Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hệ thống kiến thức sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.01 KB, 4 trang )

Hệ thống kiến thức
Sinh học 6
Câu 1: Hãy kể tên và nêu chức năng của các loại rễ biến dạng?
+ Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.
+ Rễ móc: Móc, bám vào trụ bám giúp nâng đỡ cây.
+ Rễ thở: Lấy không khí để thở trong môi trường thiếu không khí.
+ Rễ giác mút: Đây là loại rễ kí sinh, lấy chất dinh dưỡng của cây chủ.
Câu 2: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa?
- Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi nó ra hoa vì khi ra hoa chúng sẽ hút hết tất
cả các chất dự trữ trong quả để nuôi hoa.
Câu 3: Hãy nêu tên các loại cây thuộc các nhóm rễ biến dạng?
- Rễ củ: cây cà rốt, cây sắn, cây lạc, củ cải, củ đậu.
- Rễ thở: cây đước, cây mắm, cây bụt mọc, cây bần.
- Rễ giác mút: cây tầm gửi, cây dây tơ hồng, cây đa bóp cổ,cây địa y, cây phong lan.
- Rễ móc: cây hồ tiêu, cây vạn niên, cây trầu bà, cây trầu không.
Câu 4: Các yếu tố bên ngoài là gì và có ảnh hưởng gì đến cây? Chúng ta phải làm gì?
Các yếu tố bên ngoài: các loại đất trồng khác nhau, thời tiết khí hậu làm ảnh hưởng tới
sự hút nước và muối khoáng của cây. Vì vậy cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Câu 5: Vì sao bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều?
- Vì cây thường mọc cố định một chỗ nên bộ rễ phải ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con
nhiều mới hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống và giúp cây đứng vững hơn.
Khi đầu rễ dài ra thì lông hút mới xuất hiện, những lông hút cũ rụng đi nên rễ mọc đến
đâu lông hút cũng mọc đến đó để hút nước và muối khoáng hoà tan.
Câu 6: Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hút hấp thụ nước và muối khoáng.
-Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút.
Câu 7: Hẫy nêu quá trình hút nước và muối khoáng của cây và nêu mối quan hệ.
- Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới
mạch gỗ. Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất.
- Quá trình hút nước và muối khoáng có quan hệ mật thiết với nhau vì muối khoáng
được hấp thụ vào rễ và vận chuyển trong cây là nhờ hoà tan trong nước.


Câu 8: Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.
- Vai trò của nước đối với cây là: + Tham gia cấu tạo tế bào
+ Là dung môi hoà tan muối khoáng
+ Vận chuyển các chất hoà tan
+ Chống sự đốt nắng của mặt trời
-Vai trò của muối khoáng đối với cây là: + Tham gia xây dựng tế bào.
+ Tạo 1 áp suất thẩm thấu
Câu 9: Hãy cho biết giai đoạn nào cây cần nước và muối khoáng nhất.
- Giai đoạn cây cần nhiều nước và muối khoáng nhất là giai đoạn cây đang phát triển và
ra hoa,kết quả.
Câu 10: Nhu cầu nước và muối khoáng như thế nào?
- Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây, giai đoạn khác nhau
trong chu kì sống của cây
Câu 11: Hãy nêu cấu tạo và chức năng miền hút?
- Cấu tạo của lông hút có 2 phần chính.


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
Câu 12: Hãy kể tên các loại rễ và nêu đặc điểm?

- Có 2 loại rễ là rễ cọc và rễ chùm:
Rễ chùm: Gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường toả ra từ gốc thân hành thành
1 chùm
Rễ cọc: Loại rễ có cái to, khoẻ, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ
con lại mọc ra nhiều cái bé hơn nữa.
Câu 13: Hãy nêu các miền của rễ và chức năng chính của từng miền.
- Miền trưởng thành: có các mạch dẫn chức năng chính là dẫn truyền.
- Miền hút: có các lông hút chức năng chính là hút nước và muối khoáng
- Miền sinh trưởng: các tế bào phân chia làm rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
Câu 14: Hãy kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm.
-Rễ cọc: cây bưởi, cây hồng xiêm, cây táo.
-Rễ chùm: cây lúa, cây hành, cây tre.
Câu 15: Tế bào phân chia như thế nào?
- Quá trình phân bào được diễn ra như sau
+ Đầu tiên từ 1 nhân thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó, chất tế bào được phân chia để cuối cũng xuất hiện 1vách ngăn ở giữa tế bào,
ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào mới, chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
Câu 16: Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?
- Mọi tế bào sống của cơ thể thực vật khi lớn lên đến 1 kích thước nhất định đều có khả
năng phân chia tế bào.
Câu 17: Hình dạng kích thước của tế bào như thế nào?
- Hình dạng, kích thước của các tế bào đều khác nhau.Có nhiều loại khác nhau như:
tròn, bầu dục, đĩa, đa giác.
Câu 18:Hãy nêu cấu tạo của tế bào.
- Tế bào có hình dạng kích thước khác nhau nhưng đều cấu tạo gồm các thành phần sau:
+ Vách tế bào: tạo độ cứng và hình dạng nhất định cho cây.
+ Màng sinh chất:nằm phía trong và sát vớ tế bào.
+ Tế bào chất: Nằm bên trong màng sinh chất. Là nơ diễn ra các hoạt động của tế bào.
Trong tế bào chất có tế bào quang.

+ Nhân tế bào: Mỗi tế bào thương có 1 nhân ở bên trong. Nhân có chức năng điều khiển
hoạt động sống và thực hiện chức năng di chuyển của tế bào.
+ Không bào:chứa dịch tế bào.
Câu 19: Mô là gì?


Mô là nhóm tê bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng riêng.
Câu 20: Hãy kể tên 1 số loại mô.
- Mô mềm
- Mô phân sinh lóng
- Mô phân sinh ngọn
- Mô nâng đỡ
Câu 21: Nhắc lại các bước làm tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 22: Tìm những điểm khác nhau và giống nhau giữa các củ: dong ta, khoai tây, su
hào.
-Điểm giống nhau: 3 củ khoai tây, su hào, dong ta đều có chồi ngọn, chồi nách, lá và
cùng là thân.
- Điểm khác nhau: +Củ dong ta là dạng thân rễ nằm ở dưới mặt đất.
+Củ khoai tây: là dạng thân củ, nằm dưới mặt đất.

+Củ su hào: là dạng thân củ, nằm trên mặt đất.
Câu 23: Kể tên 1 số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
+ Thân củ: chứa chất dự trữ cho cây
+ Thân rễ: chứa chất dự trữ cho cây
+ Thân mọng nước: dự trữ nước cho cây
Câu 24: Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô
hạn.
Các đăc điểm của cây xương rồng để thích nghi với môi trường sống khô hạn là:
+ Thân mọng nước
+ …………………………
+ Lá dạng gai nhọn
+………………………….
Câu 25: Hãy nêu đặc điểm của các loại thân biến dạng.
- Thân củ: thân phình to, tròn, phía trên mọc cành, lá, phía dưới mọc rễ, mọc trên mặt
đất hoặc dưới mặt đất.
- Thân rễ: hình giống rễ cây hoặc phình to ra, từ các mắt của thân rễ mọc ra các chồi
hoặc rễ.
- Thân mọng nước: là loại thân có nhiêu nước, thường sống ở nơi khô hạn.
Câu 26: Hãy nêu tên các loại cây thuộc thân biến dạng.
Thân củ: su hào, khoai tây, ….
Thân rễ: dong ta, củ gừng,củ nghệ, dong giềng,….
Thân mọng nước: cây xương rồng, nha đam, lô hội, cành giao, xương rắn…
Câu 27: Vì sao khoai tây là thân, khoai lang là rễ?
-Vì củ khoai lang do những rễ bên của cây khoai lang đâm xuống đất lúc đầu nhỏ sau to
dần do tích luỹ tinh bột mà thành. Còn khoai tây có những cành ở gần gôc khi bị vùi


xuống dất cành sẽ phát triển thành củ. Nếu củ khoai tây bị lộ ra trên mặt đất chúng sẽ có
màu xanh do có chất diệp lục như cành và thân.
Câu 28: Vì sao củ khoai tây có màu vàng nhạt.

-Vì củ khoai tây nằm ở dưới đất nhận ít ánh sáng.
Câu 29: a) Hãy mô tả thí nghiệm chúng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoang
hoà tan còn mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ.
Thí nhiệm 1: Chứng minh mạch gỗ vận chuyển các chất hữu cơ
Dụng cụ:
2 cốc nước: 1 cộc có pha bột màu màu và một cốc nước bình thường; 2 bông hồng
trắng; 1 kính lúp; 1 dao con.
Tiến hành thí nghiệm:
-Đầu tiên cắm 2 cành hoa vào cốc nước khác nhau. Sau một thời gian, dùng dao cắt vài
lát cắt mỏng cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu.
Nhận xét: Qua quan sát ta thấy mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên
thân đã làm cho cánh hoa bị nhuộm màu nên mạch gỗ có chức năng là vận chuyển nước
và muối khoáng
Thí nghiệm 2: Chứng minh mạch rây vận chuyển nước
- Đầu tiên, chọn ra 1 cành trong 1 cây nào đó. Sau đó, bóc vỏ một khoanh vỏ. Sau 1
tháng, mép vỏ ở phía trên phình to ra,còn mép vỏ vỏ phía dưới không phinh to.
Nhận xét: Khi bóc vỏ là cắt đứt mạch rây mà mạch gỗ vận chuyển các chất hữu cơ từ
trên xuống dưới vì vậy các chất hữu cơ bị ứ lại ở mép trên, không di chuyển được. Tế bào
ở tầng sinh vỏ nhận được rất nhiều chất dinh dưỡng nên làm mép trên phinh ra. Con mép
vỏ phía dưới không nhận được chất hữu cơ nên không phình to. Vậy chức năng của mạch
rây là vận chuyển các chất hữu cơ.
Câu 30: Nhân dân ta thường làm cách gì để nhân giống cây trồng.
Nhân dân ta thường làm cách chiết cành để nhân giông cây trồng.
Câu 31: Cây gỗ to ra do đâu?
- Cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh : tầng sinh vỏ và tầng sinh
trụ.




×