Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 29 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC THUỘC
NGÀNH NÔNG NGHIỆP

VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BCĐ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG – BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT


MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong
những thách thức lớn của thế kỷ 21, là vấn đề
đang được sự quan tâm của cả Thế giới.
Việt Nam được đánh giá là một trong những
nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của
BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long sẽ bị ngập nặng nhất.
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là
nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho
mục tiêu xoá đói giảm nghèo.


XU THẾ VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
2.1. Xu thế biến đổi khí hậu thời gian qua
 Nhiệt độ: trong 50 năm qua (1958 – 2007), nhiệt độ trung bình
năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ
mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng
khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam
 Lượng mưa: Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong
50 năm qua (1958 – 2007) giảm khoảng 2%. Lượng mưa năm
giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía


Nam
 Bão: những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều
hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và
mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường
hơn.
 Mực nước biển: số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven
biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung
bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 –
2008). Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải
văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm.


XU THẾ VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở
VIỆT NAM
2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng tới cuối thế kỷ 21
Kịch bản BĐKH trùng bình được khuyến nghị để đánh giá tác động của BĐKH

+ Nhiệt độ: vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nước ta có thể
tăng 2,3oC so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Mức tăng
nhiệt độ dao động từ 1,6 đến 2,8oC ở các vùng khí hậu khác
nhau.
+ Mưa: Năm 2100, lượng mưa năm ứng với kịch bản trung
bình ở các vùng khí hậu Bắc Bộ tăng từ 7,3% đến 7,9%, các
vùng khí hậu từ Nam Trung Bộ trở vào lượng mưa tăng thấp
hơn, từ 1,0% đến 3,2%. Tính chung cả nước, lượng mưa năm
vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980 – 1999.
+ Nước biển dâng: kịch bản của Việt Nam là vào giữa thế
kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 28cm đến 33cm
và đến cuối thế kỷ 21 có thể dâng thêm từ 65cm đến 100cm so
với thời kỳ 1980 – 1999.



TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC
LĨNH VỰC THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp
a) Tác động

 Hàng năm ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu thiệt
hại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan.
 Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những tác động của BĐKH đối với
nông nghiệp bao gồm:
i) An ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng.
ii)Thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nguồn nước ngọt nhưng
nhiều vùng lại bị ngập lụt, nước biển dâng.
iii) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh
học.
iv) Hiện tượng thời tiết cực đoan khó dự báo
v) Rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,...


3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp (Tiếp)
Bảng 1. Thiệu hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995-2007)
Lĩnh vực nông nghiệp

1995
1996
1997
1998
1999
2000

2001

58.369,0
2.463.861,0
1.729.283,0
285.216,0
564.119,0
468,239,0
79.485,0

4,2
178,5
124,4
20,4
40,3
32,2
5,5

Tất cả các lĩnh vực
Triệu
Triệu đồng
US$
1.129.434,0
82,1
7.798.410,0
565,1
7.730.047,0
556,1
1.797.249,0
128,4

5.427.139,0
387,7
5.098.371,0
350,2
3.370.222,0
231,5

2006

954.690,0

61,2

18.565.661,0 1.190,1

432.615,0
781.764,11

27,7
54,9

11.513.916,0
6.936.716,6

Năm

2007
Thiệt hại TB/năm
Cơ cấu thiệt hại
trong GDP (%)


Triệu đồng

0.67

Triệu US$

-

738,1
469,9

(%)
5,2
31,6
22,4
15,9
10,4
9,2
2,4
5,1
3,8
11,6

1.24

Cơ cấu thiệt hại do thiên tai trong giá trị ngành nông nghiệp chiếm 54,03% so
với tổng thiệt hại trong GDP. Giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong GDP
nhưng là nguồn sống của trên 70% dân số, do vậy bất cứ thiệt hại nào do thiên tai đối
với nông nghiệp sẽ mang tổn thương nhiều hơn đối với nông dân nghèo và khả năng

phục hồi sẽ khó khăn vì cần có thời gian dài hơn.


3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp (Tiếp)
b) Dự báo
Dựa theo kịch bản về BĐKH và nước biển dâng đến năm 2100, nếu nước biển
dâng 1m, hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng miền
khác bị ngập trong nước biển hoặc bị xâm lấn mặn nghiêm trọng (Bộ TN&MT,
2008, Hình 1).
Theo tính toán dựa theo kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009,
nếu nước biển dâng 1,0 m, có tới 38,29% diện tích đất tự nhiên và 32,16% diện tích
đất nông nghiệp bị ngập trong nước biển.

Hình 1. Diện tích đất bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 1m tại vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (Bộ TN&MT, 2009)


3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp (Tiếp)
Bảng 2. Dự báo thiệt hại sản lượng lúa theo kịch bản về nước biển dâng 1m tại
ĐBSCL

Ghi chú: (*) Giá lúa được tính là 3.800 đ/kg tại thời điểm tháng 12/2009
Nguồn: Tính toán dựa theo nguồn số liệu của Jeremy Carew-Ried- Trung tâm Quốc tế về quản lý môi
trường (ICEM), 2007 và Bộ TN&MT, 2009


3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp (Tiếp)
b) Dự báo
Bảng 3. Tổng hợp thiệt hại do tác động của BĐKH đối với một số cây trồng chính
Dự báo đến 2030

Đến năm 2050
Chỉ tiêu

1. Cây lúa
Giảm sản lượng do thiên tai
Giảm sản lượng do suy giảm tiềm
năng năng suất
- Lúa xuân
- Lúa hè thu
2. Cây ngô
3. Cây đậu tương

Sản
lượng
(ngàn
tấn)
-2.031,87
-65,27
-1.966,6
-1.222,8
-743,8
-500,4
- 14,38

Sản
Tỷ lệ
lượng
(%)
(ngàn
tấn)

-8.37 -3.699,97
-0,18
- 65,27
-8.10 -3.634,7
-7,93
-8,40
-18,71
-3,51

-2.159,3
-1.475,4
-880,4
-37,01

Tỷ lệ
(%)
-15,24
-0,18
-14.97
-14,01
-16,66
- 32,91
-9,03

Ghi chú: Sản lượng năm 2008 được đem so sánh để tính % đánh giá tác động của BĐKH


3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp (Tiếp)
c) Giải pháp ứng phó


*Các giải pháp ứng phó đã được áp dụng đối với từng lĩnh vực như:
Canh tác trên đất dốc cho vùng Trung du phía Bắc;
 Thâm canh lúa nước cho vùng đồng bằng Sông Hồng
 Canh tác trên đất cát cho vùng Duyên hải Trung Bộ;
 Canh tác trên đát bán khô hạn cho vùng Đông Nam Bộ;
Canh tác trên cao nguyên cho vùng Tây Nguyên;
Canh tác trên vùng đất ngập nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.


3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến Nông nghiệp (Tiếp)
c) Giải pháp ứng phó
Biện pháp thích ứng tổng thể:
-Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện các lĩnh vực.
-Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và lồng ghép vấn đề
BĐKH trong các quy hoạch.
- Dịch chuyển các hệ thống lấy nước ngọt lên phía thượng nguồn, nơi chưa
bị xâm nhiễm mặn.
-Duy trì áp lực nước ngọt tại các cửa sông, ngăn nước biển dâng và chặn
xâm nhiễm mặn.
-Nghiên cứu đưa ra các giống chống chịu như: chịu mặn, chịu hạn, chịu sâu
bệnh…


Bảng 4. Một số giải pháp thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL
Các vùng
đặc trưng

Đặc
điểm
đất


Đặc
điểm
thủy
văn

Đặc
điểm
nước
mặt

Một số giải pháp cụ thể trong điều kiện BĐKH
Hiện trạng sử
dụng đất

Kịch bản B1 (Kịch bản
phát thải thấp)

Kịch bản A2 (Kịch bản
phát thải cao)

Vùng ngập
lũ ven và
giữa sông
Cửu Long

Phù sa Nước
ngọt
cả
năm


Ngập
lũ mùa
mưa
(sớm,
rút
nhanh)

Lúa 3 vụ
Lúa 2 vụ ĐX-HT
Lúa 2 vụ+1màu
Lúa 1vụ+2 màu
Chuyên màu

- Đầu tư giống, thâm canh - Đầu tư giống, thâm canh
cao
cao
- Cải tạo hệ thống tiêu
- Chuẩn bị phương án ngăn
chặn xâm nhập mặn, sử
dụng các giống chống chịu
mặn,

Vùng cửa
sông Cửu
Long

Nhiễm Nước
mặn
mặn

các
tháng
mùa
khô

Không

nguồn
nước
ngọt

Lúa 2 vụ mùa mưa
Lúa 1 vụ mùa
Lúa 1 vụ +1 màu
Lúa 1 vụ +Tôm
Lúa 1 vụ + dừa

- Cần đánh giá ảnh hưởng
của nhiễm mặn đến năng
suất và sản lượng cây
trồng
-Tìm các giải pháp tưới,
cung cấp nước ngọt để
sản xuất mùa vụ trong
mùa khô
-Phát triển rộng các mô
hình tiết kiệm nước tưới
như lúa-tôm

- Sẽ bị thiếu hụt lớn về nước

ngọt tưới, cấn phải có hệ
thống kênh mương tưới mới
- Cần quy hoạch chuyển các
vùng không thuận tiện tưới
sang các công thức lúa màu,
lúa tôm nhưng vẫn đảm bảo
thu nhập


Bảng 5. Một số giải pháp thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL (tiếp)
Đặc
Các vùng
điểm
đặc trưng
đất
Vùng
bán đảo
Cà Mau

Vùng
trũng U
Minh

Đặc
điểm
thủy
văn

Đặc
điểm

nước
mặt

Một số giải pháp cụ thể trong điều kiện BĐKH
Hiện trạng sử
dụng đất

Kịch bản B1 (Kịch
bản phát thải thấp)

Kịch bản A2 (Kịch bản phát thải
cao)

-Cần tăng cường tiêu
phèn để đạt được
năng suất tối đa trong
thời gian ngắn nhất

-Thiết kế hệ thống kênh rạch để lợi
dụng áp lực nước ngập trong mùa
mưa, tiêu phèn cho những vùng phèn
nặng
-Sử dụng các giống chịu chua mặn
phù hợp với điều kiện đất của vùng

Phèn Nhiễm
- mặn mặn và
hóa
chua
mùa

khô.
Úng
ngập
mùa
mưa

Lúa 2 vụ HTM

Lúa một vụ +
tôm

-Đánh giá thích nghi
các chân đất 1 vụ lúa
để giới thiệu các mô
hình lúa – cá, lúa
-tôm

Than
bùn phèn

Lúa 2 vụ ĐXHT

-Giữ nguyên hệ thống -Xây dựng hệ thống kênh tiêu kết hợp
2 lúa sản xuất lương
các mô hình tiêu/xổ phèn tại ruộng
thực
-Tăng cường phân lân nung chảy để
-Chuyển những vùng giảm độ chua, cố định nhôm di động
lúa có thu nhập thấp
-Trong trường hợp ngập sâu, phải

sang chuyên màu với chuyển sang mô hình lúa cá, lúa tôm
kỹ thuật lên luống
hoặc chuyên cá, tôm

Ngập
úng kéo
dài do
mưa tại
chỗ, khó
tiêu thoát

Lúa một vụ
mùa

Lúa 1 vụ mùa

-Với các vùng trũng hiệu quả kinh tế
không cao thì chuyển sang mô hình
lúa-tôm

-Trồng rừng ngập mặn theo cơ chế
CDM
-Chỉ giữ lại nhưng vùng trồng lúa có
năng suất ổn định phục vụ công tác an
ninh lương thực


Bảng 6. Một số giải pháp thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL (tiếp)

Các

Đặc
vùng đặc điểm
trưng
đất

Đặc điểm
thủy văn

Đặc
điểm
nước
mặt

Một số giải pháp cụ thể trong điều kiện BĐKH
Hiện trạng sử
dụng đất

Kịch bản B1 (Kịch bản
phát thải thấp)

Kịch bản A2 (Kịch bản
phát thải cao)

Phèn

Chua vào
mùa khô.
Ngập lũ sâu
và kéo dài
vào mùa

mưa

Lúa 2 vụ ĐX-HT
Lúa 1 vụ ĐX
Lúa 1 vụ mùa
Lúa 1 vụ + Màu hay
CNNN

-Sử dụng các giống chống
chịu chua phèn
-Sắp xếp thời vụ thành các
vụ chính như 2 lúa, 3 lúa,
màu, lúa –cá, lúa -tôm

-Chuyển lúa vụ 3 sang nuôi
cá, tôm càng xanh
-Chuyển các chân giồng cát
sang trồng màu, khoai mỡ

Vùng Phèn
đồng bằng
Hà Tiên

Chua vào
mùa khô.
Ngập lũ
sớm, kéo
dài vào mùa
mưa


Lúa 2 vụ ĐX-HT
Lúa 1 vụ mùa
Chuyên màu
Lúa 1 vụ + 1 màu

-Xây dựng hệ thống kênh
mương cung cấp nước
ngọt
-Đánh giá lại mức độ thích
nghi cay trồng của đất để
có hệ thống thích nghi tối
ưu nhất

-Đánh giá lại mức độ thích
nghi cây trồng và tập trung
đầu tư cho nhưng diện tích
trồng lúa chính có năng suất
cao và ổ định
-Đầu tư xây dựng hệ thống
kênh mương cung cấp nước
ngọt phục vụ canh tác thâm
canh cao

Vùng
trũng
Đồng
Tháp
Mười



TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC
LĨNH VỰC THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Tiếp)
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến Lâm nghiệp
a) Tác động
-Thay đổi ranh giới phân bố của các hệ sinh thái rừng tự nhiên: có
sự dịch chuyển một số loài cây họ dầu ra phía Bắc do sự ấm lên
của nhiệt độ và lượng mưa thay đổi.
-Đa dạng sinh học Lâm nghiệp: BĐKH sẽ tác động đến đa dạng
sinh học, làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài dễ bị tổn
thương .
-Nguy cơ cháy rừng: Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm
Việt Nam mất đi hàng chục ngàn ha rừng, trong đó mất rừng do
cháy khoảng 16.000ha/năm, diện tích thiệt hại trên 633.000ha
rừng.
-Sâu bệnh hại rừng: nhiều loài sâu bệnh xuất hiện và phá hại nặng
như: sâu róm thông, cào cào, châu chấu, bệnh khô xám thông, khô
ngọn thông, thối rễ cổ bông… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất nông nghiệp.
-Hệ sinh thái rừng ngập mặn: hàng năm những vùng ven biển và
đảo gần bờ phải chịu ngập lụt nặng lề bở hạn hán và xâm nhập
mặn.


3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến Lâm nghiệp (Tiếp)
b) Dự báo
+ Ở vùng Bắc trung bộ, nguy cơ cháy rừng sẽ tăng trong các thập kỷ
tới, vào năm 2100 nguy cơ cháy rừng tăng từ 51-85%, khu vực Tây bắc bộ
tăng từ 25-113%.
+ Với BĐKH, điều kiện khí hậu được coi là khá thuận lợi cho sự phát
triển của sâu róm thông, chúng sẽ sinh trưởng mạnh mẽ, dự báo vào năm

2100 nguy cơ phát triển của sâu róm thông tăng 31% so với năm 2000.
+ Mực nước biển dâng làm cho rừng ngập mặn sẽ phải chuyển dịch
vào trong cửa sông, nếu thích nghi được thì tồn tại còn ngược lại sẽ bị tiêu
diệt. Suy thoái rừng ngập mặn sẽ kéo theo nguy cơ xói lở bờ biển, tăng
mức độ phá hủy đối với vùng ven biển do bão, và sóng biển.


3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến Lâm nghiệp (Tiếp)
c) Giải pháp ứng phó

Những vấn đề ưu tiên cần tập trung là:
i)Quản lý rừng bền vững nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương cho các hệ
sinh thái và gia tăng độ che phủ của rừng.
ii)Nâng cao chất lượng rừng và năng lực phòng hộ của rừng, đặc biệt là
rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.
iii)Xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch quản lý cháy rừng, sâu
bệnh hại rừng.
iv)Phục hồi rừng và chống mất rừng; mở rộng các vùng, phân khu bảo vệ
và kết nối chúng với các khu vực thích hợp nhằm mở rộng khu cư trú,
hành lang đa dạng sinh học.
Triển khai các đề tài, đề án hợp tác quốc tế về BĐKH, các chương trình,
dự án về cơ chế REDD, CDM và các hoạt động liên quan đến bảo vệ và
phát triển rừng.
Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch
phát triển lâm nghiệp.
Lập quy hoạch tổng thể cho việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ven
biển, bảo vệ các khu vực quan trọng và triển khai dự án trồng rừng.


TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC

LĨNH VỰC THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Tiếp)
3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Thủy sản
a) Tác động
 Các loài cá ven biển đang đối mặt với việc bị đánh bắt quá mức, ô
nhiễm môi trường, thủy triều đỏ và các áp lực môi trường khác.
 Môi trường sống bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của
thời tiết, khí hậu, dẫn đến bùng phát dịch bệnh làm chết hàng loạt tôm sú,
tôm hùm ở Miền Trung và Nam Bộ….
 Từ năm 1996-2001, nghề khai thác hải sản liên tiếp phải hứng chịu các
đợt thiên tai lớn và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và
của, tàu thuyền bị đắm, hư hỏng, thiệt hại về tính mạng người dân…
Ảnh hưởng đến đời sống ngư dân như dịch bệnh sau các trận lũ lụt,
thiếu lương thực; Thiệt hại của cải, phương tiện đánh bắt, cơ sở hạ tầng
nghề nuôi; Sản phẩm nuôi bị thất thoát.


3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Thủy sản (Tiếp)
b) Dự báo
Theo một số tính toán, khi mực NBD là 1m thì ĐBSCL có khoảng 1,5-2
triệu ha bị ngập và những năm có lũ to diện tích ĐBSCL có thể bị ngập tới
90% và ngập trong thời gian 4-4,5 tháng.
NBD làm cho hệ thống đê sông, đê biển và hệ thống hồ chứa mất an toàn,
chế độ dòng chảy ven bờ thay đổi, gây xói lở bờ biển; giảm khả năng tiêu
thoát nước dẫn đến diện tích ngập và thời gian ngập úng tăng.
BĐKH làm thay đổi thời vụ, tăng dịch bệnh, giảm năng suất, suy giảm
nguồn lợi thủy sinh và suy giảm chất lượng đất.


3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Thủy sản (Tiếp)
c) Giải pháp ứng phó

Xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho
ngư dân bị tác động của BĐKH. Hỗ trợ cộng đồng thông qua
đầu tư vào ngư cụ máy móc, tàu thuyền…
Đầu tư các khu neo đậu phòng tránh trú bão cho tàu thuyền,
xây dựng các cảng cá, chợ đầu mối, nâng hiệu quả khai thác
thủy sản.
Nghiên cứu các công nghệ nuôi mới, đối tượng nuôi mới phù
hợp với điều kiện BĐKH. Hình thành mạng lưới các trang trại
sản xuất giống cá biển, cua, ngao… thúc đẩy mở rộng diện
tích, quy mô nuôi.
Có các quy định riêng có tính chất pháp luật nhằm thực hiện
chính sách về ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực thuỷ sản.
Tăng cường trao đổi cho người dân để họ nhận thức được mối
đe doạ của BĐKH đến sức khoẻ và cuộc sống của con người.
 Tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm nhằm ứng
phó với dịch bệnh. Lồng ghép các chương trình, kế hoạch hành
động thực hiện các cam kết đa phương về môi trường.


TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC
LĨNH VỰC THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Tiếp)
3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Thuỷ Lợi
a) Tác động
-Bão là nguyên nhân gây thiệt hại cho các hệ thống đê sông, đê biển,
úng lụt ngày càng nghiêm trọng và nước mặn tràn sâu vào đất liền.
-Tình trạng hạn hán, thiếu nước mùa khô diễn ra ngày càng phổ biến,
việc khai thác, sử dụng nước không phù hợp với khả năng thực tế của
nguồn nước.
-Lũ quét, tố và lốc tàn phá nhà cửa, cây cối, công trình thuỷ lợi ngày
càng khốc liệt.

-Nước mặn ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền, đồng ruộng làm cho
nhiều công trình thuỷ lợi không còn hoạt động bình thường, ảnh hưởng
đến nhiều công trình tưới tiêu.
-Mưa lớn kéo dài làm cho các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm bị ảnh
hưởng. Bên cạnh đó còn làm tăng trượt lở đất, xói mòn sẽ làm tăng
lượng phù sa và làm lắng đọng lòng hồ, giảm dung tích hữu ích của hồ
chứa.
-Trữ lượng nước ngầm giảm, mức nước ngầm bị hạ thấp dần, khả năng
khai thác của các giếng nước ngầm cũng bị giảm sút không đáp ứng
được yêu cầu sinh hoạt và tưới tiêu.


3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Thuỷ Lợi (Tiếp)
b) Dự báo
 Mật độ dông, bão tại các vùng nhiệt đới sẽ tăng lên, đe dọa tới tính
mạng và sinh hoạt của con người, cơ sở hạ tầng, các hoạt động sản xuất,
phá hủy các hệ sinh thái. Phân bố các khu vực khí hậu sẽ có những biến
động.
 Do nước biển dâng, chế độ dòng chảy sông suối sẽ thay đổi theo
hướng bất lợi, các công trình thủy lợi sẽ hoạt động trong điều kiện khác
với thiết kế, làm cho năng lực phục vụ của công trình giảm.
 Nếu mực nước biển dâng cao 1,0m thì diện tích đất trong đê ngập
hoàn toàn của đồng bằng sông Hồng là 157.781ha và bán ngập là
321.998ha.


3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Thuỷ Lợi (Tiếp)
c) Giải pháp thích ứng
Hoàn chỉnh và củng cố hệ thống đê, bờ bao chống lũ hè thu,
bảo đảm ổn định, hạn chế hư hỏng khi lũ chính vụ tràn qua ở các

vùng.
Xây dựng và nâng cấp các công trình ngăn sông, cống đảm
bảo thoát lũ, ngăn mặn, chống nước biển dâng. Nâng cấp các hồ
chứa khai thác tổng hợp để điều tiết dòng chảy mùa mưa, mùa khô.
Nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở
miền núi phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sinh
hoạt, khai thác thuỷ điện, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn.
Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương,
hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng với tổng chiều dài là
26.617km.
Xây dựng hệ thống quan trắc, điều hành các hệ thống thuỷ
lợi hiện đại.
Các biện pháp phi công trình như tuyên truyền phổ biến kiến
thức, thông tin, nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, xây
dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu với chương
trình của ngành.


TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC
LĨNH VỰC THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Tiếp)
3.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực khác
3.5.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến Chăn nuôi
a) Tác động
- Tác động của BĐKH đến nguồn thức ăn: đặc biệt ảnh hưởng đến yếu tố
mùa vụ đối với nguồn thức ăn chăn nuôi;
- Tác động của BĐKH đến năng suất vật nuôi: BĐKH làm thay đổi yếu tố
mùa vụ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản, khả năng tiết sữa.
- Tác động của BĐKH đến dịch bệnh: tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và sự xuất
hiện các bệnh dịch mới với sự biến đổi của nhiệt độ.

- Tác động đến ứng xử của người chăn nuôi trong điều kiện BĐKH ở Việt
Nam.


3.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực khác
(Tiếp)
3.5.2 Nông thôn và ngành nghề nông thôn
BĐKH tác động đến hạ tầng nông thôn đe dọa đời sống, sức
khỏe cộng đồng.
Thiên tai và BĐKH sẽ gây khó khăn cho công cuộc xoá đói
giảm nghèo ở nông thôn trong những thập kỷ tới.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn bị
ảnh hưởng trầm trọng, công trình cấp nước bị ngập, bị phá vỡ do
thiên tai bão lụt;
Nguồn nước bị cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn do hạn hán…
Hệ thống giao thông nông thôn cũng bị ảnh hưởng, nhiều tuyến
giao thông bị ngập lụt, xói lở mặt và nền đường;
Sự cạn kiệt dòng chảy sông ngòi về mùa khô dẫn đến thiếu hụt
nguồn nước ngọt, giao thông thuỷ bị ảnh hưởng.
Mực nước biển dâng, sói lở bờ sông gây mất đất tạo nên những
làn sóng di cư bắt buộc ảnh hưởng đến sinh kế, gây mất ổn định
và kém bền vững cho các chương trình phát triển, cải thiện sinh kế
và sức khỏe cộng đồng.


×