Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo đồ án Cảm biến đo lưu lượng, mực chất lỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC GTVT TP.HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN 678THÔNG

KỸ THUẬT ĐO 2

ĐỀ TÀI: CẢM BIẾN ĐO LƯU LƯỢNG,
MỰC CHẤT LỎNG

Giảng viên hướng dẫn : Lê Mạnh Thắng
Sinh viên thực hiện
: Huỳnh Quang Thắng
Vũ Văn Tiến
Lê Đức Long

Năm học: 2015 - 2016


I. Tóm tắt.
Đo lưu lượng đóng một vai trò quan trọng, không chỉ vì nó phục vụ cho mục
đích kiểm kê, đo đếm mà còn bởi vì ứng dụng của nó trong hệ thống tự động hóa
các quá trình sản xuất. Chính vì vậy việc hiểu rõ về phương pháp đo, cũng như nắm
vững các đặc tính của thiết bị đo lưu lượng là điều hết sức cần thiết.
II. Mở đầu.
Cảm biến đo không thể thiếu để đo lưu lượng của chất khí, chất lỏng, hay
hỗn hợp khí-lỏng trong các ứng dụng công nghiệp như thực phẩm-nước giải khát,
dầu mỏ- khí đốt, hóa chất-dược phẩm, sản xuất giấy, điện, xi măng … Trên thị
trường, các loại lưu lượng kế rất đa dạng và luôn sẵn có cho bất kỳ ứng dụng công
nghiệp hay dân dụng nào. Việc chọn lựa cảm biến đo lưu lương loại nào cho ứng
dụng cụ thể thường dựa vào đặc tính chất lỏng (dòng chảy một hay hai pha, độ nhớt,
độ đậm đặc, …), dạng dòng chảy (chảy tầng, chuyển tiếp, chảy hỗn loạn, …), dải


lưu lượng và yêu cầu về độ chính xác phép đo. Các yếu tố khác như các hạn chế về
cơ khí và kết nối đầu ra mở rộng cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa này.
Nói chung, độ chính xác của lưu lượng kế còn phụ thuộc vào cả môi trường đo
xung quanh. Các ảnh hưởng của áp suất, nhiệt độ, chất lỏng/khí hay bất kỳ tác động
bên ngoài nào đều có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
Cảm biến đo lưu lượng trong công nghiệp được lắp đặt ở môi trường nhiễu
cao và thường bị xung áp. Điều này đòi hỏi các cảm biến đo lưu lượng phải hoạt
động bình thường cả với xung điện áp và bù được nhiễu để đảm bảo đưa ra tín hiệu
đo với độ chính xác cao. Thông thường, trong công nghiệp hay sử dụng giao diện
truyền dẫn tín hiệu 4-20mA giữa bộ truyền tín hiệu đo với thiết bị điều khiển. Bộ
truyền tín hiệu đo gắn với cảm biến đo lưu lượng có thể được cấp nguồn bởi chính
mạch vòng 4-20mA này hoặc bằng nguồn riêng. Bộ truyền tín hiệu đo sử dụng
mạch vòng 4-20mA có yêu cầu rất khắt khe về công suất: tất cả các thiết bị điện thu
thập/xử lý và truyền tin cần phải hoạt động độc lập với nguồn cấp từ mạch vòng 420mA, chỉ những vi xử lý/vi điều khiển tiêu thụ rất ít điện (ví dụ dòng vi điều khiển
DSP) mới được kết hợp dùng chung nguồn của mạch vòng 4-20mA. Bộ truyền tín
hiệu với kết nối truyền số liệu dạng số như tích hợp giao diện bus trường (Profibus,


I/O Link) hoặc kết nối không dây ngày càng phổ biến, vì chúng làm giảm thời gian
khởi động và cho phép giám sát liên tục, cũng như chẩn đoán lỗi.
Tất cả các yếu tố này góp phần cải thiện đáng kể năng suất và hiệu quả của
hệ thống tự động hóa. Các cảm biến lưu lượng được phân làm bốn nhóm chính dựa
vào nguyên lý hoạt động của chúng: cảm biến lưu lượng dựa vào chênh lệch áp
suất, cảm biến lưu lượng điện từ, cảm biến lưu lượng Coriolis, cảm biến lưu lượng
siêu âm. Dưới đây, bài báo sẽ trình bày tổng quát về nguyên tắc hoạt động, ưu điểm
và nhược điểm, cũng như những đặc tính của cảm biến lưu lượng chất lỏng, chất khí
nhằm giúp người sử dụng chọn đúng cảm biến cho ứng dụng của mình.


III. Nội dung.

1. Cảm biến lưu lượng dựa vào chênh lệch áp suất.
Lưu lượng kế loại này hoạt động dựa vào nguyên lý Bernoulli. Tức là sự
chênh lệch áp suất xảy ra tại chỗ thắt ngẫu nhiên nào đó trên đường chảy, dựa vào
sự chênh áp suất này để tính toán ra vận tốc dòng chảy. Cảm biến lưu lượng loại
này thường có dạng lỗ orifice, ống pitot và ống venture. Hình 1 thể hiện loại cảm
biến tâm lỗ orifice, lỗ này tạo ra nút thắt trên dòng chảy.
Khi chất lỏng chảy qua lỗ này, theo định luật bảo toàn khối lượng, vận tốc
của chất lỏng ra khỏi lỗ tròn lớn hơn vận tốc của chất lỏng đến lỗ đó. Theo nguyên
lý Bernoulli, điều này có nghĩ là áp suất ở phía mặt vào cao hơn áp suất mặt ra. Tiến
hành đo sự chênh lệch áp suất này cho phép xác định trực tiếp vận tốc dòng chảy.
Dựa vào vận tốc dòng chảy sẽ tính được lưu lượng thể tích dòng chảy.

Hình 1: Cảm biến lưu lượng chênh lệch áp suất kiểu lỗ tròn (orifice): chênh lệch áp suất trước và
sau lỗ tròn Δp = p1 - p2; lưu lượng thể tích Q được xác định từ biểu thức Q2 = KΔp, p1 – áp suất
trước tấm lỗ, p2 - áp suất sau tấm lỗ, K - hệ số, phụ thuộc vào tỷ trọng chất lỏng, đường kính ống
và lỗ orifice.

Phương trình Bernoulli cho đường ống nằm ngang như hình:
p1 − p 2 v12 − v 22
=
ρ
2

Định luật bảo toàn khối lương:


v1A1 = v 2 A2 ρ

Lưu lượng chất lỏng:
Q = v1. A1 =


A2
2

 A2 
1− 
÷
 A1 

Phân loại: Có 4 loại.
a. Đo lưu lượng dạng Orifice.

Là đồng hồ đo lưu lượng nước bão hòa, hơi hóa nhiệt, khí nén, khí N2, O2,
H2, nước, dầu.
b. Đo lưu lượng bằng Venturi.


Venturi đo lưu lượng được sử dụng để đo lường sự ổn định một pha trong
dây dẫn khép kín của dòng chất lỏng, thường được sử dụng trong các phép đo
không khí, khí đốt, nước và dòng chảy chất lỏng khác.
Ưu điểm: Nếu bạn chính xác có thể được sản xuất hoàn toàn theo tiêu chuẩn
ASME, độ chính xác có thể đạt 0,5%, nhưng vấn đề Venturi trong nước do công
nghệ sản xuất của mình, chính xác là khó khăn để đảm chất lượng kỹ thuật, trong
nước chỉ có thể đảm độ chính xác đo %, với điều kiện sản xuất điện cực siêu tới
hạn, ống như quân bằng tỉ vòng sử dụng ở nhiệt độ cao và áp lực là một phần rất
nguy hiểm, không sử dụng cân bằng vòng, không tuân thủ các tiêu chuẩn ASNE
ISO5167, đo lường chính xác là không thể đảm bảo rằng đây là Venturi cổ điển cao
trong sản xuất một mâu thuẫn.
Nhược điểm: Đường ống và nhập khẩu / xuất khẩu của cùng một tài liệu,
các chất lỏng trong ống xói mòn và mặc đo lường chính xác nghiêm trọng, lâu

dàikhông được đảm bảo. Chiều dài của cấu trúc phải được sản xuất theo tiêu
chuẩnISO-5167 yêu cầu, hoặc không đạt được độ chính xác cần thiết, các tiêu chuẩn
ISO-5167 của Venturi yêu cầu cấu trúc nghiêm ngặt cổ điển, làm cho nó đo lường tỉ
suất lưu lượng tối đa / tối thiểu dòng chảy là rất nhỏ, thường là trong 3 - 5. khó
khăn để đáp ứng lưu lượng dòng chảy đo lường biên độ lớn.
c. Đo lưu lượng bằng Nozzle.


d. Đo lưu lượng bằng Pitot

Lưu ý:
Khi chọn lựa, lắp đặt thiết bị đo lưu lượng loại này trong ứng dụng công
nghiệp cần lưu ý các điểm sau:
 Cảm biến được chế tạo dựa trên công nghệ cổ điển, hoạt động ổn định-bền
vững, dễ bảo trì-bảo dưỡng.
 Phù hợp cho dòng chảy hỗn hợp.
 Độ chính xác thấp ở dải lưu lượng nhỏ.
 Sử dụng kỹ thuật đo lưu lượng chiết tách trong một đoạn ống dẫn, vì vậy đỏi
hỏi phải tiêu hao thêm năng lượng khi chạy bơm.
 Yêu cầu chính xác vị trí lắp đặt tấm lỗ orifice, điểm trích lỗ đo áp suất đầu
nguồn và điểm trích lỗ đo áp suất phía hạ nguồn dòng chảy.
Một số hình ảnh về cảm biến lưu lượng dựa vào chênh lệch áp suất:


2. Cảm biến lưu lượng điện từ.
Cảm biến lưu lượng điện từ hoạt động dựa vào định luật điện từ Faraday và
được dùng để đo dòng chảy của chất lỏng có tính dẫn điện. Hai cuộn dây điện từ để
tạo ra từ trường (B) đủ mạnh cắt ngang mặt ống dẫn chất lỏng (hình 2). Theo định
luật Faraday, khi chất lỏng chảy qua đường ống sẽ sinh ra một điện áp cảm ứng.
Điện áp này được lấy ra bởi hai điện cực đặt ngang đường ống. Tốc độ của dòng

chảy tỷ lệ trực tiếp với biên độ điện áp cảm ứng đo được.

Hình 2: Cảm biến lưu lượng điện từ: điến áp cảm ứng E=KDBv, B - từ
trường, D - chiều dài chất dẫn điện (khoảng cách 2 điện cực đo điện áp cảm
ứng), v - vận tốc dòng chảy, K - hệ số.
Cuộn dây tạo ra từ trường B có thể được kích hoạt bằng nguồn AC hoặc DC.
Khi kích hoạt bằng nguồn AC - 50Hz, cuộn dây sẽ được kích thích bằng tín hiệu
xoay chiều. Điều này có thuận lợi là dòng tiêu thụ nhỏ hơn so với việc kích hoạt
bằng nguồn DC. Tuy nhiên phương pháp kích hoạt bằng nguồn AC nhạy cảm với
nhiễu. Do đó, nó có thể gây ra sai số tín hiệu đo. Hơn nữa, sự trôi lệch điểm
“không” thường là vấn đề lớn đối với hệ đo được cấp nguồn AC và không thể căn
chỉnh được. Bởi vậy, phương pháp kích hoạt bằng nguồn xung DC cho cuộn dây từ
trường là giải pháp mang lại hiệu quả cao. Nó giúp giảm dòng tiêu thụ và giảm nhẹ
các vấn đề bất lợi gặp phải với nguồn AC.
Với điện trường E ta có một điện thế U đo được ở hai điện cực nằm trên ống
lưu chất có đường kình D.


q = v.B = q.E = q.

u
D

U = D.v.B

Với vận tốc v, ta có lưu lượng tính theo thể tích khi điện tích mặt cắt ngang
D
2

2

của ống dẫn la π ( )

Qv =

π 2
π D
.D .V hay Qv = . .U
4
4 B

Lưu ý:
Đối với hệ thống lắp đặt cảm biến lưu lượng điện từ cần lưu ý đến các điểm
sau:
 Chỉ có thể đo chất lỏng có khả năng dẫn điện;
 Sự chọn lựa các điện cực thay đổi tùy thuộc vào độ dẫn điện, cấu tạo đường
ống và cách lắp đặt.
 Không có tổn hao trong hệ áp suất, nên cần lưu ý đến dải đo lưu lượng thấp.
 Rất thích hợp đo lưu lượng chất lỏng ăn mòn, dơ bẩn, đặc sệt như xi măng,
thạch cao, … vì cảm biến đo loại này không có các bộ phận lắp đặt phía
trong ống dẫn.
 Độ chính xác cao, sai số ±1% dải chỉ thị lưu lượng.
 Giá thành cao hơn.
Một số hình ảnh về lưu lượng cảm biến điện từ

3. Cảm biến lưu lượng Coriolis.
Đây là nhóm cảm biến đo lưu lượng khá phổ biến. Chúng thực hiện đo trực
tiếp lưu lượng khối lượng của dòng chất lỏng chảy qua ống dẫn. Sự lắp đặt có thể
thực hiện bởi ống thẳng đơn, hay ống đôi có đoạn cong (hình 3). Cấu trúc của ống
thẳng đơn thì dễ dàng khi chế tạo, lắp đặt và bảo trì - bảo dưỡng nhưng thiết bị đo
loại này rất nhạy cảm với nhiễu và tác động bên ngoài. Cấu trúc của ống đôi cong



cho phép loại bỏ được nhiễu tác động vào kết quả đo vì hai ống dẫn dòng chảy dao
động ngược pha nhau nên sẽ triệt tiêu được nhiễu.

Hình 3: Cảm biến lưu lượng Coriolis ống đôi dạng cong Delta
Đối với cảm biến đo lưu lượng Coriolis, hai ống dẫn chất lỏng chảy qua
được cho dao động ở tần số cộng hưởng đặc biệt bởi từ trường mạnh bên ngoài. Khi
chất lỏng bắt đầu chảy qua các ống dẫn chất lỏng, nó tạo ra lực Coriolis. Dao động
rung của các ống dẫn cùng với chuyển động thẳng của chất lỏng, tạo ra hiện tượng
xoắn trên các ống dẫn này. Hiện tượng xoắn này là do tác động của lực Coriolis ở
hướng đối nghịch với hướng bên kia của các ống dẫn và sự cản trở của chất lỏng
chảy trong ống dẫn đến phương chuyển động thẳng đứng.
Các sensor điện cực đặt cả phía dòng chảy vào (Inlet pickoff) và phía dòng
chảy ra trên thành ống để xác định sai lệch thời gian về sự dịch pha (Δt) của tín hiệu
vào (Inlet pickoff signal) và tín hiệu ra (Outlet pickup signal). Sự dịch pha này (Δt)
được dùng để xác định trực tiếp lưu tốc khối lượng dòng chảy qua ống.

Hình 4 minh họa hoạt động của cảm biến lưu lượng Coriolis khi chất lỏng
đứng im (No flow) và chất lỏng di chuyển (Flow).
Ưu điểm: Tuyến tính, sai số rất thấp, vùng đo rộng, đo được lưu khối chất
lưu có tỷ trọng thay đổi hay pha trộn, đo được chất lỏng sệt hay khí, đo cùng lúc
được chất lỏng và khí.
Nhược điểm: dao động chất lưu có thể gây sai số, kích thước nhỏ từ 1/16-6
inch, gây sụp áp cao.
Cảm biến lưu lượng Coriolis có đặc tính sau:
 Đo trực tiếp lưu tốc khối lượng, loại bỏ ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, hình
dạng dòng chảy đến phép đo.
 Độ chính xác cao.
 Cảm biến đo cho phép mô phỏng quá trình đo lưu lượng và tỷ trọng bởi vì

tần số dao động cơ bản của ống phụ thuộc vào tỷ trọng chất lỏng chảy qua
ống.
Không đo được lưu lượng chất lỏng dạng đặc biệt (ví dụ như chất lỏng với
chất khí hay hạt rắn; chất khí với chất lỏng có bọt; …) bởi vì các hạt/vật chất đặc
biệt này làm giảm sự dao động của ống dẫn, gây ra sai số phép đo.


Một số hình ảnh về cảm biến lưu lượng Coriolis:

4. Cảm biến lưu lượng siêu âm
Cảm biến lưu lượng siêu âm dựa vào hiệu ứng Doppler được thể hiện trên
hình.


Hình 5: Cảm biến lưu lượng siêu âm dựa trên hiệu ứng Doppler: lưu lượng
thể tích Q = KΔ(f1,f2), f1 - tần số sóng phát, f2 - tần số sóng thu về, K - hệ số, phụ
thuộc góc tới/phản xạ, vị trí vật chất phản xạ, mặt cắt ngang.
Cảm biến này bao gồm bộ phát và bộ thu. Bộ phát thực hiện lan truyền sóng
siêu âm với tần số f1=0.5-10MHz vào trong chất lỏng với vận tốc là v. Giả sử rằng
hạt vật chất hoặc các bọt trong chất lỏng di chuyển với cùng vận tốc. Những hạt vật
chất này phản xạ sóng lan truyền đến bộ thu với một tần số f2. Sai lệch giữa tần số
phát ra và tần số thu về của sóng cao tần được dùng để đo vận tốc dòng chảy. Bởi vì
loại cảm biến lưu lượng siêu âm này yêu cầu hiệu quả phản xạ của hạt vật chất
trong chất lỏng, nên nó không làm việc được với các chất lỏng một pha, tinh khiết.
Cảm biến siêu âm xuyên thẳng (transit-time). Cảm biến loại này (hình 6) có
thể cho phép đo lưu lượng đối với chất lỏng/khí rất sạch (không lẫn tạp chất).
Cấu tạo của nó bao gồm một cặp thiết bị biến đổi sóng siêu âm lắp dọc hai
bên thành ống dẫn dòng chảy, đồng thời làm với trục của dòng chảy một góc xác
định trước. Mỗi thiết bị biến đổi bao gồm bộ thu và bộ phát, chúng phát và nhận tín
hiệu chéo nhau (thiết bị này phát thì thiết bị kia thu). Dòng chảy trong ống gây ra sự

sai lệch thời gian của chùm sóng siêu âm khi di chuyển ngược dòng và xuôi dòng
chảy.
Đo giá trị sai lệch về thời gian của chùm sóng xuyên qua dòng chảy này cho
phép ta xác định vận tốc dòng chảy. Sự sai lệch thời gian này vô cùng nhỏ (nano
giây), do đó cần phải dùng thiết bị điện từ, điện tử có độ chính xác cao để thực hiện
phép đo, hoặc tiến hành đo trực tiếp thời gian này.

Hình 6: Cảm biến siêu âm xuyên thắng
Lưu ý:
Khi lắp đặt cảm biến siêu âm, cần lưu ý đến các điểm sau:








Cảm biến lưu lượng dựa vào hiệu ứng Doppler không đắt.
Cảm biến lưu lượng xuyên thẳng đưa ra kỹ thuật đo chất lỏng không dẫn điện và ăn
mòn.
Cảm biến lưu lượng siêu âm lắp đặt gá, kẹp vào đường ống hiện tại, cho phép
không cần cắt bỏ hoặc phá hủy một phần đường ống, loại bỏ đến tổi thiểu sự tác
động con người đến chất lỏng độc hại và giảm sự bụi bẩn cho hệ thống.
Không có thành phần lắp đặt trong ống, không làm giảm áp lực.
Điểm nổi bật của cảm biến siêu âm là kết quả phép đo độc lập với hình dạng dòng
chảy.
Giá thành đắt và dòng chảy cần được điền đầy ống.

Một số hình ảnh về cảm biến siêu âm:



5. Đo lưu lượng bằng turbine hoặc cánh quạt

Nguyên lý: Phần tử cảm nhận là một rotor hướng trục, được đặt để quay do
dòng chất lỏng đi qua.
Số vòng quay trong một đơn vị thời gian: n = k.v
Trong đó: k là hệ số tỉ lệ và là tốc độ dòng qua tiết diện A.


Lưu lượng bằng: Q = A.v
Số vòng quay có thể được đo bằng cảm biến đo tốc độ.
Đồng hồ đo lưu lượng kiểu tuabin Merlion LXL200 (DN 200)

Đồng hồ tuabin MERLION LXL có cơ cấu truyền động bằng cơ, dùng để đo
lưu lượng nước lạnh trên đường ống kín tại các khu thương mại và công nghiệp.
Đồng hồ có cánh xoắn quay xung quanh trục của dòng chảy trong đồng hồ.
Bộ phận chuyển động hoạt động trực tiếp nhờ tác động của dòng chảy. Bằng cơ cấu
cơ học, hoạt động của bộ phận chuyển động được truyền tới thiết bị chỉ thị để tính
tổng lượng nước chảy qua.
Đồng hồ được cấu tạo bởi 3 phần chính: vỏ gang cầu được sơn tĩnh điện, tua
bin và bộ phận chỉ thị. Tua bin và bộ phận chỉ thị được làm bằng vật liệu kỹ thuật
giúp đảm bảo tính chính xác cao.
Đồng hồ được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4064 cấp B.
Đầu nối bích theo tiêu chuẩn ISO 7005-2 và ISO 7005-3.
Sai số lưu lượng chuyển tiếp Qt … Qs là ± 2%.
Sai số lưu lượng nhỏ nhất Qmin … Qt là ± 5%
Nhiệt độ tối đa cho phép là 40ºC
Áp suất tối đa cho phép là 10 bar
6. Đo mức bằng cảm biến điện dung.

Giới thiệu cảm biến đo mức điện dung Finetek-Type: SA

Nguyên lý: Một điện cực cách điện được nhúng vào chất lỏng. Điện dung giữa
thanh dẫn bên trong điện cực và thành bồn được đo và thanh đổi theo mức chất lỏng
(a), (b) công tắc mức dạng điện dung.


Quan hệ giữa điện dung và mức L
1 d
1 d 
C  ln 2 + ln 3 ÷
ε
d1 ε 2 d 2 
2πε 0 L
C=
⇔L=  1
1 d 2 1 d3
2πε 0
ln + ln
ε1 d1 ε 2 d 2

Nếu chất lỏng có độ dẫn điện cao, ta có thể đơn giản công thức trên.
d2
2πε1 L
d1
C=
⇔L=
d
2πε 0ε1
ln 2

d1
ln

Giới thiệu cảm biến đo mức điện dung Finetek-Type: SA

a. Giới thiệu chung.
Cảm biến đo mức điện dung Finetek (tên tiếng Anh: Capacitance Level
Switch) là một trong những thiết bị đo mức của hãng Finetek Đài Loan, dòng cảm
biến này hoạt động trên nguyên lý cảm ứng điện dung “capacitance effects”, ứng
dụng chủ yếu của cảm biến dùng đo mức chất lỏng, đo mức chất dạng bột.
b. Các TYPE và ứng dụng của TYPE:
Kiểu tiêu chuẩn (SA110 & SA111 A/B/C): Dùng trong các ứng dụng cơ bản
Kiểu chịu nhiệt cao (SA120 & SA128 A/B/C): Đo mức với các môi trường
có nhiệt độ cao
Kiểu chống ăn mòn (SA130 & SA132 A/B/C): Dùng báo mức trong môi
trường có hóa chất ăn mòn
Kiểu đầu dò tách dời (SA140 A/B/C): Dùng đo mức trong khu vực có độ
rung cao
Kiểu đầu đo nối dây dài (SA150 A/B/C): Dùng đo mức trong két, silo có
kích thước lớn
Kiểu đầu đo phẳng (SA160 A/B/C): Đo mức trong các vị trí thấp
Kiểu phòng nổ cấp 1 (SA270~ SA279): Dùng cho khu vực phòng nổ Zone 1,
2


Kiểu phòng nổ cấp 0 – an toàn bản chất (SA370 ~ SA378): Dùng báo mức
phòng nổ Zone 0, yêu cầu bổ sung thiết bị phòng nổ cách ly SA-75U.
Loại miễn nhiễm điện từ (SA180 & SA181 A/B/C): Dùng cho khu vực bị
tĩnh điện có thể phóng.
c. Cách tùy chọn cảm biến điện dung SA:

Dựa vào nhu cầu thực tết của vật liệu/chất lỏng cần đo mức, kiểu bồn, ứng
dụng đầu ra, khách hàng có thể tùy chọn 100% cảm biến của họ theo form như sau:
Series: SA
Type: Theo mục “Các TYPE và ứng dụng của TYPE:” bên trên
Cọc đấu nối: Nguồn AC hoặc DC, đầu ra Rơ le hoặc NPN, hoặc dùng cho bộ
cách ly SA-75U
Lặp đặt: Mặt bích hoặc nối ren
Kích thước chiều dài của đầu đo
Giới thiệu cảm biến đo mức điện dung Finetek-Type: SA



×