Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

PHƯƠNG PHÁP vận ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHỤ HUYNH và học SINH THAM GIA bảo HIỂM y tế học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.31 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ PHƯƠNG PHÁP VẬN ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHỤ
HUYNH VÀ HỌC SINH
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH “

A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
---------------------

Bảo hiểm ytế học sinh ( BHYT HS ) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước mang tính xã hội nhân đạo, BHYT HS không vì mục đích kinh doanh mà tất cả
vì mục tiêu chăm lo sức khoẻ toàn diện cho thế hệ trẻ với phương trâm “mình vì mọi
người, mọi người vì mình”. Trong cuộc sống không ai không gặp sự cố, ốm đau, khi
đó giá trị của tấm thẻ BHYT là vô cùng quý báu. Thông qua đó còn giáo dục sâu sắc
cho học sinh về tính cộng đồng ngày từ tuổi học trò.
Đối tượng tham gia BHYT là tất cả học sinh, sinh viên đang theo học tại các
loại hình trường, lớp phổ thông quốc lập, bán công, dân lập. Từ bậc tiểu học trở lên
đều tham gia BHYT tự nguyện.

1


B. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
-----------------------I. Tuyên truyền phụ huynh và học sinh tham gia BHYT học sinh.
Giúp phụ huynh, học sinh hiểu và nhận thức đầy đủ về giá trị quyền lợi và
trách nhiệm khi tham gia BHYT học sinh tại học đường. Quyền lợi và trách nhiệm
của các tổ chức thực hiện BHYT học sinh.
1. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế học đường để phòng chống các bệnh
học đường và quản lý sức khoẻ học sinh với các nội dung:
- Vệ sinh phòng bệnh
- Tiêm chủng mở rộng
- Phòng chống cong, vẹo cột sống


- Vệ sinh răng miệng
- Bảo vệ thị lực
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân và môi trường
- Phòng chống dịch bệnh
2. Chăm sóc sức khoẻ nội trú là các trường hợp ốm đau, tai nạn cấp cứu
phải nằm viện, được tiếp nhận điều trị tại các cơ sở y tế nhà nước theo tuyến kỹ
thuật quy định của ngành y tế.
3. Ví dụ cụ thể:
Trong năm học 2008-2009 công tác tuyên truyền vận động phụ huynh và học
sinh tham gia BHYT học sinh: nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh học sinh, phát
tờ rơi, cung cấp các thông tin về “Bảo hiểm y tế học đường lợi ích của mỗi học sinh”
đã giúp phụ huynh nhận thức được tính cộng đồng và giá trị nhân đạo của con người.
Từ đó phụ huynh học sinh đã tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cho con em mình,
đạt kết quả 100%.
II. Quyền lợi của người tham gia BHYT học sinh

2


- Được cấp sổ “Khám chữa bệnh BHYT học sinh” có giá trị thay thế cho thẻ
BHYT.
- Được chăm sóc và quản lý sức khoẻ ban đầu tại y tế học đường nơi học sinh
học tập.
- Được khám và điều trị nội trú (nằm viện) tại các cơ sở y tế nhà nước theo chỉ
định của thầy thuốc. Cơ quan BHYT sẽ trả viện phí thay cho người bệnh.
- Được yêu cầu BHYT bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo quy định.
- Trong trường hợp ốm đau, tai nạn dẫn đến tử vong, cơ quan BHYT chi trợ
cấp mai táng ấn định 500.000đ cho người tham gia BHYT học sinh.
- Cơ quan BHYT không thanh toán viện phí cho các trường hợp: tự tử, say
rượu, dùng chất ma tuý, vi phạm pháp luật...

- Những bệnh xã hội mà nhà nước đã có ngân sách chữa bệnh, Bộ y tế, Bộ tài
chính, Bộ LĐTB&XH quy định danh mục các loại bệnh này: điều dưỡng, an dưỡng,
chỉnh hình khôi phục chức năng, tạo hình thẩm mỹ, làm chân, tay giả, mắt giả, răng
giả.
- Khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài, các nhu cầu bảo vệ sức khoẻ đặc biệt,
dịch vụ y tế tự chọn, các bệnh tật y tế bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp, dịch vụ kế hoạch
hoá gia đình.
III. Trách nhiệm của người tham gia BHYT học sinh
- Đóng BHYT đúng thời hạn như quy định
- Thực hiện đúng các chỉ dẫn của cán bộ y tế học đường
- Thực hiện đúng các quy định của điều lệ BHYT. Nếu ốm đau, tai nạn phải
điều trị tại bệnh viện, cần xuất trình sổ khám chữa bệnh BHYT học sinh chậm nhất
sau 48 giờ kể từ khi nhập viện.

3


IV. Quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức thực hiện BHYT học sinh
Nhà trường có trách nhiệm triển khai BHYT học sinh, tổ chức và bảo đảm
các điều kiện cho y tế học đường thực hiện. Y tế học đường có nhiệm vụ chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho học sinh cụ thể là:
- Ở những trường có khoảng 600 học sinh được bố trí một cán bộ y tế học
đường. Nếu không đủ điều kiện để có cán bộ y tế học đường nhà trường cần liên hệ
và ký hợp đồng với một cơ sở y tế địa phương gần nhất để thực hiện chức năng của
y tế học đường.
- Cán bộ y tế học đường được trung tâm y tế quận, huyện giới thiệu hoặc được
sự thoả thuận của trung tâm y tế quận, huyện để nhà trường ký hợp đồng làm việc.
- Tuyên truyền hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, theo dõi tình trạng sức khoẻ
của học sinh.
- Tổ chức vận động tuyên truyền về BHYT, thực hiện việc đăng ký, kê khai,

thu tiền đóng BHYT của học sinh theo hướng dẫn của cơ quan BHYT.
- Y tế học đường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHYT tổ chức cấp
phát theo dõi, quản lý sổ khám bệnh BHYT học sinh.
V. Mức đóng BHYT học sinh được quy định như sau
- Xác định theo vùng
- Xác định theo cấp học
+ Đối với học sinh cấp 2 thu 100.000đ/học sinh/năm
VI. Tổ chức thực hiện BHYT

4


BHYT là một chính sách mới có nhiều khó khăn phức tạp, mà trước hết do
nhận thức chưa đầy đủ của người dân, vì vậy để triển khai tốt BHYT học sinh mang
lại hiệu quả thiết thực, cần thực hiện các yêu cầu sau.

- BHYT phải được các cấp phối hợp với cơ quan giáo dục - đào tạo cùng cấp
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích về BHYT nói chung, BHYT học sinh nói
riêng trong nhà trường, nhất là đối với cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh hiểu
được quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham gia BHYT cho con em mình, để
sức khoẻ của học sinh được chăm sóc một cách toàn diện và giáo dục được thế hệ trẻ
“mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
- Các nhà trường, cơ quan giáo dục - đào tạo và cơ quan y tế cùng cấp xây
dựng mạng lưới y tế học đường tại địa phương mình.
- Các cơ sở y tế chỉ đạo khám chữa bệnh nhất là cấp cứu và nhi khoa cần
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ bệnh nhân BHYT và điều trị nội trú.
- Các nhà trường, cơ quan giáo dục - đào tạo và y tế cùng cấp phối hợp tổ
chức các hội nghị liên ngành, tờ rơi, công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng
nhằm quán triệt đầy đủ tinh thần, nội dung của BHYT học sinh và đề ra các biện
pháp tổ chức cần thiết, phân tích nhiệm vụ, tập huấn cho cán bộ y tế nhằm chủ động

triển khai đạt kết quả tốt.

C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
------------------------BHYT học sinh là chính sách mang tính nhân đạo vì cộng đồng sâu sắc, tham
gia không bắt buộc và không vì mục đích kinh doanh. Tuy nhiên để BHYT thật sự tự
nguyện không thể không chú ý đến nguyên nhân sâu xa là quá nhiều thủ tục rườm rà,
5


mất công chờ đợi, phải khám đúng tuyến, đúng nơi khi dùng thẻ BHYT đi khám
bệnh trong khi đó thì bệnh tật đâu có chờ tuyến. Tình trạng người bệnh có thẻ BHYT
bị “coi nhẹ” khi đến các cơ sở khám chữa bệnh không phải không có chính sách. Vì
vậy người dân cụ thể là

các bậc cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của BHYT. Nên việc
mua BHYT cho con em mình trong các nhà trường còn hạn chế. Để khắc phục tình
trạng trên , ngành giáo dục và BHXH nên có sự phối hợp đồng bộ trong công tác
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của BHYT học sinh
nhằm tạo sự đồng thuận trong cộng đồng. Việc chăm sóc sức khoẻ cho các em
không đơn thuần chỉ là việc đối phó khi xảy ra tình huống bất ngờ.
Y tế học đường còn có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, tuyên truyền cho các
em hiểu để tự chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ chính mình. Đây là yêu cầu cũng là mong
muốn hết sức bình thường, chính đáng của các bậc phụ huynh. Vì vậy việc tìm ra
giải pháp tối ưu giữa các ngành y tế, giáo dục và các ngành liên quan để đảm bảo
cho các em được chăm lo tốt, phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần, trí lực là
hết sức quan trọng.
Trên đây chỉ là 1 số kinh nghiệm của cá nhân tôi, tôi mong muốn các bạn
đồng nghiệp nghiên cứu và qua đó các đồng chí đóng góp bổ xung cho tôi, tôi cũng
mong muốn đem đến cho các bạn những tư liệu, thông tin bổ ích và cúng thông qua
nhũng ý kiến quí báu của các bạn để tôi vững vàng hơn trong công tác tuyên truyền

vận động phụ huynh và học sinh tham gia tốt công tác BHYT học sinh
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đọi Sơn, ngày 20 tháng 04 năm 2009
NGƯỜI VIẾT

6


7


8


9


10


11


12


13


14



15


16


17


18


19


Chu Thị Thắm

20



×