Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thủ tục doanh nghiệp Chuyển địa điểm kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.99 KB, 3 trang )

Thủ tục doanh nghiệp Chuyển địa điểm kinh doanh
Chuyển địa điểm kinh doanh là một thủ tục hoàn toàn hợp lý và được pháp luật cho phép DN
thực hiện, cũng như bao thủ tục thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh khác. Thủ tục chuyển địa
điểm cần chú ý 2 yếu tố, đó là: Thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh và thủ tục tại cơ quan
quản lý thuế.
Theo quy định tại khoản 1, điều 40 và khoản 1, điều 48, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
thì trình tự thủ tục chuyển địa điểm bao gồm 3 nội dung cơ bản sau đây:


Một là: Thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo
quy định của pháp luật về thuế, tại cơ quan thuế nơi chuyển đi (thường gọi là xác nhận số
liệu thuế nơi chuyển đi).



Hai là: Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ chi nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (thường gọi là Thay đổi đăng ký kinh doanh).



Ba là: Thực hiện thủ tục bổ sung, thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi
chuyển đến (thường gọi là đăng ký thông tin chuyển đến).

Về quy trình thủ tục cụ thể, có thể chia làm 3 trường hợp như sau:


Trường hợp thứ nhất: Chuyển địa điểm nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý
thuế.

Trường hợp này áp dụng cho: các DN do chi cục thuế quản lý chuyển địa điểm trong phạm vi
cùng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; hoặc các doanh nghiệp do cục thuế quản lý


chuyển địa điểm trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đối với trường hợp này, DN chỉ cần làm thủ tục đăng ký thay đổi địa điểm tại Phòng ĐKKD,
nơi đã cấp giấy chứng nhận ĐKDN hoặc giấy chứng nhận hoạt động CN, VPĐD, ĐĐKD (gọi
tắt là giấy chứng nhận) mà DN muốn thay đổi. Sau khi được cấp giấy chứng nhận theo địa chỉ
mới, DN thông báo bổ sung, thay đổi thông tin đến cơ quan thuế quản lý (sử dụng mẫu 08-MST).


Trường hợp thứ hai: Chuyển địa điểm trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và làm thay đổi cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp này áp dụng cho các DN thuộc chi cục thuế quản lý và chuyển địa điểm sang địa
bàn thuộc chi cục thuế khác nhưng ở cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ cũ.
Đối với trường hợp này, trước hết DN liên hệ với chi cục thuế đang quản lý để làm thủ tục xác
nhận số liệu thuế nơi chuyển đi, bao gồm:
- Xác nhận tình hình kê khai và nộp các loại thuế của DN tính đến thời điểm chuyển đi.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm chuyển đi, kèm theo:
+ Phụ lục Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng hết (nếu muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn này tại địa
chỉ mới).


+ Thông báo kết quả hủy hóa đơn (nếu không muốn tiếp tục sử dụng).
Nếu các thủ tục đều hoàn thành, cơ quan thuế nơi chuyển đi sẽ cấp văn bản xác nhận (mẫu C09) cho DN để sau này DN đăng ký với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Sau khi tiến hành thủ tục tại cơ quan thuế nơi chuyển đi xong, DN tiến hành thủ tục đăng ký
thay đổi địa điểm tại Phòng ĐKKD nơi đã cấp giấy chứng nhận mà DN muốn thay đổi.
Tiếp theo, khi được cấp giấy chứng nhận mới, DN tiến hành đăng ký thông tin tại cơ quan
thuế chuyển đến, bao gồm:
- Đăng ký thông tin chuyển đến: Nộp bản sao văn bản xác nhận (C-09) của cơ quan thuế nơi
chuyển đi đã cấp trước đó để cơ quan thuế nơi chuyển đến cập nhật thông tin vào hệ thống quản
lý của mình.
- Thông báo điều chỉnh thông tin trên thông báo phát hành hóa đơn (trong trường hợp sử dụng

tiếp tục số hóa đơn cũ còn thừa).


Trường hợp thứ ba: Chuyển địa điểm ra phạm vi khác tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.

Trường hợp này không cần phải nói thì cũng biết chắc chắn là sẽ khác luôn cơ quan quản lý
thuế.
Đối với trường hợp này, trước hết DN liên hệ với cơ quan thuế đang quản lý (Chi cục thuế
hoặc cục thuế) để làm thủ tục xác nhận số liệu thuế nơi chuyển đi, bao gồm:
- Xác nhận tình hình kê khai và nộp các loại thuế của DN tính đến thời điểm chuyển đi.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm chuyển đi, kèm theo:
+ Phụ lục Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng hết (nếu muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn này tại địa
chỉ mới).
+ Thông báo kết quả hủy hóa đơn (nếu không muốn tiếp tục sử dụng).
Nếu các thủ tục đều hoàn thành, cơ quan thuế nơi chuyển đi sẽ cấp văn bản xác nhận (mẫu C09) cho DN để sau này DN đăng ký với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Sau khi tiến hành thủ tục tại cơ quan thuế nơi chuyển đi xong, DN tiến hành thủ tục đăng ký
thay đổi địa điểm tại Phòng ĐKKD nơi dự định chuyển đến. Phòng ĐKKD nơi dự định chuyển
đến sẽ ra biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. Khi Phòng ĐKKD nơi chuyển đến cấp giấy chứng
nhận mới cho DN, Phòng ĐKKD nơi chuyển đến sẽ thông báo ngược về cho Phòng ĐKKD nơi
chuyển đi và cập nhật lại thông tin trên hệ thống quản lý ĐKDN.
Tiếp theo, khi được cấp giấy chứng nhận mới, DN tiến hành đăng ký thông tin tại cơ quan
thuế chuyển đến, bao gồm:
- Đăng ký thông tin chuyển đến: Nộp bản sao văn bản xác nhận (C-09) của cơ quan thuế nơi
chuyển đi đã cấp trước đó để cơ quan thuế nơi chuyển đến cập nhật thông tin vào hệ thống quản
lý của mình.


- Thông báo điều chỉnh thông tin trên thông báo phát hành hóa đơn (trong trường hợp sử dụng
tiếp tục số hóa đơn cũ còn thừa)

* Lưu ý:
- Tại một số địa phương (như TP. HCM) có thể thực hiện thủ tục tại Phòng ĐKKD trước khi
thực hiện thủ tục tại cơ quan thuế nơi chuyển đi.
- Thủ tục và biểu mẫu đăng ký thay đổi địa điểm dùng cho mỗi loại hình DN sẽ khác nhau một
chút.
- Trường hợp thay đổi địa chỉ ra phạm vi khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì DN có
trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn nợ; đề nghị hoàn số tiền thuế nộp thừa (trừ thuế TNCN). Đối
với thuế GTGT chưa khấu trừ hết, nếu thuộc diện hoàn thuế theo quy định thì sẽ được hoàn, nếu
không thuộc diện hoàn thuế theo quy định thì có thể đề nghị xác nhận chuyển sang khấu trừ tiếp
tại địa chỉ mới. Trước khi thay đổi địa chỉ, DN không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế, trừ
trường hợp thời điểm thay đổi địa chỉ trùng với thời điểm quyết toán năm. Đối với thuế TNCN,
nếu còn thừa thì DN được bù trừ với số thuế phải nộp tại cơ quan thuế chuyển đến.



×