Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài thị phần và ý nghĩa của thị phần đối với hành vi hạn chế cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.86 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH DOANH

Đề tài 15

ĐỀ TÀI:

THỊ PHẦN VÀ Ý NGHĨA CỦA
THỊ PHẦN ĐỐI VỚI HÀNH VI
HẠN CHẾ CẠNH TRANH
GVHD: TS. TRẦN THĂNG LONG
SVTH:
1. Huỳnh Thanh Nhân
2. Nguyễn Hải Long An
3. Nguyễn Khánh Toàn
4. Nguyễn Hữu Phương

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15

KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
Học phần

: LUẬT CẠNH TRANH

Lớp LKD VB2 (15C13110307202) tại giảng đường B511 (Tối thứ 4)



ĐỀ TÀI:

THỊ PHẦN VÀ Ý NGHĨA CỦA THỊ PHẦN ĐỐI VỚI
HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM
Họ và tên

Nhiệm vụ được phân công

Đánh giá của Trưởng nhóm

LẬP DÀN Ý
TÌM TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hoàn thành tốt & đúng hạn

NỘI DUNG 1, 2, 3

Hoàn thành tốt & đúng hạn

3. NGUYỄN KHÁNH TOÀN

NỘI DUNG 6

Hoàn thành tốt & đúng hạn

MSSV: 33131021646 - VB16LA003

TỔNG HỢP BÀI TIỂU LUẬN


4. NGUYỄN HỮU PHƯƠNG

NỘI DUNG 4, 5

1. HUỲNH THANH NHÂN
MSSV: 33131021455 - VB16LA003

2. NGUYỄN HẢI LONG AN
MSSV: 33131022026 - VB16LA003

Hoàn thành tốt & đúng hạn

MSSV: 33121026028 - VB15LA004

MỤC LỤC
NỘI DUNG 1, 2, 3......................................................................................... 2
NỘI DUNG 6................................................................................................ 2

2


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15

TỔNG HỢP BÀI TIỂU LUẬN....................................................................2
NỘI DUNG 4, 5............................................................................................. 2
MỤC LỤC..................................................................................................... 2
1.KHÁI NIỆM VỀ THỊ PHẦN...................................................................5

2.CÁCH XÁC ĐỊNH THỊ PHẦN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH.......................................................5
3.TÁC ĐỘNG CỦA THỊ PHẦN TRONG HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH
TRANH......................................................................................................... 7
4.SO SÁNH QUY ĐỊNH THỊ PHẦN TRONG HÀNH VI HẠN CHẾ
CẠNH TRANH CỦA CÁC NƯỚC.............................................................7
5.Ý NGHĨA CỦA QUY ĐỊNH THỊ PHẦN TRONG HÀNH VI HẠN
CHẾ CẠNH TRANH................................................................................... 8
6.KẾT LUẬN.............................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 13
1.Luật Cạnh tranh 2004;............................................................................ 13
2.Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
Cạnh tranh 2004;........................................................................................ 13
3.Nghị định 119/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
116/2005/NĐ-CP;........................................................................................ 13
4.Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;.........................................13
5.Giáo Trình Luật Cạnh Tranh, Đại Học Quốc Gia TPHCM,
PGS.TS.LÊ DANH VĨNH (Chủ Biên);.....................................................13
6.Theo website Cục Quản Lý Cạnh Tranh - Viet Nam Competition
Administration Department;.....................................................................13
7.Hiệp định thành lập cộng đồng chung Châu Ân - nguyên tắc cạnh
tranh............................................................................................................ 13

3


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15


4


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15

1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ PHẦN
Thị phần là tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường của một doanh nghiệp trên một thị
trường nhất định.
Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ
lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của
tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường liên
quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng
doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ
đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm (Theo Khoản 5 Điều 3 Luật cạnh
tranh 2004)
Thị phần kết hợp: là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh
nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.
Thị phần của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp trong tổng thị phần về
một hàng hóa, dịch vụ nhất định trên thị trường liên quan là căn cứ để xác định
các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; xác định doanh nghiệp, nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; xác định các trường hợp tập trung kinh tế bị
cấm...
2. CÁCH XÁC ĐỊNH THỊ PHẦN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Theo quy định tại Điều 1 của Luật cạnh tranh 2004, lĩnh vực áp dụng (phạm
vi điều chỉnh) được áp dụng đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp

xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh và theo Nghị định 116/2005/ NĐ-CP hướng
dẫn, chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về kiểm soát hành vi hạn
chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh.
Hành vi hạn chế cạnh tranh
Theo Luật Cạnh tranh, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh
nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi

5


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15

thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị
trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định trong Luật Cạnh tranh
gồm 8 loại thoả thuận sau:
 Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp;
 Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá,
cung ứng dịch vụ;
 Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán hàng hoá, dịch vụ;
 Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
 Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng
mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận
các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
 Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

 Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là
các bên của thoả thuận;
 Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc
cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Đối với những hành vi từ 1 đến 5, nếu các bên tham gia thỏa thuận có thị
phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên thì sẽ bị cấm. Luật cũng cấm
các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với các hành vi từ 6 đến 8.
Đối với việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp được coi là
có vị trí này khi doanh nghiệp đó có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên
quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Đối với nhóm doanh nghiệp, họ được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu
cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp
sau:
- Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên
quan;
- Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
- Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

6


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15

3. TÁC ĐỘNG CỦA THỊ PHẦN TRONG HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH
TRANH
Theo Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền khi trên
thị trường liên quan không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ
đối với hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh. Để ngăn ngừa

những doanh nghiệp lợi dụng vị trí độc quyền trong kinh doanh, Luật Cạnh tranh
nêu rõ những hành vi bị cấm như bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành
nhằm mục đích loại bỏ đối thủ, áp đặt những điều kiện, cách thức bất lợi buộc
doanh nghiệp khác phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến hợp
đồng, ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp mới... Đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước hay cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ công ích thì được Nhà nước kiểm soát thông qua các quyết định giá
mua, giá bán, số lượng, phạm vi thị trường... khi các doanh nghiệp tham gia các
hoạt động này.
Đối với việc tập trung kinh tế, Luật Cạnh tranh xác định có bốn loại hành vi
chính, đó là: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp.
Theo đó, các hành vi này sẽ bị cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp
tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị phần liên quan trừ khi một hoặc
nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong tình trạng phá sản, giải thể hoặc
khi tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Trường hợp các doanh nghiệp sau khi thực
hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của
pháp luật thì không bị xác định là tập trung kinh tế
4. SO SÁNH QUY ĐỊNH THỊ PHẦN TRONG HÀNH VI HẠN CHẾ
CẠNH TRANH CỦA CÁC NƯỚC
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh:
Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường ;
Hay:
Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị
trường.

7


Luật Cạnh tranh


Đề tài 15

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng
sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ,
doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần
thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
Ví dụ: trong nghành ngân hàng, thị phần về cho vay của một ngân hàng chính
là doanh số cho vay của ngân hàng đó so với tổng dư nợ của toàn nghành ngân
hang.
Doanh nghiệp nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường
Tùy theo tính chất nghành nghề c ũng như sản phẩm, dịch vụ khác nhau, có
các định nghĩa khác nhau phù hợp về thị phần.
Về cơ bản, các quy định về thị phần của các nước trên thế giới đều dẫn đến
kết quả là sức mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường, và thị phần còn được
gọi là thước do sức mạnh của một doanh nghiệp trên thị trường.
“Chiếm vị trí thống lĩnh thị trường (mà độc quyền chỉ là trường hợp đặc biệt
khi không còn đối thủ cạnh tranh), vẫn luôn là mục tiêu và động lực của doanh
nghiệp, vì ở vị thế này, họ có thể dễ dàng đạt lợi nhuận tối ưu nhất. Cuộc chạy đua
giành vị trí thống lĩnh thị trường cũng góp phần thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả. Vì
vậy, không ai cấm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường cả. Luật Cạnh tranh
chỉ cấm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và không cho phép hình
thành vị trí thống lĩnh thị trường nào có nguy cơ lạm dụng cao.
Việt nam chưa có định nghĩa thế nào là "vị trí thống lĩnh thị trường". Theo
cách nhìn của Tòa án Châu Âu - được hầu hết các nước phát triển đồng tình - một
cách tổng quát nhất, thì đó là vị trí quyền lực (sức mạnh) trên thị trường của một
doanh nghiệp cho phép nó cản trở việc duy trì sự cạnh tranh thực sự trên thị
trường liên quan. Luật cạnh tranh của ta chỉ nêu hai yếu tố để coi một dianh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là có thị phần từ 30% trở lên, hoặc có khả
năng gây hạn chế cạnh tranh.
5. Ý NGHĨA CỦA QUY ĐỊNH THỊ PHẦN TRONG HÀNH VI HẠN

CHẾ CẠNH TRANH

8


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15

Như đã đề cập phần trên, thị phần còn được xem là thước do sức mạnh của
một doanh nghiệp trên thị trường.
Một khi xác định được thị phần của một doanh nghiệp, tức là xác định doanh
nghiệp đang đứng ở đâu trong thị trường, từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng cho
mình một chiến lược marketing phù hợp nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh
nghiệp đó, xem liệu việc hy sinh các chi phí lớn cũng như các lợi ích khác để đánh
đổi lấy một thị phần lớn hơn , để có một số lợi ích và có thõa đáng cho sự đánh
đổi này không.
Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, các
doanh nghiệp cố gắng chiếm thị phần càng cao càng tốt, để tang sức mạnh thị
trường , từ đó có thể hạn chế sản lượng, tang giá bán trên mức cạnh tranh và kiếm
lợi nhuận độc quyền. Chúng ta có thể thấy việc này là doanh nghiệp có thể tang
doanh thu từ việc tang giá bán sản phẩm hoặc tang giá bán sản phẩm mà doanh
thu không bị giảm.
Vì thế, khi xuất hiện các trường hợp này, người tiêu dung sẽ chịu tổn thất
nhiều nhất. Và để hạn chế việc canh tranh không lành mạnh từ việc độc quyền,
luật pháp các nước có quy định riêng, nước ta có luật canh tranh, trong đó sẽ hạn
chế một số doanh nghiệp độc quyền nhằm tạo ra môi trường canh tranh tương đối
lành mạnh cho thị trường.
LIÊN HỆ THỰC TẾ
Cạnh tranh vốn là một hiện tượng ’’xưa như trái đất’’ trong lịch sử cuộc sống

xã hội loài người. Hoạt động cạnh tranh diễn ra khi nhiều người cố gắng đạt được
cùng một mục đích. Cạnh tranh xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Cạnh tranh được đề cập đến ở đây là Cạnh tranh trong kinh tế
“Thực tế xây dựng và áp dụng Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh
với những kết quả đáng buồn (giảm đáng kể đầu tư nước ngoài, phá hỏng môi
trường cạnh tranh qua việc hình thành-một cách không kiểm soát được- những
trung tâm độc quyền…) ở một số nước đang phát triển cho thấy tầm quan trọng
không thể bỏ qua của việc xác định Luật này cần bảo vệ ai và bảo vệ cái gì?
a)
Gốc rễ Pháp lý của Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh chính là
một trong những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp các nước công nhận

9


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15

và bảo vệ: Quyền tự do phát triển nhân cách và cuộc sống của mình.Từ đó mà mỗi
người đều có quyền tự do hoạt động kinh tế theo hình thức và phương thức do
mình tự do lựa chọn. Nhưng quyền tự do hoạt động kinh tế này sẽ phải dừng lại ở
nơi nó có thể hạn chế, xâm phạm quyền tự do ấy của người khác. Luật chống
Cạnh tranh không lành mạnh qui định những hoạt động cạnh tranh bị cấm vì
chúng có thể hạn chế quyền tự do của người khác. Như vậy, Luật chống Cạnh
tranh không lành mạnh bảo vệ những người cạnh tranh trong thị trường, mà cụ thể
là bảo vệ quyền tự do hoạt động kinh tế bình đẳng của mỗi người.
b)
Chỉ mới gần đây, người tiêu thụ mới được công nhận là thành phần
tham gia hoạt động thị trường và vì vậy, quyền tự do căn bản của họ cũng phải

được bảo vệ. Trong khuôn khổ của Luật Cạnh tranh, quyền tự do này thể hiện qua
quyền tự do quyết định dùng hay không dùng hàng hóa, dịch vụ. Luật chống Cạnh
tranh không lành mạnh chỉ bảo vệ quyền tự do quyết định này của người tiêu thụ
nên không thể thay thế Luật bảo vệ người tiêu thụ.
c)
Cạnh tranh mặc dù diễn ra giữa những người cạnh tranh trong những
lĩnh vực cụ thể nhưng có một tác động xã hội rất lớn. Nó không những ảnh hưởng
đến những người cạnh tranh trong các lĩnh vực khác, mà còn tác động đến quyền
lợi của tất cả mọi người tham gia hoạt động thị trường. Và vì thế, quyền lợi và
những quan tâm chung của xã hội cũng là đối tượng bảo vệ của Luật chống Cạnh
tranh không lành mạnh. Do đó trong một số trường hợp, Nhà nước với tư cách
người đại diện quyền lợi chung của xã hội cũng có thể là người khởi kiện.
d)
Mỗi người cạnh tranh đều có quyền tự do hoạt động kinh tế, vì vậy
không ai được phép cản trở người khác thực hiện hoạt động thu hút người tiêu thụ
như chính mình muốn làm. Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh không cho
phép cạnh tranh chống nhau, mà chỉ cho phép cạnh tranh bên nhau nhằm thu hút
người tiêu thụ. Và bởi cuộc cạnh tranh này không được phép ảnh hưởng tiêu cực
hay xâm phạm quyền tự do quyết định của người tiêu thụ ( nghĩa là phải loại bỏ sự
lừa dối dẫn đến ngộ nhận, loại bỏ cưỡng ép vật lý và tâm lý lên người tiêu thụ),
nên công cụ duy nhất được công nhận trong Cạnh tranh lành mạnh chính là Hiệu
quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của mỗi người cạnh tranh. (Cạnh tranh Hiệu
quả). Cạnh tranh Hiệu quả (chẳng hạn nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành
sản phẩm v…v.) là cuộc cạnh tranh mang ý nghĩa tích cực, chủ động, thúc đẩy
hoạt động mở rộng khả năng tiêu thụ bằng chính sức lực của người cạnh tranh. Nó
10


Luật Cạnh tranh


Đề tài 15

không cản trở hoạt động chào hàng của người cùng cạnh tranh khác và vì vậy
khuyến khích mở rộng, khai thác thị trường mới. Ngược lại, cạnh tranh không
thông qua Hiệu quả là cuộc cạnh tranh cản trở mang ý nghĩa tiêu cực. Người hoạt
động cạnh tranh cản trở chỉ nhằm cản trở người cùng cạnh tranh khác để mở
đường tiêu thụ hàng hóa của mình. Kiểu cạnh tranh này loại bỏ khả năng chào
hàng của người cùng cạnh tranh và dẫn đến đóng cửa thị trường. Như vậy, đối
tượng bảo vệ của Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh chính là Cạnh tranh
Hiệu quả. Có thể nói Cạnh tranh Hiệu quả cũng là Cạnh tranh lành mạnh.
Bên canh đó, Một số nguyên nhân chủ yếu, thường được nhắc đến, khiến cho
Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh (chống độc quyền) trở thành lực
cản trong hoạt động kinh tế ở các nước đang phát triển là:
a) Trong soạn thảo luật:
– Cố gắng bao quát hết mọi hành vi bị cấm bằng những định nghĩa cụ thể:
Tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự đan quyện ngày càng
chặt chẽ giữa các thị trường quốc gia, quốc tế sẽ làm cho những qui định như vậy
nhanh chóng trở thành lạc hậu và không thể áp dụng. Một ví dụ: Luật chống Cạnh
tranh không lành mạnh của CHLB Đức ra đời năm 1834 đã định nghĩa cụ thể hầu
như toàn bộ hành vi cạnh tranh bị cấm. Vì vậy nó không theo kịp sự phát triển
kinh tế, không bao quát nổi những hành vi không lành mạnh mới xuất hiện và
nhanh chóng mất tác dụng. Khắc phục nhược điểm này, Luật chống Cạnh tranh
không lành mạnh nổi tiếng của Đức (UWG ) ra đời năm 1909 đã áp dụng một
nguyên tắc soạn thảo khác hẳn, nên bao quát được mọi hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong mọi giai đoạn phát triển kinh tế và đến nay vẫn không bị lạc hậu,
mặc dù nó ra đời đã gần 100 năm nay.
– Chưa xác định rõ ràng mục tiêu bảo vệ cụ thể:
Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh trở thành công cụ bảo vệ doanh
nghiệp trong nước hoặc một nhóm doanh nghiệp ưu tiên. Hậu quả của việc không
hoạt động có hiệu quả bị đánh giá là hậu quả do cạnh tranh gây ra.

– Chưa xác định rõ vai trò của Nhà nước trong phạm vi điều chỉnh của Luật.
b) Trong thực thi Luật:

11


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15

– Chưa có sự kết hợp như một thể thống nhất giữa Luật chống Cạnh tranh
không lành mạnh với các bộ Luật khác của Luật tư.
– Sự can thiệp quá rộng, quá sâu của Nhà nước.
– Cơ chế thực thi không hiệu quả.
Thực tế cho thấy tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế quốc gia do
một Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh chưa phù hợp với thực tiễn hoạt
động kinh tế gây ra là rất lớn. Vì vậy, chất lượng của bộ Luật này phải là tiêu
chuẩn ưu tiên hàng đầu. Mặc dù có nhiều con đường để xây dựng Luật chống
Cạnh tranh không lành mạnh đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh tế Việt nam, nhưng
chúng đều phải xuất phát từ nhận thức đúng đắn về những cơ sở lý luận cơ bản
nhất: luật của chúng ta nhằm bảo vệ ai, bảo vệ cái gì và bằng cách nào?”
6. KẾT LUẬN
Theo Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004, có ba hành vi hạn chế cạnh tranh,
bao gồm: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị
trí độc quyền và Tập trung kinh tế. Trong đó hành vi lạm dụng vị trí thống lãnh thị
trường, vị trí độc quyền là hành vi mà doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp dựa vào
lợi thế thị phần của mình trên thị trường thực hiện các biện pháp cạnh tranh không
lành mạnh như bán dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; Áp đặt giá
mua hoặc giá bán bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho
khách hàng hay ngăn cản tham gia thị trường của đối thủ... Tuy nhiên để xác định

được doanh nghiệp có hành vi hạn chế cạnh tranh như trên, cần phải xác định rõ
doanh nghiệp đó có phải là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp độc
quyền hay không. Do đó trong luật cạnh tranh cũng quy định các điều kiện xác
định điều này xoay quanh thị phần của doanh nghiệp. Việc xác định thị phần của
doanh nghiệp một cách trọn vẹn có ý nghĩa quan trọng vì mô hình doanh nghiệp
ngày nay có cấu trúc phức tạp, thị trường cũng chi phối và liên kết với nhau chặt
chẽ. Do đó, về mặt pháp luật, cần có những quy định cụ thể, chi tiết để xác định
chính xác các yếu tố của hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhắm hạn
chế cạnh tranh. Bài nghiên cứu cũng có đưa ra những so sánh với quy định về thị
phần trên thế giới để đối chiếu với quy định của Việt Nam nhằm có cái nhìn khách

12


Luật Cạnh tranh

Đề tài 15

quan và gợi mở hơn cho người đọc có những suy luận, phát triển về một trong
những nội dung của pháp luật quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Cạnh tranh 2004;
2. Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh
tranh 2004;
3. Nghị định 119/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
116/2005/NĐ-CP;
4. Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;
5. Giáo Trình Luật Cạnh Tranh, Đại Học Quốc Gia TPHCM, PGS.TS.LÊ
DANH VĨNH (Chủ Biên);

6. Theo website Cục Quản Lý Cạnh Tranh - Viet Nam Competition
Administration Department;
7. Hiệp định thành lập cộng đồng chung Châu Ân - nguyên tắc cạnh tranh.

-------------------------------------------HẾT------------------------------------------------

13



×