Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ Hậu học văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.45 KB, 2 trang )

Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn
Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được,
không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn
khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến
thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn
thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ
này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng
đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở
trên đời.
Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết.
Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và
những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều
trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác
làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của
xã hội.
Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa,
các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn
nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa,
trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người
xung quanh.
Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử,
đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi
những kiên thức văn hóa.


Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một
người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công
nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với
mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta


có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong
những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.
Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không
có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì
hết.
Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm
tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết
đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có
tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.
Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình
hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta
học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.
Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.
Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có
tài thì làm việc gì cũng khó”.



×