Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bài luận về nghiên cứu về các mô dạy con thiên tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.42 KB, 5 trang )

DẠY CON THIÊN TÀI
Hơn 40 năm nghiên cứu về các mô hình phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, tôi
cho rằng sự nghiệp giáo dục Việt Nam phải thực sự bắt tay lại từ cơ bản: nhà trẻ
mẫu giáo, tiểu học, trung học. Phương châm hành động của Việt Nam hãy là bám
lấy truyền thống tiến lên hiện đại.
Đi nhiều nơi trên thế giới, tôi nhận thấy nhiều người Việt Nam ở nước ngoài vẫn trăn trở
với nền giáo dục nước nhà. Tôi xin đề xuất một số suy nghĩ, nhận xét của cá nhân về nền
giáo dục Việt Nam hiện nay.
Mục đích của giáo dục là đào tạo những con người hữu ích cho xã hội. Phải có kiến thức,
kỹ năng sáng tạo phù hợp với kỷ nguyên phát triển hội nhập; nhưng đồng thời cũng phải
có ý thức dân tộc phục vụ cống hiến cho xã hội và phải có sức khỏe để lao động. Cả 3
yêu cầu đào tạo này là một quá trình công phu, lâu dài từ một đứa trẻ mới sinh cho đến
tuổi trưởng thành. Hiện nay nền giáo dục Việt Nam đang mang căn bệnh nan giải có nguy
cơ đe dọa cả tương lai của dân tộc. Đó là căn bệnh chạy theo thành tích ảo, chạy theo
bằng cấp, chỉ lo đào tạo cái thầy biết hoặc trường muốn dạy chứ không đào tạo cái xã hội
cần.


Ông Nguyễn Trí Dũng đang phát biểu trong cuộc giao lưu trao đổi kinh nghiệm ngành nhựa Việt Nam và Nhật Bản
diễn ra ngày 19/3. Ảnh: Vũ Lê.

Tôi cho rằng, sự nghiệp giáo dục Việt Nam phải thực sự bắt tay lại từ cơ bản, từ nhà
trẻ mẫu giáo, tiểu học, trung học. Từ năm 1993, tôi đã vận động và cố vấn hợp tác xây
dựng nhà trẻ có tiêu chuẩn quốc tế, đó là Trường nhà trẻ 19/5 đường Nguyễn Đình Chiểu,
TP HCM, và nhà trẻ Hoa dừa ở Bến Tre. Cả 2 trường là tiêu chuẩn mẫu mực cho đô thị
và nông thôn. Động cơ của việc làm này từ suy nghĩ muốn góp ý “Giáo dục phải đào tạo
và phải thực sự bắt đầu từ tuổi ấu thơ”.
Nhu cầu xây dựng đại học có chất lượng cao rất cần thiết cho sự nghiệp phát triển đất
nước, nhưng chắc chắn không phải là giải pháp riêng lẻ đơn độc mang tính “thần dược”
hay “bùa hộ mạng” cứu chữa mọi căn bệnh. Vấn đề giáo dục nhà trẻ không được quan
tâm đúng mức đã được báo chí phản ánh trong nhiều năm qua. Nếu chất lượng đầu vào


đại học không thật tốt thì không có chương trình đại học nào có thể cho một đầu ra tốt
được.
Giáo dục đào tạo là sự nghiệp “Trồng người mất trăm năm” như Bác Hồ đã nói. Nếu học
sinh không được đào tạo trong suốt quá trình từ nhà trẻ đến cấp cao hơn để có kỹ năng
cần thiết và ý thức cống hiến, có sức khỏe; thì khi ra trường chỉ có tấm bằng cầm tay


“biết chữ mà không biết làm” và làm những việc hoàn toàn không liên quan đến những gì
mình đầu tư học tâp.
Hiện nay có khuynh hướng đề cao khái niệm “đại học quốc tế chất lượng cao”, riêng tôi
suy nghĩ cơ bản xây dựng đại học tốt là điều kiện cần có, nhưng điều kiện đủ là chúng ta
phải có bản thân sinh viên là những hạt giống tốt, nhân tố tốt. Rõ ràng lâu nay giáo dục
Việt Nam chỉ lo đào tạo số lượng sinh viên đầu ra mà quên đi vấn đề quan trọng là thế
hệthanh niên thật sự đóng góp như thế nào vào sự nghiệp phát triển đất nước. Hàng loạt
kỹ sư, cử nhân Việt Nam ra trường nhưng thử hỏi có bao nhiêu người đạt được trình độ
kỹ thuật của kỹ sư? Bao nhiêu người dùng được? Bao nhiêu người làm việc theo đúng
ngành nghề mình đã học, đó là một sự lãng phí lớn.
Thậm chí ngày nay học sinh, sinh viên chỉ lo đạt bằng TOEFT này, TOEFT kia nhưng
chính tiếng Việt lại sử dụng không chuẩn. Trong khi cha ông ta ngày xưa số lượng ông
Cử đếm trên đầu ngón tay nhưng đào tạo người nào ra người ấy. Họ không chỉ thông thạo
ngoại ngữ mà còn giỏi thơ văn, rành văn hóa nước nhà. Vì sao lại có nghịch lý như thế?
Hiện nay chúng ta cũng không có một ngành thống kê thực tế phục vụ nghiên cứu chính
sách. Xây dựng trường đại học mang tầm quốc tế chỉ là điều kiện “cần” nhưng chưa
“đủ”. Thế giới rất quan tâm đến những thợ giỏi, chuyên viên kỹ thuật cao. Tôi cho rằng
phải xây dựng đồng bộ từ dưới lên.
Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà sinh viên không
chịu học kỹ thuật, chỉ tập trung không cân bằng vào các ngành dễ được xã hội
“chấp nhận” thì làm sao phát triển công nghiệp, làm sao hiện đại hóa đất nước? Việt
Nam muốn phát triển khoa học kỹ thuật thì phải đào tạo khoa học kỹ thuật trên bình diện
rộng.

Nền giáo dục chúng ta có thể xem như đang mắc bệnh mà không chữa trị, đua nhau nhồi
nhét học thuộc lòng theo sách vở để có điểm cao mà sách chưa chuẩn, năm nào thi cử
cũng gian lận, đề thi sai, trẻ con thì bị bỏ mặc lang thang trên đường phố, ma túy trong
học đường, ý thức công dân rất kém. Càng nói càng thấy nguy cơ, nhưng không thấy xã
hội quản ngại vì bao nhiêu năm rồi chưa thấy biện pháp giải quyết, chỉ nghe được những
hứa hẹn cải cách.
Giáo dục Việt Nam muốn phát triển phải giải phẫu đúng bệnh. Bệnh chẩn đoán đúng
nhưng không chịu giải phẫu làm sao chữa trị? Thực tế, các cơ quan chức năng đều nhận
thấy hết căn bệnh giáo dục nước nhà. Trong các cuộc hội thảo, hầu như mỗi vấn đề đều
đã được phân tích, chỉ ra cái đúng cái sai nhưng điều lạ lùng là nó không được đúc kết để
đưa vào thực hiện thực tế. Tình trạng “nói” nhưng không “làm” là căn bệnh nan giải nhất
của hầu hết nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội chứ không phải của riêng ngành giáo
dục Việt Nam.
Là người học tập, sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hơn 40 năm qua, kinh nghiệm tôi
nhận thấy ở Nhật Bản, học sinh tiểu học được giáo dục rất tốt về ý thức cộng đồng và


chương trình giáo dục cũng rất phong phú. Hình ảnh các em phải làm vệ sinh và tham gia
các sinh hoạt cộng đồng ở trường học, nơi công cộng hoặc phải đi làm thêm ngoài giờ đối
với học sinh cấp 3 rất phổ biến. Đó là cách giáo dục ý thức công nghiệp cho học sinh
trước khi các em tham gia vào xã hội.
Cánh đây một thế kỷ, nước Nhật thua xa các nước trên thế giới nhưng nay khoảng cách
đã được rút ngắn thậm chí còn vượt trội một số mặt so với các nước Châu Âu, Mỹ. Tôi
nghĩ họ thành công do có một chiến lược con người đúng đắn, do nền giáo dục của họ
hiệu quả và thiết thực. Họ giáo dục yêu nước là yêu tập thể, yêu công ty, yêu nhà máy mà
mình gắn bó. Người hữu dụng nằm ngay trong chính môi trường của mình làm việc.

Ở tuổi ngoài 60, hơn nửa đời người học tập, sống và làm việc ở nước ngoài, doanh nhân Nguyễn Trí Dũng vẫn giữ
vai trò là cầu nối về văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ảnh: Minh Trân.


Để chia sẻ những hiểu biết của bản thân về kinh nghiệm giáo dục Nhật Bản, tôi đã mời
một người bạn là nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực giáo dục Nhật Bản. Ông Kajita
Eiichi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Cải cách Giáo dục Nhật Bản, Viện trưởng Địa Học Sư
Phạm Hyogo tham dự giao lưu khoa học “Tham khảo kinh nghiệm giáo dục Nhật Bản”.
Theo đó, 4 mục đích giáo dục cơ bản Nhật Bản là:
- Thứ nhất, xây dựng cái “Tâm”, nghĩa là hình thành mẫu người có tâm phục vụ tốt xã
hội, biết tôn trọng người khác, biết giữ gìn các quy định chung của xã hội.
- Thứ hai, nâng cao năng lực sử dụng quốc ngữ thật chuẩn để qua đó hiểu những tư duy
lý luận của khoa học nhân văn và tự nhiên, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình và tiếp
thu suy nghĩ của người khác để trở thành người làm chủ xã hội.


- Thứ ba, nâng cao trình độ khoa học tự nhiên, đào tạo những con người công nghiệp
khoa học kỹ thuật xây dựng đất nước Nhật Bản trong điều kiện nghèo nàn về tài nguyên
thiên nhiên.
- Cuối cùng là giáo dục truyền thống văn hóa Nhật Bản cho thế hệ trẻ. Phương châm của
Nhật Bản là “Khoa học Phương Tây, Tâm hồn Nhật Bản”.
Thời đại hội nhập ngày nay yêu cầu từng chúng ta phải tập trung toàn sức lực, trí tuệ để
xây dựng phát triển đất nước. Tất cả việc làm không được cứ đổ lỗi cho cơ chế là hết
trách nhiệm hoặc cùng lắm là trách nhiệm tập thể. Như thế làm sao thay đổi được? Xã hội
phải gắn trách nhiệm vào từng cơ quan. Từng cơ quan phải có con người chịu trách
nhiệm cụ thể. Tôi nghĩ giáo dục Việt Nam nên có một hội đồng nhiều thành phần, dĩ
nhiên là những người tâm huyết có trình độ, uy tín và chính phủ nên tham khảo thực hiện.
Chương trình đào tạo, giáo dục phải điều chỉnh cho thống nhất, hạn chế sự thay đổi cải
cách tới lui. Vấn đề giáo dục của Việt Nam đã được dân kêu than từ nhiều năm qua
nhưng mới gần đây Chính Phủ mới thực sự bắt tay cải cách, tuy nhiên nhân dân vẫn cảm
thấy chưa an tâm.
Xã hội không chấp nhận suy nghĩ chúng ta không làm được, không thay đổi được. Thay
đổi để có nhận thức đúng và biết cách làm thì sẽ rút ngắn được thời gian. Nguồn chất
xám của trí thức Việt kiều là tài sản vô giá nhưng chưa được đặt đúng chỗ và chưa biết

cách sử dụng. Nếu quyết tâm làm, tập trung làm sẽ không thua ai, chúng ta đã có bài học
về “bó đũa”. Nếu sắp xếp lại guồng máy cho đúng hiệu suất tất nhiên sẽ tốt hơn.
Chúng ta đang đứng trước áp lực hội nhập toàn cầu và giáo dục là điểm xuất phát của
“Giấc mơ Việt Nam”. Tại sao chúng ta không đặt vấn đề giáo dục xem như một đột phá,
là một mục tiêu, một nét mới của Việt Nam?
Nguyễn Trí Dũng nguyên là chuyên gia về kinh tế phát triển lâu năm của Liên Hiệp Quốc
và Nhật Bản. Năm 1988 ông sáng lập trường Doanh thương Trí Dũng, đây là trường tư
thục về quản trị kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam. Hiện ông là Giám đốc Công ty điện tử
công nghệ cao Minh Trân, Tân Bình, TP HCM, chuyên sản xuất linh kiện điện tử xuất
khẩu sang Nhật. Ngoài ra, ông còn giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng khoa học Khu Công
nghệ cao TP HCM và là Đại sứ thiện chí tỉnh Hyogo - Nhật Bản.



×