Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.49 KB, 3 trang )

Nghị luận xã hội về lòng dũng cảm
Mấy tháng trước, đài báo đưa tin về một anh thanh niên tay không săn bắt cướp ở
Thành phố Hổ Chí Minh mà không cần gia nhập một tổ chức công an hay dân
phòng nào, cũng không phải để lấy thù lao hay ơn huệ. Hằng ngày, chúng ta nghe
biết được có những bạn trẻ nhảy xuống sông cứu người sắp chết đuối, có những
tình nguyện viên không quản ngại gian khổ nguy hiểm đến với các bệnh nhân trại
phong, vào các bệnh viện truyền nhiễm hoặc đến với đồng bào dân tộc miền núi
cần sự giúp đỡ…. Và chúng ta gọi họ là những người có lòng dũng cảm.
Vậy thế nào là lòng dũng cảm? Tại sao từ xưa đến nay con người luôn đề cao và
kêu gọi lòng dũng cảm? Tôi hiểu về lòng dũng cảm chính từ những sự việc nhỏ bé
mà tôi chúng kiến trong cuộc sống hằng ngày với những người thân yêu nhất.
Vốn là một cô bé nhút nhát yếu đuôi, không ít lần tôi từng đau khổ vì tính cách
"trời sinh" này của mình. Còn nhỏ, hồi bé tôi sợ nhiều thứ lắm, nào sợ chuột, sợ
gián, sợ dơi, sợ nhện, sợ đến cả mấy con tò vò hay bay vào góc nhà tôi xây tổ…
Đến bây giờ tôi vẫn còn rất sợ ma, sợ tối. Anh trai tôi hay cười giễu tôi là đồ nhát
như cáy ngày, đồ thỏ đế, đổ mít ướt… Còn mẹ tôi thì cười khích lệ: "Con phải
dũng cảm lên chứ"! Dần dần, lớn lên tôi ngày càng nhận thấy, sự thiếu can đam,
con người ta sẽ rất khó sống. Mẹ tôi chính là tấm gương đầu tiên cho tôi soi để
thấy lòng dũng cảm của con người. Mặc dù mẹ tôi từng phải trái qua chiến tranh.
Mẹ không phải là cô giao liên, cô thanh niên xung phong mở đường cho chị cứu
thương băng minh qua mưa bom bão đạn góp phần làm nên cuộc sống hòa bình
hôm nay. Mẹ chỉ là một người phụ nữ nông dân bình thường, sớm tối miệt mài
công việc gia đinh, đồng áng. Mẹ lội ruộng sâu khi mưa lũ tràn về mùa gặt, nước
ngập ngang lưng, bất chấp những con vật mà tôi thường kinh hãi như đỉa, vắt, rắn,
rết, mẹ cố sức đẩy thuyền lúa về nhà. Mẹ không khỏe lắm mà vẫn cố đẩy thêm vài


thuyền lúa nữa giúp bác hàng xóm giá yếu neo đơn dù mẹ đã rét run cầm cập. Có
lần giữa đêm mưa lớn, nghe tiếng người kêu cứu ngoài mương, mẹ không quản
ngại sấm chớp, lao ra khơi cửa. Mẹ bảo: "Thấy người cần giúp, sức mình cố giúp
được mà không giúp là "phải tội". Và tôi nghĩ mẹ chính là người dũng cảm nhất.


Cô giáo tôi thường khuyên những bạn trót mắc lỗi hãy dũng cảm nhận lỗi. Một bạn
nam thuộc loại "cá biệt" trong lớp tôi, một lần viết bậy lên tường, nhưng cô giáo lại
tưởng thủ phạm là bạn khác và sắp sửa đưa hình thức ki luật cho bạn đó. Bạn "cá
biệt" có thể im lặng nhưng cuối cùng đã dám nói ra sự thật, xin lỗi của mình. Cả
lớp tôi bắt đầu nhìn bạn "cá biệt" bằng con mắt khác, "không cá biệt" nữa. Một anh
thanh niên tay không bắt sống bọn cướp giật ngoài phố, lấy lại đồ đạc mà không sợ
chúng trả thù. Một cậu bé dám nhảy xuống sông cứu người sắp chết đuối… trong
cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể được chứng kiến nhiếu hành động sáng ngời
lòng dũng cảm như thế. Lòng dũng cảm càng bộc lộ rõ hơn khi con người bị đẩy
vào những hoàn cảnh đặc biệt bất thường. Đó là tấm gương quên mình hi sinh cho
cuộc chiến tranh tranh độc lập dân tộc, tự do dân tộc cùa các thế hệ anh hùng đất
Việt, từ Trần Đình Trọng cho đến Nguyễn Trung Trực, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn
Trỗi, Trần Văn Ơn, Nguyễn Thái Bình… Đó còn là những con người sẵn sàng xả
thân vì công lí, lương tri và nghệ thuật điện ảnh thế giới đã tái hiện lại trong hình
tượng thanh tra Ka-ta-nhi-a một mình chống lại ma-phi-a bất chấp cái chết đêm
ngày rình rập. Từ nhỏ đến lớn, tất cả những con ngưòi và hành động đó chính là
hiện thân của lòng dũng cảm.
Như vậy, có thể hiểu lòng dũng cảm là dám sống mạnh mẽ, không sợ khó khăn
gian khổ, không sợ chết, dám hi sinh vì mục đích của mình, được không? Có thể
nói những người lính đánh thuê cho quân đội Mĩ đem thân làm bia đỡ đạn hòng
xâm lân đất nước khác là có lòng dũng cảm được không? Hay những lẽ đánh bom
tự sát phục vụ cho một vài tổ chức khủng bố trên thế giới cũng thể hiện lòng dũng
cảm? Phải chăng nhóm phi công cảm tử lái máy bay đầm vào tòa tháp đôi ở Niu –


Oóc ngày 11 tháng 9 năm 2001 là những người dũng cảm nhất thế giới? Tôi không
cho rằng khái niệm lòng dũng cảm mở rộng đến vậy. Anh trai tôi cũng là một
chàng trai đầy nam tính, rất dũng cảm, khi đi đâu có anh đi cùng là tôi hoàn toàn
yên tâm. Có một lần, nhóm bạn cùng lớp của anh thách đố nhau về lòng dũng cảm,
thử xem ai dũng cảm nhất. Điều kiện của cuộc thi dũng cảm là bơi qua sông Hồng

vào lúc sáng sớm tinh mơ chưa rõ mặt người. Bôn người "dám" thi trong đó có cả
anh trai tôi đã suýt mất mạng nếu không may mắn được một bác thuyền chài cứu
kịp. Chỉ sót lại một người "hèn nhát" không dám tham dự thì không gây nên phiền
hà. Bạn có cho rằng bốn người thanh niên đó dũng cảm không? Theo tôi, nên gọi
họ là bọn "liều thân ngốc nghếch" thì đúng hơn. Tôi không có lòng dũng cảm trong
những hành động vô nghĩa lí như vậy. Lòng dũng cảm không chỉ có nghĩa là không
sợ khổ, không sợ chết mà nó còn gắn với mục đích tốt đẹp, ý nghĩa cao cả. Lòng
dũng cảm tốt đẹp khi nhờ có nó, con người có đủ ý chí vươn lên vượt mọi gian
khổ, thứ thách để khẳng định phẩm giá, năng lực của bàn thân. Lòng dũng cảm cao
cả khi nhờ có nó, con người dám quên mình vì việc nghĩa, dám hi sinh tính mạng
vì sự sống còn của đất nước, của người thân cũng như đồng bào, đồng đội. Như thế
lòng dũng cảm luôn gắn liền với ý thức vể nhân cách, phẩm giá làm người. Lòng
dũng cảm còn đi liền với tình yêu thương, đức vị tha, khi nó thực sự cảm hóa con
người. Lòng dũng cảm xa lạ với sự yếu hèn, bạc nhược không dám đôì mặt với thử
thách cũng như những thói hư tật xấu.
Cuộc sông luôn đầy những bất trắc, thử thách. Mỗi khoảnh khắc sống là mỗi
khoảnh khắc vượt lên nỗi sợ hãi, sự yếu đuối của chính mình. Và mỗi kh phải đốì
mặt với những sự thật không mong muốn, tôi lại tự nhủ với chính mình: Can đảm
lên! Vì can đảm là cội nguồn của cái đẹp!



×