Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tham dinh bao cao thuy van (quyet 12 12 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.01 KB, 6 trang )

BÁO CÁO THẨM TRA
CHUYÊN ĐỀ: BÁO CÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Thuộc dự án: “QUY HOẠCH LŨ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030”
1.

Bố cục của báo cáo
Báo cáo khí tượng thủy văn thuộc dự án “Quy hoạch lũ vùng Đồng Bằng Sông

Cửu Long giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” do Viện Quy hoạch Thủy
lợi miền Nam gồm có 2 phần, 6 chương, 73 bảng biểu và 37 hình vẽ. Báo cáo gồm 163
trang, bao gồm cả các bảng biểu, bản đồ và phần phụ lục.
Báo cáo có cấu trúc như sau:
PHẦN I: Địa lý thủy văn
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên vùng lũ ĐBSCL
Chương 2: Đặc điểm khí tượng – khí hậu vùng lũ ĐBSCL.
Chương 3: Đặc điểm thủy văn - nguồn nước mặt.
Chương 4: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
PHẦN II: Thủy văn công trình.
Chương 5: Tính toán các đặc trưng khí tượng thủy văn.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
Về cơ bản, Nhóm thực hiện đã thực hiện rất sát với bố cục theo quy phạm
TCVN 8302-2009 về lập báo cáo Khí tượng-Thủy văn phục vụ tính toán quy hoạch.
Lượng tài liệu thu thập và phân tích, khối lượng tính toán đã thực hiện là rất lớn phù
hợp xứng tầm cho một dự án quy hoạch vùng có vai trò kinh tế trọng điểm của đất
nước. Các kết quả của báo cáo chuyên đề Khí tượng-Thủy văn sẽ là cơ sở để đề xuất
các hạng mục công trình của dự án.
Cách trình bày báo cáo khá hợp lý và logic, hình thức đẹp, rõ ràng và chuyên
nghiệp cao. Nội dung của báo cáo thể hiện rất khoa học và dễ hiểu.
2. Nội dung và chất lượng báo cáo
 Chương 1: Đặc điểm tự nhiên vùng lũ ĐBSCL.


+ Đã tổng hợp được các đặc điểm tự nhiên chính như địa hình, địa chất, thổ
nhưỡng, mạng lưới sông ngòi trong vùng dự án.
1


+ Đã phân cấp được các nhiệm vụ chính của các sông-kênh trên như cấp ngọt,
cấp mặn, tiêu nước, tẩy phèn và là trục giao thông thủy chủ đạo đối với từng vùng cụ
thể.
 Chương 2: Đặc điểm khí tượng – khí hậu vùng lũ ĐBSCL
+ Đã thu thập và tổng hợp được một khối lượng số liệu khí tượng lớn, thống kê
các đặc trưng cơ bản và tính chất phân bố các đặc trưng khí tượng trên toàn khu vực
vùng dự án. Các đặc trưng phân tích bao gồm mưa, nắng, bốc hơi, độ ẩm không khí,
nhiệt độ, gió. Các trạm khí tượng phân tích bao gồm.
- Châu Đốc, Chợ Mới, Long Xuyên, Tân Châu, Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang;
- Rạch Giá, Hà Tiên, Tân Hiệp thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Cần Thơ thuộc thành phố Tp Cần Thơ;
- Cao Lãnh, Hưng Thạnh thuộc tỉnh Đồng Tháp;
- Phụng Hiệp, Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Bến Lức, Mộc Hóa, Tân An thuộc tỉnh Long An;
- Cai Lậy, Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long;
+ Mỗi trạm đều thu thập được liệt số liệu trên 30 năm (từ năm 1978 – 2012).
Như vậy có thể nói, số liệu đã xử lý phục vụ báo cáo là rất đầy đủ. Về mưa, đã phân
tích tính chất phân bố mưa theo không gian, theo mùa, theo tháng, số ngày mưa trung
bình trong năm. Về bốc hơi, độ ẩm, gió, nhiệt độ, đã phân tích lượng đặc trưng từng
tháng tại 7 trạm chính trong vùng dự án.
 Chương 3: Đặc điểm thủy văn – nguồn nước mặt.
Đã thu thập và tổng hợp được một khối lượng số liệu thủy văn lớn, thống kê các
đặc trưng cơ bản và tính chất phân bố các đặc trưng thủy văn trên toàn khu vực vùng
dự án. Các đặc trưng phân tích bao gồm mực nước, lưu lượng, ngập lụt, xâm nhập

mặn, chất lượng nước. Các trạm thủy văn thu thập số liệu và phân tích bao gồm:
- Bến Lức sông Vàm Cỏ Đông;
- Tân An, Tuyên Nhơn, Mộc Hóa sông Vàm Cỏ Tây;
- Hưng Thạnh kênh Phước Xuyên;
- Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh thuộc sông Hậu;
- Mỹ Tho, Mỹ Thuận, Chợ Mới, Tân Châu, Vàm Nao thuộc sông Tiền;
2


- Tri Tôn thuộc kênh Tri Tôn;
- Xuân Tô trên kênh Vĩnh Tế;
- Rạch Giá trên sông Kiên;
- Tân Hiệp trên kênh Cái Sắn;
- Xẻo Rô trên Sông Cái Lớn;
- Vị Thanh trên kênh Xà Nô;
- Phụng Hiệp trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp;
- Mỹ Hóa trên sông Hàm Luông;
- Long Định trên sông Nguyễn Tất Thành;
- Cai Lậy trên sông Ba Rài;
+ Mỗi trạm đều thu thập được liệt số liệu trên 20 năm. Như vậy có thể nói, số
liệu đã xử lý phục vụ báo cáo là rất đầy đủ. Báo cáo đã tiến hành phân tích đặc điểm
thủy văn vùng ĐBSCL nói chung. Đã phân tích đầy đủ các đặc trưng diễn biến thủy
văn (mực nước, lưu lượng) vùng ngập lũ vùng ĐBSCL, bao gồm:
- Diễn biến thủy văn dọc sông Tiền, sông Hậu;
- Diễn biến thủy văn vùng giữa sông Tiền, sông Hậu;
- Diễn biến thủy văn vùng Tây sông Hậu;
- Diễn biến thủy văn dọc hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây;
- Diễn biến thủy văn vùng Đồng Tháp Mười;
- Diễn biến thủy văn vùng Tứ Giác Long Xuyên (trước và sau khi có công trình
KSL);

+ Về mùa lũ, diễn biến lưu lượng, mực nước trên các sông-kênh-rạch chính, tỉ
lệ phân lưu và các cấp mực nước tại các vị trí chủ yếu đã được nghiên cứu và liệt kê
đầy đủ. Đã phân tích cụ thể tình hình ngập úng các khu vực chính như Bắc Vĩnh An,
Bắc Vàm Nao, Chợ Mới (Nam Vàm Nao), đặc biệt là vùng TGLX và ĐTM. Với vùng
TGLX, đã phân tích diễn biến chế độ thủy văn trong khu vực trước và sau khi có hệ
thống công trình kiểm soát lũ.
+ Đối với các sông chính có tính chất chiến lược, đã phân vùng đầy đủ tương
quan ảnh hưởng của lũ-triều với từng khu vực.
+ Phân vùng lũ, hướng truyền lũ, thoát lũ của vùng nghiên cứu khá hợp lý.
Trong đó:
3


- Phân vùng lũ thành 3 vùng ảnh hưởng chính là: (a) vùng thuần lũ; (b) vùng lũ
– triều; (c) vùng triều – lũ;
- Hướng truyền lũ, thoát lũ: cho thấy mực nước trong mùa lũ nghiên theo 3
hướng là: (a) từ thượng lưu về hạ lưu; (b) từ sông Tiền sang Vàm Cỏ Tây; (c) từ sông
Hậu sang Biển Tây;
+ Đưa ra những nhận định về lưu lượng và hướng chảy những năm lũ lớn. Một
số trận lũ lớn trong vùng được phân tích như: Lũ năm 1961, lũ năm 1978, lũ năm
1996, lũ năm 2000 (lũ lịch sử), lũ năm 2001và lũ năm 2011.
+ Đã phân tích chất lượng nước trong vùng dự án, bao gồm: nước mưa, nước
mặt, nước ngầm.
 Chương 4: Biến đổi khí hậu - nước biển dâng.
+ Đã cập nhật đầy đủ các kịch bản biến đổi khí hậu ( kịch bản biến đổi nhiệt
độ, kịch bản biến đổi lượng mưa, kịch bản về nước biển dâng).Các phân tích này xẽ là
chỉ số tính toán biên đầu vào quan trọng cho bài toán thủy lực, để đề xuất giải pháp
công trình cho phù hợp. Nếu các phân tích này được xét đến trong phần tính toán thủy
văn công trình thì cần làm rõ xem phương thức tính toán như thế nào.
+ Cần trích nguồn các số liệu, các kịch bản nêu trong báo cáo.

 Chương 5: Tính toán thủy văn công trình.
+ Trong chương này, Đơn vị thực hiện đã tính toán lượng mưa năm theo các tần
xuất 50%, 75%, 85%. Kết quả này là đầu vào quí giá để tính toán lượng mưa tưới cho
quy hoạch các tỉnh, tiểu vùng thủy lợi.
+ Tính toán lượng mưa tiêu cho sản xuất nông nghiệp với nhóm mưa 1,3,5,7
ngày max với các tần xuất 1%, 2%, 5%,10%, 20% tại các trạm mưa chính vùng lũ
ĐBSCL. Trên cơ sở đó thiết lập mô hình mưa tiêu thiết kế 1, 3, 5, 7 ngày max ứng với
tần suất 10% để xác định khả năng thoát nước của hệ thống.
+ Đơn vị tư vấn đã xây dựng được mô hình phân bố lượng mưa theo từng ngày
ứng với các trận mưa nói trên. Đây sẽ là tài liệu đầu vào quí giá cho các dự án tiêu
thoát nước, chống ngập, quy hoạch tưới tiêu cho các tỉnh, tiểu vùng trong lũ ĐBSCL.
+ Mực nước đỉnh triều các tần suất 1%, 2%, 5%, 10% và 20% các trạm Tân An,
Bến Lức, Mộc Hóa, Mỹ Tho, Cao Lãnh, Hưng Thạnh, Cần Thơ, Phụng Hiệp, Vị
Thanh, Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên, Mỹ Thuận, Vàm Nao, Xuân Tô, Tri Tôn,
4


Chợ Mới, Rạch Giá, Tân Hiệp tất cả các tháng trong năm. Đây là đầu vào mô phỏng
điều kiện bất lợi cho các bài toán thiết kế năng lực tiêu tự chảy cho các hệ thống thủy
lợi.
+ Mực nước chân triều thấp nhất các tần xuất 50%, 75%, 85%, 90%, 95% các
trạm Tân An, Bến Lức, Mộc Hóa, Mỹ Tho, Cao Lãnh, Hưng Thạnh, Cần Thơ, Phụng
Hiệp, Vị Thanh, Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên, Mỹ Thuận, Vàm Nao, Xuân Tô,
Tri Tôn, Chợ Mới, Rạch Giá, Tân Hiệp tất cả các tháng trong năm.
+ Đơn vị tư vấn đã tiến hành tính toán cấp nước với mức đảm bảo 85%, thiết
lập mô hình mưa tưới thiết kế theo tần suất 85% tại các trạm chính vùng lũ ĐBSCL để
xác định nhu cầu cấp nước cho hệ thống tưới. Tuy nhiên, chưa lý giải được lý do chọn
tần suất đảm bảo cấp nước là 85%, do vậy đơn tư vấn cần làm rõ điều này.
Theo TCVN 8302:2009 về nội dung tính toán quy hoạch thủy lợi, về thủy văn
công trình còn cần phải tính dòng chảy kiệt, dòng chảy lũ theo các chỉ tiêu thiết kế.

Phần này chưa thấy đơn vị tư vấn đưa vào báo cáo. Công tác phân tích dòng chảy ở
“Chương 3: Thủy văn nguồn nước mặt” tuy khá kỹ lưỡng, chủ yếu là các tổng hợp số
liệu thực đo nội đồng, các số liệu các trạm thủy văn quốc gia. Nếu quan điểm của Đơn
vị tư vấn là các nội dung tính toán trên là đủ thì cần làm rõ điều này.
3.

Kết luận
Báo cáo khí tượng thủy văn thể hiện khá rõ và cụ thể đặc điểm khí hậu cũng

như diễn biến dòng chảy trong vùng dự án. Đưa ra được các đặc trưng khí tượng thủy
văn và quá trình mưa, lưu lượng tại tuyến công trình ứng với tần suất thiết kế. Nhìn
chung, về công tác tính toán Thủy văn, Đơn vị Tư vấn đã hoàn thành theo yêu cầu của
quy chuẩn-quy phạm đối với Quy hoạch Thủy lợi Khu vực.
Số liệu đầu vào để thực hiện công tác phân tích thống kê, nhìn chung là đạt yêu
cầu. Các chuỗi số liệu đầy đủ là liên tục, phân bố hợp lý trên khu vực dự án. Nhìn
chung báo cáo trình bày đẹp đẽ, chuyên nghiệp, phù hợp với một dự án quy hoạch
thủy lợi khu vực lớn.
Tuy nhiên để báo cáo hoàn thiện hơn, đáp ứng được nhiệm vụ và mục tiêu của
dự án đề ra, ngoài những lưu ý ở trên, tác giả cần sửa chữa và thay đổi các nội dung
sau:

5


- Đối với các kịch bản biến đổi khí hậu cần nêu rõ phương pháp xem xét,
lồng chúng vào các tính toán thủy văn công trình.
- Cần trích nguồn cụ thể các số liệu, các kịch bản nêu trong báo cáo.
- Nhiều Fonts chữ bị lỗi cần được định dạng lại.
Đồng ý cho bảo vệ trước Hội đồng sau khi đơn vị thực hiện bổ sung và sửa
chữa các góp ý trên./

TPHCM, 12 tháng 12 năm 2014
Người viết thẩm định

Tống Đình Quyết

6



×