Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

bài giảng ABS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 41 trang )

TRƯỜNG SỸ QUAN LỤC QUÂN 1
PHÒNG KỸ THUẬT

Bài giảng
HỆ THỐNG CHỐNG BĨ CỨNG BÁNH XE (ABS)
VÀ HỆ THỐNG TÚI KHÍ (AIR BAG)

Giảng viên: Đại uý, Nguyễn Kim Long


HỆ THỐNG PHANH ABS VÀ TÚI KHÍ

MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP

I. HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG
BÁNH XE (ABS)
II. HỆ THỐNG TÚI KHÍ (AIR BAG).




Ngày nay nhờ áp dụng thành tựu của công nghệ điện tử, tin
học và tự động hoá, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
(Electronic Brakeforce Distribution), nhờ hệ thống này lực
phanh được phân phối độc lập nhau ở từng bánh xe riêng biệt
nhằm đạt được hiệu quả phanh tối ưu.
Hệ thống hỗ trợ phanh gấp BAS (Brake Assist System) có


tác dụng tăng tức thì lực phanh đến mức tối đa trong thời gian
ngắn nhất khi phanh khẩn cấp xảy ra, cũng nhằm mục đích tăng
cường hiệu quả cho hệ thống phanh.
Hệ thống ổn định điện tử ESP (Electronic Stability
Program), chống trượt ETS (Electronic Traction System),... đều
có tác dụng gián tiếp nâng cao hiệu quả phanh bằng các biện
pháp như tăng thêm các xung lực phanh đến các bánh xe khi cần
thiết (ESP), hoặc phân phối lại lực kéo giữa các bánh xe khi xuất
hiện trượt lúc phanh (ETS).


HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH ABS
1.Tác dụng
- Đảm bảo bánh xe khơng bị trượt lết khi phanh, từ đó nâng cao
hiệu quả và chất lượng phanh xe.
- Đảm bảo xe khơng bị mất lái trong q trình phanh.


HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH ABS


HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH ABS
2. Cấu tạo


HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH ABS


SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CHỐNG BÓ CỨNG PHANH ABS



CẢM BIẾN TỐC ĐỘ BÁNH XE
- Tác dụng:
Cảm biến tốc độ bánh xe dùng để đo vận tốc góc của bánh
xe và gửi về ECU dưới dạng các tín hiệu điện. Số lượng 4 chiếc, bố
trí ở đầu trục bánh xe.
- Cấu tạo:


VỊ TRÍ LẮP CẢM BIẾN TỐC ĐỘ BÁNH XE


CẢM BIẾN TỐC ĐỘ BÁNH XE
Nguyên lý làm việc:
Khi bánh xe quay, vành răng quay theo, khe hở A giữa hai
đầu lõi từ và vành răng thay đổi, từ thông biến thiên làm xuất hiện
trong cuộn dây một sức điện động xoay chiều dạng hình sin có
biên độ và tần số thay đổi tỉ lệ theo tốc độ góc của bánh xe.


CẢM BIẾN GIẢM TỐC
Trên một số xe ngoài cảm biên tốc độ bánh xe còn được trang
bị thêm một cảm biến giảm tốc cho phép ECU xác định chính xác
hơn sự giảm tốc của xe trong quá trình phanh.
Kết quả là, mức độ đáp ứng của ABS được cải thiện tốt hơn.
Nó thường được sử dụng nhiều trên xe 4WD bởi vì nếu một trong
các bánh xe bị hãm cứng thì các bánh xe khác cũng có xu hướng
bị hãm cứng theo, do tất cả các bánh được nối với cơ cấu truyền
lực nên có tốc độ ảnh hưởng lẫn nhau.
Cảm biến giảm tốc còn gọi là cảm biến “G”.



CẢM BIẾN GIẢM TỐC


CẤU TẠO CẢM BIẾN GIẢM TỐC

Bao gồm: Hai cặp đèn LED và phototransistors, một đĩa xẻ
rãnh và một mạch biến đổi tín hiệu


NGUYÊN LÝ CỦA CẢM BIẾN GIẢM TỐC
Đặc điểm của đèn LED là phát sáng khi cấp điện và
phototransistors là dẫn điện khi có ánh sáng chiếu vào.
Khi mức độ giảm tốc của xe thay đổi, đĩa xẻ rãnh lắc
theo chiều dọc xe tương ứng với mức độ giảm tốc. Các rãnh
trên đĩa cắt cho ánh sáng từ đèn LED đến phototransistors, làm
phototransistors đóng, mở, báo tín hiệu về ECU.
ECU nhận những tín hiệu này để xác định chính xác
trạng thái mặt đường và thực hiện các điều chỉnh thích hợp.


BỘ ĐIỀU KHIỂN ECU (Electric Control Unit)
-Tác dụng:
+ Nhận biết thơng tin về tốc độ góc của các bánh xe, từ đó
tính tốn ra tốc độ bánh xe và sự tăng giảm tốc của nó, xác định
tốc độ xe, tốc độ chuẩn của bánh xe và ngưỡng trượt, để nhận
biết nguy cơ bị hãm cứng của bánh xe
+ Cung cấp tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành thuỷ lực.
Thực hiện chế độ kiểm tra, chẩn đoán, lưu giữ mã hư hỏng và

chế độ an tồn và gửi thơng tin thơng qua các đèn tín hiệu là sự
nhấp nháy của đèn.


BỘ ĐIỀU KHIỂN ECU (Electric Control Unit)


BỘ CHẤP HÀNH THỦY LỰC

-Tác dụng: Bộ chấp hành thuỷ lực có chức năng cung cấp
áp suất dầu tối ưu đến các xylanh phanh bánh xe theo sự điều
khiển của hộp điều khiển điện tử ECU tránh hiện tượng bị hãm
cứng bánh xe khi phanh.
-Cấu tạo: Các van điện từ, motor điện dẫn động bơm dầu,
bơm dầu và bình tích áp, rơ le bơm, rơ le van điện từ.


BỘ CHẤP HÀNH THỦY LỰC


BỘ CHẤP HÀNH THỦY LỰC


CẤU TẠO BỘ CHẤP HÀNH THỦY LỰC
-Van điện từ: Gồm một cuộn dây điện, lõi van, các cửa
van và van một chiều. Van điện từ có chức năng đóng mở các
cửa van theo sự điều khiển của ECU để điều chỉnh áp suất dầu
đến các xylanh bánh xe.
-Motor điện và bơm dầu: Một bơm dầu kiểu piston được
dẫn động bởi một motor điện có chức năng đưa ngược dầu từ

bình tích áp về xylanh chính trong các chế độ giảm và giữ áp.
Bơm được chia ra làm hai buồng làm việc độc lập thông qua
hai piston trái và phải được điều khiển bằng cam lệch tâm, các
van một chiều chỉ cho dịng dầu đi từ bơm về xylanh chính.
-Bình tích áp: Bình tích áp chứa dầu hồi về từ xylanh
phanh bánh xe, nhất thời làm giảm áp suất dầu ở xylanh phanh
bánh xe


ĐÈN CẢNH BÁO ABS


NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ABS


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×