Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

tai-lieu-bai-tap-vat-ly-8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 42 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Quyển Tài liệu bài tập Vật lý 8 được biên soạn
nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo để học tốt
hơn môn Vật lý 9. Tài liệu được soạn dựa theo chương
trình của BGD & ĐT gồm 2 chương.
Tài liệu giúp các em có thể tự mình hệ thống lại lý
thuyết đã học ở trên lớp bằng cách điền vào phần CÂU
HỎI LÝ THUYẾT trong từng bài. Qua việc điền từ như vậy
các em đã thuộc bài mà không cần phải học theo kiểu đọc
– nhớ, rất mau quên, thay vào đó là viết – nhớ. Bên cạnh
đó tài liệu cịn cung cấp cho các em một lượng bài tập khá
phong phú và đầy đủ dạng ở phần BÀI TẬP, được soạn
theo mức độ từ dễ đến khó cho từng bài học.
Các em có thể sử dụng tài liệu này như một quyển
sách bài tập ở nhà, một tài liệu ôn tập cho các kỳ kiểm tra
và thi trong năm học.
Chúc các em học giỏi!

GV: Mai Quang Hưởng


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Làm sao để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________


2. Hãy cho 2 ví dụ về trường hợp vật được xem là đứng yên, 2 ví dụ về trường hợp vật
được xem là chuyển động.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
3. Vì sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ mang tinh tương đối? hãy lấy 1 ví dụ minh
họa.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
4. Quỹ đạo chuyển động là gì? Các dạng
quỹ đạo thường gặp là những dạng
nào?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
1. Hãy cho biết vật đã được chọn làm mốc trong các ví dụ sau:
a. Chiếc xe ơtơ đang chạy ngang sân nhà.
b. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
c. Mặt Trời mộc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
d. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
2. Một tàu hỏa đang chạy trên đường. Hãy chỉ ra vật có thể được chọn làm mốc khi noi
rằng:
a. Tàu hỏa đang đứng yên.
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng


Trang 1


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
b. Hành khách đang đứng yên.
c. Hành khách chuyển động.
d. Tàu hỏa chuyển động.
3. Hãy đánh dấu “X” vào ơ trống thích hợp. An đang đạp xe đi đến trường. An có thể xem
là chuyển động hoặc đứng yên với vật mốc nào sau đây? (Bài này được làm trực tiếp
vào sách)

4. Một chiếc bè gỗ trôi trên sơng. Hãy chọn vật làm mốc để có thể chiếc bè là
a. chuyển động.
b. đứng yên.
5. Hãy tìm 2 ví dụ về vật chuyển động có quỹ đạo là
a. đường thẳng.
b. đường trịn.
c. đường cong (khơng phải đường trịn).
6. Một ơtơ đang chạy trên đường. Chọn câu đúng.
A. Ơtơ đang chuyển động so với cột điện bên đường.
B. Người lái ơtơ đang chuyển động so với băng ghế.
C. Ơtơ đang chuyển động so với người lái ơtơ.
D. Ơtơ đang chuyển động so với hành khách.
7. Chiếc phà đang chạy qua sông. Chọn câu sai.
A. Hành khách đứng yên so với người lái phà.
B. Chiếc phà đứng yên so với bến phà.
C. Chiếc phà đứng yên so với người lái phà.
D. Chiếc phà chuyển động so với chiếc phà khác chạy ngược chiều.
8. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời ta đã ngầm chọn vật nào làm mốc?

A. Ngôi sao khác.

B. Mặt Trăng.

C. Mặt Trời.

D. Trái Đất.

9. Chọn câu đúng: Vật đứng yên thì
A. thay đổi khoảng cách so với vật mốc.
B. không thay đổi khoảng cách so với vật mốc.
C. khơng thay đổi vị trí so với vật mốc.
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 2


Trường THCS-THPT Ngơi Sao
D. thay đổi vị trí so với vật mốc.
10. Chọn câu sai: So với trục cánh quạt thì một điểm trên đầu cánh quạt là
A. đứng yên.

B. chuyển động.

C. Tất cả đều sai.

D. vừa đứng yên vừa chuyển động.


11. Quan sát một đoàn tàu chuyển động qua sân ga. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đoàn tàu chuyển động so với người hành khách ngồi trong tàu.
B. Đoàn tàu chuyển động so với đoàn tàu khác dừng trong sân ga.
C. Đoàn tàu chuyển động so với người soát vé đang đi kiểm tra vé trong tàu.
D. Đồn tàu chuyển động so với nhà ga.
12. Hai ơtơ đang chạy cùng chiều, trên cùng một con đường vơi cùng một tốc độ. Nếu lấy
một trong hai ôtô làm mốc thì ơtơ kia co thể xem là
A. lúc chuyển động lúc thì đứng yên tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.
B. chuyển động.
C. đứng yên.
D. không xác định được trạng thái chuyển động hay đứng yên.
BÀI 2: VẬN TỐC
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Vận tốc là gì?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Hãy viết cơng thưc tính vận tốc. Chú thích từng đại lượng trong công thức.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
3. Đổi đơn vị vận tốc sau:
a. 1km/h= ______________ m/s
b. 1m/s= _____________ km/h
c. 36km/h= _____________ m/s
d. 72m/s= ____________ km/h
II – BÀI TẬP
1. Mai đi xe đạp từ nhà đến trường mất thời gian 20phút. Biết quãng đường từ nhà của
Mai tới trường dài 2km. Hãy tính vận tốc của Mai ra đơn vị km/h và m/s. ĐS: 6(km/h)
và 5/3(m/s).


Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 3


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
2. Một ôtô chạy từ thành phố A đến thành phố B mất khoảng thời gian là 10 giờ. Biết ôtô
đi liên tục với vận tốc 60km/h. Hãy tính quãng đường từ thành phố A đến thành phố B.
ĐS: 600(km)
3. Thường ngày bạn An đi bộ từ nhà đến trường mất thời gian là 15 phút. Biết quãng
đường từ nhà An tới trường dài 1,5km.
a. Tính vận tốc đi thường ngày của bạn An. ĐS: 6(km/h)
b. Hôm nay bạn An tăng tôc hơn nên chỉ mất thời gian là 10 phút đã tới trường. Hãy
tinh vận tốc của bạn An hôm nay. ĐS: 9(km/h)
4. Hai người cùng đạp xe trên cùng một quãng đường dài 20500m. Nam mất thời gian 1
giờ, Minh mất thời gian 1 giờ 15 phút.
a. Người nào đi nhanh hơn và nhanh hơn? ĐS: Nam đi nhanh hơn.
b. Nếu hai người khởi hành cùng một lúc thì khi người này đến đích thì người kia cịn
cách đích bao nhiêu km? ĐS: 4,1(km)
5. Bánh xe ơtơ có đường kính 25cm. Xe trên đi liên tục với vận tốc 20km/h trong vịng 30
phút.
a. Tính qng đường ơtơ đã đi. ĐS: 10(km)
b. Tính số vịng quay của bánh xe đã quay để đi được quãng đường trên. ĐS: 12738,8
vòng
6. (*) Hai xe khởi hành từ A và B cách nhau 120km chạy hướng về nhau để gặp nhau với
vận tốc lần lượt là 40km/h và 60km/h.
a. Sau bao lâu thì hai xe gặp nhau. ĐS: 1,2 giờ
b. Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? ĐS: 48(km)

7. Một ôtô chạy với vận tốc 10m/s. Sau 1 giờ ôtô đã đi được quãng đường là
A. 36km
B. 10km
C. 3,6km
D. 10m
8. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của vận tốc?
A. mét.giây
B. kilômét.giờ
C. mét/phút
D. phút/kilômét
9. Kể từ khi quả bom nổ 0,5 phút thì một người đứng cách đó 10,2km mới nghe thấy tiếng
bom. Vận tốc truyền âm trong khơng khí là bao nhiêu?
A. 20,4 k/h
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 4


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
B. 20,4 m/s
C. 340 km/h
D. 340 m/s
10. Vận tốc là đại lượng
A. đặc trưng cho sự chuyển động của vật.
B. đặc trưng cho quãng đường mà vật đã đi được.
C. đặc trưng cho tốc độ của vật trong những khoảng thời gian bằng nhau.
D. đặc trưng cho sự chuyển động nhanh hay chậm của vật.
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU, CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Thế nào là chuyển động đều?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Thế nào là chuyển động khơng đều?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
3. Viết cơng thức tính vận tơc trung bình
trong chuyển động khơng đều. Chú
thích các đại lượng trong công thức.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
1. Một người di bộ trên hai đoạn đường liên tiếp nhau. Đoạn đường thứ nhất dài 2km
người đó đi hết 40 phút, đoạn đường thứ hai dài 0,5km người đó đi hết 10 phút. Tính
vận tốc trung bình của người đó trên cả qng đường ra đơn vị km/h và m/s. ĐS:
3km/h và 5/6(m/s)
2. Một ơtơ chạy tuyến đường từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đồng Nai cách nhau 80km mất
thời gian 2 giờ 20 phút.
a. Chuyển động của ôtô là đều hay khơng đều?
b. Hãy tính vận tốc trung bình của ơtơ trên quãng đường trên. ĐS: 34,28(km/h)
3. Nam đi từ tỉnh A đến tỉnh B bằng xe môtô. Trong nửa quãng đường đầu Nam đi với vận
tốc 30km/h, nửa quãng đường cuối Nam đi với vận tốc 50km/h. Tính vận tốc trung
bình của Nam trên cả quãng đường. ĐS: 37,5(km/h)

Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng


Trang 5


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
4. Một vật chuyển động trên quãng đường S. Trong nửa thời gian đầu vật đi với vận tốc
2m/s, trong nửa thời gian cuối vật đi với vận tốc 36km/h. Tính vật tốc trung bình của
vật trên cả quãng đường. ĐS: 6(m/s)
5. Một ca nô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 30km với vận tốc 15km/h, đoạn đường thứ
hai dài 5km với vận tốc 10km/h. Tính vận tốc trung bình của ca nơ trên cả hai đoạn
đường. ĐS: 14km/h
6. (*) Lúc 6 giờ cả hai xe cùng xuất phát tại hai điểm A và B cách nhau 24km, chúng
chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A hướng đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A
với vận tốc 42km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 36km/h.
a. Tính khoảng cách giữa hai sau 45 phút kể từ khi xuất phát. ĐS: 19,5km
b. Hai xe gặp nhau lúc mây giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? ĐS: 10giờ, 168km
7. (*) Một ôtô đi trên quãng đường S. 1/4 quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc 20km/h,
trong 2/4 quãng đường kê tiếp ôtô đi với vận tốc 25km/h, trong 1/4 quãng đường cuối
cùng ơtơ đi với vận tốc 15km/h. Hãy tính vận tốc trung bình của ơtơ trên cả qng
đường S.
8. Một vật chuyển động đều thì
A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian.
B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
D. vận tốc của vật tăng đều theo thời gian.
9. Một vật chuyển động không đều thì
A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian.
B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
D. vận tốc của vật giảm đều theo thời gian.
10. Một học sinh đi học từ nhà đến trường với vận tốc trung bình là 12m/s. Biết thời gian

để đi từ nhà tới trường là 12 phút. Tính quãng đường từ nhà đên trường của học sinh
đó.
A. 8,64km
B. 8,64m
C. 864km
D. 864m
BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Lực là gì?
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 6


Trường THCS-THPT Ngơi Sao
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Vì sao lực là đại lượng véctơ?
____________________________________________________________________________________________________________
3. Trình bày cách biểu diễn một lực.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
1. Hãy biểu diễn các lực sau đây theo tỉ xích 1cm ứng với 100N.
a. Lực kéo tác dụng vào điểm A của vật có phương nằm ngang, chiều từ trai sang phải
và có cường độ 500N.

b. Trọng lực tác dụng vào trọng tâm của một vật có khối lượng 30kg.
2. Hãy biểu diễn các lực sau đây tác dụng lên cùng một vật. Với tỉ xích 1cm ứng với 10N.
a. Lực kéo tác dụng vào điểm A của vật có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái
và có cường độ 45N.
b. Lực cản tác dụng vào điểm tiếp xúc giữa vật và mặt sàn, có phương nằm ngang,
chiều từ phải sang trái và có cường độ 20N.
c. Trọng lực tác dụng vào trọng tâm của vật. Cho biết vật có khối lượng 3kg.
3. Hãy biểu diễn các lực sau đây tác dụng lên cùng một vật theo tỉ xích tự chọn.
a. Trọng lực tác dụng vào trọng tâm của vật có khối lượng 10kg.
b. Lực kéo tác dụng vào điểm A của vật, có phương hợp với phương nằm ngang một
góc 300, có chiều từ phải sang trái và có cường độ 150N.
4. Hãy diễn tả bằng lời các lực được cho trong hình 4.1 với tỉ xích 1cm ứng với 10N.
5. Hãy diễn tả bằng lời các lực được cho trong hình 4.2. Với tỉ xích 1cm ứng với 5N.

6. Nêu hai ví dụ thực tế trong đời sống chứng tỏ lực làm thay đổi vận tốc. Trong đó một ví
dụ vật tăng vận tốc và một ví dụ vật giảm vận tốc.
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 7


Trường THCS-THPT Ngơi Sao
7. Hãy giải thích:
a. Khi thả một vật nặng rơi trong khơng khí thì vận tốc của vật rơi tăng dần.
b. Quả banh lăn trên sân cát, quả quanh chỉ lăn được một đoạn thì vận tốc giảm dần
rồi dừng lại.
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Thế nào là hai lực cân bằng?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng thì trạng thái chuyển động của vật sẽ như thế nào?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
3. Qn tính là gì?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
1. Một sợi dây mảnh dùng để treo một quả cầu có khối lượng 2kg như hình
5.1. (Vẽ lại hình vào tập).
a. Hãy nêu tên hai lực cân bằng đang tác dụng vào quả cầu.
b. Hãy biểu diễn hai lực trên theo tỉ xích 1cm ứng với 5N.
2. Một vật có khối lượng 4kg đang được đặt nằm yên trên mặt bàn như
hình 5.2. (Vẽ lại hình vào tập).
a. Hãy nêu tên hai lực cân bằng đang tác dụng vào vật.
b. Hãy biểu diễn hai lực trên theo tỉ xích 1cm ứng với 5N.
3. Một vật đang nằm yên người ta tác dụng vào vật một lực F1=10N theo
phương ngang, chiều từ trái sang phải. Bỏ qua lực cản tác dụng vào vật.
a. Vật có chuyển động khơng? Dạng chuyển động của vật là đều hay không đều?
b. Muốn vật chuyển động thẳng đều người ta tác dụng thêm vào vật lực F2 thì F2 phải
có phương, chiều, cường độ như thế nào?
c. Vẽ hình minh họa theo tỉ xích tự chọn.
4. Dựa vào quán tính của vật. Hãy giải thích:
a. Khi xe buýt rẽ trái thì hành khách ngồi trong xe bị nghiêng về phía bên phải.
b. Khi bụi bám vào áo ta giũ mạnh áo thì bụi có thể rơi khỏi áo.

Tài liệu bài tập Vật lí 8


GV: Mai Quang Hưởng

Trang 8


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
c. Mẹ bạn Minh chở bạn đi học. Đến đèn đỏ mẹ đạp phanh thì bạn Minh bị ngã người
về phía trước.
5. Hai lực cân bằng là hai lực có
A. cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng một vật.
B. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng một vật.
C. cùng phương, ngược chiều, khác nhau về độ lớn và tác dụng vào cùng một vật.
D. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng hai vật khác nhau.
6. Khi vật chịu tac dụng của hai lực cân bằng thì
A. vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển
động thẳng đều.
B. vật đang đứng yên sẽ chuyển động, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động
thẳng đều.
C. vật đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng đều, vật đang chuyển động sẽ đứng yên.
D. vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động cũng sẽ đứng yên.
7. Khi xe đạp đang xuống dốc, ta muốn dừng lại an tồn thì nên hãm phanh bánh nào?
A. Chỉ bánh sau.
B. Chỉ bánh trước.
C. Đồng thời cả hai bánh trước và sau.
D. Một trong hai bánh đều được.
8. Chọn câu sai: Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
A. vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
B. vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
C. vật đang chuyển động nhanh dần sẽ chuyển sang thẳng đều.

D. vật đang đứng yên sẽ tiêp tục đứng yên.
9. Chọn câu đúng: Trường hợp nào vận tốc của vật khơng thay đổi?
A. Có lực tác dụng vào vật.
B. Có hai lực tác dụng vào vật.
C. Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
D. Vật chịu tác dụng của hai lực không cân bằng nhau.
10. Chọn câu đúng.
A. Vật càng nặng thì quan tính càng lớn.
B. Vật càng nhẹ thì qn tính càng lớn.
C. Qn tính không phụ thuộc vào vật nặng hay nhẹ.
D. Tất cả đều sai.

Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 9


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
BÀI 6: LỰC MA SÁT
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Lực ma sát nghỉ sinh ra có tác dụng gì?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________

3. Hãy cho 3 ví dụ về trường hợp lực ma sát có ích và 3 trường hợp lực ma sát có hại.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
1. Trong các trường hợp sau đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?
a. Kéo một thanh gỗ trên mặt đất.
b. Đặt một khối gỗ trên mặt phẳng nằm nghiêng nhưng khối gỗ không bị trượt.
c. Quả banh lăn trên sân cỏ được một đoạn thì dừng lại.
d. Đang đạp xe thì ngừng đạp, thấy xe đạp đi được một đoạn thì ngừng lại.
e. Chiếc quạt trần được treo trên trần nhà.
2. Hãy cho biết lực ma sát nào được nói đến, có ích hay có hại trong các trường hợp sau
đây:
a. Sàn nhà mới lau đi dễ bị ngã.
b. Xe chạy trên đường cát lún rất khó tiến lên.
c. Dây xích xe đạp khơng vơ dầu rất mau mòn.
d. Lưỡi búa bị tụt khỏi cán búa.
e. Bảng trơn phấn khó bám lên mặt bảng.
f. Xe chạy nhanh, đến đoạn đường giao nhau nên phải hãm phanh.
g. Kéo khúc gỗ trên đường nhựa thấy rất nặng.
3. Hãy giải thích các các hiện tượng sau:
a. Bánh xe tải bị lún vào bùn lầy, bánh xe quay tít mà vẫn khơng lên được.
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 10



Trường THCS-THPT Ngôi Sao
b. Hải chạy xe đến đoạn đường trơn. Mặc dù Hải đã hãm phanh nhưng xe vẫn tiến lên
không thể nào dừng lại được.
c. Kéo khúc gỗ trên đường ướt thấy dễ dàng hơn khi kéo khúc gỗ đó trên đường khơ
ráo.
d. Thủ mơn khi mang găng tay vào thì bắt bóng dễ hơn khi khơng mang.
4. Lực ma sát xuât hiện
A. ngăn cản chuyển động của vật.
B. giúp vật chuyển động dễ dàng hơn.
C. vừa ngăn cản vừa giúp vật chuyển động.
D. có lúc ngăn cản có lúc giúp vật chuyển động dễ dàng hơn.
5. Lực ma sát nghỉ xuất hiện để ngăn cho vật
A. không chuyển động nhanh hơn.
B. khơng thục lùi về phía sau.
C. không trượt trên bề mặt của vật khác.
D. Tất cả đều sai.
6. Một khối gỗ đang nằm yên trên mặt đất. Người ta dùng lực kế móc vào khối gỗ và kéo
theo phương ngang thì thấy khi lực kế chỉ giá trị 5N thì khối gỗ bắt đầu chuyển động.
Lực ma sát nghỉ tác dụng lên khối gỗ có độ lớn bao nhiêu?
A. 10N
B. 5N
C. 2,5N
D. 15N
7. Trong trường hợp nào sau đây ta không cần tăng ma sát.
A. Kéo thùng hàng lên xe tải bằng mặt phẳng nghiêng.
B. Bảng trơn quá khó viết.
C. Phanh gấp để xe dừng lại.
D. Quẹt diêm.

8. Trong trường hợp nào sau đây ma sát có
lợi?
A. Ma sát làm cho xích xe mịn.
B. Ma sát làm cho đạp xe thấy rất nặng.
C. Ma sát làm cho việc kéo vật trên mặt
sán khó khăn.
D. Ma sát làm cho ôtô không bị trượt
bánh.
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 11


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
9. Trong trường hợp nào sau đây ma sát có hại?
A. Đế giày đi lâu bị mịn.
B. Bánh xe tải phải có rãnh ở mặt lốp xe sâu.
C. Bảng nhám dễ viết.
D. Đi trên đá hoa cương dễ bị ngã.
10. Quan sát chuyển động của xe đạp. Hãy cho biết loại ma sát nào sau đây có ích?
A. Ma sát giữa xích xe và bánh răng.
B. Ma sát của má phanh và vành bánh xe.
C. Ma sát giữa lốp xe và mặt đường.
D. Ma sát giữa bánh xe và trục bánh xe.
BÀI 7: ÁP SUẤT
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Áp lực là gì ?
____________________________________________________________________________________________________________

2. Áp suất được xác định như thế nào?
____________________________________________________________________________________________________________
3. Viết cơng thức tính áp suất. Cho biết tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
4. Hãy nêu cách tăng và giảm áp suất.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
Chú ý: Khi vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang thì áp lực F chính là trọng lực P của Trái Đất tác
dụng vào vật.
1. Một vật có khối lượng 5kg được đặt trên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của vật và mặt
đất là 1dm2. Hãy tính áp suất do vật tác dụng lên mặt đất. ĐS: 0,5(N/m2)
2. Chiếc tủ lạnh gây ra một áp suất 1400Pa lên sàn nhà. Biết diện tích tiếp xúc của tủ và
sàn nhà là 0,5m2. Hãy tính khối lượng của chiếc tủ lạnh. ĐS: 70kg
3. Một bao gạo nặng 50kg được đặt lên một cái nặng 5kg, ghế có 4 chân. Diện tích tiếp xúc
của mỗi chân với mặt đất là 2cm2.
a. Tính áp lực mà bao gạo và ghế tác dụng lên mặt đất. ĐS: 550N
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 12


Trường THCS-THPT Ngơi Sao
b. Tính áp suất của các chân ghế đặt lên mặt đất. ĐS: 687500Pa

4. Một xe tải có 8 bánh xe, mỗi bánh xe có diện tích tiếp xúc với mặt đường là 2dm2. Biết
tổng khối lượng của xe là 10 tấn. Hãy tính áp suất mà xe đặt lên mặt đường. ĐS:
625000Pa
5. Người ta dùng một cái búa để đóng vào đầu một cây đinh để đinh cắm vào gỗ. Biết diện
tích của đầu cây đinh là 2mm2. Lực mà tay người cầm búa dùng để đóng đinh là 10N.
hãy tính áp suất của búa đặt vào đầu đinh. ĐS: 5000000Pa
6. Dựa vào nguyên tắc làm tăng hoặc giảm áp suất hãy giải thích:
a. Mũi kim, mũi đinh phải được gia công cho thật nhọn.
b. Người ta bắc một tấm ván để cho người và xe có thể đi qua đoạn đường lún.
c. Bánh xe tăng phải là một bản xích rộng mà khơng phải là bánh xe thơng thường.
d. Phải làm móng cầu rộng để cầu dễ đứng vững.
7. Trường hợp nào sau đây áp lực của người đặt lân sàn nhà lớn nhất?
A. Các trường hợp trên áp lực có độ lớn như nhau.
B. Người đứng một chân.
C. Người đứng hai chân.
D. Người đứng một chân cịn chân kia dũi ra phía trước.
8. Mn tăng áp suất ta có thể áp dụng biện pháp sau đây. Chọn đáp án sai.
A. Giảm diện tích bị ép.
B. Tăng diện tích bị ép và giảm áp lực tác dụng.
C. Tăng áp lực tác dụng.
D. Tăng áp lực tác dụng và giảm diện tích bị ép.
9. Người ta bắc một tấm ván qua chỗ đất lún để mọi người có thể đi qua. Việc làm đó
nhằm
A. giảm áp lực.
B. giảm diện tích bị ép.
C. tăng áp suất.
D. giảm áp suất.
10. Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào liên quan đến mục đích chính là làm tăng hay giảm
áp suất.
A. Chất hàng lên ôtô cho thật nhiều.

B. Mài lưỡi dao cho thật bén.
C. Làm cho đường nhám để xe không bị trượt.
D. Kéo xe khi xe bị chết máy.

Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 13


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Nêu kết luận về sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Viết cơng thức tính áp suất chất lỏng. Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong công
thức.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
3. Nêu kết luận về độ cao của cột chất lỏng trong hai nhánh của bình thông nhau.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
4. Viết công thức của máy thủy lực. Chú thích các đại lượng trong cơng thức.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________

II – BÀI TẬP
1. Tìm ví dụ thực tế trong đời sống.
a. Tìm 2 ví dụ chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên thành bình chứa nó.
b. Tìm 2 ví dụ chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên những điểm nằm trong lịng chất
lỏng.
c. Tìm 2 ví dụ về những dụng cụ trong gia đình có cấu tạo tương tự bình thơng nhau.
d. Tìm 2 ví dụ về máy thủy lực (máy dùng chất lỏng) mà em đã gặp.
2. Một chiếc bình có chiều cao 1,2m chứa đầy nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước
là 10000N/m3.
a. Tính áp suất của nước lên một điểm nằm ở đáy bình. ĐS: 12000Pa
b. Tính áp suất của nước lên một điểm nằm trong lịng chất lỏng cách đáy bình 0,5m.
ĐS: 7000Pa
3. Người ta cho nước vào hồ bơi đến khi đồng hồ đo áp suất gắn dưới đáy hồ chỉ số
15000Pa thì ngừng lại. Tính chiều cao của cột nước trong hồ bơi. Biết khối lượng riêng
của nước là 1000kg/m3.

Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 14


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
4. Một tàu ngầm lặn xuống biển. Đồng hồ đo áp suất gắn ngoài vỏ tàu ngầm lúc đầu chỉ
103000Pa, một lúc sau chỉ 824000Pa. Biết trọng lượng riêng của nước biển là
10300N/m3.
a. Tính độ sâu tàu ngầm đạt được lúc đầu. ĐS: 10m
b. So sánh hai thời điểm trên thì tàu ngầm đã lặn sâu thêm bao nhiêu mét? ĐS: 70m
5. Một tàu ngầm mini lặn xuống đáy biển sâu 50m. Cho biết trọng lượng riêng của nước

biển là 10300N/m3.
a. Tính áp suất nước biển ở độ sâu này. ĐS: 515000Pa
b. Cửa chiếu sáng của tàu ngầm mini có diện tích
0,2m2. Hãy tính áp lực của nước tác dụng lên
cửa chiếu sáng. ĐS: F=103000N
6. (*) Một bình thơng nhau có hai nhánh lần lượt có
tiết diện S1=1cm2 và S2=3cm2. Chiều cao của hai
nhánh bằng nhau và bằng h=0,5m (hình 8.1). Ban
đầu bình khơng chứa gì. Người ta dùng một cái van
ngăn giữa hai nhánh rồi đổ đầy nước vào nhánh lớn
sau đó mở van. Đợi cho mực nước trong hai nhánh đã cân bằng. Bỏ qua phần chất lỏng
trong ống nằm ngang.
a. Độ cao mực nước trong hai nhánh có bằng nhau khơng, vì sao?
b. Hãy tính độ cao cột nước trong hai nhánh lúc này. ĐS: 0,375m
7. Một bình đựng nước uống của học sinh đựng đầy nước, chọn ba điểm A, B, C trên thành
bình (hình 8.2). Chọn câu đúng về độ lớn áp suất chất lỏng tác dụng lên thành bình tại
ba điểm đó.
A. pAB. pA>pBC. pApC
D. pA=pB=pC
8. Cơng thức nào sau đây sai.
A. h=p.d
B. p=d.h
C. h=p/d
D. d=p/h
9. Chọn kết luận đúng.
A. Hai nhánh của một bình thơng nhau chứa hai chất lỏng khác
nhau đứng yên thì độ cao mực chất lỏng trong hai nhánh bằng nhau.
Tài liệu bài tập Vật lí 8


GV: Mai Quang Hưởng

Trang 15


Trường THCS-THPT Ngơi Sao
B. Hai nhánh của một bình thơng nhau chứa hai chất lỏng khác nhau đứng yên thì độ
cao mực chất lỏng trong hai nhánh không bằng nhau.
C. Hai nhánh của một bình thơng nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì độ cao
mực chất lỏng trong hai nhánh khơng bằng nhau.
D. Hai nhánh của một bình thông nhau chứa hai chất lỏng khác nhau, tác dụng hóa học
với nhau thì độ cao mực chất lỏng trong hai nhánh không bằng nhau.
10. Chọn câu đúng.
A. Máy dùng chất lỏng không cho ta lợi về lực.
B. Trong máy dùng chất lỏng thì chất lỏng trong máy phải là nước.
C. Máy dùng chất lỏng cho ta lợi về lực.
D. Tất cả đều đúng.
BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Nêu kết luận về sự tồn tại của áp suất khí quyển.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Nêu kết luận về độ lớn của áp suất khí quyển trong thí nghiệm của Tơ-ri-xe-li.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
1. Dựa vào áp suất khí quyển để giải thích các hiện tượng sau:
a. Hộp sữa khi bị hút hết sữa thì bị bẹp lại.

b. Ấm nấu nước phải có một lỗ thơng hơi ở trên đỉnh ấm.
c. Rút thuốc từ lọ thuốc ra bằng một cái bơm tiêm.
d. Ở đỉnh núi thường lạnh hơn ở chân núi.
2. Nói áp suất khí quyển tại thành phố Đà Lạt là 678mmHg.
a. Chỉ số trên có ý nghĩa như thế nào?
b. Hãy tính áp suất này ra đơn vị N/m2. Cho biết trọng lượng riêng của thủy ngân là
136000N/m3. ĐS: 92208N/m2.
3. Tại mặt một hồ nước áp suất khí quyển đo được là 704mmHg. Cho trọng lượng riêng
của thủy ngân là 136000N/m3.
a. Tính áp suất khi quyển trên ra đơn vị Pa. ĐS: 957440Pa
b. Biết hồ nước có độ sâu 5m. Hãy tính áp suất do nước và khí quyển gây ra tại đáy hồ
nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. ĐS: 1007440Pa
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 16


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
4. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm xuống 1mmHg và áp suất khí
quyển tại mặt nước biển là 760mmHg. Tính áp suất khí quyển tại đỉnh núi cao 1500m.
ĐS: 635mmHg.
5. (*) Người ta đo được áp suất khí quyển tại chân núi là 75cmHg, áp suất khí quyển tại
đỉnh núi là 71,5cmHg. Nếu coi trọng lượng riêng của khơng khí khơng đổi theo độ cao
và bằng 12,5N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Hãy tính độ cao
của đỉnh núi.
6. Chọn câu đúng.
A. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng.

C. Áp suất khí quyển khơng phụ thuộc vào độ cao.
D. Có nơi trên Trái Đất thì áp suất khí quyển tăng theo độ cao.
7. Vì sao khí quyển cũng co áp suất?
A. Vì khơng khí rất lỗng.
B. Vì khơng khí bao quanh Trái Đất.
C. Vì khơng khí cũng có trọng lượng.
D. Tất cả đều đúng.
8. Ở một nơi trên Trái Đất áp suất khí quyển đo được là 75cmHg. Giá trị trên tương
đương với giá trị nào sau đây?
A. 102000Pa
B. 102000000Pa
C. 102Pa
D. 1,2Pa
BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Nêu kết luận về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Viết cơng thức tính lực đẩy Ác-Si-Mét. Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong công
thức.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
Chú ý:
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 17



Trường THCS-THPT Ngơi Sao
-

Xem lại các cơng thức tính thể tích khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật, khối cầu đã
học ở mơn tốn để áp dụng vào các bài toán dưới đây.

-

Xem lại cách đổi đơn vị thể tích đã học ở mơn tốn.

1. Một khối hình lập phương có cạnh a=2cm được nhúng chìm hồn tồn trong nước. Cho
trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Hãy tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên
khối lập phương đó. ĐS: 0,08N
2. Một khối cầu có bán kính R=5cm được nhúng chìm hồn tồn vào trong chất lỏng. Hãy
tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên khối cầu.
a. Khối cầu được nhúng trong nước biển có trọng lượng riêng 10300N/m3. ĐS: 5,39N
b. Khối cầu được nhúng trong dầu có trọng lượng riêng 8000N/m3. ĐS: 4,18N
3. Một thỏi đồng có thể tích 3cm3 được nhúng hồn tồn trong nước có khối lượng riêng
1000kg/m3.
a. Tính lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên thỏi đồng. ĐS: 0,03N
b. Nếu thay thỏi đồng bằng thỏi nhôm rồi nhúng hồn tồn vào nước thì lực đẩy Ac-simet tác dụng vào thỏi nhôm là bao nhiêu?
c. Nếu vẫn giữ nguyên thỏi nhơm nhưng thay nước bằng xăng có khối lượng riêng
720kg/m3 thì lực đẩy Ac-si-met tác dụng vào thỏi nhơm bây giờ là bao nhiêu?
ĐS:0,216N
4. Một vật ở ngồi khơng khí có trọng lượng 5N nhưng khi bỏ nó vào trong chất lỏng thì
có trọng lượng 3,5N.
a. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng vào vật. ĐS: 1,5N
b. Biết chất lỏng có trọng lượng riêng 10000N/m3. Hãy tìm thể tích của vật.

ĐS:0,00015m3
5. Chọn phát biểu sai: Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào
A. trọng lượng riêng của chất lỏng.
B. thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. thể tích của phần vật bị nhúng trong chất lỏng.
D. trọng lượng riêng của vật bị nhúng trong chất lỏng.
6. Có 3 vật có thể tích bằng nhau được làm bằng nhơm, chì, đồng. Cả 3 vật được nhúng vào
cùng một chất lỏng. Chọn phát biểu đúng.
A. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên 3 vật có độ lớn bằng nhau.
B. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật bằng chì là lớn nhất.
C. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật bằng nhôm là lớn nhất.
D. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật bằng đồng là nhỏ nhất.
7. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phương và chiều của lực đẩy Ac-si-met.
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 18


Trường THCS-THPT Ngôi Sao
A. Phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới.
B. Phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên.
C. Phương nằm ngang, chiều hướng từ trái sang phải
D. Phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái.
8. Cơng thức nào sau đây là cơng thức tính lực đẩy Ac-si-met?
A. F=dV
B. F=DV
C. p=dh
D. P=10m

9. Trường hợp nào sau đây khơng có lực đẩy Ac-si-met do chất lỏng tác dụng vào chất
lỏng?
A. Vật chìm dưới đáy bể nước.
B. Vật chìm lơ lửng trong bể nước.
C. Vật nổi lên trên mặt nước trong bể.
D. Vật nằm trên thành bể nước.
10. Chọn phát biểu đúng.
A. Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng.
B. Người thợ lặn lặn xuống biển càng sâu thì chịu lực đẩy Ac-si-met càng mạnh.
C. Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
D. Người thợ lặn cảng lên gần mặt nước thì chịu lực đẩy Ac-si-met càng mạnh.
BÀI 11: SỰ NỔI
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Nêu điều kiện vật chìm, vật nổi và vật lơ lửng trong lòng chất lỏng.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
Chú ý:
-

Xem lại các cơng thức tính thể tích
khối lập phương, khối hình hộp chữ
nhật, khối cầu đã học ở mơn tốn để
áp dụng vào các bài tốn dưới đây.

-

Xem lại cách đổi đơn vị thể tích đã
học ở mơn tốn.


Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 19


Trường THCS-THPT Ngơi Sao
1. Một vật có thể tích 5dm3 nổi lơ lửng trong nước. Hãy tính trọng lượng của vật đó. Cho
biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. ĐS: 50N
2. Một vật hình hộp chữ nhật có kích thước dài 1m, rộng 3m, cao 0,8m. Vật chìm một nửa
thể tích của nó vào trong nước biển có trọng lượng riêng 10300N/m3.
a. Tính thể tích của vật và phần thể tích của vật bị chìm trong nước biển. ĐS: 2,4m3 và
1,2m3
b. Hãy tìm trọng lượng của vật. ĐS: 12360N
3. Bạn Hải đi tắm biển. Bạn ấy có gắng dìm một cái phao bơi có thể tích 25dm3 và nặng
5kg xuống nước biển có trọng lượng riêng 10300N/m3. Hỏi lực nâng tác dụng vào tay
bạn Hải trong lúc dìm phao là bao nhiêu Niutơn? ĐS: 207,5N
4. Một xà lan hình hộp chữ nhật có kích thước dài 10m, rộng 4m, cao 2m. Tổng khối lượng
của xà lan hiện tại là 50 tấn. Hỏi có thể đặt lên xà lan thêm 50 tấn hàng hóa được
khơng? Cho biết xà lan đang đậu ở hải cảng, nước ở đây có trọng lượng riêng
10100N/m3.
5. Một khối gỗ có khối lượng riêng D=800kg/m3 có dạng hình lập phương cạnh a=10cm.
Thả khối gỗ vào trong nước.
a. Tìm phần nhơ cao của khối gỗ.
b. Nếu thả khối gỗ vào trong dầu thì
phần nhơ cao của khối gỗ thay đổi
thế nào?
Cho khối lượng riêng của nước và

dầu lần lượt là 1000kg/m3 và
900kg/m3.
6. Ở biển chết (Nằm giữa I-xra-ren và
Gioóc-đa-ni) có một điều lạ là người
ta có thể nằm trên mặt nước để đọc
báo mà khơng bị chìm xuống như ở
các biển khác. Phát biểu nào sau đây
đúng khi nói về biển chết?
A. Do biển ở đó có nhiệt độ cao và không mặn như các biển khác.
B. Do trọng lượng riêng của nước biển ở đó lớn hơn trọng lượng riêng của cơ thể
người.
C. Do trọng lượng riêng của nước biển ở đó nhỏ hơn trọng lượng riêng của cơ thể
người.
D. Do nước biển ở đó có nhiệt độ cao và nhạt hơn các biển khác.
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 20


Trường THCS-THPT Ngơi Sao
BÀI 13: CƠNG CƠ HỌC
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Khi nào có cơng cơ học?
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Viết cơng thức tính cơng cơ học. Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
1. Bỏ qua lực ma sát và lực cản của khơng khí. Hãy
xác định lực đã thực hiện cơng trong các trường
hợp sau đây.
a. Người kéo xe thồ đi từ rẫy về nhà.
b. Ngựa đang kéo xe trên đường.
c. Xe gắn máy chạy từ tỉnh về huyện.
d. Bạn Ly đạp xe từ nhà đến trường.
2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có
cơng cơ học, trường hợp nào khơng có cơng cơ
học? Hãy giải thích.
a. Dùng dây kéo thùng gỗ chuyển động trên mặt
sàn nằm ngang.
b. Dùng tay ấn thật mạnh vào vách tường.
c. Chiếc ôtô đang chuyển động trên đường.
3. Một cần cẩu nâng thùng hàng nặng 2 tấn từ mặt
đất lên độ cao 8m so với mặt đất.
a. Bỏ qua ma sát. Lực nào đã thực hiện cơng trong trường hợp này?
b. Hãy tính cơng mà cần cẩu đã thực hiện.
ĐS: 160000J
4. Trong công trường người ta sử dụng búa máy để đóng những chiếc cọc xuống đất. Khi
búa được đưa lên cao khoảng cách từ búa đến đầu chiếc cọc là 0,2m. Cho biết khối
lượng của búa máy là 20 tấn. Khi búa được thả rơi xuống đập vào đầu cọc thì cọc bị lún
sâu xuống đất.
a. Bỏ qua ma sát. Lực nào đã thực hiện cơng trong trường hợp này.
b. Tính cơng của búa máy. ĐS: 40000J
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng


Trang 21


Trường THCS-THPT Ngơi Sao
5. Một người có khối lượng 50kg. Hãy tính cơng của người trong hai trường hợp sau:
a. Người đó đi bộ từ mặt đất lên sân thượng của tịa nhà cao 30m. ĐS: 15000J
b. Người đó đi bộ trên quãng đường nằm ngang dài 2km. Biết rằng công thực hiện khi
đi bộ chỉ bằng 1/3 lần công khi phải nâng thân người của chính mình lên độ cao
bằng quãng đường đó. ĐS: 333333J
6. (*) Một thang máy được kéo lên từ độ sau 80m dưới hầm mỏ lên mặt đất. Biết khối
lượng của thang máy là 800kg.
a. Bỏ qua ma sát. Hãy tính cơng nhỏ nhất để thực hiện cơng việc đó của động cơ.
ĐS: 640000J
b. Trong trường hợp lực ma sát 200N. Hãy tính lực kéo nhỏ nhất của động cơ để thực
hiện cơng việc đó. ĐS: F=8200N
7. Chọn câu đúng: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có cơng cơ học?
A. Có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời theo phương của lực tác dụng.
B. Có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời theo phương vng góc với phương
của lực tác dụng.
C. Có lực tác dụng vào vật.
D. Có lực tác dụng vào vật nhưng vật khơng chuyển động.
8. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công cơ học?
A. N.m
B. J.s
C. J/s
D. N/m
9. Một quả dừa có khối lượng 1,2kg rơi từ độ cao 12m xuống đất. Bỏ qua sức cản của
khơng khí. Cơng của trọng lực thực hiện với quả dừa có độ lớn
A. 14,4J.

B. 144J.
C. 1J.
D. 0,1J.
10. Đầu máy kéo một toa hàng với lực kéo F. Đầu máy thực hiện một công 6000kJ làm toa
hàng chuyển động 0,5km. Bỏ qua mọi lực cản. Hãy tính lực F.
A. 3000000 N
B. 3000 N
C. 1200 N
D. 12000 N

Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 22


Trường THCS-THPT Ngơi Sao
BÀI 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CƠNG
I – CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Hãy phát biểu định luật về cơng.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
2. Viết cơng thức tính hiệu suất cơ học. Chú thích cơng thức.
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________________________________
II – BÀI TẬP
1. Một người có khối lượng 62kg đạp xe đều từ chân

dốc lên đỉnh dốc cao 5m dài 50m như hình 14.1.
Cho biết lực cản của mặt đường tác dụng lên xe là
20N và không đổi. Hãy tính cơng mà người ấy đã thực hiện được. ĐS: 4100J
2. Một người dùng một lực Fk=300N để kéo theo phương ngang một vật trên mặt sàn nằm
ngang đi được một đoạn S=25m. Biết lực ma sát tác dụng lên vật khơng đổi và bằng
Fms=30N.
a. Hãy tính cơng của lực kéo của người. ĐS: 8250J
b. Hãy tính cơng của lực ma sát. ĐS: 750J
3. Để đưa một thùng hàng nặng 50kg từ mặt đất lên xa tải cao 1,2m người ta dùng một
mặt phẳng nghiêng dài 7m. Bỏ qua mọi ma sát. (vẽ hình trước khi
giải)
a. Hãy tính lực kéo nhỏ nhất để có kéo được thùng hàng lên xe. ĐS:
85,7N
b. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng dài 10m thì lực kéo nhỏ nhất để
có thể kéo thùng hàng lên xe là bao nhiêu?
4. Người ta dùng một hệ thống rịng rọc động như hình 14.4 để nâng
một vật nặng có khối lượng m=60kg lên độ cao 80dm. Bỏ qua ma
sát và khối lượng của ròng rọc, dây treo khơng bị dãn.
a. Hãy tính cơng nâng vật. ĐS: 480J
b. Hãy tính lực kéo nhỏ nhất mà người cần tác dụng vào đầu A của rịng rọc để thực
hiện cơng việc đó. ĐS: 300N
c. Khi vật đã lên được độ cao 80dm thì đầu A của dây đã đi chuyển một đoạn bao
nhiêu? ĐS: 160dm
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 23



Trường THCS-THPT Ngơi Sao
5. (*) Cho hệ thống rịng rọc động như hình vẽ 14.5.
a. Hệ thống rịng rọc động như thế cho ta lợi mấy lần về
lực?
b. Bỏ qua ma sát và khối lượng của ròng rọc. Cho vật có
khối lượng m=90kg. Hãy tính lực kéo tác dụng vào đầu
A để vật chuuyển động lên đều. ĐS: 150N
c. Khi đầu dây A đi được một đoạn 90cm thì vật đã nâng
lên được một đoạn bao nhiêu? ĐS: 15cm
6. Để nâng một thùng hàng lên độ cao h, cách nào sau đây cho ta lợi về cơng ?
A. Dùng rịng rọc động.
B. Dùng ròng rọc cố định.
C. Dùng mặt phẳng nghiêng.
D. Khơng có cách nào cho ta lợi về cơng.
7. Chọn câu đúng.
A. Các máy cơ đơn giản đều cho ta lợi về công.
B. Các máy cơ đơn giản đều có thể cho ta lợi về lực và đường đi.
C. Không máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.
D. Không máy cơ đơng giản nào cho nta lợi về lực.
8. Đưa một vật nặng lên độ cao h bằng 2 cách.
Cách 1: kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng.
Cách 2: kéo vật lên đều theo mặt 0hẳng nghiêng.
Chọn câu đúng.
A. Công thực hiện ở cách 1 nhỏ hơn vì đường đi ngắn hơn.
B. Cơng thực hiện theo cách 2 nhỏ hơn vì lực nhỏ hơn.
C. Cơng thực hiện ở hai cách như nhau.
D. Công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì lực lớn hơn.
9. Khi nâng vật lên cao, ta c6àn một lực 450N, nhưng nếu thực hiện việc ấy bằng ròng rọc
động ta chỉ dùng lực 225N. Vậy rịng rọc động có tác dụng
A. cho ta lợi hai lần về lực.

B. sinh thêm công.
C. cho ta tiết kiệm được nửa công.
D. cho ta lợi bốn lần về lực.
10. Người thỡ xây đưa một bao xi măng lên cao bằng rịng rọc cố định thì dễ dàng hơn so
với kéo trực tiếp. Lí do là rịng rọc cố định
A. khơng cho ta lợi về lực.
Tài liệu bài tập Vật lí 8

GV: Mai Quang Hưởng

Trang 24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×