Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Xây dựng hệ thống bán hàng máy tính qua mạng của trung tâm IEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 78 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, chiếm một vị trí quan trọng trong mọi
lĩnh vực đời sống, trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội,
đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát
triển kinh tế tri thức. Đối với bất kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp đến các tổ
chức chính phủ, giải quyết các bài toán nhằm tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ,
kinh doanh và quản lý của mình dựa trên cơ sở ứng dụng Công nghệ thông tin là
yêu cầu quan trọng được đặt ra hàng đầu. Trong thời đại bùng nổ Công nghệ
thông tin và xu hướng phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu thiết kế
và quản trị Website cho cá nhân hoặc các tổ chức, cơ quan,... đã và đang trở
thành nhu cầu cấp bách. Chính vì vậy thiết kế và quản trị Website ngày càng
được rất nhiều người yêu thích và chọn làm hướng đi riêng cho mình.
Joomla là phần mềm mã nguồn mở còn khá mới mẻ trong lĩnh vực thiết kế
phát triển website, nhưng nó có rất nhiều ưu điểm về mặt thiết kế, bảo trì, quản
trị hệ thống … Những trang website được thiết kế bằng joomla có giao diện đẹp,
thân thiện với người dùng, … Chính vì vậy, em đã phát triển và xây dựng đề tài
"Xây dựng hệ thống bán hàng máy tính qua mạng của trung tâm IEC" làm
đồ án tốt nghiệp cho bản thân, một phần để ứng dụng kiến thức của mình, một
phần nhằm nâng cao kỹ năng cho bản thân.
Đề tài được chia thành 3 phần chính:
 Phần 1: Thương mại điện tử và phần mềm mã nguồn mở Joomla
 Phần 2: Phân tích và thiết kế hệ thống
 Phần 3: Xây dựng website
Với một quỹ thời gian có hạn và kiến thức chưa sâu nên đề tài tốt nghiệp
của em chưa thực hiện vấn đề một cách hoàn chỉnh, vẫn còn nhiều thiếu sót đặc
biệt là trong phần ứng dụng. Rất mong các thầy cô và các bạn góp ý phê bình để
kết quả nghiên cứu của em ngày một hoàn thiện hơn.

-1-




MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 1
MỤC LỤC ................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................................ 3
1.1. Thương mại điện tử ......................................................................................3
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................3
1.1.2. Đặc trưng của Thương mại điện tử ....................................................3
1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT) ...........................................4
1.1.4. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử........................................4
1.1.5. Thực tế Thương mại điện tử ở Việt Nam ...........................................4
1.2. Phần mềm mã nguồn mở Joomla ..................................................................5
1.2.1. Khái niệm..........................................................................................5
1.2.2. Các thành phần mở rộng của Joomla .................................................6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG.................... 10
2.1. Khảo sát các nhu cầu .................................................................................10
2.1.1. Từ phía người dùng .........................................................................10
2.1.2. Từ nhà cung cấp sản phẩm, đơn vị kinh doanh ................................10
2.1.3. Giải pháp.........................................................................................11
2.2. Phân tích thiết kế hệ thống..........................................................................11
2.2.1. Yêu cầu hệ thống.............................................................................11
2.2.2. Chi tiết các bước mua hàng và thanh toán trực tuyến .......................11
2.2.3 Chi tiết quản trị hệ thống ..................................................................13
2.2.4. Một số chức năng chính của hệ thống:.............................................13
2.3. Thiết kế hệ thống bằng UML......................................................................14
2.3.1. Các tác nhân và các UC của hệ thống ..............................................14
2.3.2. Biểu đồ UC .....................................................................................17
2.3.3. Đặc tả các UC .................................................................................19

2.3.4. Biểu đồ lớp......................................................................................43

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG WEBSITE .................................................. 46
3.1. Các phầm mềm cần thiết để xây dựng website ............................................46
3.2. Các bước cài đặt để xây dựng website ........................................................47
3.2.1. Cài đặt joomla .................................................................................47
3.3.2. Cài đặt và cấu hình các thành phần mở rộng (module,componets..).54
3.2.3. Cách cấu hình cho các thành phần mở rộng .....................................56
3.2.4. Thiết kế giao diện............................................................................70

KẾT LUẬN............................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 78
-2-


CHƯƠNG 1: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, ECommerce hay E-Business) là quy trình mua bán thông qua việc truyền dữ liệu
giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan
hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được
tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử gồm tất
cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các
kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thỏa thuận hay cung cấp dịch vụ.
1.1.2. Đặc trưng của Thương mại điện tử
So với thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số điểm khác
biệt sau:
 Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp
xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

 Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn
tại của khái niệm biến giới quốc gia, còn Thương mại điện tử được
thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống
nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi
trường cạnh tranh toàn cầu.
 Trong hoạt động giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham gia
của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được đó
là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
 Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là
phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với Thương mại điện tử thì
mạng lưới thông tin chính là thị trường.

-3-


1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT)
 TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị
trường và đối tác.
 TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất.
 TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
 TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm
đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
 TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các
thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
 Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
1.1.4. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Trong Thương mại điện tử có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ
vai trò động lực phát triển Thương mại điện tử, người tiêu dùng (C) giữ vai trò
quyết định sự thành công của Thương mại điện tử và chính phủ (G) giữ vai trò
định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có

các loại giao dịch Thương mại điện tử: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C… trong đó
B2B và B2C là hai loại hình giao dịch Thương mại điện tử quan trọng nhất.
Business-to-Business (B2B): Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Business-to-Consumer (B2C): Doanh nghiệp với người tiêu dùng
1.1.5. Thực tế Thương mại điện tử ở Việt Nam
Doanh thu từ các hoạt động Thương mại điện tử tại khu vực Châu Á hiện
tại là khá thấp so với các khu vực khác.
Khi đặt vấn đề phát triển Thương mại điện tử của một nước, việc đầu tiên
cần đề cập đến là mức độ phát triển nền CNTT của nước này. Việt Nam là một
nước có nền CNTT kém phát triển so với thế giới nói chung và khu vực nói
riêng. Xoay quanh vấn đề phát triển CNTT ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều
vấn đề nổi cộm. Có thể lấy ví dụ : Vấn đề bản quyền phần mềm, vấn đề đội ngũ

-4-


những người làm tin học còn quá ít ỏi và thiếu đào tạo cơ bản, vấn đề phương
hướng phát triển, đầu tư cơ bản, đầu tư mạo hiểm v.v...
Tuy nhiên, Tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng Thương mại điện tử đã bắt
đầu. Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Bộ Thương mại (Vụ Châu Á-Thái
Bình Dương), con đường tiếp cận Thương mại điện tử qua 3 giai đoạn: chuẩn bị,
chấp nhận và ứng dụng, và Việt Nam đang ở bước đầu tiên của giai đoạn thứ
nhất. Cho đến thời điểm này, Bộ Thương Mại và Tổng cục Bưu Điện đã xúc tiến
những nghiên cứu cơ bản về Thương mại điện tử và trình Chính phủ dự án thành
lập một hội đồng quốc gia về Thương mại điện tử cũng như chương trình hành
động Quốc gia về vấn đề này. Bên cạnh đó, các hoạt động chuẩn bị và thử
nghiệm cũng đã được bắt đầu. nhiều công ty đã lên Web để giới thiệu về mình và
tìm kiếm bạn hàng, một số siêu thị ảo đã được khai thác...
1.2. Phần mềm mã nguồn mở Joomla
1.2.1. Khái niệm

Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (tiếng Anh: Open
Source Content Management Systems). Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP
và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất
bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet.
Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc
độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin
nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn
ngữ. Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá
nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung
cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và
có độ tin cậy cao. Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là hoàn
toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới.
Hiện Joomla có 2 dòng phiên bản chính: Joomla 1.0.x và Joomla 1.5.x
Dòng phiên bản Joomla 1.0.x

-5-


 Là phiên bản phát hành ổn định.
 Được sử dụng rộng rãi, có nhiều thành phần mở rộng (component,
module, mambot)...
 Có thể sử dụng ngay cho website của bạn.
 Joomla 1.0.0: Phiên bản phát hành đầu tiên (15-09-2005).
 Joomla 1.0.12: Phiên bản phát hành mới nhất (25-12-2006).
Dòng phiên bản Joomla 1.5
 Là phiên bản phát triển và vẫn đang ở giai đoạn Beta 2 (chưa ổn định).
 Phiên bản Joomla! 1.5 là phiên bản cải tiến từ Joomla 1.0.x (phần mã
được viết lại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn giữ cách hành xử như cũ) được coi
như Mambo 4.6. Ban đầu nó còn được gọi là Joomla 1.1, nhưng sau đó vì
nhận thấy nó được cải tiến nhiều về mặt kỹ thuật, tính năng nên nhóm phát

triển quyết định lấy tên là Joomla 1.5
 Có nhiều tính năng hay
 Chỉ nên sử dụng cho mục đích thử nghiệm
 Joomla 1.5 hỗ trợ đa ngôn ngữ
 Joomla 1.5 dùng charset mặc định là UTF-8 (thay vì ISO-8859-1 trong
Joomla 1.0.x)
1.2.2. Các thành phần mở rộng của Joomla

1.2.2.1. Module
Module là một trong 3 thành phần mở rộng chính của Joomla! Đó là một
đoạn mã nhỏ thường được dùng để truy vấn các thông tin từ cơ sở dữ liệu và hiển
thị các kết quả tìm được. Nó có thể được nạp vào một vị trí bất kỳ trên template
(vị trí left, right, top, bottom... hoặc vị trí do người dùng định nghĩa); có thể hiện
trên tất cả các trang của Website hay một số trang được ấn định. Khả năng tương
tác giữa người sử dụng và hệ thống thông qua module là hạn chế (chúng ta
thường chỉ nhận thông tin trả về).
Module có tên bắt đầu bằng mod_

-6-


Chúng ta có các module thông dụng:
 Lastest News (mod_latestnews): Module hiển thị các tin mới nhất.
 Popular News (mod_mostreads): Module hiển thị các bài được
quan tâm nhiều nhất.
 Related Items (mod_related_items): Module hiển thị các bài viết
liên quan.
 Random Image (mod_random_image): Module hiển thị các ảnh
ngẫu nhiên.
 Search Module (mod_search): Module công cụ tìm kiếm.

 Login Module (mod_login): Module hiển thị form đăng nhập hệ
thống.
 Stats Module (mod_stats): Module hiển thị các thông tin thống kê
về hệ thống.
 Menu Module (mod_mainmenu): Module hiển thị các menu của
website.
 Banners Module (mod_banners): Moudule hiển thị các banner
quảng cáo.

1.2.2.2. Các khái niệm Section, Category, Conten, FrontEnd, BackEnd
a) Section
Các mục, các lĩnh vực, các dòng sản phẩm, dịch vụ... mà Website muốn
đề cập tới.
VD1: Một Website bán sách trực tuyến có thể bao gồm các Section: "Sách
Văn học", "Sách Tin học", "Sách Toán học"...
VD2: Một Website về tin tức có thể bao gồm các Section: "Thể thao",
"Văn hóa", "Pháp luật"..
Section 1
-------------|Category 1a
-------------|Category 1a
-------------|Category 1a
Section 2

-7-


----------|Category 2a
----------|Category 2b
-----------------|Category 2b1


-----------------|Category 2b2
b) Category
Các chuyên mục, loại sản phẩm, loại dịch vụ... được đề cập một cách cụ
thể hơn, chi tiết hơn.
VD1: Trong Section "Văn học" có các Category: "Tiểu thuyết", "Truyện
ngắn", "Hồi ký"...
VD2: Trong Section "Thể thao" có các Category: "Bóng đá", "Quần vợt",
"Các môn thể thao khác"..
c) Conten
Toàn bộ nội dung của một bài viết và thường gồm 2 phần:
 Phần giới thiệu (Intro Text): Phần này nêu ngắn gọn, tóm tắt hoặc
là ý mở đầu cho toàn bộ bài viết.
Phần chi tiết (Description Text): Phần còn lại của bài viết.
Như vậy để tạo một bài viết chúng ta cần qua tối đa 3 bước và tối thiểu là
1 bước nếu đã co Section và Category:
1. Bước 1: Tạo Section: Vào Content --> Section Manager
2. Bước 2: Tạo Category: Vào Content --> Category Manager
3. Bước 3: Tạo Content: Vào Content --> Article Manager --> New
d) Front-end (tiền sảnh)
Front-end (tiền sảnh), còn được biết với tên gọi Public Front-end: phần
giao diện phía ngoài, nơi tiếp xúc với mọi người sử dụng. Bất cứ ai cũng có thể
trông thấy khi gõ đúng đường dẫn URL vào trình duyệt.
Front-end chứa 1 trang đặc biệt là FrontPage (homepage) - trang chủ.
e) Back-end (hậu sảnh)
Back-end, còn được biết với tên gọi Public Back-end, Administrator,
Control Pane: phần dành cho người quản trị. Những người bình thường không
biết đường dẫn để truy cập, hoặc nếu có biết thì cũng phải qua bước kiểm tra tài
khoản.

-8-



Phần back-end được truy cập thông qua đường dẫn:
http://your_domain/administrator.

-9-


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1. Khảo sát các nhu cầu
2.1.1. Từ phía người dùng
Hiện nay Internet từ xa lạ trở thành phổ thông, thì nhu cầu khai thác sử
dụng thông tin, coi Internet là công cụ phục vụ thương mại, mua bán hữu hiệu.
Đặc biệt đối tượng có nhu cầu sử dụng các thiết bị máy tính, thiết bị số không
ngừng gia tăng. Các đối tượng người dùng này là những người cực kỳ đặc biệt,
họ có nhu cầu cao hơn so với người bình thường. Họ dễ dàng sủ dụng Internet
cho việc mua bán hay thanh toán các nhu cầu của mình đặc biệt nhu cầu sử dụng
các sán phầm công nghệ cao.
Qua tìm hiểu yêu cầu người dùng ở đây là đối tượng khách hàng có nhu
cầu sử dụng các sản phẩm máy tính, ta thấy nổi bật các nhu cầu sau:
 Người dùng muốn tìm hiểu tham khảo các sản phẩm mới.
 Người dùng muốn biết nhanh nhất giá cả sản phẩm mà họ đang có
nhu cầu.
 Người dùng muốn tham khảo nhu cầu tiêu dùng thời đại.
 Người dùng cần dễ dáng so sánh giá cả của các đơn vị cung cấp.
 Người dùng muốn dễ dàng ngồi tại nhà đặt hàng mà họ muốn mua.
2.1.2. Từ nhà cung cấp sản phẩm, đơn vị kinh doanh
Với nhu cầu không ngừng gia tăng đột biến của khách hàng thì đơn vị
cung cấp cũng không ngừng gia tăng dịch vụ và hình thức kinh doanh mới.

Qua tìm hiểu thực tế tại công ty IEC Thái Nguyên, ta thấy từ phía đơn vị
cung cấp có các nhu cầu như sau:
 Giới thiệu quảng cáo công ty.
 Nhu cầu có một cổng thông tin điện tử tương tác hiệu quả với
khách hàng
- 10 -


 Hiển thị nhanh nhât các chính sách kinh doanh và chương trình
khuyến mại.
 Báo giá, trưng bày hợp lý các sản phẩm.
 Hỗ trợ cho người dùng chức năng tìm kiếm.
 Hỗ trợ nhanh nhất chức năng đặt hàng, thanh toán.
 Bảo mật thông tin khách hàng cũng như thông tin nội bộ.
2.1.3. Giải pháp
Việc xây dựng một website với những modules sau có thể đáp ứng nhu
cầu của công ty:
 Module hiển thị chùng loại sản phẩm (cataloges view).
 Module hiển thị sản phẩm theo chủng loại (product by cataloge).
 Module hiển thị các sản phẩm tiêu biểu (product by hot sort).
 Module hiển thị chi tiết từng loại sản phẩm kèm giá bán (detail
product).
 Module cho phép khách hàng liên hệ mua hàng (shoping).
 Trang thông tin về công ty, sơ đồ website, bản đồ hướng dẫn khách
hàng nếu cần liên hệ trực tiếp tại trụ sở công ty.
 Chuyên trang quản trị dành cho admin (bao gồm quản trị danh mục,
quản trị sản phẩm, sắp xếp thứ tự hiển thị, quản trị liên hệ.)
2.2. Phân tích thiết kế hệ thống
2.2.1. Yêu cầu hệ thống
Qua quá trình khảo sát thu được một số kết quả sau:

Mỗi hệ thống bán hàng trực tuyến thường gồm 2 phần chính:
 Phần thứ nhất là phần giao dịch với khách hàng trên Internet.
 Phần thứ hai dành cho nhân viên siêu thị quản trị hệ thống.
Mỗi phần có các chức năng con khác nhau phục vụ cho mục đích kinh
doanh và quản lý của siêu thị.
2.2.2. Chi tiết các bước mua hàng và thanh toán trực tuyến
1. Khách hàng duyệt ứng dụng trên trình duyệt Web.
- 11 -


2. Trình duyệt sẽ hiển thị các sản phẩm và dịch vụ mà siêu thị cung ứng.
Khách hàng có thế duyệt sản phẩm theo chủng loại được liệt kê sẵn hoặc
có thể sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm kiếm theo tên sản phẩm.
3. Sau khi tìm kiếm, tham khảo các thông tin về sản phẩm, khách hàng có
thể đi đến quyết định là mua sản phẩm nào đó. Để làm điều này khách
hành cần đưa sản phẩm đó vào trong giỏ hàng. Giỏ hàng là nơi chứa thông
tin về các sản phẩm mà khách hàng định đặt mua. Khách hàng có thể thay
đổi số lượng, thêm hoặc xoá sản phẩm trong giỏ hàng. Sau đó khách hàng
có thể tiếp tục xem các sản phẩm khác hoặc tiến hành đặt hàng.
4. Để đặt hàng thì khách hàng phải đăng nhập hệ thống. Nếu khách hàng
chưa có tài khoản thì hệ thống sẽ chỉ đến trang đăng kí. Sau đó khách hàng
sẽ cung cấp các thông tin về việc giao hàng cũng như thanh toán với siêu
thị. Nếu siêu thị mà có liên kết với các Ngân hàng để xây dựng một hệ
thống thanh toán trực tuyến thì hệ thống đang hoạt động sẽ chỉ người dùng
đến trang thanh toán để người dùng cung cấp các thông tin về tài khoản
(hoặc thẻ) của họ ở Ngân hàng. Ngân hàng sẽ dựa vào thông tin đó để
thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. Sau đó Ngân hàng sẽ gửi thông điệp
thông báo tới siêu thị.
5. Sau khi đã cung cấp đầy đủ thông tin, khách hàng có thể xem lại, chỉnh
sửa lại đơn hàng rồi gửi đơn hàng. Hệ thống sẽ phản hồi thông báo cho

Khách hàng biết là đơn hàng đã được gửi và siêu thị sẽ liên hệ lại với
khách hàng về việc thanh toán và giao hàng. Nếu khách hàng chấp nhận
thì thanh toán với siêu thị và siêu thị giao hàng đến khách hàng. Quá trình
mua hàng kết thúc.
6. Các thông tin cần hiển thị trên trang chủ của ứng dụng: Danh sách
nhóm(loại) sản phẩm mà siêu thị cung cấp.

- 12 -


2.2.3 Chi tiết quản trị hệ thống
Để truy cập vào chức năng quản trị hệ thống, Quản trị viên cần có một tài
khoản để truy nhập. Sau khi truy nhập quản trị viên có thể thực hiện các chức
năng sau:
 Đăng nhập: administrator đăng nhập vào hệ thống để quản trị toàn bộ
hệ thống.
 Quản trị thành viên: bao gồm công việc thêm xóa các thành viên hệ
thống.
 Quản trị loại sản phẩm: bao gồm các công việc thêm, xóa, sửa các
thông tin về các loại sản phẩm hay nhóm hàng của siêu thị.
 Quản trị sản phẩm: bao gồm các công việc thêm, xoá, sửa thông tin về
các nhóm sản phẩm, sản phẩm mà siêu thị kinh doanh.
 Quản trị đơn hàng: xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng, thanh toán
và giao hàng với khách hàng.
 Quản trị thanh toán: Thêm, xoá, sửa thông tin về các phương thức
thanh toán, và cách thức thanh toán của khách hàng với siêu thị.
 Quản trị câu hỏi/ý kiến: xử lý và phản hồi các yêu cầu mà khách hàng
đã gửi.
2.2.4. Một số chức năng chính của hệ thống:
 Chức năng đăng ký thành viên: để có thể thực hiện được chức năng

mua hàng thì trước tiên khách hàng phải chọn chức năng đăng ký
thành viên để trở thành thành viên của hệ thống. Thực hiện điền đầy đủ
các thông tin trên form đăng kí như
 Họ tên đầy đủ
 Tên sẽ hiển thị trên website
 Địa chỉ hòm thư (Email)
 Mật khẩu
 Chức năng mua hàng: khách hàng có thể kích hoạt vào chức năng mua
hàng, xem những thông tin cần thiết về mặt hàng cần mua và các thông
- 13 -


tin cho giao dịch. Sau khi chọn được mặt hàng cần mua thì khách hàng
sẽ lựa chọn hình thức thanh toán. Có 2 cách là thanh toán offline và
thanh toán online
 Chức năng thanh toán: bộ phận thanh toán có nhiệm vụ nhập tất cả các
thông tin về sản phẩm như: đơn giá, số lượng,… và tính tổng tiền rồi
gửi hóa đơn thanh toán cho khách hàng, sau đó yêu cầu khách hàng
thanh toán.
 Chức năng quản trị hệ thống: chức năng này chỉ dành cho người quản
trị hệ thống. Người quản trị sẽ có quyền để thay đổi về mặt hệ thống
như:
-

Quản lý thành viên của hệ thống.

-

Quản lý khách hàng.


-

Cập nhật thông tin, tin tức mới.

-

Quản lý hàng hóa.

-

Cập nhật giá cả,v.v..

 Chức năng tìm kiếm: cho phép khách hàng tra cứu thông tin về mặt
hàng, nhãn hiệu sản phẩm, các đặc điểm của mặt hàng cần tìm.
2.3. Thiết kế hệ thống bằng UML
2.3.1. Các tác nhân và các UC của hệ thống
Tác nhân là thực thể bên ngoài tương tác với hệ thống. Tác nhân có thể là
con người, cũng có thể là thiết bị phần cứng hay hệ thống khác có trao đổi thông
tin với hệ thống. Đối với bài toán này ta xác định được các tác nhân sau:
 Khách hàng: tác nhân này tham gia vào hệ thống chủ yếu là tìm
kiếm, xem thông tin về mặt hàng, đăng ký làm thành viên của hệ
thống để thực hiện chức năng mua bán và thanh toán nếu có nhu
cầu. Ngoài ra hệ thống còn cung cấp cho tác nhân những chức năng
cần thiết khác như đăng ký thành viên, đăng nhập hệ thống, mua
hàng và thanh toán,v.v…

- 14 -


 Quản trị hệ thống: tác nhân này tham gia hệ thống với công việc

chủ yếu là soạn thảo, nhập và chỉnh sửa thông tin trong hệ thống,
xử lý các đơn hàng của khách hàng, tiếp nhận các báo cáo được đề
xuất từ hệ thống.
 Dịch vụ chứng thực thẻ: nhiệm vụ chủ yếu của tác nhân này là tiếp
nhận dưới dạng bản mã hóa và kiểm tra thông tin dữ liệu thẻ.
 Ngân hàng: tiếp nhận thông tin từ nhà quản trị hệ thống để ra quyết
định chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng đến doanh nghiệp.

- 15 -


Mối quan hệ giữa tác nhân và UC:
Tác nhân

UC
Đăng ký thành viên
Đăng nhập hệ thống
Xem thông tin cá nhân
Tìm kiếm thông tin

Khách hàng

Mua hàng
Xử lý thanh toán
Đăng nhập hệ thống
Tìm kiếm thông tin
Xử lý thanh toán
Quản lý khách hàng
Quản lý mặt hàng


Quản trị hệ thống

Quản lý loại hàng
Xử lý đơn hàng
Quản lý tin tức
Chuyển khoản
Phản hồi ý kiến khách hàng
Chuyển khoản

Ngân hàng

Kiểm tra thẻ

Dịch vụ chứng thực thẻ

- 16 -


2.3.2. Biểu đồ UC
Biểu đồ UC mức tổng thể

Hình 2.1: biểu đồ UC mức tổng thể

- 17 -


Biểu đồ UC mức chi tiết
 Tác nhân Quản trị hệ thống:

Hình 2.2: biểu đồ UC chi tiết tác nhân quản trị hệ thống

 Tác nhân Khách hàng:

Hình 3.4: biểu đồ UC chi tiết tác nhân khách hàng

- 18 -


2.3.3. Đặc tả các UC
a) UC đăng ký thành viên
Mục đích: khách hàng đăng ký là thành viên của hệ thống.
Tác nhân: khách hàng.
Mô tả chung: để có thể mua hàng ở hệ thống thì khách hàng phải nhập
thông tin để đăng ký làm thành viên theo yêu cầu hệ thống. Khách hàng điền đầy
đủ và đúng thông tin từ form nhập liệu rồi gửi lên hệ thống.
Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân

Phản ứng của hệ thống

1. Chọn chức năng đăng ký thành viên
2. Hiển thị form nhập liệu
3. Nhập và gửi thông tin lên hệ thống
4. Thông báo chờ kết quả
Luồng sự kiện phụ:
Trong form nhập liệu, có một số thông tin phải bắt buộc khi đăng ký thành
viên, nếu nhập không đúng thì sẽ báo lỗi. Đối với một số thông tin như tên đăng
nhập, mật khẩu,… phải nhập đúng theo quy định, thông tin về tên truy nhập của
thành viên vừa đăng ký trùng vói tên của một thành viên khác trong hệ thống thì
thông báo lỗi, yêu cầu nhập lại tên khác.
Biểu đồ trình tự:


Hình 3.5: biểu đồ trình tự UC đăng ký thành viên

- 19 -


Biểu đồ cộng tác:

Hình 3.6: biểu đồ cộng tác UC đăng ký thành viên
b) UC đăng nhập hệ thống
Mục đích: đảm bảo tính bảo mật, an toàn, thống nhất cho toàn hệ thống.
Tác nhân: khách hàng, nhà quản trị.
Mô tả chung: người dùng phải nhập tên truy cập và mật khẩu khi đăng
nhập. Hệ thống sẽ kiểm tra xem: người dùng có quyền đăng nhập hệ thống hay
không? Nếu đúng với tên và mật khẩu truy nhập thì cho phép người dùng đăng
nhập vào hệ thống với quyền đã quy định.
Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân

Phản ứng của hệ thống

1. Chọn chức năng đăng nhập hệ thống
2. Hiển thị form nhập liệu
3. Nhập thông tin về tên truy cập và
mật khẩu
4. Gửi thông tin đã nhập lên hệ thống
5. Kiểm tra thông tin người dùng nhập,
nếu đúng tên truy nhập và mật khẩu thì
cho phép truy cập hệ thống.
Luồng sự kiện phụ:

Nếu người dùng nhập tên truy cập và mật khẩu không đúng với đăng ký
cho riêng thành viên đó thì hệ thống thông báo và yêu cầu nhập lại.
- 20 -


Biểu đồ trình tự:

Hình 3.7: biểu đồ trình tự UC đăng nhập hệ thống
Biểu đồ cộng tác:

Hình 3.8: biểu đồ cộng tác UC đăng nhập hệ thống
c) UC Xem chi tiết sản phẩm
Mục đích: Xem chi tiết sản phẩm.
Tác nhân: khách hàng, nhà quản trị.
Mô tả chung:khi tác động vào sản phẩm thì hệ thống sẽ hiện thông tin chi
tiết về sản phẩm.

- 21 -


Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân

Phản ứng của hệ thống

1. Chọn sản phẩm muốn xem
2. Hiển thị form thông tin chi tiết về
sản phẩm

Luồng sự kiện phụ: không có

Biểu đồ trình tự

Hình 2.2.2-1a: Biểu đồ trình tự cho tác vụ xem chi tiết sản phẩm
Biểu đồ cộng tác

- 22 -


Hình 2.2.2-1b: Biểu đồ cộng tác cho tác vụ xem chi tiết sản phẩm

d) US thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Mục đích: cho thêm sản phẩm vào giỏ hàng.
Tác nhân: khách hàng, nhà quản trị.
Mô tả chung:khi click chuột vào nút add to cart thì sản phẩm đó sẽ được
thêm vào giỏ hàng (cart).
Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân

Phản ứng của hệ thống

1. Chọn sản phẩm muốn thêm
2. thêm sản phẩm đó vào giỏ hàng của
user đó

Luồng sự kiện phụ: không có
Biểu đồ trình tự

Hình 2.2.2-2a: Biểu đồ trình tự cho tác vụ thêm sản phẩm vào giỏ hàng

- 23 -



Biểu đồ cộng tác

Hình 2.2.2-2b: Biểu đồ cộng tác cho tác vụ thêm sản phẩm vào giỏ hàng
e) UC xóa sản phẩm trong giỏ hàng
Mục đích: Xóa sản phẩm đã có trong giỏ hàng.
Tác nhân: khách hàng, nhà quản trị.
Mô tả chung:chọn sản phẩm muốn xóa và click vào nút xóa sản phẩm, hệ
thống sẽ xóa sản phẩm đó trong giỏ hàng.
Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân

Phản ứng của hệ thống

1. Chọn sản phẩm muốn xóa sau đó
click vao nút xóa sản phẩm
2. thực hiện yêu cầu xóa sản phẩm đã
có trong giỏ

Luồng sự kiện phụ: không có

- 24 -


Biểu đồ trình tự

Hình 2.2.2-3a: Biểu đồ trình tự cho tác vụ xóa sản phẩm trong giỏ hàng
Biều đồ cộng tác


Hình 2.2.2-3b: Biểu đồ cộng tác cho tác vụ xóa sản phẩm trong giỏ hàng
f) UC xem giỏ hàng
Mục đích: Xem các sản phẩm được chọn vào trong giỏ hàng.
Tác nhân: khách hàng, nhà quản trị.
Mô tả chung:khi click vào nút xem giỏ hàng thì hệ thống sẽ hiện thông tin
về các sản phầm đã được chọn và thêm vào giỏ hàng.

- 25 -


×