Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hướng dẫn sử dụng phân hệ vietschool Thời khóa biểu chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 24 trang )

CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

PHẦN A. TỔNG QUAN VỀ PHÂN HỆ QUẢN LÝ TKB
Sử dụng phần mềm để xếp thời khóa biểu đã trở nên quen thuộc với mọi
người và trở thành nhu cầu thiết yếu không thể thiếu. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn
nhiều trường vẫn thực hiện xếp thời khóa biểu thủ công hoặc đã sử dụng phần mềm
nhưng kết quả chưa phù hợp với yêu cầu phải điều chỉnh thủ công rất vất vả và
nguyên nhân là:
- Phí bản quyền để trang bị một phần mềm xếp thời khóa biểu tốt, nhiều chức
năng thường rất cao. Trong khi các trường bình thường có quy mô nhỏ và trung bình
thì không cần các chức năng nâng cao đó. Đôi khi các chức năng nâng cao đó quá
phức tạp, khó sử dụng gây ra lãng phí.
- Sau một thời gian các trường phải tiếp tục mua bản quyền các phiên bản cập
nhật mới có thể đáp ứng được các yêu cầu mới mà trường đang cần.
- Chế độ hậu mãi, tư vấn hỗ trợ và chăm sóc khách hàng chưa thật sự tốt, chỉ
hỗ trợ trong thời gian đầu…
- Hiện tại trên thị trường có rất nhiều phần mềm xếp thời khóa biểu nhưng đa
số thường không đáp ứng yêu cầu, tỉ lệ xếp thành công 100% không cao nếu có thì
chưa thỏa mãn các yêu cầu của giáo viên.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đặt ra và với mong muốn duy nhất là đưa phần
mềm xếp thời khóa biểu đến hỗ trợ tất cả các trường, CTy Phần Mềm Prosoft đã thiết
kế phần mềm xếp thời khóa biểu mang tên TKB Online – Phần mềm xếp thời khóa
biểu cho mọi người.

Vài nét về TKB Online:
- Phân hệ quản lý TKB là một trong những phân hệ của Hệ thống quản lý
trường học Vietschool
- Phân hệ quản lý TKB thừa hưởng tài nguyên từ phân hệ quản điểm để lấy
danh sách GV, học sinh, thông tin về khối lớp học, môn học của trường


- Ưu điểm lớn nhất của phần mềm này là có rất nhiều ràng buộc cho phép người
dùng lựa chọn để tạo ra một TKB như ý mà không cần tinh chỉnh như các phần mềm
xếp TKB khác
- Tốc độ xếp TKB nhanh nhất so với các phần mềm xếp TKB hiện hành. Đặc
biệt TKB sắp online thuận tiện cho việc gửi mail và nhắn tin TKB mới cho giáo viên
và học sinh.
- Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ một môn 2 giáo viên dạy (trường chuyên), một
giáo viên có thể dạy 2 lớp cùng lúc

[]

Page 1


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

PHẦN B: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN HỆ QUẢN LÝ TKB
I. HƯỚNG DẪN ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG:
Thầy cô có thể sử dụng tài khoản demo hoặc tài khoản của trường mình với
dữ liệu do công ty khởi tạo

Sau khi đăng nhập thành công sẽ thấy giao diện chính của phần mềm:

[]

Page 2



CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

II. KHAI BÁO THAM SỐ HỆ THỐNG: (Các trường đã sử dụng Vietschool có thể
bỏ qua thao tác này bước này):

Để vào tham số hệ thống thầy cô chọn mục Thời khóa biểu=>Tham số hệ thống

Danh mục tham số hệ thống
[]

Page 3


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

1. Ban:

Lưu ý: Các lớp cùng khối, cùng buổi nhưng có số tiết chuẩn khác nhau sẽ thuộc các
ban khác nhau
2. Lớp học:

Thông tin lớp học cần cấu hình và kiểm tra bao gồm:
- Ban học
- Buổi học

3. Môn học:

[]

Page 4


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

a. Danh mục môn học
Lưu ý:
-

Các môn học tăng cường như Toán tăng cường, Văn tăng cường hay Anh
văn tăng cường nếu do cùng một giáo viên giảng dạy thì có thể cấu hình
bằng cách tăng số tiết chuẩn của môn học đó lên mà không cần phải thêm
môn mới

-

Phần mềm đã hỗ trợ xếp TKB cho các lớp có phân môn(hai giáo viên cùng
dạy một môn.
VD: Môn toán có 2 phân môn: Đại số, hình học
b. Hệ số môn:

-

Chức năng hệ số môn dùng để cấu hình danh sách môn học cho một ban

-


Ba môn chào cờ, sinh hoạt lớp, ngoài giờ lên lớp mặc định đã có trong các
ban khi cấu hình số tiết chuẩn nên không cần thêm trong phần hệ số môn

-

Để xếp TKB các môn học cần cấu hình hệ số bằng 1, các môn có hệ số
bằng 0 sẽ không xuất hiện trong phần cấu hình số tiết chuẩn

4. Giáo viên:

[]

Page 5


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

Lưu ý: Một giáo viên có thể có nhiều chuyên môn
5. Phân công dạy:

Lưu ý:
- Thêm phân công dạy cho trường hợp hai giáo viên cùng dạy một lớp bằng
cách nhấp vào dòng phân công của lớp đó rồi nhấp nút Thêm phân công
- Thêm phân môn cho trường hợp hai giáo viên cùng dạy một lớp có phân
môn bằng cách thêm phân công dạy như trên sau đó nhấp chọn phân môn
trong cột phân môn
6. Phân công GVCN:

[]

Page 6


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

Lưu ý: các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và ngoài giờ lên lớp được phần mềm cấu hình
mặc định do giáo viên chủ nhiệm phụ trách

III. KHAI BÁO SỐ TIẾT CHUẨN:

[]

Page 7


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

Chúng ta bấm nút thêm và đặt tên cho mẫu số tiết chuẩn sau đó tiếp tục chọn
khối ban và điền số tiết chuẩn cho cột chính khóa, số cặp tiết đôi.
Ví dụ: môn Toán có 4 tiết và cột số cặp tiết đôi là 1 thì môn toán có 1 cặp tiết
đôi và 2 tiết đơn.
Cột trái buổi chỉ áp dụng cho trường học tăng tiết hay học GDQP, Thể Dục
hoặc lớp học 2 buổi. Đối với cột chỉ học 1 buổi: nếu check vào môn nào đó thì môn
đó chỉ học buổi sáng hoặc buổi chiều, nút copy có chức năng sao chép số tiết chuẩn

từ ban này sang ban khác. Bấm nút lưu khi đã hoàn thành khai báo số tiết chuẩn.
Chú ý: Nếu có thay đổi phân công chuyên môn của một Ban nào đó Chúng ta
phải lưu lại số tiết chuẩn mới có hiệu lực.
IV. QUẢN LÝ THỜI KHÓA BIỂU:
Kích nút quản ly thời khóa biểu giao diện chính xuất hiện như sau:

Chúng ta chọn DS TKB, kích nút thêm, chọn mẫu thời khóa biểu đã tạo trong
phần khai bao số tiết chuẩn ở trên, đặt tên TKB và đặt ngày áp dụng và bấm nút lưu.
V. RÀNG BUỘT:

[]

Page 8


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

Chúng ta kích nút ràng buộc giao diện sẽ xuất hiện như sau:

Có 3 loại ràng buộc cơ bản: Ràng buộc về giáo viên, ràng buộc về lớp, ràng
buộc về tiết giảng. Trong mỗi ràng buộc còn có nhiều ràng buộc con. Trong ràng
buộc có khái niệm Một giáo viên, Tất cả giáo viên. Nếu ràng buộc cho một giáo viên
thì có hiệu lực cho một giáo viên và nếu ràng buộc cho Tất cả giáo viên thì có hiệu
lực cho tất cả giáo viên trong trường.
1. Ràng buộc giáo viên:
1.1 Số tiết chờ
dạy tối đa


1.2 Khoảng
cách nghỉ qua
trưa
1.3. Thời gian
bận của GV

Khái báo một ngày hoặc một tuần. Là số tiết trống mà giáo viên
có trong 1 tuần. Ví dụ khái báo số chờ dạy tối đa trong tuần cho
tất cả giáo là 1 thì giáo viên trong trường tối đa chỉ 1 tiết trống
hoặc không có tiết trống trong tuần.
Là thời gian nghỉ giữa hai buổi của giáo viên. Ràng buộc này
tránh trường hợp giáo viên dạy tiết 5 buổi sáng và tiết một buổi
chiều.
- Là thời điểm GV không lên lớp được (GV bận, nghỉ ...), áp dụng
khi cần giải quyết nguyện vọng của GV về thời gian lên lớp của
họ.
- RB này thường dùng trong các trường hợp thực hiện chế độ
chính sách hoặc ưu tiên: nuôi con nhỏ (được đi muộn), đi học (cần
nghỉ 1, 2 ngày nào đó), hợp đồng/thỉnh giảng, hiệu trưởng (dạy ít
giờ) ... sau đó mới đến các nguyện vọng của các GV khác.

1.4. Số ngày dạy Là số ngày lên lớp tối đa trong 1 tuần của GV trong trường (có thể
[]

Page 9


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

tối đa trong 1

tuần GV

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

là 5 hoặc 6 ngày) tùy theo điều kiện riêng của từng trường và tổng
số tiết dạy của từng GV.

1.5. Số ngày dạy - Là số ngày lên lớp tối thiểu trong 1 tuần của GV trong trường.
tối thiểu trong 1 Số ngày này sẽ phụ thuộc vào tổng số tiết dạy của từng GV.
tuần đối với GV - Đây là số ngày GV phải có mặt tại trường. Thường áp dụng cho
các GV dạy ít tiết vì cần có mặt ở trường để bám sát các thông tin
trong nhà trường và thực hiện các hoạt động khác. Số ngày tùy
theo qui định của từng trường.
1.6. Số giờ dạy
tối đa trong 1
ngày

- Là số giờ lên lớp lớn nhất trong một ngày của GV.
- RB này dùng để hạn chế tình trạng GV lên lớp quá nhiều giờ
trong một ngày.

1.7. Số giờ dạy
tối thiểu trong
ngày

- Là số giờ lên lớp ít nhất trong một ngày của .
- RB này thường dùng để hạn chế tình trạng GV lên lớp quá ít giờ
trong một ngày (1 tiết), thường đặt là 2.

1.8. Số tiết dạy

liên tục tối đa
đối

- Là số giờ lên lớp liên tục trong 1 ngày cho GV.
- RB này thường dùng để hạn chế tình trạng GV phải lên lớp liên
tục nhiều giờ, đặc biệt đối với các GV dạy các môn xã hội (phải
nói nhiều).

2. Ràng buộc về lớp học:
Ràng buộc về mặt thời gian của Học sinh
Mục đích: dùng để thiết lập các điều kiện ràng buộc liên quan đến học sinh (lớp
học) trong trường (có thể là 1 lớp hoặc toàn trường).
2.1. Những thời
điểm một lớp học
không lên lớp được
(bận)

- Là thời điểm 1 lớp học không có giờ.
- RB này dùng khi đã có dự kiến tổng số tiết một tuần của một
lớp, có tác dụng hạn chế tình trạng có tiết trống giữa ngày. Căn
cứ trên tổng số tiết của từng lớp và các vấn đề khác (có lịch
họp hay không) thì NSD phải phân số tiết cho từng ngày để
xác định các tiết trống (nếu có). Nếu không tính trước và để
phần mềm xếp tự động thì sẽ xảy ra trường hợp có tiết trống
giữa ngày.

2.2. Số tiết chờ học - Là tổng số tiết trống giữa ngày (giữa buổi) Mặc định là 0.
tối đa một lớp học VD: nếu thiết lập RB này là 2 thì trong tuần lớp đó có thể có
tối đa 2 tiết trống; có thể học tiết 1, 2 sau đó nghỉ tiết 3, rồi lại
[]


Page 10


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

học tiếp tiết 4,5; ngày khác học tiết 1,2, 3 nghỉ tiết 4, học tiếp
tiết 5;
2.3. Lớp vào học - Là số ngày tối đa trong tuần học bắt đầu từ tiết thứ 2. Mặc
sớm (muộn nhất là định bằng 0 nghĩa là lớp học đi học từ tiết 1.
tiết học thứ hai
trong ngày)
2.4. Số giờ học tối - Là số giờ học tối đa trên một ngày cho một lớp cụ thể. RB
đa trong một ngày này phù hợp với các khối lớp có số tiết hàng ngày bằng nhau,
đối với 1 lớp học
đặc biệt khối tiểu học.
2.5. Số giờ học tối - Là số giờ lên lớp tối thiểu trong một ngày của một lớp học cụ
thiểu trong 1 ngày thể.
đối với 1 lớp học
- RB này ít sử dụng vì khi thực hiện phân công chuyên môn
đầy đủ rồi thì số tiết sẽ phủ gần như kín tất cả các ngày.
2.6. Số tiết giảng - Là số tiết học liên tục trên một ngày đối với 1 lớp học cụ thể.
liên tục tối đa đối - RB này ít sử dụng vì sẽ tạo ra tiết trống giữa buổi. Có thể sử
với một lớp học
dụng trong tình huống có lớp học phải học tại 2 địa điểm trong
cùng 1 buổi và cần có thời gian để di chuyển. Tuy nhiên, lịch
học này phải lặp lại suốt các ngày trong tuần.


3. Ràng buộc về tiết giảng:
3.1. Tiết giảng với - RB này cho phép xếp một tiết cụ thể nào đó vào một vị trí nhất
thời điểm bắt đầu định trên TKB.
buổi học
- RB này sử dụng với mục đích xếp tiết cố định, nên sử dụng
trong trường hợp muốn xếp 1 tiết giảng cụ thể vào 1 vị trí nhất
định.
3.2. Một tiết giảng - RB này cho phép hoặc không cho phép xếp một tiết nào đó
cụ thể với vài thời vào một hoặc một vài vị trí nhất định trên TKB, nghĩa là tiết
điểm bắt đầu buổi giảng đó một vài thời điểm cụ thể bắt đầu.
học
- RB này sử dụng khi muốn xếp hoặc một tiết giảng cụ thể nào
đó (có thể là theo nguyện vọng của GV) vào một vài vị trí trên
TKB. VD: Giáo viên chủ nhiệm muốn xếp 1 tiết văn hóa của
lớp mình chủ nhiệm vào vị trí ngay sau tiết chào cờ hoặc ngay
trước tiết sinh hoạt.
3.3. Một tiết giảng - RB này cho phép hoặc không cho phép xếp một tiết nào đó
cụ thể với các vào một hoặc một vài vị trí nhất định trên TKB. Nghĩa là tiết
khoảng thời gian giảng đó có vài khoảng thời gian cụ thể của buổi học (tất cả thời
[]

Page 11


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

cụ thể của buổi
học.
3.4. Số ngày tối
thiểu giữa một

nhóm các tiết
giảng

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

lượng của tiết giảng bị ảnh .
- RB này dùng để thiết lập số ngày tối thiểu giữa một nhóm các
tiết giảng.
- Khi thiết lập danh sách các tiết giảng (thực hiện thao tác phân
công chuyên môn cho giáo viên), thì số ngày tối thiểu giữa các
tiết giảng được đặt mặc định là 1. Đối với các tiết giảng của
cùng một môn, một lớp, một GV thì toàn bộ ràng buộc đó sẽ tự
động hiển thị tại đây.
- Đối với các tiết giảng có thể không cùng môn, không cùng lớp
vẫn có thể thiết lập số ngày tối thiểu để dùng trong trường hợp
GV có ít tiết thì các ngày có tiết này không liền kề nhau.

3.5. Một tiết giảng - RB này dùng để xếp một tiết giảng duy nhất vào vị trí cuối
vào cuối ngày
ngày (tiết cuối cùng trong ngày).
VD: xếp tiết Mỹ thuật lớp 7A (có 1 tiết theo PPCT) vào tiết cuối
ngày.
3.6. Các tiết giảng - Áp dụng để xếp 2 tiết giảng của hai GV ở 2 lớp khác nhau
bắt đầu cùng thời cùng thời điểm bắt đầu trong 1 ngày.
điểm (ngày và
- VD: khi có hai GV dạy cùng môn ở các lớp cùng khối thì xếp
giờ)
các tiết này có cùng thời điểm bắt đầu để tiện trong việc kiểm
tra (cùng 1 đề).
3.7. Các tiết giảng

bắt đầu cùng ngày
(có thể khác giờ)
3.8. Các tiết giảng
bắt đầu cùng giờ
(có thể khác ngày)
3.9. Hai tiết giảng
được xếp thứ tự

- RB này dùng để xếp cặp các tiết giảng muốn dạy cùng ngày.
- Đặc biệt phù hợp trong giải quyết giáo án song song cho GV
- RB này dùng để thiết lập các cặp tiết có cùng thời điểm bắt
đầu (cùng tiết) nhưng có thể khác ngày.
- RB này dùng khi muốn xếp 2 tiết giảng liền nhau (2 môn khác
nhau) và tiết thứ nhất theo lựa chọn luôn ở trước tiết thứ 2 theo
lựa chọn.
VD: + Tiết toán (thường) xếp liền trước tiết toán nâng cao.

3.10. Hai tiết
giảng được xếp
liền nhau

- RB này dùng khi muốn thiết lập 2 tiết liền nhau nhưng thuộc 2
môn khác nhau (còn nếu cùng 1 môn thì phần mềm tự động xếp
khi ta đặt khai bao số cặp ở phần khai báo số tiết chuẩn.

3.11. Gộp 2 tiết - 2 RB này dùng để xếp 2 hoặc 3 tiết (có thể cùng môn, khác
giảng, gộp 3 tiết lớp) vào một nhóm các tiết giảng. Giải quyết trường hợp môn
giảng
nào đó xếp 3 tiết liên tục. VD: Xếp 3 tiết toán liên tục.
3.12. Các tiết - RB này dùng để xếp các tiết không trùng nhau.

giảng không được
[]

Page 12


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

phép chồng lẫn - Áp dụng khi cần chia sẻ các tiết học tại các phòng chức năng
nhau
(phòng tin, phòng lý, hóa, sinh, ...)
Ví dụ:
Thực hiện ràng buộc “Số ngày dạy tối đa trong 1 tuần cho 1 giáo viên”

 Chọn tên GV -> Nhập số ngày dạy tối đa trong tuần của GV đó -> Chọn “Lưu
RB/Đồng ý” để hoàn tất việc thêm mới ràng buộc.
- Muốn thay đổi số ngày dạy tối đa trong 1 tuần cho giáo viên: chọn tên RB trong
danh sách, sau đó bấm vào nút “Xóa” và thực hiện các thao tác tương tự như khi làm mới.
- Trình tự thực hiện tương tự cho các GV khác.

VI. TẤT CẢ CÁC RÀNG BUỘT:
Chức năng là xem lại tất cả các ràng buộc và có thể xóa các ràng buộc dư thừa

[]

Page 13



CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

VII. THỐNG KÊ:
Chức năng này nhằm xem lại sô tiết của từng lớp, của từng giáo viên để có kế
hoạch sắp TKB ở bước kê tiếp. Ví dụ: lớp 10A1 có tổng số tiết là 27 tiết kể cả chào
cờ, sinh hoạt trong 1 tuần, lớp chỉ học buổi sáng từ thứ 2 cho đến thứ 7 thì có 30 tiết
trống để sắp. Vậy lớp 10A1 còn dư 3 tiết trống vậy khi sắp TKB lớp này có thể nghỉ
3 tiết cuối ngày thứ năm.

III. SẮP TKB:
Giao diện chính của sắp tkb như sau:

1. Ghép GV.Lớp:
Chức năng này áp dụng trong trường hợp một giáo viên dạy 2 lớp cùng thời
gian. Ví dụ: Một giáo viên A dạy lớp 10A1 và 10A2 cùng tiết 1 trên giảng đường..

[]

Page 14


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

2. Sắp tiết cố định:
Chức này nhằm sắp các tiết cố định như tiết chào cờ, sinh hoạt lớp hay
NGLL: Ví dụ sắp tiết chào cờ tiết thứ nhất ngày thứ 2 cho buổi sáng hoặc tiết thứ 10

cho lớp học buổi chiều.

3. Sắp ngày hội đồng bộ môn:

[]

Page 15


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

Chức năng này có tác dụng để một môn nào đó mà tất cả các giáo viên thuộc
môn đó không dạy để hợp tổ bộ môn. Cách thực hiện như sau chọn môn, chọn thứ và
chọn x, bấm nút lưu. Muốn xóa thì chọn những ràng buộc và bấm nút xóa.
4. Sắp TKB:
Bước cuối cùng sắp toàn bộ TKB:

[]

Page 16


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

IX. XEM TKB:


Mẫu 1: Thầy cô có thể kéo thả để thay đổi TKB, khi thay đổi xong bấm nút lưu

Mẫu 2: Xem thời TKB toàn trường.

[]

Page 17


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

Mẫu 3: Xem toàn bộ TKB giáo viên
X. IN ẤN:
Cung cấp nhiều loại mẫu in:
1. Tên môn học và giáo viên

[]

Page 18


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

2. TKB học sinh

3. TKB giáo viên:


4. TKB theo tổ:
[]

Page 19


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

PHẦN XI. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ GỢI Ý CÁCH XỬ LÝ
1. Vấn đề 1: Cùng một khối mà có số tiết chuẩn của vài môn khác nhau thì sao,
ví dụ: 10A1 có số tiết Toán là 4, 10A2 có số tiết Toán là 5
Chúng ta tạo thêm một ban mới và chọn lớp mà có số tiết chuẩn khác với các lớp
còn lại vào Ban đó. Tiến hành như sau:
Bước 1 vào hệ thống/quản lý lớp/danh mục ban để thêm ban mới
Bước 2 vào hệ thống/quản lý lớp/danh mục lớp để chọn ban cho lớp
2. Vấn đề 2: Một môn 2 giáo viên dạy:
a. Bước 1: Vào mục Khai báo tham số hệ thống

b. Bước 2: Chọn phân công dạy:

[]

Page 20


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT


[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

Chọn môn Toán thấy xuất hiện bên dưới Toán 1, Toán 2, click vào dòng lớp
10A1, bấm nút thêm phân công, sẽ xuất hiện thêm một dòng trắng của lớp 10A1, tiến
hành chọn giáo viên để phân công.
c. Khai báo số tiết chuẩn cho Toán 1, Toán 2

3. Vấn đề 3
Xóa bỏ các tiết trống ở giữa ngày.
- Lớp nào học 4 tiết, lớp nào học 5 tiết vào những ngày nào
- Thực hiện ràng buộc Sắp tiết nghỉ của lớp.
4. Vấn đề 4
Xếp các tiết cố định (chào cờ, sinh hoạt), các môn học đặc thù (thể dục,
GDQP, toán, văn không vào tiết 5) thế nào?
- Đối với các tiết chào cờ, sinh hoạt:
+ Nếu các tiết chào cờ, sinh hoạt vào vào các thời điểm khác nhau thì thực
hiện ràng buộc Sắp tiết cố định (chỉ chọn môn: Chào cờ và cho phép xếp tiết này
vào một thời điểm nhất định).

[]

Page 21


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

5. Vấn đề 5
Nếu muốn bố trí cho mỗi GV có một ngày nghỉ trong tuần thì nên làm tự động

(dùng ràng buộc số ngày GV làm việc tối đa trong tuần) hay nên gán cho từng
trường hợp?
Kết hợp cả hai cách:
- B1: Gán tự động số ngày làm việc tối đa trong tuần cho tất cả các giáo viên
là 5 sử dụng ràng buộc Số ngày làm việc tối đa trong tuần đối với tất cả giáo viên
(lưu ý nếu chỉ cần trong trường có 1 giáo viên có số tiết nhiều không thể có 1 ngày
nghỉ thì cũng không thể thực hiện theo cách này được).
- B2: Xét nguyện vọng của GV, sử dụng ràng buộc Thời gian bận của giáo
viên.
Một trong những tiêu chí xếp thời khóa biểu là đáp ứng các yêu cầu nguyện
vọng của giáo viên (tất nhiên vẫn phải đảm bảo kế hoạch dạy học và tính sư phạm
của thời khóa biểu). Tuy nhiên, không thể thỏa mãn mọi nguyện vọng của giáo viên
mà chỉ cố gắng đáp ứng đến tối đa nguyện vọng của giáo viên. Các trường hợp như
GV đi học, GV chủ nhiệm, hiệu trưởng, GV nuôi con nhỏ, hợp đồng, thỉnh
giảng,...vv sẽ được coi là các trường hợp cần ưu tiên giải quyết trước, sau đó mới đến
các GV khác. Thực hiện bằng chức năng ràng buộc thời gian bận của giáo viên.
VD: có thể xếp cho các GV chủ nhiệm nghỉ các ngày liền kề với thứ 2, thứ 7.
- Ngoài ra, có thể dùng ràng buộc số ngày dạy tối thiểu trong tuần đối với giáo
viên là 4 hoặc 5 (áp dụng với các giáo viên có số tiết vừa phải) để các giáo viên này
có thể đến trường bám sát các thông tin của nhà trường (tùy thuộc quy định của từng
trường).
6. Vấn dề 6
Nếu gán ngày làm việc tối đa trong tuần là 5 thì xảy ra tình huống với những
giáo viên ít tiết, phần mềm có thể xếp vào 2- 3 ngày liền kề nhau và giáo viên
này có thể nghỉ 2- 3 ngày liền kề trong một tuần.
Nhiều trường yêu cầu các giáo viên phải bám trường (nhà trường có thể có
các công việc đột xuất), do vậy, để tránh tình trạng có 2-3 ngày nghỉ liền kề, có thể
làm như sau:
- Dùng ràng buộc số ngày tối thiểu giữa một nhóm các tiết giảng.
+ Mặc định chương trình đang để số ngày tối thiểu giữa một nhóm các tiết

giảng của cùng một giáo viên (một môn) là 1. VD: Số ngày tối thiểu giữa các tiết
Sinh vật, lớp 8A của GV Lan là 1). Đặc điểm của GV này là dạy ít tiết (4 tiết Sinh
vật của 2 lớp 8) thì phần mềm có thể xếp vào luôn 2 ngày thứ 2, thứ 3
+ Hãy vào ràng buộc số tiết tối thiểu giữa một nhóm các tiết giảng -> chọn
GV Lan -> sửa số ngày tối thiểu có thể là 2, 3 tùy theo. Khi đó thời khóa biểu của
GV này sẽ được phân đều trong tuần.

[]

Page 22


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

7. Vấn đề 7
Xử lý tiết trống cho giáo viên.
Đề hạn chế tình trạng giáo viên bị cách tiết quá nhiều, NSD cần đặt ràng buộc
số tiết nghỉ xen kẽ tối đa càng gần 1 càng tốt.
- Có thể đặt cho toàn trường: Sử dụng ràng buộc Số tiết nghỉ xen kẽ tối đa
trong tuần đối với tất cả giáo viên đặt là 1 (như vậy trong tuần mỗi giáo viên chỉ có
thể bị cách tiết 1 hôm và cách 1 tiết).
8. Vấn đề 8
Số tiết tối thiểu cho giáo viên khi lên lớp.
Thực hiện ràng buộc Số tiết tối thiểu trong ngày đối với giáo viên và đặt bằng
2 để hạn chế tình trạng GV lên lớp chỉ có 1 tiết. Tuy nhiên, nếu có các tình huống
đặc biệt như có GV chỉ dạy một lớp Văn, dạy một lớp Hóa, ... thì số tiết/ngày có thể
phải để là 1 để đảm bảo sự có mặt ở trường.
Có thể đặt cho toàn trường, tùy theo phân công chuyên môn có tình huống đặc

biệt hay không. VD: Hiệu trưởng dạy Hóa một lớp 9 thì 2 tiết này phải ở 2 ngày khác
nhau -> số tiết/ngày là 1.
9. Vấn đề 9
Xử lý các tiết dạy song song giáo án.
Thực hiện ràng buộc với các tiết giảng: Các tiết giảng bắt đầu cùng ngày (có thể
khác giờ).
10. Vấn đề 10
Xử lý các tiết dạy không được phép chồng (cho các môn phải chia sẻ phòng
học).
Thực hiện ràng buộc với tiết giảng: các tiết giảng không xếp chồng lẫn nhau.

[]

Page 23


CÔNG TY PHẦN MỀM PROSOFT

[HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TKB ONLINE]

Hỗ trợ kỹ thuật xếp thời khóa biểu:
-

Dương Hữu Lộc
Email:
Điện thoại: 091339158
Phan Nhật Thanh
Email:
Điện thoại: 0912478365
Trần Văn Sang

Email:
Điện thoại: 0919787202
Nguyễn Hồng Tấn Phát
Email:
Điện thoại: 01254510232
Lê Văn Tú
Email:
Điện thoại: 0944494805

[]

Page 24



×