Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Biện pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong bài mỹ thuật lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.3 MB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG BÀI
MỸ THUẬT 8: "MỸ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975"
ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Năm học: 2014-2015


Tên đề tài:
Biện pháp dạy học theo hướng "tích hợp liên môn" trong bài mỹ thuật
lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975".đạt hiệu quả cao.
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục là một vấn đề then chốt để
phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Một trong những môn học góp
phần không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp giáo dục tích hợp liên môn các
môn học ở trong nhà trường phổ thông đó là môn Mỹ thuật. Môn Mỹ thuật góp
phần quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Qua tiết học thường
thức Mỹ thuật 8: Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, học sinh cảm
nhận được bối cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam trong giai đoạn này. Đồng
thời cho chúng ta nhìn nhận về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung,
giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
và đấu tranh giải phóng miền Nam. Đặc biệt là những thành tựu Mỹ thuật Việt
Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Từ đó học sinh có thể vận dụng những kiến thức được học vào học các môn học
khác, hay từ những kiến thức của môn học khác vận dụng vào học mỹ thuật ở
trường phổ thông. Từ đó học sinh có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan
trong bài như: Kiến thức về lịch sử, ngữ văn, vật lý, hóa học,...điều đó giúp các


em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS của mình.
Vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người
tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài
lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn
trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Trong chương trình giáo dục
THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các bộ môn. Và
đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc. Về
phía giáo viên dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo
viên

2


trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác
dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần
phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn nghiên
cứu đề tài: Biện pháp dạy học theo hướng "tích hợp liên môn" trong tiết dạy mỹ
thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975" .
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹ thuật ở trường THCS, từ những
kinh nghiệm trong giảng dạy giúp các em HS hứng thú trong học tập môn Mỹ
thuật. Tôi chọn nghiên cứu đề tài: Biện pháp dạy học theo hướng "tích hợp liên
môn" trong tiết dạy mỹ thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 1975" .
2.1 Vận dụng kiến thức liên môn vào bài học
Tích hợp kiến thức âm nhạc lớp 7
+ Tiết 10 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát “Hành quân xa".
Tích hợp kiến thức âm nhạc lớp 8
+ Tiết 10 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát "Bóng
cây kơ - nia".
+ Tiết 21 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát " Biết

ơn chị Võ Thị Sáu".
=> HS thấy được các ca khúc cách mạng cùng đồng hành với những tác phẩm
hội họa tạo nên những trang sử hào hùng của cha ông.
Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 9
+ Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ
và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 - 1965.
+ Bài 29 - Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước 1965-1973.
+ Bài 30 - Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1973-1975.
3


=> Học sinh nắm được những sự kiện lịch sử theo hướng tích hợp liên môn Mỹ
thuật phục vụ cho việc học tập môn lịch sử của dân tộc ta.
Tích hợp kiến thức Vật lí lớp 9
+ Bài 52 - Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
+ Bài 54 - Sự trộn các ánh sáng màu.
+ Bài 55 - Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu
+ bài 56 - Các tác dụng của ánh sáng
+ Bài 57 - Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc
bằng đĩa CD.
--> HS hiều được nhờ có ánh sáng mà con mắt chúng ta tiếp nhận được hình
dáng và màu sắc của giới tự nhiên. Qua việc quan sát và nhận xét tranh vẽ của
các họa sĩ trong giai đoạn này giúp HS hiểu và có kiến thức về Quang học lớp 9
Tích hợp kiến thức hóa học lớp 9
+ Bài 15 - Tính chất vật lí của kim loại
+ Bài 16 - Tính chất hóa học của kim loại
+ Bài 21 - Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
--> Qua việc tìm hiểu về chất liệu sơn mài trong tranh vẽ học sinh có thể giải
thích được lí do có những bức tranh sơn mài được sử dụng cả vàng, bạc, thiếc,
vỏ trứng , vỏ trai...Khi vẽ xong phải đem vào chỗ ẩm kín gió ủ cho khô rồi đem

ra vẽ tiếp. chỗ nào cần sáng bật ra thì thếp vàng, bạc. Nhưng do điều kiện kinh tế
của đất nước trong giai đoạn 1954-1975 còn khó khăn nên các họa sĩ trong giai
đoạn này phải sử dụng thiếc (thếp thiếc vào tranh). Do tính chất hóa học của
vàng, bạc, thiếc ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp nhưng độ sáng
bền lâu của thiếc bị hạn chế do tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên những
bức tranh thếp bằng thiếc để lâu ngày sẽ bị sỉn màu và chuyển sang màu xám
xanh.
Tích hợp kiến thức ngữ văn lớp 7
+ Bài 5 - Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
+ Bài 6 - Đặc điểm của văn bản biểu cảm
- Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm.
+ Bài 9 - Cách lập dàn ý của văn biểu cảm
+ Bài 10 - Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người
4


+ Bài 11 - Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
+ Bài 12 - Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
+ Bài 13 - Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
--> HS vận dung kiến thức về văn biểu cảm để cảm nhận cảm nhận về tác phẩm
nghệ thuật cũng như cách phân tích một tác phẩm nghệ thuật
Tích hợp kiến thức ngữ văn lớp 8
+ Bài 12 - Phương pháp thuyết minh
+ Bài 14 - Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng .
+ Bài 15 - Thuyết minh về một thể loại văn học.
--> HS vận dung kỹ năng nói, thuyết minh khi giới thiệu trình bày thảo luận
những nội dung đã tìm hiểu hoạt động nhóm
Tích hợp kiến thức ngữ văn lớp 9
+ Bài 10 - Đồng chí
- Tiểu đội xe không kính

+ Bài 13 - Làng (trích)
+ Bài 14 - Lặng lẽ Sa Pa (trích)
+ Bài 15 - Chiếc lược ngà (trích)
--> HS hiểu được về diễn biến lịch sử, về cuộc sống của những con người trong
giai đoạn 1954-1975. Thông qua sự miêu tả bằng hình ảnh, tranh vẽ chân thật
của các chiến sĩ là các họa sĩ yêu nước. Từ những kiến thức về mỹ thuật học
sinh có thể tưởng tượng vẽ lại những hình ảnh, tính cách nhân vật trong tác
phẩm văn học, thơ... trong chương trình ngữ văn lớp 9
Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 6
+ Bài 6 - Biết ơn
Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 7
Bài 5 - Yêu thương con người.
Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 9
Bài 17 - Nghĩa vụ bảo vệ đất nước
2.2 Kĩ năng
+ HS hiểu và đánh giá một tác phẩm hội họa
+ Rèn kĩ năng cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật.
+ Học sinh vận dụng được kiến thức vào việc vẽ tranh
+ Rèn kĩ năng quan sát, tư duy phân tích tổng hợp, so sánh, vẽ tranh và thuyết
trình trước đám đông, hợp tác nhóm.
2.3 Thái độ

5


+ Học sinh yêu quý, trân trọng những giá trị nghệ thuật của nhân loại, biết vận
dụng các kiến thức liên môn vào môn học.
+ Liên hệ kiến thức bài học để hiểu rõ hơn về nền mỹ thuật Việt Nam.
+ Thông qua bài học, học sinh nắm được một cách sơ lược về Mỹ thuật Việt
Nam trong giai đoạn 1954-1975, từ đó sẽ có những kiến thức cơ bản trong việc

cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật.
3. Nhiệm vụ của người GV
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy người
GV cần chủ động, tích cực hội nhập những vấn đề của đất nước để phát triển
giáo dục và đào tạo nhân cách HS, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước .
Dạy Mỹ thuật ở phổ thông không đơn thuần là dạy vẽ mà lấy hoạt động
mỹ thuật (dạy và học) để nâng cao hiểu biết của học sinh về nhiều mặt như đạo
đức, trí tuệ, thẩm mỹ…Do vậy môn MT có vị trí đặc biệt góp phần vào việc
giáo dục thẩm mỹ cho lứa tuổi thiếu niên.
Giáo dục thẩm mỹ qua ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình hướng các em
cảm nhận được cái hay cái đẹp, cái hợp lí, cái chưa hợp lí…Trong những bài
học cụ thể các em lĩnh hội cảm thụ và thể hiện theo sáng tạo của mình, tạo ra
những giá trị thẩm mỹ mới. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy mỹ thuật rất quan
trọng và có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giáo dục. Qua đó học sinh hiểu biết
thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mỹ thuật nói riêng
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng
miền Nam thông qua tác phẩm nghệ thuật.
Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan
trong bài như: Kiến thức về lịch sử, ngữ văn, vật lý, hóa học,...điều đó giúp các
em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS của mình.
Học sinh thấy được sự hỗ trợ lẫn nhau của các kiến thức trong chương
trình giáo dục THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các

6


bộ môn. Và đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống
dân tộc

4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Học sinh lớp: 8
Sĩ số :

30

Đặc điểm:
+ Học sinh ngoan, yêu thích bộ môn Mĩ thuật.
+ Học sinh đã được học về mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX - 1945
+ Thời gian tôi nghiên cứu từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2014-2015
+ Phân môn thường thức mỹ thuật "Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975"
5. Phương pháp nghiên cứu
Dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia
nhóm tìm hiểu
Dạy học theo phương pháp học sinh áp dụng công nghệ thông tin vào các
hoạt động nhóm
Dạy học theo hướng tích hợp liên môn
+ Ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học
+ Phương pháp dạy học hợp tác nhóm
+ Phương pháp củng cố, luyện tập
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá

7


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Mỹ thuật là môn học nghệ thuật bao gồm rất nhiều loại hình nghệ thuật
như: Kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, trang trí, hội họa ...Các loại hình này
luôn gắn kết và tạo thành một chuỗi móc xích kết hợp hài hòa với nhau tạo nên

cái đẹp. Trong các loại hình nghệ thuật thì loại hình hội họa có nhiều đóng góp
vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng
miền Nam thông qua tác phẩm nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975.
Một số tác phẩm sáng tác bằng chất liệu sơn mài: Xô Viết Nghệ Tĩnh
(1957) của tập thể họa sĩ: Nguyễn Đức Nùng , Phạm văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ
Trần Đình Thọ, Huỳnh Văn Thuận, Sĩ Ngọc. Nông dân đấu tranh chống
thuế(1960) của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Trái tim và nòng súng (1963) của
họa sĩ Huỳnh Văn Gấm. Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ (1963) của họa sĩ
Nguyễn Sáng. Bình minh trên nông trang (1958) của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng ....
Một số tác phẩm sáng tác bằng chất liệụ sơn dầu: Một buổi cày (1960)
của họa sĩ Lưu Công Nhân. Em hát em nghe của họa sĩ Trần Huy Oánh.Tiếng
đàn bầu của họa sĩ Sĩ Tốt. Nữ dân quân miền biển ( 1960) của họa sĩ Trần Văn
Cẩn. Công nhân cơ khí (1962) của họa sĩ Lưu Công Nhân
Một số tác phẩm sáng tác bằng chất liệụ lụa: Con đọc Bầm nghe (1965)
của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Hành quân mưa (1958) của họa sĩ Phan Thông. Ghé
thăm nha (1958) của họa sĩ Nguyễn Trọng Kiệm. Về nông thôn sản xuất (1960)
của họa sĩ Ngô Minh Châu...
Một số tác phẩm sáng tác bằng chất liệu bột màu: Đền voi phục (1957)
của họa sĩ Văn Giáo. Một xóm ngoại thành (1961) của họa sĩ Nguyễn Tiến
Chung. Ao làng (1963) của họa sĩ Phan Thị Hà. Hà nội đêm giải phóng (1963)
của họa sĩ Lê Thanh Đức.
Một số tác phẩm tranh khắc: Ngày chủ nhật (1960) của họa sĩ Nguyễn
Tiến Chung. Ba thế hệ (1970) của họa sĩ Hoàng Trầm. Mùa xuân (1960) của
họa sĩ Đinh Trong Khang. Hai ông cháu (1966) của họa sĩ Huy Oánh. Du kích
miền núi của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp
Một số tác phẩm điêu khắc: Nắm đất miền Nam (1955) của Phạm Xuân
Thi.Võ Thị Sáu (1956) của Diệp Minh Châu. Vót chông (1968) của Phạm
Mười. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1969) của Nghuyễn Hải. Nguyễn Văn Trỗi
của Võ Văn Tấn.


8


Bằng ngôn ngữ tạo hình về đường nét, về màu sắc, hình khối, các mảng
đậm nhạt, sáng tối,...các họa sĩ trong giai đoạn này đã diễn tả cảm xúc của mình
trước vẻ đẹp con người, thiên nhiên xã hội trong giai đoạn lịch sử này.
Tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 nhạc kháng chiến,
nhạc dân ca truyền thống, các ca khúc nhạc đỏ... được phát trên đài phát thanh ở
miền Bắc. Điều đó đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ chiến
tranh, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý
tưởng cộng sản. Ngoài ra cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện tình yêu
quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động sản xuất, xây dựng đất nước giàu đẹp.
Trong thời kỳ này, nhiều nhạc sĩ tài năng đã ghi dấu ấn với các nhạc phẩm
trữ tình lãng mạn có trong chương trình phổ thông như: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với
bài hát "Giải phóng Điện Biên". Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát" Hành quân xa".
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát "Bóng cây kơ - nia". Nhạc sĩ Nguyễn Đức
Toàn và bài hát " Biết ơn chị Võ Thị Sáu"....
Âm nhạc Việt Nam là một phần của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Âm
nhạc Việt Nam phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, văn hóa,
phong tục, địa lý,... của đất nước Việt Nam, trải dài qua suốt chiều dài lịch sử
của dân tộc. Chính vì vậy mà trong bài dạy về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn
1954 - 1975 không thể không đề cập đến những nhạc sĩ, ca khúc cách mạng
cùng đồng hành với những tác phẩm hội họa tạo nên những trang sử hào hùng
của cha ông.
Hai mươi năm (1954-1975) là một đoạn đường dài đối với lịch sử đương
đại cũng như với văn chương Việt Nam. Xét về khía cạnh lịch sử là một phần
không thể tách rời của văn học dân tộc. Việc tìm hiểu, đánh giá thành tựu và
khuynh hướng vận động của văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975 không chỉ
là nhiệm vụ của văn học sử, mà còn là công việc quan trọng đầu tiên để tiến
hành mọi cuộc khảo sát, nghiên cứu, nhận định về các vấn đề có liên quan trong

phạm vi bao quát của nó.
Ở chương trình ngữ văn lớp 9. Bài 10 - Đồng chí, Tiểu đội xe không kính.
Bài 13 - Làng (trích). Bài 14 - Lặng lẽ Sa Pa (trích). Bài 15 - Chiếc lược ngà (trích)
Từ những kiến thức của lịch sử, mỹ thuật, âm nhạc học sinh có thể cảm thụ được
những tác phẩm ngữ văn và có khả năng minh họa lại bằng ngôn ngữ tạo hình
những nội dung chính trong tác phẩm văn học, thơ ca... trong chương trình ngữ
văn lớp 9.
Hình 1. Làng (trích).
Hình 2. Lặng lẽ Sa Pa (trích).
9


Hình 3. Chiếc lược ngà (trích).
1.1 Dạy học "tích hợp, liên môn"
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội,
đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn
học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống;
giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông...
Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần
cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức
liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương
trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.

Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra
thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp,
song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
1.2 Thực trạng dạy liên môn trong tiết Mỹ thuật Việt Nam 1954 - 1975 ở
trường THCS
Học sinh hiểu được diễn biến lịch sử xã hội và sự phát triển nền Mỹ thuật
Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975. Từ đó học sinh có một cái nhìn tích cực
trong mọi hoàn cảnh cuộc sông các em đều có ý trí vươn lên trong học tập, lao
đông, chiến đấu khi đất nước hòa bình hay có chiến tranh.
Những tác phẩm của các họa sĩ là nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh
học tập và noi theo qua một số tác phẩm do học sinh sáng tác về đề tài các chiến
sĩ đấu tranh xây dựng đất nước trong giai đoạn 1954-1975 và vẽ về đề tài chúng
em xây dựng đất nước hòa bình. Để thấy được một vũ khí lợi hại trong mọi thời
đại đó là ngôn ngữ mỹ thuật tạo hình. Ví dụ như bức tranh cổ động Vì sao? Vì
ai? của họa sĩ Lương Xuân Nhị (Hình 4)
Học sinh thể hiện được những hiểu biết của mình qua việc vẽ một bức
tranh vẽ về đề tài: (chúng em xây dựng đất nước hòa bình). Và viết cảm nhận

10


về một bức tranh của các họa sĩ trong giai đoạn 1954-1975 thể hiện tình cảm
cảm xúc về bức tranh đó.
Giáo viên nhận xét để củng cố lại kiến thức cho học sinh, phân tích thêm
để học sinh có được những tình cảm thẩm mĩ đối với những tác phẩm đã học.
Kết luận: Trong hoàn cảnh đất nước ta đang còn khó khăn về nhiều mặt nhưng
các họa sĩ vẫn luôn học tập, tìm tòi , sáng tạo không ngừng nâng cao trình độ về
kĩ thuật vẽ sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, tranh khắc, điêu khắc. Các họa sĩ đã
để lại cho dân tộc ta một khó tàng quí giá về nghệ thuật
Lưu ý: Giáo viên lồng ghép, giáo dục cho học sinh lòng yêu quý, trân

trọng các tác giả, tác phẩm hội họa, những giá trị nghệ thuật
1.2.1 Thuận lợi
* Ưu điểm với học sinh
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp
dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho
học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau,
vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như
khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
* Ưu điểm với giáo viên
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm
hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này
chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã
có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo
viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự
phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên
trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác
dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần
11



phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng
lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào
tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các
trường Sư phạm..

12


1.2.2 Khó khăn
Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất
thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học.
Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội
dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như:
giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo
dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia,
tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng
phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn
giao thông...
Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về
rà soát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn.
Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Bộ GD-ĐT cũng đã tập huấn giáo
viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học
trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy
học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường.
Bên cạnh tập huấn giáo viên cốt cán....
Tới đây, Bộ sẽ ban hành văn bản "Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ/nhóm
chuyên môn và tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong

trường phổ thông".
Mục đích là để nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường phổ thông,
tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán bộ quản lý, giáo
viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong
mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.
Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình
thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới
chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Môn học Mỹ thuật là môn học không có chuẩn mực nhất định (không có
đáp số) mà đánh giá bằng tình cảm, cảm xúc và tri thức thẩm mỹ; nhu cầu sử
dụng của từng đối tượng. Những vấn đề cần diễn đạt, cần thể hiện trong cuộc

13


sống khó có thể diễn tả bằng ngôn ngữ: nói, viết, âm nhạc, cơ thể....thì con
người có thể diễn đạt, thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình.
Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông giải thích thì đối với loại hình nghệ
thuật tạo hình, thì tất cả những gì tạo nên tác phẩm và biểu đạt nên vẻ đẹp hay
sấu trong tác phẩm hội họa, điêu khắc, đồ họa trang trí...được gọi là ngôn ngữ
nghệ thuật tạo hình.
Đặc thù của môn mỹ thuật cần có phòng học riêng, ở trường học thì đa số
ít phòng học nên Giáo viên phải dạy ở trên các lớp học khác nhau. về phòng học
không thể trang trí mang đặc thù của môn học hoặc đồ dùng dạy học con hạn
chế. Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn mỹ thuật là rất
hiệu quả và thiết thực . Nhưng trường học chưa có đủ máy mọc hiện đại để phục
vụ cho các môn học cũng như trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế.
Phụ huynh học sinh thường định hướng cho con học những môn toán,

văn, ngoại ngữ...phục vụ cho việc thi vào cấp 3. Họ chưa hiểu biết được tầm
quan trọng của môn Mỹ thuật áp dụng vào cuộc sống, họ chỉ coi đây là môn học
bắt buộc trong trường học mà họ không nghĩ đến hiệu quả rất cao của môn học
Mỹ thuật mang lại đó là sự phát triển tư duy trí tuệ của học sinh để học tốt các
môn học khác, khơi gợi cảm xúc tình cảm của con người đối với thiên nhiên với
những giá trị văn hóa của nhân loại.
1.2.3 Giáo viên cần trang bị về mặt kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học môn
học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được
trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ
đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi
chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong
dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ
chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Đó chính là nội dung trọng
tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn được nêu trong hướng dẫn nói trên.
Bộ GD-ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm
chuyên môn là xây dựng và thực hiện được tối thiểu 2 chủ đề/học kì. Việc thực
hiện những chủ đề ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở
trong tổ bộ môn, trong nhà trường.
Tất nhiên giáo viên còn phải tăng cường giao lưu với các tỉnh khác, đơn
vị khác thông qua diễn đàn trên mạng mà Bộ GD-ĐT mới xây dựng.
2. Các biện pháp tiến hành
2.1 Kế hoạch cho tiết dạy
14


TIẾT
HỌC SINH
1
- Tích hợp Kể chuyện sách hè

giới thiệu về Đại Tướng Võ
Nguyên Giáp
Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 9
+ Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền bắc, đấu tranh
chống đế quốc Mỹ và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam
(1954 - 1965).
+ Bài 29 - Cả nước trực tiếp
chiến đấu chống Mỹ cứu nước
(1965-1973).
+ Bài 30 - Hoàn thành giải
phóng miền Nam, thống nhất đất
nước (1973-1975).
Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về
cuộc chiến đấu và xây dựng đất
nước trong giai đoạn 1954-1975
Tích hơp môn âm nhạc 7,9
HS tìm tư liệu về những bài hát
trong giai đoạn 1954-1975 có
trong chương trình lớp 6,7,8,9.
trình bày một ca khúc tự chọn
2
*Những thành tựu cơ bản của
mỹ thuật Việt Nam trong giai
đoạn 1954 - 1975 thông qua một
số tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
- Tìm hiểu vài nét về mỹ thuật
Việt Nam giai đoạn 1954-1975
- Các họa sĩ là các chiến sĩ trên

mặt trận văn hóa, văn nghệ.
- Các chất liệu phong phú sáng
tác tranh
- Những tác phẩm phản ánh sinh
động khí thế xây dựng và chiến
15

GIÁO VIÊN
kể chuyện sách hè
- Trình chiếu trên power point
Ảnh chụp minh họa
+ Về xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc
+Về cuộc chiến đấu chống đế quốc
Mỹ ở miền Nam
+ Hình ảnh về sự đoàn kết hai miền
Nam Bắc cùng đấu tranh, xây dựng
đất nước độc lập tự do

+ Tích hợp với bài hát " Biết ơn chị
Võ Thị Sáu - Nhạc sĩ Nguyễn Đức
Toàn
và bài hát "Bóng cây kơ - nia".Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cùng
nhiều các ca khúc về cách mạng

Trình chiếu power point
Tranh ảnh chụp các tác phẩm nghệ
thuật với nhiều chất liệu phong phú
trong giai đoạn 1954 - 1975
- Bài viết cảm thụ các tác phẩm mỹ

thuật của HS


3

đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân
ta
- Vẽ về cuộc kháng chiến chống - Ảnh chụp Tranh vẽ của HS
Mỹ của quân và dân Việt Nam
- Bài vẽ cảm thụ tác phẩm văn học
- HS viết cảm thụ một vài tác ( ngữ văn 9)
phẩm hội họa .

16


- Đồ dùng thiết bị dạy học:
Chuẩn bị chung:
- Máy chiếu
- Bảng phụ
- Tài liệu tham khảo:
+ Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông
+ Màu sắc và phương pháp vẽ màu
+ Phương pháp đổi mới dạy và học mĩ thuật THCS
- Học liệu:
+ SGK, SGV môn mĩ thuật
+ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật THCS
+ SGK lịch sử, ngữ văn, hóa học, vật lý, âm nhạc, giáo dục công dân
+ Tư liệu, phiên bản tranh của các học sĩ
2.2 Các bước giải quyết vấn đề

2.2.1. Hình thức tổ chức
+ Dạy học theo chuyên đề
+ Tích hợp trong các tiết học chính khóa
+ Thời gian thực hiện :3 tiết.
2.2.2. Phương pháp dạy học : Vận dụng linh hoạt kết hợp các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học
+ Dạy học theo phương pháp gợi mở nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
+ Ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học
+ Phương pháp dạy học hợp tác nhóm
+ Phương pháp củng cố, luyện tập
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
2.2.3. Các hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử (Tiết 1 )
Tích hơp môn âm nhạc 7.
Tích hợp Kể chuyện sách hè giới thiệu về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Tích hợp môn âm nhạc bài hát "Giải phóng Điện Biên" - Đỗ Nhuận
Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 9
+ Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ
và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).
+ Bài 29 - Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước (1965-1973).
+ Bài 30 - Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975).
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ - ne- vơ được kí kết
17


- Thời kì này đất nước ta tạm chia cắt làm hai miền: miền Bắc xây dựng XHCN,
miền Nam dưới chế độ mỹ ngụy.
- Cả nước hướng về miền Nam ruột thịt theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh: Vừa
xây dựng miền Bắc, Vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tích hợp kiến thức âm nhạc lớp 8

+ Tiết 10 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát "Bóng
cây kơ - nia".
+ Tiết 21 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát " Biết
ơn chị Võ Thị Sáu".
* Cảm nhận về 2 tác phẩm
+ Tát nước đồng chiêm 1958, tranh sơn mài của Trần Văn Cẩn
+ Trái tim và nòng súng (1963), tranh sơn mài của họa sĩ Huỳnh Văn Gấm.
- Các họa sĩ là các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ với nhiều tác phẩm
bằng nhiều chất liệu
Kết luận: Qua những trang sử hào hùng của ông cha ta , cùng các ca khúc,
những tác phẩm hội họa cũng có đóng góp lớn trong những thắng lợi của dân tộc
ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất liệu sáng tác của các họa sĩ (Tiết 2)
* Chuẩn bị của học sinh (Từ tiết 1)
Học sinh nhận nội dung thảo luận.
Nhóm 1: Tìm hiểu về chất liệu tranh sơn mài.
Nhóm 2: Tìm hiểu về chất liệu tranh sơn dầu.
Nhóm 3: Tìm hiểu về tranh lụa,
Nhóm 4: Tìm hiểu tranh bột màu.
Nhóm 5: Tìm hiểu về chất liệu tranh khắc.
Nhóm 6: Tìm hiểu điêu khắc
- Các nhóm cử thư kí ghi chép.
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về các trường phái hội họa trên.
* Trình bày kết quả (Tiết 2)
+ Từng nhóm 1,2,3,4,5,6 trình bày nội dung tìm hiểu của mình lần lượt về
nội dung tìm hiểu.
+ Các nhóm khác nhận xét
+ Giáo viên đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của các nhóm
+ Giáo viên kết luận chung


18


Chất
liệu

Đặc điểm

- Là chất liệu vẽ tranh truyền thống độc
đáo của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng
với các màu son vàng bạc, sau này khi
phát triển còn có thêm màu bột và màu
1. Sơn trắng, vở trứng, vỏ trai. Các chất màu
mài
được vẽ nên mặt nền là tấm vóc. Trong
quá trình làm tranh họ dùng kĩ thuật
mài( ít hay nhiều lần để sửa chữa tranh,
để làm mặt tranh phẳng đều, mịn và êm
hơn vì tranh được vẽ nhiều lớp chồng
lên nhau, sau cùng là đánh bóng tranh.
- Nghệ thuật sơn mài được hình thành
qua tài năng của các họa sĩ, đã tạo nên
những mảng màu tinh tế, điêu luyện,
những đường nét hư ảo, quyến rũ,
không gian ước lệ, màu sắc sâu lắng,
lung linh là sự kết hợp hài hòa giữa
chất liệu dân tộc với các nội dung hiện
đại.
Là chất liệu của phương tây du nhập
vào nước ta từ khi có trường cao đẳng

Mỹ Thuật Đông Dương (1925), đã
được các họa sĩ Việt Nam sử dụng rất
thành thục , có sắc thái riêng biệt và
đậm đà tính dân tộc.
2. Sơn
Tranh sơn dầu cho người xem cảm
dầu
nhận sự khỏe khoắn, khúc chiết về màu
sắc ánh sáng, bút pháp, sử dụng phong
phú của khả năng diễn tả các ý tưởng
cảm xúc của họa sĩ.

3. Lụa

+Lụa là chất liệu truyền thống của
19

Các tác giả, tác phẩm
tiêu biểu
+ Xô Viết Nghệ Tĩnh
(1957) của tập thể họa sĩ:
Nguyễn Đức Nùng ,
Phạm văn Đôn, Nguyễn
Văn Tỵ Trần Đình Thọ,
Huỳnh Văn Thuận, Sĩ
Ngọc.
+ Nông dân đấu tranh
chống thuế(1960) của họa
sĩ Nguyễn Tư Nghiêm.
+ Trái tim và nòng súng

(1963) của họa sĩ Huỳnh
Văn Gấm.
+ Kết nạp đảng ở Điện
Biên Phủ (1963) của họa
sĩ Nguyễn Sáng.
+ Bình minh trên nông
trang (1958) của họa sĩ
Nguyễn Đức Nùng ....
+ Một buổi cày (1960)
của họa sĩ Lưu Công Nhân
+ Em hát em nghe của
họa sĩ Trần Huy Oánh.
+ Tiếng đàn bầu của họa
sĩ Sĩ Tốt.
+ Nữ dân quân miền biển
( 1960) của họa sĩ Trần
Văn Cẩn.
+ Công nhân cơ khí
(1962) của họa sĩ Lưu
Công Nhân
+ Con đọc Bầm nghe


Phương Đông nói chung và của Việt
Nam nói riêng. Nghệ thuật tranh lụa
Việt Nam có nhiều tác phẩm đậm đà
bản sắc riêng, đằm thắm không ồn ào,
nhẹ nhàng mà sâu lắng.
* Nét đẹp của tranh lụa Việt Nam là đã
tìm dược một bảng màu riêng. Kĩ thuật

chủ yếu là vẽ màu mảng phẳng và dùng
nét bao quanh hình trong đó khố chỉ là
gợi tả, màu sắc nhẹ nhàng , ít có sự
chuyển biến đột ngột.

(1965) của họa sĩ Trần
Văn Cẩn
+ Hành quân mưa (1958)
của họa sĩ Phan Thông.
+ Ghé thăm nha (1958)
của họa sĩ Nguyễn Trọng
Kiệm.
+ Về nông thôn sản xuất
(1960) của họa sĩ Ngô
Minh Châu...

+ Bột màu là chất liệu gọn nhẹ, đơn
giản, dễ sử dụng, được các họa sĩ Việt
Nam hay dùng để vẽ.
Màu bột vẽ trên giấy vải, trên gỗ,... có
khả năng diễn tả thiên nhiên, đời sống
4. Bột
một cách sinh động, sâu sắc và hiệu
màu
quả nghệ thuật cao

+ Đền voi phục (1957)
của họa sĩ Văn Giáo.
+ Một xóm ngoại thành
(1961) của họa sĩ Nguyễn

Tiến Chung
+ Ao làng (1963) của họa
sĩ Phan Thị Hà.
+ Hà nội đêm giải phóng
(1963) của họa sĩ Lê
Thanh Đức.

+ Chịu ảnh hưởng của tranh (Đông Hồ
và Hàng Trống) Tranh khắc dễ hiểu,
gần gũi với công chúng và có thể nhân
ra in thành bản
+ Họa sĩ dùng ván gỗ hoặc cao su,
thạch cao, kẽm...để khắc các bản nét,
sau bôi màu và in ra giấy. Vì thế tranh
khắc có thể là tranh đen trắng hoặc
màu tối ý định sáng tạo của các họa sĩ.
+ Tranh Khắc Việt Nam là sự kết hợp
giữa trang trí truyền thống với khoa
học thẩm mỹ Phương Tây và phong
cách cá nhân họa sĩ, tạo nên vẻ đẹp
riêng trong nền mỹ thuật hiện đại Việt
20

+ Ngày chủ nhật (1960)
của họa sĩ Nguyễn Tiến
Chung.
+ Ba thế hệ (1970) của
họa sĩ Hoàng Trầm.
+ Mùa xuân (1960) của
họa sĩ Đinh Trong Khang

+ Hai ông cháu (1966)
của họa sĩ Huy Oánh.
+ Du kích miền núi của
họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp

5.
Tranh
khắc


Nam.
+ Điêu khắc bao gồm các tác phẩm
tượng tròn, phù điêu, gò kim loại,
bằng chất liệu thạch cao, xi măng, đá,
gỗ, đồng...
Các tác phẩm điêu khắc phản ánh tư
tưởng, tình cảm của nhân dân, những
con người của xã hội mới, những anh
hùng liệt sĩ trong chiến đấu

+ Nắm đất miền Nam
(1955) của Phạm Xuân Thi
+ Võ Thị Sáu (1956) của
Diệp Minh Châu
+ Vót chông (1968) của
6. Điêu
Phạm Mười
khắc
+ Chiến thắng Điện Biên
Phủ (1969) của Nghuyễn

Hải.
+ Nguyễn Văn Trỗi của
Võ Văn Tấn.
Kết luận: Trong hoàn cảnh đất nước ta đang còn khó khăn về nhiều mặt
nhưng các họa sĩ vẫn luôn học tập, tìm tòi, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên
môn về kĩ thuật vẽ tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, tranh khắc và điêu khắc.
Các họa sĩ đã để lại cho dân tộc ta một khó tàng quí giá về nghệ thuật.
Hoạt động 3. HS cảm nhận về tranh vẽ của các họa sĩ trong giai đoạn
1954-1975 (tiết 3)
Hoạt động của giáo viên
Chia 6 nhóm như trên
- Trang trí trên giấy A4 sau đó viết
cảm thụ về một tác phẩm mà em thích.
- Các nhóm tích hợp môn ngữ văn viết
về một tác phẩm tiêu biểu theo những
tiêu chí sau:
- Nội dung của tranh vẽ muốn biểu
cảm điều gì đối với người xem?
- Bố cục trong tranh thể hiện như thế
nào?
+Mảng chính
+Mảng phụ
- Đường nét trong tranh như thế nào?
- Màu sắc thể hiện như thế nào?
- Cảm nhận của em về tranh vẽ?

Hoạt động của học sinh
- 6 nhóm trao đổi về nội dung tác phẩm
của nhóm đã phân ở tiết trước, sau đó
tự 1 HS chọn 1 tác phẩm yêu thích rồi

viết cảm nhận và trang trí về tác phẩm
đó.
- Các nhóm bàn bạc cử đại diện tiêu
biểu dán lên bảng hoặc dán lên xung
quanh lớp học để GV cùng HS quan sát
nhận xét các bài viết cảm nhận của HS

21


Hoạt động thực hành:
Chuẩn bị cho bài học:
- Giáo viên : Chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học
+ Máy chiếu
+Bảng phụ
- Học sinh : + Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu cho tiết học.
+ Ôn lại kiến thức :Về lịch sử, ngữ văn, âm nhạc, giáo dục công
dân, tin học, vật lý, hóa học,... để liên hệ, vận dụng vào kiến thức bài học.
• Hoạt động học tập:
- Quan sát, trả lời các câu hỏi, xây dựng nội dung bài học
- Hoạt động nhóm, tìm hiểu, yêu cầu, hợp tác tìm hiểu nội dung kiến
thức
- Thuyết trình trước lớp
- Lắng nghe thông tin bổ sung từ giáo viên
- Vẽ tranh theo ý thích, vận dụng kiến thức bài học
- Viết bài cảm thụ về một tác phẩm hội họa
- Liên hệ bản thân về kiến thức mĩ thuật đã học.
• Hoạt động kiểm tra, đánh giá
Giáo viên yêu cầu các nhóm:
- Trình bày sản phẩm

- Tự đánh giá
+ Học sinh nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm
+ Học sinh nhận xét, đánh giá về hoạt động của các nhóm
Giáo viên nhận xét, đánh giá :
+ Kiểm tra, củng cố kiến thức sau nội dung bài học
+ Tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành
+ Nhận xét đánh giá các nhóm về: Tiến độ thực hiện, tinh thần học tập,
khả năng giao tiếp, biểu đạt tiếp thu thông tin, sự sáng tạo, hợp tác trong công
việc…
+ Nhận xét đánh giá kết quả học sinh theo nhóm hoặc cá nhân. Khen
ngợi, khuyến khích, đánh giá mức hoàn thành tốt đối với những nhóm cá nhân
có tinh thần học tập tốt, hăng hái, có ý tưởng sáng tạo.
Giáo viên lưu ý:
- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học
- Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của
các học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân.
22


- Hoạt động học tập, sáng tạo nghệ thuật nhằm khơi dậy tiềm năng người
học, hướng người học phát huy được khả năng của mình . Vì vậy cần thực hiện
đánh giá trên tinh thần động viên, khích lệ là chính.

23


24


25



×