Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tham dinh bao cao thuy luc (quyet 22 12 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.79 KB, 6 trang )

BÁO CÁO THẨM TRA
CHUYÊN ĐỀ: BÁO CÁO TÍNH TOÁN THỦY LỰC
Thuộc dự án: “QUY HOẠCH LŨ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030”
1.

Bố cục của báo cáo
Báo cáo Chuyên đề Tính toán Thủy lực thuộc dự án “Quy hoạch lũ vùng Đồng

bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” do Viện Quy
hoạch Thủy lợi miền Nam gồm có 2 chương, 3 bảng biểu và 95 hình vẽ. Báo cáo gồm
82 trang, bao gồm cả các bảng biểu, bản đồ và phần phụ lục.
Báo cáo có cấu trúc như sau:
Phần mở đầu.
Chương 1: Mô hình thủy lực vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
-

Giới thiệu mô hình thủy lực tính toán.

-

Sơ đồ toàn vùng ĐBSCL.

Chương 2: Tính toán thủy lực hệ thống kiểm soát lũ vùng ĐBSCL.
-

Các phương án tính toán.

-

Mô phỏng và kiểm định mô hình.



-

Phân tích kết quả tính toán.

Kết luận và Kiến nghị.
Về cơ bản, Nhóm thực hiện đã thực hiện rất sát với bố cục theo quy phạm
TCVN 8302-2009 về lập báo cáo Tính toán Thủy lực phục vụ tính toán quy hoạch.
Cách trình bày báo cáo khá hợp lý và logic, hình thức đẹp, rõ ràng và có độ chuyên
nghiệp cao. Nội dung của báo cáo thể hiện rất khoa học và dễ hiểu.
2. Nội dung và chất lượng báo cáo
Mở đầu.
Phần này chủ yếu giới thiệu vắn tắt tổng quan về vùng lũ ĐBSCL, quyết định
và cơ sở thành lập.
 Chương 1: Mô hình thủy lực vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
a. Giới thiệu mô hình thủy lực tính toán.

1


Trong phần này, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu mô hình VRSAP, thuyết minh
phương pháp sai phân hệ phương trình thủy động lực Saint-Venant và hệ phương trình
tải-khuyếch tán truyền chất.
Mô hình VRSAP là một mô hình thủy lực được áp dụng nhiều nhất ở ĐBSCL
từ những năm 80 đến nay. Mô hình đã nhiều lần chứng minh tính tối ưu, độ chuẩn xác
cao, tính đáng tin cậy khi ứng ụng vào các bài toán đặc thù của ĐBSCL và lưu vực
sông Sài Gòn-Đồng Nai. Do đó, VRSAP được áp dụng vào dự án này là hoàn toàn phù
hợp.
b. Sơ đồ toàn vùng ĐBSCL
Sơ đồ tính toán là toàn bộ vùng ĐBSCL. Phạm vị là từ Kratie-Campuchia cho

đến các cửa sông biển Đông cũng như biển Tây của Việt Nam. Đây là sơ đồ thích hợp
nhất để thực hiện công tác tính toán thủy lực cho dự án quy hoạch khu vực. Công tác
bố trí biên mực nước về cơ bản là như vậy là hợp lý, nhưng theo nhận xét của đơn vị
thẩm tra thì phía biển Tây cần đưa thêm trạm Sông Đốc vì đây là trạm tiêu biểu cho
một vùng duyên hải từ Sông Đốc đến Bảy Háp.
Đơn vị tư vấn đã lựa chọn các vị trí hiệu chỉnh và kiểm định mô hình là các
trạm: Tân Châu, Châu Đốc, Cần Thơ, Mỹ Thuận, Mỹ Tho, Tân An và các trạm trong
nội đồng. Tuy nhiên, theo ý kiến của đơn vị thẩm định thì cần phải kiểm tra thêm kết
quả hiệu chỉnh tại một số vị trí như Vàm Nao, Cà Mau bởi đây là các vị trí rất đặc thù
quyết định chế độ dòng chảy trong khu vực.
 Chương 2: Tính toán thủy lực các phương án.
a. Các phương án tính toán.
Trong phần này, Đơn vị tư vấn đã nêu 3 phương án: Phương án KB A0,
Phương án KB 1, Phương án KB 2. Theo Ý kiến của đơn vị thẩm định, phần này cần
trình bày một cách rõ ràng hơn để có thể đánh giá một cách hệ thống hiệu qủa của các
phương án.
Ví dụ cần liệt kê hiện trạng hệ thống công trình hiện nay để có thể hình dung
bản chất các phương án. Nếu hiện trạng các công trình được trình bày trong các báo
cáo khác thì cũng cần nêu rõ.
b. Kết quả mô phỏng và kiểm định mô hình

2


+ Mô phỏng lũ năm 2011: Kết quả tính toán và thực đo phù hợp khá tốt ở
hầu hết các trạm, trong cả mùa lũ và phù hợp với ảnh vệ tinh Modis của Mỹ cho thấy
mô hình có khả năng mô phỏng tốt với độ chính xác cao.
Từ kết quả mô phỏng các trận lũ lớn thực tế đã xảy ra ở ĐBSCL cho thấy
độ tin cậy của mô hình và bộ thông số của mô hình là khá tốt; đủ đảm bảo để tính toán
mô phỏng lũ thiết kế với các phương án xây dựng công trình trong vùng dự án.

+ So sánh kết quả tài liệu khảo sát năm 2013: Thời gian đo thủy văn của dự
án từ ngày 02-10/10/2013 tại 07 trạm: Hồng Ngự, Nguyễn Văn Tiếp, Phước Xuyên,
Giang Thành, Tám Ngàn, Tri Tôn và Ba Thê. Kết quả đo đạc được so sánh với kết quả
tính toán lũ năm 2011 cho thấy: Nhìn chung, xu thế về dòng chảy là phù hợp, năm
2013 là năm có lũ nhỏ hơn năm 2011, diễn biến mực nước và lưu lượng các trạm là
khá phù hợp.
c. Phân tích kết quả tính toán
+ Đánh giá tác động của hệ thống đê bao bảo vệ lúa Thu Đông lên chế độ
dòng chảy vùng ĐBSCL: Đơn vị tư vấn đã tiến hành tính toán với điều kiện biên lũ,
biên triều và mưa thực đo năm 2011. Kết quả cho thấy: Phát triển lúa vụ 3 sẽ làm gia
tăng mực nước lũ khu vực nội tại và phía thượng lưu từ 1-20cm, giảm mực nước hạ
lưu từ 1-10cm. Tuy nhiên, dọc sông Tiền, sông Hậu mực nước hạ lưu cũng gia tăng do
áp lực lũ lên dòng chính nhiều hơn tuy gia tăng không nhiều (chỉ từ 1-5 cm).
+ Đánh giá các phương án kiểm soát lũ:
• PA0 là phương án hiện trạng và là phương án nền. Diễn biến lũ trong
vùng phản ánh đúng diễn biến thực tế.
• Phương án KB1 đã được đơn vị tư vấn tiến hành tính toán cho 2
trường hợp:
-

Trường hợp 1: Phương án KB A0 có thêm 8 cống đầu sông Hậu

vùng TGLX, 3 cống đầu sông Tiền và các cống dọc TT-LG từ Hồng Ngự đến Phước
Xuyên (bỏ của Phước Xuyên).
-

Trường hợp 2: Như trường hợp 1 nhưng có thêm các cống đầu sông

Hậu vùng TSH.
Kết quả tính tính toán đã đánh giá được hiệu quả của phương án KB1

khá cụ thể và hợp lý, cụ thể:

3


-

Hiệu quả giảm lũ đến 25/VIII là khá tốt ở cả 2 trường hợp, mực nước

lũ ngày 25/XI giảm đáng kể tạo điều kiện cho giảm chi phí bơm vơi đầu vụ ĐX, đặc
biệt trong điều kiện BĐKH-NBD lũ có xu thế trễ hơn.
-

Các cống vùng TSH cũng chủ động kiểm soát lũ đầu vụ, cuối vụ, có

thể kiểm soát thời kỳ chính vụ ở một mức nào đấy khá tốt.
• Phương án KB2 (phát triển tối đa lúa vụ 3): Với mục tiêu là xác định
các băng tràn tối thiểu để nhằm thoát hết lượng lũ mà không gia tăng quá nhiều mực
nước lũ trong vùng (dưới 15 cm nội đồng, dưới 10cm dọc biên giới). Kết quả tính toán
cho thấy: nhìn chung 3 băng tràn vùng ĐTM cơ bản đáp ứng khả năng thoát lũ kết hợp
với thoát trong lòng các kênh còn lại. Tuy nhiên, việc để băng tràn (không gian thoát
lũ) sẽ phải cải tạo hệ thống của thoát trên các tuyến vượt lũ như: TT-LG, Hồng Ngự,
Đồng Tiến,…mà hiện nay đã ổn định, cần căn nhắc khi phát triển kịch bản tối đa lúa
vụ 3.
Nhìn chung các phương án công trình được đơn vị tư vấn lựa chọn là phù
hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của dự án. Tuy nhiên phần phân tích hiệu quả các
phương án công trình còn khá sơ sài, kết quả tính toán trình bày khá vắn tắt. Do vậy
đơn vị tư vấn cần có sự phân tích, lý giải cụ thể và chi tiết hơn nữa.
Lựa chọn phương án cần kết hợp so sánh, đánh giá các yếu tố về kinh tế, kỹ
thuật cũng như xem xét phù hợp với định hướng quy hoạch chung toàn ĐBSCL. Về

mặt thủy lực, đơn vị tư vấn chọn phương án KB1 là phương án có chế độ thủy lực tốt
hơn phương án KB2 là hoàn toàn hợp lý và rõ ràng.
+ Cao trình đê bao và bờ bao tháng 8 được tính toán với lũ năm 2001 (lũ
10%). Tuy nhiên, đơn vị tư vấn lại không đưa ra bất kỳ cơ sở nào để lý giải cho việc
tính toán trên, do vậy đơn vị tư vấn cần phải làm rõ vấn đề này.
+ Bài toán vận hành được đơn vị tư vấn tính toán trên nền công trình của
KB1, với 2 trường hợp vận hành:
-

VH1: Hệ thống cống kiểm soát dọc sông Hậu, dọc sông Tiền và dọc

kênh Tân Thành – Lò Gạch đóng khi lũ ở Tân Châu lớn hơn 4,5m, các thời gian khác
mở, riêng đập Trà Sư và Tha La vận hành như hiện nay.
-

VH2: Hệ thống cống kiểm soát dọc sông Hậu, dọc sông Tiền và dọc

kênh Tân Thành – Lò Gạch mở 1/2 khi lũ ở Tân Châu lớn hơn 4,5m, các thời gian
khác mở, riêng đập Trà Sư và Tha La vận hành như hiện nay.
4


Kết quả tính toán, đơn vị thẩm định cho là hợp lý, cụ thể:
-

Các trường hợp vận hành sẽ làm gia tăng mực nước dọc sông chính

và các kênh phía thượng lưu tuyến kiểm soát lũ, trường hợp đóng các cống khi lũ tại
Tân Chân cao hơn 4,5m sẽ gây gia tăng mực nước lớn nhất, trường hợp vận hành mở
½ khẩu độ cống mực nước gia tăng ít, mức gia tăng này là chấp nhận được.

-

Hiệu quả giảm lũ chính vụ cho khu vực ĐTM không lớn (dưới

15cm) do các cống kiểm soát lũ không khép kín, khu vực TGLX hiệu quả giảm lũ
đáng kể (từ 1-40cm).
+ Đã đánh giá ảnh hưởng của phương án kiểm soát lũ trên bài toàn mùa cạn
cho KB A0 và KB1, các cống kiểm soát lũ dọc sông Hậu, sông Tiền và dọc kênh Tân
Thành – Lò Gạch vận hành 1 chiều lấy nước vào.
3.

Kết luận
Báo cáo Chuyên đề tính toán thủy lực thể hiện khá rõ hiệu quả các phương án

công trình đến vùng lũ ĐBSCL. Nhìn chung, về công tác tính toán Thủy lực, Đơn vị
Tư vấn đã hoàn thành yêu cầu của đối với quy hoạch thủy lợi khu vực.
Nhìn chung báo cáo trình bày đẹp đẽ, chuyên nghiệp, phù hợp với một dự án
quy hoạch thủy lợi khu vực lớn. Tuy nhiên để báo cáo hoàn thiện hơn, đáp ứng được
nhiệm vụ và mục tiêu của dự án đề ra, ngoài những lưu ý ở trên, tác giả cần sửa chữa
và thay đổi các nội dung sau:
- Thuyết minh các phương án công trình một cách đầy đủ hơn hoặc nêu rõ
nếu các phương án đã được trình bày cụ thể trong báo cáo khác.
-

Kết quả tính được trình bày khá vắn tắt, các con số cụ thể đều được

chuyển sang phần phụ lục. Do vậy, cần lý giải cụ thể hơn nữa ngay trong phần thuyết
minh kết quả để có thể hình dung sâu hơn diễn biến dòng chảy thay đổi từ việc xây
dựng và đưa vào vận hành các công trình.
- Trong báo cáo có nhiều từ ngữ viết tắt, do vậy cần bổ sung bảng giải thích

các ký hiệu viết tắt.
- Cần bổ sung các tiêu chuẩn, quy phạm sử dụng trong tính toán thủy lực.
- Các bản đồ, hình ảnh trong báo cáo tác giả để quá nhỏ, nên không thấy
được nội dung do vùng nghiên cứu của dự án rất rộng lớn. Do vậy, đơn vị tư vấn cần
đính kèm các bản đồ, hình vẽ liên quan ở khổ A3 để tiện theo dõi và kiểm tra.
5


Đồng ý cho bảo vệ trước Hội đồng sau khi đơn vị thực hiện bổ sung và sửa
chữa các góp ý trên./
TPHCM, 22 tháng 12 năm 2014
Người viết thẩm định

Tống Đình Quyết

6



×