Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tác động của BĐKH tới sâu bệnh hại cây trồng ở Việt Nam Những chính sách và hành động thích ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 100 trang )

BÁO CÁO
Tác động của BĐKH tới sâu bệnh hại cây trồng ở Việt Nam
Những chính sách và hành động thích ứng

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan thực hiện: Viện Bảo vệ thực vật

Hà Nội, năm 2012


MỤC LỤC

I.

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 6

II. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ....................................................................... 8
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH............................. 8
3.1. Nội dung phân tích ................................................................................................. 8
3.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 10
3.2.1.Phương án tiếp cận ........................................................................................ 10
3.2.2.

Phương pháp và công cụ phân tích .......................................................... 11

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH................................................................. 11
4.1. Tình hình sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam trong 25 năm qua
(1976-2011)................................................................................................................. 11
4.1.1. Tác hại của sâu hại lúa ................................................................................. 12
4.1.2. Tác hại của các loại bệnh hại lúa ................................................................. 14
4.1.3. Các loài sâu bệnh hại cây công nghiệp ....................................................... 18


4.1.4. Các loài sâu bệnh hại cây ăn quả ................................................................. 20
4.1.5. Các loài sâu bệnh hại cây rau ...................................................................... 22
4.1.6. Các biện pháp quản lý và phòng trừ sâu bệnh đã và đang áp dụng phổ
biến tại Việt Nam .................................................................................................... 23
4.2. Tình hình nghiên cứu về tác động của BĐKH đến phát sinh sâu bệnh hại cây
trồng trên thế giới và việt nam .................................................................................... 27
4.2.1. Tác động của BĐKH đến sự phát sinh sâu bệnh hại cây trồng trên thế
giới .......................................................................................................................... 27
4.2.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa bệnh hại cây trồng và môi trường
trên thế giới .................................................................................................. 28
4.2.1.2. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sâu hại và môi trường ................ 30
4.2.2. Tác động của BĐKH đến sâu bệnh hại một số cây trồng chính ở Việt
Nam ......................................................................................................................... 32
4.2.2.1 . Ảnh hưởng đến sâu bệnh chính trên cây lúa.

................................ 34

...................... 37
4.2.2.2. Ảnh hưởng đến sâu bệnh chính cây rau họ thập tự
.......................... 38
4.2.2.3. Ảnh hưởng đến sâu bệnh hại các loại cây ăn quả
4.3. Khả năng tác động của BĐKH tới các loài sâu bệnh hại cây trồng ở việt
nam, theo kịch bản BĐKH khác nhau đến năm 2050................................................. 44
4.3.1. Xu hướng BĐKH toàn cầu ............................................................................ 44
4.3.2. Kịch bản BĐKH tại các vùng của Việt Nam................................................. 44


4.3.3. Tác động tiềm tàng của BĐKH ..................................................................... 48
4.3.4. Cơ sở lý luận của những dự báo về tác động của BĐKH đối với sự bùng
phát sâu bệnh hại cây trồng ở Việt Nam ................................................................ 52

4.3.5. Dự báo khả năng tác động của BĐKH đối với sự bùng phát sâu bệnh
hại cây trồng ở Việt Nam. ....................................................................................... 59
4.3.6. Phạm vi và khả năng tác động đến sâu bệnh hại cây trồng theo 3 kịch
bản (thấp, trung bình và cao) đến năm 2050.......................................................... 60
V. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ............. 61
5.1. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH đến sự bùng phát và
mức độ gây hại của sâu bệnh trên các loại cây trồng ................................................. 61
5.2. Tác động đến kinh tế, xã hội của các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của
BĐKH đến bùng phát và mức độ gây hại của sâu bệnh trên cây trồng. ..................... 62
5.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của
BĐKH đến bùng phát và mức độ gây hại của sâu bệnh trên cây trồng. ..................... 63
5.4. Chính sách thích ứng với BĐKH của ngành BVTV ........................................... 63
5.5. Chính sách về BVTV ........................................................................................... 64
5.6. Chính sách đào tạo nâng cao năng lực ................................................................ 64
5.7. Chính sách về hợp tác quốc tế ............................................................................ 64
5.8. Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai những chính sách nhằm
đối phó với BĐKH trong lĩnh vực BVTV .................................................................. 65
VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 65
6.1. Kết luận ................................................................................................................ 65
6.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 67
I. Tài liệu trong nước: ................................................................................................. 67
II. Tài liệu nước ngoài: ............................................................................................... 68

3


CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH


Biến đổi khí hậu

KNK

Khí nhà kính

NBD

Nước biển dâng

GSO

Tổng cục Thống kê

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNSH

Công nghệ sinh học

IPCC

Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH

PPRI

Viện BVTV


Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc

NGO

Tổ chức phi chính phủ

PMU

Ban quản lý dự án

VND

Đồng Việt Nam


DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN

1. PGS.TS. Phạm Thị Vượng
2. TS. Ngô Vĩnh Viễn
3. TS. Nguyễn Văn Liêm
4. TS. Lê Đức Khánh
5. TS. Nguyễn Như Cường
6. TS. Phạm Hồng Hiển

7. TS. Nguyễn Thị Nhung
8. Ths. Nguyễn Thị Thủy
9. Ths. Lê Mai Nhất

- Chủ trì nhiệm vụ

5


I.

MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện đang là thách thức lớn nhất đối với nhân
loại vì đã có tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi
trường sinh thái trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo tài liệu
UN Framework Convention on Climate Change (UNFCCC), Việt Nam được xác
định là một trong những quốc gia trên thế giới đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm
trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu bởi làm tăng mối nguy hại hiện có
về mặt môi trường và cản trở việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội bền vững và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của đất nước
(Bộ TN&MT, 2008). Những tác động của BĐKH có thể gây ảnh hưởng trong
nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước, song sản xuất nông nghiệp
phải chịu thiệt hại nhiều nhất và những tác hại đó có xu hướng làm giảm sự
thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đe dọa sự gắn kết xã hội mà
Việt Nam đã đạt được trong suốt những thập kỷ qua.
Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) định nghĩa BĐKH là sự biến đổi
trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì
trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc hơn. BĐKH có thể là
do các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành

phần của khí quyển, làm thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi
nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm thực vật che phủ
và lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất.
Kịch bản BĐKH là những giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự
tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế-xã hội,
phát triển công nghiệp với việc sản sinh ra lượng phát thải khí nhà kính (KNK),
làm tăng nhiệt độ không khí của trái đất dẫn đến hiện tượng băng tan và làm
mực nước biển dâng cao. Kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo
khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm triều, nước dâng do bão…Nước biển dâng cao tại một vị trí có

6


thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt
độ của đại dương và các yếu tố khác.
Hiện nay, chúng ta đang phải sống trong một thế giới có nhiều sự biến đổi
lớn về khí hậu như nhiệt độ không khí của trái đất đang nóng dần lên làm cho
mực nước biển đang dâng lên, có nhiều thay đổi về đa dạng sinh học như sự
xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị thu hẹp
lại và phân cách nhau... và đồng thời dân số tăng nhanh ở nhiều quốc gia, sức ép
của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa ngày càng lớn, trao đổi thông tin giữa các
lĩnh vực ngày càng được mở rộng. Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn
đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có việc làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và gây ra những thay
đổi lớn trong sự sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật trong tự nhiên.
BĐKH được dự báo là sẽ tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp và tác động đến
nhiều ngành, lĩnh vực, vùng và các quốc gia. Việt Nam được coi là một trong
các quốc gia sẽ bị tác động mạnh do BĐKH. Để phát triển bền vững trong nông,

lâm nghiệp và phát triển nông thôn, vấn đề đặt ra là cần có các phân tích, hiểu
biết về BĐKH và những ảnh hưởng của nó tới dân sinh, kinh tế và xã hội; phải
xem tác động của BĐKH toàn cầu là một nhân tố cấu thành trong xây dựng
chiến lược phát triển, chính sách và các giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng
với các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra.
Ngành Bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò hết sức quan trọng đối với phát
triển nông nghiệp và phát triển bền vững nói chung và của mỗi quốc gia nói
riêng. Vì vậy báo cáo này tập trung phân tích tác động của BĐKH đối với sự
bùng phát các loại sâu bệnh hại đối với một số cây trồng chính làm ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam để từ đó có các đề xuất về những chính
sách phù hợp và các giải pháp thích ứng với sự BĐKH sẽ xảy ra trong tương lai.
Báo cáo phân tích bao gồm các phần chính sau đây:
Tổng quan tình hình sâu bệnh hại cây trồng ở Việt Nam;
Thực trạng và xu hướng BĐKH;

7


Phân tích tác động của BĐKH đến phát sinh sâu hại cây trồng dựa
trên các kịch bản BĐKH;
Đề xuất các giải pháp thích ứng và chính sách phù hợp đối với
ngành BVTV trong bối cảnh BĐKH;
Kiến nghị các hoạt động ưu tiên của ngành BVTV nhằm giảm thiểu
và thích ứng với tác động của BĐKH;
Kết luận và kiến nghị.
II. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu của báo cáo phân tích này nhằm:
- Đánh giá khả năng tác động của BĐKH đến sự bùng phát của sâu bệnh
hại cây trồng và sự lây lan của chúng trên các cây trồng chính ở các vùng sinh

thái nông nghiệp quan trọng của Việt Nam.
- Kiến nghị một số chính sách thích hợp và đề xuất các biện pháp phù
hợp, khả thi để hạn chế khả năng gây hại của sâu bệnh hại cây trồng và bảo vệ
sản xuất nông nghiệp dưới tác động do BĐKH gây ra.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH

3.1. Nội dung phân tích
• Thu thập, tổng hợp các tài liệu và thông tin liên quan
* Dữ liệu liên quan đến khí hậu
- Dữ liệu lịch sử về điều kiện khí hậu cho 7 vùng sinh thái nông
nghiệp trong giai đoạn 1975 – 2010 (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,
mực nước biển, bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, v.v...)
- Kịch bản BĐKH (nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng theo từng
vùng sinh thái) cho giai đoạn 2010 – 2050.
* Dữ liệu và thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp và sâu bệnh hại
cây trồng trong 25 năm qua
- Diện tích, năng suất, sản xuất của các loại cây trồng thuộc các vùng
khác nhau.
- Thành phần sâu bệnh hại trên các đối tượng cây trồng trong cả
nước.
8


- Các chính sách, cơ chế có liên quan và các chương trình mục tiêu
quốc gia liên quan;
• Tổng quan các tài liệu khoa học về tác động của BĐKH đến phát sinh sâu
bệnh hại cây trồng trên thế giới và Việt Nam.
- Tác động của BĐKH đến phát sinh sâu bệnh hại cây trồng trên thế
giới.
- Tác động của BĐKH tới sâu bệnh hại cây lương thực, cây công

nghiệp, cây ăn quả, cây rau ở các vùng sinh thái nông nghiệp của
Việt Nam.
- Dự báo khả năng tác động của BĐKH đối với sự bùng phát sâu
bệnh hại cây trồng.
• Đánh giá sơ bộ khả năng tác động của BĐKH (bao gồm mực nước biển
dâng, hạn hán, lũ lụt và thay đổi nhiệt độ) tới các loài sâu bệnh hại cây
trồng ở Việt Nam, theo kịch bản BĐKH khác nhau (thấp, trung bình và
cao) đến năm 2050.
- Dự báo phạm vi, khả năng tác động của BĐKH theo 3 kịch bản
(thấp, trung bình và cao) đến năm 2050 đến:
- Phân tích, đánh giá sự khác biệt về tác động BĐKH với các sâu
bệnh hại cây trồng ở các vùng sinh thái nông nghiệp và theo các
kịch bản BĐKH khác nhau.
• Đề xuất các chính sách phù hợp giảm thiểu tác động của BĐKH trong
BVTV:
- Đề xuất các chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của
BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp, bao gồm:
Chính sách về BVTV;
Chính sách đào tạo nâng cao năng lực, bao gồm đào tạo, tập
huấn và chuyển giao thông qua các hoạt động khuyến nông.
- Xây dựng mạng lưới hợp tác quốc tế trao đổi thông tin, dự tính dự
báo các dịch hại mới và các kỹ thuật chẩn đoán, phòng chống hiệu
quả và an toàn cho môi trường.
9


- Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai những chính sách
giảm thiểu tác động biến đối khó hậu trong vực BVTV.
• Đề xuất và áp dụng các biện pháp thích ứng để giảm thiểu các tác động
của BĐKH tới sâu bệnh hại cây trồng tại Việt Nam:

- Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH đến bùng phát và
mức độ gây hại của sâu bệnh trên cây lương thực, cây Công nghiệp,
cây ăn quả và trên cây rau.
- Đánh giá tác động đến kinh tế, xã hội của các biện pháp giảm thiểu
ảnh hưởng của BĐKH đến bùng phát và mức độ gây hại của sâu
bệnh trên cây trồng.
- Đánh giá khả năng áp dụng, nhân rộng các biện pháp giảm thiểu
ảnh hưởng của BĐKH đến bùng phát và mức độ gây hại của sâu
bệnh trên cây trồng.
- Đề xuất các dự án triển khai nhằm thích ứng với BĐKH trong lĩnh
vực BVTV.
• Tổ chức hội thảo tham vấn về các phương án giảm thiểu ảnh hưởng của
BĐKH đến bùng phát và mức độ gây hại của sâu bệnh trên cây trồng.
- Hội thảo đánh giá kết quả nghiên cứu dự án
- Hội thảo lựa chọn các phương án giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH
đến bùng phát và mức độ gây hại của sâu bệnh cho cây trồng
3.2. Phương pháp phân tích
3.2.1.Phương án tiếp cận
-

Tiếp cận có tính kế thừa các nghiên cứu có liên quan: Kế thừa các kết quả
nghiên cứu có liên quan trước đây, tổng quan và đúc kết kinh nghiệm cho
nghiên cứu này để tránh lãng phí và tiêt kiệm thời gian.

-

Tiếp cận theo phương pháp có sự tham gia của các nhà khoa học, các
chuyên gia sẽ tham gia trong các nhóm thảo luận trong các hoạt động
nghiên cứu. Ưu tiên làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nghiên
cứu. Cán bộ địa phương và nông dân có kinh nghiệm, nông dân chủ chốt và


10


các đối tác được khuyến khích tham gia trong các hoạt động hiện trường tại
các địa phương.
-

Tiếp cận mang tính hệ thống: Các hoạt động nghiên cứu sẽ được tiếp cận
mang tính hệ thống theo nguyên tắc nhân quả. Các kết luận đưa ra trong
qua trình nghiên cứu sẽ dựa vào kết quả phân tích biện chứng. Các chính
sách đề xuất dựa vào kết quả phân tích của nhiệm vụ, các chính sách phát
triển nông nghiệp và nông thôn và có tính thực tiễn.

-

Tiếp cận theo vùng sinh thái: Phân tích, đánh giá và lựa chọn các giải pháp
giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH đến bùng phát và mức độ gây hại của sâu
bệnh hại cây trồng được tiếp cận theo vùng sinh thái, nhằm đảm bảo các đề
xuất đưa ra mang tính thực tiễn, hiệu quả thực sự và bền vững.

3.2.2. Phương pháp và công cụ phân tích
-

Đối với phần tổng quan, tiến hành xác định các nhóm vấn đề và liệt kê
danh mục để tiến hành thu thập nguồn tài liệu. Thực hiện phân tích và
đánh giá theo các tiêu chí và nội dung có liên quan trực tiếp đến mục tiêu
phân tích đã để ra.

-


Phương pháp có sự tham gia sẽ được áp dụng để thu thập các thông tin liên
quan đến kinh nghiệm, quan điểm và những đề xuất của chuyên gia trong
lĩnh vực có liên quan. Làm việc theo nhóm và có sự tham gia và đóng góp
ý kiến của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực trong triển khai các hoạt động
của nghiên cứu phân tích.

-

Phân tích và xử lý thông tin bằng phần mềm thống kê IRRISTAT.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH

4.1. Tình hình sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam trong 25
năm qua (1976-2011)
Theo kết quả điều tra của Viện BVTV năm 1967 –1968 và 1977-1978 có
đến 88 loài sâu, 39 loại bệnh gây hại trên cây lúa ở miền Bắc và 86 loài sâu, 33
loại bệnh gây hại trên lúa ở miền Nam. Từ đó đến nay cũng đã có thêm nhiều
kết quả nghiên cứu và thông báo bổ sung. Kết quả điều tra năm 2006-2010 ghi
nhận có 72 loài sâu hại, 35 loài bệnh hại trên lúa, ít hơn so với kết quả trong
11


những lần điều tra trước. Số lượng các loài ít đi so với trước đây do một số
nguyên nhân như thay đổi mùa vụ, cơ cấu giống, mức độ thâm canh và các giải
pháp BVTV trong phòng chống dịch hại... Tuy nhiên trong đó có nguyên nhân
do sự BĐKH có thể đã làm thay đổi thành phần các loài sâu bệnh hại trên cây
trồng trong thời gian qua.
4.1.1. Tác hại của sâu hại lúa
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam chịu tác động của các loài dịch hại. Theo ước

tính, hàng năm sâu và bệnh làm giảm sút khoảng 20% năng suất, không kể
những mất mát trong kho do sâu mọt và nấm bệnh gây ra sau thu hoạch. Côn
trùng gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa, từ khi gieo hạt cho tới
lúc lúa chín. Chúng phá hại trên tất cả các bộ phận của cây. Tác hại của côn
trùng không những ảnh hưởng tới năng suất và còn làm giảm chất lượng thóc
gạo thương phẩm. Một số loài côn trùng phá hại, mở đường cho vi sinh vật gây
bệnh và quan trọng hơn, nhiều loài côn trùng còn là môi giới truyền các bệnh
nguy hiểm cho cây lúa như bệnh vàng lụi (do rầy xanh đuôi đen truyền bệnh),
bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu là môi giới truyền bệnh.
Tài liệu của Cục BVTV và Viện BVTV đã ghi nhận các đợt dịch sâu hại
lúa ở các địa phương trong thời gian qua như sau:
* Sâu đục thân
Sâu đục thân bướm hai chấm là loài đục thân phổ biến và quan trọng nhất
ở Việt Nam. Chúng phân bố rộng rãi ở khắp các vùng trồng lúa trong cả nước,
từ đồng bằng, ven biến đến các vùng trung du và miền núi. Chúng phá hại trong
suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch, gây
hiện tượng nõn héo, bông bạc. Những năm sâu phát sinh nhiều, tỷ lệ bông bạc
trên một số trà lúa có thể lên tới 20-30%, đôi khi lên tới 90% và thậm chí là mất
trắng. Ở Gia Lâm (Hà Nội) vụ mùa 1987 và 1988 nhiều ruộng lúa cấy giống
Mộc tuyền và nếp bị hại rất nặng, tỷ lệ bông bạc trên Mộc tuyền từ 20-30%, trên
nếp lên tới 70-80%. Năm 1996 diện tích lúa bị hại do sâu đục thân trên cả nước
là 742.000 ha, trong đó có 167.000 ha bị hại nặng; năm 1997, các số liệu tương
ứng là 657.000 và 75.000 ha. Các số liệu tổng kết trong những năm 2006-2010
12


cũng cho thấy thiệt hại của sâu đục thân là rất lớn, nhìn chung năm sau cao hơn
năm trước, dao động từ vài trăm ngàn ha.
Các loài sâu đục thân lúa khác như loài sâu đục thân lúa 5 vạch đầu nâu, 5
vạch đầu đen, sâu bướm cú mèo... thường ít phổ biến hơn và không gây tác hại

đáng kể trong các năm gần đây.
* Sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ trước đây chỉ được coi là gây hại thứ yếu trên cây lúa, về
sau này, cùng với việc gieo trồng những giống lúa cải tiến, sử dụng nhiều phân
đạm và thuốc hóa học, sâu cuốn lá nhỏ đã trở thành một trong những sâu hại lúa
quan trọng ở Việt Nam. Sâu phá hại trên hầu hết các vùng trồng lúa trong cả
nước. Sâu phá hại làm lá lúa bị bạc trắng, làm giảm diện tích quang hợp của cây
lúa, ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa. Năm 1984, sâu cuốn lá phát sinh và phá
hại trên diện tích hàng ngàn ha lúa ở đồng bằng và trung du Bắc bộ. Sâu gây hại
nặng trong giai đoạn lúa làm đòng gây tác hại làm bông lúa ngắn, tỷ lệ lép cao,
sụt giảm năng suất. Năm 2006 tổng diện tích lúa trên cả nước bị sâu cuốn lá nhỏ
gây hại khoảng 642.917 ha, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 44.035ha. Đến
năm 2010, sâu cuốn lá nhỏ bùng phát và gây hại trên diện rộng. Diện tích bị
nhiễm sâu cuốn lá nhỏ trong cả nước là 1.189.434 ha, tăng 75% so với năm
2009, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 545.831 ha, tăng gần gấp 2,21 lần so
với năm 2009. Ở Miền Bắc mức độ gây hại cao hơn miền Nam với diện tích bị
nhiễm là 1.041.873 ha, trong đó 543.802 ha bị nhiễm nặng. Mật độ sâu tập trung
cao ở giai đoạn cuối đẻ nhánh- làm đòng trong vụ hè thu và vụ mùa. Tuy được
tập trung phòng trừ tích cực, song diện tích mất trắng vẫn lên đến 207 ha.
* Bọ rầy
Dịch rầy nâu được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam vào những năm
1931-1932 tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống kê của Cục
BVTV, trong những năm 90 rầy nâu phát sinh thành dịch trên diện tích rộng ở
các tỉnh miền Bắc, diện tích lúa bị phá hại mỗi năm trung bình khoảng hơn 400
ha. Ở các tỉnh phía Nam, trong năm 1998, diện tích lúa bị hại do rầy nâu lên đến
150.000 ha trong đó 14.000 ha bị hại nặng. Gần đây nhất, năm 2006 rầy nâu lại
13


phát sinh thành dịch trên 22 tỉnh thành phía Nam với tổng diện tích bị nhiễm rầy

khoảng 605.593 ha (gồm rầy nâu và rầy lưng trắng). Theo thống kê của Cục
BVTV, tình hình thiệt hại do rầy nâu và rầy lưng trắng gây ra năm sau cao hơn
năm trước. Rầy nâu không chỉ gây hại trực tiếp đối với cây lúa nó còn là môi
giới truyền nhiều bệnh virus nguy hiểm như bệnh lúa cỏ, bệnh vàng lùn, bệnh
vàng lùn xoắn lá...
4.1.2. Tác hại của các loại bệnh hại lúa
* Bệnh Bạc lá
Bệnh bạc lá được ghi nhận ở Việt Nam từ những năm 1950 và ít được chú
ý. Vào những năm 1970, Bệnh bạc lá trở nên có ý nghĩa quan trọng tại các vùng
trồng giống lúa NN5 và NN8 ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Trong điều
kiện đại trà, năng suất lúa bị bệnh đã bị giảm từ 30 đến 60% (Hà Minh Trung,
2002).
* Bệnh vi khuẩn sọc vàng
Bệnh này phát sinh vào năm 1988 ở tỉnh Tiền Giang và Long An. Sau đó
bệnh lan rộng ở hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ và cực Nam Trung bộ. Đỉnh
cao của bệnh xảy ra vào năm 1994 với khoảng 270 ngàn ha lúa bị nhiễm bệnh
(Hà Minh Trung, 2002).
* Bệnh lem lép hạt
Bệnh này đã được phát hiện từ lâu, nhưng mãi đến năm 1990 bệnh mới
được quan tâm khi nhiều diện tích lúa mùa sớm ở phía Bắc, lúa đông xuân ở
miền Trung và hè thu ở Đồng bằng Nam bộ xuất hiện hiện tượng hạt lúa bị biến
màu và lép, vỏ hạt lúa bị biến đen cục bộ hay toàn thể. Đến năm 1992 bệnh phát
sinh nặng, vào giai đoạn lúa bắt đầu chín sữa. Cả nước có tới trên 100 ngàn ha
lúa bị bệnh, năng suất lúa giảm 20-50%, chất lượng gạo và hạt giống bị xuống
cấp nghiêm trọng, (Hà Minh Trung, 2002).
* Bệnh đạo ôn
Bệnh này được phát hiện đầu tiên tại Hương Sơn- Hà Tĩnh vào năm 1922
(Roger L, 1954). Từ năm 1970 phạm vi gây hại của bệnh mở rộng từ Bắc đến
14



Nam, đặc biệt gây hại nặng tại một số tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và đồng
bằng Sông Hồng (Hà Minh Trung, 2002). Trong những năm gần đây, bệnh gây
hại trên lúa ở các tỉnh phía Nam nặng hơn ở các tỉnh phía Bắc. Năm 2006 diện
tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn khoảng 196.947 ha, đạo ôn cổ bông là 24.455 ha,
trong khi năm 2010, số liệu này tương ứng là 243.619 ha và 83.254 ha, (Cục
BVTV, 2006-2010).
* Bệnh khô vằn
Bệnh này được ghi nhận tại Việt Nam trong những năm ba mươi. Tuy
nhiên, từ thập kỷ 70, bệnh trở nên có ý nghĩa quan trọng khi phong trào thâm
canh tăng năng suất lúa phổ biến khắp cả nước. Bệnh gây hại nặng cho lúa vụ hè
thu, mùa sớm và đông xuân muộn khi nhiệt độ và ẩm độ không khí tăng cao.
Khi lúa bị nhiễm bệnh ở thời kỳ lúa đứng cái và trỗ bông, năng suất lúa có thể
giảm tới 46-77% (Hà Minh Trung, 2002).
* Bệnh vàng lùn và vàng lùn xoắn lá
Trong 2 năm 1977- 1978, bệnh này gây hại trên 40.000 ha lúa thuộc các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 2006 đến nay, bệnh vàng lùn và vàng
lùn xoắn lá xuất hiện và gây hại ở 22 tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam bộ, với diện tích lúa bị bệnh ở vụ Hè- Thu 2006 và Đông
Xuân 2006-2007 lên tới 237.466 ha.
* Bệnh lùn sọc đen phương nam
Vụ lúa mùa năm 2009, ở các tỉnh phía Bắc xuất hiện hiện tượng lúa bị
“lùn lụi”, về sau gọi là “Vàng lùn, lùn xoắn lá” gây thiệt hại đáng kể cho sản
xuất lúa gạo. Triệu chứng gây hại được ghi nhận đầu tiên ở Nghệ An vào tháng
8 năm 2009. Đến cuối tháng 11 năm 2009 đã ghi nhận 19 tỉnh có lúa bị bệnh với
tổng diện tích lên tới hơn 40.000 ha, trong đó gần 20.000 ha lúa gần như bị mất
trắng. Đến năm 2010 bệnh phát sinh và gây hại tại 33 tỉnh từ Khánh Hòa trở ra.
Bệnh phát sinh, gây hại tập trung từ giai đoạn mạ- lúa đứng cái, gây thất thu
hoàn toàn trên diện tích 2.276 ha lúa.
Số liệu dưới đây sơ bộ cho thấy tình hình gây hại của các đối tượng chính

trên lúa trong phạm vi cả nước, giai đoạn 2001-2010.
15


Bảng 1: Diện tích bị nhiễm sâu bệnh và dịch hại khác
trong những năm 2001-2004
Diện tích bị hại nặng (ha)

Đối tượng
gây hại

2001

2002

2003

180,502

275,593

269,773

Rầy nâu và
rầy
lưng
trắng

15,979


12,317

Sâu đục thân

18,775

Chuột hại

Tổng diện tích bị hại (ha)
2001

2002

2003

123,443

1,064,990

998,314

1,117,995

602,051

16,928

4,280

363,347


263,129

257,009

174,603

41,249

28,142

9,528

270,426

275,957

277,702

107,360

13,484

5,993

3,709

2,123

233,380


168,470

152,111

99,128

974

252

545

408

123,418

91,544

196,945

292,751



5,799

3,915

1,532


5,716

336,370

208,399

265,216

225,870

Cổ
bông

4,935

1,067

166

1,866

91,765

42,684

25,715

40,474


Khô vằn

51,128

26,006

40,053

43,801

772,818

580,315

538,560

482,250

Bạc lá

18,990

8,305

16,081

8,966

156,734


57,802

88,015

46,526

4,268

635

-

325

88,597

59,955

39,440

52,389

Sâu cuốn lá

ốc bươu vàng
Bệnh
đạo
ôn

Lem lép hạt


2004

2004

Nguồn: Cục bảo Vệ Thực Vật
Bảng 2: Diện tích bị nhiễm sâu bệnh và dịch hại khác
trong những năm 2006-2010
Diện tích bị hại nặng (ha)

Tổng diện tích bị hại (ha)

Đối tượng
gây hại

2006

2007

2008

2009

2010

2006

2007

Sâu cuốn lá


44.035

207.800

364.000

170.097

545.831

642.917

667.000

Rầy nâu và
rầy
lưng
trắng

48.867

95.301

179.000

99.637

141.221


605.593

Sâu đục thân

12.271

15.500

22.000

27.974

-

-

3.257

3.580

2.600

10.374

10.300

10.000

1.270


1.350

93.116
-

Chuột hại
Bệnh
đạo
ôn


Cổ
bông

VL-LXL
Lùn sọc đen

2008

2009

2010

961.000

766.423

1.189.434

782.500


1.177.000

824.316

1.082.309

164.625

135.500

230.000

232.034

114.869

6.515

35.776

45.392

57.000

67.200

117.560

21.347


6.598

196.947

186.700

232.000

320.035

243.619

-

1.358

709

24.455

39.550

41.000

57.035

83.254

19.618


14.887

-

116

175.283

75.249

30.489

2.499

420

-

-

19.611

4.913

-

-

-


42.385

52.819

Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật

16


4.1.2. Sự thay đổi số lượng và mức độ gây hại của các loài sâu bệnh hại trên
cây lúa ở Việt Nam.
Hầu hết các loài sâu bệnh hại phổ biến trên lúa ở nước ta ghi nhận được
trong đợt điều tra khoảng thời gian 2006-2010 đều là các loài sâu bệnh hại đã
xuất hiện từ những lần điều tra trước. Tuy nhiên, đã có một số điểm khác biệt so
với các kết quả điều tra trước đây như sau:
-

Theo kết quả điều tra trước đây đã được công bố, số lượng các loài sâu hại
lúa có tới 133 loài (TLTK), tuy nhiên lần điều tra này chỉ ghi nhận được có
72 loài, chiếm 54,1% số loài đã công bố.

-

Một số loài sâu gây hại lúa trước đây

như: Nymphula fluctuosalis,

Holotrichia sinensis, Lema oryzae, Phloeothrips oryzae, Gryllotalpa
orientalis được cho là phổ biến thì lần điều tra này lại không thấy xuất hiện.

-

Trong lần điều tra này lại xuất hiện một số loài mới như: Rhopalosiphum
padi L., Sitobion miscanthi (Takahashi), Menida formosa (Wesrw.),
Pygomenida varipennis (Westw.), Pygomenida bengalensis (Westw.),
Rhadinosa fleutiauxi (Baly), Lema lewisii Baly, Pelopidas sinensis Mabil.,
Steneotarsonemus spinki Smiley, Aceria sp., Schizotetranychus oryzae Ros.
de Sim.

-

Có một số loài trước đây được ghi nhận là phổ biến nay chỉ xuất hiện với
tấn suất dưới 25% như các loài: cào cào lớn, cào cào nhỏ, bọ xít gai vai
dài, rầy điện quang, sâu đục thân 5 vạch đầu đen, sâu đục thân 5 vạch đầu
nâu...
Mức độ tác hại về kinh tế của các loài sâu bệnh gây hại trên lúa cũng có sự

thay đổi. Một số loài trước đây được xếp vào hàng những sâu hại chủ yếu như:
sâu cuốn lá lớn, sâu keo, sâu cắn gié, sâu gai v.v... thì trong vài thập niên qua
hầu như lại không gây hại đáng kể. Chưa ghi nhận được những trận dịch hại lớn
nào do những loài sâu trên gây hại trong thời gian gần đây. Ngược lại một số đối
tượng sâu hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, bệnh khô vằn... trước đây là
những loại dịch hại thứ yếu thì nay trở nên nguy hiểm, gây hại trên diện tích lớn
và phải dùng số lượng thuốc lớn để diệt trừ các loại sâu hại đó. Dựa vào mức độ
17


gây hại quan trọng về kinh tế, có thể chia các loài sâu bệnh hại trên lúa thành
những nhóm chính như sau:
* Về sâu hại



Nhóm 1: Bao gồm những sâu hại chủ yếu, hàng năm thường phát sinh trên
diện rộng, những năm có dịch thường gây tổn thất lớn đối với sản lượng
lúa, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Thuộc nhóm này có các loài như sâu
đục thân bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walker), sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrosis medinalis Guenne), rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal), bọ
xít dài (Leptocorisa acuta Thunberg)...



Nhóm 2: Gồm những sâu hại thứ yếu, chúng chỉ gây hại trên diện tích hẹp
ở một số địa phương, ít khi gây ra những thiệt hại lớn. Những loài đó là: bọ
xít xanh (Nezara viridula Linnaeus), bọ xít đen (Scotinophora lurida
Burmeister), sâu keo (Spodoptera mauritia Boisduval;)...



Nhóm 3: Những loài còn lại, chúng thường ít gặp trên ruộng lúa, hoặc có
mặt thường xuyên nhưng với số lượng ít và thiệt hại do chúng gây ra là
không đáng chú ý. Có thể kể đến các loài như sâu đo xanh (Naranga
aenescens Moore), sâu bướm mắt rắn (Melanistis leda Linneaus), rầy trắng
nhỏ (Erythroneura subrufa Motschulsky)...

* Về bệnh hại


Nhóm 1: Những loại gây hại quan trọng trên lúa có thể kể đến như Bệnh
đạo ôn (Piricularia oryzae), Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani), bệnh bạc
lá (Xanthomonas oryzae) và Bệnh vi rút lúa vàng lùn (Rice grassy stunt

virus- RGSV), vi rút lúa lùn xoắn lá (Rice ragged stunt virus- RRSV).



Nhóm 2: Những loại bệnh gây hại thứ yếu gồm: Bệnh tiêm lửa
(Helmonthosporium oryzae), Bệnh đốm nâu (Cercospora oryzae), Bệnh
bỏng lá (Rhynchosporium oryzae), Bệnh hoa cúc (Ustilaginoides virens),
và Bệnh mốc hồng (Fusarium sp.).

4.1.3. Các loài sâu bệnh hại cây công nghiệp
Chè và cà phê là hai loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao
phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đang được chú trọng phát triển ở nước ta hiện
18


nay. Cây chè đã được phát triển ở 34 tỉnh, với khoảng 6 triệu lao động tham gia
tại các tỉnh miền núi vùng trung du Bắc bộ, bắc Trung bộ và cao nguyên Nam
Trung bộ là nơi có thế mạnh cho phát triển cây chè. Theo số liệu thống kê năm
2008, diện tích trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha và theo kế hoạch phát
triển đến 2015 sẽ nâng diện tích này lên 150 nghìn ha. Đối với cây cà phê, theo
quy hoạch phát triển của ngành sản xuất cà phê nước ta đến năm 2020-2030,
mục tiêu giữ là sẽ ổn định diện tích trồng 500.000 héc ta như hiện nay nhưng sẽ
nâng dần kim ngạch xuất khẩu lên 2,4 tỉ đô la Mỹ hàng năm. Một trong những
khó khăn đối với sản xuất chè và cà phê của nước ta là năng suất không ổn định
và chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều. Một trong những nguyên nhân
gây nên tình trạng này là do ảnh hưởng của các loài sâu bệnh phá hại.
* Sâu bệnh hại chè
Thành phần sâu bệnh hại chè ngày càng có nhiều thay đổi và phức tạp.
Điều tra trên cây chè giai đoạn 1967-1968 ở miền Bắc có 34 loài sâu và 25 loại
bệnh hại trên chè. Ở miền Nam, giai đoạn 1977-1978, trên chè đã ghi nhận có 41

loài sâu và 8 loại bệnh hại. Kết quả điều tra trên phạm vi toàn quốc năm 20062010 đã phát hiện được 30 loài sâu hại thuộc 7 bộ côn trùng và 1 bộ nhện hại.
Các loài sâu hại phổ biến trên chè gồm: Rầy xanh, ve sầu bướm, Rệp muội nâu
đen, bọ xít muỗi, sâu đo và nhện đỏ.
17 loại bệnh hại đã được ghi nhận trong đợt điều tra này, trong đó nấm
chiếm 12 loài, vi khuẩn 1 loài còn lại 4 loài là do các thực vật ký sinh. Các bệnh
phồng lá chè Exobasidium vexans thối búp chè Gloeosporium, khô cành
Colletotrichum camelliae là các bệnh hại quan trọng cho tất cả các vùng trồng
chè. Trong tháng 3 năm 2009 tại vùng trồng chè Thanh Tịnh, Thanh Chương,
Nghệ An nấm Colletotrichum camelliae đã phát sinh gây hại rất nặng trên các
ruộng chè giống PH1 đặc biệt trên các nương chè vừa mới đốn tỉa. Bệnh sùi
cành chè do vi khuẩn Bacillus gorlencorianum gây ra chỉ phát hiện được ở các
vườn già cỗi không được chăm sóc đốn tỉa ở Thái Nguyên.
Nấm Marrasmius equicrinis gây bệnh tóc đen hại chè ở vùng Thái
Nguyên cũng đã phát hiện được ở vùng Thanh Chương, Nghệ An. Các nấm
19


Septobasidium theae gây bệnh cao cành chè, Botrytis cinerea gây bệnh thối xám
trên chè, Corticium salmicola gây bệnh mốc hồng lần đầu tiên phát hiện đựợc ở
Sơn La và Lâm Đồng. Đặc biệt nấm Septobasidium theae gây hại rất nặng trên
các giống chè Bát Tiên, Kim Tuyên nhập nội từ Đài Loan trồng tại Tân Lập,
Mộc Châu, Sơn La. Có nhiều vườn chè ở đây đã bị các lớp nấm bao phủ kín
thân và cành làm cây chết khô.
* Sâu bệnh hại cà phê
Trong đợt điều tra năm 1977-1978 tại các tỉnh phía Nam, đã thu thập
được 12 loài sâu bênh hại trên cây cà phê. Gần đây, kết quả điều tra trên phạm vi
toàn quốc giai đoạn 2006-2010 đã ghi nhận được kết quả có 31 loài sâu hại
thuộc 8 bộ côn trùng gây hại đối với cây cà phê. Các loài sâu hại phổ biến đối
với cây trồng này bao gồm: ve sầu, ve sầu bọt, rệp muội nâu, rệp sáp xanh, rệp
sáp vẩy trắng và mối. Loài sâu hại nghiêm trọng và phổ biến ở các vùng trồng cà

phê là rệp sáp xanh. Mối cũng là đối tượng gây hại nặng cho cà phê chè ở Nghệ
An, Thừa thiên Huế.
Kết quả điều tra năm 2006-2010 cũng đã phát hiện được 15 loài bệnh hại
so với 6 loại bệnh phát hiện được ở các tỉnh phía Nam giai đoạn 1977-1978. Các
bệnh thán thư Colletotrichum coffeanum, rỉ sắt Hemileia vastatrix phát hiện
được ở hầu hết các vùng điều tra. Nấm H. vastatrix gây hại nặng hơn trên các
vuờn cà phê vối ở Tây Nguyên. Nấm C. coffeanum gây hại trên lá, cành và quả
nấm gây triệu chứng khô cành, khô quả cho tất cả các giống cà phê ở các vùng
khác nhau. Bệnh mốc xám quả do nấm Cladosporium và muội đen Capnodium
coffeae thường gặp ở các vườn cà phê râm rạp, ẩm ướt. Các bệnh cao cành
Septobasidium và mốc hồng Corticium salmicola lần đầu tiên được phát hiện
gây hại trên cà phê ở Lâm Đồng.
Tuyến trùng nốt sần Meloidogyne gây hiện tượng vàng lá trên cà phê khá
phổ biến tại vùng Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai. Những cây cà phê bị tuyến
trùng gây hại trên rễ thường còi cọc, kém phát triển hơn ở trên vườn.
4.1.4. Các loài sâu bệnh hại cây ăn quả
* Sâu bênh hại cây cam
20


Thành phần bệnh hại trên các cây ăn quả có múi không thay đổi nhiều so
với các cuộc điều tra trước đây. Kết quả điều tra trong thời gian từ năm 20062010, đã thu thập được 59 loài sâu hại thuộc 6 bộ côn trùng và 1 bộ nhện nhỏ.
Trong đó có 20 loài xuất hiện phổ biến, gồm: Ve sầu bướm, bọ phấn gai đen, bọ
phấn, rệp muội xanh, rệp muội đen, rệp sáp hình lục lăng, rệp sáp bán cầu nâu,
rệp sáp xanh, rệp sáp vẩy nhỏ, rệp sáp vẩy nâu hình nón, rệp sáp vẩy nâu dài, bọ
xít xanh cam, câu cấu lớn, bọ gạo, bướm phượng chấm đỏ, sâu cuốn lá, sâu vẽ
bùa, nhện đỏ, nhện rám vàng và ốc nhỏ. Loại gây hại nặng nhất và xuất hiện ở
mọi vùng trồng cam là 2 loại rệp muội và sâu vẽ bùa. Trên 4 loại cây ăn quả có
múi đã phát hiện được 65 loại bệnh hại (cam chanh 24 bệnh, bưởi 19, quýt 14,
chanh 8 loài). Các ký sinh gây hại cho cây ăn quả có múi thuộc 20 loài vi sinh

vật, 2 loài thực vật ký sinh và 1 bệnh do sinh lý và một loài rêu.
Các loài nấm Phytophthora, Elsinoe fawcetti, Mycosphaerella citri,
Penicillium italicum, Colletotrichum gloeosporioides, Septobasidium reinkingii
và các vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.citri, Liberobacter asiaticum là các
vi sinh vật gây bệnh hại phổ biến trên các cây ăn quả có múi.
* Sâu bệnh hại cây nhãn vải
Kết quả điều tra cơ bản năm 1967-1968 của Viện Bảo vệ thực vật đã ghi nhận
được 18 loài sâu hại trên nhãn vải, trong đó có 14 loài được coi là gây hại quan
trọng. Trong đợt điều tra sâu bệnh hại cây ăn quả năm 1997-1998 ghi nhận 38
loài, trong đó 7 loài gây hại quan trọng. 39 loài sâu hại thuộc 6 bộ côn trùng và 1
bộ nhện nhỏ, trong đó có 9 loài phổ biến, gồm: Rầy họ Psyllidae gây u lõm lá,
rệp muội đuôi dài, 2 loài rệp sáp vẩy trắng nhỏ, bọ xít nhãn, bọ trĩ, sâu cuộn lá,
bọ gạo, nhện chổi rồng trên cây nhãn được ghi nhận trong đợt điều tra 20062010 của Viện Bảo vệ thực vật.
Đã phát hiện được 10 bệnh gây hại trên nhãn trong đợt điều tra năm 20062010, trong đó có 4 loại bệnh chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh
sương mai do nấm Phytophthora sp. gây hại nặng cho nhãn tại vùng Hưng Yên
trong những năm 90 của thế kỷ trước không được phát hiện trong đợt điều tra
này. Bệnh chổi rồng gây hại nặng cho các vườn nhãn ở miền Đông và miền Tây
21


Nam Bộ. Trong tháng 8 năm 2009 tại xã Xuyên Mộc huyện Xuyên Mộc có vườn
nhãn có tới 700 cây bị bệnh, đạt tỷ lệ 100%. Bệnh khô cành phát sinh gây hại
nặng cho nhãn ở miền Tây Nam Bộ, đồng thời cũng xuất hiện và gây hại cho các
vườn nhãn ở Miền Đông. Tuy nhiên cho đến nay nguyên nhân gây bệnh của cả
2 triệu chứng này vẫn chưa được xác định.
Trên cây vải, năm 2001-2002 điều tra ở các vùng trồng vải trọng điểm đã
thu thập được trên năm mươi loài sâu và nhện hại, trong đó sâu đục cuống quả
vải được xác định là một trong những đối tượng gây hại quan trọng nhất. Loài
này không chỉ gây rụng quả, làm giảm năng suất nghiêm trọng mà còn ảnh
hưởng trực tiếp tới phẩm chất quả. Ngoài ra, sâu còn gây hại trên cả lộc non, lá

non và hoa vải. Kết quả điều tra năm 2006-2010 thu thập được 46 loài sâu hại
thuộc 6 bộ côn trùng và 1 bộ nhện nhỏ. Những loài phổ biến trên vải gồm: muội
đuôi dài, rầy họ Psyllidae gây u lõm lá, RS vẩy trắng nhỏ, bọ xít vải, xén tóc
đục thân, sâu đục vòng quanh thân cành, sâu đục cuống, đục thân họ Cossidae
nhện lông nhung, nhện chổi rồng. Cũng trong đợt điều tra này đã phát hiện được
11 loại bệnh. Các nấm Rhizopus nigricans và nấm Cylindrosporium sp. lần đầu
tiên được phát hiện gây thối trên quả vải. Nấm Peronophythora litchi và nấm
Coletotrichum gloeosporioides là các nấm gây hại chính quan trọng cho các
vùng trồng vải. Nấm xuất hiện gây hại cho vải từ thời kỳ ra hoa cho tới sau thu
hoạch làm giảm năng suất và phẩm chất đồng thời làm giảm khả năng vận
chuyển và bảo quản của quả vải.
4.1.5. Các loài sâu bệnh hại cây rau
Điều tra trên một số loại rau ăn lá phổ biến giai đoạn 2006-2010, đã thu
thập được 26 loài sâu phá hại trên rau bắp cải, 24 loài trên su hào và 23 loài trên
cây súp lơ (thuộc 7 bộ côn trùng và 1 bộ nhện nhỏ). Những loài sâu hại phổ biến
có 7 loài đó là các loài: Bọ phấn, rệp xám, rệp đào, bọ nhảy sọc cong, sâu xanh
bướm trắng, sâu khoang, sâu tơ và ruồi đục lá.
25 loại bệnh hại đã được phát hiện trên 4 loại rau thuộc họ thập tự (Bắp
cải, su hào, súp lơ, cải ăn lá). Các vi sinh vật hại trên cây rau thập tự chủ yếu là
các loài nấm– 11 loài và 4 loài vi khuẩn.
22


So sánh giữa kết quả điều tra năm 1967 – 1968 và năm 1977 – 1978 của
Viện BVTV cho thấy thành phần bệnh hại trên cây rau thập tự không có nhiều
thay đổi. Nấm Peronospora parasitica gây bệnh

sương mai, Alternaria

brassicae và Alternaria herculae gây bệnh đốm vòng vẫn là 3 loài ký sinh gây

hại chủ yếu trên rau họ thập tự. Bên cạnh giai đoạn sinh sản vô tính của nấm
Alternaria brassicae trên bắp cải, su hào còn có thể đồng thời tìm thấy giai đoạn
sinh sản hữu tính Pleospora herbarum của nấm trên đồng ruộng tại Sa Pa, Lào
Cai.
Từ năm 2006 bệnh sưng rễ bắp cải do nấm Plasmodiophora brasicae gây
ra đã trở thành một dịch hại chính cho vùng trồng rau Đà Lạt. Trong năm 2008
nấm Plasmodiophora brasicae vẫn tiếp tục gây hại nguy hiểm cho vùng rau Đà
Lạt. Nhiều ruộng bắp cải ở Phường 7, Trại Mát- thành phố Đà Lạt tỷ lệ cây bị
bệnh đạt từ 50 – 80%. Đến năm 2009, 2010 bệnh sưng rễ bắp cải còn được phát
hiện gây hại trên bắp cải ở Sa Pa, Lào Cai.
4.1.6. Các biện pháp quản lý và phòng trừ sâu bệnh đã và đang áp dụng phổ
biến tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra cho thấy đã có nhiều thay đổi trong việc áp dụng các
biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng theo hướng ngày càng tiến bộ và an
toàn hơn. Nếu như giai đoạn 1975, sâu bệnh ít hơn, người dân chỉ sử dụng 1-2
loại thuốc hóa học nhưng có độ độc rất cao, đến năm 1995 do thâm canh cao nên
có nhiều sâu bệnh xuất hiện, giai đoạn này người dân sử dụng nhiều thuốc hóa
học hơn. Đến nay, nhờ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật,
người dân đã nhận thức được tác động có hại của thuốc hóa học đối với sức
khỏe con người và môi trường, nên thuốc hóa học không còn là lựa chọn duy
nhất để phòng trừ dịch hại, bảo vệ mùa màng. Các biện pháp quản lý và phòng
trừ sâu bệnh hại tổng hợp hiện nay đang được áp dụng bao gồm:
* Biện pháp canh tác: Đây là biện pháp cơ bản để ngăn chặn sự phát triển và
lây lan của nhiều loại sâu bệnh trên cây trồng.
-

Gieo trồng với mật độ hợp lý: Mật độ và kỹ thụật gieo trồng phụ thuộc vào
đất, dinh dưỡng và khả năng thâm canh của các hộ nông dân... Mật độ quá
23



dầy hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đồng thời còn
ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh và cỏ dại. Các vườn
cây trồng quá dầy, không được tỉa bớt cành thường không tạo nên sự thông
thoáng, cản trở sự hấp thu ánh sáng, ẩm độ cao giữa các tán lá tạo điều kiện
cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại.
-

Thời vụ gieo trồng hợp lý: Thời vụ gieo trồng thích hợp là một trong những
biện pháp kỹ thuật quan trọng, né tránh điều kiện thời tiết bất thuận, giảm
sự bùng phát sâu bệnh hại và làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

-

Luân canh, xen canh: Trồng xen, luân canh vụ cây trồng, ví dụ trồng xen
ngô với đậu tương hoặc các cây tán lá cao với cây tán lá thấp sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế. Có thể trồng các loại rau với các loại cây trồng ngũ cốc,
nhằm khai thác tối đa dưỡng chất trong đất, giúp đất thu hồi chất đạm nhờ
quá trình phân hủy lá cây và các chất thải nông nghiệp.

-

Tưới tiêu hợp lý: Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông-lương thế giới,
tưới tiêu nông nghiệp chiếm tới 3/4 nguồn nước ngọt có trong ao hồ, sông
ngòi vì vậy tưới tiêu hợp lý sẽ tiết kiệm được đáng kể nguồn nước ngọt cho
tương lai. Cũng qua nghiên cứu và dựa vào thực tế canh tác nông nghiệp
cho thấy phương pháp tưới "nhỏ giọt", tưới vừa đủ, đưa nước trực tiếp tới
cho các chân ruộng, cho cây trồng sẽ có hiệu quả hơn phương pháp tưới
bằng hệ thống thủy lợi.
Ngoài ra phương pháp tưới phun cũng có tác dụng tiết kiệm đáng kể nguồn


nước và gần đây người ta còn áp dụng kỹ thuật tiên tiến, duy trì hàm ẩm trong
đất, trong không khí cũng là giải pháp rất hiệu quả giúp tiết kiệm nước, giúp cây
trồng sử dụng tốt nguồn nước để phát triển.
* Biện pháp cơ lý
-

Vệ sinh đồng ruộng: Vệ sinh đồng ruộng có thể diệt được các nguồn dịch
hại có khả năng tồn tại trong các tàn dư thực vật còn sót lại trên đồng ruộng
để hạn chế được sự lây lan của sâu bệnh từ năm này sang năm khác.

-

Cắt, thu gom và tiêu hủy những cây, cành bị nhiễm nặng các loại sâu bệnh.

24


-

Làm sạch cỏ, xới xáo hạn chế nơi trú ngụ và ký chủ phụ của dịch hại, nhằm
hạn chế số lượng dịch hại trên đồng ruộng.

-

Điều tra, phát hiện sớm và loại bỏ các cây bị sâu bệnh hại là công việc cần
thiết để hạn chế sự lây lan của các bệnh này trên đồng ruộng.

-


Bắt bằng tay hoặc dùng bẫy bả, pheromone....

* Biện pháp sử dụng cây giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh
-

Dùng cây giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi.

-

Sử dụng giống chống chịu và tiềm năng năng suất cao, ghép cải tạo thay
thế các vườn cà phê già cỗi và bị nhiễm bệnh nặng sẽ giảm sử dụng thuốc
hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên
địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.

* Biện pháp sinh học
-

Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại. Duy trì và phát triển
quần thể thiên địch tự nhiên có sẵn trên đồng ruộng. Bảo vệ chúng tránh
khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng những loại thuốc
chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết và phải
dựa vào ngưỡng kinh tế... Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý cho cây
trồng sinh trưởng phát triển, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây,
tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch đến cư trú.

-

Ưu tiên sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thảo mộc. Các loại thuốc
sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có

ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường.

* Biện pháp hoá học


Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV.

-

Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng
sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

-

Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời
gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.



Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.
25


×