Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ, QUẬN 8, TP.HCM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.71 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ, QUẬN 8,
TP.HCM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Tài

MSSV:0150100039

Cơ quan thực tập: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Huỳnh Phan Thùy Trang
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Từ Thị Cẩm Loan

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ, QUẬN 8,
TP.HCM ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Tài


Cán bộ hướng dẫn

ThS. Huỳnh Phan Thùy Trang

MSSV: 0150100039
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Từ Thị Cẩm Loan


TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2016

LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã và đang giảng dạy tại trường Đại
Học Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM nói chung và Khoa Địa chất và Khoáng
sản nói riêng, đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình học tập tại trường.
Những kiến thức mà em học được tại trường sẽ là nền tảng cho những bước tiếp
theo trong cuộc sống, cũng như quá trình làm việc của em sau này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô ThS. Từ Thị Cẩm Loan đã
hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong quá trình học tập và hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn chị Huỳnh Phan Thùy Trang cùng tập thể các anh chị
trong Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM đã nhiệt tình hướng
dẫn và tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc ngoài thực tế cũng như những
hiểu biết về công tác chuyên môn. Trong suốt 8 tuần thực tập là khoảng thời gian
không dài, nhưng em đã học hỏi được rất nhiều điều từ các anh chị đang công tác
tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM. Em xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất tới các anh chị đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
tập tại đây.
Cuối cùng, em xin kính chúc toàn thể Ban lãnh đạo cùng tất cả cán bộ nhân

viên Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM những điều tốt đẹp
nhất, kính chúc thầy cô Khoa Địa chất và Khoáng sản nói chung và cô Từ Thị Cẩm
Loan luôn thành công và nhiều sức khỏe để luôn dìu dắt những thế hệ sinh viên tiếp
theo hoàn thành tốt việc học tập.
Em xin chân thành cảm ơn !


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Lê Thành Tài
Lớp: 01_ĐHĐC_MT

Chuyên ngành: Địa chất môi trường

Đơn vị thực tập: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM
Thời gian thực tập: Từ

18/4/2016

đến 10/6/2016.

1. Chấp hành nội quy, quy định của cơ quan

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Ý thức học tập
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Quan hệ, giao tiếp tại đơn vị
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4. Đánh giá chung
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Xác nhận của cơ quan, đơn vị thực tập Tp.HCM, ngày
tháng
năm 2016.
Cán bộ hướng dẫn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lê Thành Tài

2.

MSSV: 0150100039


Lớp: 01_DHDC_MT

Chuyên ngành : Địa chất môi trường
Cơ quan, Đơn vị thực tập: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường
Tp.HCM
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Huỳnh Phan Thùy Trang
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Từ Thị Cẩm Loan
3.

Nhận xét:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Đánh giá: .................điểm
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi trường

UNEP

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

QTMT

Quan trắc môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QĐ-TTg

Quyết định- Thủ tướng

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

ThS

Thạc sĩ


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đánh giá khối lượng và tiến độ


DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước,
nơi thu hút nguồn nhân lực dồi dào. Để đáp ứng thời đại công nghiệp hóa hiện nay
có nhiều nhà máy; xí nghiệp mọc lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
xung quanh.
Kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
giao thông đường thủy; phát triển giao thương, tiêu thoát nước nhằm hạn chế tình
trạng ngập úng; điều hòa không khí và làm sạch môi trường. Tuy nhiên, hiện nay do
ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội nên các kênh rạch trên địa bàn Quận
8, TP.HCM đang chịu nhiều sự tác động tiêu cực của con người, điển hình là hệ
thống kênh Đôi – kênh Tẻ đang ô nhiễm rất trầm trọng. Nhằm tìm hiểu sâu về tình

trạng ô nhiễm môi trường nước mặt hiện nay, em quyết đinh chọn đề tài là “Đánh
giá tác động của kênh Đôi – kênh Tẻ, TP.HCM đến môi trường” trong đợt thực tập
tốt nghiệp này cũng như cũng cố lại những kiến thức đã học về khả năng khảo sát
thực địa, sử dụng các thiết bị đo đạc tại hiện trường, cách đọc và tổng hợp tài liệu.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển đơn vị
Chi cục Bảo vệ môi trường được thành lập theo quyết định số
111/2004/QĐ/UB của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 4
năm 2004. Chi cục Bảo vệ Môi trường có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền
ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án
Bảo vệ Môi trường tại Thành phố và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật,
chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về Bảo vệ Môi trường do các cơ quan Nhà
nước ở Trung ương, Ủy ban Nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường phê duyệt ban hành.
Ngày 1/6/2004, Chi cục chính thức đi vào hoạt động tại trụ sở số 23 Trần Phú,
P.4, Q.5.
Ngày 5/8/2004, Chi cục tổ chức Lễ ra mắt và công bố các quyết định thành lập
các tổ chức Đoàn thể như Chi bộ Đảng, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh
niên.
Tháng 1/2005 Chi cục chuyển về trụ sở mới tại 137 bis Nguyễn Đình Chính,
P.8, Q. Phú Nhuận.
Ngày 31/01/2012, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số
04/2012/QĐ-UBND về việc chuyển đổi mô hình tổ chức Chi cục Bảo vệ Môi
trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo đó chuyển đổi mô hình tổ chức
Chi cục Bảo vệ Môi trường từ đơn vị sự nghiệp sang cơ quan quản lý Nhà nước trực

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; chuyển chức năng quản lý Nhà nước về Bảo
vệ Môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường sang Chi cục Bảo vệ Môi trường.


1.1.2. Sơ đồ tổ chức đơn vị
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

PHÒNG
THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
PHÒNG THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG
PHÒNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

PHÒNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
PHÒNG TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
KẾ HOẠCH TỔNG HỢP

PHÒNG
PHÒNG
QUAN
TRẮC
HÀNH CHÍNH
TỔNG
HỢP
PHÒNG HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNGVÀ PHÂN TÍCH
MÔI TRƯỜNG


PHÒNG
TƯ VẤN
DỊCH VỤ

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động của đơn vị
Chi cục Bảo vệ Môi trường có 5 phòng ban và 1 trung tâm trực thuộc. Ngày
31/01/2012, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 459/QĐUBND về việc thành lập Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường trực thuộc
Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.


Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường có 4 phòng ban trực thuộc, bao
gồm: 2 phòng chức năng (phòng hành chính tổng hợp và phòng tư vấn dịch vụ), 1
phòng quản lý dữ liệu (phòng hệ thống thông tin và dữ liệu môi trường) và 1 phòng
kỹ thuật (phòng quan trắc và phân tích môi trường).
Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường có chức năng nhiệm vụ sau:


Xây dựng, vận hành, quản lý mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường
không khí, nước mặt, nước ngầm, đất trên địa bàn thành phố.



Thực hiện dịch vụ phân tích về môi trường.



Tham gia thức hiện công tác điều tra cơ bản trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường.




Xây dựng và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường
thành phố.



Thống nhất quản lý số liệu điều tra, quan trắc về chất lượng môi trường; xây
dựng hệ thồng thông tin lưu trữ, cập nhật dữ liệu về chất lượng môi trường; lập bản
đồ ô nhiễm phục vụ yêu cầu thông tin và dự báo chất lượng môi trường.



Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra môi trường, ứng phó các sự cố về
môi trường trên địa bàn thành phố.



Cung ứng dịch vụ và tư vấn về môi trường theo yêu cầu của các tổ chức, cá
nhân; tổ chức các lớp đào tạo, tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường theo
yêu cầu của các tổ chức và cá nhân.



Nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ và hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực phân tích, quan trắc, giám sát môi trường.




Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nhưng do sự phát triển nhanh
của nền kinh tế nên đã gây ra một hậu quả ảnh hưởng đe dọa trực tiếp đến sự đa


dạng sinh học cũng như sức khỏe của con người. Mặt khác, đây cũng là nguyên
nhân hủy hoại tài nguyên nước của nước ta.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước,
nơi thu hút nguồn nhân lực dồi dào. Trong quá trình mở rộng hợp tác và phát triển
kinh tế, thành phố không ngừng nổ lực cải thiện và bảo vệ môi trường song vẫn còn
nhiều hạn chế. Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải
quyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
giao thông đường thủy; phát triển giao thương, tiêu thoát nước nhằm hạn chế tình
trạng ngập úng; điều hòa không khí và làm sạch môi trường. Tuy nhiên, hiện nay do
ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội nên các kênh rạch trên địa bàn Quận
8, TP.HCM đang chịu nhiều sự tác động tiêu cực của con người, điển hình là hệ
thống kênh Đôi – kênh Tẻ đang ô nhiễm rất trầm trọng, thậm chí có đoạn kênh rác
đã ngập dày đặt đến mức có thể đi bộ ngang qua, nước có màu đen, rác ứ đọng dọc
con kênh, nước kênh bóc mùi hôi thối gây khó chịu, không một loài sinh vật nào có
thể sinh sống được do chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều nguồn tác động trên toàn
lưu vực, nguồn ô nhiễm chủ yếu là do nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất
công nghiệp, các hoạt động giao thông thủy cùng với một lượng rác thải rất lớn từ
các hộ dân sống trên kênh và các bến ghe thuyền neo đậu trên kênh đã thải trực tiếp
xuống dòng kênh. Gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân dọc tuyến kênh, gây
ra các mầm bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân xung quanh, gây
mất cảnh quan đô thị, gây ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông thủy.
Trước hiện trạng ô nhiễm rất trầm trọng của tuyến kênh này, Ủy ban nhân dân

Quận 8 cũng đã đẩy mạnh công tác kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn và đã góp phần
cải thiện chất lượng môi trường nước trên địa bàn Quận 8. Nhưng vào những
khoảng thời gian trở lại đây, hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ ô nhiễm ngày càng trầm
trọng, mà nguồn ô nhiễm chính đó là nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất
công nghiệp, rác thải của các bến tàu thuyền và những hộ dân sống ven bờ. Nhằm
theo dõi diễn biến mật độ ô nhiễm hệ thống kênh, cũng như đánh giá diễn biến chất
lượng nước các năm gần đây (năm 2013, 2014, 2015) của hệ thống kênh Đôi – kênh


Tẻ với mục đích tìm cách cải tạo và phục hồi môi trường nước hiệu quả nhất trong
tình trạng báo động ô nhiễm kênh, rạch TP.HCM hiện nay. Vì vậy việc khảo sát các
thông số pH, BOD5, COD, Coliforms là cực kì quan trọng
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá diễn biến chất lượng nước các năm 2013, 2014, 2015 và đề xuất các
biện giảm thiểu ô nhiễm hiện nay ở hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ, Quận 8, TP.HCM
Rèn luyện kỹ năng thực hành: phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu, tổng
hợp số liệu, viết báo cáo cho sinh viên
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ, Quận 8,
TP.HCM
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá diễn biến chất lượng nước kênh Đôi – kênh Tẻ, TP.HCM
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
Làm cơ sở định hướng cho đề tài đồ án tốt nghiệp.


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH

+ Quan trắc môi trường (QTMT) là một quá trình đo đạc thường xuyên một
hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần môi
trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy
trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và
có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường
(Nguồn: Luật bảo vệ môi trường năm 2014)
+

pH
pH là đại lượng đặc trưng cho tính axit hay kiềm trong mẫu nước. Sự thay đổi
pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các chất có tính axit hoặc kiềm, sự
phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO 4-2, NO3-,....
Giá trị pH được thể hiện theo thang đo từ 0 – 14, trong đó pH= 7 được xem là pH
trung tính, nhỏ hơn 7 là có tính axit, lớn hơn 7 là tính kiềm
(Nguồn: TCVN 6492:1999)

+

COD
Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy
cần thiết cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước bằng
phương pháp hóa học.
(Nguồn: TCVN 6186:1996)

+

BOD
Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD – Biochemical Oxygen Demand) là lượng
oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước bằng
phương pháp sinh học.



(Nguồn: TCVN 6001-1:2008)
+

Coliform
Vi khuẩn coliform: Là các sinh vật có khả năng sinh trưởng hiếu khí ở nhiệt
độ hoặc 350C ± 0,50C hoặc 370C ± 0,50C trong một môi trường nuôi cấy có lactoza
thể lỏng, kèm theo việc tạo thành axit và sinh khí trong vòng 48h.
(Nguồn: TCVN 6187-2:1996)
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường
với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững. Mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường là cung cấp
các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường, phục vụ xây dựng báo cáo hiện
trạng môi trường, cảnh báo các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy
thoái môi trường và xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc
lưu trữ, cung cấp, trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
Vào khoảng năm 1973, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Khí tượng
Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã cùng hợp
tác nhằm thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường toàn cầu (GEMS- Global
Environmental Monitoring System) để thu thập các thông tin về môi trường nền của
Thế giới. Ở khu vực Châu Á, mạng lưới giám sát môi trường của các nước trong
khu vực ASEAN đã hoạt động. Ở quy mô quốc gia, thì hầu hết các nước công
nghiệp phát triển và đang phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, CHLB Đức,
Canada, Hà Lan, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippine, Trung Quốc, Nga,
Mianma đều đã thiết lập mạng lưới giám sát chất lượng môi trường.
Ở nước ngoài, ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề cực kì quan trọng và
luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Vì thế trong lĩnh vực nghiêm cứu

về chất lượng nước mặt đã được triển khai từ rất lâu và rất được chú trọng. Trong

đó có các tài liệu nghiên cứu như:
+ “River water quality and pollution” của tác giả John Wright đã viết rất kỹ về chất
lượng nước sông, kênh rạch và hiện trạng ô nhiễm hiện nay, tác giả cũng đã trình
bày rất rõ về nguyên nhân và các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước hiện


nay (các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp), những tác hại của các hoạt động này
đến chất lượng nguồn nước, nồng độ hóa học của một số chất trong nước sông,
kênh rạch để đánh giá một cách chính xác nhất về chất lượng nước sông, suối hiện
nay.
+ “Monitoring and Assessing Water Quality” của Government of Western Australia
đã trình bày chi tiết về công tác giám sát và đánh giá chất lượng nước bao gồm các
công tác như: lấy mẫu nước mặt và nước ngầm, phân tích các mẫu nước trong
phòng thí nghiệm hoặc ở ngoài hiện trường trên toàn khu vực phía tây nước Úc, xử
lý số liệu phân tích được để đánh hiện trạng chất lượng nước hiện tại theo thời gian
và không gian, từ đó có thể quản lý tài nguyên nước một cách tốt nhất có thể.
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 1993 ra đời, Việt Nam đã từng bước hình
thành và xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường trên quy mô toàn quốc
dựa vào những điều kiện thuận lợi về tài chính - kỹ thuật - nguồn nhân lực và hợp
tác quốc tế, thông qua việc tiếp thu các kinh nghiệm về xây dựng mạng lưới quan
trắc môi trường quốc gia một cách chính quy và hiện đại.
Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch là một vấn đề rất lớn và rất khó giải quyết của
các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Theo thống kê cho thấy,
chỉ năm tuyến kênh chính của khu vực vực nội thành đã có hơn 20 nghiền hộ dân
đóng cọc. Các hộ này mỗi ngày thải vào hệ thống kênh, rạch của thành phố hàng
trăm tấn rác thải và 70000 m 3 nước thải các loại chưa qua xử lý. Do đó, công tác
giám sát và đánh giá chất lượng nước kênh rạch luôn được các ban ngành chức

năng ưu tiên hàng đầu và các báo cáo giám sát chất lượng môi trường đều được
thực hiện đúng định kì của các cơ quan chức năng chức năng như: “Báo cáo hiện
trạng chất lượng môi trường TP.HCM” của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM
thực hiện trong mỗi quí của năm, “Báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất
lượng môi trường địa bàn Quận 8” của Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài nguyên và
môi trường thực hiện. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu của T.S Hoàng Thị Thanh
Thủy, ThS. Từ Thị Cẩm Loan về đề tài “Nghiên cứu địa hóa môi trường một số kim
loại nặng trong trầm tích sông rạch TP. Hồ Chí Minh” đã trình bày rất rõ về sự tích


lũy của các kim loại nặng trong trầm tích kênh rạch TP.HCM và hiện trạng ô nhiễm
nghiêm trọng hiện nay, “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước TP. Hồ Chí Minh”
của Phân viện công nghệ mới và Bảo vệ môi trường đã nêu ra chất lượng nước các
sông khu vực TP Hồ Chí Minh bị tác động rõ rệt do các nguồn gây ô nhiễm do hoạt
động sinh hoạt, công nghiệp, nông, ngư nghiệp, thủy lợi, tạo ra sự biến đổi rất mạnh
về mức độ ô nhiễm theo không gian và thời gian.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Tổng quan khu vực nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư khu

-

vực kênh Đôi – kênh Tẻ.
Xây dựng sơ đồ vị trí lấy mẫu nước của hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ .
Đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian (năm 2013, 2014, 2015) của hệ
thống kênh Đôi – kênh Tẻ.
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu.
- Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến khu vực kênh Đôi – kênh Tẻ (đặc điểm

tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư..) và kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch
các năm của các cơ quan chức năng (các số liệu quan trắc, vị trí quan trắc, tần suất
lấy mẫu, các thông số quan trắc..)
- Thu thập tài liệu về các nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu (trong
và ngoài nước) và các thông tin liên quan về đánh giá chất lượng nước để phục vụ
cho công tác tham khảo qua các bài luận văn, bài giám sát môi trường, qua internet
- Các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu, phương pháp xác định các
thông số quan trắc và qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN
08:MT-2015/BTNMT (cột B2) để dựa trên đó đánh giá chất lượng nước
2.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu

-

Khảo sát thực địa và lấy mẫu các vị trí quan trắc nước mặt hệ thống kênh Đôi –
kênh Tẻ nằm trong danh sách các điểm giám sát định kỳ trong chương trình quan

-

trắc của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM
Phương pháp lấy mẫu: mẫu nước mặt được lấy theo TCVN 6663-6-2008


2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Dùng phần mềm excel 2013 để xử lý số liệu và vẽ đồ thị.
- Bộ dữ liệu thu thập được sẽ được so sánnh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
loại B2 để đánh giá chất lượng nước của kênh Đôi – kênh Tẻ.
2.5.4. Phương pháp phân tích thí nghiệm
Các thông số và phương pháp phân tích nước như sau:
Bảng 2.1 Thông số và phương pháp phân tích
STT


Chỉ tiêu

Phương pháp xác định

1

pH

TCVN 6492:1999

Máy đo đa chỉ tiêu HQ 40D

2

COD

TCVN 6186:1996

Tủ sấy (t0 1500C ± 2)

TCVN 6001-1:2008

Chai BOD, máy sục khí, tủ
sấy, tủ ủ (t0= 200C ± 1),
máy đo HQ 40D

Coliforms TCVN 6187-2:1996

Tủ ủ (360C ± 2), thiết bị tiệt

trùng bằng hơi nước (nồi
hấp)

3

4

BOD5

Thiết bị đo

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong suốt 8 tuần thực tập tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường
TP.HCM tuy khoảng thời gian không dài nhưng em đã học hỏi được rất nhiều kiến
thức, thu thập được rất nhiều tài liệu và cũng hoàn thành được nhiều mục tiêu đề ra


trong đợt thực tập này, bên cạch đó cũng còn một phần nhỏ chưa thực hiện được.
Được thể hiện cụ thể trong Bảng 3.1:
Bảng 3.1 Đánh giá khối lượng và tiến độ
ST
T

Nội dung TT theo đề cương

Nội dung đã thực hiện

Tổng quan khu vực nghiên cứu về Tổng quan khu vực nghiên cứu (vị trí
1


đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa lý khu vực, điều kiện tự nhiên, khái
dân cư khu vực kênh Đôi – kênh quát điều kiện kinh tế xã hội trên khu
Tẻ.
Xây dựng sơ đồ vị trí quan trắc

2

chất lượng nước của kênh Đôi –
kênh Tẻ
Đánh giá diễn biến chất lượng

3

nước của các tháng 4 , tháng 5 năm
2016 của kênh Đôi – kênh Tẻ.
Đề xuất các biện pháp nhẳm cải

4

thiện hiện trạng ô nhiễm hiện nay ở
khu vực nghiên cứu.

vực)
Hoàn thành sơ đồ vị trí quan trắc chất
lượng nước của kênh Đôi – kênh Tẻ
Đánh giá diễn biến chất lượng nước
các năm 2013, 2014, 2015 của kênh
Đôi – kênh Tẻ vì chỉ thu thập được số
liệu trung bình năm

Biện pháp khắc phục ô nhiễm khu vực
nghiên cứu hiện nay

3.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1.1. Vị trí địa lý khu vực
Hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ có tổng độ dài 19,5km. Kênh bị giới hạn bởi
sông Sài Gòn ở thượng nguồn và sông Cần Giuộc ở hạ nguồn. Kênh bị ảnh hưởng
của thủy triều từ sông Sài Gòn và sông Cần Giuộc nên chế độ thủy văn của kênh rất
phức tạp, hình thành những vùng giáp nước. Hiện tại mặt cắt kênh vẫn còn khá


rộng. Tuyến kênh này ngoài nhiệm vụ thoát nước còn giữ chức năng rất quan trọng
là giao thông thủy.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất
cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 27-28 0C; cao nhất vào
tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (năm sau), chênh lệch nhiệt độ giữa
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 4 0C. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ
giữa ngày và đêm lại khá cao từ 5 - 100C.
- Lượng bức xạ trung bình 140 Kcal/cm 2/năm, có sự thay đổi theo mùa. Mùa
khô có bức xạ cao, cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 (400 - 500 cal/cm 2/ngày). Mùa
mưa có bức xạ thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 cal/cm 2/ngày.
- Nắng: Tháng có số giờ nắng cao nhất là 8,6 giờ/ngày (tháng 2), tháng có số
giờ nắng ít nhất là 5,4 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm khoảng 1.890 giờ.
- Lượng mưa: Dao động trong khoảng từ 1.329 mm - 2.178 mm (trung bình
năm đạt 1.940 mm/năm), phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung
chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm,. Ngược lại vào

mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, tháng 2 có số
ngày mưa ít nhất.
- Gió: Hướng gió thịnh hành ở khu vực Quận 8 là Đông Nam và Tây Nam.
Gió Đông Nam và Nam thịnh hành vào mùa khô; gió Tây Nam thịnh hành vào mùa
mưa; riêng gió Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa. Hướng gió hoạt động
trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất
là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.


- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 80%, nhìn chung độ ẩm
không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, vào mùa mưa trung bình lên đến 86%, tuy
nhiên vào mùa khô trung bình chỉ đạt 71%.
b. Đặc điểm thủy văn
- Kênh Tẻ, Kênh Đôi được tách ra từ sông Sài Gòn tại cửa Tân Thuận, Quận 4,
dài khoảng 32 km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 12 km, bề rộng nhất đạt 13m, khu vực
hẹp nhất rộng 7,5m.
- Thủy triều chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều. Mực nước triều bình quân
thấp nhất là 0,38m, mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m.
c. Đặc điểm địa hình
Địa hình và địa mạo khu vực nghiên cứu được hình thành bởi sự chia cắt của
các con sông và kênh rạch.
Địa hình của khu vực nghiên cứu bằng phẳng, độ dốc của địa hình nhỏ hơn
0,1% nhưng thấp, trũng. Cao độ trung bình là 1,20m trong đó khu vực có độ cao
thấp nhất là 0,3m và khu vực có độ cao cao nhất là 2,0m
3.2. CÁC VỊ TRÍ QUAN TRẮC CỦA HỆ THỐNG KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ
Các vị trí quan trắc của hệ thông kênh Đôi – kênh Tẻ được Trung tâm Quan
trắc và Phân tích môi trường TP.HCM bố trí tại 2 vị trí đó là Phú Định (vị trí ngã 3
sông nơi giao nhau giữa hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ và sông Cần Giuộc) và Nhị
Thiên Đường (giữa cầu Nhị Thiên Đường). Vì hệ thống kênh rạch trong phạm vi
nghiên cứu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải sinh hoạt, nước thải của các hoạt

động sản xuất công nghiệp là chính nên 2 vị trí quan trắc được bố trí ở những khu
vực tập trung dân cư đông đúc, các hộ dân lấn ra kênh để xây nhà vì vậy toàn bộ
lượng nước thải sinh hoạt của các hộ dân này đều được thải trực tiếp xuống kênh,
cùng với đó là các tàu bè hay neo đậu trên kênh để buôn bán, trao đổi hàng hóa với
các chợ trong khu vực cũng đã xả thải một phần không nhỏ xuống kênh. Vị trí Nhị
Thiên Đường chưa được xây dựng bờ kè nên rác thải 2 bên bờ rất nhiều gây ô
nhiễm môi trường. Đặc biệt là vị trí Phú Định nơi giao nhau với sông Cần Giuộc,


xung quanh khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng đã được nhà nước yêu cầu di dời nhưng vẫn chưa di dời và vẫn tiếp tục gây ô
nhiễm. Hai vị trí quan trắc cụ thể được mô tả chi tiết trong Hình 3.1.

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí quan trắc chất lượng nước mặt kênh Đôi – kênh Tẻ
3.3. CÔNG TÁC KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VÀ LẤY MẪU
Tại vị trí quan trắc của hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ, tiến hành lấy mẫu theo
TCVN 6663-6-2008 và thực hiện theo các bước sau:
+ Trước khi tiến hành lấy mẫu, xô và các bình chứa mẫu sẽ được tráng kĩ bằng nước

kênh và sẽ được đỗ xuống cống ở gần vị trí lấy mẫu, tránh đỗ xuống lại kênh.
+ Tiến hành lấy mẫu, xô được thả ngập trong nước và ở giữa dòng kênh, miệng xô

hướng về phía dòng chảy.


+ Khi mẫu nước đã đầy xô, tiến hành cho mẫu từ xô vào bình chứa mẫu đúng đến

miệng bình để đẩy được hết không khí trong bình ra, sau đó mẫu nước sẽ được đo
nhiệt độ tại hiện trường và đậy nắp bình lại thật kỹ để tránh hiện tượng trao đổi khí
-


gây thay đổi chất lượng của mẫu, cuối cùng là dán nhãn lên bình.
Lượng mẫu: bình nhựa – 1lit và bình thủy tinh – 300ml
Tần suất lấy mẫu: 1tháng/lần

-

Thời gian đo: đo vào hai thời điểm nước ròng và nước lớn trong cùng 1 ngày
3.4. KẾT QUẢ QUAN TRẮC HỆ THỐNG KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ
3.4.1 Thông số pH
Giá trị pH của nước kênh Đôi – kênh Tẻ vào thời điểm nước ròng và nước lớn
của các năm 2013, 2014, 2015 được thể hiện cụ thể qua Hình 3.2

Hình 3.2 Biểu đồ diễn biến giá trị pH thời điểm triều lớn, triều ròng tại
kênh Đôi – kênh Tẻ các năm 2013, 2014, 2015
Qua Hình 3.2, Hình 3.3, có thể dễ dàng nhận thấy giá trị pH ở 2 vị trí quan trắc
vào triều ròng và triều lớn khá tương đồng với nhau và không thay đỗi nhiều ở các
năm 2014, 2015. Ở năm 2013 giá pH ở 2 vị trí quan trắc vào 2 thời điểm đều không
đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B2 rất nhiều và thấp hơn gần phân nữa so
với các năm 2014, 2015. Giá trị pH ở năm 2013 mang tính axit rất cao và có thể
xem là rất ô nhiễm. Các năm 2014, 2015 nồng độ pH tăng dần tiến đến mức trung
tính, đều nằm trong giới hạn cho phép và đang dần ổn định. Nguyên nhân có thể do
thành phố Hồ Chí Minh đầu tư vào Quận 8 các dự án trong các năm 2013-2015
như: dự án cải tạo HTTN đường Bến Phú Định, dự án nạo vét trục thoát nước rạch
bà Lớn, lập dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Rạch Cát (từ Mễ cốc đến
Mai Hắc Đế), lập dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Mai Hắc Đế (từ Mễ
Cốc đến Lưu Hữu Phước), các dự án tái định cư, cải tạo kênh rạch….. Vì thế có thể
nhận thấy nồng độ pH trong các năm 2014, 2015 đều tăng cao so với năm 2013 rất
nhiều và đều nằm trong giới hạn cho phép.
3.4.2 Thông số COD, BOD5



Thông số COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước
(nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt). Thông số BOD 5 có tầm quan trọng trong
thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải. Vì vậy Giá trị
COD, BOD5 càng lớn thì mức độ ô nhiễm của nước thải bởi chất hữu cơ càng lớn
và cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Sự thay đổi hàm
lượng COD, BOD5 của kênh Đôi – kênh Tẻ được thể hiện rõ qua Hình 3.4, Hình 3.5

Hình 3.3 Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD, BOD5 thời điểm triều ròng tại
kênh Đôi – kênh Tẻ các năm 2013, 2014, 2015
Hình 3.4 Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD, BOD5 thời điểm triều lớn tại
kênh Đôi – kênh Tẻ các năm 2013, 2014, 2015
Qua Hình 3.4, Hình 3.5 có thể dễ dàng nhận thấy hàm lượng COD, BOD 5
phần lớn đều tăng ở mỗi năm.
Hàm lượng COD ở 2 vị trí quan trắc vào triều ròng và triều lớn của các năm
2013, 2014 đều khá thấp và khá tương đồng nhau. Nhìn chung vào triều ròng hàm
lượng COD có cao hơn triều lớn đôi chút có thể do triều lớn lưu lượng dòng chảy
lớn, quá trình pha loãng nhanh nên hàm lượng COD vào triều lớn thấp hơn. Năm
2015 hàm lượng COD ở vị trí 2 vị trí vào 2 triều đều tăng khá cao so với các năm
2013, 2014 mặc dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép và đang có dấu hiệu tái ô
nhiễm sau khi cải tạo (năm 2015 hoàn thành dự án cải tạo giai đoạn 2). Quanh khu
vực 2 vị trí này tập trung mật độ dân cư rất đông đúc, các trường học, các chợ, bệnh
viện, có khoảng 5800 hộ dân sống dọc tuyến kênh, cùng với đó là các tàu bè neo
đậu 2 bên bờ để buôn bán trao đổi, sinh sống, dó đó rác thải sinh hoạt của các hộ
dân đều được vứt xuống sông, nước thải của các hoạt động sinh hoạt đều được thải
trực tiếp xuống kênh gây ô nhiễm môi trường. Riêng ở vị trí Phú Định tập trung
nhiều cơ sở như bến phà Phú Định, vựa thủy hải sản Mai Việt, công ty TNHH gỗ
Danh Mộc Ba Sơn. Đặc biệt là Công ty TNHH Nước mắm Việt Hương Hải (số 70A
Bến Phú Định, phường 16, quận 8) đã được đề nghị ngưng ngay hoạt động tại các vị

trí nêu trên vì gây ô nhiễm môi trường nước khu vực rất nhiều, mặc dù đã được đề


nghị di dời khỏi khu vực nhưng tới nay vẫn chưa di dời. Cuối năm 2015 Công ty
TNHH Nước mắm Việt Hương Hải được tiếp tục đề nghị ngưng hoạt động và di dời
vì vẫn tiếp tục gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường khu vực. Đây cũng có thể là lý
do khiến cho hàm lượng COD ở vị trí Phú định này tăng cao hơn so với vị trí Nhị
Thiên Đường.
Hàm lượng BOD5 ở 2 vị trí quan trắc vào triều ròng và triều lớn đều tăng qua
các năm 2013, 2014, 2015. Mặc dù chưa vượt qua giới hạn cho phép nhưng hàm
lượng BOD5 năm 2015 ở 2 vị trí quan trắc đã tăng đáng kể so với các năm 2013,
2014 và gần bằng giới hạn cho phép, rất có thể trong các năm tiếp theo hàm lượng
BOD5 ở 2 vị trí quan trắc sẽ vượt quá giới hạn cho phép. Ở vị trí Phú Định đây là
khu vực giáp nước nên khả năng pha loãng và tự làm sạch của dòng chảy bị giới
hạn, mức độ ô nhiễm cao nên hàm lượng BOD5 ở vị trí Phú Định đa phần đều cao
hơn vị trí Nhị Thiên Đường. Trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay, các hoạt
động kinh tế - xã hội ngày càng được đẩy mạnh, các hoạt động công nghiệp được
đẫy mạnh, các nhà máy công nghiệp, các cở sở sản xuất được hình thành, cùng với
đó là mật độ dân cư sống tập trung 2 bên bờ kênh rất đông đúc, các trường học, các
chợ, bệnh viện, cùng với đó là các tàu thường tới lui để buôn bán trao đổi hàng hóa,
dó đó nước thải sinh hoạt, các chất tẩy rửa của cá hộ dân sống ven sông cùng với
nước thải công nghiệp, nước thải hóa chất của các cơ sở sản xuất, nhà máy công
nghiệp đều được thải trực tiệp xuống kênh gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng có
thể là lý do khiến cho hàm lượng BOD5 ở 2 vị trí quan trắc đều tăng qua các năm.
3.4.3 Thông số Coliforms
Biểu thị số vi khuẩn Coliforms có trong một đơn vị thể tích nước. Chỉ tiêu này
biểu thị mức độ ô nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột trong nguồn nước và cung
cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nguồn nước và điều kiện vệ sinh
môi trường xung quanh. Hằng này kênh Đôi – kênh Tẻ phải tiếp nhận một lượng
nước thải sinh hoạt rất lớn vì vậy việc theo dõi hàm lượng Coliforms là rất cẩn thiết.

Được thể hiện cụ thể qua các Hình 3.5.


×