Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Bài giảng điều chế rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 42 trang )

PGS.TS VŨ NHÂM
--------------------------

ĐIỀU CHẾ RỪNG
(forest management)

2009
1


Chương 1
KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU CHẾ RỪNG
Có nhiều khái niệm về Điều chế rừng .
- Người Pháp đến nay vẫn dùng khái niệm cổ điển của họ : “Điều
chế 1 khu rừng(Ame’nagemen) là đề ra những điều muốn làm ,cân nhắc
những gì có thể làm và dự đoán những cái phải làm” (BỎUGE-NOT L .
1969) .
- Người Đức quan niệm : Điều chế rừng (Forsteinrich-tung) là một
môn khoa học về điều tra giai đoạn về kế họach hoá trung hạn và dài hạn
kiểm tra định kỳ hiệu quả của quản lý kinh doanh nghề rừng (RICH TER A . 1963)
- Người Anh cho rằng :Muốn Điều chế rừng (Manage-ment) trước
hết phải có chính sách lâm nghiệp để dựa và đó mà xác định mục tiêu đề
ra các yếu tố tự nhiên ,kinh tế, con người …cuối cùng xác định các biện
pháp Điều chế và phúc tra lại rừng (DAWKINS H C .1958) .
- Ở Mỹ, công tác điều chế rừng( Management ) mới bắt đầu năm
1930, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai mới đẩy mạnh lên. Họ cho
rằng: Điểu chế rừng là áp dụng phương pháp công tác và những nguyên
tắc của kỹ thuật nghề rừng để xử lý một tài nguyên rừng. Đó là sự thiết
lập, xếp đặt vào trật tự và giữ trong trật tự đó công tác nghiệp vụ lâm
nghiệp. Theo DAVIS K.P, 1952 thì Điều chế rừng là kết quả của hạt
nhân đường lối chính của nghề rừng.


- Ở Liên Xô, công tác Điều chế rừng bắt đầu theo khoảnh, sau đó
dùng phương pháp cấp tuổi. Từ 1926 đến 1948 dựa trên phương pháp
cấp tuổi. Từ 1964, xác định Điều chế rừng phải giải quyết 7 vấn đề,
Theo BAICHIN A.A 1967, đó là
+ Nhiệm vụ quan trọng của Điều chế rừng là phân chia rừng trong
trạng thái tự nhiên, xây dựng phương án lâm phần.
+ Xác định loại cây cần nuôi dưỡng, gieo trồng, những chủng loại
gỗ, ( gỗ tròn ) cần dự kiến ở tuổi chặt chính.
+ Trong Điều chế theo phương pháp cấp tuổi, rừng ở cấp đất I đến
cấp đất III tạo thành một loại kinh doanh thương phẩm cỡ lớn.
2


+ Xác định phương hướng khai thác chính.
+ Điều tiết việc sử dụng gỗ trong các lâm trường là một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhất của Điều chế rừng.
+ Các biện pháp lâm sinh được thiết kế trong Điều chế riêng như
chăm sóc, tiêu nước, canh tác, tác động đối với đất… là nội dung cở bản
của hoạt động thực tiễn về trồng rừng thâm canh.
+ Sự bắt đầu rõ rệt và nổi tiếng của công tác Điều chế rừng là tính
thông kê và tính thực tiễn.
- Người Rumani cho rằng: Điều chế rừng là một khoa học và thực
tiễn về tổ chức rừng phù hợp với nhiệm vụ quản lý kinh doanh rừng
( RUCAREANU N… 1967).
Nhìn chung có thể thấy rằng: Các nhà lâm nghiệp đều quan niệm.
Điều chế rừng là một môn khoa học. Một khoa học mang tính chất thực
tiễn sâu sắc, nghĩa là xuất phát từ thực tiễn xã hội, thực tế kinh tế - xã
hội, thực tế của việc kinh doanh nghề rừng và thực tế rừng núi ( nhất là
quy luật phát triển của quần thể cây rừng) để định nội dung và phương
pháp tiến hành Điều chế rừng. Việc làm điều chế phải đạt mục tiêu kinh

tế, nhằm phát huy vai trò tác dụng của rừng ( cung cấp, phòng hộ, bảo vệ
môi trường và tác dụng của xã hội rừng). Tác dụng đó của rừng phải đảm
bảo ổn định liên tục, và đúng yêu cầu đề ra đồng thời luôn hướng về việc
nâng cao năng suất, phát huy tác dụng nhiều mặt của rừng.

3


Chương 2
PHÂN CHIA RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH CHU KỲ KINH DOANH
2.1 PHÂN CHIA RỪNG
2.1.1 Vùng :
Khái niệm : Diện tích rừng có cùng phương thức lâm sinh và
thuộc quyền quản lý của chủ rừng ? Vùng có thể liền nhau hoặc không
liền nhau trên thực địa ?.
2.1.2 Khu :
- Khái niệm : Khi diện tích vùng qúa lớn hoặc trong vùng có nhiều
yếu tố có tác động lớn đến tăng trưởng và phát triển của rừng , như lập
địa, loài cây cần chia làm các khu ; Khu là diện tích áp dụng cùng một
phương thức lâm sinh : Trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác.
- Tác dụng chia khu :
+ Là cơ sở để thiết lập khu điều chế và là đơn vị điều chế.
+ Ngăn cản lửa và sâu hại
+ Lập kế hoạch sản xuất
- Nguyên tắc chia khu
+ Đồng nhất đất và khí hậu
+ Rừng phân bố tương đối đều theo cấp tuổi ?
+ Khu có thể cùng diện tích nhưng có thể không cùng diện tích ?
+ Ranh giới theo ranh giới tự nhiên và đường lớn
+ Diện tích của khu thay đổi theo nguồn gốc rừng, như :


4


* Rừng cùng tuổi do tái sinh bằng hạt, diện tích của khu từ
300-600ha
* Rừng khác tuổi do tái sinh bằng hạt, diện tích từ 200-300ha
* Rừng tái sinh bằng chồi và hạt, diện tích từ 100-200ha ?
2.1.3 Phân địa
- Mục đích : Chia rừng thành các phân địa giúp cho quản trị trong
khu. Phân địa là đơn vị điều hành để tiến hành chặt nuôi dưỡng và khai
thác rừng trong khu.
- Phân chia phân địa
1) Theo phân tích : Căn cứ vào loại rừng và tuổi rừng khác nhau
Diện tích có thể từ 1- 100ha
Ranh giới phân địa phụ thuộc vào ranh giới
loại rừng, ranh giới tuổi rừng.
2) Theo hình học : Tiến hành ở nơi bằng phẳng
Tạo thành hình dạng giống nhau
3) Theo địa thế : Tiến hành ở nơi địa hình phức tạp
Hai cạnh bên của phân địa nên vuông góc với
đường đồng mức ;
Địa thế hình nón, chia sườn núi làm 2 phần cao,
thấp và ngăn cách bằng một con đường .
Để tiện vận xuất gỗ, mỗi phân địa phải có ít nhất
một cạnh giáp với đường vận xuất
- Nguyên tắc phân chia phân địa
+ Đồng nhất về loại rừng, tuổi rừng
+ Ranh giới nên trùng với đường sẵn có
5



+ Phân địa cần ổn định lâu dài
+ Nơi diện tích nhỏ phân địa nên có diện tích từ 2-3ha ; Nơi diện
tích lớn diện tích phân địa nên từ 10-15ha.
- Đánh số phân địa : Dùng chữ số Ả rập : 1,2,3…đánh từ Bắc
xuống Nam và từ Đông sang Tây, đánh hết khu này sang khu khác.
- Phải phát ranh giới phân địa rộng 3-5m, kết hợp vận xuất gỗ.
- Trên ranh giới phân địa tại các khúc quanh cấn đánh số phân địa.
Có thể cạo vỏ cây tạo thành ô vuông 15x15cm. Hoặc làm biển bằng tôn
đóng lên cây. Sơn nên viết vào mùa nắng và độ cao của số từ 8-10cm.
- Tu bổ các phân địa : Đường ranh giới các phân địa từ 1-15 tuổi
thường được tu bổ mỗi năm 1 lần.và ít nhất 2 năm một lần.
2.1.4 Cúp
1) Mục đích : Phân chia để thuận tiện cho tiến hành khai thác
2) Nguyên tắc đặt cúp :
- Nên đặt cúp kế tiếp nhau
- Mỗi cúp có đường vận xuất riêng
- Cúp đặt ngược hướng gió chính
- Cúp đặt từ dưới lên trên
2.2 XÁC ĐỊNH CHU KỲ KINH DOANH RỪNG
2.2.1 Nhận thức về chu kỳ kinh doanh rừng.
Chu kỳ kinh doanh rừng là số năm cần thiết để áp dụng các biện
pháp lâm sinh tác động vào rừng nhằm đạt mục đích kinh doanh và các
tác động này được lặp lại mang tính chu kỳ. Tùy theo nguồn gốc của
rừng là rừng tái sinh tự nhiên hỗn loài khác tuổi hay là rừng tái sinh nhân
tạo thuần loài đồng tuổi mà chu kỳ kinh doanh được thể hiện và cách xác
định khác nhau.
6



2.2.2 Các loại chu kỳ kinh doanh .
2.2.2.1 N¨m håi quy
1) Khái niệm năm hồi quy: Trong phương thức khai thác chọn thô,
đối tượng khai thác là những cây đạt đến kích thước nhất định. Những
cây đạt kích thước khai thác gọi là những cây thành thục, rừng cây nào
có đại bộ phận những cây thành thục gọi là rừng thành thục.
Khái niệm năm hồi quy: Năm hồi quy là chu kỳ kinh doanh,
biểu thị quá trình khai thác những cây đạt đường kính khai thác và cũng
trong thời gian đó, thông qua quá trình sinh trưởng liên tục, những cây
rừng chưa đạt đường kính khai thác, đạt đường kính khai thác và có thể
lại tiến hành lợi dụng được?.
2) Xác định năm hồi quy.
Năm hồi quy chính là hiệu số năm giữa tuổi đạt đường kính
khai thác cao nhất và tuổi đạt đường kính bắt đầu khai thác.
Để xác định năm hồi quy điều đầu tiên là phải quyết định được
đường kính bắt đầu khai thác. Việc xác định đường kính khai thác ngoài
sự phụ thuộc vào:
- Mục đích kinh doanh: Được thể hiện qua quy cách sản
phẩm?.
- Điều kiện lập địa và đặc tính sinh vật học của cây rừng?.
- Tình hình sinh trưởng vệ sinh của rừng?.
- Kết cấu rừng theo đường kính?.
Sau khi xác định được đường kính bắt đầu khai thác cần tính
tuổi cây rừng tương ứng với đường kính đó và tuổi cây đạt đường kính
khai thác cao nhất, trên cơ sở đó tính ra năm hồi quy.
U (năm hồi quy) = U2 (tuổi cây rừng đạt đường kính lớn nhất) U1 (tuổi cây rừng đạt đường kính bắt đầu
khai thác)
7



2.2.2.1 Tuổi khai thác chính:
1) Khái niệm.
Trong phương thức khai thác trắng và khai thác dần, đối
tượng khai thác không phải là một bộ phận cây rừng như trong phương
thức khai thác chọn thô mà là toàn bộ cây rừng có mặt trên diện tích khai
thác. Do đó thời gian phục hồi rừng là thời gian hồi phục của toàn bộ cây
rừng sau khai thác. Cũng vì vậy chu kỳ kinh doanh áp dụng cho đối
tượng rừng này không dùng chỉ tiêu năm hồi quy mà là tuổi khai thác
chính.
Tuổi khai thác chính là tuổi thấp nhất có thể tiến hành khai
thác tập trung những cây rừng trong loại hình kinh doanh.
2) Căn cứ xác định
- Tuổi thành thục: Tuổi khai thác chính biểu thị cây rừng đã
đạt thành thục cần khai thác, cho nên nó lấy tuổi thành thục làm cơ sở.
Nhưng không thể lẫn lộn giữa hai khái niệm này cho dù khi xác định về
số năm có thể bằng nhau.
- Kết cấu rừng cây trong loại hình kinh doanh?
- Tình hình sinh trưởng vệ sinh của rừng?
- Ngoài những căn cứ trên đây, khi xác định tuổi khi khai
thác chính cũng cần tham khảo tuổi khai thác chính trước đây đã áp dụng
để giảm bớt sự trùng lặp trong điều tra, phân tích, tránh cho công tác
điều chế rừng phải đi đường vòng.
Căn cứ xác định tuổi khai thác chính gồm nhiều mặt như trên
đã trình bày. Trong thực tế những căn cứ này luôn thay đổi tuỳ theo mục
đích kinh doanh và các biện pháp nuôi dưỡng rừng. Bằng sự tác động
tích cực của con người cũng có thể rút ngắn được tuổi khai thác chính.
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất lâm nghiệp.
2) Tác dụng của tuổi khai thác chính
8



- Giúp cho việc tổ chức sản xuất trong phương thức khai thác
trắng và khai thác dần được hợp lý. Vì nó là cái mốc về không gian và
thời gian giữa nuôi dưỡng và lợi dụng rừng.
- Tuổi khai thác chính còn là cơ sở để phân chia tổ tuổi và từ
đó có thể định ra những biện pháp kinh doanh cho từng tổ tuổi?
- Ngoài những tác dụng trên, tuổi khai thác chính còn là cơ sở
để tính toán lượng khai thác và tổ chức kinh doanh lợi dụng rừng trong
phương thức khai thác trắng và dần vì tuổi khai thác chính là ranh giới
chia tài nguyên rừng thành hai bộ phân: Trữ lượng nuôi dưỡng và trữ
lượng lợi dụng.

9


Chương 3
TĂNG TRƯỞNG VÀ SẢN LƯỢNG RỪNG
3.1 TĂNG TRƯỞNG RỪNG
Tăng trưởng là sự phát triển toàn diện của cây
Tăng lượng là kết quả của hiện tượng tăng trưởng của cây trong một
thới gian nhất định
3.1.1 Tăng trưởng của cây
3.1.1.1 Nhận thức chung
- Tăng lượng hàng năm của cây là tăng trưởng của cây trong một
năm nào đó
∆ = Xt+1-Xt
- Tăng lượng bình quân của cây là tăng trưởng bình quân của cây
trong một thế hệ của cây
£ = Xcây

Acây
- Tăng lượng bình quân định kỳ của cây £ = Xt+n-Xt
n
Chú thích : X : Nhân tố điều tra nào đó của cây (D, H, V…)
t : Năm nào đó
A : Tuổi của cây
n : Số năm định kỳ
2.1.1.2 Tăng lượng của cây
- Tăng lượng của cây quan hệ đến tăng lượng của các yếu tố,
như : đường kính của cây, chiều cao của cây, đường kính tán cây ?
- Tăng lượng của các yếu tố này không đồng đều theo thời gian
mà phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết.
1) Sự biến đổi của chiều cao cây
a, Tăng trưởng chiều cao trong năm của cây
- Phụ thuộc vào tuổi cây, đất, loài cây
10


- Đối với cây còn non, xác định tăng lượng trong năm về
chiều cao của cây
+ Bằng quan sát
+ Đếm vòng cành của cây
- Đối với cây trung niên và gần thành thục xác định tăng
lượng bằng phương pháp giải tích thân cây.
b, Ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng chiều cao hàng
năm của cây.
- Nguồn gốc của cây ?
- Loài ?
- Địa điểm ?
- Biện pháp tác động ?

2) Sự biến đổi đường kính của cây
a, Tăng trưởng trong năm về đường kính
- Mức tăng trưởng đường kính có thể khác nhau trong thời
gian trong năm?
- Tăng trưởng nhanh trong mùa mưa và chậm trong mùa khô
b, Tăng trưởng hàng năm đường kính
- Đo đường kính có thể đo trực tiếp bằng thước kẹp hay gián
tiếp bằng thước dây đo chu vi. Đường kính đo ở vị trí độ cao cây là
1,3m; nhưng đo chu vi cây nên đo ở vị trí 1,5m.
- Đo tăng trưởng đường kính
+ Thường có quan hệ với thời gian, để tăng được 5 cm
đường kính phải mất bao nhiêu năm?

11


+ Sử dụng khoan tăng trưởng để xác định, bằng cách đếm
số vòng năm trên thỏi gỗ rút ra từ ống khoan ( Không tính vỏ cây). Nên
đo một số vị trí trên thân cây và trên chu vi cây vì thân cây không tròn
đều.
c, Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tăng trưởng đường kính
- Nguồn gốc của cây
- Tuổi
- Loài cây
- Địa điểm
- Biện pháp tác động
3) Sự biến đổi của tán cây
Quan hệ tán cây (D t) và đường kính thân cây (d) tại vị trí 1,3m:
Ví dụ
- Ở Pháp

Rừng hạt khác tuổi: Dt = 15d
Rừng hạt đều tuổi

Dt = 10d +1m

Rừng chồi xen hạt Dt = 20d +1,5m
- Ở Mỹ
Thuộc họ Thông

Dt = 21,8d – 2,6m
Dt = 19,3d – 1,2m

4) Sự biến đổi của tiết diện ngang vị trí 1,3 thân cây
- g = d2 x Pi
4
- Tăng trưởng tiết diện ngang của cây đến chậm hơn tăng
trưởng đường kính cây
12


5) Sự biến đổi của hình dạng thân cây
- Thông qua giải tích thân cây cho thấy: Bề dày các lớp gỗ
hàng năm trên thân cây thay đổi theo tuổi ? loài cây và biện pháp tác
động khác nhau?.
- Hệ số giảm thiểu tăng trưởng bề dày gỗ được xác định bằng
tỉ số giữa đường kính giữa thân cây và đường kính tại vị trí 1,3 thân cây.
6) Sự biến đổi của thể tích thân cây
- Tăng lượng hàng năm về thể tích thân cây là kết quả tăng
trưởng hàng năm của đường kính và chiều cao cây.
- Vì đường kính thân cây lấy ở vị trí 1,3m nên xác định thể

tích thân cây cần phải tính đến hình dạng của cây. Yếu tố này phụ thuộc
vảo tuổi cây, loài cây và lập địa. Do đó thường lập ra các biểu thể tích
để áp dụng trong những điều kiện khác nhau.
a, Biểu thể tích điều chế
- Sử dụng biểu thể tích điều chế dựa vào 2 nhân tố: D và H.
Tạo ra sự nguy hiểm, vì nhân tố H khó ước lượng được chính xác. Nếu
sử dụng cụ đo chính xác cũng khá tốn thời gian và kết quả đo phụ thuộc
vào người đo.
- Thường sử dụng biểu 1 nhân tố là đường kính để áp dụng
trong kiểm kê rừng và tính sản lượng rừng.
b, Những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng thể tích
- Lập địa (đất, khí hậu)/
- Loài cây
- Biện pháp tác động
c, Suất tăng trưởng về thể tích

13


- Định nghĩa: Suất tăng trưởng về thể tích của cây là tỉ số
giữa tăng lượng gỗ của cây trong một thời gian nhất định và thể tích của
cây sinh ra nó
- Ảnh hường của các yếu tố đến suất tăng trưởng về thể
tích.
+ Tuổi
+ Loài cây
+ Lập địa
+ Biện pháp tác động
3.1.1.3 Giải tích thân cây
- Nguyên tắc :

+ Các thớt phải cách đều nhau, các thớt có khoảng cách càng gần
nhau xác định các nhân tố càng chính xác, thường từ 1 – 3m. Nếu thăm
dò có thể vị trí thớt cách nhau 4m
+ Phải chặt cây chỉ nên áp dụng trong nghiên cứu.
- Xác định được:
+ Tuổi cây
+ Tăng lượng H
+ Tăng lượng D
+ Biến đổi hình dạng
+ Biến đổi thể tích
+ Biến đổi suất tăng trưởng của các nhân tố điều tra
3.1.2 Tăng trưởng của lâm phần
3.1.2.1 Nhận thức chung
14


- Việc xác định các nhân tố điều tra (Loài, A, H, D, f, tán cây, G,
V) cho cây cá biệt sẽ biến đổi khi xác định cho rừng ; Vì rừng bao gồm
một tập hợp các loài cây có thể khác nhau về H, D, f, V; Độ tàn che =1,
hay che một phần đất rừng do đo trước hay sau tỉa thưa; Cũng có thể có
nhiều tầng cây chồng chất lên nhau.
- Vị vậy việc tìm ra những qui luật tăng trưởng của rừng sẽ khó
khăn hơn khi xác định cho cây cá biệt
- Tìm ra những qui luật tăng trưởng rừng để hướng rừng tới:
+ Tăng trưởng có lợi nhất
+ Thể tích lớn nhất trong thời gian ngắn nhất
+ Để có một khối lượng gỗ có phẩm chất tốt nhất
3.1.2.2 Đặc điểm của lâm phần
1) Loài cây
a, Tỷ lệ các loài cây trong rừng được tính theo hệ số tổ thành. Hệ

số tổ thành có thể tính theo số cây, tính theo tiết diện ngang của mỗi loài
cây hay tính tổng hợp bao gồm cả số cây và tiết diện ngang .
b, Để xác định tỷ lệ số tổ thành nên chia ra các trường hợp
- Chưa bị tác động
- Đã bị tác động
- Rừng có 2 tầng
2) Tuổi của lâm phần
Xác định tuổi:
- Đối với rừng trồng đồng tuổi xác định thông qua năm trồng
- Đối với rừng khác tuổi nên xác định trong một giới hạn tuổi,
như rừng sào: từ 55-70 tuổi. Hoặc tính tuổi cho nhóm loài cây ưu thế.
15


3) Chiều cao
- Xác định theo: Bình quân cộng, là số trung bình chiều cao của
cây ưu thế
- Qua mối quan hệ giữa D và H
- Xác định cho một nhóm cây cao nhất, chiều cao tầng cây trội
4) Thể tích
- Thể tích của lâm phần là thể tích tổng cộng của các cây trên ha
(M/ha)
- Để tính thể tích/ha sử dụng biểu điều chế xác định cho từng
cây đã đo/ha rồi cộng lại. Thương chỉ đo những cây cỡ D từ 15 hay 20cm
trở lên. .
5) Tiết diện ngang
- Thường tính tiết diện ngang/ha rừng bằng cách cộng tiết diện
ngang của tất cả các cây đã đo
- Tiết diện ngang bình quân/ha tính bằng cách chia tiết diện
ngang trên ha cho số cây đã đo

6) Mật độ
- Khi kiểm kê rừng, thường chỉ tính cho số cây trên giới hạn
đường kính nào đó
- Giữa mật độ với H và D có mối tương quan với nhau
- Tương quan giữa mật độ (N) và D được biểu thị bằng công
thức
N = 10.000
D2
- Tương quan giữa H/D chấp nhận:
+ Rừng tái sinh hạt đồng tuổi là 1/6
16


+ Rừng là kim là 1/5, từ đó suy ra được mật độ theo H
7) Sự chuyển sang rừng cây
- Sự chuyển sang rừng cây giữa 2 lần kiểm kê là số cây chưa đạt
đường kính bắt đầu kiểm kê trong lần thứ nhất đến lần kiểm kê thứ hai
đã lớn lên và hiện diện ở cỡ đường kính bắt đầu kiểm kê.
- Ví dụ: Năm 2001, đếm được 100cây có D >20cm /ha; từ 20012005 chặt đi 20cây có D> 20cm. Năm 2005 đếm lại được 110 cây có
D>20cm. Như vậy ngoài 80 cây có D>20cm còn lại thì đã có 30 cây có
D≤20cm đã chuyển lên cỡ D> 20cm . Người ta nói rằng đã có 30 cây
chuyển sang rừng cây.
- Công thức tính số cây chuyển sang rừng cây:
Ncsrc = Ncck – Nđck +Nkt
Ncck: số cây chuối chu kỳ kiểm kê
Nđck: số cây đầu chu kỳ kiểm kê
Nkt: số cây đã khai thác trong chu kỳ kiểm kê
- Ví dụ: Kết quả kiểm kê cho thấy có 30cây thuộc
cỡ D = 20cm chuyển sang cỡ D = 25cm.
D: 20

25
30
N: 45
30
15

35
10

Tra trong biểu điều chế: D 20 = 0,20m3 , như vậy đã có tất cả
6m3 chuyển sang rừng cây.(0,20m3 x 30cây = 6m3).
Nếu qua kiểm kê cho thấy có sự tăng lên 30m 3, thì tăng lượng
này phân ra như sau: 24m 3 : là của các cây cũ; 6m 3 là sự chuyển sang
rừng cây
8) Cây bình quân.
- Thể tích cây bình quân phụ thuộc vào D bình quân. Đường kính
bình quân có thể tính theo 3 cách:
+ Tính theo bình quân cộng
17


+ Tính theo tiết diện ngang bình quân
+ Tính theo thể tích cây bình quân
3.1.2.3 Sự biến đổi của lâm phần
1) Sự biến đổi chiều cao của lâm phần
- Tiến hóa chiều cao của rừng nhanh hơn tiến hóa chiều cao của
cây bình quân, vì khi chặt nuôi dưỡng rừng thường chặt cây thấp .
- Tăng lượng chiều cao của lâm phần không khi nào là số 0, vì
những cây tốt trong rừng luôn được giữ lại
2) Sự biến đổi của đường kính bình quân

- Đường kính bình quân tăng theo tuổi thể hiện như một đường
thẳng
- Đường kính bình quân luôn thay đổi đột ngột sau mỗi lần chặt
nuôi dưỡng
3) Sự biến đổi của số cây
- Vào một thời gian nhất định
+ Rừng khác tuổi có phân bố số cây theo đường kính là một
đường giảm dần; rừng non và trung niên dường giảm dần càng dốc và
ngược lại.
+ Rừng đều tuổi có phân bố số cây theo đường kính hình chuông,
rừng non có đường phân bố số cây theo hình lệch trái và ngược lại.
- Theo tuổi: Biến đổi số cây theo tuổi trong những rừng đồng tuổi
luôn chuyển dịch về bên phải và bẹt dần.
4) Sự biến đổi của tiết diện ngang
- Sự biến đổi đường kính cây không kéo theo sự biến đổi tương
ứng của tiết diện ngang lâm phần. Bởi vị nếu có nhiều cây mất đi sẽ làm
giảm tổng tiết diện ngang lâm phần.
18


- Tiết diện ngang là tiêu chuẩn tốt nhất để xác định mật độ tương
đối của lâm phần.
5) Sự biến đổi của độ tàn che
- Theo nguyên tắc độ tàn che của rừng đồng tuổi luôn khép kín cho
đến khi khai thác rừng.
- Chặt nuôi dưỡng chỉ mở tán rừng trong một thời gian hạn chế (23 năm). Độ tàn che của rừng thay đổi ảnh hưởng lớn đến số và chất
lượng tái sinh của loại rừng khác tuổi
6) Sự biến đổi của trữ lượng lâm phần
a) Sự phụ thuộc biến đổi của trữ lượng lâm phần, phụ thuộc vào 3
yếu tố:

- Tăng lượng về thể tích của các cây trong lâm phần
- Sự chuyển sang rừng cây của các cây tái sinh
- Chặt nuôi dưỡng
b) Những định nghĩa quan trọng liên quan đến biến đổi trữ lượng
lâm phần
1, Tăng lượng của lâm phần là tổng cộng của tăng lượng của mỗi
loài cây và theo tuổi của chúng.
2, Sức sản xuất: Là khối lượng gỗ do đất và rừng tạo ra trong
một thời gian nhất định-Khối lượng gỗ có thể khai thác trong một thời
gian mà không làm thay đổi vốn rừng ở vào thời gian đầu.
3, Phân suất sản xuất: Là tỷ số giữa sức sản xuất với trữ lượng
của lâm phần trong một thời gian.
4, Năng suất của lâm phần: Số lượng gỗ có thể khai thác ở các
khu rừng đã được điều chế nhưng không làm giảm vốn rừng.
c) Sự biến đổi của trữ lượng rừng theo tuổi (rừng đồng tuổi)
19


1, Trữ lượng của lâm phần tăng lên chậm vào thời gian đầu,
nhanh ở khoảng giữa và chậm dần vào giai đoạn cuối cùng.
2, Trữ lương của lâm phần tăng lên sẽ bị đứt quãng khi tiến hành
các lần tỉa thưa
d) Sự biến đổi của sức sản xuất lâm phần
1, Phụ thuộc vào các yếu tố:
- Tuổi lâm phần: Khi trữ lượng lâm phần luôn tăng theo tuổi
lâm phần cho đến khi già cỗi thì sức sản xuất lâm phần tăng khác hơn.
Đối với sức sản xuất hàng năm đạt mức tối đa rất sớm, nhưng đối với sức
sản xuất bình quân thì đến chậm hơn.
- Loài cây: Phụ thuộc vào cây cho gỗ lớn, cho gỗ nhỏ, mọc
nhanh, mọc chậm

- Lập địa: Cùng loài cây, cùng tuổi nhưng số trên lập địa khác
nhau cho sức sản xuất lâm phần khác nhau
- Biện pháp tác động:
+ Biện pháp chặt nuôi dưỡng không làm thay đổi sức sản xuất
lâm phần
+ Nhưng làm tăng kích thước và phẩm chất của gỗ
+ Tạo ra thu hoạch trung gian
3.2 SẢN LƯỢNG RỪNG
3.2.1 Nhận thức chung
- Phân biệt sức sản xuất, số thu hoạch và sản lượng
+ Sức sản xuất của rừng là số lượng gỗ sinh ra trong một số năm
nhất định và có thể tính trung bình hàng năm.

20


+ Số thu hoạch : Số lượng gỗ mà chủ rừng lấy ra vào thời điểm
nhất định. Nó có thể cao hơn sức sản xuất và tiến tới khai thác toàn bộ
khối lượng gỗ ; Nó cũng có thể thấp hơn và trong trường hợp này chủ
rừng bị tồn đọng vốn.
+ Sản lượng : Là số lượng gỗ mà chủ rừng đã ấn định trước sẽ
lấy ra từ rừng hàng kỳ trong một số năm nhất định. Sản lượng có thể tính
hàng năm hay hàng kỳ và luôn gắn với khái niệm điều chế rừng. Vì mục
đích cuối cùng của điều chế là ổn định sản lượng với các mục tiêu như
sau :
* Thu hoạch lợi tức càng đều và càng cao càng tốt
* Duy trì rừng ở tình trạng chuẩn hay đưa rừng tới tình trạng
này, đồng thời cũng là tình trạng số tiền thu được có lợi nhất.
- Có 3 cách tính sản lượng : Theo số cây ; theo diện tích, theo thể
tích và phối hợp các cách tính đó.

3.2.2 Các phương pháp tính sản lượng rừng
3.2.2.1 Sản lượng tính theo số cây
1) Thường ấn định số cây cần khai thác trong một thời gian nhất
định trên diện tích khu rừng.
2) Chỉ qui định số lượng cây đạt đến một kích thước nào đó,
+ Đầu tiên sản lượng được tính theo kinh nghiệm. Chẳng hạn
quy định : 1/2 số cây khai thác là cây rui, 1/4 là đòn tay và 1/4 là để xẻ.
+ Về sau , căn cứ vào sức sản xuất của rừng và thể tích của cây
thành thục để tính sản lượng theo số cây.
Ví dụ : Thể tích trung bình của một cây có D = 60cm là
4,12m ; Sức sản xuất trung bình của rừng là 4,50m 3.mỗi năm. Vậy chỉ
cần khai thác :
4,50m3 = 1,1 cây
4,12m3
3

21


+ Cuối cùng, ấn định sản lượng bằng cách đối chiếu với một
tiêu chuẩn
3) Việc ấn định chính xác sản lượng cho phân địa đòi hỏi phải căn
cứ vào :
+ Trạng thái hiện tại của rừng so với trạng thái chuẩn
+ Thời gian cần thiết để đạt được trạng thái chuẩn
+ Vị trí của phân địa trong chu kỳ đã được lựa chọn
- Công thức tính sản lượng theo số cây trên cơ sở dựa vào các căn
cứ trên
Ln = a + aT - aC
t

a : Sản lượng lý thuyết theo số cây của phân địa
aC : Số cây khai thác theo trạng chuẩn
aT : Số cây khai thác của lô đến kỳ khai thác
t : Số chu kỳ để đạt được trạng thái chuẩn
4) Kết luận
- Ưu điểm:
+ Dễ kiểm soát
+ Đơn giản
+ Đưa rừng đến tình trạng chuẩn
- Hạn chế
+ Thiếu chính xác
+ Lợi tức thu được không đều
+ Tính toán phức tạp
22


3.2.2.2 Sản lượng tính theo diện tích
- Là tính diện tích để khai thác hàng năm. Phương pháp này đúng
nghĩa khi tiến hành khai thác trắng.
- Sau khi định tuổi khai thác, chia rừng thành một số cúp bằng với
số năm để tiến tới tuổi này và diện tích mỗi cúp sẽ là diện tích hàng năm.
- Trong trường hợp diện tích rừng quá nhỏ có thể tiến hành khai
thác cách nhau một số năm, 2,3 năm hoặc n năm. Nếu diện tích quá lớn
cần chia rừng thành các khu
- Trong tường hợp rừng đồng tuổi, chia đều diện tích khai thác
hàng năm. Trong trường hợp rừng khác tuổi chia diện tích theo năng suất
của rừng.
- Cách phân chia này đơn giản nhưng chỉ thích hợp với rừng đồng
tuổi. Nhưng phức tạp ở chỗ khi thay đổi tuổi khai thác thì phải chia lại
phân địa, cúp, rất tốn kém.

3.2.2.3 Sản lượng tính theo thể tích
- Là ấn định cho khu rừng một khối lượng gỗ để lấy ra hàng kỳ.
thường là hàng năm. Sản lượng có thể được hạn chế trong một đơn vị
quản lý nào đó, như khu rừng.
- Để tính được sản lượng cần xác định được thể tích các cây thông
qua sử dụng các biểu điều chế .
1) Tính theo sức sản xuất của rừng và trạng thái chuẩn
- Đặt M t là thể tích thật sự, Mc là thể tích chuẩn , sức sản xuất của
khu rừng là a .
- Sản lượng tính theo thể tích:
Khi rừng giàu:

Lm = a + Mt - Mc
n
Khi rừng nghèo: Lm = a - Mt - Mc
n
23


a : Sức sản xuất của rừng
Mt : Trữ lượng thực của rừng
Mc : Trữ lượng chuẩn của rừng
n : Số năm để rừng đạt tới chuẩn
2) Công thức Masson
- Công thức tính : Lm = 2 x M
n

M : Trữ lượng rừng hiện tại

n : Định kỳ kiểm kê rừng (năm)

- Kết quả thường thấp, tỷ lệ có thể là 3
n
3.2.2.4 Sản lượng phối hợp
1) Phối hợp số cây- thể tích: Sản lượng tính số cây nhưng sử dụng
thể tích để kiểm soát.
2) Phối hợp diện tích – số cây : Chia rừng thành các phân địa bằng
nhau về diện tích hay tương đương về năng suất .và trên đó đo đếm tất cả
các cây
3) Phối hợp diện tích – thể tích: Đây là phương pháp thông dụng; thường áp
dụng tính sản lượng cho khai thác chọn theo cấp kính

24


3.2.3 Cỏc phng phỏp tớnh lng khai thỏc hng nm ỏp dng
Vit Nam
1) Cỏc phơng pháp áp dụng cho đối tợng rừng trồng thun loi,
ng tui .
Tên phơng pháp
Công thức tính toán
Theo diện tích
Theo trữ lợng
Lm
Phơng pháp tăng trởng
Lm = i
Ls =
m

Phơng pháp độ thành
thục

Phơng pháp tuổi rừng 1
Phơng pháp tính theo
tuổi rừng 2
Phơng pháp tính theo
tình trạng rừng
Phơng pháp tính theo
điều kiện vận chuyển
Phơng pháp trữ lợng tiêu
chuẩn

i

Ls =

Stt + Sqtt
k

Ls =

Sgtt + Stt + Sqtt
2k

Ls =

S TN + Sgtt + Stt + Sqtt
3k

Ls =

S ( theoTTR )

a

Ls =

Rt
m

Lm = Rt

Ls =

S
a

Lm = Z i = 2Vn / u

Lm =

Mtt + Mqtt
k

Mgtt + Mtt + Mqtt
2k
Lm=Ls x m
M + Mgtt + Mtt + Mqtt
Lm = TN
3k
Lm=Ls x m
M ( theoTTR )
L=

a
Lm =

Trong các công thức tính toán trên:
- STN, Sgtt, Stt, Sqtt, MTN, Mgtt, Mtt và Mqtt là diện tích và trữ lợng tơng ứng với các cấp tuổi trung niên, gần thành thục, thành thục và quá
thành thục,
- m là trữ lợng lợi dụng bình quân trên 1 ha,
- k là số năm của một cấp tuổi,
- a là số năm cần khai thác hết diện tích và trữ lợng cần khai thác
theo tình trạng rừng,
- i là tổng lợng tăng trởng bình quân/năm của các cấp tuổi trong
loại hình KD,
- Rt là lợng vận chuyển thấp nhất hàng năm của lới đờng vận chuyển,
25


×