Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích đôi mắt của Dít trong rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.54 KB, 2 trang )

“Đôi mắt của Dít” trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
1. “Đôi mắt” trong văn học: đôi mắt luôn được ví như cửa sổ tâm hồn, có lẽ
vì thế mà nhiều nhà văn, nhà thơ từ xưa đến nay thường miêu tả đôi mắt:
đó là đôi mắt của người con gái thao thức suốt năm canh vì nhớ người
yêu trong ca dao (Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên); đó còn là đôi
mắt trong sáng như làn nước mùa thu của nàng Kiều qua ngòi bút miêu tả
của Nguyễn Du. Đó còn là đôi mắt sáng lên niềm vui của Tràng khi có
vợ,…
2. Đôi mắt của Dít
- Đôi mắt của Dít xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm gắn với nhân vật
Dít từ nhỏ đến lúc trưởng thành. Mỗi lần xuất hiện, đôi mắt lại mang
những ý nghĩa khác nhau nhưng đó là đôi mắt biết nói, nói lên tính
cách, tâm hồn Dít.
- Đặc điểm, ý nghĩa:
+ Nhìn bề ngoài, ở ngoại hình của Dít thì đôi mắt của Dít rất giống chị
của mình – Mai. Đó là đôi mắt có hai hàng lông mày đậm đến che tối
cả tròng đen long lanh  đó là đôi mắt rất sáng, rất đẹp, ánh lên sự
kiên nghị và thông minh.
+ Đôi mắt của Dít khi bị bắt và bị tra tấn: hình ảnh của cô bé Dít khi
bị bắt và bị uy hiếp được Nguyễn Trung Thành miêu tả một cách chân
thực và xúc động, trong đó chi tiết được miêu tả nổi bật nhất là chi tiết
“đôi mắt”. Lúc đầu khi bị bọn giặc bắn dọa, uy hiếp tinh thần, Dít
khóc thét và sợ hãi. Đạn sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân
nhỏ của Dít, váy nó rách tượt từng mảng. Đối với một đứa trẻ, cảnh
tra tấn đó quả là đáng sợ nhưng rồi đến viên đạn thứ 10 thì nó chùi
nước mắt, từ đó yên bặt, nó đứng lặng giữa bọn lính. Cứ mỗi viên đạn
nổ, thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt vẫn
nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Đôi mắt đó chứng tỏ Dít đã vượt qua
được nỗi sợ hãi, nó bản lĩnh, vững vàng, gan góc và thách thức kẻ thù.
Đôi mắt đó chứng tỏ Dít không hề run sợ trước bất cứ điểu gì kể cả
điểu ấy là cái chết.


+ Chi tiết đôi mắt của Dít còn được miêu tả trong ngày Mai mất. Nó
lầm lì không nói gì cả, mắt ráo hoảnh trong khi mọi người, kể cả cụ
già Mết cũng khóc vì cái chết của Mai. Cái ánh nhìn ráo hoảnh đó
không phải là sự lạnh lùng hay vô cảm mà cho thấy sự cứng rắn, bản


lĩnh của Dít, tình thương và nối đau đã được giấu đi bên trong sự cứng
cỏi đến sắt đá, lạnh lùng. Rất có thể trong ánh mắt ấy đang nung nấu
những ý định, quyết tâm riêng trả thù cho chị, biến nỗi đau thành hành
động, biến yêu thương thành căm thù.
+ Khi Tnú về thăm làng sau 3 năm đi lực lượng, Dít đã trở thành bí
thư,… Dít đã trưởng thành, vững vàng hơn rất nhiều, duy chỉ có đôi
mắt mở to, bình thản của đôi mắt ngày nào vẫn không thay đổi. Thêm
vào đó là một ánh nhìn trong suốt, đầy nghiêm khắc khi Dít hỏi Tnú
về giấy cho nghỉ phép của cấp trên. Đó là đôi mắt biểu hiện cho sự
ngay thẳng, trung trực, công tư phân minh nhưng cũng rất giàu tình
cảm.
Nhận xét chung: chi tiết đôi mắt giúp nhà văn nói được nhiểu điều
về tình cảm và tâm hồn Dít, biểu hiện cho sự gan góc, quả cảm, trung
thực và rất giàu tình yêu thương.



×