Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Khoi Nghia cua binh linh Thai Nguyen nam 1917

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 28 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu:.............................................................................................3
I.Hoàn cảnh nổ ra cuộc khởi nghĩa:.........................................................5
1. Vị trí địa lí:..........................................................................................5
2. Hoàn cảnh lịch sử:.............................................................................7
2.1. Hoàn cảnh thế giới:………………………………………………7
2.2. Hoàn cảnh trong nước:…………………………………………11
2.2.1. Tình hình kinh tế Việt Nam:………………………………11
2.2.2. Tình hình xã hội Việt Nam:………………………………..12
2.2.3. Chuyển biến của xã hội Việt Nam:………………………..13
2.2.4. Phong trào đấu tranh vũ trang:…………………………...16
2.2.5. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:...16
II. Diễn biến cuộc khởi nghĩa:……………………………………….17
1. Bối cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa:………………………………17
2. Diễn biến:………………………………………………………….20
3. Kết quả, ý nghĩa:…………………………………………………..25
Lời kết:………………………………………………………………..27
Tài liệu tham khảo:…………………………………………………..28

1


LỜI MỞ ĐẦU
Với bất kì một quốc gia nào cũng vậy, khi đất nước bị thực dân xâm lược thi
với quyết tâm "Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh". Đất nước ta cũng vậy không
năm ngoài quy luật đó. Năm 1858, khi thực dân Pháp đổ bộ vào bán đảo Sơn Trà,
báo hiệu thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
Trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân cả nước từ Bắc vào
Nam đều nổi dậy đánh giặc cứu nước. Đặc biệt là sau hiệp ước 6-6-1884 được kí
giữa Pháp và đại diện triều đình nhà Nguyễn-là mốc đánh dấu sự đầu hàng hoàn


toàn của triều đình nhà Nguyễn trước bọn thực dân xâm lược, đánh dấu sự mất
nước hoàn toàn của dân tộc ta. Không phải vì thế mà nhân dân ta cam chịu số phận
không giám đấu tranh giành độc lập. Ngược lại từ đó về sau, phong trào đấu tranh
càng dâng lên mạnh mẽ. Đặc biệt, sau khi chiếu Cần Vương được ban bố lần thứ
nhất ngày 13-7-1885 và ban lần thứ hai ngày 20-9-1885, khắp cả nước dấy lên
phong trào đấu tranh hưởng ứng chiếu Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ,
tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh của nông dân Yên Thế(1884-1913) phát triển
rộng khắp.
Trước phong trào đấu tranh khắp trên cả nước, nhân dân mà tiêu biểu là cuộc
khởi nghĩa của binh linh va tù binh ở Thái Nguyên nổ ra vào năm 1917. Đây là
cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài nhất và gây được tiếng vang lớn nhất trong tất
cả những phong trào đấu tranh của nhân dân từ năm 1914-1918. Cuộc khởi nghĩa
này do Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo ngày càng lan
rộng và được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng. Tuy vậy do chênh lệch lực
lượng và trang bị vũ khí còn lạc hậu mà cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Trong bài tiểu luận này tôi sắp xếp thành hai phần chính:
Phần một: Hoàn cảnh nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù binh ở Thái
Nguyên;
Phần hai: Diễn biến, kết quả ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù binh
ở Thái Nguyên.
Nội dung trong hai phần đó góp phần làm cho ta hiểu cụ thể và chi tiết hơn về
cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên nói riêng và phong trào đấu tranh của
dân tộc Việt Nam ta lúc bấy giờ nói chung. Mặc dù không dành được thắng lợi
nhưng đã khẳng định được tinh thần yêu nước và ý chí giết giặc của nhân dân ta.
Với những gì trình bày ở trên, tôi đã tham khảo nhiều tài liệu khác nhau, trong
đó tài liệu chính được sử dụng là cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập II của tác
giả Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) do nhà xuất bản giáo dục xuất bản.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa lịch sử, cùng các anh chị khóa
trước, các bạn trong lớp đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài này. Trong quá
trình làm đề tài này chắc chắn có nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong thầy cô và

các bạn sinh viên góp ý để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Khoa Lịch sử, ĐHSP-ĐH Thái Nguyên
2


CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA BINH LÍNH VÀ TÙ BINH Ở THÁI NGUYÊN
I. Hoàn cảnh nổ ra cuộc khởi nghĩa.
1.Vị trí địa lí của Thái Nguyên
Về măt địa lý, phía bắc của Thái Nguyên giáp Bắc Kạn, phía tây giáp Vĩnh
Phúc và Tuyên Quang, phía đông giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía Nam giáp Hà
Nội.
Thái Nguyên là cửa ngõ để giao lưu giữa trung du miền núi với đồng bằng
Bắc Bộ. Việc giao lưu ấy được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đưòng sắt,
đường sông hình rẻ quạt mà Thái Ngyên là đầu mút.
Cùng với vị trí là trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền
văn hoá của các dân tộc miền núi phía bắc; là hoạt động văn hoá, giáo dục của cả
vùng phía bắc rộng lớn.
Không những vậy, Thái Nguyên còn là 1 tỉnh có tầm quan trọng về chính trị,
quân sự đối với miền núi và trung du Bắc Kì. Lịch sử của Thái Nguyên là lịch sử
của đấu tranh. Không chỉ chống Pháp mạnh mẽ liên tục ngay từ ngày Pháp chiếm
đóng, mà cứ mỗi khi đất nước có ngoại xâm thì người dân Thái Nguyên anh hùng
lại đứng lên cầm vũ khí chống giặc để bảo vệ quê hương đất nước.
Người dân Thái Nguyên ngay từ trước công nguyên đã tham gia cuộc kháng
chiến đầu tiên của dân tộc ta chống giặc Tần xâm lược. Đến những năm 40, khi hai
Bà Trưng khởi nghĩa chống nhà Hán, nhân dân Thái Nguyên đã tích cực tham gia
kháng chiến. Vào những năm 1076-1077, khi đất nước đối mặt với quân Tống xâm
lược thì phía nam của Thái Nguyên từng là địa đầu của phòng tuyến sông Cầu, nơi
diễn ra trận đánh ác liệt giữa quân dân nhà Lý với giặc Tống.
Đầu thế XV, Quân Minh xâm chiến nước ta, nhân dân Thái Nguyên lại đứng
lên khởi nghĩa đánh giặc. Tiêu biểu là Lưu Nhân Chu, người Đại Từ đã cùng cha

và anh rể tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Lưu Nhân Chu là chủ
tướng trong trận phục kích ở Ải Chi Lăng, chém tướng giặc Liễu Thăng, và đánh
tan hoàn toàn 10 vạn viện binh nhà Minh trên cánh đồng Xương Giang năm 1427.
Chỉ cần kể qua về lịch sử của Thái Nguyên như vậy cũng khiến cho quân giặc run
sợ, hãi hùng. Chính vì lẽ đó, để đối phó với phong trào kháng chiến ở Thái Nguyên
thì thực dân Pháp đã phải bố trí ở đây một lực lượng quân sự mạnh với những tên
chỉ huy khét tiếng tàn ác như: công sứ ĐácLơ và giám binh Nôen. Ngoài ra, Thái
Nguyên là nơi giam giữ những người yêu nước bị bắt trong phong trào Đông Du,
Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên Thế. Mối quan hệ giữa tù chính trị và binh
lính yêu nước làm việc trong nhà tù được thành lập để tạo nên kế hoạch nổi dậy.
Tất cả họ ở trong một trại giam với khoảng chừng 200 tù nhân. Như vậy, với vị trí
rất thuận lợi về tất cả các mặt, Thái Nguyên đã trở thành một trong những trung
tâm kháng chiến chống Pháp quyết liệt.

3


Lược đồ tỉnh Thái Nguyên

2. Hoàn cảnh lịch sử
4


2.1. Hoàn cảnh thế giới.
Trên thế giới từ năm 1870 đến năm 1914, ở châu Âu có 6 trong số 8 cường
quốc trên thế giới là Pháp, Anh, Đức, Nga, Áo - Hung, Italia. Sau chiến tranh PhổPháp, Đức nhảy lên hàng đệ nhất cường quốc khiến Anh, Pháp phải e ngại. Trong
khi đó, Pháp không tiến được vì chính quyền không mạnh, trong nước chia rẽ (từ
1870 đến 1914, Pháp thay tới 50 lần nội các, trung bình mỗi nội các không tồn tại
được một năm). Nhưng nhờ ngoại giao kết liên được với Anh, Nga thành một khối
tương đương với Đức.

Từ 1914- 1918 chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, đây là kết quả tất
yếu của sự phát triển kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới vào những
năm đầu thế kỉ XX. Khi chủ nghĩa tư bản đó phát triển tới giai đoạn mới- giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa.
Quy luật phát triển không đồng đều giữa các nước đã tác động mạnh mẽ vào
các mặt của đời sống xã hội, một số nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa
muộn, nhưng phát triển huy hoàng nhờ phát huy những lợi thế riêng và lợi dụng
được những thành tựu khoa học kĩ thuật nên đã có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt,
vượt qua các nước tư bản cũ. Vào năm 1860, Anh và Pháp đứng đầu và đứng thứ 2
trong nền sản xuất công nghiệp thế giới, nhưng đến năm 1913 Mĩ và Đức lại chiếm
vị trí đó.
Những nước phát triển sau cần có thị trường, trong khi những nước đi
trước tuy có chiếm 1 số lớn diện tích thuộc địa nhưng vẫn muốn chiếm thêm thị
trường mới. Nhưng thế giới đó bị chia xong, không còn có “chỗ trống” như trong
thế kỉ trước đây. Do đó nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước đế quốc đế
giành giật thị trường, thuộc địa và phân chia lại thế giới. Những cuộc đấu tranh ấy
đã bắt đầu diễn ra từ những năm cuối của thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX: chiến tranh
Mĩ- Tây Ban Nha (1898), Anh - Bôơ (1899-1902), Nga - Nhật (1904 - 1905).
Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu đưa đến
việc gây chiến tranh với nhau để chia lại đất đai trên thế giới. Đế quốc Đức hung
hăng nhất vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại có ít thuộc địa. Từ đó, ở
Châu Âu hình thành 2 tập đoàn gây chiến, chống đối nhau. Một bên là Đức, Áo Hung và Thổ Nhĩ Kỳ; một bên là Anh, Pháp, Nga. Cả hai tập đoàn đều ôm mộng
xâm lược và điên cuồng chạy đua vũ trang.
Các cuộc khủng hoảng về vấn đề Marốc ở Bắc Phi (1905- 1906 và 1911) và
chiến tranh Ban Căng (1912 - 1913) là những tiếng súng báo hiệu khả năng nổ ra
chiến tranh thế giới đang đến gần và khó tránh khỏi. Đến năm 1914, sự chuẩn bị
chiến tranh của hai phe đế quốc chủ nghĩa trên cơ bản đã xong.
Ngày 1 - 8 - 1914, Đức tuyên chiến với Nga. Hai hôm sau, Đức tuyên chiến
với Pháp. Kế hoạch tác chiến của Đức là đầu tiên sẽ đánh 1 đòn chí mạng vào
Pháp, đánh bại Pháp chớp nhoáng trong vòng nửa tháng rồi sẽ điều chủ lực sang

mặt trận Nga.
Ngày 4 - 8, một ngày sau khi Đức tuyên chiến với Pháp, Anh đã tuyên chiến
với Đức. Còn Nga đã hoàn thành việc tổng động viên quân một cách nhanh chóng.
Khi chủ lực quân Đức chiểm được nước Bỉ trung lập và đang trên đường từ pháa
Bắc xâm nhập vào Pháp và tiến về Pari thì quân Nga đã tấn công ngay quân Đức ở
5


phía Đông để ủng hộ đồng minh của mình là Pháp. Phía Đông lại là đồn luỹ của
bọn quý tộc Đức do đó Đức bị động phải rút ngay mấy sư đoàn ở mặt trận phía Tây
sang phía Đông.
Mùa Thu năm 1914, có hai trận chiến đấu xảy ra gần cùng một lúc. Đó là
trận chiến đấu giữa quân chủ lực Đức và quân đội Anh - Pháp trên sông Moócnơ
gần Pari và trận chiến giữa quân Nga và quân Đức do tướng Hinđenbua chỉ huy ở
bờ hồ Maduyxi thuộc Đông Phổ.

Chiến tranh thế giới thứ nhất
Nhưng chiến tranh ngay từ đầu đã có lợi cho Nga. Quân đội Áo - Hung bị
đánh tan, quân Nga chiếm được một phần Tây Ucraina và vựng Bucôvina. Tháng
10 - 1914, Phổ tham gia chiến đấu bên phe Đức nhưng chỉ hai tháng sau quân Nga
đó liên tiếp chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ trên mặt trận Capcado.
Tình hình chung trong mấy tháng đầu của chiến tranh cho kế hoạch
Soliphen “kế hoạch chiến thắng chớp nhoáng” của Đức bị phá sản, làm đảo lộn kế
hoạch của bộ trưởng tham mưu Đức vạch ra cho một cuộc chiến tranh ngắn hạn.
Chiến tranh trở thành lâu dài. Đức bị động buộc phải chiến đấu ở cả hai mặt trận
cùng một lúc. Các nước đồng minh của Đức tỏ ra yếu đuối. Nhưng các nước hiệp
ước cũng không thể gây được một chuyển biến có lợi cho mình. Cả hai đều ở thế
cầm cự.
Chiến tranh bắt đầu ở châu Âu, lan tràn ra khắp thế giới. Năm 1915, Nhật
bắt Trung Quốc phải tiếp thu hiệp ước “21 điều khoản” như nhường tụ giới, căn

cứ cho người Nhật, mời cố vấn Nhật,… Thực chất là ra điều kiện để nô dịch Trung
Quốc. Ở châu Phi và những thuộc địa khác cũng đều xảy ra chiến tranh. Tại châu
Phi, Anh và Pháp tiến hành cướp đoạt các thuộc địa của Đức. Chiến sự cũng diễn
ra trên mặt biển và đại dương. Chiến tranh dần dần lan rộng, ngày càng lôi cuốn
nhiều nước vào vòng chiến. Nó biến thành cuộc chiến tranh có quy mô thế giới.
Năm 1916, chiến sự xảy ra khốc liệt, cả hai bên tham chiến đều bị thiệt hại
nặng nề về người và của, thế cân bằng lực lượng được thiết lập. Cùng với thời
gian, trong lúc những kho dự trữ của phe Đức bị cạn kiệt nhanh chóng thì khả năng
6


quốc phòng của phe hiệp ước ngày càng mạnh. Cả hai mặt trận Đông, Tây về cơ
bản đều có lợi cho Anh, Pháp, Nga. Họ đó nắm quyền chủ động về chiến lược,
trong khi Đức - Áo - Hung ngày càng tỏ ra bất lợi.
Khi chiến tranh bùng nổ, các nước tham chiến đã huy động tối đa nguồn
nhân tài vật lực phục vụ nhu cầu của chiến trường. Đến năm 1916, phe hiệp ước đã
động viên 25 triệu người tòng quân, phe liên minh là 15 triệu người. Do phần lớn
các nhà máy, công xưởng đều chuyển sang sản xuất các mặt hàng quân sự nên
hàng tiêu dùng ngày càng trở nên khan hiếm, giá cả leo thang, lạm phát hoành
hành. Tại các vùng thôn quê, việc hầu hết thanh niên cường tráng đều phải ra nhập
quân đội đã đẩy nền nông nghiệp các nước rơi vào tình trạng đình đốn, lực lượng
lao động chủ yếu trên các cánh đồng là phụ nữ, trẻ em và người già. Hậu quả là số
lượng lương thực giảm sút nghiêm trọng (ở Đức năm 1913 sản lượng lúa mì là 4,4
triệu tấn thì đến năm 1916 giảm xuống còn 2,9 triệu tấn; ở Áo - Hung - Pháp sản
lượng lúa mì năm 1916 bằng 2/3 năm 1913).
Bước sang năm 1917, cục diện chiến tranh có lợi cho phe hiệp ước nhưng
phe Đức đã lợi dụng sở trường của mình là khí giới tối tân, tổ chức kĩ lưỡng để tấn
công Pháp chớp nhoáng cho Pháp quỵ rồi quay lại tấn công Nga.
Cho đến năm 1918, tình hình Pháp cực kỳ nguy ngập. Từ tháng 3 đến tháng
7, Đức mở đến 4 cuộc tấn công quy mô lớn vào liên quân Anh, Pháp gây cho phe

hiệp ước nhiều thất bại thảm hại, làm cho thắng lợi hoàn toàn của Đức có vẻ như
đã nằm trong tầm tay.
Mùa hè năm 1918, sau khi nhận được tiếp viện của Mĩ, quân Pháp quyết
định mở cuộc tổng phản công, kể từ cuối tháng 9 - 1918, quân Đức liên tiếp dần rút
bỏ những vùng đất đã chiếm đóng được của Pháp và Bỉ. Ngày 11-11-1918, tại khu
rừng Vônjen ở phía Đông thủ đô Pari nước Pháp, đại diện chính phủ Đức ký kết
hiệp định đình chiến với Pháp. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc. Nền kinh tế hàng hóa phát triển
mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn
tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến
các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật
liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Đến năm
1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mĩ, Nhật chiếm một khu vực thuộc
địa rộng 65 triệu km2 với số dân 523,4 triệu người (so với diện tích các nước đó là
16,5 triệu km2 và dân số 437,2 triệu người). Riêng diện tích các thuộc địa của Pháp
là 10,6 triệu km2 với số dân 55,5 triệu người (so với diện tích nước Pháp là 0,5
triệu km2 và dân số 39,6 triệu người). ( “Lênin: toàn tập, NXB: Tiến bộ, Matxcova,
1980, t 27, tr.478”).
Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi
nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn, làm cho quan hệ
xã hội của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi
cuốn vào con đường tư bản thực dân. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa
đế quốc ngày càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với thực dân càng
gay gắt, sự phản ứng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa càng quyết liệt. Và
chính bản thân chủ nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo điều
7


kiện cho các dân tộc bị chinh phục những phương tiện và phương pháp để tự giải

phúng. Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải
phóng khỏi ách thực dân, lập lại các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tỏc
động sâu sắc của chính sách xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Trong thời gian này, phong trào đấu tranh công nhân diễn ra sôi nổi, đặc
biệt là cuộc đấu tranh của Lênin cho sự ra đời một tổ chức quốc tế mới. Trong
suốt thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đảng Bônsêvích do Lênin lãnh đạo
không bị giao động vẫn trung thành với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác
cách mạng và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đảng Bônsêvích đã dương cao ngọn cờ
đấu tranh kiên quyết chống chiến tranh đế quốc và chống chủ nghĩa xã hội
Sôvanh. Các đảng tư sản và giai cấp tư sản buộc tội cho những người Bônsêvích
chống khẩu hiệu “bảo vệ Tổ quốc” của giai cấp tư sản trong chiến tranh đế quốc
chủ nghĩa là phản bội, là không có tinh thần yêu nước. Nhưng những người
Bônsêvích không chống lại Tổ quốc nói chung mà chỉ chống lại Tổ quốc của địa
chủ và tư sản.
Thất bại ở ngoài mặt trận, kinh tế bị phá sản ở hậu phương, hàng triệu người
bị chết, sức sản xuất bị tàn phá ghê gớm. Những điều đó đó chứng minh chế độ
Nga hoàng và giai cấp thống trị đã đưa nước Nga đến bờ thảm hoạ. Thủ tiêu chế độ
chuyên chế rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc đã trở thành một sự cần thiết khách
quan.
Đầu năm 1917, các cuộc bãi công kinh tế đã chuyển thành bãi công chính
trị, khởi nghĩa vũ trang nổ lên ở khắp nơi. Đảng Bônsêvích ra hiệu triệu đẩy mạnh
đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ Nga hoàng, thành lập chính phủ lâm thời. Do ảnh
hưởng của những sự kiện cách mạng và hoạt động dũng cảm của những người
Bônsêvích và công nhân, binh lính của chính phủ bắt đầu dao động. Sáng ngày 27 2, binh lính không chịu bắn vào công nhân biểu tình và nhảy sang hàng ngũ cách
mạng. Thủ đô hoàn toàn vào tay nhân dân, cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng,
chế độ chuyên chế Nga hoàng chấm dứt. Cuộc cách mạng tháng Hai 1917 thắng
lợi. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga không dừng lại ở đó, mà chỉ
là bắt đầu để tiến sang bước thứ hai là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng
Mười. Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công. Đối với Nga đó là một
cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì

đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng “nước
Nga là nhà tù của các dân tộc”. Cuộc cách mạng vô sản ở Nga thành công, các
dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc
tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên
hợp, dẫn đến sự ra đời của liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (1922).
Cách mạng tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị
áp bức, đã “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải
phóng dân tộc”. (Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t
8, tr.562). Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa
phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông
có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ
nghĩa đế quốc.

8


Với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế
cộng sản (3 - 1919), nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập.
2.2. Hoàn cảnh trong nước.
2.2.1.Tình hình kinh tế Việt Nam
Ngày 1/8/1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Đó là cuộc chiến tranh Đế
quốc nhằm chia lại thị trường. Ngay từ khi chiến tranh bùng nổ, Đông Dương đã
trở thành đối tượng để vơ vét sức người, sức của của thực dân Pháp. Toàn quyền
Đông Dương lập tức tuyên bố “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung
cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực đồng thời vẫn phải
duy trỡ trõt tự, an ninh thuộc địa”-(Báo OPINION(Dư luận), số tháng 4, năm
1914). Chúng đã huy động tới 92903 người vào lính, kể cả lính chiến lẫn lính thợ.
Chúng tô điểm lại bộ mặt bù nhìn của Nam triều và giúp chúng hô hào nhân dân
Việt Nam “giúp mẫu quốc đánh đổ Đức tặc”, cho ban trí thức tay sai cổ động
“Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc”. Ngoài “thuế máu” và các thứ thuế

khác, nhân dân Việt Nam còn phải mua quốc trái và đóng tiền quyên góp các loại
với một số lượng khổng lồ mỗi năm tới 450 triệu Frăng. Ngoài ra còn hàng vạn
tấn quặng kim loại để phục vụ cuộc chiến ở Châu Âu như: kẽm, thiếc và 336.000
tấn nông lâm sản các loại nhất là gạo, đỗ, ngô…được đưa sang Pháp.
Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ cho
những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc. những
mỏ đang khai thác nay được bỏ thêm vốn, các
công ty xuất hiện như công ty than Tuyên
Quang xuất hiện (1915), Đông Triều(1917).
Ngoài ra công nghiệp chế biến gỗ, hóa chất cần
cho việc chế tạo súng đạn tăng cường.
Nông nghiệp từ chỗ chuyên canh cây lúa
thì giờ đây đã chuyển một phần sang
trồng những cây công nghiệp phục vụ chiến
tranh như thầu dầu, đậu, lạc. Trong đó, cao su
đặc biệt được chú ý khai thác (đây là một bước
tiến đối với ta và có thể khẳng định rằng người
Pháp đã có công lớn trong việc đưa cây cao su
sang Việt Nam). Năm 1914, sản lượng là 200
tấn đến năm 1917 là 931 tấn. Chính sách bắt
dân phá lúa trồng thầu dầu, trồng bông, bắt
mua công trái, nạn quyên góp cho “mẫu
quốc”…đã khiến cho nông nghiệp Việt Nam điêu đứng, tiêu điều, khốn đốn. Đời
sống của người nông dân vô cùng bi đát.
Hơn nữa, những ảnh hưởng sâu sắc của chiến tranh đã tác động đến nền
kinh tế Việt Nam, điển hình nhất là ngành thương nghiệp. Do chiến tranh nên hàng
húa Việt Nam xuất sang Châu Âu, chủ yếu là Pháp giảm đi, hàng xuất sang thì giữ
vững, hàng nhập từ Pháp vào Đông Dương thì giảm sút. Nhưng hàng nội địa trong
9



nước tăng lên có đà phát triển khiến cho tư sản Việt Nam có điều kiện đi lên (điều
này nằm ngoài ý muốn của thực dân Pháp).
2.2.2 Tình hình xã hội Việt Nam
Sự biến đổi về kinh tế đã ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội nước ta:
Lực lượng lao động ở nông thôn bị giảm sút. Nông dân bị bần cùng vì sưu
cao thuế nặng, vì thiên tai lũ lụt, hạn hán xảy ra liên tiếp. Thưc dân Pháp đã tiến
hành bắt lính để cung cấp cho chiến tranh gần 10 vạn thanh niên bị bắt.
Giai cấp công nhân gia tăng về số lượng (riêng ngành mỏ từ 12000 năm
1913, tăng lên 17000 năm 1916). Công nhân cao su tăng lên gấp 5 lần. Công nhân
làm việc trong các xí nghiệp tư bản Việt Nam cũng tăng lên. Tiêu biểu là công ty
Bạch Thái Bưởi có lúc sử dụng 1000 công nhân. Ngoài ra còn có những công
nhân trong tổng số 5 vạn lính thợ bị động viên sang pháp trở về trong đó có
khoảng 4000 thợ máy.
Tầng lớp tư sản thành thị càng đông đúc, với việc xuất hiện ngày càng
nhiều trung tâm hành chính, công thương nghiệp và dịch vụ. Bao gồm tiểu chủ,
tiểu thương, công chức tri thức, học sinh, sinh viên.
Tranh thủ thời gian Pháp nới lỏng độc quyền, tư sản Việt Nam cố gắng
vươn lên. Một số tư sản đã từ chức như Nguyễn Hữu Thu, Phạm Văn Thi…đẩy
mạnh hoạt động. Một số tiểu chủ, tiểu thương vươn lên hàng tư sản như Lê Quang
Long ở La Khê, Bùi Tường ở Hà Đông... Họ hoạt động trong công thương nghiệp,
giữ được vai trò đáng kể trong kinh doanh. Giành được vai trò cơ bản về kinh tế
tư sản việt Nam cố ngoi lên về chính trị. Họ có cơ quan ngôn luận riêng như các
báo: Diễn đàn bản xứ, Đại Việt tạp chí…chúng ta nhận thấy tư sản Việt Nam
mạnh về kinh tế tuy nhiên so với những năm đầu thế kỷ XX thì lại yếu về ý thức
dân tộc. Do nắm được những nhược điểm của giai cấp tư sản Viêt Nam, thực dân
Pháp đã kết hợp nhiều thủ đoạn, vừa de dọa vừa dụ dỗ mua chuộc tầng lớp
thượng lưu trí thức bản địa. Bằng việc đề ra một số cải cách lừa bịp, đề cao thế
của bọn Nam triều. Trước những biến động của xã hội và những phản ứng của
giai cấp bị áp bức bóc lột, thực dân pháp đã tích cực đề phòng. Ở Bắc Kỳ chúng

ban hành bộ Hoàng Việt Tân luật, chế biến lại bộ luật Gia Long cho hợp với tình
hình mới, trong đó có nhiều điều khoản nhằm đàn áp thẳng tay phong trào yêu
nước của nhân dân ta.
Chúng thực hành cải lương hương chính, phát triển văn hóa mị dân, và lập
ra trường nữ học, xóa bỏ chế độ khoa cử phong kiến nho giáo( năm 1916 chúng bỏ
thi Hương ở Nam Định).
Văn hóa: chúng cho tay chân tung ra những thơ ca, hò nhằm cổ động cho
việc đi làm “Bia đỡ đạn” cho chúng. Năm 1919 chúng lập ra hội Khai trí tiếng
Đức do chánh mật thám Luy- Macti cầm đầu nhằm khống chế về tinh thần, trấn
áp bằng vũ lực các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Việt Nam Quang Phục Hội đã hoạt động trở lại sau một thời gian lắng
xuống. Tháng 9/1914, Đỗ Cơ Quang tập hợp 50 hội viên ở Vân Nam Trung Quốc
lập ra sở chế bom ở Hà Nội, tiến hành vận động binh lính chuẩn bị bạo động.
Nguyễn Hắc Sơn làm Phản đế, kế hoạch bị bại lộ, Đỗ Cơ Quang cùng 58 người
khác bị bắt. Cuối năm 1914 đầu năm 1915, một số người yêu nước ở Phú Thọ đã
10


tổ chức cuộc tấn công vào trại lính khố xanh nhưng thất bại; 238 người bị bắt, 47
người bị kết án, 28 người nhận án tử hình. Tháng 9/1915 ở Lao Bảo nơi giam giữ
các loại “tù quốc sự” xảy ra vụ bạo động giết lính phá ngục. Ở đây có gần 200 tù
nhân, trong đó có những hội viên tích cực Việt Nam Quang Phục Hội như Hồ Bá
Kiệt. Sau các cuộc bạo động trên, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các thành viên
của Việt Nam Quang phục Hội.
Sự thất bại đó đó chứng tỏ đường lối cách mạng chưa phù hợp với yêu cầu
của phong trào cách mạng. Tuy nhiên, do chính sách áp bức bóc lột của thực dân
Pháp, đặc biệt là “thuế máu” đã gây nên những phẫn nộ của nhân dân. Khí thế
đấu tranh của quần chúng nhất là tinh thần phản chiến của binh lính Việt Nam
trong quân đội Pháp ngày càng cao. Cũng trong hoàn cảnh ấy với sự xuất hiện của
một tổ chức cách mạng mới có uy tớn và trình độ lãnh đạo cao hơn, danh nghĩa

Việt Nam Quang phục Hội hòa cùng với uy tớn của Phan Bội Châu đã là nguồn cổ
vũ cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Mở màn đó là cuộc nổi dậy của binh
lính Thái Nguyên (1917).
2.2.3 Chuyển biến của xã hội Việt Nam
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã tác động mạnh mẽ
đến cơ cấu kinh tế, xã hội nước ta. Điển hình hơn cả là sự phân hóa xã hội ngày
càng sâu sắc và sự chuyển biến mạnh mẽ ở nông thôn lẫn thành thị nước ta. Đúng
như lời nhắn của Lê Duẩn trong tác phẩm ( giai cấp vô sản với vấn đề nông dân
trong cách mạng Việt Nam, NXB sự thật, Hà Nội, 1965, trang 30) có nhận xét: “
Khi đế quốc Pháp đã đặt một hình thức chế độ tư bản trên đất Việt Nam thì tất cả
các giai cấp trong nước đều phải nằm trong quá trình phát trỉển trong chủ nghĩa
tư bản thực dân, phải biến chuyển theo quá trình ấy”.
Sang đầu thế kỉ XX nông thôn Việt Nam đã chuyển sang thời kỳ mà theo
bọn cầm quyền thực dân Pháp gọi là thời kỳ “ ổn định và phát triển”. Tuy nhiên,
đây cũng là lúc mà nông dân Việt Nam đau khổ nhất, tàn tệ nhất. Nông dân Việt
Nam vốn đã thống khổ bởi nạn thuế khóa, địa tô, phu phen lao dịch, lũ lụt, hạn hán
liên tiếp xảy ra thì phải chịu cảnh cướp ruộng đất của thực dân pháp và bọn tay sai
gây nên vào cuối thế kỉ XIX. Chúng cướp ruộng đất để lập đồn điền, lập các nhà
máy. Bình quân ruộng đất vốn đã thấp nay còn thấp hơn nữa. Ở Bắc Kỡ có tới
80% hộ không có ruộng đất.
Bọn đế quốc và phong kiến liên kết chặt chẽ với nhau để bóc lột nhân dân
đưa đến sự bần cùng và phá sản ngày càng trầm trọng của nông dân Việt Nam.
Mất đất, người nông dân phải tìm đường ra các thành phố, đến các công trường,
hầm mỏ và các đồn điền. Tuy nhiên cũng chỉ có một số người kiếm được việc làm.
Số còn lại phải quay trở về và làm việc cho thực dân, địa chủ ngay trên mảnh đất
mà trước đây họ canh tác. Thật vậy, người nông dân Việt Nam vô cùng căm ghét
chế độ thực dân Pháp. Đúng như T.Morel trong tác phẩm ( việc di nhượng đất đai
ở Bắc Kỳ , Pari 1912, P204) đã nhận xét “ càng ngày người bản xứ càng quay lại
chống lại nhà nước thực dân mà họ cho là kẻ đi cướp đoạt đất đai”. Hay theo lời
trong bức thư của thống sứ Bắc Kỳ gửi giám đốc sở công chính Bắc Kỳ có ghi

“không biết bao nhiêu là hận thự và căm ghét nền thống trị của chúng ta được
chứa chất lại, khi chúng ta dùng việc mộ phu cưỡng bức”.
11


“Trời đất hỡi! dân ta khốn khổ
Đủ các đường thuế nọ, thuế kia
Lưới vây chài quét trăm bề
Róc xương róc thịt cũn gỡ nữa đâu”.
(theo Nguyễn Phan Long: Thiết Tiền Ca, 1909; theo Trần Huy Liệu : tài liệu tham
khảo lịch sử cách mạng Việt Nam cận đại, tập 3, NXB văn sử)
Đầu thế kỉ XX, nông thôn Việt Nam đó có những bước chuyển biến mới,
những mâu thuẫn căn bản trong nông thôn nước ta lúc bấy giờ là nông dân và địa
chủ. Nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn thực dân pháp. Đời
sống nông dân vô cùng bần cùng, khổ cực và chắc chắn họ đứng lên đấu tranh để
giành độc lập dân tộc. Nông dân chiếm phần lớn dân số của nước ta và họ chính là
lực lượng cách mạng to lớn.
Công thương nghiệp thuộc địa phát triển về khách quan đã dẫn đến sự nảy
sinh lớp người làm thuê ăn lương trong số đó đã có một số người trở thành người
vô sản công nghiệp hiện đại. Khác với sự ra đời của công nhân các nước tư bản
chủ nghĩa phương Tây mà phần đông là xuất thân từ nông dân còn gắn bó nhiều
với ruộng đất với cộng đồng làng xã. Họ trở thành công nhân bằng nhiều con
đường khác nhau. Một số bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất phải tự tìm đến hầm
mỏ, xí nghiệp để xin việc hoặc phải thông qua bọn cai thầu mộ phu mới tìm được
việc làm. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất thì ở Việt Nam co khoảng 5 vạn
công nhân chuyên nghiệp làm việc trong các cơ sở kinh tế của người Pháp và
người Việt; 4 nhà máy rượu lớn của Pháp ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Chợ
Lớn có 1200 công nhân; nhà máy Ba Son, Sài Gòn có trên 1000 công nhân. Các
nhà máy gạo ở Sài Gòn, Chợ Lớn có 3000 công nhân. Các đồn điền trồng cà phê,
chè, cao su, tuy mới ở thời kỳ thử nghiệm, cũng đã có một số lượng công nhân

đáng kể. Năm 1906, số công nhân thường xuyên làm việc trong 200 xí nghiệp của
tư bản Pháp ở Đông Dương là 55000 người. Họ là cốt lõi đầu tiên của giai cấp
công nhân Việt Nam. Công nhân Việt Nam ra đời là sản phẩm của chính sách
khai thác thuộc địa của tư bản thực dân Pháp. Công nhân bị bóc lột về mặt xã hội
và bị áp bức về mặt dân tộc. Họ sớm có tinh thần đoàn kết đấu tranh chống áp
bức, bóc lột, trước bọn thực dân vừa là kẻ cướp nước vừa là kẻ tước đoạt tư liệu
sản xuất và áp bức bóc lột, công nhân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh bằng nhiều
hình thức, từ hình thức bỏ trốn tập thể, công khai bỏ việc, đấu tranh bạo lực phối
hợp với các phong trào yêu nước. Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt nam
trước giai cấp tư sản dân tộc là một đặc điểm lịch sử quy định những nét đặc thù
của sự phát triển sau này của cách mạng Việt Nam. Với số lượng phát triển khá
cao, với chất lượng biểu hiện rõ ở tính tập chung, hiện đại và tinh thần đoàn kết
chống kẻ thù chung công nhân Việt Nam đã đủ tư cách để hình thành một giai
cấp. Tuy nhiên, vì chưa có lí luận tiên tiến soi đường, họ chưa quan niệm được
mình là một giai cấp riêng, có quyền lợi và nguyện vọng riêng, chưa nhận thức rõ
vai trò và vị trí của mình trong lịch sử xã hội.
Tầng lớp tư sản dân tộc họ vốn xuất thân từ tầng lớp địa chủ giàu có chuyển
sang kinh doanh công thương nghiệp với ý thức chống lại độc quyền công thương
của thực dân Pháp. Như trường hợp của Trương Văn Bền đại địa chủ có 17000 ha,
12


là chủ của một xí nghiệp xà phòng sử dụng 700 công nhân…Ngoài ra, còn có một
số quan lại cơ quan, về kinh doanh công thương nghiệp với ý thức phát triển kinh
tế dân tộc. Như công ty Quảng Hợp Ích do Nghiêm Xuân Quảng, nguyên án sát
Lạng Sơn, chủ trì, buôn vải lụa và mở xưởng dệt ở Hà Nội. Công ty Nam Phong ở
Thái Bình do một số quan chức về hưu chủ trì chuyên dệt chiếu bán trực tiếp cho
lái buôn nước ngoài. Một số đã có ý thức hùn vốn lại thành lập những công ty lớn
để có thể cạnh tranh với Pháp và Hoa kiều. Như vốn của công ty nước mắm Liên
Thành ở Phan Thiết năm 1907 là 93000 đồng. Công ty Quảng Hưng Long ở Hà

Nội buôn hàng sắt nội hóa, năm 1903 có số vốn là 3000 đồng. Quảng Nam hiệp
thương công ty từ chỗ mới giao thương giữa Nam Ngói với Sài Gòn, Hà Nội đã
phát triển giao thông đến tận Hương Cảng. Tư sản dân tộc họ có ý thức dân tộc.
Điều đó được thể hiện ở chỗ hợp tác với Pháp nhưng do bị chèn ép mà tách ra kinh
doanh riêng biệt, lại có những người từ hoạt động yêu nước mà chuyển sang kinh
doanh thương nghiệp để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị. Tư sản dân tộc đã biết kết
hợp lại để phát triển kinh tế, trở thành một lực lượng xã hội mới - tầng lớp tư sản
Việt Nam. Do bị thực dân Pháp chèn ép nặng nề, tầng lớp này phát triển chậm về
mọi mặt, chưa đủ điều kiện để hình thành giai cấp. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa dân tộc nói chung mà họ đại diện, cũng dần trở
thành một nhân tố thuận lợi không thể thiếu trong việc tiếp thu các trào lưu dân
chủ tư sản từ ngoài truyền vào, cũng như cho các cuộc vận động chính trị, văn
hóa có tính chất dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Bên cạnh đó có tầng lớp tiểu tư sản cũng phát triển. Tầng lớp này gồm: tiểu
thương, tiểu chủ, học sinh, trí thức, viên chức. Đông nhất là những người hoạt
động tiểu thủ công nghiệp và tiểu thương. Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam có
ngành bị thực dân chèn ép, kìm hãm như dệt vải, nấu rượu, làm muối…không phát
triển được. Đứng trung gian giữa những người sản xuất và tiêu thụ là một lớp tiểu
thương khá đông đảo. Lớp công chức, trí thức và các người làm các dịch vụ ngày
càng tăng lên cùng với nhịp độ phát triển của cuộc khai thác thuộc địa. Số lượng
học sinh, giáo viên tăng lên: năm 1913 số học sinh tiểu học trường công ở Bắc Kỳ
là 34292 người, ở Trung Kỳ là 15051, ở Nam Kỳ là 48131, tổng cộng là 97474
người. Số giáo viên Việt là 502 người (Theo H.Brenier). Tuy số lượng tăng lên thế
nhưng đời sống của trí thức luôn bị chèn ép về chuyên môn, áp bức về chính trị,
bấp bênh về kinh tế. Do đó, họ luôn có tinh thần cao đấu tranh chống thực dân
Pháp để rửa cái nhục mất nước.
Bên cạnh đó còn có các sĩ phu nho học cũng có nhiều chuyển biến về chính
trị. Họ không chỉ đọc Kinh sách mà họ còn tiếp thu những cuốn sách của Trung
Quốc và Châu Âu hô hào lập trường học.
Tóm lại với tình hình về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam

trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và trước cuộc khởi nghĩa Thái
Nguyên(1917). Cho ta thấy rõ mối mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam mà
nổi bật hơn cả là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Điều tất yếu là
phải giải quyết hai nhiệm vụ: nhiệm vụ đấu tranh chống Đế quốc và nhiệm vụ đấu
tranh chống phong kiến.
2.2.4.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX
13


Bước sang thế kỷ XX lịch sử thế giới bước sang một giai đoạn mới đó là sự
thức tỉnh của Châu Á và bước đầu của cuộc chiến tranh giành chính quyền của giai
cấp vô sản tiên tiến ở châu Âu. Tất cả được Lênin đã chỉ rõ: “ở Đông Âu và Châu
Á, thời kỳ cuộc cách mạng dân chủ tư sản mới chỉ bắt đầu vào 1905. Những cuộc
cách mạng ở Nga, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, những cuộc chiến tranh ở
vùng Ban Căng, đó là cái chuỗi những biến cố thế giới trong thời đại chúng ta, ở
Phương Đông chúng ta” (Theo V.I Lenin: Toàn tập, tập 25, NXB Tiến Bộ,
Matxcova, 1980, trang 314-315). Trong cao trào cách mạng này, hàng triệu nhân
dân bị áp bức, chìm đắm trong trạng thái đình đốn thời trung cổ, đã thức dậy đòi
hỏi một cuộc đấu tranh để giành lại quyền dân chủ. Thật vậy, cách mạng Việt
Nam bước sang đầu thế kỷ XX đã gia nhập cao trào “Phương Đông thức tỉnh”,
với một xã hội đổi mới và một cao trào cách mạng nội dung mới. Đó là sự kết hợp
đấu tranh yêu nước với đấu tranh giành quyền dân chủ.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX những thông tin về tình hình chính trị thế
giới mà trước hết là các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc đó xâm nhập
vào Việt Nam. Tất cả đã làm nảy sinh các phong trào yêu nước và cách mạng có
màu sắc như phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân. Những phong
trào đó biểu lộ lòng yêu nước, chí căm thù, sức mạnh quật khởi, khả năng cách
mạng to lớn và nguyện vọng sâu sắc của nông dân chống thực dân và phong kiến.
Tuy nhiên, các phong trào này đều bị thực dân Pháp đàn áp, nên bị thất bại. Nhìn
chung, chưa đem lại thắng lợi, nhưng các phong trào đã góp phần xứng đáng của

mình vào cao trào thức tỉnh của cả phương Đông. Đó là điều mà Lênin đã nhiều
lần nhắc đến và cổ vũ. Các phong trao cách mạng nước ta đầu thế kỷ XX thất bại
vì bị khủng hoảng về đường lối lãnh đạo. Một yêu cầu đặt ra cho phong trào yêu
nước đó là cần phải có một đường lối lãnh đạo tiên tiến phù hợp với tình hì nh
nước ta, đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng.
2.2.5. Phong trào đấu tranh vũ trang
Qua sự thất bại của phong trào yêu nước. Đến đầu thế kỷ XX, thực dân
Pháp tăng cường khai thác thuộc địa, khơi sâu ngọn lửa căm thù của quần chúng
cách mạng đấu tranh vũ trang càng được đẩy mạnh và trở thành nét nổi bật của
cách mạnh Việt Nam trong cao trào phương Đông thức tỉnh. Ở Việt Nam hai cuộc
vận động luôn tồn tại song song đó là vận đông cải cách rồi tiến lên bạo động vũ
trang, cũng như đấu tranh vũ trang là một hình thức mạnh mẽ đa dạng của phong
trào. Điển hình là hoạt động vũ trang của nghĩa quân Yên Thế. Cuộc khởi nghĩa
Yên Thế được quần chúng nhân dân các dân tộc miền núi hưởng ứng mạnh mẽ, nó
đã trở thành một cao trào cách mạng. Trước tình hình đó thực dân Pháp đàn ap
mạnh mẽ vì thế phong trào cũng bị thất bại.
Các phong trào yêu nước đi từ cải cách đến bạo động vũ trang mặc dù đều
bị thất bại nhưng đều đề cao tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Cuộc đấu tranh diễn ra sôi nổi kiên cường, nhưng chưa có đường lối lãnh đạo đúng
đắn, chưa có sự liên kết giữa các phong trào và do chính sách đàn áp dã man của
thực dân Pháp đã làm cho cả phong trào trong nước dần lắng xuống, chờ thời cơ
chín muồi.

14


II.Diễn biến của cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên.
1. Bối cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa.
Sau hiệp ước Hacmăng (25-8-1883) và hiệp ước Patonot (6-6-1884) đã đánh
dấu sự sụp đầu hàng của nhà nước phong kiến Việt Nam với bọn thực dân Pháp

xâm lược. Trong triều đình lúc bấy giờ vẫn còn một số người có tinh thần chống
thực dân Pháp xâm lược, tiêu biểu như Tôn Thất Thuyết. Biết trước âm mưu của
thực dân Pháp, nên mặc dù việc chuẩn bị chưa thật đầy đủ, Tôn Thất Thuyết vẫn
nổ súng trước nhằm dành thế chủ động cho cuộc tấn công.
Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, hai đạo quân của triều đình cùng lúc
nổ súng vào các căn cứ Pháp tại Huế. Đạo thứ nhất do Tôn Thất Lệ (em ruột
Thuyết) chỉ huy tấn công vượt qua sông Hương đánh tòa khâm sứ Pháp; đạo thứ
hai do Trần Xuân Soạn chỉ huy đánh đồn Mang Cá, góc Đông- Bắc kinh thành
Huế.
Bị đánh bất ngờ, lúc đầu quân địch hoảng loạn, nhưng sau đó chúng đã chấn
chỉnh lực lương, đến gần sáng mở cuộc phản công chiếm kinh thành Huế.
Quân Pháp đã trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man nhiều
người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng
có người bị giết. Do đó từ đấy về sau, hằng năm nhân dân Huế đã lấy ngày 23-5
Âm lịch làm ngày giỗ chung.
Sáng hôm mồng 5-7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy
tùng dời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13-71885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần
thứ nhất. Ngày 20-9-1885, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần thứ hai.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân ta ở khắp nơi, dưới sự lãnh đạo của
các sĩ phu văn thân yêu nước, đã sôi nổi đứng lên chống Pháp, tiêu biểu là cuộc
khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892), khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887), khởi nghĩa
Hùng Lĩnh (1887-1892), khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)...Các cuộc khởi
nghĩa diễn ra sôi nổi nhưng bị đàn áp dã man nên thất bại. Tuy nhiên, các cuộc
khởi nghĩa này đã thể hiện tinh thần giết giặc cứu nước rầm rộ của nhân dân ta
lúc bấy giờ.
Cũng chính trong thời gian đó nổ ra phong trào đấu tranh của nông dân Yên
Thế (1884-1913). Dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám (hay còn gọi là Đề
Thám), phong trào đã diễn ra trong một thời gian khá dài và cũng gây nhiều khó
khăn cho địch. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về lực lượng nên cuối cùng phong trào
đã bị đàn áp và thất bại.

Đặc biệt, ngày 27-6-1908 đã diễn ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội
làm cho hàng ngũ quân pháp bị rối loạn và tinh thần của chúng trở nên hoang
mang, lo sợ. Tuy nhiên do kế hoạch bị bại lộ cùng với lực lượng nhỏ bé, hoạt động
cô lập, lại tổ chức thiếu chặt chẽ, hơn nữa trước mắt kẻ địch lại đang mạnh, nên
cuộc bạo động không thể thành công được. Nhưng vụ đầu độc này là một sự kiện
rất đáng chú ý trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. Đó là cuộc nổi
dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Cuộc nổi dậy chứng tỏ
binh lính người Việt trong quân đội Pháp cũng là một lực lượng lợi hại trong cuộc
15


đấu tranh chống đế quốc. Cuộc bạo động của binh lính ngay trong lòng địch đã
báo trước phong trào đấu tranh cứu nước sẽ lan rộng, huy động được nhiều giới,
nhiều tầng lớp tham gia. Nhiều cơ sở của phong trào cách mạng từ đõy có chỗ dựa
vững vàng thêm.
Hơn nữa do biết được Thái Nguyên là một tỉnh có vị trí quan trọng cả về
chính trị lẫn quân sự đối với miền rừng núi, trung du Bắc Kỳ. Đây là nơi đã từng
nổ ra các cuộc đấu tranh chống Pháp kể từ khi thực dân Pháp chiếm đóng. Do tầm
quan trọng đó cũng như trước sức đấu tranh của nhân dân nơi đây nên thực dân
Pháp đã bố trí ở Thái Nguyên một lực lượng quân sự khá mạnh.
Lực lượng quân sự này, cho đến năm 1917, gồm có một trại lính tây gần 50
tên. Chúng còn xây dựng hệ thống nhà tù, trại giam ở thị xã Thái Nguyên, ở Bá
Vân, Chợ Chu...để giam giữ tù nhân mà phần lớn là các chiến sĩ trong phong trào
Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, khởi nghĩa Yên Bái sau này...ở một chừng mực
đáng kể, quả thực, những tấm gương chiến đấu dũng cảm và hi sinh oanh liệt của
nghĩa quân Yên Thế đã có sức cảm hóa mạnh mẽ tinh thần dân tộc trong hàng
nghìn binh lính người Việt đóng quân tại đây.
Thêm vào đó, chính sách cai trị và những thủ đoạn rất tàn bạo mà thực dân
Pháp thực hiện đối với nhân dân các dân tộc, đối với tù nhân, kể cả với binh lính
người Việt dưới quyền, đã khiến lòng căm thù ngày càng dâng cao trong nhân

dân, tù nhân và một bộ phận lớn binh lính Việt; sự liên hệ, nối kết giữa tù chính trị
với
binh lính yêu nước canh giữ nhà tù, trại giam dần dần được thiết lập và cùng với
quá trình đó một kế hoạch bạo động được bí mật hình thành.
Bởi thế, trước dư âm của phong trào Cần Vương và các phong trào đấu
tranh của nông dân lúc bấy giờ và cảnh sống cơ cực, bị đọa đày của người dân
mất nước đã gieo vào lòng người thanh niên nông dân Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn).
Ông đã quyết định vào lính khố xanh và trở thành đội trưởng lính khố xanh. Sau
này ông đã trở thành người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị
ở Thái Nguyên (1917).

Cổng trại lớnh khố xanh

16


Trịnh Văn Cấn ( hay còn gọi là Đội Cấn). Ông tên thật là Trịnh Văn Đạt
(1881-1918), là một thủ lĩnh trong cuộc binh biến khởi nghĩa chống thực dân Pháp
tại Thái Nguyên năm 1917.

Trịnh Văn Cấn (1881-1918)
Ông là người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà nghèo, năm 1910, ông đăng lính khố xanh thay
cho anh trai với cái tên là Trịnh Văn Cấn, sau thăng dần lên chức đội lính khố
xanh nằm trong cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên, vì thế ông được gọi là Đội
Cấn.
Tuy đi lính cho Pháp, nhưng Đội Cấn lại là người chịu ảnh hưởng và khâm
phục tinh thần yêu nước chống Pháp của
Trịnh Văn Cấn (1881-1918)
nghĩa quân Đề Thám. Thời gian ông đóng tại Thái Nguyên, ông kết bạn với các

đồng ngũ người Việt tại đây như Đội Trường, Đội Giá, Đội Xuyên, Cai Mãnh,…
Thường bàn bạc cuộc khởi nghĩa, nổi dậy chống chính quyền của Pháp ở Thái
Nguyên.
Giữa năm 1917, Lương Ngọc Quyến, một thành viên của Việt Nam Quang
Phục Hội bị Pháp bắt giữ và đặc biệt giam tại nhà lao Thái Nguyên với mức án
“Trung thân cấm cố”. Tại đây Đội Cấn và các bạn đồng chí đã có những cuộc tiếp
xúc với Lương Ngọc Quyến và được cổ vũ thêm tinh thần cũng như hướng dẫn các
biện pháp binh biến cướp chính quyền.
Năm 1917, ông tập hợp lực lượng gồm tất cả 311 người, ông tuyên bố khởi
nghĩa, tiến hành duyệt đội ngũ, phân phát vũ khí và quân phục cho các tù nhân. Rồi
được tôn làm “Thái Nguyên Quang Phục Quân Đại Đô Đốc”.
Năm 1917, khi đóng quân ở Thái Nguyên, tiếp xúc với tù chính trị, trong đó có
Lương Ngọc Quyến- một thành viên chủ chốt của Việt Nam Quang phục hội. Đội
Cấn đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ Việt Nam Quang phục hội. Biết tới đường
nối đấu tranh của Việt Nam Quang phục hội thì đến cuộc nổi dậy ở Thái Nguyên
(1917-1918) dù ít dù nhiều đều chịu ảnh hưởng của đường nối dân chủ tư sản của
Việt Nam Quang phục hội. Do đó mặc dù được chuẩn bị không lâu nhưng kết quả
lại có phần nổi trội. Có thể nói được rằng, đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài
nhất và có tiếng vang nhất trong những năm 1914-1918.

17


Như vậy cùng với Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến là linh hồn của cuộc bạo
động.
Lương Ngọc Quyến, hiệu là Lập Nhang, sinh năm
1885, tại Hà Nội trong 1 gia đình khoa cử khá giả.
Tổ quán là làng Nhị Khê, phủ Thưòng Tín, tỉnh Hà
Đông nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Cha là cụ Cử
Ôn Như Lương Văn Can, anh cả là ông Lương

Trúc Đàm, những người sáng lập và điều hành
Đông Kinh Nghĩa Thục.
Tâm đắc với tư tưởng duy tân cách mạng của
Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, ông sớm nhận ra
thanh niên Việt Nam, phải mau mau học tập binh
cơ, võ bị, tân thời mới mong đánh đuổi được kẻ
thù, giành lại quyền tự do độc lập cho đất nước.
Lương Ngọc Quyến
Đến năm 1917, dưới sự lãnh đạo của Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến
cùng các đồng chí của mình như Đội Giá, Đội Xuyên, Đội Nam...đã bàn bạc và
quyết định tổ chức cuộc nổi dậy chiếm tỉnh Thái Nguyên làm căn cứ. Lực lượng
nổi dậy đóng ở các tỉnh lị Thái Nguyên và một số đồn nhỏ xung quanh mà Đội Cấn
và các đồng chí của mình đã vận động được.
Mặc dù kế hoạch khởi nghĩa và kế hoạch khởi sự được những người lãnh đạo
và nghĩa quân hết sức giữ bí mật nhưng rồi địch vẫn lờ mờ nhận biết được ý định
của nghĩa quân. Để chống lại sự nổi dậy của binh lính người Việt trong quân đội
Pháp, chúng luôn thuyên chuyển họ hòng làm đảo lộn hàng ngũ, phá vỡ các tổ
chức "nổi loạn" mà chúng đang ráo riết đề phòng. Vì thế khởi nghĩa đã bị hoãn đi
hoãn lại nhiều lần. Tới tháng 8-1917, được tin sắp có cuộc thuyên chuyển, kể cả
một số cai đội khố xanh, Đội Cấn quyết định khởi nghĩa vào đêm 30 rạng ngày 318-1917.
2. Diễn biến
Đêm 30-8-1917, hơn 300 binh sĩ do Đội Cấn chỉ huy đã phát động khởi
nghĩa tại Thái Nguyên. Ngoài ra chỉ huy còn có thêm Lương Ngọc Quyến, ủy viên
quân sự của Việt Nam Quang Phục Hội, bị thực dân pháp bắt đưa lên Thái Nguyên
giam giữ.
Trong thời gian nghĩa quân lần lượt chiếm tòa sứ, tòa án, kho vũ khí, kho bạc,
nhà dây thép…, chỉ trừ trại lính Tây là nơi cố thủ của bọn Pháp ở bên bờ sông Cầu.
Đội Cấn chỉ huy lực lượng 175 người lính giết giám binh người Pháp là Nôen
khét tiếng tàn ác, đoạt khí giới đạn dược, rồi phá ngục, giết cai ngục Loen, giải cứu
Lương Ngọc Quyến cùng 203 tù nhân.

Trong 6 ngày từ đêm 30-8 đến 5-9 quân của Đội Cấn trấn giữ thành Thái
Nguyên, kêu gọi nhân tham gia khởi nghĩa, lại thu nạp thêm các dân phu mỏ và
dân địa phương, nâng quân số lên khoảng hơn 600 người. Thành phần lực lượng
18


khởi nghĩa gồm khoảng 130 vệ binh, hơn 200 tù nhân, 300 dân phu và dân địa
phương.
Theo gợi ý của Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn chia lực lượng khởi ngĩa thành
hai tiểu đoàn, tiểu đoàn thứ nhất gồm các lính vệ binh cũ, tiểu đoàn thứ hai gồm tù
nhân và dân quân, chỉ huy là Ba Chi. Trang bị của đội quân này gồm 92 súng hỏa
mai và 75 súng trường mà quân nổi dậy thu được từ kho vũ khí của Pháp.
Nghĩa quân lấy lá cờ có năm ngôi sao lớn đề bốn chữ “Nam Binh Phục
Quốc” làm quân kỳ được treo cao ở cổng thành Thái Nguyên. Tuyên bố Thái
Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng. Tất cả 311 nghĩa quân, gồm 131 lính
khố xanh và 180 tù phạm tự nguyên chiến đấu dưới cờ nghĩa quân.

19


20


Đêm 30 rạng sáng 31, nhân dân Thái Nguyên lần đầu tiên được nghe bản
tuyên ngôn và lời kêu gọi “Chúng ta mau chóng lợi dụng cơ hội ngàn năm có một,
cơ hội thật hiếm có để rửa nhục, để trả thù”.
Tuyên ngôn Thái Nguyên độc lập do Lương Ngọc Quyến khởi thảo và được
ban lãnh đạo khởi nghĩa phê duyệt, mở đầu: Đại hùng Đế quốc năm thứ nhất, vừa
thiết tha, vừa hùng tráng đã được công bố trước nhân thị xã Thái Nguyên.
Tuyên ngôn nhấn mạnh:

“...Kẻ thù của chúng ta hiện đang bị đánh chiếm ở Âu châu. Chúng bắt dân ta
phải sang làm bức thành đỡ đạn, vơ vét tài sản xứ ta đẻ tiếp tế cho quân đội chúng.
Đồng bào ta bị bắt sang đó từ mấy năm nay, người sống thì phải nai lưng kiệt sức
làm lụng, người chết cũng chẳng được chôn cất tử tế, con côi vợ góa ngồi nhà kêu
van, ông già bà lão khóc lóc ngoài đường, tình cảnh nước nhà đau khổ không thể
tưởng tượng được. Những nối đau đớn của nhân ta kể sao cho xiết, kiếp sống của
nhân ta điêu đứng đến nông nỗi này thật không tài nào cam chịu được nửa. Nước ta
đã thành nhà nghèo nàn, kiệt quệ khác nào sợi chỉ mành sắp đứt, đồng bào ta như
kẻ ốm liệt giường đang hấp hối...
Vậy chúng tôi kêu gọi những người có tinh thần tự do, độc lập tập hợp thành một
đội ngũ Quang phục quân đẻ khôi phục lại giang sơn, mở đầu tỉnh lỵ Thái Nguyên
này. Vì vậy họ truyền hịch, đợi các nơi hưởng ứng nổi dậy cùng ngoại viên từ bên
Tàu và Nhật đến vì tin rằng Việt Nam Quang Phục Hội có lực lượng đợi sẵn để trợ
lực. Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa cũng tuyên bố độc lập, lấy quốc hiệu là “Đại Hùng”.
Họ trương cờ “Ngũ Tinh Liên Châu” (cờ vàng với năm ngôi sao tròn xếp hình
chữ X) của Việt Nam Quang Phục Hội trên cửa thành.
Kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, sáu cuộc khởi nghĩa của người
Mường Hòa Bình, do tổng Kiêm lãnh đạo chiếm được tỉnh lỵ Hòa Bình trong một
đêm, đến khởi nghĩa Thái Nguên mới là cuộc nổi dậy chiếm được tỉnh lỵ lâu dài
hơn cả. Nhưng tiếp tục phát huy thắng lợi như thế nào thì tất cả đều gặp khó khăn
như nhau.
Với khởi nghĩa Thái Nguyên, rạng sáng 31-8-1917, ban lãnh đạo khởi nghĩa
họp hội nghị quân sự bàn kế hoạch đối phó với địch. Tại hội nghị có những chủ
trương khác nhau được nêu ra bàn luận. Ba Quốc, Ba lâm(từng chiến đấu dưới
nghĩa quân Đề Thám), Nguyên Gia Cầu ( tức Tú Hồi Xuân bị bắt trong cuộc bạo
động ở Huế và Nam Trung Bộ năm 1916) nêu ra chủ trương, theo đó, nên nhân cơ
hội này mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Kạn
nhằm gây thanh thế, tăng cường lực lượng, hỗ trợ Thái Nguyên không bị địch tập
trung tiêu diệt.
Còn Trịnh Cấn và một số khác lại đã cho rằng, nên cố thủ Thái Nguyên làm

gốc , tranh thủ tập luyện quân sĩ, củng cố công sự chống giặc đồng thời liên hệ với
Lương Tam Kỳ ở chợ chu, Quách Cự ở Hòa Bình và Việt Nam Quang Phục Hội từ
Trung Quốc hỗ trợ chiến đấu.
Riêng Lương Ngọc Quyến đề nghị nên rút toàn bộ lực lượng về phía biên
giới Quàng Tây lập căn cứ, sắm sửa vũ khí, mộ binh lính, chiêu tập nhân tài ở hải
ngoại để phát triển phong trào. Cuối cùng, Đội Cấn quyết định hành động theo
chủ trương thứ hai do ông đề xướng và kêu gọi nhân dân tham gia.

21


Ngày 31-8, nhiều thanh niên ngoại thị, công nhân mỏ than Phấn Mễ và một
số công chức xin gia nhập nghĩa quân, đưa quân số lên tới 300 người tình nguyện
tham gia quân khởi nghĩa, trong đó có hơn 50 người là công nhân mỏ than Phấn
Mễ, mỏ thiếc Lang Hít. 625 nghĩa quân (kể cả 215 tù nhân được giải phóng tham
gia) với số vũ khí thu được ở trại lính khố xanh và số thu thêm 167 súng trường,
một súng lục, 16 thanh kiếm, 62.175 viên đạn và vũ khí tự mình trang bị quyết tâm
khởi nghĩa.
Về phía địch, ngay sau khi nhận được điện cấp báo, quyền thống sứ Bắc kỳ
LơGalăng (Le Gallan) lập tức ra lệnh báo động khẩn cấp cho các đồn bốt xung
quanh tỉnh lỵ Thái Nguyên. Đồng thời, chúng điện thoại cho công sứ Đác từ Đồ
sơn về cùng với tướng Misác (Michard), tư lệnh tối cao quân đội bắc kỳ lên Thái
Nguyên. Sau khi bàn bạc, chúng quyết định triển khai kế hoạch bao vây tiêu diệt
nghĩa quân;

22


Công sứ Đác chốt tại Thái Nguyên. Lực lượng địch tại đây gồm 40 lính khố
xanh mới được huy động từ Hà Nội và Bắc Giang lên. Chúng đóng tại nhà tên chủ

đồn điền Gia Sàng, cách hầm hào nghĩa quân khoảng 500 trên đoạn đường Hà Nội
đi Thái Nguyên.
Lực lượng tiếp viện gồm 15 xe cơ giới được huy động khẩn cấp từ Bắc Ninh
lên. Tiếp đó, địch chuyển phân đội súng máy tới Gia Sàng cùng một trung đội lính
Âu và phân đội sơn pháo 80 xuất phát từ Đáp Cầu.
6 giờ sáng ngày 2-9-1917, một trung đội bộ binh địch do đại úy Pâyru
(payroux) chỉ huy, có pháo binh yểm trợ tiến công vào quả đồi bên trái cửa ngõ
Thái Nguyên, trên đường Thái Nguyên - Hà Nội. Nghĩa quân do Cai Mánh chỉ huy
23


chiến đấu quyết liệt, đẩy lùi các cuộc tiến công của địch, buộc chúng phải rút lui
chờ viện binh. Rõ ràng, hỏa lực mạnh của địch đã không áp đảo được nghĩa quân
ngay trong trận giao chiến đầu tiên này.
Ngày 2 và 3-9, địch huy động quân tăng viện gồm 120 lính Pháp, súng cối 80
ly, 15 lính công binh, 150 lính khố đỏ tập kết ở Gia Sàng, dưới sự chỉ huy của quan
tư Bécgiê (berger).
Đến 23 giờ đêm 3 rạng ngày 4-9, nghĩa quân bất ngờ mở đợt tiến công vào
khu chỉ huy của địch ở Gia Sàng. Tại đây, trận chiến đấu diễn ra ác liệt và kéo dài
đến 3 giờ sáng. Nghĩa quân diệt tên giám binh Máctini rồi rút lui về cố thủ chờ
ngoại viện.
6 giờ sáng 4-9, địch tập trung một lược lượng lớn gồm 300 lính pháp và lê
dương, bốn khẩu đại bác và moocchiê mở cuộc tiến công vào tỉnh lỵ, từ ba hướng
đông, tây, nam. Đến trưa, địch điều thêm 80 lính lê dương từ Yên Bái sang tiếp
ứng. Nghĩa quân chờ địch tới gần mới bắn, gây cho chúng một số thiệt hại. Địch
chiếm phía đông tỉnh lỵ.
Ngày 5-9, địch tập trung toàn bộ lực lượng mở cuộc tiến công thị xã. Nghĩa
quân chiến đấu rất anh dũng. Đội nghĩa quân do Cai Mánh chỉ huy, có 36 chiến sĩ,
chiến đấu tới khi hy sinh gần hết. Tại dinh công sứ, đội nghĩa quân do Đồ Ba, danh
tướng dưới quyền Đề Thám trước đây chỉ huy. Đã chiến đấu tới người cuối cùng.

Nghĩa quân diệt 107 tên địch, làm bị thương 17 tên khác.
Trong trận này, nghĩa quân bị tổn thất nặng: hy sinh và bị thương 56 người, bị
bắt 85 người.Tổn thất lớn nhất là Lương Ngọc Quyến, chỉ huy trưởng năm phòng
tuyến phía ngoài tỉnh lỵ Thái Nguyên đã anh dũng hy sinh. Trưa 5-9, địch chiếm
tỉnh lỵ.
Do lực lượng địch mạnh, không thể tiến công giành thắng lợi nghĩa quân
quyết định rút khỏi tỉnh lỵ sang nơi khác để duy trì lực lượng, tiếp tục tiến hành
các hoạt động du kích tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch.
Ngày 5-9, đại bộ phận nghĩa quân do Đội Cấn chỉ huy rút khỏi tỉnh lỵ theo
đường Quán Triều lên Giang Tiên. Tiếp đó, đội nghhĩa quân do Đội Giá chỉ huy
rút lên Quán Chu, đội nghĩa quân của Ba Chín và đội nghĩa quân của Quyền Yên
cũng rút khỏi Thái Nguyên. Trên đường tiến ra Giang Tiên để lên Đại Từ, nghĩa
quân đánh chặn một đội lính dõng từ đồn Đu (huyên phú Lương) ra cầu Giang
Tiên, gây cho chúng một số thiệt hại, buộc phải rút quân. Tiếp đó, nghĩa quân đánh
đồn Hùng Sơn (huyện lụy Đại Từ) nhưng không thành.
Từ đây, nghĩa quân chuyển sang chống càn, chống địch truy kích, phục kích
và có lúc tổ chức một số cuộc bao vây tập kích chúng, hy vọng xây được căn cứ
mới để chờ viện binh. Nhưng do địch truy lùng quá gắt gao nghĩa quân buộc phải
phân tán lực lượng.
Ngày 11-9, một toán nghĩa quân do một tùy tướng cũ của Đề Thám (tên là
Gạch) bị bao vây khi tiến sang Vĩnh Yên, đã phải tách khỏi đội hình của nghĩa
quân, mang theo 16 súng và 1.000 viên đạn, tiến về Phúc Yên, Bắc Ninh và xuống
Hưng Yên, địch vận động lính khố xanh đánh úp tỉnh lỵ Hưng Yên nhưng không
thành phải chuyển sang Hà Nam rồi lên Hương Tích (Hà Đông), Bích Động (Ninh
Bình).

24


Bị địch truy kích, lực lượng nghĩa quân bị hao tổn do hy sinh và bị thương.

Đến ngày 10-10, toán nghĩa quân này tan ró. Đại bộ phận nghĩa quân do Đội Cấn
chỉ huy tiến từ Tam Đảo sang Vĩnh Yên cựng bị địch truy kích. Ngày 22-9, nghĩa
quân bị địch bao vây ở Trung Hà.
Ngày 24-9, sau khi thoát khỏi vòng vây của địch, nghĩa quân chia thành hai
toán. Một toán về Hiệp Hòa (Bắc Giang), có lúc đã tiến tới gần Gia Lâm, nhưng
cuối cùng cũng bị hao tổn lực lượng rồi tan ró. Còn đại bộ phận nghĩa quân trở về
địa bàn Thái Nguyên vào tháng 10-1917. Lúc này, nghĩa quân chỉ còn 70 người.
Sau trận đánh địch ở gần làng Lầy nơi trước đây nghĩa quân Đề Thám đã từng cố
thủ, nghĩa quân rút lên Đèo Nứa, đào chiến hào cố thủ.
Ngày6-10, địch tiến công, nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, gay cho địch thiệt
hại nặng. Nhưng địch tiếp tục tăng viện và khép chặt vòng vây tiến công, nghĩa
quân phải rút về phớa tây bắc, lên mạn Hoàng Đàm rồi tiến về Yên Thế mong dựa
vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ.
Dù vậy, do bị địch truy kích gắt gao, lương thực cạn dần, lực lượng nghĩa
quân ngày một hao mòn, tới cuối tháng 11-1917. Toàn bộ quân số của nghĩa quân
chỉ còn 40 tay súng và sang tháng 12 sụt xuống còn 25 người. Đội Cấn, Đội Giá,
Đội Trường, Cai Sơn quyết định quay về Thái Nguyên. Trong trận bị địch vây ở
vùng Phấn Mễ, Cù Vân, Đội Trưởng ra hàng. Với Đội Cấn, địch dùng thủ đoạn
hèn hạ đưa cha mẹ, vợ con đến yêu cầu Đội Cấn ra hàng, nhưng chủ tướng vẫn
“quyết chiến không hàng”.
Ngày 24-12, địch tiến công vào vị trí nghĩa quân ở Pháp Sơn. Đội Cấn bị
thương ở đùi nhưng vẫn hy vọng cùng Đội Giá, Đội xuyên tìm nơi ẩn náu lập căn
cứ mới chống giặc. Tới đầu tháng 1-1918, nghĩa quân chỉ còn 10 người còn lại đó,
họ vẫn kiên cường đánh địch bảo vệ căn cứ Pháp Sơn.
Sáng ngày 11-1-1918, trong thế cùng lực kiệt giữa vòng vây quân thù, Đội
Cấn đã tự sát để khỏi xa vào tay giặc. Đội Giá, Đội Xuyên chỉ huy số nghĩa quân
còn lại bị địch truy lùng ráo riết cũng ra hàng.
Ngày 4-3-1918, thực dân Pháp giải tán đội quân do tên giám binh Rây ne
(Rreinert) chỉ huy, coi như kết thúc chiến dịch tiêu diệt khởi nghĩa Thái Nguyên.
Chúng lập hội đồng đè hình do tên công sứ Tuytso làm chủ tịch để xét xử các

chiến sĩ khởi nghĩa Thái Nguyên. Hầu hết những người bị chúng bắt đều xử tù khổ
sai
chung thân đưa đi nhà tù Côn Đảo. Cuộc khởi nghĩa chấm dứt.
3. Kết quả, ý nghĩa của cuộc khỏi nghĩa
a. Kết quả
Do so sánh lực lượng quá chênh lệch nên cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại. Đội
Cấn tự sát để giữ chọn chữ tiết. Nghĩa quân Thái Nguyên tan rã. Những người chỉ
huy như Đội Gía, Đội Xuyên, Đội Trường lần lượt ra hàng.

25


×