Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phong trao cong nhan 1925 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.34 KB, 15 trang )

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
(1925-1930)
MỤC LỤC
Trang
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM...................................2
1. Tình cảnh của giai cấp công nhân. .............................................................................4
2. Phong trào công nhân 1926-1929..................................................................................6
3. Ý nghĩa, vai trò...............................................................................................................14
.........................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................15


PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
(1925-1930)
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
Công nhân là lực lượng xã hội mối quan trọng ra đời trong công cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Đây là lớp công nhân đầu
tiên làm việc trong các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ. Khác với phương Tây
công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ nông dân còn gắn bó nhiều với
ruộng đất. Họ trở thành công nhân bằng nhiều con đường khác nhau.
Công nhân cũng rất cực khổ. Họ phải làm việc không kể ngày đêm
trong những điều kiện hết sức cực nhọc. Cường độ lao động tăng, thời gian
lao động không có giới hạn nào.
Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần
đoàn kết đấu tranh chống áp bức bóc lột giữa mọi hình thức.
Với số lượng thanh niên đông đảo, với chất lượng biểu hiện ở tính tập
trung và tinh thần doàn kết chống kẻ thù chung, công nhân Việt Nam đã đủ
điều kiện để hình thành một giai cấp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất. Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhan hiện đại, giai cấp
công nhân Việt Nam có nhưng đặc điểm riêng sau đây:
Là con đẻ của sự du nhập quan hệ sản xuất tư bản từ ngoài vào, do đó


giai cấp công nhân ra đời trước giai cấp tư sản đân tộc. Đây là một đặc điểm
lịch sử quy định nhưng nét đặc thù của sự phát triển sau này của cách mạng
Việt Nam.
Là đội ngũ non trẻ, tuyệt đại đa số công nhân Việt Nam thuộc thế hệ
thứ nhất do nguồn gốc xuất thân của mình nên có mối liên hệ trực tiếp và rất
mật thiết với giai cấp nông dân, tạo ra khả năng thực hiện khối liên minh công
nông trong đấu tranh cách mạng.


Ra đời và phát triển trong một xã hội thuộc địa nửa phong kiến giai cấp
công nhân chịu ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản bản
sứ nên có tinh thần yêu nước và cách mạng rất cao.
Cấu kết giai cấp thuần nhất, không có tầng lớp công nhân quý tộc nên ít
bị chia rẽ. Nhìn chung sự ra đời của giai cấp công nhân Vịêt Nam trước giai
cấp tư sản dân tộc là một điểm lịch sử quy định nét đặc thù của sự phát triển
sau này của cách mạng Việt Nam.


1. Tình cảnh của giai cấp công nhân.
Sau cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp từ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất đến những năm 1929 - 1933 với những chính sách
kinh tế, chính trị đã làm cho tình hình kinh tế và xã hội nước ta có nhưng
chuyển biến mới.
Những chuyển biến về kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội và
hình thành các giai cấp tầng lớp ngày càng đông đảo hơn. Giai cấp công nhân
Việt Nam ngày càng đông đảo thêm theo đà phát triển, đầu tư vào các ngành
kinh tế. Tính đến 1929 riêng số công nhân trong các doanh nghiệp của người
Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) là 221.050 người. Ngoài ra, số
công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư sản Việt Nam và tư sản
nước ngoài ước tính khoảng vài vạn người. Đồng thời, luôn luôn tồn tại một

số đáng kể công nhân theo mùa vụ, hoặc theo các hợp đồng của tư sản.
Mặc dù lực lượng của giai cấp công nhân trong toàn bộ dân cư không
lớn (1929 là thời điểm số công nhân ở Việt Nam cao nhất so với những năm
trước đó, nhưng cũng chỉ chiếm 1,1% dân số cả nước), nhưng họ lại sống khá
tập trung ở các thành thị lớn, các tung tâm công nghiệp. Năm 1929 ở Hòn Gai
- Đông Triều có tới 35.900 công nhân mỏ, ở Hà Nội có hơn 2 vạn công nhân
trong tổng số 13 vạn dân, ở Vinh-Bến Thủy có 7.000 công nhân...
Trình độ văn hoá của công nhân Việt Nam rất thấp. Số người mù chữ
khá đông. Tính chất vô sản hiện đại của họ cũng bị hạn chế bởi viêc sử dụng
khá rộng rãi lao động thủ công trong các ngành sản xuất, kinh doanh. Hiện
tượng phổ biến trong quá trình sản xuất là chủ giới sử dụng lao động chân tay
một cách triệt để. Trong hầm mỏ, các công việc đào than, xúc, chuyển
than...đều sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu. Điều kiện sống và
lao động của công nhân nói chung rất cực khổ, họ thường phải làm 10 tiếng
một ngày, cá biệt 12,14 thậm chí 16 tiếng một ngày với đồng lương rẻ mạt, lại
thường xuyên bị đốc công, cai ... áp bức đánh đập tàn nhẫn...


Công nhân bị đánh đập
(tranh biếm hoạ của Nguyễn Ái Quốc)
Bị áp bức bóc lột nặng nề như vậy nên giai cấp Việt Nam có tinh thần
đấu tranh. Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của giai cấp công nhân liên tiếp nổ ra,
tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy Ba Son đòi tăng lương, giảm
giờ làm, buộc Pháp phải tăng lương 10% và nhiều yêu sách khác. Cuộc bãi
công thể hiện mốc quan trọng của phong trào công nhân - giai đoạn công nhân
Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức chính trị và mục đích rõ ràng.


2. Phong trào công nhân 1926-1929.


Từ 1925 chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá rộng rãi cho các giai cấp
xã hội trong nước ta, đặc biệt là giai cấp công nhân.
Với những hoạt động tích cực của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tháng 61925 Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên được thành lập với những đồng
chí cộng sản tiến bộ như: Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu. Tích
cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin giác ngộ nhân dân

Trụ sở của hội VNCMTN


Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một tổ chức chính trị của những
người vô sản tiến bộ có chương trình mục đích rõ ràng nhằm lãnh đạo nhân
dân đấu tranh. Hội đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm truyền bá tư
tưởng, giác ngộ công nhân như phong trào "vô sản hóa'' ...
Từ 1925, Hội VNCMTN tăng cường hoạt động, các tư tưởng của
cách mạng tháng 10 Nga và chủ nghĩa công sản đã được truyền bá rộng rãi
trong công nhân và nhân dân lao động.

Địa bàn hoạt động của hội VNCMTN


Nhờ vậy phong trào công nhân ngày càng phát triển và chuyển biến
nhanh chóng về chất. Các cuộc đình công, bãi công liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi.
Trong 2 năm 1926-1927 đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân.

Công nhân biểu tình
Tiêu biểu là của công nhân bưu điện sài gòn, công nhân dệt Nam Định,
công nhân đồn điền Cam Tiên(1926)...Các cuộc đấu tranh này đều nhằm 2
mục tiêu chung là đòi tăng lương từ 20%-40% và đòi thực hiện ngày làm 8h
như công nhân bên pháp. Điều này chứng tỏ công nhân không còn bị chi phối,
lệ thuộc nặng nề vào các yêu cầu và lợi ích cục bộ, địa phương mà đẫ biết chú

ý tới lợi ích chung của giai cấp, bằng cách đề ra yêu sách phù hợp về cơ bản
với nguyện vọng của đông đảo công nhân.


Từ năm 1928, phong trào "vô sản hóa" của Hội VNCMTN: Tích cực
đưa các hội viên vào các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, nông thôn để rèn luyện,
nâng cao lập trường giai cấp công nhân, đồng thời trực tiếp tuyên truyền giác
ngộ và tổ chức của quần chúng đấu tranh. Nhờ vậy mà phong trào công nhân
và phong trào yêu nước của các tâng lớp nhân dân ngày càng phát triển rầm
rộ, sôi nổi đều khắp 3 kì. Số lượng các cuộc đấu tranh của công nhân trong
các năm 1928-1929 đã lên tới 40 cuộc, tăng gấp 2,5 lần so với 2 năm 19261927. Trong đó tiêu biểu là các cuộc bãi công của các công nhân mỏ than
Mạo Khê (Quảng Ninh), nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy tơ Nam Định,
nhà máy cưa bến thủy (Vinh), công nhân đồn điền Lộc Ninh(1928), đấu tranh
của công nhân hãng xe tây Hải Phòng, dệt Nam Định,nhà máy xe lửa Tràng
Thi(Vinh), nhà máy Avia (Hà Nội), đồn điền cao su Phú Riềng, hãng đầu Hải
Phòng, đồn điền cao su Cam Tiên (1929)...

Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng


Đặc biệt, trong cuộc bãi công của hơn 200 công nhân xưởng sửa chữa ô
tô Avia (Hà Nội) tháng 5-1929 đã có sự lãnh đạo của kì bộ Hội VNCMTN và
chi bộ công sản đầu tiên, mà đồng chí đóng vai trì trực tiếp là đòng chí Ngô
Gia Tự. Để chỉ đạo công nhân đấu tranh, một ủy ban bãi công đã được thành
lập. Ủy ban bãi công đã phát đơn kêu gọi công nhân và lao động Hà Nội
hưởng ứng và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Avia. Nhờ vậy, cuộc bãi
công đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của công nhân nhiều nhà máy,
xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành xung quanh như Hải
Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.
Tháng 7-1929,Tổng công Hội đỏ Bắc kì được thành lập.



.

Trụ sở đầu tiên của Tổng công Hội đỏ Bắc kì
Tổng công hội đỏ đẫ đề ra chương trình, điều lệ và quyết định xuất bản
tờ Lao Động làm cơ quan ngôn luận. Sự kiên đó vừa thể hiện bước trưởng
thành của phong trào công nhân, vừa tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công
nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo thống nhất.
Nhìn chung, trong thời kì từ 1926-1929, phong trào công nhân Việt
Nam đã có những bước tiến bộ mới so với trước. Các cuộc bãi công nổ ra rầm
rộ, sôi nổi và quyết liệt hơn. Những cuộc đấu tranh tự phát đã giảm đi thay
vào đó là nhưng cuộc đấu tranh có ý thức, có tổ chức với quy mô ngày càng
lớn. Công nhân đấu tranh không chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế (như tăng
lương, giảm giờ làm, đòi cải thiện điều kiện sinh hoạt), mà còn nhằm cả mục
đích chính trị (chống lại các chính sách áp bức bóc lột của bọn chủ nghĩa tư
bản và chính quyền thực dân phong kiến. Họ cũng đã biết đoàn kết nhau lại
để đấu tranh có phương pháp, có tổ chức và kế hoạch. Chính bọn thực dân đã
phải thừa nhận "từ đây, hành động tập thể của những người lao động đã thay
thế cho nhưng vụ âm mưu của các hội kín".


Cùng với các cuộc đấu tranh ngày càng trở nên quyết liêt, giai cấp
công nhân còn có nhiều hoạt động khác biểu lộ tinh thần cách mạng, ý thức
quốc tế của mình. Trong các dịp kỉ niệm ngày quốc tế lao động (1-5-1929) và
cách mạng tháng mười Nga (7-11-1929) công nhân nhiều nơi đã tổ chức mít
tinh, treo cờ đỏ, rải truyền đơn tuyên truyền cách mạng.

Đấu tranh của công nhân
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân ngày càng thu hút,

lôi cuốn mạnh mẽ đối với nhiều tầng lớp nhân dân khác, nhất là nông dân đi
vào cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến. Từ 1927-1929 đã nổ ra nhiều


cuộc đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống các thủ đoạn
cướp đoạt ruộng đất của bọn cường hào ác bá. Điển hình là cuộc đấu tranh
của nhân dân Bình Giang, Thanh Hà, Vĩnh Bảo, Tử Kì (Hải Dương)...ở các
tỉnh Thái Bình, Nghệ An bên cạnh các cuộc đấu tranh chông sưu cao thuế
nặng nông dân còn lập ra các hội tương tế, hội hát, hội lợp nhà, hội hiếu
hỉ...để đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn đồng thời vận động bài
trừ các hủ tục cưới xin ma chay...


3. Ý nghĩa, vai trò
Phong trào công nhân 1926-1929 có sự phát triển mạnh mẽ, phong
trào phát triển từ tự phát sang tự giác, hoạt động mạnh mẽ và có sự liên kết
với các phong trao quần chúng khác. Phong trào công nhân phát triển là nhân
tố quan trong nhất dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam,một chính
đảng vô sản góp phần quan trọng lãnh đạo phong trào công nhân phát triển.
Phong trào công nhân là môi trường thực tiễn để giai cấp công nhân rèn
luyện và trưởng thành, trở thành giai cấp có đủ năng lực lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Đồng thời qua phong trào công nhân còn góp phần quan trọng
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, góp phần chuẩn bị tư tưởng cho sự ra đời của
Đảng Cộng Sản.
Phong trào công nhân có tổ chức chính trị Hội VNCMTN lãnh đạo.
Phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân và các tâng
lớp thị dân càng phát triển sôi nổi thì càng đòi hỏi phải có người tổ chức và
lãnh đạo. Nhu cầu thành lập một chính Đảng cách mạng có đủ khả năng tập
hợp lưc lượng dân tộc và gánh vác vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng đất
nước được đặt ra và ngày càng trở nên bức xúc đối với cách mạng Việt Nam

lúc bấy giờ.
Tóm lại, phong trào công nhân 1925-1930 đã có bước chuyển biến nhảy
vọt nhờ có sự phát triển này mà phong trào công nhân Việt Nam đã có ý thức
hơn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng thời phong trào công nhân giai
đoạn này đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào công nhân Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Việt Nam của ĐHSP_NXBGD
2. Đinh Xuân Lâm -Đại cương lịch sử Việt Nam
3. Trần Văn Giàu- Giai cấp công nhân Việt Nam,Hà Nội 1961
4. Giai cấp tư sản Việt Nam và Giai cấp công nhân Việt Nam.
5. Ngô Văn Hoà - Dương Kinh Quốc : Giai cấp công nhân Việt Nam những
năm trước khi thành lập Đảng, Hà Nội 1978.
6. Bài giảng điện tử: google, internet.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×