Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

luận án tốt nghiệp lãnh đạo quản lý văn hóa văn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.2 KB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
1. Khái quát chung về luận án
Vận dụng mĩ học Mác-Lênin để nghiên cứu vấn đề của luận án, chúng tôi xuất phát từ
những căn cứ sau:
Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng mỹ học MácLênin luôn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với lĩnh vực văn hoá văn nghệ.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay công khai thừa nhận sự lãnh đạo của mình đối
với văn hoá văn nghệ, đồng thời tìm mọi cách phát huy tự do sáng tạo nghệ thuật, bằng nhiều
biện pháp nâng cao trình độ thẩm mỹ và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Để phát huy mọi khả năng sáng tạo nghệ thuật, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính tích
cực của chủ thể thẩm mỹ, có thể hướng hoạt động văn hoá văn nghệ tới những gì tốt đẹp nhất,
Đảng phải nắm vững những đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật, xử lý đúng đắn mối quan hệ đặc
thù của chủ thể thẩm mĩ và khách thể thẩm mĩ, phải vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm mỹ học
Mác- Lênin. Có như vậy thì mục tiêu về xây dựng một nền văn hoá tiến bộ mới được thực hiện
trên thực tế, là khi đất nước đã chuyển sang giai đoạn mới có sự tác động của kinh tế thị trường.
Đây là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình đổi mới ở nước ta mà nhiều văn
kiện của Đảng từng đề cập đến.
Theo tinh thần đó, luận án vận dụng những quan điểm mỹ học Mác-lênin, nguyên lý Đảng, tính
giai cấp để nghiên cứu vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với văn
hoá văn nghệ không chỉ như một phạm trù lý luận thuần tuý mà còn là một phạm trù thực tiễn
trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới ở nước ta hiện nay. Theo nhận thức của chúng tôi,
nếu mở rộng đối tượng của mỹ học Mác-Lênin, cần quan tâm cả vấn đề lãnh đạo và quản lý văn
hoá văn nghệ; những người nghiên cứu mĩ học Mác-Lênin cần tham gia giải quyết vấn đề về sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực của cái đẹp, lĩnh vực có tính đặc
thù này.
2. Lý do chọn đề tài:
Để nâng cao chất lượng sống, cần quan tâm không chỉ đến lĩnh vực sản xuất vật chất mà
còn phải quan tâm thích đáng đến lĩnh vực sản xuất tinh thần. Làm cho văn hoá văn nghệ phát
triển sẽ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Bởi trong đời sống con
người, văn hoá văn nghệ là nhu cầu không thể thiếu. Xã hội càng tiến lên, nhu cầu văn hoá của
con người càng phát triển.
Từ ngày có Đảng và sau đó, từ khi có chính quyền, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi


Văn hoá văn nghệ là một bộ phận khăng khít của cách mạng, đồng thời bằng tác động lãnh đạo
và quản lý luôn tạo điều kiện cho văn hoá văn nghệ phát triển.


Từ năn 1986, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển sang
vận hành theo cơ chế thị trường. Công cuộc đổi mới này làm biến đổi nhiều mặt trong đời sống
xã hội, tác động mạnh mẽ đến văn hoá văn nghệ, làm nảy sinh nhiều vấn đề mới về lãnh đạo và
quản lý trên lĩnh vực này.
Những nhận thức lý luận về lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ vốn có đã bộc lộ những
điều không còn hoàn toàn phù hợp trước tình hình mới, không đáp ứng thoả đáng những yêu
cầu mới. Việc điều chỉnh, bổ sung nhận thức lý luận về văn hoá văn nghệ, về lãnh đạo và quản lý
văn hoá văn nghệ đang được đặt ra như một nhu cầu bức thiết.
Đi sâu vào đời sống văn hoá văn nghệ nước ta trong những năm từ sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đến nay có thể thấy rằng: với đường lối đổi mới của Đảng, các nguồn lực, các
tiềm năng văn hoá văn nghệ đã và đang được khai thác, thúc đẩy và phát triển, đã và đang làm
biến đổi mạnh mẽ hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá nghệ thuật.
Trong đời sống văn nghệ nước ta, bên cạnh những chuyển biến mới vẫn còn nhiều tồn tại,
các nguồn lực văn hoá văn nghệ đang đòi hỏi cơ chế, chính sách thích hợp hơn để tiếp tục phát
huy tiềm năng sáng tạo, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần không ngừng phát triển.
Phải lãnh đạo và quản lý như thế nào trong tình hình nhiều sản phẩm tinh thần thông qua
thị trường văn hoá để đến với những người có nhu cầu? Phải xử lý như thế nào quan hệ giữa
hiệu quả xã hội của sản phẩm nghệ thuật và hiệu quả kinh tế? Phải có những đối sách như thế
nào với những tác phẩm nghệ thuật nghiêm túc, thực sự có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật
nhưng không có điều kiện thu lợi trực tiếp trên thị trường và những sản phẩm nghệ thuật làm ra
một cách dễ dãi để chiêu nịnh mọi dạng thị hiếu, kể cả những thị hiếu thấp kém tầm thường, xa
rời quan điểm mĩ học Mác-Lênin. Làm thế nào để phát đến mức cao nhất tác động tích cực và
hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của thị trường văn hoá? Có phải việc sản xuất
nghệ thuật hoàn toàn do thị trường lựa chọn và sự nghiệp văn hoá văn nghệ có thể để cho thị
trường hướng dẫn? Vai trò của Nhà nước ở đây như thế nào. Định hướng ra sao trong tình hình
văn hoá văn nghệ phát triển ngày càng đa dạng theo tinh thần dân chủ ?

Câu hỏi chung nhất ở đây là làm thế nào để lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ nước
nhà trong điều kiện kinh tế thị trường để văn hoá văn nghệ vẫn thực hiện được sứ mạng cao cả
là bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người Việt Nam ?
cần tìm câu trả lời để có phần xây dựng những căn cứ khoa học cho việc đề ra những giải pháp
của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng vền văn hoá Việt Nam dân tộc, hiện đại, nhân văn.
Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này. Nghiên cứu vấn đề lãnh đạo và quản lý văn hoá văn
nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mang ý nghĩa lý luận và
thực tiễn cấp thiết.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài:


Từ nhiều năm nay, vấn đề Đảng lãnh đạo văn hoá văn nghệ được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Riêng trong những năm từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, nhiều công
trình ra đời để tìm tòi phương pháp thúc đẩy văn hoá văn nghệ phát triển trong quá trình đổi mới
của đất nước. Đó là các công trình "phấn đấu sáng tạo theo đường lối văn nghệ của Đảng" của
các tác giả Hoàng Trinh, Hà Minh Đức, Lê Bá Hán và Vũ Đức Phúc (1986), "văn hoá văn nghệ
dưới ánh sáng Đại hội VI của Đảng" của Trần độ (1987) "Một số vấn đề trong công tác quản lý
văn hoá nghệ thuật hiện nay" (1990) và "5 năm văn hoá văn nghệ đổi mới" (1986-1990) (1991)
do Từ Sơn chủ biên, "Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới" do Hà Minh Đức chủ
biên (1991), v.v...
Những công trình đó chủ yếu đề cập đến những vấn đề về đường lối văn hoá văn nghệ,
về sự lãnh đạo của Đảng và một phần nào về sự quản lý của Nhà nước theo tinh thần Đại hội V
các sách trên chưa nghiên cứu sâu vấn đề lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ trong điều kiện
kinh tế thị trường .
Gần đây, ở một số hội thảo khoa học, trên một số báo và tạp chí, vấn đề lãnh đạo và quản
lý văn hoá văn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường được bàn luận. Ở những mức độ và với
những góc độ khác nhau, sự bàn luận ngày một sôi nổi hơn. Nhưng theo tài liệu đã công bố mà
chúng tôi tiếp cận được thì chưa có tài liệu nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề lãnh đạo và quản lý
văn hoá văn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường.
Cuốn "Văn hoá xã hội chủ nghĩa" của Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa Học viện Nguyễn ái

Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) xuất bản năm 1991, trong phần "Sự lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trên lãnh vực văn hoá văn nghệ", tuy tiếp cận đường lối,
cương lĩnh của Đảng sau Đại hội VII nhưng cũng chưa đi sâu vấn đề lãnh đạo, quản lý văn hoá
văn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Ở một số nước trên thế giới như Liên bang các quốc gia có chủ quyền SNG, Trung Quốc
và một số nước khác, một số nhà nghiên cứu văn hoá văn nghệ cũng dành sự quan tâm cho vấn
đề thị trường và văn hoá. Trong các tài liệu mà chúng tôi có được cho thấy các nhà nghiên
cứu văn hoá văn nghệ của các nước xã hội chủ nghĩa chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường
cũng đang tìm hiểu bản chất của mối quan hệ kinh tế và văn hoá trong điều kiện kinh tế thị
trường.
Tình hình trên đây là những gợi mở khoa học và là nguồn tư liệu rất có ý nghĩa giúp chúng
tôi nhiều trong quá trình nghiên cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận án:
Mục đích: Luận án nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước đối với văn hoá văn nghệ trong điều kiện mới.


Nêu ra những giải pháp chủ yếu về lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ nhằm xây dựng
và phát triển nền văn hoá văn nghệ Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ một số khái niệm công cụ của luận án: kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa và định hướng xã hội chủ nghĩa trong văn hoá văn nghệ.
- Lý giải tính khách quan của sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hoá văn nghệ trong điều
kiện dân chủ: nghiên cứu những kinh nghiệm lãnh đạo văn hoá văn nghệ của Đảng trong lịch sử
với những nhận thức mới về văn hóa.
- Phân tích những nét bản chất nhất của hoạt động văn hoá văn nghệ trong điều kiện kinh
tế thị trường ở nước ta làm căn cứ thực tiễn cho việc đề ra những giải pháp về lãnh đạo và quản
lý.
- Trình bày những giải pháp
5. Đối tượng, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn vấn đề và cái mới

về khoa học của luận án:
a) Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là sự hoạt động, là tác động qua lại giữa
tác giả - tác phẩm - công chúng dưới sự tác động có định hướng lãnh đạo và quản lý.
Sự vận động và các mối liên hệ này khá phức tạp và có phần trừu tượng. Do đó, chúng tôi
phải dựa vào cái "thực thể hoá", "vật chất hoá" của sự vận động và các mối quan hệ nói trên. Đó
là:
- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hoá văn nghệ;
- Thực tiễn sáng tác và lưu hành sản phẩm văn hoá văn nghệ;
- Sự tiếp nhận của công chúng.
Nhưng dù nghiên cứu sản phẩm văn hoá văn nghệ, công chúng đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước, thì đối tượng nghiên cứu của luận án vẫn là mối quan hệ qua lại giữa
chúng chứ không phải bản thân chúng.
b) Nguồn tài liệu:
Nguồn tài liệu mà chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:
- Các tài liệu, văn bản Nghị quyết, quyết nghị của Đảng và Nhà nước liên quan đến văn
hoá văn nghệ;
- Các tài liệu khảo sát thực tế;


- Báo cáo tổng kết chuyên ngành;
- Báo, tạp chí của trung ương và một số địa phương;
- Những công trình khoa học có liên quan;
- Tiếp xúc với cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hoá văn nghệ ở trung ương và địa phương,
nhà nghiên cứu văn hoá, và nghệ sĩ...
c) Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ quan điểm hệ thống, lịch sử và phát triển của phương pháp luận triết học
Mác- Lênin để nghiên cứu thực tiễn, luận án đã khảo sát, miêu tả đối tượng theo phương pháp
lịch sử và lô gíc.
Do nội dung của luận án có liên quan đến nhiều lĩnh vực và quan hệ giữa các lĩnh vực đó

(như chính trị với văn hoá văn nghệ, văn hoá văn nghệ và kinh tế, cơ chế thị trường và những
thuộc tính của quá trình sáng tạo) nên luận án đã cố gắng áp dụng phương pháp tổng hợp, liên
ngành.
d) Giới hạn vấn đề:
Hoạt động văn hoá văn nghệ bao gồm nhiều loại hình. Mỗi loại hình hoạt động văn hoá
văn nghệ đều có nét đặc thù. Luận án không đi vào từng loại hình mà tập trung nghiên cứu
những tác động chi phối hoạt động văn hoá văn nghệ từ góc độ lãnh đạo và quản lý.
Những giải pháp mà luận án nêu là những giải pháp chung về hoạt động lãnh đạo và quản
lý; còn với từng loại hình cần có giải pháp riêng, luận án chưa có điều kiện đề cập tới.
Luận án giới hạn phạm vi khảo sát hoạt động văn hoá văn nghệ trên một số hoạt động chủ
yếu về sáng tác, phổ biến, lưu hành sản phẩm văn hoá văn nghệ từ 1986 (từ khi có đường lối đổi
mới của Đảng và đất nước chính thức bước sang vận hành theo cơ chế thị trường) đến tháng
6/1993 (thời gian thực hiện của luận án).
e) Cái mới và đóng góp của luận án:
Đi vào một vấn đề cơ bản, nhưng lại được đặt ra trong điều kiện mới và có không ít tài liệu
đề cập đến, cái mới về mặt khoa học của luận án là nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống,
từ góc độ lãnh đạo và quản lý. Trước nay, khi nghiên cứu vấn đề về sự lãnh đạo và quản lý
văn hoá văn nghệ trong nước, nhiều công trình thường chỉ quan tâm đến vấn đề về mối quan hệ
giữa chính trị và văn nghệ; luận án này, ngoài cách tiếp cận đó còn khai thác khía cạnh kinh tế
của vấn đề và lý giải vấn đề trong mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá.
Những kiến giải của luận án nhằm đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn giúp cơ quan
lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ vừa phát huy các lực lượng văn hoá theo hướng xã hội
hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, vừa đảm bảo quan điểm mỹ học Mác- Lênin.


6. Kết cấu của luận án: Ngoài phầm Mở đầu, Kết luận, luận án có ba chương. Cuối cùng
là một danh mục Tài liệu tham khảo gồm 167 tài liệu (sách, báo, tạp chí) đã được công bố và một
số báo cáo chuyên ngành nội bộ.
CHƯƠNG I
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI VĂN HOÁ VĂN NGHỆ - LỊCH SỬ VÀ KINH NGHIỆM

I. Đòi hỏi khách quan về sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ.
Ngay từ khi xã hội loài người chưa phân chia giai cấp, chưa biết đến đảng phái chính trị thì
đã có văn hoá. Văn hoá tồn tại như một phương thức để con người nhận thức, duy trì và phát
triển cuộc sống của mình. Văn hoá phát triển do con người, vì con người. Văn hoá trường tồn
cùng nhân loại.
Lịch sử cho thấy rằng, bất cứ lực lượng xã hội - chính trị nào muốn tác động tích cực vào
quá trình phát triển đều phải nắm lấy văn hoá. Khi xã hội có những chuyển biến lớn lao thì lực
lượng tiên phong lại càng coi trọng vai trò của văn hoá. Các chính đảng có sứ mệnh lãnh đạo xã
hội xưa nay đều sử dụng văn hoá văn nghệ như là một vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh giai
cấp trên mặt trận tư tưởng. Dù công khai hay che giấu việc sử dụng văn hoá văn nghệ như là lợi
khí đều được các lực lượng chính trị sử dụng một cách có ý thức, có tổ chức.
Điều này có căn rễ sâu xa từ bản chất và chức năng của văn hoá văn nghệ : trong xã hội
có giai cấp, văn hoá văn nghệ tất có tính giai cấp. Văn hoá văn nghệ không phụ thuộc vào chính
trị của giai cấp này sẽ phụ thuộc vào chính trị của giai cấp khác.
Lịch sử cũng cho ta kinh nghiệm: giao lưu văn hoá giữa các nước là con đường tốt nhất để
tăng cường hiểu biết, tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị giữa các dân tộc, làm phong phú lẫn
nhau giữa các nền văn hoá. Ngược lại, kẻ xâm lược cũng có thể thực hiện các cuộc xâm lăng
bắt đầu từ văn hoá.
Trong suốt nghìn năm đô hộ nước ta, phong kiến phương Bắc một mặt tìm cách tiêu huỷ
văn hoá Việt Nam (bằng cách đốt sách, đục bia, phá hoại các định hướng xã hội chủ nghĩa tích
lịch sử, nghệ thuật...), mặt khác tìm cách áp đặt văn hoá Trung Hoa vào nước ta trên nhiều lĩnh
vực (tổ chức xã hội, phong tục tập quán..), nhằm "đem thi thư để biến tục nước, lấy lễ nhạc để
sửa lòng người"; nhằm đồng hoá cả con người và nền văn hoá Việt Nam.
Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã truyền bá văn hoá Pháp sang Việt Nam nhằm
gây ảnh hưởng về tinh thần, nắm lấy trí thức và thanh niên; lợi dụng phong tục, tập quán lạc hậu
ở nước ta để áp bức, bóc lột, kìm hãm bước tiến của nhân dân ta.
Nhảy vào Đông Dương, phát xít Nhật cũng lợi dụng văn hoá để tuyên truyền chủ nghĩa Đại
Đông Á, lôi kéo trí thức, văn nghệ sĩ nước ta phục Nhật, theo Nhật, sử dụng mọi phương tiện văn
hoá để phục vụ cho chế độ thống trị của chúng.



Xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ sử dụng mọi hình thức văn hoá để tô vẽ cho bộ mặt quốc
gia giả hiệu và bè lũ tay sai, ru ngủ và nô dịch nhân dân, phá hoại tâm hồn, tình cảm của thanh
niên, hướng thanh niên vào con đường sống không đạo đức, không lý tưởng, không Tổ quốc, vì
cuộc sống hưởng lạc mà có thể bán lại đồng bào.
Những hoạt động phản văn hoá của bọn thực dân, phát xít, đế quốc xâm lược đã để lại
những hạu quả nặng nề trong đời sống văn hoá của một bộ phận nhân dân và thanh niên ta.
Và ngày nay, trong khi có lý thuyết cho rằng nền văn hoá nhân loại đang giải hệ tư tưởng
thì cuộc đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng Mác- Lênin và hệ tư tưởng tư sản trên lĩnh vực văn hoá
văn nghệ lại quyết liệt hơn bao giờ hết. Tiến hành diễn biến hoà bình, chủ nghĩa đế quốc luôn lấy
tư tưởng, ý thức làm khâu đột phá, bên ngoài tuyên truyền không có đối đầu tư tưởng nhưng bên
trong thì vấn đề "đối đầu hệ ý thức và hệ tư tưởng, tăng cường tuyên truyền để ngăn chắn sự
thâm nhập của các quan niệm thuộc hệ tư tưởng và ý thức cộng sản"(1). Lại là một nội dung kết
cấu nên chiến lược toàn cầu của Mỹ. Bên ngoài tuyên truyền không có đối đầu tư tưởng nhưng
bên trong lại ngầm đưa lực lượng chống chủ nghĩa cộng sản vào trong lòng cộng sản, biến
những nơi này thành trận địa chống cộng với sự phối hợp từ bên ngoài, tăng cường tuyên truyền
cả bên trong và bên ngoài nước cộng sản để chuyển hoá lực lượng "từ đỏ sang xanh" là phương
sách không có xa lạ gì của lực lượng chống chủ nghĩa xã hội. Điều đó góp phần cắt nghĩa về lao
"diễn biến hoà bình" từ một tư tưởng chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã trở thành một
chiến lược của chủ nghĩa đế quốc nhằm thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong cuốn "1990- chiến thắng không cần chiến tranh", một cuốn sách được suy nghĩ và
viết trong 40 năm, cựu tổng thống Mỹ Ních Xơn đã không hề giấu diếm mục đích chống chủ
nghĩa xã hội: "biện pháp của chúng ta để tiến hành cạnh tranh hoà bình ngay trên đất Liên Xô là
bằng những chương trình phát thanh và trao đổi văn hoá. Tuy các chương trình phát thanh
của ta (Mỹ) không thúc giục nổi loạn bạo động, song ta phải làm sao cho nó chú ý tới vấn đề
chủng tộc và động viên họ đấu tranh đòi quyền dân tộc".
Sau khi Tây và Đông Đức sát nhập "sách của CHDC Đức bị nghiền nát hàng tấn vứt vào
đống rác... Các quảng trường và đường phố mang tên chién sĩ chống phát xít hay những người
cộng sản có công lao đều bị đổi tên..."(100).
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã cho chúng ta những bài

học sâu sắc về nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, và cảnh giác cách mạng
trước những thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội. Còn chủ nghĩa đế quốc, đương nhiên đã có
thể bổ sung những kinh nghiệm chiến lược "diễn biến hoà bình" , tiếp tục tấn công vào các nước
xã hội chủ nghĩa còn lại.
Các trung tâm phá hoại tư tưởng từ các đế quốc vẫn sử dụng hàng trăm tờ báo, tạp chí,
đưa vào nước ta hàng chục ngàn ấn phẩm có nội dung chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội lại


việc truyền bá những sản phẩm văn hoá để bảo vệ những gì là nhân bản, nhân văn, giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc của mình . Ở Xy Ry, Bộ văn hoá đã cấm quảng cáo không mang tính văn
hoá, tuyên truyền cho bạo lực, tình dục. Ở Xrilanca, bộ văn hoá cấm sản xuất hoặc nhập các
phim ảnh, băng hình có nội dung kích động tình dục, bạo lực. Trên đất nước này, người ta đã
hiểu rằng nhiều vụ án hình sử xảy ra mà nguyên nhân chính là do những sản phẩm phi văn hoá.
Ở Philipin, thị trưởng thành phố Maiia (A.Lin) cùng cựu tổng thống Philoppin (C.Aquinô) và
tổng giám mục nhà thời Thiên Chúa giáo (J.Sin) đã châm lửa đốt hàng nghìn cuốn sách tạp chí,
băng nhạc, băng hình có nội dung phản văn hoá.
Nhật Bản và Singapo tẩy chay cuốn sách "Sex" của Mađôn là cuốn sách bán chạy nhất
trong năm 1922 ở Mỹ. Theo luật kiểm duyệt, Singapo còn cấm lưu hành nhạc khiêu dâm Mỹ,
cấm Anbum nhạc "U se your LLLusion 2" vì lời nhạc có tính chất buông thả và khêu gợi nhục
dục; các ca sĩ còn bị cấm hát bài "Erotica" là bài "tủ" của Madona vì có nội dung kích động tình
dục.

Ở Nam Triều Tiên một hãng truyền hình (SBS) bị cảnh cáo vì đã đưa lên màn hình những
phim dâm loạn, bị xem là "phá họai nền văn hoá lâu đời của dân tộc".
Ở Gioocdani, toàn thánh thành phố Amman xử tù 6 tháng một chủ hiệu vi phạm các qui
định của Bộ văn hoá và Bộ Tôn giáo vì cho thuê 6 băng hình có nội dung kích thích tình dục và
khuyến khích sử dụng ma tuý không phù hợp với nền văn hoá của các dân tộc theo đạo hồi.
Ở Đài Loan, Hồng Kông, hiệp hội phụ huynh và khán giả truyền hình phản đối việc đưa lên
màn ảnh quá nhiều phim tình dục và cách xử sự giữa con người bằng đao, kiếm và súng đạn
trong chương trình hàng ngày, gây ra nguy cơ kích thích thanh niên áp dụng trong đời thường,

trên đường phố, trong gia đình, trong từng nhóm bạn và tạo cho chúng cách nhìn cay nghiệt về
cuộc sống.
UNICEP đã kêu gọi các nước đưa ra những cơ chế điều hành và kiểm soát để ngăn chặn
tệ phô bày những hình ảnh bạo lực trên màn ảnh, làm lành mạnh môi trường nghe nhìn cho trẻ
em - cho nhân loại của ngày mai - lưu ý tình trạng trẻ em đã trở thành một trong những mục tiêu
kinh tề vi mô... người ta dựa vào trẻ em để buôn bán, lèo lái và giành giật đồng tiền bằng bất cứ
giá nào.
Trong đời sống xã hội nếu không có lý tưởng, không có những giá trị tinh thần cao cả sẽ
dẫn đến suy sụp về đạo đức dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, phát sinh những tiêu cực trong lối
sống của con người. Bởi vậy mà giữ gìn những gì là chân - thiện - mỹ trong thời đại của giao lưu
văn hoá, giữ gìn và phát triển thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc sẽ là một cuộc phấn đấu lâu
dài, phức tạp, đòi hỏi phải có định hướng. Định hướng đó sẽ là điều kiện cho phát triển tự do mỗi
con người và của tất cả mọi người, cho mọi người đều được hưởng "hạnh phúc văn hóa".


Đời sống xã hội phức tạp và mang đầy tính chính trị. Văn nghệ trong khi phản ánh đời
sống không thể xa rời chính trị. Nói tới cuộc sống, không thể không động chạm đến lý tưởng
sống thái độ sống, thái độ thẩm mỹ đối với thực tại; với đời sống với các mối quan hệ xã hội và
với các tác phẩm văn hoá văn nghệ, cũng không bao giờ tách rời thái độ chính trị của giai cấp.
Tuy có những đặc thù về phương thức nhận thức và phản ánh nhưng văn nghệ không
tách khỏi những mối quan tâm có tính chất chính trị trong đời sống xã hội. Những gì có liên quan
đến con người đều là mối quan tâm của cả chính trị và văn nghệ. Trên ý nghĩa ấy văn nghệ và
chính trị cùng chung mục đích vì hạnh phúc con người.
Ở nước ta từ ngày có Đảng, văn nghệ đã thực sự trở thành một bộ phận khăng khí của
cách mạng, trở thành vũ khí đắc lực trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do, dân chủ. Gắn bó
với cách mạng, văn hoá văn nghệ Việt Nam, ở mọi thời kỳ đều đạt được thành tựu.
Lịch sử cũng cho ta bài học về tiếng nói nghệ thuật phải được bảo đảm bằng bản lĩnh
chính trị. Trong một nền văn nghệ của chúng ta đã từng có những tên tuổi tài năng mà trong một
lúc nào đó không tỉnh táo và không đủ sức nhận đường đã vấp váp và có những sai lầm lệch lạc.
Khi đưa ra "Đề cương văn hoá" 1943 Đảng ta đã chủ trương giải phóng văn nghệ khỏi sự

kiểm chế của hệ tư tưởng thống trị của chủ nghĩa thực, đưa văn nghệ trở về bản chất và lẽ sống
của nó. Bởi "dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. văn nghệ muốn tự do thì phải tham
gia cách mạng" (7, tr.63).
Khi chưa biết cách mạng, chưa hiểu cách mạng, nhiều nghệ sĩ có tài, yêu nước mà vẫn
không biết làm gì hơn là giấu mình trong những dòng thơ buồn khổ, với nỗi đau siêu hình. Chỉ
sau quá trình đi theo cách mạng, sống cuộc sống chiến đấu của nhân dân, những nhà thơ, nhà
văn ấy mới đi từ "chân trời của một người đến chân trời tất cả", tìm lại được niềm vui chân chính
trong sáng tạo; tìm thấy sự thống nhất giữa trách nhiệm trước cuộc đời với mong ước của bản
thân.
Trước Cách mạng 1945, Chế Lan Viên đã bỏ không làm thơ văn, chán, nhà thơ lần lượt
yêu Kinh Thánh, Phật nhưng vẫn không tìm ra lối thoát. Có cách mạng, anh tham gia vào cuộc
sống dân tộc, anh vui lại và làm thơ lại. "Chính nhờ chính trị mà làm thơ lại. Và khi đã làm thơ thì
không phải chỉ làm thơ chính trị mà cả thơ tình"(41). Chính Cách mạng, chính Bác Hồ - người
chủ trương đưa chính trị vào văn nghệ- đã thay đổi đời anh, thay đổi thơ anh.
Ngày nay xã hội vận động theo hướng dân chủ hoá, thực tiễn cuộc sống vô cùng đa dạng
và phức tạp; bối cảnh quốc tế diễn biến đan xen hợp tác và đấu tranh, cái đúng - cái sai, cái tốt cái xấu, cái thật - cái giả dễ lẫn lộn thì một sự tỉnh táo chính trị là hết sức cần thiết.
Nghệ sĩ sáng tác theo quy luật riêng của tình cảm. Tình cảm đó được hình thành từ một
trạng thái xúc động trước cuộc đời. Tình cảm ấy mang rõ dấu ấn cá nhân, sắc thái cá nhân đồng
thời mang nội dung xã hội cụ thể. Nó cần được định hướng về tư tưởng. "Viết văn là sự giải


thoát nỗi thắc mắc, ấp ủ bên trong. Hoặc ghi nhận, lý giải những gì mình đã cảm nhận ở ngoài.
Lại có khi diễn tả ra bằng lời tất cả những hình ảnh mà ý thức đã ghi lại. Cũng có khi khối óc bị
kích thích đến tột cùng hoặc những xúc động sâu xa bỗng nhiên bắt buộc cầm bút - cây bút hoá
thành vật có linh hồn... Người viết văn phải hiểu biết chính trị. Nếu không hiểu chính trị, bản thân
người viết cũng lầm lạc. Song ngược lại, người làm chính trị có văn hoá, phải hiểu biết văn
chương"(117).
Cũng có ý kiến, quan điểm cho rằng văn nghệ không cần có sự lãnh đạo hoặc phủ nhận
mối quan hệ tất yếu giữa chính trị và văn nghệ. Quan niệm này không có chỗ đứng trong thực tế
hiện nay. Về điều này, một nhà thơ đã viết: "Bản thân văn nghệ nhìn từ bất cứ góc độ nào cũng

không nằm ngoài ảnh hưởng chi phối của chính trị. Có những nhà văn, nhất là các nhà thơ, hiểu
một cách đơn giản tính đặc trưng của nghệ thuật, cứ yên trí rằng mình chỉ viết về cái đẹp, cái tốt,
vượt lên trên mọi thể chế, mọi đường lối chính trị. Nhưng nếu hiểu chính trị theo ghĩa rộng, thì có
thể thấy các nghệ sĩ ấy vẫn cứ được xếp chỗ trong từng "công năng" chính trị. Thực tế những
bước phát triển trong mấy năm đổi mới vừa qua đã cho thấy, có những người chủ trương phi
chính trị hoá văn nghệ lại dùng nghệ thuật làm chính trị rồi" (101).
Theo M,C.Kagan, "trong bài diễn văn khi nhận giải thưởng Nôben, một trong những người
đứng đầu Chủ nghĩa hiện sinh Ph. an-be Kamuy tuyên bố rằng trong quá khứ nhà văn "đã luôn
luôn có thể tránh khỏi việc tham gia vào lịch sử. Người nào không ủng hộ họ thường im lặng
hoặc nói về một cái khác. Ngày nay, tất cả đã thay đổi và thậm chí bản thân sự im lặng cũng
mang ý nghĩa tượng trưng ghê sợ. Ngày nay, bản thân việc chạy trốn khỏi chính trị bắt đầu được
xem xét như một sự lựa chọn: muốn hay không muốn, người nghệ sĩ cũng bị lôi vào cuộc" (150,
tr. 515).
Những thành tựu văn hoá mang tính toàn nhân loại vốn có từ trước khi xã hội phân chia
thành giai cấp vẫn in dấu ấn trong nền văn hoá của thời đại ngày nay. Khi xã hội hết phân chia
giai cấp, văn hoá vẫn phát triển. Nhưng trong bối cảnh quốc tế hiện nay, trong tính phức tạp và
đa dạng của các lực lượng xã hội trong mỗi nước và trong từng khu vực, vấn đề giai cấp, vấn đề
hệ tư tưởng vẫn đang nóng bỏng. Điều đó biểu hiện rất rõ trong văn nghệ, một bộ phận cấu
thành quan trọng, một thành tố có tính đặc thù và có tính tiêu biểu của văn hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nới: "Cán bộ văn hoá nói riêng cũng như tất cả các cán bộ ta
nói chung phải rèn luyện tư tưởng, chính trị, ý chí phấn đấu và tinh thần trách nhiệm… Tất cả
những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v…) phải có lập
trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì việc khác
mới đúng được". (7, tr,37,43).
Sự nhận thức, hay nói đúng hơn, sự tự ý thức về tính tất yếu của mối quan hệ giữa chính
trị và văn nghệ với tính chất là một phạm trù lịch sử sẽ giúp văn nghệ sĩ thấy tự do trong sáng
tạo, sẽ là tác nhân quan trọng tăng cường hiệu lực lãnh đạo của Đảng với văn hoá văn nghệ.


Mỗi xã hội đều có nền văn hoá của mình. Mỗi nền văn hoá được hiểu và đánh giá bằng

những quan niệm và thước đo của chính nó. Lãnh đạo, định hướng cho sự phát triển và tiếp
nhận văn hoá chính là để đảm bảo cho văn hoá, cho mọi thành tố cấu thành của nó, trong đó có
bộ phận đặc biệt nhạy cảm là văn hoá nghệ thuật phát triển phù hợp với truyền thống dân tộc,
phát huy được bản sắc dân tộc, Nếu bản sắc dân tộc là một quá trình thường xuyên tự ý thức, tự
khám phá và tái tạo; nếu truyền thống của một dân tộc luôn luôn là sự bảo tồn và chắt lọc, kế
thừa và phát triển, giữ gìn và tiếp biên thông qua hiện tại, thì sự lãnh đạo, định hướng là cần thiết
để qua đó bản sắc truyền thống không chỉ là sự vận động theo quán tính mà còn là sự vận động
được con người nhận thức và thúc đẩy.
Ngày nay, trong quá trình cơ cấu kinh tế - xã hội các nước đều xem xét lại để điều chỉnh
những nguyên tắc chỉ đạo trong các chính sách văn hoá nhằm tìm ra cơ chế quản lý hiệu quả
nhất.
Ở Việt Nam, văn hoá ngày càng có vai trò quan trọng góp phần vào việc định hình nội dung
sống của con người và xã hội. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ IV khoá
VII (14-1-1993) khẳng định: "Nhiệm vụ trọng tâm của văn hoá văn nghệ nước ta là góp phần xây
dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp,
có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh
(19, tr.53). Đảng đang đổi mới và văn hoá văn nghệ cũng đang và cần tiếp tục đổi mới theo
hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Là bộ phận không thể tách rời của cuộc sống và nhận thức văn hoá là tổng thể sống động
của các hoạt động sản xuất, hoạt động sáng tạo của con người, nó "có liên lạc với chính trị rất là
mật thiết" (7, tr.72). Điều đó làm cho cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng giữ độc lập quyền
lãnh đạo cách mạng, Đảng phải độc quyền lãnh đạo sự nghiệp văn hoá cách mạng. Kinh nghiệm
lịch sử của cách mạng nước ta và thực tế ở nhiều nước cho thấy: không có giai cấp nào nắm
được chính quyền lại muốn chia sẻ nó cho các giai cấp khác. Đảng phải chiếm lĩnh mặt trận văn
hoá. Nếu Đảng không nắm lấy mặt trận này thì ý thức tư sản sẽ chiếm lĩnh. Sự lãnh đạo của
Đảng là điều đảm bảo cho định hướng xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Điều này đòi hỏi Đảng có đường lối chính trị đúng và trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo (cũng
như quản lý) văn hoá văn nghệ tránh cái nhìn đồng nhất và vấn đề văn nghệ với các vấn đề
chính trị.

II. Tính nhất quán và sự phát triển lý luận về văn hoá văn nghệ trong quá trình lãnh
đạo văn hoá văn nghệ của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác- Lênin ngay từ đầu đã nhận thức rõ ý nghĩa
to lớn của nhân tố tinh thần trong chiến lược và sách lược của cách mạng; đã sớm nhận thức


được văn hoá khi thâm nhập vào quần chúng sẽ là một sức mạnh về vật chất và có khả năng
đánh bại mọi kẻ thù, giành độc lập thống nhất cho đất nước.
Quan niệm đó có cơ sở khoa học của nhận thức luận duy vật biện chứng về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, về sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng,
về vai trò của con người đối với tự nhiên và xã hội.
Nhìn chung, ở các nước phương Đông người ta không quen coi văn hoá như là động lực
quan trọng nhất để phát triển kinh tế mà "chỉ xem văn hoá như là tổng số những biện pháp để tu
dưỡng con người sao cho thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội" (71, tr.72). Tiếp cận với
chủ nghĩa Mác, Đảng ta thấy được văn hoá luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của xã hội. "Kinh tế và chính trị quyết định văn hoá, rồi sau văn hoá tác
động lại kinh tế và chính trị, nhiều khi với một sức mạnh phi thường (38, tr.17).
Trong các văn kiện chủ yếu của Đảng như Chính cương vắn tắt của Đảng (1930); Lời kêu
gọi nhân dịp thành Đảng Cộng sản Đông Dương (1930); Chương trình tóm tắt của Đảng (1931);
Chương trình hành của Đảng Cộng sản Đông Dương (1932); án nghị quyết của Trung ương
(1931), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ nhất (27-31/3/1935); Nghị quyết Trung ương tháng 8 và
9/1937)… đã nêu ra những vấn đề: chống mọi chính sách, thủ đoạn văn hoá của đế quốc, vạch
trần những cách lừa bịp về giáo dục, báo chí, xuất bản của chúng; làm cách mạng để thực hiện
tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản.., kêu gọi trí thức đi theo cách mạng; đào tạo đội
ngũ trí thức, nhà báo của Đảng; ra những sách báo bí mật, ra báo chí bằng tiếng các dân tộc,
dùng tiếng Việt, tiếng Pháp, chữ Hán, chữ Nôm để viết báo tuyên truyền cách mạng.
Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936-1939, Trung ương chỉ thị cho các báo chí
công khai mở các mục về văn học, mỹ thuật, thể thao, v.v.. để thu hút thanh niên và đông đảo
bạn đọc. (1).
Trong điều kiện hoạt động bí mật, lúc công khai và khi mà nhiệm vụ trọng tâm là lật đổ ách

thống trị của đế quốc phong kiến tay sai, Đảng ta không có chính sách riêng và toàn diện về văn
hoá, song Đảng đã có những chủ trương thích hợp, đã chuẩn bị mọi mặt: về quan điểm tư
tưởng, về tổ chức, về con người cho việc ra đời đường lối văn hoá văn nghệ đúng đắn về sau.
Đến cuối những năm 30 đầu những năm 40 của thế kỷ này, khi đất nước sục sôi khí thế
chuẩn bị cuộc cách mạng Tháng Tám 1945, Đảng ta đã thấy sự cần thiết phải tiến hành cuộc
cách mạng văn hoá; đặt cách mạng văn hoá trong mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính trị
và cách mạng kinh tế. "Cuộc đấu tranh cách mạng của văn hoá Việt Nam là một bộ phận của
cuộc đấu tranh cách mạng chung của cả dân tộc" (38, tr.77). Đề cương văn hoá 1943 cũng xác
định: Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá) "ở đó người cộng sản
phải hành động".


Vào đầu những năm 40, dân tộc ta, đất nước ta còn nghèo nàn và lạc hậu. Nhưng nhờ có
cái nhìn khoa học và sáng suốt về văn hoá, bằng việc công bố Đề cương văn hoá, Đảng đã tập
hợp được lực lượng, đoàn kết những nhà văn hoá văn nghệ, những trí thức có khuynh hướng
tiến bộ, phát huy tinh thần yêu nước, lòng khao khát tự do độc lập cùng với toàn dân đấu tranh
giải phóng dân tộc, giành dộc lập tự do đồng thời thực hiện sứ mệnh thiêng liêng là giải phóng
văn hoá, xây dựng văn hoá mới Việt Nam.
Từ ngày thành lập Đảng cho đến khi có Đề cương văn hoá Đảng đã tạo một bước chuyển
biến lớn trong văn hoá văn nghệ, đưa nó từ chỗ là phương tiện nô dịch, ru ngủ của kẻ thù của
cách mạng, là tiếng thở than của người dân mất nước chưa tìm ra con đường giải phóng trở
thành vũ khí đấu tranh cách mạng, hướng văn nghệ sĩ đi theo con đường của Đảng, góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
Cách mạng Tháng Tám thành công, văn nghệ sĩ lại cùng với nhân dân bước vào cuộc chiến
đấu mới: xây dựng lại đời sống về mọi mặt và tiến hành cuộc kháng chiến anh hùng chống thực
dân Pháp.
Trong giai đoạn lịch sử này, ngay trong điều kiện kháng chiến, Đảng vẫn không ngừng cụ
thể hóa đường lối văn hoá văn nghệ, nêu ra và giải quyết nhiều vấn đề rất cơ bản của lý luận văn
nghệ: vấn đề tự do và quy luật trong sáng tạo nghệ thuật, vấn đề quan điểm đối với văn hoá cổ
và văn hoá nước ngoài, vấn đề đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng

chiến kiến quốc là nhiệm vụ của văn hoá, vấn đề nhận thức sâu sắc hơn về quan điểm dân tộc,
khoa học, đại chúng trong Đề cương văn hoá trước yêu cầu mới, vấn đề học tập lý luận MácLênin để tạo bước chuyển căn bản trong thế giới quan và tâm hồn văn nghệ sĩ,.. (1) Chính trong
giai đoạn này, Hồ Chủ Tịch đã phát biểu luận điểm cơ bản của Đảng về văn hoá văn nghệ trong
bức thư Người gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951: "Văn hoá nghệ thuật cũng là
một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (6, tr.349).
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hoà bình được lập lại, nửa nước được giải phóng, cách
mạng chuyển sang giai đoạn mới, nhân dân ta phải gánh vác hai nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và vĩ
đại: Chiến đấu chống một kẻ thù lớn mạnh và hung hãn là đế quốc Mỹ và chuẩn bị bắt tay xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên nửa nước.
Trong giai đoạn này, trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ đặt ra một số vấn đề mới và xuất hiện
những khó khăn nhất định. Đảng lại kịp thời đưa ra những giải đáp lý luận giúp quyết những vấn
đề tư tưởng và nghệ thuật (vấn đề Nhân văn, Giai phẩm, vấn đề mối quan hệ giữa chính trị và
văn nghệ, về chủ nghĩa nhân đạo mới, về công tác lãnh đạo của Đảng với văn nghệ, vấn đề
miêu tả sự thật và phê bình xây dựng, v.v…
Những phương hướng sáng suốt và kịp thời của Đảng nêu ra trong thời kỳ này đã giúp văn
nghệ sĩ tránh được những sai lầm, vấp váp, xác định rõ nhiệm vụ của văn nghệ sĩ, lôi cuốn, cổ


vũ các nhà văn nghệ ở miền Bắc cũng như miền Nam "ra sức xây dựng một nền văn nghệ dân
tộc, phong phú, tích cực góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập
dân chủ và giàu mạnh (39, tr.199).
Tháng 6/1960, Đảng tiến hành Đại hội lần thứ III, "đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà" (16, tr.11). Đó là thời kỳ mà dân tộc đứng
trước những thử thách to lớn nhưng cũng tràn đầy niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Trong điều
kiện lịch sử đó, Đảng lại càng quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Báo cáo chính
trị tại Đại hội III khẳng định: "Chúng ta phải xây dựng một nền văn nghệ mới có tính chất dân tộc
và nội dung xã hội chủ nghĩa phong phú. Văn nghệ phải có tính Đảng và tính nhân dân rõ rệt…
Phải không ngừng nâng cao tính tư tưởng và tính nghệ thuật của các tác phẩm văn nghệ, làm
cho các tác phẩm đó trở thành những vũ khí sắc bén trong việc xây dựng con người mới về tư
tưởng và tình cảm…" (16, tr.75) Tại Đại hội này, Đảng đặt vấn đề "trong sự nghiệp xây dựng nền

văn hoá mới, việc phát động phong trào quần chúng rộng rãi làm văn nghệ có ý nghĩa rất quan
trọng" (16, tr.76).
Sau Đại hội III, Trung ương đã ra một loạt các chỉ thị về công tác văn hoá văn nghệ: chỉ thị
về công tác văn hoá trong quần chúng (ra ngày 3/1/1961), chỉ thị về vấn đề tăng cường công tác
xuất bản (ra ngày 1/10/1961), chỉ thị về công tác văn hoá văn nghệ trong tình hình mới (ra ngày
28/7/1965), v.v.. Từ các chỉ thị này của Trung ương, đã dần dần xuất hiện một nền văn hoá nghệ
thuật chống Mỹ cứu nước với hai chủ đề lớn: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Một điều đáng chủ ý
là trong giai đoạn từ sau khi có chỉ thị về xuất bản, việc ưu tiên xuất bản các sách kinh điển của
chủ nghĩa Mác- Lênin, những quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin và văn hoá nghệ thuật đã tạo
một bước ngoặt trong sự phát triển lí luận và phê bình nghệ thuật ở Việt Nam.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước ta bước vào thời kỳ lịch
sử mới. Tại Đại hội IV, Đảng lại tiếp tục khẳng định và phát triển những tư tưởng "biến mọi giá trị
văn hoá thành tài sản của nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp sáng tạo ra mọi giá trị
văn hoá" (9, tr.56)." Trên cơ sở những đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cộng đồng, của quyền làm
chủ tập thể, phải tôn trọng và đảm bảo các quyền công dân, bảo đảm sự phát triển phong phú
của nhân cách, bồi dưỡng và phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân, tạo điều kiện cho mọi
người tự do tìm tòi và sáng tạo trên các lĩnh vực sản xuất, hoạt động khoa học, kỹ thuật,
văn hoá, văn học nghệ thuật…" (9, tr.56).
Đại hội V tiếp tục quan điểm của Đại hội IV, nêu rõ : "nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội
dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc, thấm nhuần
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản" (13, tr.73).
Suốt trong những năm tháng từ sau Đại hội IV đến Đại hội VI, nhân dân ta tiến hành xây
dựng đất nước trong tình hình kinh tế xã hội vô cùng khó khăn. Cách quản lý xã hội đã quen
trong thời chiến trở nên lỗi thời khi hoà bình lập lại, sự kéo dài cơ chế tập trung quan liêu bao


cấp đã tạo nên những trì trệ trên các lĩnh vực hoạt động xã hội, những vấn đề kinh tế - xã hội của
một nước sau chiến tranh v.v.. đã tạo ra tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tất cả những
điều đó ảnh hưởng đến và được phản ánh vào văn nghệ; tâm trạng bi quan, hoang mang hoặc
mất phương hướng xuất hiện, có nhiều dấu hiệu sa sút của nhiều mặt hoạt động văn hoá và đạo

đức xã hội, có những biểu hiện tiêu cực trong sáng tác, lý luận, phê bình…
Đại hội VI, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật đã nhận ra những thiếu sót,
sai lầm, khuyết điểm sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước trong hoàn cảnh mới.
Đại hội đã vạch ra đường lối đổi mới, đáp ứng yêu cầu bức thiết của dân tộc và thời đại. Về văn
hoá văn nghệ, Đảng xác định "tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá,
văn học, nghệ thuật; xây dựng nền văn hoá, văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc"
(17, tr.222). Bên cạnh việc khẳng định các tư tưởng văn nghệ trước đây, "Đảng yêu cầu các văn
nghệ sĩ trau dồi ý thức trách nhiệm công dân, chiến sĩ, thực hiện chức năng cao quý: tạo nên
những giá trị tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm, xây dựng nhân cách và bản lĩnh các thế
hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội" (17, tr.130).
Thực hiện "quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và
khoa học' (17, tr.209) của Đại hội VI, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về "Đổi mới và nâng cao trình
độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bước mới" (Nghị quyết
05-NQ/TW ngày 28-11-1987). Nghị quyết đã đánh giá một cách toàn diện, đúng đắn về tình hình
văn nghệ từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1987 và các thành tựu, thiếu sót trên các mặt lãnh
đạo, quản lý, sáng tác, lý luận phê bình… Nghị quết đã làm rõ hơn nhiều vấn đề lý luận về vai
trò, bản chất, nhiệm vụ của văn hoá văn nghệ trong giai đoạn cách mạng mới. Những phương
hướng chỉ đạo có tính chiến lược, những chính sách lớn được nêu ra trong nghị quyết, trong đó
có việc đề ra phương hướng và một số biện pháp cụ thể khắc phục những nhược điểm thiếu sót
trong lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ, "đã tạo điều kiện cho văn hoá, văn nghệ đạt nhiều
thành tựu, đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân, đóng góp
tích cực vào sự nghiệp đổi mới" (19, tr.51).
Kế thừa và phát triển đường lối văn nghệ nhiều năm trước, Đại hội VIII tiếp tục xác định "xây
dựng nền văn hóa mới, tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội
dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ. Phát huy vai trò văn hoá, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng,
nâng cao tâm hồn Việt Nam" (11, tr.9).
Sau 6 năm thực hiện nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, gần 2 năm thực hiện nghị quyết Đại hội
VII, Đảng lại có nghị quyết "Về một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt" (số
04, ngày 14-1-1993). Nghị quyết trong khi khẳng định những quan điểm đổi mới có tính nguyên
tắc của Đảng trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ đã chỉ ra một số nhược điểm của nghị quyết 05,

những thiếu sót chung quanh việc phổ biến và thực hiện nghị quyết 05. Những tư tưởng chỉ đạo


và những biện pháp thực hiện đối với văn hoá văn nghệ nước nhà trong tình hình mới đang
được nghiên cứu triển khai trong thực tế.
Nhìn tổng quát, có thể thấy rằng: trong các văn kiện Đại hội, trong các bức thư Trung ương
gửi các Hội nghị văn hoá, các Đại hội văn nghệ toàn quốc, các bài phát biểu của các nhà lãnh
đạo Đảng và Nhà nước ta trước sau đều thể hiện Đảng ta luôn xem văn hoá văn nghệ là bộ
phận khăng khít của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, coi văn hoá văn nghệ là một
mặt trận và văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy; luôn luôn nhất quán trong xây dựng một
nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, luôn luôn coi trọng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở,
phong trào văn hoá quần chúng.
Đồng thời, trong từng giai đoạn, mỗi khi tình hình thực tiễn đặt ra những vấn đề mới thì
Đảng lại kịp thời có những điều chỉnh nhận thức lý luận tương ứng. Phân tích những điều chỉnh
nhận thức lý luận của đảng về văn hoá văn nghệ từ sau Đại hội VI đến nay sẽ thấy được sự đổi
mới và sự cần thiết tiếp tục đổi mới của Đảng trong lãnh đạo văn hoá văn nghệ.
1. "Văn nghệ phục vụ chính trị" và "văn nghệ gắn bó với hai nhiệm vụ chiến lược: gắn
bó với đời sống nhân dân…"
Văn hoá luôn luôn vận động, không ngừng vận động. Các giá trị văn hoá dù rất cao đẹp của
thế hệ này, của thời đại này cũng không thể đáp ứng hoàn toàn cho nhu cầu của cuộc sống mới
ở thế hệ sau, thời đại sau. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời đại này đến thời đại kia đều
có sự kế thừa, điều chỉnh và phát huy các giá trị từng có để phù hợp với môi trường và điều kiện
đổi mới.
Sự nghiệp lãnh đạo văn hoá văn nghệ của Đảng ta đã và vẫn đặt ra sự cần thiết phải điều
chỉnh, bổ sung, phát triển lý luận về văn hoá. Khi mà hoàn cảnh lịch sử xã hội đã khác xưa thì
nhiệm vụ của văn hoá cũng không còn như trước.
Trong từng thời kỳ lịch sử, những sự kiện chính trị - xã hội quan trọng bao giờ cũng là nội
dung cơ bản của ý thức xã hội, chi phối tư duy xã hội và từng cá nhân công dân - nghệ sĩ, là tiền
đề và là cơ sở cho tư duy nghệ thuật.
Trong những năm tháng chiến đấu để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, ý thức tất cả cho tiền

tuyến, tất cả để chiến thắng, tất cả vì độc lập tự do đã trở thành nhịp đập, hơi thở, tthành mệnh
lệnh đối với tất cả mọi người Việt Nam yêu nước. Cả nước hoạt động dưới sự chi phối khắc
nghiệt của quy luật chiến tranh. Cái bất bình thường của chiến tranh được chấp nhận cả trong
đời sống thường ngày cũng như trong sản xuất và công tác. Khi "cả nước lên đường xao xuyến
bờ tre hồi trống giục", khi toàn dân lao vào cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù để giữ nước và
giành lại toàn vẹn đất nước thì độc lập dân tộc là đỉnh cao nhất định hướng cho mọi hoạt động
sáng tạo. Sáng tác về cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc đã là cảm hứng chủ dạo của
mọi nghệ sĩ - chiến sĩ. Nhu cầu lớn nhất lúc đó là cổ vũ con người vượt qua trăm ngàn khó khăn


để chiến đấu và giành chiến thắng. Phản ánh, tái tạo những hình tượng nghệ thuật cao đẹp
nhằm cổ vũ quân dân ta trong cuộc kháng chiến, đó là nhiệm vụ lịch sử cũng là nhu cầu, là
lương tâm, tình cảm của người nghệ sĩ gắn bó tha thiết và hiểu biết sâu sắc cuộc sống chiến đấu
và sản xuất của nhân dân. "Với thành tựu đã đạt được chủ yếu trong việc phản ánh hai cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc, văn học nghệ thuật nước ta xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên
phong của những nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay" (9, tr.121.
Vị trí tiên phong của nền văn học nghệ thuật mà Đảng ta đánh giá, trước hết là sự đánh giá
về tính chiến đấu, tinh thần cách mạng, ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm và lương tâm của các
thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam, những người đã góp phần phản ánh chân thật và hùng hồn chủ
nghĩa anh hùng cách mạng của quân dân Việt Nam trong kháng chiến. Quý giá biết bao những
nghệ sĩ tài năng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình có mặt ở các mũi nhọn của cuộc đấu
tranh… Lịch sử nên văn nghệ sĩ Việt Nam mãi mãi khắc ghi những chiến công - sáng tạo của
những văn nghệ sĩ - chiến sĩ hào hứng ra mặt trận, có người đã anh dũng hy sinh như một người
lính chân chính; mãi mãi không quên những xưởng nghệ thuật sơn mài lập ngay trong căn cứ
cách mạng, những đoàn kịch nhỏ, những đội văn công, chiếu bóng phục vụ lưu động trên trận
địa, trong chiến hào, dưới địa đạo…, và cả những cuốn sách được mang trong ba lô chiến sĩ ra
tuyến đầu Tổ quốc đến với giải phóng quân v.v.. Sẽ còn lưu giữ mãi những bút danh của những
nghệ sĩ mà cuộc đời sáng tác đi qua hai cuộc trường chinh của dân tộc và mang những tên khác
nhau: Bùi Đức ái và Anh Đức, Lê Khâm và Phan Tứ, Lưu Hữu Phước và Huỳnh Minh Siêng v.v…
Song, hiện thực cách mạng qua hai cuộc kháng chiến còn phải được tiếp tục khám phá trên

một trình độ tư tưởng và nghệ thuật mới, cao hơn, để có thể tái tạo một cách đầy đủ hơn chiều
sâu ý nghĩa, sự vĩ đại và những hy sinh to lớn của quân và dân ta; để từ đó có được những tác
phẩm thực sự xứng đáng với tầm vóc hai cuộc kháng chiến thần thánh, đủ sức lay động lòng
người, bồi dưỡng nâng cao tâm hồn, nhân cách của công chúng hôm nay và các thế hệ công
chúng mai sau.
Văn hoá văn nghệ trước đây thường được nhấn mạnh, chú trọng trước hết ở khía cạnh là
công cụ giáo dục và tuyên truyền tư tưởng; văn hoá được đặt vào phạm trù tư tưởng. Điều đó
đúng, bởi văn hoá bao giờ cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của hệ ý thức tư
tưởng của một chế độ xã hội nhất định. Nhưng xem văn hoá như là một mặt của công tác tuyên
huấn, hình thành một nếp tư duy với ý tưởng văn hoá chỉ là một số công tác có ý nghĩa tuyên
truyền chính trị hoặc chỉ là chuyện "cờ, đèn, kèn, trống" thì đó là chưa thật sự nhận thức đầy đủ
và văn hoá.
Nhận thức đó đã dẫn đến việc sử dụng văn nghệ như là một công cụ phục vụ cho mục đích
tuyên truyền chính trị, nhìn nhận tác phẩm nghệ thuật một chiêu từ chính trị, dẫn đến can thiệp
không thích hợp vào quá trình sáng tạo nghệ thuật: quan tâm đến đề tài hơn đối tượng, yêu cầu


phản ánh hiện thực và con người trên cơ sở bám sát chính trị với cách "phục vụ chính sách",
"phục vụ kịp thời", khoanh vùng đề tài, hướng dẫn suy tư trong sáng tạo nghệ thuật. Đây là một
hạn chế trong lãnh đạo văn hoá văn nghệ mà ngay từ năm 1957, Đảng đã tự phê bình: "Đảng
Lao động Việt Nam nhận rằng có một số cán bộ chính trị của Đảng can thiệp vào việc lựa chọn
chủ đề, hình thức và cá tính văn nghệ sĩ" (39, tr.217).
Hiểu "Văn nghệ phục vụ chính trị"(1), "Văn nghệ phục tùng chính trị"(2) một cách giản đơn,
thô cứng đã làm cho văn nghệ chỉ tập trung khai thác những vấn đề trực tiếp liên quan đến
nhiệm vụ trước mắt, đến việc tuyên truyền các chủ trương chính sách một cách khô khan, công
thức, đến việc ca ngợi một chiều và thuyết minh giản đơn cho một tư tưởng vô hình trung đã tầm
thường hoá văn nghệ, đã làm nghèo đi bức tranh nghệ thuật, làm văn hoá nghệ thuật thiếu sức
sống tự nhiên của nó.
Từ Đại hội VI, chúng ta đã thấy xuất hiện trong văn kiện những dòng "Văn học nghệ thuật
phải không ngừng nâng cao tính đảng và tính nhân dân, gắn bó với hai nhiệm vụ chiến

lược"(17, tr.130).
Không nói văn nghệ phục vụ chính trị mà nói văn nghệ gắn bó với hai nhiệm vụ chiến
lược, với đời sống nhân dân và sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo vừa tránh tạo nên sự
nhìn nhận giản đơn văn nghệ chỉ là công cụ của công tác tư tưởng, coi văn nghệ chỉ như là vũ
khí tuyên truyền của chính trị, không thấy hết những đặc trưng phản ánh và tham gia vào đời
sống xã hội của nghệ thuật, vừa vẫn thống nhất với việc Đảng và Nhà nước ta xem văn nghệ là
bộ phận khăng khít của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới.
2. Nâng cao trình dộ thẩm mỹ và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người luôn có nhu cầu hướng tới cái đẹp. Đúng là nhân tố
hàng đầu của văn hoá là sự hiểu biết song lịch sử cũng cho thấy mỗi bước tiến của xã hội là một
bước con người vươn tới cái đep, "nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp" (Mác). Chính
nhu cầu và khả năng vươn tới cái đẹp là một trong những động lực giúp con người tạo nên
những tiến bộ về vật chất và tinh thần trong cuộc sống, cũng như phát triển nhận thức và trí tuệ
là một động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng ta luôn luôn thể hiện sự coi trọng bản chất xã hội và
đặc trưng của nghệ thuật, tôn trọng tính tư tưởng cũng như tính nghệ thuật, chú trọng đến chức
năng giáo dục, nhận thức cũng như chức năng thẩm mỹ. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đặt yêu cầu: "Phải không ngừng nâng
cao tính tư tưởng và tính nghệ thuật của tác phẩm văn nghệ làm cho các tác phẩm đó trở
thành những vũ khí sắc bén trong việc xã hội con người mới về tư tưởng và tình cảm” "góp phần


giáo dục và động viên nhân dân đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và cho sự nghiệp
thống nhất nước nhà" (16, tr.75).
Trong khi nhấn mạnh chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, khẳng định nguyên tắc cơ
bản là văn hoá văn nghệ chịu sự lãnh đạo của Đảng, Đảng ta không quy các hoạt động văn nghệ
vào khuôn với các hoạt động khác.
Coi trọng chức năng thẩm mỹ của văn hoá văn nghệ là biểu hiện sự coi trọng con người, do
chỗ quan tâm đến nhu cầu nhân bản nhất của nó. "Cảm xúc về cái đẹp là một điều kiện làm nên
phẩm giá con người. Phải có nó con người mới có trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mình

lên tới những tư tưởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiện tượng trong tính
thống nhất của chúng; phải có nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho Tổ quốc cả những
hoài vọng cá nhân lẫn những lợi ích riêng tư của mình, phải có nó người ta mới không thể quỵ
ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công" (29, tr.18).
Phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật, theo một lý tưởng thẩm mỹ nhất định là
một "đặc quyền" của văn hoá nghệ thuật trong việc tham gia vào sự nghiệp to lớn của con người
là cải tạo cuộc sống. Con người đến với văn hoá nghệ thuật trước hết để được hưởng cái hay,
cái đẹp, được vui sướng được giải trí cho đời đỡ buồn, cho cuộc sống tươi vui hơn. Tác phẩm
nghệ thuật chỉ có thể là hay, là đẹp mới hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem, mới có dịp
nói được với công chúng nghệ thuật điều muốn nói. Khác đi, người ta sẽ không đọc, không nghe,
không xem mà chẳng thể nào bắt buộc nổi.
Ngay từ năm 1949, Hồ Chủ Tịch đã viết: "Văn nhân, nghệ sĩ thi đua nhau sáng tác cho hay,
cho nhiều để cổ động nhân dân, tuyên truyền ra thế giới, và để lưu lại cho đời sau những sự tích
vĩ đại trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta" (6, tr.348). Một lần khác, khi nói đến trách
nhiệm của văn nghệ trong sự nghiệp chung Người cũng yêu cầu: "miêu tả cho hay, cho chân
thật và cho hùng hồn" bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng các nghệ thuật khác những người,
những việc vô cùng anh dũng, oanh liệt trong phong trào thi đua yêu nước của đồng bào miền
Bắc và cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam.
Yêu cầu thể hiện cho hay cùng với yêu cầu thể hiện cho chân thật hiện thực đời sống là
coi trọng bản chất và đặc trưng của nghệ thuật.
Đời sống xã hội hết sức rộng lớn và phong phú, cũng như sự vận động của vật chất là cô
cùng đa dạng. Hoạt động sáng tạo của con người thật muôn màu muôn vẻ. Mỗi lĩnh vực của
hoạt động văn hoá có những đặc thù và sức hấp dẫn riêng. Đến với văn nghệ, công chúng muốn
đựoc đến thế giới của các hình tượng nghệ thuật. Qua thế giới hình tượng nghệ thuật, công
chúng văn nghệ được bước vào thế giới muôn màu của cái đẹp, trong đó cuộc sống hiện ra với


những gì là chắt lọc nhất, tinh tuý nhất; cái chắt lọc và tinh tuý của tất cả những gì vốn có ở đời.
Họ suy ngẫm, rung cảm, có khi là day dứt trước các hình tượng nghệ thuật; tư tưởng tình cảm
như được thanh lọc. "Đặc tính của văn nghệ là nó không thuyết lý, giảng giải như triết học, chính

trị, giáo dục, nó không tổng kết đại cương cuộc sống thực tại cụ thể thành cuộc sống trừu tượng
mà nó thể hiện đời sống cảm xúc để dạy cách sống" (63, tr.49).
Tác động của văn học nghệ thuật vào đời sống tinh thần của con người là rất sâu xa. Hơn
tất cả mọi lĩnh vực trong văn hoá, văn học nghệ thuật có khả năng bộc lộ sâu xa nhất, tinh tế
nhất tâm hồn và những khát vọng về các giá trị Chân- Thiện - Mỹ. "Không hình thái tư tưởng nào
có thể thay thế được văn hoá và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động
sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người" (17, tr.129-130). Sự tác động đó là
qua hình tượng; tác phẩm đến được với công chúng bằng (và chỉ hiệu quả một khi bằng) con
đường của nhận thức thẩm mỹ, của tình cảm thẩm mỹ.
Trình độ của công chúng nghệ thuật ngày càng được nâng cao. Nhu cầu văn hoá và năng
lực cảm thụ nghệ thuật của công chúng văn nghệ và thự sự cần thiết thích ứng với nhu cầu đó.
Người nói: "Chớ viết khô khan quá. Phải viết cho văn chương. Vì ngày trước khác, người đọc
chỉ muốn biết những việc thật. Còn bây giờ khác, sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay,
thấy lạ, thấy văn chương thì mới thích đọc"(7, tr.47).
Trước đây, khi thì vì kháng chiến, khi thì vì đời sống còn nhiều khó khăn về vật chất, cũng có
khi vì giao lưu quốc tế chưa mở rộng, hoặc vì tình trạng bao cấp trong văn hoá… mà công chúng
không đòi hỏi nhiều hơn những gì mà nhà nước làm cho dân. Ngày nay, tình hình xã hội, tình
hình trong nước và trên thế giới đã đổi khác, không thể chỉ áp dụng mãi một cách đưa văn hoá
về cho quần chúng với tư cách là giáo dục họ. Quan niệm rằng một số loại hình nghệ thuật chỉ là
nơi răn dạy thuần tuý đã bị lịch sử vượt qua. Ngày nay, trong khi đưa văn hoá về cho quần chúng
nhằm phổ biến tư tưởng, giáo dục về lối sống, tạo ra một nhu cầu văn hoá lành mạnh còn phải ý
thức đầy đủ rằng: khi người ta tìm đến và tiếp nhận một hình thức văn hoá nào đó là người ta
phải thấy có lợi, có ích hoặc tìm thấy cái điều khả dĩ có thể làm người ta thích thú.
Các nhà sáng tác, các nhà xuất bản, các xưởng phim, các nhà hát, các cá nhân, các đơn vị
kinh doanh, dịch vụ văn hoá, các doanh nhân văn hoá đều phải coi công chúng là một phạm trù
thao tác trong hoạt động văn hoá văn nghệ - nghiên cứu công chúng với những nhu cầu đa dạng
của họ. Không thể áp đặt món ăn tinh thần mà phải nghiên cứu cấp ứng nhu cầu thẩm mỹ của
công chúng.
Chính trong các văn kiện Đại hội của Đảng thể hiện nhận thức có bước phát triển và sự
quan tâm ngày một thoả đáng hơn của Đảng ta đối với việc đáp ứng nhu cầu văn hoá của quần

chúng. Nếu như trong văn kiện Đại hội III, công tác văn hoá nghệ thuật được nhấn mạnh ở mặt


"phục vụ đắc lực cho đường lối và chính sách cách mạng của Đảng, góp phần tích cực vào công
việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và cải tạo con người theo chủ nghĩa xã hội…" (16, tr.123), đến
"thoả mãn nhu cầu văn hoá to lớn và ngày càng tăng" (Đại hội V) (13, tr.35). Những điều chỉnh
và phát triển về mặt nhận thức này là sự mở đường cho văn hoá văn nghệ phát triển.
Trình độ văn hoá của toàn xã hội được nâng cao làm nảy sinh ngày càng nhiều nhu cầu văn
hoá mới. Nhu cầu đó phát triển không ngừng, cũng như bản thân sự phát triển của văn hoá là
hướng tới sự hoàn thiện, mãi mãi hướng tới sự hoàn thiện. Điều đó cho ta hiểu vì sao nhu cầu
văn hoá ngày nay rất động và rất phức tạp. Có người quan tâm đến những vấn đề nhân sinh - xã
hội; có người quan tâm đến nhu cầu thông tin có người chỉ đơn thuần nhằm giải trí. Các thị hiếu,
thiên hướng rất khác nhau và thâm nhập lẫn nhau. Trước những thị hiếu, thiên hướng, những
nhu cầu muôn màu muôn vẻ ấy, khả năng đáp ứng của văn hoá dường như cũng vô cùng. Có
thể đáp ứng một cộng đồng đông đảo và cũng có thể phục vụ chỉ một nhóm công chúng nhỏ.
Phương tiện thông tin đại chúng ngày nay đang phát huy tới mức tối đa khả năng thoả mãn
nhanh nhất những nhu cầu muôn vẻ ngày càng mang tính nhất thời của con người. Người ta có
thể chỉ ở trong phòng của mình mà xem được gần như lập tức những sinh hoạt văn hoá (một
Olimpic, một Pestival văn hoá…) và nhiều sự kiện chính trị xã hội khác ở mọi nơi trên thành tinh
nếu có được thu vào camêra và phát triển làn sóng. Văn hoá hiện đại là sự kết hợp năng động
giữa nghệ thuật với khoa học kỹ thuật tiên tiến, với sản xuất công nghiệp đại quy mô và là một
hoạt động kinh doanh sinh lãi lớn. Không thể không tính đến một tình hình là cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi nền văn hoá các
dân tộc. Khi sự phồn vinh tăng lên, con người ít phải lo lắng về đời sống vật chất thì nhu cầu văn
hoá càng phát triển và càng được "cá nhan hoá" mạnh hơn.
Nhu cầu văn hoá không đồng nhất. Nó tuỳ thuộc các tầng lớp xã hội, các thế hệ, phụ thuộc
trình độ văn hoá, trình độ cảm thụ thẩm mỹ khác nhau. Công chúng ngày ngay có sự phân tầng,
phân nhóm. Sự phân tầng, phân nhóm này diễn ra ở cả thành thị lẫn nông thôn, trong đó đáng
chú ý là sự hình thành "tầng lớp trung lưu". Những nhu cầu và khả năng chi trả của tầng lớp này
có thể chi phối một số mặt trong hoạt động văn hoá văn nghệ.

Do tác động từ nhiều phía mà trong thực tiễn nhu cầu và thị hiếu văn hoá của công chúng
rất phức tạp. Có thị hiếu lành mạnh và có cả thị hiếu không lành mạnh. Có những ham muốn
nhân bản mà cũng có cả những ham muốn làm tha hoá con người. Do đó, trong lãnh đạo và
quản lý văn nghệ cần "dùng nhiều hình thức sinh động giáo dục lý tưởng, trau dồi đạo đức, bồi
dưỡng tình cảm, tâm hồn và thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hoá của
nhân dân, ngăn chặn văn hoá phẩm và hoạt động nghệ thuật gây độc hại" (12, tr.37).
Đứng trước nhu cầu đa dạng, trước tình thế là kỹ thuật tiên tiến kết hợp đầy hiệu lực với
văn hoá, một người đã có điều kiện dễ dàng tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau, giao lưu văn


hoá trở thành tất yếu, không còn sự độc quyền văn hoá thì phương pháp lãnh đạo và quản lý
thích hợp nhất là dùng ngay chính văn hoá, dùng các phương tiện của nó để tạo nên một văn
hoá có bản sắc dân tộc, hoà nhập với văn hoá thế giới. Không chỉ quan tâm đến nhu cầu nhận
thức, giáo dục, còn phải quan tâm đến nhu cầu thông tin, nhu cầu giải trí vốn là nhu cầu phổ biến
ở hầu hết các tầng lớp công chúng. Nhu cầu giải trí thẩm mỹ bằng các món ăn tinh thần là chính
đáng và ngày càng tăng; nó nằm trong quy luật phát triển của đời sống tinh thần của con người.
Việc đáp ứng nhu cầu đa dạng, nhu cầu nhân bản của con người ở đây được phân biệt với việc
lợi dụng sự đa dạng để đưa lối sống thấp hèn, truỵ lạc, độc ác, phi nhân tính vào đời sống tinh
thần của con người, trái với phong tục tốt đẹp của dân tộc. Một sự đáp ứng nhu cầu đa dạng
được hướng dẫn sẽ có đủ tỉnh táo để phân biệt giữa nghệ thuật ca ngợi vẻ đẹp cơ thể con người
với "sex", giữa miêu tả tình yêu và gợi dục, giữa nghệ thuật thượng võ nhân đạo và lối dặc tà
bạo lực khát máu… Đáp ứng nhu cầu đa dạng ở đây phải là sự đáp ứng những nhu cầu phù hợp
với mục tiêu xây dựng "một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con
người"(11, tr.10).
Đứng trên quan điểm tiến bộ để lãnh đạo và quản lý văn hoá sẽ tạo điều kiện cho văn hoá
phát triển. Giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng nâng tầm văn hoá cho công chúng sẽ tạo cho họ khả
năng thanh lọc, chọn lựa cho mình những gì là giá trị đích thực trong điều kiện văn hoá phát triển
đa dạng. Một khi có bản lĩnh văn hoá vững vàng, công chúng sẽ có cơ sở để thực hiện quyền
hưởng thụ có chọn lọc.
3. Văn hoá là lĩnh vực sản xuất tinh thần.

Nền sản xuất vật chất tạo ra những sản phẩm vật chất giúp con người tồn tại như một sinh
thể thì "sản xuất tinh thần"(Chữ dùng của Mác- Ăngghen trong "Hệ tư tưởng Đức". MácĂngghen Tuyển tập, tập 1, tr.275-278) tạo ra những tư tưởng biểu tượng, ý thức, biểu hiện dưới
dạng những sản phẩm tinh thần đem đến cho con người sự hiểu biết, làm phát triển nhân cách
và giúp con người tồn tại với tư cách một sinh thể xã hội.
Ở ta, từ lâu, có quan niệm cho rằng văn hoá thuộc lĩnh vực phi sản xuất, văn hoá chỉ là một
lĩnh vực thuộc phúc lợi xã hội, văn hoá là hệ quả của kinh tế, phát triển văn hoá được đến đâu là
tuỳ thuộc khả năng của kinh tế, của ngân sách. Vì quan niệm chưa đầy đủ về văn hoá mà nhiều
hoạt động văn hoá chưa được đối xử đúng như tầm quan trọng của nó, như không đầu tư cơ sở
vật chất và đầu tư vào con người hoạt động trong lĩnh vực này như lẽ ra nó cần được như vậy;
khi xây dựng các hệ thống chỉ tiêu kế hoạch thiếu cân đối giữa kinh tế và văn hoá
Quan sát hoạt động nhiều mặt và phức tạp của đời sống xã hội có thể thấy rằng ở nhiều nơi
khi đánh giá kết quả công tác thường không đánh giá thoả đáng vai trò tích cực, mở đường của
văn hoá (như do có đổi mới tư duy, do phát huy sáng tạo của người lao động…); khi đánh giá


những khó khăn, sự phân tích thường nặng về góc độ kinh tế - kỹ thuật mà chưa vạch rõ khó
khăn do sự trì kéo vì trình độ văn hoá chưa đánh giá thoả đáng tiềm năng phát triển nằm trong
văn hoá (trước hết là trong sự sáng tạo, trong tri thức…) mà thường thiên về yếu tố vật chất, về
ưu thế địa lý, thế mạnh tài nguyên v.v..
Quan niệm hoạt động văn hoá là phi sản xuất, là hoạt động tiêu dùng nên sự quan tâm của
cơ quan hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trước hết dành cho hoạt động sản xuất vật chất,
phần thừa ra mới dành cho văn hoá, văn hoá được coi như phần thêm vào, bổ sung cho hoạt
động kinh tế, xã hội và chính trị.
Đến Đại hội VI của Đảng, vấn đề văn hoá được đặt ra theo quan niệm mới, tức là coi trọng
ngang nhau giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế. Cũng từ đó, với Nghị quyết 05 của Bộ
chính trị Ban chấp hnàh trung ương Đảng khoá VI, văn hoá được xác định là lĩnh vực sản xuất
tinh thần. Đó là bước phát triển mới về lý luận phù hợp với nguyên lý kinh điển của chủ nghĩa
Mác- Lênin, theo tư duy mới về yêu cầu phát triển hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh
thần; trong phương châm kết hợp tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, kết hợp động lực kinh tế
và động lực tinh thần, kết hợp hài hoà kinh tế và văn hoá để có được sự phát triển năng động có

hiệu quả.
III. Những vấn đề được đặt ra từ lịch sử và kinh nghiệm.
Cách mạng là sự nghiệp quần chúng. Văn hoá là thành quả sáng tạo của nhân dân. Văn
hoá Việt Nam là tinh hoa, trí tuệ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, trong đó, sự hình thành và phát
triển nền văn hoá mới có vai trò to lớn của Đảng.
Ngay từ đầu, Đảng đã giải quyết đúng đắn mối liên hệ tất yếu giữa văn nghệ và chính trị,
giữa hoạt động văn hoá văn nghệ và sự nghiệp giải phóng dân tộc, cải tạo xã hội. Kết hợp những
quan điểm khoa học, tiên tiến về văn hoá văn nghệ, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam,
Đảng đề ra đường lối văn hoá văn nghệ phù hợp với yêu cầu của cách mạng, của dân tộc. Và,
chính nhu cầu giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới, chế độ dân chủ, vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội văn minh lại là nhu cầu phát triển của bản thân văn hoá văn nghệ. Đảng đã đưa
hoạt động văn nghệ vào cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong sự
nghiệp toàn dân và vẻ vang đó nền văn nghệ mới, chân chính được hình thành.
Cho đến nay, vẫn còn đó kinh nghiệm quý giá trong lãnh đạo xây dựng một nền văn hoá vì
dân, do dân, một nền văn hoá dân chủ tiến bộ, vì lương tâm và phẩm giá con người.
Từ đề cương văn hoá 1943 đến tất cả các văn kiện Đại hội, các chỉ thị, nghị quyết giữa các
kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng sau này đều thể hiện sự nhất quán trong lãnh đạo văn hoá văn
nghệ của Đảng ta. Đó chính là tính nhất quán về quan điểm trong vận dụng sáng tạo chủ nghĩa


Mác- Lênin vào việc xây dựng nền văn hoá mới; ở sự phát triển và bổ sung các luận điểm khoa
học phù hợp với thực tiễn cách mạng từng giai đoạn và trình độ phát triển trong nhân dân. Điều
đó đã giúp Đảng khắc phục những lạc hậu lý luận nhất thời, để trong suốt quá trình lãnh xây
dựng nền văn hoá mới Việt Nam luôn luôn có được những nhận thức lý luận tiên tiến.
Tập hợp, tổ chức lực lượng các nhà văn hoá, giới trí thức, văn nghệ sĩ cũ, đào tạo thế hệ trí
thức,văn nghệ sĩ mới là việc cực kỳ quan trọng và khó khăn trong sự nghiệp xây dựng nền văn
hoá mới. Đảng ta, từ buổi đầu của cuộc cách mạng văn hoá, từ khi chưa có chính quyền, trong
những năm tháng vừa đánh giặc vừa xây dựng đất nước đã thành công trong xây dựng mô hình
văn nghệ sĩ - chiến sĩ. Sống cùng nhịp đập, hơi thở với nhân dân, gắn bó máu thịt với vận mệnh
Tổ quốc và sự phát triển của dân tộc, nghệ sĩ - chiến sĩ tự do phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân

dân.
Các chủ trương "phái cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hoá đang gây ra một phong trào
văn hoá tiến bộ," "khuyến khích những đồng chí của Đảng, nhất là những đồng chí có kinh
nghiệm công tác quần chúng, hiểu biết đường lối của Đảng và có năng khiếu văn nghệ" vào
công tác tổ chức và lãnh đạo hoạt động văn hoá văn nghệ từ buổi đầu cách mạng, trong những
năm gian khó và cả khi đã có chính quyền vẫn là những kinh nghiệm của thành công.
Ngày nay, đứng trước trọng trách lãnh đạo xây dựng một nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã
hội, xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong sự thống nhất giữa văn hoá và phát triển, Đảng ta đã
có một hành trang kinh nghiệm của lịch sử và bài học của 60 năm cách mạng.
Suy ngẫm về tất cả những gì Đảng đã làm vì một nền văn nghệ mới Việt Nam, có thể thấy
bên cạnh những thành công còn có cả nhiều hạn chế. Đó là những hạn chế về lý luận, những
hạn chế trong việc đề ra và chỉ đạo thực hiện các chính sách về văn hoá văn nghệ, trong công
tác tổ chức và cán bộ, trong phương thức lãnh đạo đối với lĩnh vực quan trọng nhưng phức tạp
và rất tế nhị này.
Một trong những hạn chế về nhận thức là đồng nhất văn hoá với ý thức hệ, lấy tính giai cấp
làm hệ quy chiếu cho mọi hiện tượng văn hoá, cho sáng tác nghệ thuật.
Thực ra, trong bất kỳ nền văn hoá nào, ngoài yếu tố giai cấp cũng còn yếu tố nhân loại. Nói
tới văn hoá là nói tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Khát vọng vươn tới Chân - Thiện - Mỹ có trong
bản chất con người, ở mọi dân tộc, ở mọi thời đại. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính, trong
buổi đầu mới ra đời, nó có thể phù hợp với lợi ích chính trị của một giai cấp nhưng rồi cùng với
thời gian, những giá trị về chân, thiện, mỹ của nó sẽ trở thành của chung nhân loại và tiếp tục tồn
tại trong lịch sử. Quy tất cả về lập trường giai cấp, về quan điểm chính trị; đối với tất cả mọi biểu
hiện phong phú đa dạng như chính bản thân cuộc sống mà chỉ dùng một hệ quy chiếu là tính giai


cấp, đó là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển phong phú của văn nghệ. Tô
đậm khía cạnh giai cấp đến mức đẩy đến cách hiểu rằng tiêu chí xác định giá trị tác phẩm chỉ là
vấn đề lý tưởng chính trị, là đấu tranh giai cấp; quan hệ giữa con người với con người chỉ về mặt
giai cấp là quan trọng nhất sẽ dẫn đến xem nhẹ hoặc phiến diện các vấn đề nhân tính. Đến nay,
vấn đề giai cấp và nội dung đấu tranh giai cấp trên mặt trận văn hoá tư tưởng vẫn hết sức gay

gắt nhưng, trong lãnh đạo và quản lý, trong sáng tác và phê bình nghệ thuật, trong thưởng thức
và đánh giá những sản phẩm tinh thần của nghệ sĩ còn phải tính đến những giá trị dân tộc và
nhân loại. Trong thời đại ngày nay sự gặp gỡ giữa các nền văn hoá chủ yếu xoay quanh hệ giá
trị cơ bản là Chân - Thiện - Mỹ. Những giá trị nhân bản ấy đã vượt trên mọi thành kiến giai cấp
và vượt qua mọi biên giới quốc gia.
Quan điểm "phát triển văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài,
tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam" (19, tr.54),
được Đảng ta duy trì và phát triển trong quá trình lãnh đạo văn hoá văn nghệ từ trước đến nay.
Ngay trong "Báo cáo xây dựng văn nghệ nhân dân Việt Nam" tại Đại hội đại hội đại biểu lần thứ
hai của Đảng tháng 2/1951 đã nêu cụ thể về cách tiếp cận, tiếp thu vốn văn nghệ tiến bộ của thế
giới:
"Thành khẩn học tập vốn văn nghệ tiến bộ của thế giới, văn nghệ tiến bộ của Liên Xô, Trung
Quốc và các nước dân chủ nhân dân là một công tác quan trọng đề ra cho những người văn
nghệ kháng chiến Việt Nam. Phải đề cao việc giới thiệu những tác phẩm và kinh nghiệm lý luận
văn nghệ mới của Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn, nói chung là văn nghệ tiến bộ thế giới;
Không những để giúp cho sự tiến bộ của những người công tác văn nghệ mà còn để giáo dục
tinh thần quốc tế cho nhân dân ta một cách sinh động sâu sắc. Việc giới thiệu và phiên dịch phải
có kế hoạch thích hợp với hoàn cảnh nước ta đang kháng chiến và xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân. Trong lúc này nên giới thiệu phiên dịch nhiều những tác phẩm động viên sôi nổi chí
căm thù và lòng yêu nước, như quyền "Căm thù" của Sôlôcốp và tập 'Trăm bức thư" của
Eranbua, những tác phẩm tranh đấu giảm tô, tức là nói chung có tính chất thi hành những cải
cách phản phong chứ chưa phải làm cách mạng thổ địa, tóm lại những tác phẩm hợp với chính
sách chủ trương của Đảng, Chính phủ ta bây giờ" (15, tr.304-439).
Báo cáo cũng nêu ra những biểu hiện cần khắc phục trong việc tiếp thu văn hoá nước
ngoài: "Chúng ta kiên quyết bài trừ óc quốc gia hẹp hòi, không học tập văn nghệ tiến bộ quốc tế.
Nhưng chúng ta cũng kiên quyết phản đối cái bệnh giáo điều, cái khuynh hướng nô lệ, bắt chước
làm như nước ngoài, cho rằng như thế mới là khoa học, do đó mà phạm chủ nghĩa tiền phương
(arantgardisme) và khuynh hướng ngoại lai trong nghệ thuật" (15, tr.307-439).
Tuy vậy do hoàn cảnh chiến tranh liên tiếp, việc giao lưu chỉ bó hẹp trong một số nước
thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và hơn nữa lúc đó chỉ có thể đón nhận những gì phù hợp trực



×