về âm
thanh, hình ảnh... Với web tĩnh, bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do


-4-


hơn. Vì vậy, nhiều khi website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn.
Với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và không có nhiều thay
đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh là phù hợp hơn cả.
1.1.1.2. Website Động
Website "Động" là thuật ngữ được dùng để chỉ những website được hỗ
trợ bởi một phần mềm cơ sở web, nói đúng hơn là một chương trình chạy được
với giao thức http. Thực chất, website động có nghĩa là một website tĩnh được
"ghép" với một ngôn ngữ lập trình web (các modules ứng dụng cho Web). Với
chương trình phần mềm này, người chủ website thực sự có quyền điều hành nó,
chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ
đến những người chuyên nghiệp. Ngày nay, web động đồng nghĩa với : website
mà trên đó có sự trao chuyển (yêu cầu, gửi) dữ liệu giữa người làm việc trên
website và Webserver
1.1.2. Khung cảnh hoạt động của một Website
 Nhà quản lý tên miền website: Mỗi tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền với
nhà quản lý. Nhà quản lý có trách nhiệm bảo vệ về mặt pháp lý đối với
tên miền này
 WebServer (hay dịch vụ hosting): là nơi lưu trữ và vận hành website của
tổ chức, cá nhân bằng các hệ thống webserver như IIS (Internet
Information Services) hay Apache, cũng như xử lý dữ liệu trên các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu như Oracle, SQL Server, My SQL,…Hiện nay tại
Việt Nam có các công ty chuyên thực hiện dịch vụ hosting như:
PAVietnam, Mắt Bão, …
 Các hệ thống máy chủ DNS (Domain name server): là các máy chủ trên
mạng Internet có nhiệm vụ lưu giữ ánh xạ giữa tên miền với địa chỉ IP
của máy chủ WebServer


-5-


1.1.3. Công cụ thiết kế Website
Công nghệ World Wide Web giúp bạn đưa thông tin của mình lên mạng
Internet cho mọi người cùng xem trên các website. Tuy vậy, bạn không chỉ muốn
thiết kế các website để người dùng tra cứu thông tin, mà còn muốn thu nhận ý
kiến phản hồi từ người dùng và lưu trữ nó vào cơ sở dữ liệu, tức là bạn có thể
tương tác với các đối tượng khác thông qua môi trường web.
Đầu tiên trang web được viết rất đơn giản bằng các thẻ trình bày HTML.
Đến nay đã có rất nhiều ngôn ngữ lập trình để xây dựng website như PHP, JSP,
ASP, ASP.NET v.v…Tùy theo từng yêu cầu mà người sử dụng sẽ chọn lựa một
số những ngôn ngữ, trình soạn thảo phù hợp để thực hiện việc thiết kế website.
1.1.3.1. Công nghệ ASP.NET dựa trên nền tảng công nghệ .NET
(Tham khảo tài liệu 4., 5., 6.)
Microsoft.NET là những dịch vụ của Microsoft nhằm làm thay đổi cách
mọi người sử dụng, giao tiếp với các phần mềm ứng dụng và các thiết bị trên
Web. Microsoft.NET cho phép người dùng tương tác với nhiều thiết bị thông
minh hơn qua Web và kiểm soát các giao dịch đó. Nền tảng Microsoft.NET cơ
bản sẽ thay đổi cách thức giao tiếp giữa máy tính và người sử dụng. Bằng cách
đưa nhân viên, khách hàng, dữ liệu và các ứng dụng kinh doanh vào một hệ
thống giao tiếp đồng nhất và thông minh, .NET sẽ cho phép các doanh nghiệp
tăng hiệu quả và năng suất lao động, đồng thời cho phép các lập trình viên thiết
lập các chương trình khắc phục sự khác biệt của các thiết bị và khai thác triệt để
việc kết nối Internet từ những ứng dụng trên các thiết bị đó.
Hiện nay Microsoft đã và đang nỗ lực cho một công nghệ web xử lý phía
máy chủ hoàn toàn mới đó là ASP.NET (Active Server Pages .NET), độc lập với
mọi trình duyệt. Trước đây ASP là một mô hình tối ưu và dễ sử dụng với nhiều
ứng dụng web trên nền windows, cho phép xây dựng web có quy mô lớn. Tuy
nhiên nó vẫn có nhiều thiếu sót như cấu trúc không rõ ràng, do mã ASP được

chèn lẫn lộn với mã HTML… Công nghệ ASP.NET đã giải quyết được những
yếu điểm đó:

-6-


 ASP.NET cho phép bạn biên dịch không phụ thuộc vào ngôn ngữ, thực
hiện tối ưu việc kết hợp các ngôn ngữ khác nhau. Bạn có thể dùng
VB.NET, C# hay C++ để xây dựng một trang ASP.NET.
 ASP.NET cho phép khai báo và viết mã đơn giản.
 ASP.NET tách mã và nội dung thành hai phần khác nhau.
 Tính mềm dẻo và khả năng nâng cấp: cho phép quản lý trạng thái của
các Session và tạo form trên một ứng dụng sử dụng hệ thống nhiều
server
 Hỗ trợ cho nhiều trình khách: ASP.NET Controls có thể tự động nhận
dạng trình khách để hiển thị cho phù hợp
 Các control có thể xuất ra mã HTML ở trình duyệt.

 ASP.NET xử lý ngay phía trình chủ, có thể thay đổi trang web như một
đối tượng trên server side, nhiều thuộc tính, phương thức, đối tượng và
biến cố sử dụng để tự động tạo ra nội dung trong mã nguồn bằng phát
biểu “runat=server”
ASP.NET là phiên bản kế tiếp của Active Server Page (ASP); nó là một
nền phát triển ứng dụng Web hợp nhất, cung cấp nhiều dịch vụ cần thiết cho lập
trình viên xây dựng các lớp ứng dụng chuyên nghiệp. Cú pháp ASP.NET tương
thích với cú pháp ASP, ngoài ra ASP.NET còn cung cấp một mô hình lập trình
mới, nền tảng an toàn (secure), linh hoạt (scalable), và ổn định (stable).
ASP.NET là biên dịch, dựa trên môi trường .NET và có thể xây dựng bằng
bất cứ ngôn ngữ nào tương thích .NET, bao gồm Visual Basic .NET, C#, và
JScript.NET. Ngoài ra, toàn bộ thư viện .NET Framework có thể sử dụng với ứng

dụng ASP.NET, lập trình viên tận dụng dễ dàng những lợi ích của các kỹ thuật
được cung cấp, bao gồm quản lý môi trường thực thi ngôn ngữ cung (common
language runtime), kiểu an toàn (type safety), kế thừa (inheritance), .v.v.
ASP.NET được thiết kế làm việc với các trình soạn thảo WYSIWYG
HTML đi kèm và các công cụ lập trình khác được đưa vào trong Microsoft
Visual .NET. Tất cả các công cụ này không phải chỉ dùng để phát triển ứng dụng
Web được dễ dàng, tuy nhiên có thể sử dụng một vài chức năng thông thường

-7-


cho ứng dụng Web, bao gồm một GUI cho phép lập trình viên có thể dễ dàng đặt
các server control vào trang web (web page), và một trình debug rất mạnh mẽ.
Khi tạo một ứng dụng Web lập trình viên có thể chọn Web Forms hoặc
Web Services, ngoài ra cũng có thể kết hợp hai loại này với nhau theo bất kỳ
cách nào. Cả hai loại này có một nền cơ bản, cho phép sử dụng authentication
schemes, cache frequently used data, hoặc chỉnh sửa cấu hình ứng dụng
(customize application’s configuration)
Web Forms cho phép xây dựng các form có nội dung phong phú
(powerful forms) trên trang Web (Web Page). Khi xây dựng các form có thể sử
dụng các server control để tạo các thành phần UI thông dụng và lập trình cho
chúng một vài chức năng thông dụng, những control này cho phép xây dựng
nhanh chóng các form chỉ dùng một lần (out of reusable built-in), hoặc custom
component, làm đơn giản mã của trang web (simplifying the code of a page).
Một XML Web Service cung cấp điều kiện (mean) để truy cập các hàm ở
server từ xa. Khi sử dụng Web Service, trong kinh doanh người ta có thể đưa ra
các giao diện lập trình được cùng với dữ liệu, hoặc kết quả kinh doanh, những cái
này có thể được nhận, hiệu chỉnh bởi các ứng dụng client và server. Web Server
cho phép trao đổi dữ liệu theo hai kịch bản (scenarios) client-server và serverclient, sử dụng chuẩn HTTP và thông diệp XML (XML messaging) để di chuyển
dữ liệu qua tường lửa (firewall). XML Web Service có thể được viết bằng mọi

ngôn ngữ lập trình, sử dụng mọi mô hình thành phần (component model), và có
thể chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào có thể truy cập XML Web Services.
Mô hình (model) Web Forms và Web Services đều có tất cả các đặt tính
của ASP.NET, đó là sức mạnh của .NET Framework và .NET Framework
Common Lanuage Runtime.
Các ngôn ngữ lập trình ứng dụng web trong ASP.NET là các ngôn ngữ
hướng đối tượng như VB.NET, C#... Những đặc điểm chính của ngôn ngữ
hướng đối tượng (Object-oriented language) là sự đóng gói (encapsulation), sự kế
thừa (inheritance), và đa hình (polymorphism). C# hỗ trợ tất cả những đặc tính
trên.

-8-


Cụ thể, trong ngôn ngữ C# :
-

Một lớp trong C# được xem là những khái niệm cơ sở của ngôn
ngữ. Điều này có nghĩa là mỗi khi viết một chương trình bằng C#
sẽ tạo ra các lớp để cấu thành một chương trình. Chúng ta sử dụng
lớp như là khuôn mẫu để đặt tất cả những thuộc tính và những chức
năng hay hành vi vào trong một khối cho một nhóm đối tượng nào
đó, sau đó sẽ dùng lớp đó để tạo những đối tượng.

-

Có 2 loại lớp: loại dựng sẵn của .NET Framework (Framework
Class Library), và loại do người dùng định nghĩa.

-


Lớp chứa dữ liệu (dưới dạng biến và thuộc tính ) và các hành vi
(dưới dạng phương thức để xử lý dữ liệu đó). Khi khai báo một
biến trong một lớp ta gọi đó là một biến thành viên (member data).

-

Khi tạo một đối tượng, ta sẽ thiết lập các thuộc tính cho đối tượng
đó. Ví dụ đối tượng người sẽ có các thuộc tính như màu mắt , màu
tóc…

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về Thuộc tính (Properties) và Biến (Variable).
Biến được khai báo trong một lớp chứa dữ liệu cho từng đối tượng cụ thể.
Điều này có nghĩa là khi bạn tạo một đối tượng từ một lớp, đối tượng sẽ cấp phát
một vùng nhớ để chứa dữ liệu của biến đó. Ví dụ:
class Nguoi
{
public int tuoi;
public string mautoc;
}

Ta đã có một lớp Nguoi có 2 biến tuoi, mautoc. Ta sẽ tạo một vài đối tượng trên
Class đó
static void Main(string[] args)
{

Nguoi Thanh =new Nguoi();
Nguoi Hien =new Nguoi();

// Thiết lập thuộc tính cho các đối tượng vừa tạo.

Thanh.tuoi=21;

-9-


Thanh.mautoc="Vàng";
Hien.tuoi=22;
Hien.mautoc="Nâu";

// Xuất ra màn hình.
System.Console.WriteLine("Tuổi của Thanh:{0},và của Hiền là:{1}" ,
Thanh.tuoi, Hien.tuoi);
Console.ReadLine();
}

1.1.3.2 Giới thiệu Web server control cùng một số thuộc tính
Label
Dùng để chứa dữ liệu và được lập trình thông qua các control khác trên
server bằng C# để thực hiện một chức năng nào đó hay chứa một dữ liệu khác.
Tạo trong môi trường Designer thì click control và vẽ lên Form và nó tự viết
code theo mặt định ở trong hai môi trường C# và ASP.NET. Chúng ta nên sửa
tên những control theo ý logic của người lập trình cho dễ nhớ và dễ lập trình.
Cú pháp:
+ Trong C# :
Protected System.Web.WebControls.Label Label1;

+ Trong ASP.NET :


absolute; TOP: 443px" runat="server" Width="132px" Height="34px">
</asp:Label>

-

Textbox

Tạo trong môi trường Designer thì click control vẽ lên Form và nó tự viết
code theo mặt định ở trong hai môi trường C# và ASP.NET. Dùng để chứa dữ
liệu và được lập trình trên sever để thay đổi dữ liệu của nó thông qua các control
khác hay chính nó (thuộc tính AutoPosBack=true với sự kiện Onchange). Chúng
ta nên sửa tên những control theo ý logic của người lập trình cho dễ nhớ và dễ lập
trình.
Cú pháp:
+ Trong C# :

- 10 -


Protected System.Web.WebControls.TextBox TextBox1;

+ Trong ASP.NET

</asp:TextBox>


-

Button

Là một nút lệnh, tạo trong môi trường Designer thì click control này vẽ
lên Form và nó tự viết code theo mặt định trong hai môi trường C# và ASP.NET.
Cú pháp:
+ Trong C#:
protected System.Web.UI.WebControls.Button Button1;

+ Trong ASP.NET

</asp:Button>

-

LinkButton
Control này giống hoàn toàn như control Button nhưng chỉ khác

một điểm là cách nó thể hiện khi ứng dụng chạy cụ thể là nó giống như một
hyperlink khi chúng ta đưa chuột đến thì con chuột trở thành hình bàn tay.
Cú pháp:
+ Trong C#:
protected System.Web.UI.WebControls.LinkButton LButton1;

+ Trong ASP.NET


</asp:LinkButton>

-

ImageButton

Control này giống hai control trên nhưng chỉ khác một điểm là nó lấy một
ảnh làm nền cho Button chứ không có text và nó cũng không có thuộc tính Text
Cú pháp:
+ Trong C#:

- 11 -


protected System.Web.UI.WebControls.ImageButton IBttn1;

+ Trong ASP.NET

</asp:ImageButton>

-

HyperLink

Control này nó chứa một liên kết đến một trang khác khi chúng ta Click
chuột vào nó. Dùng để liên kết đến một trang khác, ngoài ra chúng ta còn lập
trình cho nó thông qua các control khác để tùy vào trường hợp nào đó mà nó link

đến một trang thích hợp chứ không phải cố định chỉ link đến một trang như
Hyperlink trong html.
Cú pháp
+ Trong C#:
protected System.Web.UI.WebControls.HyperLink link1;

+ Trong ASP.NET

</asp:HyperLink>

-

DropDownList

Control này dùng để chứa một tập các lựa chọn sẵn có. Ngoài ra nó còn có
một chức năng tự động gởi dữ liệu về server khi chúng ta đặt thuộc tính
AutoPosBack=true. Có nghĩa là khi chúng ta chọn một sự lựa chọn trong danh
sách đổ xuống trên giao diện thì control này thực hiện công việc nào đó nằm
trong sự kiện SelectedIndexChanged, (giống ComboBox trong VB)
cú pháp
+ Trong C#:
protected System.Web.UI.WebControls.DropDownList dlist1;

+ Trong ASP.NET

</asp:DropDownList>

- 12 -



Ví dụ
// Lấy thuộc tính giá trị của thuộc tính Text
this.Textbox1.Text= this.DropDownList1.SelectedItem.Text;

// Lấy thuộc tính giá trị của thuộc tính Value
this.DropDownList1.SelectedItem.Value;

-

ListBox

Control này dùng để chứa một danh sách có nhưng không xuất hiện hết ra
ngoài như DropDownList. Nó giống với control trên nhưng chỉ khác là dữ liệu
không thể hiện hết ra ngoài. Dùng để chứa dữ liệu và lập trình với các sự kiện
của các control khác hay của chính nó.
Cú pháp
+ Trong C#:
protected System.Web.UI.WebControls.ListBox ListBox1;

+ Trong ASP.NET

</asp:ListBox>

-

DataGrid


Control này dùng để hiển thị dữ liệu cho người dùng xem có thể là từ
database hay từ một nguồn nào đó.
Cú pháp
+ Trong ASP.NET

id="DataGrid1"

style="Z-INDEX:

101;

LEFT:

34px;

POSITION: absolute; TOP: 68px" runat="server" Height="126px" Width="368px"
AutoGenerateColumns="True">
<Columns>
HeaderText="Hiệu chỉnh" CancelText="Không" EditText="Sửa">
<HeaderStyle Width="100px">

</HeaderStyle>

- 13 -


</asp:EditCommandColumn>
<asp:TemplateColumn>

<ItemTemplate>

runat="server"

Text="Xóa"

CommandName="Delete"

CausesValidation="false">
</ItemTemplate>
</asp:TemplateColumn>
</Columns>
</asp:datagrid>

cú pháp trên là có một số thuộc tính kèm theo
+Trong C# :
protected System.Web.UI.WebControls.DataGrid DataGrid1;

Ngoài chức năng hiển thị dữ liệu để xem nó còn cho ta cập nhật, chọn, xóa
một dòng (1 record).
-

DataList( gần giống dataGrid)

-

Repeater(gần giống dataGrid)

-


CheckBox

Là một nút chọn.
-

CheckBoxList

Là một nhóm các checkbox mà ta có thể chọn tất cả hoặc ít hơn.
-

RadioButtonList

Một nhóm các nút RadioButton mà ta chỉ được chọn một.
-

RadioButton

-

Control này giống RadioButtonList thay vì nhiều nút radioButton

thì chỉ chọn một nút.
-

Image

Control này chứa ảnh, và ảnh này có thể được thay đổi khi ta lập trình cho
những control khác thay đổi nó. Control này nó chỉ chứa một ảnh nên nó thường
dùng trong các mục đích giới thiệu sản phẩm và ta có thể lập trình cho một nút

Button nào đó để thay đổi ảnh của control này.

- 14 -


Control này không có các sự kiện Click. Nếu muốn sử dụng ảnh có sự
kiện click thì chúng ta dùng control ImageButton
-

Panel

Control này dùng để chứa các control khác và nó tự động co giản kích
thước.
-

Canlender

Control này cho ta chọn ngày tháng năm.
ví dụ
chọn ngày tháng năm đưa vào TextBox1
this.TextBox1.Text=this.Calendar1.SelectedDate.ToShortDateString();

Có rất nhiều kiểu định dạng ngày ví dụ như ngày tháng giờ phút giây…
-

AdRotator

Chức năng: dùng để quảng cáo các sản phẩm. Nó chứa rất nhiều hình ảnh
để quảng cáo, mỗi khi người dùng đăng nhập vào trang này thì sẽ chọn ngẫu
nhiên một hình để quảng cáo.

-

Table

Control này có chức năng tạo một bảng.
Nếu ta muốn tạo một bảng động thì các đối tượng TableRow, TableCell
để tạo các bảng động.
Sau đây là một ví dụ tạo bảng động :
//chọn số cột động từ DropDownList1
int numrows =

int.Parse(this.DropDownList1.SelectedItem.Value);

//chọn số dòng động từ DropDownList2
int numcells = int.Parse(this.DropDownList2.SelectedItem.Value);
for(int j=0;j
//Tạo dòng mới
TableRow r = new TableRow();
for(int i=0;i
// tạo các cột cho từng dòng ở trên
TableCell c = new TableCell();

//tạo một LiteralControl chứa dữ liệu cho một ô

- 15 -


c.Controls.Add(new LiteralControl("row" +j.ToString()+ ",cell" +

i.ToString()));

//add số cột cho một dòng
r.Cells.Add(c);
}

//add số dòng cho một bảng
this.Table1.Rows.Add(r);
}
}

-

RequiredFieldValidator

Chức năng của control này là yêu cầu nhập liệu cho một control khác. Nếu
không nhập thì control sẽ thông báo.
-

CompareValidator

Control này có chức năng so sánh dữ liệu từ hai control khác ví dụ: so
sánh ngày khởi hành với ngày đến xem thử ngày đến có trước ngày khởi hành
hay không?
-

RangeValidator

Control này kiểm tra giá trị nhập vào của một control khác trên form trong
một phạm vi mà ta quy định trong các thuộc tính ở phần dưới.

-

RegularExpressionValidator

Control loại này cho phép kiểm tra để đoán trước những ký tự tuần tự như:
số phúc lợi xã hội (tiền của nhà nước trả cho người thất nghiệp), hay địa chỉ
e_mail, số điện thoại, mã bưu thiếp ….v.v. Nghĩa là những mô hình này được
định nghĩa trước theo một luật nào đó. Control này có thuộc tính nỗi bậc là :
ValidationExpression : chọn biểu thức cho control này.
-

CustomValidator

Control này cho ta lập trình để kiểm tra tính hợp lệ dữ liệu của một control
theo một yêu cầu hay một ràng buộc nào đó, hay một kiểu dữ liệu được người sử
dụng định nghĩa trước đó.

- 16 -


Đối với control này nó cung cấp cho chúng ta một sự kiện được lập trình
trên server đó là : ServerValidate Và chúng ta double_Click vào mở cửa sổ code
để lập trình cho nó.
-

ValidationSummary

Chức năng của control này là thực hiện một thông báo động bằng
massegebox hay tĩnh là do chúng ta quy định trong các thuộc tính của nó. Khi ta
đặt thuộc tính DisplayMode của control này là BulletList. Những thông báo này

là nó hiển thị cùng một lúc theo thứ tự.
Và thông báo là chỉ đến các trường dữ liệu chưa hợp lệ.
Nội dung của thông báo được lấy từ các control kiểm tra tính hợp lệ.
-

Xml

Control này dùng để hiện thị file .xml cho người dùng xem, nhưng ta
không nên dùng chức năng này vì nó chiếm không gian form. Do đó để làm việc
này ta dùng một hyperlink để đến một trang riêng chứa toàn bộ nội dung file xml
đó. Còn khi trong chương trình có sử dụng nội dung file xml thì ta khai báo một
đối tượng xml.
1.2. Thương mại điện tử
(Tham khảo tài liệu 4., 6., 7. )
1.2.1. Khái niệm
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, ECommerce hay E-Business) là quy trình mua bán thông qua việc truyền dữ liệu
giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan
hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được
tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử gồm tất
cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các
kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thỏa thuận hay cung cấp dịch vụ.
1.2.2. Đặc trưng của Thương mại điện tử
So với thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số điểm khác
biệt sau:

- 17 -


 Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp
xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước

 Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn
tại của khái niệm biến giới quốc gia, còn Thương mại điện tử được
thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống
nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi
trường cạnh tranh toàn cầu
 Trong hoạt động giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham gia
của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được đó
là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
 Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là
phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với Thương mại điện tử thì
mạng lưới thông tin chính là thị trường
1.2.3. Lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT)
- TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị
trường và đối tác.
- TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất.
- TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
- TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm
đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
- TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các
thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
- Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
1.2.4. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Trong Thương mại điện tử có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ
vai trò động lực phát triển Thương mại điện tử, người tiêu dùng (C) giữ vai trò
quyết định sự thành công của Thương mại điện tử và chính phủ (G) giữ vai trò

- 18 -


định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có

các loại giao dịch Thương mại điện tử: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C… trong đó
B2B và B2C là hai loại hình giao dịch Thương mại điện tử quan trọng nhất.
Business-to-Business (B2B): Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Business-to-Consumer (B2C): Doanh nghiệp với người tiêu dùng
1.2.5. Kiến trúc của website bán hàng trực tuyến
Các vai trò chính tham gia bán hàng trực tuyến:
-

Người mua hàng

-

Doanh nghiệp bán hàng trực tuyến

Hệ thống bao gồm 2 phần Front–end và phần Back–end

Hình 1.1: Kiến trúc website bán hàng trực tuyến
Phần Front – end: là phần tương tác với người mua hàng. Trên Front –
end cung cấp các chức năng chính như sau:
-

Tìm kiếm hàng hóa

-

Chọn hàng hóa vào giỏ hàng

-

Thực hiện lệnh mua hàng


Mô tả hệ thống:
Khối chức năng duyệt tìm hàng hóa

- 19 -


Phần danh
mục các loại
hàng hóa

Tìm kiếm
Danh mục hàng hóa

SP 1
Chọn vào giỏ hàng

Hình 1.2: chức năng duyệt tìm hàng hóa
Khối chức năng thiết lập đơn hàng

Phần danh
mục các loại
hàng hóa

>> SP1
>> SP2

Chọn tiếp
Check


Hinh 1.3: chức năng thiết lập đơn hàng
Sau bước này, người mua hàng thực hiện nhập thông tin
-

Hình thức giao hàng

-

Hình thức thanh toán

Theo lưu đồ ở trên, thì website sẽ tự động chuyển đến cổng thanh toán của Dịch
vụ thanh toán
Phần Back – end được quản trị bởi doanh nghiệp bán hàng, cung cấp các
chức năng chính như sau:
-

Quản trị đơn hàng

-

Quản trị người mua

-

Quản trị danh mục hàng hóa

-

Quản trị danh mục các loại hàng hóa


Mô tả hệ thống:
Khối chức năng Quản trị hàng hóa

- 20 -


Danh mục loại hàng hóa | Danh mục hàng hóa
Danh mục tương ứng

Thêm | Sửa | Xóa

Hình 1.4: chức năng quản trị hàng hóa
Tại đây doanh nghiệp bán hàng có thể cập nhật :
-

Loại hàng hóa

-

Thông tin chi tiết của từng mục hàng

Khối chức năng quản trị Bán hàng

Đơn hàng | Khách hàng | Báo cáo bán hàng
Danh mục tương ứng

Hình 1.5: chức năng quản trị bán hàng
Trong khối chức năng này, doanh nghiệp bán hàng có thể
-


Xử lý đối với từng đơn hàng: Đang giao dịch, đã thanh toán, đã
chuyển hàng, hủy bỏ.

-

Xem, duyệt thông tin với từng khách hàng (từ khách hàng có thể
xem đến lịch sử mua bán của người này)

-

Trong quản lý đơn hàng, doanh nghiệp cũng có thể phân ra các
nhóm hàng hóa theo từng trạng thái xử lý.

Khối chức năng quản trị hình thức giao hàng
-

Cho phép doanh nghiệp bán hàng cập nhật các hình thức giao hàng.
Các hình thức giao hàng sẽ hiển thị ở Front- end để khách hàng có
thể lựa chọn.

- 21 -


Khối chức năng quản trị hình thức thanh toán
-

Cho phép doanh nghiệp bán hàng cập nhật các hình thức thanh toán
cho khách hàng. Các hình thức này sẽ hiển thị ở phần Front-end
cho khách hàng chọn


Khối chức năng quản lý người sử dụng
-

Cho phép doanh nghiệp bán hàng cập nhật danh sách những nhân
sự tham gia quản lý bán hàng trên Back – end

1.2.6. Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử
Ở các giao dịch truyền thống, người mua và người bán gặp gỡ nhau. Hàng
hóa và tiền được trao chuyển trực tiếp.
Ngược lại trên thương mại điện tử đúng nghĩa, người mua và người bán
tham gia mạng internet toàn cầu, hoàn toàn không có ràng buộc địa lý. Với sự
bùng nổ mua bán qua mạng thì vấn đề thanh toán rất được quan tâm ở cả trên thế
giới lẫn Việt Nam. Hiện nay đang tồn tại 2 kiểu thanh toán là off-line và online
1.2.6.1. Thanh toán off-line
Thanh toán off-line có nghĩa là người mua vẫn phải trực tiếp thực hiện quá
trình trả tiền cho người bán bằng cách này hay cách khác trước khi nhận được
hàng. Ví dụ như ra ngân hàng thực hiện lệnh chuyển khoản đến tài khoản người
bán hay thậm chí gửi tiền qua dịch vụ chuyển phát nhanh của bưu điện. Chú ý là
trong khi đó việc chọn hàng hóa mua vẫn hoàn toàn được thực hiện trên website
Lược đồ tương tác đối với các kiểu thanh toán off-line
STT
1
2

3

4

Người mua hàng


Website bán hàng

Truy cập website bán
hàng trực tuyến
Thực hiện tìm, chọn
hàng hóa đưa vào giỏ
hàng
Gửi lệnh mua các
hàng hóa có trong giỏ
hàng.
Kiểm tra nếu yêu cầu gửi
về từ người duyệt web vô
danh thì yêu cầu đăng ký
thành người mua đối với
website bán hàng

- 22 -

DN sở hữu website bán hàng
trực tuyến


5

Nếu chưa đăng ký thì
thực hiện đăng ký.
Những thông tin cần
đăng ký
Yêu cầu người dùng
chọn loại thanh toán


6
7

Người dùng chọn loại
thanh toán offline
Lưu lại đơn hàng trong
hệ thống
Thực hiện thanh toán

8
9

Thực hiện giao hàng
Chuyển đơn hàng tương ứng
trong hệ thống thành đã kết
thúc thành công

10
11

1.2.6.2. Thanh toán online
Mục tiêu của thanh toán online là khắc phục yếu điểm của hình thức thanh
toán off-line: người dùng chỉ cần đồng ý mua hay không mua thì quá trình
chuyển tiền sang nhà cung cấp được tiến hành hoàn toàn tự động. Thực hiện
được quá trình này có nghĩa là loại bỏ cảm giác ngại ngần trong mua sắm, thúc
đẩy xã hội tiêu dùng. Để thực hiện được điều đó thì cần có them những bên tham
gia khác.
Trong thanh toán B2C qua mạng, đại đa số người mua dùng thẻ tín dụng
để thanh toán. Thẻ tín dụng là loại thẻ Visa, MasterCard... có tính quốc tế, chủ

thẻ có thể dùng được trên toàn cầu .
Ở Việt Nam, cá nhân hay tổ chức có thể đăng ký làm thẻ tín dụng với các
ngân hàng như ACB, Vietcombank... Trên thẻ có các thông số sau: hình chủ sở
hữu thẻ, họ và tên chủ sở hữu thẻ, số thẻ (Visa Electron và MasterCard đều có 16
chữ số), thời hạn của thẻ, mặt sau thẻ có dòng số an toàn (security code) tối thiểu
là ba chữ số, và một số thông số khác cùng với các chip điện tử hoặc vạch từ
(magnetic stripe).
a. Các vai trò tham gia
1. Khách hàng
2. Doanh nghiệp
3. nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng (DVTT)
4. Ngân hàng tại Việt Nam

- 23 -


Sơ đồ tương tác khi Doanh nghiệp bán hàng mua dịch vụ thanh toán qua mạng
của nhà cung cấp thứ 3

Tổ chức phát hành
thẻ tín dụng

Ngân hàng tại VN làm đại lý
phát hành thẻ

Doanh nghiệp bán hàng
Website bán hàng
Nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh
toán qua mạng


Khách mua hàng

Hình 1.6: Sơ đồ tương tác khi Doanh nghiệp bán hàng mua dịch vụ thanh toán
qua mạng của nhà cung cấp thứ 3
b. Điều kiện tiên quyết để có thể tham gia thanh toán trực tuyến
Đối với Doanh nghiệp bán hàng
-

Đăng ký tài khoản tại nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng

-

Đăng ký 1 tài khoản ngân hàng tại một ngân hàng tại Việt Nam. Tài
khoản này dùng để nhận tiền chuyển về khi bán hàng

Đối với Khách mua hàng
-

Mua thẻ tín dụng Visa hoặc Master từ các ngân hàng tại Việt Nam.
Các ngân hàng này là đại lý phát hành thẻ tín dụng cho các tổ chức tài
chính lớn ở nước ngoài

Vì sao phải có Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thứ 3
-

Nhiều ngân hàng không thực hiện chức năng bảo mật và chấp nhận
thanh toán trực tiếp bằng thẻ tín dụng đối với khách hàng tại Việt
Nam.

- 24 -



-

Đòi hỏi có một vai trò trung gian có uy tín đã được xây dựng hạ tầng
một cách hoàn hảo, đứng ra giao tiếp với khách hàng, ngân hàng cũng
như các trung tâm xử lý thẻ tín dụng quốc tế

c. Lưu đồ thanh toán trực tuyến
Các bước chọn hàng cũng như ở lược đồ trên, ở đây chúng ta sẽ bắt đầu từ
lúc khách hàng thực hiện check out và chọn kiểu thanh toán
STT

1

Người mua hàng

Website bán hàng trực
tuyến

Doanh
nghiệp bán
hàng

Ngân
hàng

Chọn thanh toán trực
tuyến qua cổng thanh
toán

Chuyển đến cổng thanh toán
(payment gateway) của
DVTT
(Các thông tin chuyển đên
bao gồm Số tiền, tài khoản
trên nhà cung cấp dịch vụ
của doanh nghiệp bán hàng)

2

Hiển thị
giao diện
bắt người
dùng nhập
thông tin tài
khoản

3

4

DVTT

Nhập thông tin tài
khoản, số thẻ tín dụng
lên cổng thanh toán
Kiểm tra
tính hợp lệ
của thẻ
(trong vài

giây)
Chuyển
thông tin
thanh toán
đến ngân
hàng

5

6

Thực hiện
chuyển tiền
vào tài
khoản
doanh
nghiệp

7

Phản hồi
thông tin
chuyển tiền
về cho
doanh
nghiệp

8

9


Sau khi có
thông tin

- 25 -


×