ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
------
LÊ THỊ BÌNH
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TIN HỌC VÀ VIỄN THÔNG T&H
Chuyên ngành
: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã
nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô và bạn bè trong khoa Hệ thống
Thông tin Kinh tế và thầy cô bộ môn Thương mại Điện tử. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô đã cung cấp những kiến thức bổ ích và giá trị về môn học cũng như
thực tế cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Cao đẳng Công Nghệ
Thông Tin Đà Nẵng.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Giảng viên Đào Thị Thu Hường đã
nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn ông Trần Thanh – Giám đốc Công ty Cổ phần tin học
và viễn thông T&H cùng toàn bộ anh chị nhân viên trong Công ty đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thực tập, học hỏi và trau dồi kiến thức thực tế của mình trong
thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ
tinh thần giúp em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên bài báo cáo thực tập của em không tránh
khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Bình
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TMĐT VÀ HOẠT ĐỘNG
BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN...........................................................................................1
1.1. Thương mại điện tử........................................................................................................1
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.3.1.
1.1.3.2.
1.1.3.3.
1.1.3.4.
1.1.4.
1.1.4.1.
1.1.4.2.
1.1.4.3.
1.1.4.4.
1.1.5.
1.1.5.1.
1.1.5.2.
Thương mại điện tử là gì?................................................................................................1
Các đặc trưng của Thương mại điện tử...........................................................................1
Những phương tiện kỹ thuật trong thương mại điện tử..................................................2
Điện thoại 2
Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử...................................................................................2
Mạng nội bộ và mạng ngoại bộ..........................................................................................3
Internet và Web..................................................................................................................3
Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử...........................................................4
Thư điện tử (Electronic Mail: Email).................................................................................4
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)...........................................................................................4
Quảng cáo trực tuyến.........................................................................................................4
Bán hàng qua mạng...........................................................................................................5
Mô hình hoạt động TMĐT................................................................................................5
Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business hay B2B).............................5
Giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Custommer hay B2C………….........
1.1.5.3.
.....................6
Giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (Custommer to Custommer hay C2C)………...
1.1.6.
1.1.6.1.
1.1.6.2.
1.1.6.3.
6
Lợi ích của thương mại điện tử .......................................................................................6
Lợi ích đối với các tổ chức.................................................................................................6
Đối với người tiêu dùng.....................................................................................................8
Lợi ích đối với xã hội.........................................................................................................8
1.2. Hoạt động bán hàng trực tuyến trong thương mại điện tử......................................9
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
Khái niệm bán hàng trực tuyến........................................................................................9
Đặc điểm............................................................................................................................ 9
Quy trình bán hàng trực tuyến.......................................................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VÀ VIỄN THÔNG T&H.......................................14
2.1.
Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tin học và Viễn thông T&H...........................14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần tin học và viễn thông
T&H……......................................................................................................................... 14
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu................................................................................15
2.1.3. Cơ cấu tổ chức lao động của công ty..............................................................................16
2.1.3.1.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức lao động của công ty Cổ phần tin học và viễn thông T&H…………
2.1.3.2.
.....................16
Chức năng của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các phòng ban của công ty…….....
2.1.4.
2.1.5.
2.1.5.1.
2.1.5.2.
2.1.6.
2.2.
2.2.1.
2.2.1.1.
2.2.1.2.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.
2.2.6.
2.2.7.
17
Đội ngũ nhân sự tại công ty...........................................................................................19
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty................................................................21
Trụ sở công ty..................................................................................................................21
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.................................................................................21
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty...................................................................22
Thực trạng bán hàng trực tuyến tại Công ty Cổ phần Tin học và Viễn thông T&H 23
Giới thiệu chung về hoạt động bán hàng trực tuyến tại công ty....................................23
Bán hàng qua website......................................................................................................23
Bán hàng qua mạng xã hội..............................................................................................27
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho bán hàng trực tuyến.............................................29
Đội ngũ nhân viên phụ trách bán hàng trực tuyến.......................................................29
Hệ thống các sản phẩm trực tuyến của công ty.............................................................30
Quy trình hoạt động bán hàng trực tuyến của công ty..................................................30
Tình hình khách hàng trực tuyến..................................................................................32
Kết quả kinh doanh bán hàng trực tuyến.......................................................................34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VÀ VIỄN THÔNG T&H
......................................................................................................................................... 37
3.1. Đánh giá chung về hoạt động bán hàng trực tuyến tại công ty Cổ phần tin
học và viễn thông T&H…............................................................................................37
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến tại công ty Cổ
phần tin học và viễn thông T&H................................................................................39
3.2.1. Tăng cường hoạt động quảng bá trang web và bán hàng trực tuyến có
hiệu quả……….............................................................................................................. 39
3.2.2. Hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin..................................44
3.2.3. Phát triển công nghệ kỹ thuật và hoàn thiện các hình thức thanh toán.........45
3.2.4. Bồi dưỡng nâng cao trình độ và tạo động lực cho cán bộ phụ trách hoạt
động bán hàng trực tuyến.............................................................................................48
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADSL: (Asymmetric Digital Subscriber Line) Đường dây thuê bao số bất đối xứng
BGĐ : Ban giám đốc
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CNTT: Công nghệ thông tin
CP: Cổ phần
ĐTDĐ: Điện thoại di động
ĐTVT: Điện tử viễn thông
EDI: (Electronic Data Interchange) Trao đổi dữ liệu điện tử
HĐQT: Hội đồng quản trị
HTML: (Hyperlink Markup Language) Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
IOIT: ( Institute of Information Technology) Viện Công nghệ Thông tin
LAN: (Local Area Network) Mạng máy tính cục bộ
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TCP/IP:(Transmission Control Protocol/Internet Protocol) Bộ giao thức liên mạng
TMĐT: Thương mại điện tử
TMTT: Thương mại truyền thống
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TTĐT: Thanh toán điện tử
WAN: (Wide Area Network) Mạng diện rộng
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
3.1
Tên hình
Sơ đồ quy trình bán hàng trực tuyến
Sơ đồ tổ chức lao động của Công ty
Biểu đồ biến động doanh thu
Giao diện chính của website Công ty
Danh mục sản phẩm của website Công ty
Thông tin liên hệ của Công ty
Quy trình mua hàng thông qua website
Thống kê sự tương tác của người xem với trang
Fanpage của Công ty
Sơ đồ bán hàng trực tuyến của Công ty
Phạm vi hoạt động của Công ty
Thông tin chi tiết về sản phẩm của Công ty
Trang
12
16
22
24
25
26
26
28
31
33
38
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Thống kê nguồn nhân sự của công ty giai đoạn 20122014
20
2.2
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua
các năm
22
2.3
2.4
Báo cáo kết quả tình hình khách hàng của Công ty
Báo cáo kết quả kinh doanh trực tuyến qua các năm
34
35
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang đem lại những chuyển biến
mạnh mẽ trên toàn thế giới. Với sự phát triển nhanh như vũ bão, việc áp dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì Thương mại điện tử cũng đã trở
thành lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia trên toàn thế
giới. Con người đã tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc trong việc mua sắm và các
giao dịch kinh tế so với trước kia. Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động
kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại. Và Việt Nam – một đất nước đang phát
triển và trong quá trình hội nhập không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Tuy đây là
một vấn đề con khá mới mẻ nhưng nó đã thu hút được sự quan tâm của các doanh
nghiệp trong nước muốn tìm hiểu và áp dụng từ lợi ích to lớn mà nó mang lại. Cơ hội
có, khó khăn đối với doanh nghiệp cũng có nhưng thương mại điện tử thực sự là một
cuộc cách mạng về phương thức bán hàng mà nếu biết cách áp dụng thì doanh nghiệp
sẽ thành công ngoài mong đợi trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tiễn đó em chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp đẩy
mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến tại công ty Cổ phần tin học và viễn thông
T&H” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Từ việc nghiên cứu thực trạng bán
hàng trực tuyến tại công ty để đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán
hàng trực tuyến tại công ty Cổ phần tin học và viễn thông T&H.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Khái quát cơ sở lý luận về thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến
Tìm hiểu chung về công ty Cổ phần tin học và viễn thông T&H. Phân tích
thực trạng bán hàng trực tuyến của Công ty Cổ phần tin học và viễn thông T&H
trong những năm gần đây
Trên cơ sở đó đánh giá kết quả kinh doanh, những thành tựu đạt được cũng
như những vướng mắc còn tồn tại, báo cáo đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động bán hàng trực tuyến của Công ty.
3.
Phương pháp và phạm vi áp dụng của khóa luận
Khóa luận nghiên cứu về thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động
bán hàng trực tuyến của Công ty Cổ phần tin học và viễn thông T&H.
Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty Cổ phần tin học và viễn thông T&H.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp điều tra, tổng hợp, so sánh và phân tích
thống kê. Ngoài ra còn tham khảo tư liệu, thông tin các công trình nghiên cứu của
một số tác giả trước đây.
5.
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu và kết luận báo cáo gồm 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về TMĐT và hoạt động bán hàng trực
tuyến
Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng trực tuyến tại công ty Cổ phần tin
học và viễn thông T&H
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến tại công
ty Cổ phần tin học và viễn thông T&H
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
TMĐT VÀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN
1.1. Thương mại điện tử
1.1.1. Thương mại điện tử là gì?
“E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử)” là việc
sử dụng các phương pháp điện tử để tiến hành quá trình làm thương mại;
hay chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua
các phương tiện công nghệ điện tử, mà không cần phải in ra giấy trong bất
cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Bất cứ thời điểm nào
cũng có thể cung cấp cho người sử dụng internet mọi thông tin đầy đủ, cập
nhật nhất.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả
từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu
TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua
Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp).
(Nguồn: Sách Thương mại điện tử của tác giả Nguyễn Hoài Anh, Ao Thu Hoài)
1.1.2. Các đặc trưng của Thương mại điện tử
Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp
với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Các giao dịch thương mại truyền thống (TMTT) được thực hiện với
sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện
trong một thị trường không có biên giới (thị trường toàn cầu). TMĐT trực
tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba
chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch
vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
10
Đối với TMTT thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi
dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
1.1.3. Những phương tiện kỹ thuật trong thương mại điện tử
1.1.3.1. Điện thoại
Trong xu hướng mới, việc tích hợp công nghệ tin học, viễn thông có
thể cho ra đời những máy ĐTDĐ có khả năng duyệt Web, thực hiện được
các giao dịch TMĐT không dây như mua bán chứng khoán, dịch vụ ngân
hàng, đặt vé xem phim, mua vé tàu…Tuy nhiên trên quan điểm kinh doanh,
công cụ điện thoại có mặt hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh, mọi
cuộc giao dịch cuối cùng vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ, hơn nữa, chi phí
giao dịch điện thoại, nhất là cước điện thoại đường dài và điện thoại nước
ngoài vẫn còn ở mức khá cao.
1.1.3.2. Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử
Với vai trò là một khâu vô cùng quan trọng trong TMĐT, thanh toán
điện tử (TTĐT) nhằm thực hiện cân bằng cho việc trao đổi giá trị. TTĐT là
việc thanh toán thông qua thông điệp điện tử thay vì cho việc giao tay tiền
mặt.
TTĐT sử dụng các máy rút tiền tự động (ATM: Automatic Teller
Machine), thẻ tín dụng mua hàng (Purchasing Card), thẻ thông minh
(Smart Card) là loại thẻ có gắn chip điện tử, tiền mặt Cyber (Cyber Card),
các chứng từ điện tử (ví dụ như hối phiếu, giấy nhận nợ điện tử)…Việc
xây dựng một hệ thống thanh toán tài chính tự động (Hệ thống các thiết bị
tự động chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác trong hệ thống liên
ngân hàng) là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công TMĐT tiến tới
nền kinh tế số hoá.
Sử dụng hệ thống TTĐT tạo điều kiện cho việc đa dạng hoá các
phương thức sử dụng tiền tệ và lưu chuyển dễ dàng ở phạm vi đa quốc gia.
Tiền sử dụng là tiền điện tử không mất chi phí in ấn, kiểm đếm, giao nhận.
11
Tốc độ lưu chuyển tiền tệ qua ngân hàng nhanh và kiểm soát được quy
trình rủi ro trong thanh toán. Về phía người sản xuất thì thu được tiền
nhanh chóng, rút ngắn chu trình tái sản xuất tránh động vốn, tăng tốc độ
lưu thông hàng hoá và tiền tệ. Người tiêu dùng có khả năng lựa chọn dễ
dàng hàng hoá một cách tức thời và theo ý của mình. Tuy vậy việc sử dụng
hệ thống thanh toán tiền tự động hiện còn khá rủi ro về vấn đề bảo mật,
tính riêng tư như việc chữ ký điện tử bị rò mật mã, các mã số thông tin cá
nhân (pin) thông tin về thẻ tín dụng bị rò rỉ và có thể bị liên hệ đến từng vụ
thanh toán tự động, nên việc xây dựng hệ thống bảo mật khắc phục các mặt
tồn tại đó với các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất mới giúp TMĐT phát
triển.
1.1.3.3. Mạng nội bộ và mạng ngoại bộ
Mạng nội bộ (Intranet) là toàn bộ mạng thông tin của một công ty cơ
quan và các liên lạc mọi kiểu giữa các liên lạc di động. Theo nghĩa hẹp, đó
là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau (gọi là mạng cục bộ:LAN);
hoặc nối kết trong một khu vực rộng lớn hơn (Gọi là mạng diện
rộng:WAN).
Mạng ngoại bộ hay liên mạng nội bộ (Extranet) là hai hay nhiều
mạng nối kết với nhau tạo ra một cộng đồng điện tử liên công ty.
Các mạng nội bộ và ngoại bộ đều được xây dựng trên nền tảng công
nghệ giao thức chung TCP/IP, vì vậy chúng có thể kết nối được với
Internet. Xây dựng một mạng nội bộ công ty, là chúng ta đang điện tử hoá
quá trình kinh doanh, xây dựng một hệ thống quản trị và thực hiện công
việc một cách hiệu quả hơn.
1.1.3.4. Internet và Web
Internet là mạng cho các mạng máy tính. Một máy tính có địa chỉ
internet trước tiên được nối vào mạng LAN, rồi đến mạng WAN rồi vào
12
Backbone (trung tâm của các đường nối kết và các phần cứng nối kết dùng
để truyền dữ liệu với tốc độ cao) như vậy là máy tính đó đã giao tiếp với
Internet. Thông qua Internet, thông tin được trao đổi với các máy tính các
mạng với nhau. Các nối kết này được xây dựng trên cơ sở giao chuẩn
TCP/IP: TCP giữ vai trò đảm bảo việc truyền gửi chính xác dữ liệu từ
người sử dụng tới máy chủ (Sever) ở nút mạng, IP đảm nhận việc chuyển
các gói dữ liệu từ nút nối mạng này sang nút nối mạng khác theo địa chỉ
Internet.
Công nghệ Web (World Wide Web hay còn ký hiệu là WWW) là
công nghệ sử dụng các liên kết siêu văn bản (Hyperlink, Hypertext) tạo ra
các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác, cho phép người
sử dụng chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang một cơ sở dữ liệu khác, bằng
cách đó mà truy nhập vào các thông tin thuộc các chủ đề khác nhau và
dưới nhiều hình thức khác nhau như: văn bản, đồ hoạ, âm thanh, phim…
Như vậy Web được hiểu như là một công cụ hay nói đúng hơn là một dịch
vụ thông tin toàn cầu của Internet nhằm cung cấp những dữ liệu thông tin
viết bằng ngôn ngữ HTML hoặc các ngôn ngữ khác được kết hợp với
HTML và truyền đến mọi nơi trên cơ sở các giao thức chuẩn quốc tế như:
HTTP (Hypertext Tranfer Protocol: Giao thức chuẩn truyền tệp), POP
(Giao thức truyền thư tín), SMTP (Simple Massage Tranfer Protocol: Giao
thức truyền thông điệp đơn giản, NNTP (Net News Tranfer Protocol: giao
thức truyền tin qua mạng, cho phép những người sử dụng mạng thảo luận
xung quanh một hoặc nhiều vấn đề cùng quan tâm). Tuy mới ra đời nhưng
Web lại phát triển một cách mạnh mẽ nhất, nhanh nhất, tạo nên một tiềm
năng lớn trong việc phổ biến thông tin toàn cầu.
1.1.4. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử
1.1.4.1. Thư điện tử (Electronic Mail: Email)
13
Email là phương thức dễ dàng nhất để doanh nghiệp làm quen và
tiếp cận với thương mại điện tử. Việc sử dụng email giúp cho doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một
cách nhanh nhất. Về mặt chức năng, email có thể thay thế hoàn toàn cho
fax. Một địa chỉ email tốt phải đáp ứng các yêu cầu càng ngắn càng tốt,
gắn với địa chỉ website và thương hiệu của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu
dưới dạng "có cấu trúc" từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử
khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo
cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người.
Trao đổi dữ liệu điện tử có vai trò quan trọng đối với giao dịch thương mại
điện tử quy mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
1.1.4.3. Quảng cáo trực tuyến
Có nhiều hình thức để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp
có thể hình thành một website riêng, đặt đường dẫn website của mình tại
những trang web có nhiều người xem, đăng hình quảng cáo tại những trang
web thông tin lớn hay trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác
tiềm năng... Chi phí quảng cáo trên các trang web rất thấp so với việc
quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, đài phát thanh.
1.1.4.4. Bán hàng trực tuyến
Bán hàng trực tuyến là bất kỳ loại hoạt động kinh doanh xảy ra trên
internet. Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu tham gia bán hàng online trên mạng.
Nếu bạn có một sản phẩm hoặc ý tưởng độc đáo, bạn có thể tìm thấy một cách
để bán hoặc trao đổi trên mạng. Doanh nghiệp kinh doanh bán hàng trên
mạng có thể bán hàng ở các mặt trận khác nhau (cách họ xuất hiện trên
internet). Đây có thể có nhiều hình thức, chẳng hạn như:
14
•
Các trang web
•
Cửa hàng trực tuyến hoặc chợ
•
Blog
•
Phương tiện truyền thông xã hội.
1.1.5. Mô hình hoạt động TMĐT
Government
Bussiness
Custommer
Government
G2G
G2B
G2C
Bussiness
B2G
B2B
B2C
Custommer
C2G
C2B
C2C
Một số mô hình phổ biến ở Việt Nam:
1.1.5.1. Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business hay B2B)
B2B (Business to Business): được hiểu đơn giản là TMĐT giữa các
doanh nghiệp với nhau. Đây là mô hình TMĐT gắn với mối quan hệ giữa
các doanh nghiệp với nhau. Mô hình này chiếm tới trên 80% doanh số
TMĐT trên toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến. Mô hình này đã giúp
hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kinh doanh với
các doanh nghiệp nước ngoài dựa trên các lợi ích mà nó đem lại. Một trong
những mô hình điển hình trên thế giới đã thành công trong hoạt động theo
mô hình B2B là Alibaba.com của Trung Quốc.
1.1.5.2. Giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Custommer hay
B2C)
B2C (Business to Custommer): được hiểu là thương mại giữa các
doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập
thông tin, mua các hàng hoá hữu hình (như sách, các sản phẩm tiêu
dùng…) hoặc sản phẩm thông tin hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử
hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách điện tử và các thông tin, nhận
15
sản phẩm qua mạng điện tử. Một trong những công ty kinh doanh thành
công trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com với việc kinh doanh
bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện
tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình.
1.1.5.3. Giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (Custommer to Custommer
hay C2C)
C2C (Custommer to Custommer): được hiểu là TMĐT giữa các cá
nhân và người tiêu dùng với nhau. Đây cũng được coi là mô hình kinh
doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Hình thái
dễ nhận ra nhất của mô hình này là các website bán hàng online đấu giá
trực tuyến, rao vặt trên mạng. Một trong những thành công vang dội của
mô hình này là trang web đấu giá eBay. Hiện nay eBay là chợ đấu giá điện
tử lớn nhất thế giới dành cho việc mua bán các sản phẩm cho các khách
hàng riêng lẻ và các doanh nghiệp nhỏ.
1.1.6. Lợi ích của thương mại điện tử
1.1.6.1. Lợi ích đối với các tổ chức
Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương
mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận
người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng
mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua
với gia thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.
Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ
thông tin, chi phí in ấn gửi văn bản truyền thống.
Giảm chi phí mua sắm: thông qua giảm các chi phí quản lý hành
chính, giảm giá mua hàng.
16
Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ
trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay
thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.
Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông
qua web và internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365
mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “chiến
lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp
ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi
thế và giá trị mới cho khách hàng như mô hình của Amazon.com...
Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: với lợi thế về thông tin và
khả năng phân phối giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và
giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.
Củng cố quan hệ khách hàng: thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua
mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn.
Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt
quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.
Thông tin cập nhật: mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ,
giá cả...đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
Chi phí đăng kí kinh doanh: một số nước và khu vực khuyến khích
bằng cách giảm hoặc không thu phí kinh doanh qua mạng. Thực tế việc thu
cũng gặp nhiều khó khăn do đặc thù của internet.
Các lợi ích khác: nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện
chất lượng dịch vụ khách hàng, đối tác kinh doanh mới, đơn giản hóa và
chuẩn hóa các quy trinh giao dịch, tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ,
17
tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển, tăng sự linh
hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
1.1.6.2. Đối với người tiêu dùng
Giá thấp hơn: do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên
khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và
từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.
Vượt giới hạn không gian và thời gian: TMĐT cho phép khách hàng
mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên thế giới.
Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua
có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.
Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: đối với các sản
phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách...việc giao hàng được thực hiện dễ
dàng thông qua internet.
Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng
có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các
công cụ tìm kiếm, đồng thời các thông tin đa phương tiện.
Đấu giá: mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người tham
gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hiệu quả và nhanh
chóng.
Đáp ứng mọi nhu cầu: khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các
đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng.
Thuế: trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến hích bằng
cách miên thuế cho các giao dịch trên mạng.
1.1.6.3. Lợi ích đối với xã hội
Hoạt động trực tuyến: TMĐT tạo ra môi trường dễ làm việc, mua
sắm, giao dịch...từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
18
Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực
giảm giá do đó làm tăng khả năng mua sắm của khách hàng, mức sống của
họ cao hơn.
Lợi ích cho các nước nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với
các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua internet và
TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng...được
đào tạo qua mạng.
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công cộng
như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ...được thực hiện qua
mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn.
1.2. Hoạt động bán hàng trực tuyến trong thương mại điện tử
1.2.1. Khái niệm bán hàng trực tuyến
Thương mại điện tử là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, nó bao hàm cả
bán hàng, truyền thông, quảng bá thương hiệu…bán hàng trực tuyến cũng
là một hoạt động của thương mại điện tử nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet và công nghệ thông tin đã
làm cho thương mại điện tử phát triển nhanh chóng kéo theo đó bán hàng
trực tuyến trở thành sự lựa chọn cho các công ty mới ra đời, đặc biệt là các
công ty cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử viễn thông.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về bán hàng trực tuyến, tuy nhiên
một cách khái quát, bán hàng trực tuyến là hoạt động kinh doanh qua các
phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới
dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh… Hình thức phổ biến nhất hiện nay là
thông qua Internet.
Khác với hoạt động bán hàng thông thường hay bán hàng truyền
thống diễn ra giữa người bán và người mua một cách trực tiếp, bán hàng
qua mạng là hoạt độngmua và bán giữa một bên là hệ thống máy chủ xử lý
19
thông tin của nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ với một bên là khách hàng có
nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ đó trên mạng internet. Việc thanh toán
trong hoạt động bán hàng trực tuyến được tiến hành bằng nhiều hình thức.
Ở Việt Nam hình thức thanh toán chủ yếu là bằng tiền mặt và thanh toán
trực tuyến theo hình thức chuyển khoản.
1.2.2. Đặc điểm
Bán hàng trực tuyến có rất nhiều đặc điểm nổi bật so với hình thức
bán hàng truyền thống.
Trước tiên kể đến là vấn đề tốc độ. Trong kỷ nguyên công nghệ
thông tin, tri thức ngày nay thì tốc độ là vấn đề cực kỳ quan trọng. Hình
thức bán hàng trực tuyến là hình thức đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tốc độ
trong đòi hỏi của cả người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và khách hàng ngày
nay. Với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thông tin về sản phẩm có thể
được tung ra đồng thời với quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Việc này tạo
ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong việc thu hút khách hàng, bên cạnh
đó họ cũng nhận được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng nhanh
chóng hơn. Đối với khách hàng, việc tiếp cận thông tin về sản phẩm, dịch
vụ được thực hiện nhanh và dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, quá trình giao dịch
cũng được tiến hành nhanh hơn do tiết kiệm được thời gian trong việc thỏa
thuận, giao hàng và thanh toán đặc biệt với các hàng hóa số hóa.
Thứ hai, thời gian hoạt động diễn ra liên tục. Tiến hành bán hàng
trực tuyến có thể loại bỏ những trở ngại về sức người. Hình thức bán hàng
thông thường chưa có ứng dụng internet, dù có hiệu quả đến đâu cũng
không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ mỗi ngày. Nhưng điều đó lại hoàn
toàn có thể đối với hình thức bán hàng trực tuyến. Hình thức này có khả
năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24
giờ một ngày, 7 ngày trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời
gian chết. Ví dụ như hệ thống máy tính trên internet có thể cung cấp dịch
20
vụ hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay
dịch vụ có thể được thỏa mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Do đó,
bán hàng trực tuyến có một ưu điểm hơn hẳn so với hình thức bán hàng
truyền thống là nó đã khắc phục được trở ngại của yếu tố thời gian và tận
dụng tốt hơn các cơ hội kinh doanh.
Thứ ba là phạm vi toàn cầu. Internet có khả năng thâm nhập đến
khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Thông qua internet doanh nghiệp Việt Nam
hoàn toàn có thể quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dụng Mỹ,
EU, Nhật, Úc…với chi phí thấp và thời gian nhanh nhất. Hình thức bán
hàng trực tuyến đã vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa lý. Thị trường
cho hình thức bán hàng trực tuyến này là không có giới hạn, cho phép
doanh nghiệp khai thác triệt để thị trường toàn cầu. Đặc điểm này của bán
hàng trực tuyến bên cạnh nhưng lợi ích đã thấy rõ còn ẩn chứa những thách
thức đối với các doanh nghiệp. Khi khoảng cách về địa lý giữa các khu vực
thị trường đã trở nên ngày càng mờ nhạt thì việc đánh giá các yếu tố của
môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Môi
trường cạnh tranh vốn đã gay gắt trong phạm vi một quốc gia, nay càng trở
nên khốc liệt hơn khi nó mở rộng ra phạm vi quốc tế.
Thứ tư là loại bỏ các trở ngại do các khâu trung gian gây ra. Trong
hình thức bán hàng truyền thống, để đến được với người tiêu dùng cuối
cùng, hàng hóa thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như các nhà bán
buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới… Điều này đã làm giảm đáng kể lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp khi tham gia thị trường đặc biệt là về giá, phí dịch
vụ, hoa hồng đã làm tăng đáng kể giá bán của các sản phẩm. Bên cạnh đó,
trở ngại của hình thức phân phối này là doanh nghiệp không có được mối
quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên thông tin phản hồi thường kém
chính xác và không đầy đủ. Bởi vậy, phản ứng của doanh nghiệp trước
những biến động của thị trường thường kém kịp thời. Trong khi đó, hình
21
thức bán hàng trực tuyến cắt giảm hầu hết các trung gian, thêm vào đó
doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thu thập thông tin
kịp thời, chính xác để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu
cầu khách hàng.
1.2.3. Quy trình bán hàng trực tuyến
Để việc tiến hành hoạt động bán hàng trực tuyến được thuận lợi thì
ngay ở khâu đầu tiên khi xây dựng website các doanh nghiệp cần đăng ký
một tài khoản thương mại của một tổ chức tín dụng nhất định. Về cơ bản,
quy trình bán hàng trực tuyến được tính kể từ khi khách hàng gửi yêu cầu
mua sản phẩm đến máy chủ của nhà cung cấp đến khi nhận được sản phẩm.
Ta có thể chia làm 7 bước:
22
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình bán hàng trực tuyến
Nguồn: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Bước 1: Khách hàng (người mua) sau khi lựa chọn sản phẩm trên
site và quyết định mua sản phẩm đó, sẽ điền thông tin cần thiết có liên
quan tới hàng hóa được mua và gửi cho nhà cung cấp.
Bước 2: Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ
của khách hàng phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết như
những mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng…
Bước 3: Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và click vào nút “Đặt
hàng”, từ bàn phím hay chuột của máy tính để gửi thông tin trả về cho
doanh nghiệp.
Bước 4: Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời
chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ…)
đã được mã hóa đến máy chủ của trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ
(Trung tâm thanh toán) trên mạng internet. Với quá trình mã hóa các thông
23
tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận
trong các giao dịch.
Bước 5: Khi trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh
toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa
(Firewall) và tách rời mạng internet, nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho
các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin
thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường dây thuê bao.
Bước 6: Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu
thanh toán đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách
hàng. Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh
toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng internet.
Bước 7: Tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối
thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng internet.
Bước 8: Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên internet sẽ tiếp tục chuyển
tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp. Tùy theo đó doanh
nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực
hiện hay không. Nếu thanh toán được thì doanh nghiệp thực hiện bước cuối
cùng.
Bước 9: Doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng.
Các bước trong quy trình này đối với khách hàng là tương đối đơn
giản. Họ chỉ cần xác định sản phẩm mình muốn mua và gửi các thông tin
cần thiết cho nhà cung cấp. Vấn đề ở đây là để có thể bán được sản phẩm,
nhà cung cấp phải tạo được sự tin cậy cho khách hàng không chỉ trong chất
lượng sản phẩm mà còn trong cả quá trình thanh toán trực tuyến, bởi hình
thức thanh toán trực tuyến vẫn chưa tạo ra sự tin tưởng ở phía người mua
hàng, đặc biệt là khi đặt trong môi trường thương mại điện tử phát triển
chưa cao ở Việt Nam.
24
25