Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ÔN THI HSG MÔN SINH HỌC LỚP 9 PHẦN LÝ THUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.33 KB, 21 trang )

Câu 1:Trình bày đối tượng ,nội dung,ý nghĩa của di truyền học
+Đối tượng :là con ng và toàn bộ sinh vật trong tự nhiên
+Nội dung: di truyền học là nghiên cứu cơ sở vật chất cơ chế,tính quy luật của hiện tượng di truyền và
biến dị
+Ý nghĩa: di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa
học chọn giống ,y học và đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại

Câu 2 :Trình bày phương pháp phân tích các thế hệ lai của memden
-Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản,rồi theo dõi sự di
truyền tiêng rẽ trên con cháu của từng cặp bố mẹ .dùng toán thông kê phân tích các số liệu thu được .từ đó
rút ra đc quy luật di truyền các tính trạng => đặt nền móng cho di truyền cho di truyền học

Câu 3:Lai phân tích là gì
-Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính
trạng lặn.Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen là đồng hợp,còn
nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen là dị hợp

Câu4 :Lai kinh tế là gì?
-Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1
làm sản phẩm,không dùng nó làm giống

Câu 5 :Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
-Củng cố và duy trì mốt số loại tính trạng mong muốn tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp
-Đánh giá kiểu gen của từng dòng,phát hiện các loại gen xấu để loại ra khỏi quần thể

Câu 6:Các khái niệm
-Tính trạng :là những đặc điễm về hính thái,sinh lí,cấu tạo của 1 cơ thể vd : Vàng,trơn,cao
-Cặp tính trạng tương phản:là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 loại kiểu hình
-Kiểu gen :là tổ hợp toàn bộ gen trong tế bào của cơ thể
-Kiểu hình :tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể
-Thể đồng hợp:KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau cùng quy định 1 tính trạng


-Thể dị hợp:KG chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau

Câu 7:Ở đậu hà lan tính trạng màu sắc hoa có 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau là
màu hoa đỏ và màu hoa trắng.Làm thế nào để xác định đc tính trạng nào trội,tính trạng
nào lặn ?Giải thích?


-Để xác định đc tính trạng trội lặn trước hết phải cho các cây màu đỏ tự thụ phấn qua nhiều thế hệ đễ đạt
đc trạng thái thuần chủng.Ở cây hoa màu trắng cũng cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ như trên
-Sau đó cho các cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa màu trắng thuần chủng đc con lai F1 nếu
thu đc 100% tt hoa đỏ thì chứng tỏ hoa đỏ trội hoàn toàn so với cây trắng hoặc ngược lại
-giải thích : Vì nếu chúng ta k tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai sẽ khó xác định tính trạng trội
lặn.Trong trường hợp nếu hoa đỏ là trội sẽ có 2 loại KG AA,Aa đều cho hoa đỏ nhưng khi cho cây mang
KG Aa giao phần với cây hoa trắng sẽ phân li tính trạng theo tỉ lệ là 50%hoa đỏ :50% hoa trắng,hoặc
ngược lại

Câu 8:Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để xác
định 1 cơ thề có kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp?
-Không dùng phép lai phân tích có thể xác định đc cơ thể có KH trội là ở thể đồng hợp hay dị hợp bằng
cách cho cơ thể đó tự thụ phấn:
+Nếu kq thu đc là đồng tính thì cơ thể tự thụ phấn đó là đồng hợp:AA x AA => AA(đồng hợp)
+Nếu kq thu đc là phân tính theo tỉ lệ 3:1 thì cơ thể tự thụ phấn đó là dị hợp: Aa x Aa =>1AA:2Aa:1aa

Câu 9:Nội dung quy luật phân li?Ý nghĩa ?
-Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử,mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về
1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
-Ý nghĩa:
+Xác định đc tính trạng trội trong cặp tính trạng thuần chủng tương phản
+Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống cần phát hiện tính trạng trội đễ tập trung
nhiều gen trội quý vào 1 KG tạo giống có ý nghĩa kinh tế

+Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng xuất hiện tính trạng xấu phải kiễm tra độ thuần chủng
của giống

Câu 10: Nội dung quy luật phân li độc lập ?Ý nghỉa?
-Nội dung : Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
-Ý nghỉa :Quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng giải thích nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp,góp
phần làm phong phú đa dạng ở sinh vật có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa
+Đối với tiến hóa :Biến dị tổ hợp tạo nhiều KG,KH khác nhau vừa cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự
nhiên,vừa giúp sinh vật có khả năng thích nghi với điều kiện của môi trường
+Đối với chọn giống :Tính đa dạng ở sinh vật còn cung cấp nguồn nguyên liệu giúp con ng dễ dàng tìm
ra những tính trạng có lợi cho mình.Nhờ lai giống con người đã tạo ra nhiều loại giống có năng suất
cao,phẩm chất tốt từ sự tổ hợp của các gen


Câu 11:So sánh quy luật phân li và quy luật phân li độc lập về 2 cặp tính trạng


Giống nhau:

-Đều có các điều kiện nghiệm giống nhau như:
+Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng đc theo dõi
+Tính trạng trội phải là trội hoàn toàn,số lượng cá thể phải đủ lớn
-Ở F2 đều có sự phân li tính trạng xuất hiện nhiều kiểu hình
-Cơ chế của sự di truyền các tính trạng đều dựa trên sự phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao
tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh.
*Khác nhau
Quy luật phân li

Quy luật phân li độc lập


-Phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng
-F1 dị hợp 1 cặp gen (Aa) ra 2 loại giao tử
-F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1
-F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp,F2 có 4 loại
tổ hợp với 3 kiểu gen

-Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng
-F1 dị hợp 2 cặp gen tạo ra 4 loại giao tử
-F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1
-F2 có xuất hiện biến dị tổ hợp,F2 có 16 tổ hợp
với 9 kiểu gen

Câu 12:So sánh kết quả ở F1 và F2 trong phép lai 1 cặp tính trạng có hiện tượng trội hoàn
toàn và trội không hoàn toàn?
• Giống nhau
-F1 đều đồng tính (chỉ xuất hiện 1 KH )
-F2 đều phân tính (Có trên 1 KH)
* Khác nhau
Trội hoàn toàn

-Kiểu hình F1 mang tính trạng trội
-Kiểu hình F2 là 3 trội :1 lặn
-Do tính trạng trội hoàn tòn nên át chế đc tính
trạng lặn

Trội không hoàn toàn

-Kiểu hình F1 mang tính trạng trung gian
-Kiểu hình F2 là 1 trội:2 trung gian :1 lặn
-Do tính trạng trội không hoàn toàn nên không

át chế đc tính trạng lặn

Câu 13: Biến dị tổ hợp là gì? Nguyên nhân chủ yếu tạo nên biến dị tổ hợp ở quy luật phân
li độc lập ? Ý nghĩa của sự xuất hiện biến dị tỗ hợp ?
-Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ


-Nguyên nhân chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp trong phân li độc lập:Các cặp gen đã phân bố trên các
cặp NST tương đồng khác nhau nên trong quá trình giảm phân và thụ tinh,khi các cặp NST tương đồng
phân li độc lập và tổ hợp tự do dẫn đến các cặp gen cũng sẽ phân li và tổ hợp tự do
-Ý nghĩa sự xuất hiện biến dị tổ hợp: giải thích tính đa dạng của loài ,sự khác nhau giữa con cháu và với
ông bà bố mẹ.Các biến dị tổ hợp là nguồng nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên,thúc đẩy loài tiến hóa

Câu 14:Biến dị tổ hợp được xuất hiện bằng hình thức sinh sản nào ?Tại sao
-Biến dị tổ hợp được xuất hiện ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính
Vì :Sinh sản hửu tính đc thực hiện bẳng con đường giảm phân tạo giao tử và thụ tinh có xảy ra phân li độc
lập , tổ hợp tự do và trao đổi đoạn giữa các NST đã tạo ra nhiều loại giao tử ,nhiều loại hợp tử khác nhau
về nguồn gốc và chất lượng

Câu 15:Tại sao sinh sản hữu tính lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn sinh sản vô tính?
-Các loài giao phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn sinh sản vô tính vì :
+Trong giảm phân có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau khi đi về
hai cực của tế bào đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
+Trong thụ tinh có sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử của bố và các giao tử của mẹ đã tạo ra nhiều tổ
hợp NST khác nhau về nguồn gốc NST .
 Đó là nguyên nhân chính làm xuất hiện các biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh sản
hữu tính

Câu 16:Ở gà tính trạng màu sắc long do 2 gen (A,a) quy định,tính trạng kích thước chân do
hai gen (B,b) quy định và tuân theo quy luật của menden. Giải thích sự đa dạng của đàn gà

con sinh ra theo quan điểm di truyền học
-Sự đa dang tạo ra là do quá trình phát sinh giao tử đã xảy ra các biến dị tổ hợp
-Trong quá trình phát sinh giao tử ở gà trống,các gen này phân li độc lập với nhau tạo ra 4 loại giao tử
-Trong quá trình phát sinh giao tử ở gà mái,các gen này phân li độc lập với nhau tạo ra 4 loại giao tử
-Qua thụ tinh sẽ có sự tổ hợp lại các giao tử của cá thể đực và cái tạo ra 16 tổ hợp cho ra 4 kiểu hình trong
đó sẽ có 2 KH giống P và 2 KH khác P làm tăng tính đa dạng cho đàn gà con sinh ra

Câu 17:Cấu trúc điển hình của NST rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân?Mô tả
cấu trúc đó?
-Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào.
-Mô tả cấu trúc đó:Tại kì giữa NST gồm 2 Crômatit (Nhiễm sắc tử chị và em) gắn với nhau ở tâm động
(eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh.


+Tâm động là nơi dính NST vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào.Một số NST còn eo thứ hai.
+Mỗi Crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử AND và protein loại histôn.

Câu 18:Vai trò của NST đối với di truyền các tính trạng?
-NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định.Những biến đổi về
cấc trúc ,số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.
-Chính sự tự nhận đôi của AND dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nhờ đó các gen quy định các tính trạng
được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Câu 19::Trình bày sự diễn biến hình thái của NST trong chu kì TB, vẽ hình.Tại sao nói sự
đóng xoắn và duỗi xoắn của NST có tính chu kì?
*Sự diễn biến hình thái của NST trong chu kì TB:
-Kì trung gian:NST duỗi xoắn cực đại có dạng sợi mảnh và diễn ra sự nhân đôi tạo các NST kép.
-Kỳ đầu: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn dần.
-Kỳ giữa:Các NST kép đóng xoắn cực đại và co ngắn tối đa,có dạng đặc trưng.Chúng chuyển về tập
trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

-Kỳ sau:Hai Crômatit của mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực TB
nhờ sự co rút của các sợi tơ thoi phân bào.NST đơn bắt đầu duỗi xoắn.
-Kỳ cuối:Các NST đơn duỗi xoắn tối đa,tạo trở lại dạng sợi mảnh trong các TB con.
*Sự đóng xoắn và duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì:Ờ kì trung gian NST ở dạng duỗi xoắn,sau đó
bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu và kì giữa.Sang kì sau,NST bắt đầu duỗi xoắn và tiếp tục duỗi xoắn ở kì cuối.
Khi TB con đc tạo thành ở kì trung gian NST ở dạng duỗi xoắn hoàn toàn.Sau đó NST tiếp tục đóng xoắn
và duỗi xoắn có tính chất chu kì qua các thế hệ TB

Câu 20:Diễn biến cơ bản của nguyên phân
-Kì trung gian :NST duỗi xoắn cực đại có dạng sợi mảnh và diễn ra sự tự nhân đôi tạo thành các NST
kép
-Kì đầu : -Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt
- Các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động
-Kì giữa :-Các NST kép đóng xoắn cực đại và co ngắn tối đa,có dạng đặc trưng
-Các NST kép tập trung xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
-Kì sau:Từng NST kép chẻ nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút
của thoi phân bào


-Kì cuối:-Các NST đơn dãn xoắn trở lại dạng sợi mảnh thành NS chất trong các TB

Câu 21:Ý nghĩa của nguyên phân
-Nguyên phân là phương thức sinh sản của TB và lớn lên của cơ thề
-Nguyên phân duy trì ổn đinh bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB

Câu 22: Diễn biến cơ bản của giảm phân
*Ở lần phân bào 1:
-Kì trung gian 1: các NST duỗi xoắn cực đại ,dạng sợi mảnh và diễn ra sự tự nhân đôi tạo thành NST kép
-Kì đầu 1: -Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại
-Các nst kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau,sau đó

lại tách rời nhau
-Kì giữa 1: Các cặp NST kép tương đồng tập trung xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào
-Kì sau 1:Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào
-Kì cuối 1: Các NST kép nằm gon trong 2 nhân mới đc tạo thành với số lương là bộ đơn bội kép
* Ở lần phân bào 2
-Kì trung gian 2: Các NST kép giữ nguyên trạng thái giống kì cuối và k xảy ra quá trình tự nhân đôi
-Kì đầu 2: Các NST co lại cho thấy số lượng NST trong bộ đơn bội
-Kì giữa 2:Các NST kép tập trung xếp thành 1 hàng trên mặt phẵng xích đạo của thoi phân bào.Mỗi NST
kép tương ứng với 1 sợi của thoi phân bào
-Kì sau 2:Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
-Kì cuối 2:Các NST đơn nẳm gọn trong 2 nhân mới đc tạo thành với số lượng là bộ đơn bội

Câu 23: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân 1 là cơ chế tạo nên
sự khác nhau về nguồn gốc trong bộ đơn bội ở các TB con đc tạo thành qua giảm phân?
-Ở kì sau của giảm phân 1 các NST kép trong cặp tương đồng (1 có nguồn gốc từ bố,1 có nguồn gốc từ
mẹ) phân li độc lập với nhau về 2 cực của TB
-Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới đc tạo thành có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc
-Các NST kép của 2 TB mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa 2
-Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB ở kì sau 2


-Bốn TB con đc tạo thành với số lượng NST đơn khác nhau về nguồn gốc ở kì cuối 2

Câu 24:Qúa trình giảm phân cần trải qua 2 lần phân bào,vậy lần phân bào nào giống với
quá trình nguyên phân?Giải thich
-Lần phân bào giống với quá trình nguyên phân. Vì trong lần phân bào 2 NST chỉ tập trung 1 hàng trên
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Câu 25:Những điễm giống nhau và khác nhau giữa nguyên phân và giàm phân?

*Giống nhau:
-Đều có sự nhân đôi của NST ở kì trung gian mà thực chất là sự nhân đôi của AND
-Đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau(kì trung gian,kì đầu,kì giữa,kì sau,kì cuối)
-Đều có sự biến đỗi hình thái NST theo chu kì đóng xoắn và tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân đôi và thu
gọn cấu trúc để tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa
-NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa
-Ờ lần phân bào 2 của giảm phân giống phân bào nguyên phân
-Đều là cơ chế sinh học đảm bảo vật chất di truyền
*Khác nhau

Nguyên phân
-Xảy ra ở TB sinh dưỡng,TB mầm sinh dục
-Trải qua 1 lần phân bào
-NST sau khi nhân đôi hình thành NST kép không
có sự tiếp hợp ở kì đầu và tập trung xếp thành 1
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
-Trải qua 1 chu kì biến đỗi hình thái NST
-Kq từ 1 TB mẹ có bộ NST 2n tạo ra 2 TB con có
bộ NST giống nhau và giống TB mẹ

Giảm phân
-Xảy ra tại vùng chin của TB sinh dục
-Trải qua 2 lần phân bào liên tiếp.lần phân bào 1 là
phân bào giảm nhiễm,lần phân bào 2 là phân bào
nguyên nhiễm
-NST sau khi nhân đôi hình thành NST kép có xảy
ra hiện tượng tiệp hợp NST ở kì đầu 1 và tập trung
xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kì giửa
1 theo nhiều kiểu khác nhau
-Trải qua 2 chu kì biến đỗi hình thái NST nhưng

nhân đôi NST chỉ xảy ra 1 lần ở kì trung gian trước
khi bước vào giảm phân 1
-Kq từ 1 TB mẹ có bộ NST 2n tạo ra 4 TB con đơn
bội có bộ NST giảm đi một nửa

Câu 26:Tại sao nói trong phân bào giảm phân thì giảm phân 1 mới thực sự là phân bào
giảm nhiễm,còn lần phân bào 2 là phân bào nguyên nhiễm?
-Vì khi kết thúc lần phân bào giảm nhiễm này bộ NST trong TB con giảm đi 1 nửa về nguồn gốc NST so
với TB ban đầu


-Còn lần phân bào 2 là phân bào nguyên nhiễm vì ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân li NST đơn ở
dạng kép đi về 2 cực của TB.Nguồn gốc NST trong TB con không đổi lần phân bào này giống phân bào
nguyên phân

Câu 27: Tại sao nói loài sinh sản hữu tính có ưu việt hơn sinh sản sinh dưỡng?giải thích?
-Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản bằng con đường giảm phân tạo giao tử và thụ tinh có xảy ra sự
phân li độc lập,tổ hợp tư do và trao đổi đoạn giữa các NST đã tạo nên nhiều loại giao tử,nhiều loại hợp tử
khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.Nhờ đó mà sinh sản hữu tính vừa duy trì đc tính đặc trưng vừa tạo
ra các biến dị đảm bảo tính thích ứng cao
-Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản theo cơ chế nguyên phân chỉ tạo ra các thế hệ con hoàn toàn
giống TB mẹ, nên trong trường hợp phân bào bình thường không tạo ra các biến dị, loài sinh sản sinh
dưỡng không có biến dị để chọn lọc khi gặp điều kiện sống thay đổi

Câu 28:Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng?phân biệt sự khác nhau giữa cặp NST
kép và NST tương đồng
-NST kép gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động,hoặc có nguồn gốc từ bố,hoặc có
nguồn gốc từ mẹ
-NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố,1 chiếc
có nguồn gốc từ mẹ


NST KÉP

NST TƯƠNG ĐỒNG

-Chỉ là 1 NST gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động

-Gồm 2 NST đồng dạng

-Chỉ 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ
-2cromatit hoạt động như 1 thể thống nhất

-Có 2 nguồn gốc 1 từ bố,1 từ mẹ
-2 nst của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau

Câu 29: Giao tử là gì?Trình bày quá trình phát sinh giao tử?
-Giao tử là tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội đc hình thành từ quá trình giảm phân của TB sinh giao tử
có khả năng thụ tinh tạo thành hợp tử.Có 2 loại giao tử : giao tử đực và giao tử cái
-Trình bày phát sinh giao tử ở động vật:
+Trong quá trình phát sinh giao tử đực:Các TB mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh
nguyên bào,các tinh nguyên bào phát triển thành các tinh bào bậc 1.Tinh bào bậc 1 tham gia giảm
phân,lần 1 tạo ra 2 tinh bào bậc 2,lần 2 tạo ra 4 TB con từ đó phát triển thành 4 tinh trùng,đều có kích
thước bằng nhau và đều tham gia vào quá trình thụ tinh
+Trong quá trình phát sinh giao tử cái:Các TB mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn
nguyên bào, các noãn nguyên bào phát triển thành các noãn bào bậc 1.Noãn bào bậc 1 tham gia giảm
phân,lần 1 tạo ra 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực thứ nhất ,lần 2 tạo ra 1 TB trứng và thể cực thứ 2,KQ tạo
ra 1 TB trứng và 3 thể cực,chỉ có TB trứng tham gia vào thụ tinh còn 3 thể cực bị tiêu biến

Câu 30:So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật?



*Giống nhau
+Các TB mầm (noãn nguyên bào ,tinh nguyên bào )đều thực hiên nguyên phân liên tiếp nhiều lần
+Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện nguyên phân để tạo giao tử
*Khác nhau

Phát sinh giao tử cái

Phát sinh giao tử cái

-Noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 1 thể cực thứ
nhất(kích thước nhỏ )và noãn bào bậc 2( kích thước
lớn)

-Tinh bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc
2

-Noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 2 thể cực thứ
2 (KT nhỏ) và 1 TB trứng (KT lớn)

-Mổi tinh bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 2 tinh
tử,các tinh tử phát sinh thành tinh trùng

-KQ:mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể
cực và 1 TB trứng

-KQ từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử
phát sinh thành tinh trùng

Câu 31:Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo đc các hợp

tử chứa các tổ hợp tự NST khác nhau về nguồn gốc
-Do sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong quá trình giảm phân tạo nên các giao tử chứa bộ
NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc.Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử này đã tạo nên các hợp
tử chứa các tồ hợp NST khác nhau về nguồn gốc

Câu 32:Thụ tinh là gì? Bản chất của quá trình thụ tinh?
-Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái thành 1 hợp tử
-Bản chất của quá trình thụ tinh :Là sự kết hợp giữa 2 bộ nhân đơn bội tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp
tử
- Câu 33: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?
Về mặt di truyền :giảm phân tạo thành các giao tử đực và cái mang bộ NST đơn bội (n),qua thụ tinh giữa
giao tử đực và cái mang bộ NST lưỡng bội(2n) đc khôi phục  đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc
trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể
-Về mặt biến dị: giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu
nhiên của các loài giao tử qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử NST khác nhau nguyên nhân làm xuất hiện
biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính,tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hó
-Người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công
tác chọn giống

Câu 34:Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường
NST giới tính

NST thường


-Thường tồn tại 1 cặp trong TB lưỡng bội

-Thường tồn tại với số lượng lớn hơn 1 cặp trong TB
lưỡng bội


-Tồn tại thành cặp tương đồng XX hoặc không tuong
đồng XY

-Luôn tồn tại thành cặp tương đồng

-Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể

-Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể

Câu 35:Bộ NST 2n và bộ NST n là gì? Phân biệt bộ NST 2n và bộ NST n?
-Bộ NST lưỡng bội(2n):là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
-Bộ NST đơn bội (n):là bộ NST của giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng

BỘ NST 2n
-NST tổn tại thành từng cặp,mỗi cặp NST gồm 2
NST đơn có nguồn gốc khác nhau
-Gen trên NST tồn tại thành từng cặp alen
-Tồn tại trong TB sinh dưỡng và mô TB sinh dục
nguyên thủy

BỘ NST n
-NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1
nguồn gốc
-gen trên NST tồn tại thành từng chiếc alen,có
nguồn gốc xuất phát từ bố hoặc mẹ
-Tồn tại trong TB giao tử đực hay giao tử cái do kết
quả của quá trình giảm phân

Câu36:Cơ chế nào đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu
tính qua các thế hệ TB và cơ thể?giải thích?

-Sự kết hợp của 3 quá trình :Nguyên phân,giảm phân,thụ tinh là cơ chế đảm bảo sự duy trì ổn định bộ
NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ tế bào và cơ thể
-Giải thích:
- Ở các loài sinh sản hữu tính cơ thể bắt đầu từ 1 TB gọi là hợp tử
-Nhờ sự kiện quan trọng là nhân đôi NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều về 2 cực của TB của
NST ở kì sau của quá trình nguyên phân tạo thành 2 TB con có bộ NST 2n giống bộ NST của TB mẹ 2n
 Do vậy bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài trong hợp tử đc sao chép nguyên vẹn cho tất cả các TB
cơ thể
-Khi giảm phân: Số lượng NST trong giao tử giảm xuống còn n NST
-Khi thụ tinh :có sự tỗ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội 2n có
nguồn gốc từ bố và mẹ.Nhờ vậy mà bộ NST của loài lại đc phục hồi

Câu 37: Trình bày cơ chế xác định NST giới tính ở người?
-Sự phân li độc lập của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại trog quá trình
thụ tinh là cơ chế xác định NST giới tính
-Trong quá trình phát sinh giao tử :


+Ở nữ sự phân li của cặp NST giới tính XX chỉ cho ra 1 loại trứng mang NST X
+Ở nam trong giảm phân tạo giao tử cặp NST giới tính XY cho ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y.
-Trong quá trình thụ tinh:
+Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa trứng X với tinh trùng X tạo thành hợp tử XX (qui định giới tính nữ)
+Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa trứng X với tinh trùng Y tạo thành hợp tử XY (qui định giới tính nam)
-Sơ đồ cơ chế NST giới tính:
P:

XX

G:


X

F1

x

XY
X,Y

XX(nữ) :XY(nam)

Câu 38: Tại sao cấu trúc tỉ lệ dân số tỉ lệ nam:nữ là 1:1
+Hai loại tinh trùng X và Y đc tạo ra với tỉ lệ ngang nhau
+Xác xuất thụ tinh giữa 2 loại tinh trùng là ngang nhau
+Qúa trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẩu nhiên
+Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau

Câu 39:Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình phân bào
-Kì giữa của nguyên phân:NST co rút cực đại ,có hình dạng và kích thước điển hình,tập trung thành 1
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
-Kì giữa của giảm phân I: NST tương đồng kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xixh1 đạo của
thoi phân bào
-Kì giữa của giảm phân II: NST ở dạng kép rút ngắn cực đại và tập trung trên mặt phẳn xích đạo giống
như kì giữa của nguyên phân

Câu 40 : So sánh cấu tạo hóa học và chức năng của phân tử ADN,ARN,Protein
Đại phân tử
ADN
ARN


Cấu trúc
+chuỗi xoắn kép
+4loại nucleoti : A,T,G,X
+Chuỗi xoắn đơn
+4 loại nucleotit :A,U,G,X

Chức năng
+Lưu giữ thông tin di truyền
+Truyền đạt thông tin di truyền
+Truyền đạt thông tin quy định
cấu trúc protein
+Vận chuyển axit amin
+Thành phần cấu tạo nên riboxom


Protein

+Một hay nhiều chuỗi đơn
+20 loại axit amin

+Cấu trúc các bộ phận của tế bào
+Enzim xúc tác quá trình trao đổi
chất
+Hoocmon điều hòa quá trình trao
đổi chất
+Bảo vệ cơ thể,vận chuyển ,cung
cấp năng lượng

Câu 41:Mô tả cấu trúc không gian của ph tử AND ?
-Ph tử AND là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái qua phải

-Mỗi chu kì xoắn có chiều dài 34A, đường kính 20A và gồm 10 cặp Nu
-Các Nu giữa 2 mạch đơn liên kết vs nhau thành từng cặp theo NTBS :A liên kết vs T; G liên kết vs X và
ngược lại
-Hệ quả của NTBS :do tính chất bổ sung của 2 mạch đơn nên khi biết trình tự các đơn phân trên 1 mạch ta
có thể suy ra đc trình tự các đơn phân trên mạch còn lại

Câu 42: Điễm giống nhau về cấu trúc phân tử của 3 loại ARN?
-Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ,đơn phân là các ribonucleotit
-Có 4 loại đơn phân :A,U,G,X
-Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị giữa gốc phophat của ribonucleotit này với
đường của ribonucleotit tiếp tạo nên mạch polynucleotit
-Có cấu trúc 1 mạch

Câu 43: Trình bày chức năng của 3 loại ARN
-mARN(thông tin): truyền đạt thông tin di truyền quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp
-tARN(vận chuyển): vận chuyển axit amin
-rARN(riboxom): thành phần cấu tạo nên riboxom

Câu 44:Vì sao AND có tính đa dạng và đặc thù?Nêu ý nghĩa của nó đối với di truyền của
sinh vật ?
-Vì AND đc cấu tạo bởi hàng vạn ,hang triệu nucleotit với 4 loại nu khác nhau (A,T,G,X)  tạo nên tính
đặc thù và đa dạng cho AND
+Tính đa dạng: 4 loại nu A,T,G,X sắp xếp với thành phần ,số lượng và trật tự khác nhau tạo nên vô số loại
AND ở các cơ thể sinh vật


+Tính đặc thù: Mỗi loại AND trong cơ thể sinh vật có thành phần số lượng và trật tự xác định của các nu


Ý nghĩa


-Tính đa dạng của AND là cơ sở tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền ở các loài sinh vật
-Tính đặc thù của AND góp phần tạo nên sự ổn định về thông tin di truyền ở mỗi loài sinh vật

Câu 45:Cho sơ đồ
Gen  m ARN  Protein  tính trạng .Nêu bản chất của mối quan hệ trong sơ đồ?
-Trình tự các nu trong AND quy định trình tự các Nu trong mạch m ARN
-Trình tự các nu trong mạch ARN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành phân tử
protein
-Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào biểu hiện thành tính trạng

Câu 46:Nêu tính đa dạng và đặc thù của Protein
-Protein có tính đa dạng và đặc thù là do thành phần,số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20
loại axit amin
-Ngoài ra protein còn đặc trưng ở cấu trúc không gian và số chuỗi axit amin

Câu 47 :Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?Cơ chế ổn định vật chất đó qua
các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?
*Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là NST
*Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể
-Đối với loài sinh sản hữu tính :
+Qua các thế hệ khác nhau của tế bào trong cùng 1 cơ thể ,bộ NST đc duy trì ổn định nhờ cơ chế nguyên
phân.Sự kiện chính là sự tự nhân đôi NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều NST ở kì sau đảm bảo 2
TB con sinh ra có bộ NST giống hệt mẹ
+Qua các thế hệ khác nhau của cơ thể bộ NST đc duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của 3 cơ chế nguyên
phân,giảm phân,thụ tinh.Các sự kiện quan trọng nhất là sự tự nhân đôi,phân li, và tổ hợp NST trong
nguyên phân và giảm phân,sự tổ hợp các NST tương đồng có nguồn gốc từ bố và mẹ trong thụ tinh
-ĐỐi với loài sinh sản sinh dưỡng:
+Bộ NST đc duy trì ổn định qua các thế hệ khác nhau của TB và qua các thế hệ khác nhau của cơ thể đều
nhờ cơ chế nguyên phân.Sự kiện chính là sự tự nhân đôi NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều NST

ở kì sau đảm bảo 2 TB con sinh ra có bộ NST giống hệt mẹ

Câu 48:Đột biến gen là gì? Các dạng? nguyên nhân phát sinh gây đột biến ?


-Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nu
-Các dạng :Đột biến gen liên quan đến 1 cặp Nu có các dạng :mất ,thêm, thay 1 cặp nu
-Nguyên nhân phát sinh gây đột biến :
+Trong điều kiện tự nhiên ,do rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử AND dưới ảnh hưởng của
môi trường trong và ngoài cơ thể
+Trong thực nghiệm :con ng gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hóa học

Câu 49: Vì sao các đột biến gen biễu hiện ra kiễu hình thường có hại cho sinh vật ?Nêu rõ
vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất?Tìm 1 số vd đột biến gen phát
sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra ?
-Đột biến gen biễu hiện ra kiễu hình thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa
trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên,gây ra những rối loạn
trong quá trình tổng hợp protein và biểu hiện ra tính trạng của cơ thể
-Trong sản xuất người ta gặp những đột biến tự nhiên hoặc đột biến nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật
VD :đột biến làm tăng khả năng chịu hạn,chịu rét ở lúa
-Đột biến gen ở vật nuôi và cây trồng có lợi cho con người vì cung cấp cho con người nguồn biến dị để
chọn lựa những dạng phù hợp có lợi đối với con người.Qua đó tạo ra các giống mới có năng suất cao và
phẩm chất tốt
*Đột biến gen di truyền đc cho thế hệ sau vì làm thay đổi cấu trúc gen trên phân tử AND khi AND nhân
đôi thì đột biến gen cũng nhân đôi cùng với AND sau đó truyền sang cho các thế hệ tế bào con qua quá
trình phân bào và di truyền ở thế hệ sau
Vd :-đột biến làm mất khả năng tồng hợp chất diệp lục ở lá vạn niên thanh
-Đột biến gen làm mất màu cây ho giấy từ màu đỏ trở thành màu trắng
-Đột biến gây bệnh mù màu ở người


Câu 50:Đột biến cấu trúc NST là gì ? các dạng? nguyên nhân phát sinh gây đột biến?
-Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
-Các dạng : mất đoạn, lặp đoạn,đảo đoạn
-Nguyên nhân phát sinh:
+Đột biến cấu trúc NST xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc là do con người
+Nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lí hóa học  phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp
lại các đoạn của chúng


Câu 51:Đột biến số lượng NST là gì? Nêu tên và số lượng các kiểu bộ NST bị đột biến?
-Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lương xảy ra ờ 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả
bộ NST
-Thể dị bội :là cơ thể mà trong TB sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng
+Các dạng:2n+1(thể 3 nhiễm); 2n-1(thể 1 nhiễm );2n-2(thể không nhiễm)
-Thể đa bội là cơ thể mà TB sinh dưỡng có 1 số NST là bội số của n(nhiều hơn n)
+Các dạng: 3n(thể tam bội); 4n (thể tứ bội)

Câu 52:Trình bày sự khác nhau giữa thường biến và đột biến

Thường biến

Đột biến

-Biến đỗi kiểu hình do ảnh hưởng trực tiếp của môi
trường

-Biến đổi vật chất di truyền(AND,NST) do các tác
nhân vật lí hóa học hoặc rối loạn quá trình trao đổi
chất nội bào


-Xuất hiện đồng loạt theo 1 hướng xác định ,tương
ứng với điều kiện tương ứng với môi trường
-không di truyền đc
-Thường có lợi cho sinh vật( có ý nghĩa thích nghi)

-Xuất hiện ngẫu nhiên,riêng lẻ từng cá thể,vô hướng
-di truyền đc
-phần lớn thường có hại cho sinh vật,1 số có lơi có
ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá

Câu 53:Mối quan hệ giữa KG,MT và KH
-KH là kết quả của sự tương tác giữa KG và môi trường
-Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào KG
-Các tính trạng số lương chịu ảnh hưởng của môi trường

Câu 54:Mức phản ứng là gì?
-Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 KG hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen trước môi trường khác
nhau
-Mức phản ứng do KG quy định

Câu 55:Trình bày cơ chế phát sinh,hậu quả và cách nhận biết đột biến mất đoạn NST
-Cơ chế phát sinh đột biến: do tác nhân ngoại cảnh hoặc trong tế bào làm cho NST đứt gãy đi 1 đoạn
-Hậu quả:Nếu xảy ra với 1 đoạn lớn sẽ làm giảm sức sống hoặc gây chết,làm mất khả năng sinh sản
-Cách nhân biệt:
+ Gen lặn biểu hiện ra KH ở trạng thái bán hợp tử (cơ thể dị hợp tử mà NST mang gen trội bị mất đoạn
mang gen đó)


+Quan sát NST dưới kính hiển vi dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng hoặc kích thước NST


Câu 56: Trình bày các đặc điểm của thể đa bội?
-Đặc điểm của thể đa bội :
+Số lượng NST tăng gấp bội  Hàm lượng AND tăng lên
+Tăng cường độ trao đổi chất
+Kích thước tế bào,cơ quan gia tăng
+Tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi

Câu 57 :Trong 1 đám rau muống có 1 số cấy rau muống có kích thước to gấp 2 lần các cây
bình thường.Theo em ,để biết đó là hiện tượng thường biến hay đột biến ta phải làm gì?
-Làm tiêu bản ở 1 bộ phận bất kì đối với cây rau muống đó và tiêu bản của cây rau muống bình
thường,rồi đem quan sát dưới kính hiển vi
-Đếm và so sánh số lượng NST của chúng với nhau:
+Nếu số NST của chúng bằng nhau thì đó là hiện tượng thường biến
+Nếu số NST của cây đó nhiều hơn cây bình thường thì cây đó bị đột biến
Câu 58: Bệnh đao là gì ?biểu hiện? Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh đao ?
-Khái niệm :Bệnh đao là hội chứng bệnh phát sinh ở những người thuộc thể dị bội 3 nhiễm, thừa 1 NST
số 21
+Trong TB sinh dưỡng có 3 NST số 21thuộc dạng 2n+1 = 47NST
-Biểu hiện:bé, lùn,cổ rụt,má phệ,miện hơi há,lưỡi thè ra,mắt hơi sâu và 1 mí,khoảng cách giữa 2 mắt xa
nhau,ngón tay ngắn,không có khả năng sinh con
-Cơ chế sinh trẻ bệnh đao:
+Trong giảm phân cặp NST số 21 trong TB sinh giao tử của bố(hoặc me) không phân li  Tạo ra 2 loại
giao tử chứa 2 NST số 21 và loại giao tử không chứa NST
+Giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 NST số 21 tạo hợp tử chứa 3 NST số
21 và bị bệnh đao

Câu 59:Bệnh tơcnơ là gì?biểu hiện của bệnh?Cơ chế hình thành bệnh tơcnơ ?
-Khái niệm:Bệnh tocno chỉ có 1 NST giới tính và NST đó là NST X.Hội chứng này chỉ xuất hiện ở nữ
-Biểu hiện:lùn ,cổ ngắn, tuyến vú không phát triển,không có kinh nguyệt,tử cung nhỏ,mất trí và không có
con



-Cơ chế hình thành bệnh tocno:
+Trong giảm phân,do các tác nhân gây đột biến đã dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của
người mẹ không phân li,tạo ra 2 loại giao tử:1 giao tử chứa cả cặp NST giới tính(n+1)và 1 giao tử không
chứa NST giới tính (n-1)
+Trong quá trình thụ tinh,giao tử không chứa NST giới tính (n-1)kết hợp với giao tử bình thường mang
NST giới tính X tạo ra hợp tử OX (2n-1) phát triển thành bệnh tocno

Câu 60:Bệnh bạch tạng là gì?
-Bệnh bạch tạng do 1 đột biến gen lặn gây ra.Bệnh nhân có da và tóc màu trắng ,mắt màu hồng

Câu 61 :Tại sao nghiên cứu di truyền học ở người gặp khó khăn hơn động vật ?Nêu các
phương pháp nghiên cứu di truyền ở người?
-Khó khăn:Người sinh sản chậm,đẻ ít con,số lượng NST trong TB lớn(2n=46),kích thước tế bào bé,ít sai
khác về hình dạng,khó khăn lớn là do xã hội,luật kết hôn nên không thể sử dụng phương pháp lai,mặt
khác không thể xử lí tác nhân gây đột biến
-Các phương pháp nghiên cứu :Nghiên cứu phả hệ,nghiên cứu trẻ đồng sinh

Câu 62:Thế nào là trẻ đồng sinh cùng trứng?Thế nào là trẻ đồng sinh khác trứng?
-Trẻ đồng sinh cùng trứng là những đứa trẻ đc sinh ra từ 1 trứng với 1 tinh trùng
-Trẻ đồng sinh khác trứng là những đứa trẻ đc sinh ra bởi 2 hay nhiều trứng đc thụ tinh với 2 hoặc nhiều
tinh trùng
-Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng
Đồng sinh cùng trứng

Đồng sinh khác trứng

-Cùng kiểu gen


-Khác kiểu gen

-Cùng giới tính

-Cùng giới hoặc khác giới

Câu 63:Nêu các biện pháp hạn chế các bệnh tật di truyền?
+Đấu tranh chống sản xuất, thử,sử dụng vũ khí hạt nhân,vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi
trường
+Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu,diệt cỏ dại,thuốc chữa bệnh
+Hạn chế kết hôn giữa những người mang gen gây các tật,bệnh di truyền hoặc sinh con của các cặp vợ
chồng nói trên
+Bố mẹ ở tuổi quá cao nên hạn chế sinh con(do các yếu tố gây đột biến trong cơ thể bố,mẹ trong một thời
gian dài trước đó bây giờ có điều kiện tác động với nhau để tạo kiểu gen gây hại ở con)

Câu 64:Ưu thế lai là gì?


Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn,sinh trưởng nhanh hơn,phát triển mạnh hơn,khả
năng chống chịu tốt,năng suất cao hơn hẳn đời bố mẹ

Câu 65:Kĩ thuật gen là gì?Các khâu cơ bản của kĩ thuật gen?
-Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên AND cho phép chuyễn gen từ 1 cá
thể của 1 loài sang cá thể của loài khác
-Các khâu của kĩ thuật gen:
+Tách
+Cắt nối để tạo AND tái tổ hợp
+Đưa AND tái tổ hợp vào tế bào nhận

Câu 66:Công nghệ tế bào là gì?Các công đọan?Ứng dụng của công nghệ tế bào?

-Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo cơ quan hoặc
cơ thể hoàn chỉnh
-Gồm 2 công đoạn:
+Tách TB từ cơ thể hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo
+Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
-Ứng dụng:
+Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống)ở cây trồng
+Nuôi cấy TB và mô trong chọn giống cấy trồng
+Nhân bản vô tính ở động vật

Câu 67: Nêu các lĩnh vực trong công nghệ sinh học hiện đại?
-Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học hiện đại gồm:
+Công nghệ lên men
+Công nghệ tế bào
+Công nghệ enzim
+Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi
+Công nghệ xử lí môi trường
+Công nghệ gen


+CÔng nghệ sinh học y-dược

Câu 68 :giới hạn sinh thái là gì?Thế nào là giới hạn dưới ,giới hạn trên và điểm cực thuận
về nhân tố nhiệt độ của cá rô phi ở VN
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định
-Giới hạn dưới là giới hạn mà tại đó cá rô phi có thể tồn tại đc nhưng nếu xuống thấp hơn nữa chúng sẽ
bị chết
-Giới hạn trên là giới hạn mà tại đó cá rô phi có thể tồn tại đc nhưng nếu cao hơn nữa chúng sẽ bị chết

-Điểm cực thuận là điểm mà tại đó cá rô phi có thể sinh trường và phát triển 1 cách thuận lợi

Câu 69:Em hãy nêu kết quả của thí nghiệm tung 1 đồng kim loại và 2 đồng kim loại
-Ở thí ngiệm gieo 1 đồng kim loại:
Khả năng xuất hiện mỗi mặt của đồng kim loại là ½
Liên hệ với lai 1 cặp tính trạng ta thấy cơ thể có KG Aa khi giảm phân cho 2 loại giao tử A và a với xác
suất ngang nhau là 1A:1a
-Ở thí nghiệm gieo 2 đồng kim loại:
Xác suất là 1/4SS:1/2SN:1/4NN
Liên hệ với phép lai 1 cặp tính trạng ta thấy cơ thể có KG Aa khi ở F1 khi tự thụ phấn cho hợp tử có tỉ
lệ 1/4AA:1/2Aa:1/4aa

Câu 70:Hãy trình bày các bước cố định mẫu,ccah1 làm tiêu bản và quan sát NST ở rễ cây
hành.Vẽ chú thích đầy đủ hình thái NST ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào ?
a)Cố định mẫu:
-Giâm củ hành ta trong cát ẩm cho ra rễ
-Cắt rễ,rửa sạch bằng nước,ngâm rễ trong dung dịch Carnoy(24h) sau đó rửa bằng cồn 80 º,giữ rễ trong
cồn 70º
b) Làm tiêu bản:
-Lấy rễ cây hành trong côn 70º ra ngâm trong dd HCL ở 60º trong 30 phút rửa mẫu bằng nước cất,gắp ra
dĩa petri và nhuộm Fuchsin trong 2 phút
-Cắt lấy phần đầu rễ đặt lên lam kính nhỏ 1 giọt axit acetic 45% đậy lamen,ấn nhẹ cho mẫu nát,các tế bào
dàn mỏng và vở ra
c) Quan sát hình thái NST


-Đặt tiên bản lên kính.Lúc đầu,dùng vật kính có bội giác bé để lựa chọn điễm quan sát đạt yêu cầu.Sau đó
chuyển sang bội giác lớn để quan sát tiếp hình thái của NST quua các kì nguyên phân
*Vẽ đúng hình và chú thích đầy đủ hình thái NST ở kì giữa của quá trình nguyên phân

Câu 71:Có 1 đoạn AND bằng nhựa đc tháo rời cả 2 mạch thành đoạn nhỏ.Hãy trình bày
thao tác để lắp ráp thành mô hình AND hoàn chỉnh

-Tiến hành lắp 1 mạch hoàn chỉnh trước,đi từ chân đế lên hay từ trên đỉnh trục xuống
-Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song tương ứng với các nu với trật tự theo NTBS với đoạn mạch
đã đc lắp trước.Mạch thứ 2 cũng bắt đầu lắp từ trên đỉnh xuống hay từ dưới lên tùy theo dạng xoắn của
mạch đã đc lắp trước
Câu 72:Ở người bị mất 1 đoạn nhỏ của NST thứ 21 gây ra bệnh ung thư máu.Em hãy thiết kế thí
nghiệm để nhận biết người này bị bệnh ung thư máu
-Lấy mẫu tế bào từ người này
-Đưa mẫu về phòng thí nghiệm dàn trải mỏng mẫu vật lên lam kính(sao cho thật mỏng để các tế bào
không chồng lên nhau)sau đó đậy lamen lên và ép từ từ để sao cho không khí không đc lọt vào ,ta đc 1
tiêu bản
-Điều chỉnh kính hiển vi sao cho có đủ ánh sáng để quan sát
-Quan sát tiêu bản và xác định đc cặp NST thứ 21.Nếu thấy có 1 vai NST bị ngắn đi chứng tỏ vai ngắn đó
là bị mất đoạn.Gây ra bệnh ung thư

Câu 73:Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái của thực vật.Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng
minh điều đó là đúng
-Dùng 3 chậu cát ẩm nhỏ bỏ vào 3 chậu đó vài hạt đậu xanh
-Đặt 3 chậu ở 3 vị trí khác nhau(một chậu hoàn toàn ngoài sáng,một chậu trong ánh sáng yếu,một chậu
đặt trong bóng tối nhưng dùng màn đen chắn lại trên đó khoét 1 lỗ nhỏ cho ánh sáng lọt vào rất ít)
-Tưới nước giữ ẩm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm tạo cây con
-Sau 1 thời gian quan sát cây trong bóng tối sẽ mọc vống lên hơn cả 2 chậu kia và đồng thời than nghiên
hướng về phía có luồng sáng lọt vào
Câu 74:Nếu có 1 tiêu bản cố định quá trình nguyên phân ờ tế bào rễ cây hành và kính hiển vi
quang học.Hãy trình bày cách tiến hành quá trình quan sát hình thái của NST (tiêu bản cố định )
trên kính hiển vi quang học (không cần nêu sự biến đổi hình thái của NST qua các kì của quá trình
giảm phân?
-Đặt kính hiển vi hướng về nơi có ánh sáng
-Điều chỉnh vật kính lấy ánh sáng và mắt đạt vào thị kính quan sát sao cho nhìn thấy ánh sáng trắng là đc



-Đưa mặt kính lên sát với bội giác của kính
-Đặt tiêu bản lên mặt kính và điều chỉnh tiêu bản sao cho bội giác của kính ở vị trì trung tâm của mỗi vật
-Chuyển sang bội giác lơn để tiếp tục điều chỉnh để có thể quan sát đc hình thái NST ở mức phóng đại lớn
hơn và sau đó di chuyển,quan sát vào vi trường để tìm những vị trí có các kì của quá trình nguyên phân



×