Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TRẮC NGHIỆM KIM LOẠI KIỀM và hợp CHẤT của KIM LOẠI KIỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.89 KB, 12 trang )

BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM
Câu 1: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch
có chứa 6,525g chất tan, nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là:
A. 0,75M
B. 1M
C. 0,25M
D. 0,5M
Hướng dẫn
nKOH = 0,1.1= 0,1mol
Gọi số mol KOH đã phản ứng là x ta có
KOH + HCl  KCl + H2O
Sau phản ứng có KCl xmol và KOH dư (0,1 –x). Chất rắn gồm KCl và KOH dư
74,5x + 56 (0,1-x) = 6,525 => x= 0,05
Nồng độ mol của HCl = 0,05/0,1= 0,5M => Đáp án D
Câu 2: Cho 3 chất sau: Mg, Al, Al2O3 có thể dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết
mỗi chất:
A. dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Ba(OH)2
D. B, C đều đúng
Hướng dẫn
Cho NaOH vào các chất rắn không phản ứng là Mg, có khí thoát ta là Al, tan ra là
Al2O3
Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + 3/2 H2
Al2O3 + NaOH  NaAlO2 + H2O
Câu 3: Cho dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3. Biết rằng khi cho 100ml dung dịch đó
tác dụng hết với lượng dư HCl thì giải phóng ra 1,12 lít khí (đktc). Mặt khác, khi cho 250ml
dung dịch hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch CaCl 2 thì thu được 5,0 gam kết tủa
trắng. Nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch hỗn hợp đó là:
A. Na2CO3 0,3M, KHCO3 0,3M
B. Na2CO3 0,3M; KHCO3 0,1M


C. Na2CO3 0,2M; KHCO3 0,3M
D. Na2CO3 0,25M; KHCO3 0,25M
Hướng dẫn
Na2CO3 + 2HCl  NaCl + CO2 + H2O
KHCO3 + HCl  KCl + CO2 + H2O
n CO2 = 1,12/ 22,4= 0,05mol
 nhỗn hợp = 0,05mol
Trong 250ml dung dịch hỗn hợp có 0,05. 2,5= 0,125mol
Khi cho hỗn hợp tác dụng với CaCl2 thì Na2CO3 phản ứng
Na2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NaCl
n Na2CO3 =n CaCl2 = 5/ 100= 0,05 mol
n KHCO3 = 0,075 mol
[Na2CO3] = 0,05/ 0,25= 0,2M
[KHCO3] = 0,075/0,25= 0,3M
 Đáp án C
Câu 4: Ngày nay natri cacbonat được điều chế bằng phương pháp amoniac, nguyên liệu
dùng để sản xuất natri cacbonat theo phương pháp này là:
A. Na2O, dung dịch NH3 và CO2
B. dung dịch NaOH và dung dịch (NH4)2CO3
C. dung dịch NaCl và dung dịch NH4HCO3
D. Dung dịch NaOH và dung dịch NH4HCO3


Hướng dẫn
Phương pháp amoniac
NH4HCO3+ NaCl  NaHCO3 + NH4Cl
2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O

Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm có cùng số mol . Hoà tan 2,3 gam X trong 50 g
nước thu được 52,2 g dung dịch. 2 kim loại kiềm là:

A. Li và K
B. Li và Na
C. Na và K
D. Na và Rb
Hướng dẫn
Khối lượng dung dịch giảm bằng khối lượng H2 thoát ra = 2,3+ 50 – 52,2= 0,1 gam
nH = 0,1/2= 0,05mol. Gọi công thức chung của hai kim loại kiềm là M
M + H2O  MOH + ½ H2
0,1mol
0,05 mol
2

M=

2,3
= 23 => hai kim loại cần tìm là Li và K => Đáp án A
0,1

Câu 6: Hàn the là chất phụ gia độc hại , tên hoá học là natri borac. Biết cấu hình electron
của Bo là: 1s22s22p4. công thức phân tử của hàn the là:
A. Na4B2O7
B. Na2B4O7
C. Na3BO4
D. Na2BO4
Câu 7: Ứng dụng nào dưới đây không thể là ứng dụng của kim loại kiềm
A.Mạ bảo vệ kim loại
B.Tạo hợp kim dùng trong thiết bị báo cháy
C.chế tạo tế bào quang điện
D.Điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện
Câu 8: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hoà tan hết vào nước được dung dịch E và

0,672 lít khí H2(đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà hết 1 lít dung dịch E
là:
A. 100ml
B. 600ml
C. 700ml
D. 200ml
Hướng dẫn
Ta có nHCl = 2 nH = 2. 0,672/22,4 = 0,06 mol
VHCl = 0,06/0,1= 0,6lít = 600ml => Đáp án B
2

Câu 9: Trộn 0,2 lít dung dịch NaOH 3% (d= 1,05g/ml) với 0,3 lít dung dịch NaOH 20% (d=
1,12g/ml) thu được dung dịch X có nồng độ là:
A. 6,15%
B. 13,46%
C. 7,81%
D. 8,25%
Hướng dẫn
Khối lượng dung dịch NaOH 3% = 200. 1,05= 210 gam=> mNaOH = 6,3gam
Khối lượng dung dịch NaOH 20% là 300. 1,12 = 336 gam => mNaOH = 67,2g
C%NaOH =

6,3 + 67, 2
. 100= 13,46% => Đáp án B
210 + 336

Câu 10: Dung dịch X chứa 24,4 gam hỗn hợp hai muối Na 2CO3 và K2CO3. Thêm dung dịch
chứa 33,3 gam CaCl2 vào dung dịch X thu được 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Số mol mỗi
muối trong dung dịch X là:
A. Na2CO3 0,12 mol và K2CO3 0,08 mol

B. Na2CO3 0,10mol và K2CO3 0,10 mol


C. Na2CO3 0,08 mol và K2CO3 0,12 mol
D. D.Na2CO3 0,05 mol và K2CO3 0,015 mol
Hướng dẫn
Na2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NaCl
K2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NaCl
nCaCl = 33,3/ 111= 0,3mol
nCaCO = 20/100= 0,2 mol => CaCl2 dư
Gọi số mol của Na2CO3 và K2CO3 là x và y ta có
2

3

106x + 138 y = 24, 4
 x = 0,1
=> 

 x + y = 0, 2
 y = 0,1

=> đáp án B
Câu 11: Hãy chọn phương pháp đúng để điều chế Na kim loại
(1) Điện phân nóng chảy NaCl
(2) Điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn xốp)
(3) Điện phân nóng chảy NaOH
(4) Khử Na2O ở nhiệt độ cao bằng H2
A. (1) và (2)
B. (1) và (4)

C. (1) và (3)
D. (2) và (4)
Hướng dẫn
Phương pháp điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy các hợp chất của kim loại
kiềm
Câu 12: Tính chất nào sau đây là sai khi nói về hai muối NaHCO3 và Na2CO3
A. Cả hai muối đều bị nhiệt phân
B. Cả hai đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2
C. Cả hai muối đều bị thuỷ phân tạo môi trường kiềm
D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm
Hướng dẫn
Chỉ có NaHCO3 bị nhiệt phân, Na2CO3 không bị nhiệt phân
Câu 13: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6 là
A. Li+
B. K+
C. Rb+
D. Na+
Hướng dẫn
+
2
6
M có cấu hình là 2s 2p => cấu hình electron của M là 1s22s22p63s1 Z= 11 là Na
Câu 14: Cho 3,9 gam K vào 150 gam dung dịch H 3PO4 32%. Khối lượng dung dịch thu
được là:
A. 153,9g
B. 153,8g
C. 153,7g
D. 158,3g
Hướng dẫn
nK = 3,9/39= 0,1mol

nH PO = (150.32/100)/ 98=0,49mol
 khi phản ứng 3K + H3PO4  K3PO4 +3/2 H2
K phản ứng hết H3PO4 dư => khối lượng dung dịch = 3,9 + 150- 0,1/2.2= 153,8g
=> Đáp án B
Câu 15: Cho 1,0 gam natri tác dụng với 1,0 gam clo (H= 100%) khối lượng muối khan thu
được là:
3

4


A. 2,000g
C. 1,647g

B. 0,500g
D. 1,000g
Hướng dẫn

nNa = 1/23 mol ; nCl2 = 1/71
2Na + Cl2  2NaCl
 Cl2 phản ứng hết , Na dư => khối lượng muối thu được = (1/71) 2.58,5= 1,647g
Đáp án C
Câu 16: Có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau
sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 đến 15 phút, khả năng diệt khuẩn của dung
dịch NaCl là do
A. Dung dịch NaCl có thể tạo ion clorua và có tính khử
B. Dung dịch NaCl là chất điện li mạnh
C. Vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu
D. Dung dịch NaCl độc
Câu 17: khi cho Na vào các dung dịch Fe2(SO4)3 , FeCl2, AlCl3 thì có hiện tượng nào xảy ra

ở cả 3 cốc?
A. Có kết tủa
B. Có khí thoát ra
C. Có kết tủa rồi tan
D. A và B
Hướng dẫn
Na phản ứng với nước trước có khí H2 thoát ra
Na + H2O  NaOH + ½ H2
6NaOH + Fe2(SO4)3  2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4
2NaOH + FeCl2  2NaCl + Fe(OH)2 ↓
3NaOH + AlCl3  Al(OH)3 ↓ +3 NaCl
NaOH + Al(OH)3  NaAlO2 + 2H2O
Câu 18: Để điều chế Na người ta dùng phương pháp?
A. Điện phân NaNO3
B. Điện phân dd NaCl
C. Điện phân nóng chảy NaCl
D. Cho K phản ứng với dung dịch NaCl
Hướng dẫn
Phương pháp điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy các hợp chất của kim loại
kiềm
Câu 19: Hoà tan hoàn toàn hợp kim Li, Na và K vào nước thu được 4,48 lít H 2 (đktc) và
dung dịch X. Cô cạn X người ta thu được 16,2g chất rắn. Khối lượng hợp kim ở trên là ?
A. 9,4g
B. 12,8g
C. 16,2g
D. 12,6g
Hướng dẫn
Gọi kim loại kiềm là M ta có M + H2O  MOH + ½ H2
nH 2O = 2.nH 2


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mkim loại + m H 2O = 16,2 + mH => mkim loại = 16,2 + 0,2. 2- 0,4. 18= 9,4gam
 đáp án A
2

Câu 20: Cho 12g dung dịch NaOH 10% tác dụng với 5,88g dung dịch H 3PO4 20% thu được
dung dịch X. Dung dịch X chứa các muối sau?
A. Na3PO4
B. Na2HPO4


C. NaH2PO4, Na2HPO4

D. Na2HPO4; Na3PO4
Hướng dẫn
Cho NaOH tác dụng với H3PO4 có các khả năng xảy ra
NaOH + H3PO4  NaH2PO4 + H2O
(1)
2NaOH + H3PO4  Na2HPO4 + 2H2O (2)
3NaOH + H3PO4  Na3PO4 + 3H2O
(3)
nNaOH = (12.10)/(100. 40)= 0,03mol
nH PO = (5,88. 20)/(100.98)=0,012 mol
3

4

n
0, 03
2 < NaOH =

= 2,5 < 3 => xảy ra phương trình (2) và (3) có hai muối Na 2HPO4,
nH3 PO4 0, 012

Na3PO4 => Đáp án D
Câu 21: Điện phân dung dịch KCl đến khi có bọt khí thoát ra ở cả 2 điện cực thì dừng lại.
Dung dịch thu được có môi trường?
A. Axit
B. Bazơ
C. Trung tính
D. không xác định được
Hướng dẫn
Điện phân dung dịch KCl
dpdd
2KCl + 2H2O 
→ 2KOH + Cl2 + H2
Dung dịch thu được có môi trường bazo => đáp án B
Câu 22: thực hiện các phản ứng
1. NaOH + dd HCl
2. NaOH + dd CuCl2
3. Điện phân NaOH nóng chảy
4. Điện phân dung dịch NaOH
5. Điện phân NaCl nóng chảy
Hãy cho biết, phản ứng nào ion Na+ vẫn tồn tại?
A. 1; 2; 3; 4; 5
B. 1; 2; 3; 4
C. 1; 2; 4
D. 3; 5
Hướng dẫn
Chỉ có điện phân nóng chảy các hợp chất thì ion Na + bị khử Na+ + 1e  Na. Còn lại
thì ion Na+ vẫn tồn tại

Câu 23: Cho kim loại K vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là ?
A. Sủi bọt khí không mầu và có kết tủa mầu xanh
B. Bề mặt kim loại có mầu đỏ do Cu bám vào và dung dịch nhạt mầu
C. Sủi bọt khí không mầu và xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O
D. Bề mặt kim loại mầu đỏ và dung dịch có mầu xanh
Hướng dẫn
K tác dụng với nước có khí thoát ra
K + H2O  KOH + ½ H2
2KOH + CuSO4  Cu(OH)2 ↓ xanh + K2SO4
 Đáp án A
Câu 24: Hỗn hợp gồm kim loại kiềm X và kim loại kiềm thổ Y đều tan trực tiếp trong nước
tạo ra dung dịch Z và thoát ra 0,448 lít H 2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung
hoà ½ dung dịch Z là ?
A. 0,1 lít
B. 0,2 lít
C. 0,4 lít
D. 0,8 lít
Hướng dẫn


nHCl = 2 nH =2. 0,448/22,4 = 0,04mol. Khi trung hòa ½ dung dịch Z => nHCl = 0,02mol
VHCl = 0,02/0,1= 0,2 lít => Đáp án B
2

Câu 25: Cho 23g hỗn hợp gồm Ba và kim loại kiềm M trực tiếp tan hết trong nước tạo ra
dung dịch X có 0,56 lít H2 thoát ra (đktc). Trung hoà dung dịch X vừa đủ bởi H 2SO4 rồi cô
cạn thu được muối có khối lượng là ?
A. 23g
B. 25,4g
C. 27,8g

D. 32,6g
Hướng dẫn
nH 2 =

0,56
= 0, 025; nH 2 SO4 = nH 2
22, 4
2−

Khối lượng muối = mkim loại + m SO4 = 23+ 0,025.96= 25,4gam
Câu 26: Cho 7,35g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau cho vào 100 ml
dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch MgCl 2 có
dư đựơc 4,35g kết tủa. Hai kim loại kiềm là ?
A. Li; Na
B. Na; K
C. K; Rb
D. Rb; Cs
Hướng dẫn
Gọi hai kim loại kiềm là M , cho dung dịch X tác dụng với MgCl2 thu được kết tủa
=> có M OH dư
Ta có : M + HCl  M Cl + ½ H2
M + H2O  M OH + ½ H2
2 M OH + MgCl2  Mg(OH)2 + 2 M Cl
nHCl = 0,1mol ; n Mg (OH )2 = 4,35/ 58= 0,075mol
nM = 0,1+ 0,075.2= 0,25mol => M = 7,35/ 0,25= 29,4g => Na và K => Đáp án B
Câu 27: Nung nóng 100g hỗn hợp Na 2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng không đổi
thì còn lại 69g chất rắn. Thành phần % khối lượng của Na 2CO3 có trong hỗn hợp ban đầu
là ?
A. 30%
B. 70%

C. 84%
D. 16%
Hướng dẫn
Chỉ có NaHCO3 phản ứng
2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O
x
0,5x
0,5x 0,5x
Khối lượng giảm là khối lượng của CO2 và H2O
44. 0,5x+ 18.0,5x= 100- 69= 31 => x= 1
=> khối lượng của NaHCO3 là 84 , khối lượng của Na2CO3 là 16
=> Đáp án D
Câu 28: Nung nóng hoàn toàn 48,4g hỗn hợp NaHCO 3 và KHCO3 thu đựơc 5,6 lít CO2
(đktc). Khối lượng của mỗi chất sau nung là ?
A. 8,4g Na2CO3 và 40g K2CO3
B. 5,3g Na2CO3 và 27,6g K2CO3
C. 5,3g Na2CO3 và 40g K2CO3
D. 27,6g Na2CO3 và 8,4g K2CO3
Hướng dẫn
nCO = 5,6/ 22,4= 0,25mol
2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O
2KHCO3  K2CO3 + CO2 + H2O
Gọi số mol của NaHCO3 và KHCO3 là x và y ta có hệ
2

84x + 100 y = 48, 4
 x = 0,1
=> 

 x + y = 0,5

 y = 0, 4


Khối lượng của Na2CO3 = .106. 0,05= 5,3g
Khối lượng của K2CO3 = 138. 0,2= 27,6g => Đáp án B
Câu 29: Cho 5,6 lít khí CO2 (đktc) đi qua 164 ml dung dịch NaOH 20% ( D = 1,22g/ml )
tạo thành dung dịch X. nồng độ % của các chất có trong dung dịch X là ?
A. Na2CO3 = 12,56% và NaOH = 9,5%
B. NaHCO3 = 9,95% và NaOH = 14,2%
C. Na2CO3 = 12,56%
D. NaHCO3 = 9,95% và Na2CO3 = 12,56%
Hướng dẫn
nCO = 5,6/ 22,4= 0,25mol
nNaOH = (164. 1,22. 20)/ (100.40)= 1mol=> nNaOH / nCO = 1/ 0,25= 4
 Phản ứng tạo thành Na2CO3 và dư NaOH
2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O
0,5
0,25
0,25
C% (Na2CO3)= (0,25.106)/ (0,25.44+ 164. 1,22).100= 12,56%
C% (NaOH)= (0,5.44)/ (0,25.44+ 164.1,22).100= 9,5%
 Đáp án A
2

2

Câu 30: Cho 6,9g kim loại Na vào 100g dung dịch HCl 3,65%. Thể tích khí H 2 thu được
(đktc) là ?
A. 6,72 lít
B. 3,36 lít

C. 2,24 lít
D. 4,48 lít
Hướng dẫn
nNa = 6,9/23= 0,3mol ; nHCl = (100.3,65)/ (100. 36,5)= 0,1mol
mH O = 100- 3,65= 96,35g
Na + HCl  NaCl + ½ H2
Na+ H2O  NaOH + ½ H2
=> nH = ½ nNa = 0,15mol => VH = 0,15.22,4= 3,36 lít
2

2

2

Câu 31: Cho m (gam) kim loại K vào 100g dung dịch HCl 3,65% thu được dung dịch X.
Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch X thấy tạo thành kết tủa có khối lượng 10,7g. Giá trị
của m là ?
A. 3,9g
B. 7,8g
C. 15,6g
D. 11,7g
Hướng dẫn
Vì dung dịch X tác dụng với FeCl3 có kết tủa => X có KOH
Các phương trình phản ứng xảy ra
2K + 2HCl  2KCl + H2
2K + 2H2O  2KOH + H2
3KOH + FeCl3  Fe(OH)3 + 3KCl
Từ phương trình phản ứng và đề bài ta có nK = nHCl + 3 nFe(OH ) = 0,4=> mK = 0,4.39=
15,6 gam => Đáp án C
3


Câu 32: Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 5M với 200 ml dung dịch NaOH 30% ( D=
1,33g/ml ) thu đựơc dung dịch có nồng độ là ?
A. 8,72M
B. 11,8M
C. 6,428M
D. 2,46M
Hướng dẫn


nNaOH = 0,5. 5+ 200. 30. 1,33 /(100.40)= 4,495 mol
[NaOH]= 4,495/ 0,7= 6,428M => Đáp án C
Câu 33: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2CO3 đồng thời
khuấy đều, thì thu đựơc V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào
dung dịch X thấy có hiện tượng kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là ?
A. V = 22,4(a – b)
B. V = 11,2(a – b)
C. V = 11,2(a + b)
D. V = 22,4(a + b)
Hướng dẫn
Cho từ từ HCl vào dung dịch Na2CO3 ta có thứ tự xảy ra phản ứng như sau: (vì khi
cho nước vôi trong vào dung dịch X có kết tủa => axit HCl hết)
Na2CO3 + HCl  NaHCO3 + NaCl
b
b
b
NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
(a-b)
(a-b)
(a-b)

NaHCO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + Na2CO3 + H2O
 V= 22,4 (a-b)
Câu 34: Cho V lít dung dịch NaOH 0,5M vào 200 ml dung dịch AlCl 3 1,5M thì thu được
15,6g kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là ?
A. 1,2
B. 1,8
C. 2,4
D. 2
Hướng dẫn
nAlCl = 0,2.1,5= 0,3mol; nAl (OH ) = 0,2mol
V lớn nhất khi có các phản ứng sau xảy ra
3NaOH + AlCl3  Al(OH)3 + 3NaCl (1)
0,9
0,3
0,3
nAl (OH ) tạo thành ở 1 là 0,3 mol mà đề bài thu được 0,2mol => tan ra 0,1mol theo
phương trình (2)
NaOH + Al(OH)3  NaAlO2 + 2H2O (2)
0,1
0,1
nNaOH = 0,9 + 0,1= 1 mol => V= 1/0,5= 2 lít
3

3

3

Câu 35: Cho 13,44 lít khí Cl2 (đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100 0C. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 37,25g KCl. Nồng độ mol của dung dịch KOH là ?
A. 0,24M

B. 0,48M
C. 0,4M
D. 0,2M
Hướng dẫn
nCl = 13,44/ 22,4= 0,6mol; nKCl = 37,25/ 74,5= 0,5mol
Phương trình phản ứng
3Cl2 + 6KOH 5 KCl + KClO3 + 3H2O
0,3
0,6
0,5
Cl2 dư
[KOH]= 0,6/2,5= 0,24M
Câu 36: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m (gam) hỗn hợp X vào một lượng dư nước thấy
thoát ra V lít khí (đktc). Nếu cũng cho m (gam) X vào dung dịch NaOH có dư thì được 1,75
V lít khí (đktc). Thành phần % theo khối lượng của Na có trong X là ?
A. 39,87%
B. 77,31%
C. 59,87%
D. 29,87%
Hướng dẫn
2


Cho hỗn hợp vào nước có phương trình xảy ra như sau
Na + H2O  NaOH + ½ H2 (1)
a
a
0,5a
NaOH + Al + H2O  NaAlO2 + 3/2 H2 (2)
a

a
1,5a
Khi cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư thu được lượng khí nhiều hơn , nên phản
ứng (2) NaOH hết Al dư phản ứng ở phương trình (3)
Aldư + NaOH + H2O  NaAlO2 + 3/2 H2
(3)
0,5V/ 22,4
0,75V/ 22,4
Lượng khí H2 thoát ra theo phương trình (3) là 1,75V- V= 0,75 V
(0,5a+ 1,5a) 22,4= V => a= V/44,8
mNa = (V/ 44,8). 23
mAl = (0,5V/ 22,4+ V/ 44,8). 27
%Na= 29,87%
Câu 37: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2. Số mol mỗi chất đều bằng
nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O dư đun nóng. Dung dịch thu được chứa?
A. NaCl, NaOH, BaCl2
B. NaCl, NaOH
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2
D. NaCl
Hướng dẫn
Na2O + H2O  2NaOH
NaOH + NH4Cl  NaCl + NH3+ H2O
NaOH + NaHCO3 Na2CO3+ H2O
Na2CO3 + BaCl2  2NaCl + BaCO3
Câu 38: Một mẫu Na – Ba tác dụng với nứơc có dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2
(đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần trung hoà dung dịch X là
A. 150ml
B. 75ml
C. 60ml
D. 30ml

Hướng dẫn
nH SO = nH = 3,36/ 22,4= 0,15mol
=> VH SO = 0,15/ 2= 0,075lit= 75ml
2

4

2

2

4

Câu 39: Thêm m gam K vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M thu
được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,1M thu được
kết tủa Y. Để lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của M là:
A. 1,59
B. 1,17
C. 1,71
D. 1,95
Hướng dẫn
nBa (OH ) = 0,1. 0,3= 0,03mol; nNaOH = 0,1. 0,3= 0,03mol; gọi số mol của K là x ta có
nOH = 0,09 +x
nAl = 2. 0,2. 0,1= 0,04
Để lượng kết tủa lớn nhất thì Al3+ + 3OH-  Al(OH)3
0,04
0,12
=> 0,09 + x= 0,12 => x= 0,03 => mK = 0,03.39= 1,17gam
2




3+

Câu 40: Có thể dùng NaOH để làm khô các khí
A. NH3, SO2, CO, Cl2
B. N2, NO2, CO2. CH4, H2
C. NH3, O2, N2, CH4, H2
D. N2, Cl2, O2, CO2, H2
Hướng dẫn


Nguyên tắc làm khô các chất là chất dùng để làm khô không tác dụng được với chất
cần làm khô => Đáp án C
Câu 41: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại nhóm IA
vào dung dịch H2SO4 có dư thấy có 10,08 lít khí (đktc) thoát ra. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng. Khối lượng muối khan thu được nhiều hơn khối lượng hỗn hợp X ban đầu là:
A. 16,2g
B. 29,3g
C. 72g
D. 7,2g
Hướng dẫn
Khối lượng của 1mol gốc cacbonat CO 32- là 60, 1 mol gốc sunfat SO 42- là 96 khối
lượng tăng lên 36g. Vậy có 10,08/ 22,4= 0,45mol => Khối lượng tăng lên 0,45. 36= 16,2g
Câu 42: Cho hỗn hợp X gồm Na và một kim loại kiềm có khối lượng 6,2g tác dụng với
104g nước thu được 110g dung dịch có d= 1,1g/ml. Biết hiệu số hai nguyên tử khối nhỏ hơn
20. Kim loại kiềm là:
A. Li
B. Rb
C. K

D. Cs
Hướng dẫn
Khối lượng dung dịch giảm là khối lượng của H2 = 6,2+ 104- 110= 0,2gam
nH = 0,2/2= 0,1mol => nM = 0,2mol
M = 6,2/ 0,2= 31=> Kim loại còn lại là K
2

Câu 43: Cho 0,5mol hỗn hợp X gồm NaCl và Na 2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí
thoát ra sau phản ứng được dẫn vào nước vôi trong dư thu 25g kết tủa. Tỉ lệ mol hai muối
trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 1:2
B. 1:3
C. 2:1
D. 1:1
Hướng dẫn
nNa CO = nCO = nCaCO = 25/ 100= 0,25mol => nNaCl = 0,25=> tỉ lệ mol là 1:1
2

3

2

3

Câu 44: Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt : NaOH, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4
ta có thể dùng thuốc thử là:
A. dung dịch BaCl2
B. dung dịch Ba(OH)2
C. dung dịch AgNO3
D. dung dịch CaCl2

Hướng dẫn
Dùng Ba(OH)2 có khí thoát ra và có kết tủa trắng là (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2  2NH3 + 2H2O + BaSO4
Có khí mùi khai thoát ra là NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2  BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Có kết tủa trắng là Na2SO4
Na2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + H2O
Không có hiện tượng gì là NaOH
Câu 45: Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian là 268
giờ . Sau điện phân còn lại 100g dung dịch NaOH 24%. Nồng độ % của dung dịch NaOH
trước khi điện phân là:
A. 2,4%
B. 4,8%
C. 2,6%
D. 3,2%
Hướng dẫn
Điện phân NaOH chính là điện phân nước
H2O  H2 + 1/2O2


Khối lượng H2 thoát ra là: 2. 10. 268.60.60/(2. 96500)= 100g => nH = 50mol = nH O
Khối lượng dung dịch trước điện phân là 100+ 50. 18= 1000g
mNaOH = 100. 24/ 100= 24g
C%NaOH = (24/ 1000). 100= 2,4%
2

2

Câu 46: Sục vào bình chứa 0,5 lít dung dịch NaOH 2M một thể tích CO 2 là 11,2 lít (đktC).
Môi trường dung dịch sau phản ứng là:

A. Axit có pH>7
B. Bazơ pH>7
C. Trung tính pH=7
D. Bazơ pH<7
Hướng dẫn
nNaOH = 0,5. 2= 1mol
nCO = 11,2/ 22,4= 0,5mol
Tỉ lệ nNaOH/ nCO = 1/ 0,5= 2 => tạo muối Na2CO3
2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O
Na2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazo mạnh => môi trường bazo PH> 7
2

2

Câu 47: Để nhận biết 4 dung dịch gồm H2SO4, NaOH, NaCl, NaNO3 đựng trong 4 lọ riêng
biệt bị mất nhãn, lần lượt dùng thuốc thử là:
A. Dùng phenolphtalein và dung dịch AgNO3
B. Dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3
C. Dùng quỳ tím và dung dịch BaCl2
D. Dùng phenolphtalein và dung dịch BaCl2
Hướng dẫn
Dùng quỳ tím => quỳ tím chuyển màu đỏ là H 2SO4, màu xanh là NaOH, không
chuyển màu là NaCl và NaNO, dùng AgNO3 nhận ra NaCl có kết tủa trắng , còn lại là
NaNO3
Câu 48: Cho a mol CO2 vào dung dịch chứa b mol NaOH thu được dung dịch X, dung dịch
X vừa tác dụng với CaCl2 vừa tác dụng với KOH. Quna hệ qiữa a và b là:
A. a>b
B. b>2a
C. a=b
D. a

Hướng dẫn
CO2 + NaOH  NaHCO3
CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O
Dung dịch X vừa tác dụng được với CaCl 2 vừa tác dụng được với KOH => Có hai
muối NaHCO3 và Na2CO3 =>a< b< 2a
Câu 49: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, Khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho
ngọn lửa màu vàng . X tác dụng với Y tạo thành Z, nung Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi
nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon . E tác dụng với X cho Y hoặc X. Vậy X, Y, Z
lần lượt là:
A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2
B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2
C. NaOH, NaHCO3, CO2, Na2CO3
D. Na2CO3, NaOH, NaHCO3, CO2
Hướng dẫn
Đốt nóng hợp chất cho ngọn lủa màu vàng => hợp chất của Na. Nung Y thu được
Z=> Y là NaHCO3 và Z là Na2CO3 => Đáp án B


Câu 50: Cho sơ đồ sau: Na  X  Y Z  T  Na. Các chất X, Y, Z, T lần lượt có thể
là :
A. NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl
B. Na2CO3, NaOH, Na2SO4, NaCl
C. NaOH, Na2CO3, Na2SO4, NaCl
D. Na2SO4, Na2CO3, NaCl, NaOH



×