Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

CÁC TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA THUẬT NGỮ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.23 KB, 109 trang )

CÁC TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


2
PHẦN DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, việc giao lưu văn hóa cũng như hợp
tác kinh tế giữa các quốc gia là vô cùng quan trọng. Nhân tố thiết yếu mà con
người sử dụng trong các hoạt động giao lưu và hợp tác là ngôn ngữ vì ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp trong cuộc sống, là phong cách con người và là “linh hồn và
trí tuệ của nhân loại”. Do đó việc học ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng, không
chỉ để giao tiếp trong các hoạt động giao lưu văn hóa, mà còn để tham gia hoạt
động hợp tác kinh tế, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước với nhau trên toàn
thế giới. Muốn làm tốt công việc kinh doanh không chỉ trong nước mà còn với các
thương gia nước ngoài, chúng ta phải có vốn kiến thức về ngoại ngữ, am hiểu về
nghĩa của các từ, các thuật ngữ khi sử dụng trong giao tiếp, cũng như trong các văn
bản, hợp đồng hợp tác kinh tế …
Hiện nay, hệ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng ngày càng được bổ
sung nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế. Vì vậy
việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh (tiếng Anh thông dụng và tiếng
Anh chuyên ngành), đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục phổ
thông và giáo dục đại học tại Việt Nam. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực
quan trọng nhất khi Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế quốc tế, vì vậy việc học
tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng không chỉ cần thiết với sinh viên ngân hàng mà


còn có vai quan trọng với các nhà làm kinh tế.
Từ thực tế giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú yên,
nơi đào tạo các sinh viên, học viên thành những nhân viên ngân hàng, những nhà
làm kinh tế trong tương lai, chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu
rõ nghĩa và sử dụng chính xác các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng
trong giao tiếp và trong các hợp đồng mua bán, thanh toán không chỉ trong nước
mà cả quốc tế. Chính vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và đặc


3
điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng là thiết thực và
có tính thời sự, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành.
Như chúng ta đã biết tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, là ngôn ngữ chính thức
của hơn 70 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, vì vậy nếu thiếu năng
lực tiếng Anh, chúng ta sẽ gặp rất nhiều hạn chế trong quá trình học tập ở trường,
trong công việc hằng ngày, cũng như trong công tác nghiên cứu, bởi vì các sách
báo tham khảo hầu hết đều viết bằng tiếng Anh. Hơn nữa đã từ lâu tiếng Anh vẫn
được xem là ngôn ngữ khoa học và thương mại, theo xu thế hiện đại hoá và đẩy
nhanh những tiến bộ về công nghệ tại các nước đang phát triển. Tuy đóng vai trò
quan trọng nhưng tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành, ít nhận được sự
quan tâm của người học. Một trong những lý do chính có thể là người học chưa
nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc nắm vững vốn thuật ngữ tiếng Anh
chuyên ngành. Bên cạnh đó, sự khó khăn trong việc tiếp cận thuật ngữ khoa học
chuyên ngành cũng là một thách thức lớn đối với người học vốn đã quen sử dụng
tiếng Anh cơ bản nếu tiếp xúc với những từ như “interest” (lãi suất), các thuật ngữ
chuyên ngành như “be in the red” (thấu chi / bị nợ), “instant transfer” (chuyển tiền
tức thời), “credit card” (thẻ tín dụng)… mà họ ít biết hoặc chưa biết. Theo
Hutchinson & Waters, người học tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng lúc này như
“người xa lạ trên mảnh đất xa lạ” (a stranger in a strange land) [74, tr.158].
Trong khi đó, Ju. X. Xtepanov lại cho rằng: “Các từ trong vốn từ vựng không

tồn tại một cách cô lập mà tạo thành những loại, những nhóm cùng loại có tính
chất hệ thống nào đó, cùng với một số từ khác”. Tính hệ thống này “có mặt trong
mọi cấp độ tổ chức từ vựng” [Nguyễn Ngọc Trâm] và được thể hiện ở sự phân chia
từ vựng thành các trường từ vựng – ngữ nghĩa. Ở một góc độ khác, Đỗ Hữu Châu
cho rằng: hệ thống từ vựng được chia thành những “tập hợp từ vựng có sự đồng
nhất ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy (...) để phát hiện ra tính hệ
thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa” [8], đó là các trường từ
vựng - ngữ nghĩa. Do đó, để hiểu được ý nghĩa của một từ, một ngữ hay một thuật
ngữ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa chuyên ngành ngân hàng, người học cần


4
phải có kiến thức, có nghiệp vụ về ngành ngân hàng, phải biết những đặc trưng cơ
bản về tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng… Đó là lý do người viết chọn đề tài
“Các trường từ vựng - ngữ nghĩa thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng
(có so sánh với tiếng Việt)” để nghiên cứu với mong muốn góp phần vào hoạt
động dạy học tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng đối với
các bạn sinh viên cũng như ngay cả đối với các nhân viên, lãnh đạo làm việc trong
ngành ngân hàng. Nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo sự gia tăng và phát
triển của hoạt động ngân hàng trong và ngoài nước. Giao dịch trong nước và giao
dịch nước ngoài đều thông qua phương tiện là tiếng Anh hay tiếng Việt. Vì vậy
việc sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc giao dịch tại các ngân hàng hay
trong các văn bản hợp đồng kinh tế là điều không hề đơn giản. Hơn nữa, cùng với
việc gia nhập WTO và tham gia hợp tác thương mại quốc tế, sự trao đổi, mua bán
hàng hóa và các dịch vụ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khác ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình hoạt động giao dịch, việc mua bán hàng
hóa và thanh toán giữa các nhà kinh doanh trong nước với nhau, cũng như với nước
ngoài đều thông qua ngân hàng. Do đó hàng loạt các thuật ngữ chuyên ngành ngân

hàng ra đời để hỗ trợ cho công việc này như “home banking” (hoạt động ngân hàng
tại nhà), “draft / bill of exchange” (hối phiếu), “clearing bank” (ngân hàng thanh
toán bù trừ), “foreign exchange” (ngoại hối), “cheque / check” (séc), “credit
balance” (dư có), “factoring” (bao thanh toán)… Hiểu và sử dụng đúng các thuật
ngữ này trong các văn bản chuyên ngành, cũng như trong giao dịch với khách hàng
là một vấn đề mà người học, các cán bộ ngành ngân hàng, cũng như các nhà làm
kinh tế quan tâm hàng đầu. Vì vậy mục đích của luận văn là tập trung nghiên cứu
cấu tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành ngân hàng, từ
đó rút ra những đặc trưng cơ bản của thuật ngữ chuyên ngành ngân hàng giữa hai
ngôn ngữ. Việc làm này góp phần cho công tác biên soạn từ điển thuật ngữ ngành


5
ngân hàng, giúp cho việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành, cũng như giao dịch
trong ngân hàng được chuẩn xác hơn, thuận lợi hơn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngân hàng là một trong những ngành có tốc độ
phát triển nhanh nhất ở Việt Nam bởi vì nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường,
khối lượng hàng hóa mua bán, số lượng các hình thức thanh toán qua ngân hàng,
không chỉ trong nước mà còn với nước ngoài, diễn ra ngày càng nhiều và đa dạng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, học viên đang theo học ngành ngân
hàng, cũng như nhân viên đang làm tại các ngân hàng thương mại, và các nhà kinh
doanh, nhiều sách tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng đã được xuất bản như:
“Check your English vocabulary for Banking and Finance” của Jon Marks,
“Banking Transactions” của Francis Radice, “Tiếng Anh giao tiếp hữu dụng trong
ngành tài chính và ngân hàng – Finance and Banking English” do Lê Huy Lâm,
Phạm Văn Thuận và Nguyễn Hữu Tài biên dịch, “Interpretation Practise –
Economics, Finance, Banking” của Hồ Văn Hiệp, “900 mẫu câu đàm thoại trong
ngành tài chính và ngân hàng” biên dịch Nguyễn Thanh Yến…, và một số từ điển
giải thích thuật ngữ thuộc chuyên ngành như: Cambridge Advanced Learner’s

Dictionary – Third Edition, English Vietnamese Dictionary - Commerce, Finance,
Banking do Nguyễn Thị Ái Nguyệt và Nguyễn Tùng Lâm biên dịch, Tuyển tập từ
vựng tiếng Anh chuyên ngành Ngân hàng thông dụng nhất… Ngoài ra còn có một
số sách, giáo trình do các giảng viên thuộc khoa ngoại ngữ của các trường đào tạo
chuyên ngành ngân hàng biên soạn, lưu hành nội bộ để giảng dạy như: “English
for Banking 1, 2, 3” do các giảng viên thuộc Khoa Ngoại ngữ Học viện Ngân hàng
tổng hợp biên soạn, “145 Tests in Banking & Finance” và “65 Reading Texts in
Banking & Finance” do Nguyễn Phương Lan biên soạn … Đặc biệt chỉ có một
luận án “So sánh đặc điểm cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ tài chính
– kế toán – ngân hàng của tiếng Anh và tiếng Việt” của Nguyễn Thị Tuyết là có
phần đề cập đến tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng. Như vậy, có thể thấy việc
nghiên cứu về các trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành


6
ngân hàng vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống và
toàn diện. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa các
thuật ngữ tiếng Anh ngân hàng theo các trường từ vựng – ngữ nghĩa, có liên hệ với
nghĩa ngữ dụng và so sánh với các thuật ngữ tiếng Việt tương đương.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sẽ nghiên cứu các đặc điểm về cấu
tạo và ngữ nghĩa các thuật ngữ tiếng Anh ngành ngân hàng và có so sánh với các
thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt nhằm giúp cho học viên, sinh viên đang
được đào tạo thành các nhân viên ngân hàng tương lai nắm vững các thuật ngữ
chuyên ngành và cách sử dụng chúng trong các tình huống giao dịch qua ngân hàng
và trong các văn bản hợp đồng kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu các thuật ngữ tiếng Anh sử dụng trong ngành ngân
hàng theo các trường từ vựng – ngữ nghĩa, bao gồm các thuật ngữ về các phương

thức thanh toán (thanh toán bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt), về các hoạt
động của ngân hàng và các dịch vụ thanh toán thông qua ngân hàng. Từ kết quả có
được chúng tôi sẽ tiến hành so sánh với các thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt
để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của chúng.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
4.1. Phương pháp miêu tả phân tích
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để miêu tả, phân tích về đặc điểm cấu tạo
và ngữ nghĩa của các thuật ngữ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Anh
chuyên ngành ngân hàng.
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu


7
Bên cạnh việc miêu tả, phân tích các trường từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Anh
chuyên ngành ngân hàng chúng tôi còn đối chiếu các trường từ vựng – ngữ nghĩa
này với các thuật ngữ tiếng Việt tương đương để tìm hiểu về cách chuyển dịch
cũng như việc xây dựng hệ thuật ngữ tiếng Việt chuyên ngành ngân hàng.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thủ pháp thống kê, phân loại và giải thích
nghĩa.
5. NGUỒN NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nguồn ngữ liệu nghiên cứu chủ yếu từ tất cả các sách tiếng Anh chuyên ngành
ngân hàng, sách “Banking Transactions” của Francis Radice, các sách giáo khoa
và giáo trình lưu hành nội bộ do Khoa Ngoại ngữ Học viện Ngân hàng biên soạn,
các sách ngữ pháp tiếng Việt, ngữ pháp tiếng Anh và các từ điển chuyên ngành. Về
cơ sở lý luận Việt ngữ và Anh ngữ, chúng tôi chủ yếu dựa trên nền tảng lý thuyết
trong các tài liệu của các tác giả tiếng như: Cao Xuân Hạo [29], Nguyễn Tài Cẩn
[4], [5], Nguyễn Thiện Giáp [21], [22], [23], [24], [25], [26], Greenbaum [71], và
Longman [65] …

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn “Các trường từ vựng - ngữ nghĩa thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành
ngân hàng (có so sánh với tiếng Việt)” tập trung vào miêu tả các đặc điểm về cấu
tạo và ngữ nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành ngân hàng tiếng Anh và tiếng
Việt. Trên cơ sở đối chiếu hai hệ thống thuật ngữ Anh – Việt chuyên ngành ngân
hàng, tìm ra nét tương đồng và khác biệt trong hệ thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ,
chúng tôi đưa ra những đề xuất trong cách chuyển dịch thuật ngữ tiếng Anh chuyên
ngành ngân hàng sang tiếng Việt chuyên ngành ngân hàng. Việc làm này nhằm
giúp cho quá trình dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng dễ dàng và thuận
tiện hơn, tăng cường tính chính xác, chuẩn mực và tính quốc tế cho hệ thuật ngữ
tiếng Việt chuyên ngành ngân hàng.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN


8
Luận văn gồm ba phần: dẫn nhập, nội dung chính và kết luận. Trong phần nội
dung chính của luận văn có 3 chương:
Chương một trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản về từ, về trường từ vựng –
ngữ nghĩa, thuật ngữ khoa học, và lý thuyết dịch thuật. Trong phần thuật ngữ khoa
học, chúng tôi trình bày khái niệm thuật ngữ, thuật ngữ chuyên ngành ngân hàng,
và cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó làm cơ sở cho việc nghiên
cứu ở chương hai
Chương hai tập trung miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa
và ngữ dụng của các thuật ngữ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Anh chuyên
ngành ngân hàng. Trên cơ sở kết quả miêu tả và phân tích, chúng tôi nêu ra những
đặc điểm cơ bản của thuật ngữ chuyên ngành ngân hàng.
Chương ba miêu tả và phân tích trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ tiếng
Việt chuyên ngành ngân hàng và tiến hành so sánh, đối chiếu các thuật ngữ thuộc
trường từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng với các thuật ngữ
tương đương trong tiếng Việt để từ đó nêu ra được những nét tương đồng và khác

biệt của hai hệ thuật ngữ thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau. Việc làm này
giúp cho người sử dụng hiểu và dùng đúng nghĩa của từ khi giao dịch trong hệ
thống ngân hàng trong nước cũng như trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng đưa ra những đề xuất trong quá trình chuyển dịch Anh – Việt và cách giảng
dạy tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng.

CHƯƠNG MỘT


9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
1.1.

Khái niệm từ và trường từ vựng – ngữ nghĩa

1.1.1. Từ
Trong tất cả các ngôn ngữ, từ là đơn vị tồn tại một cách hiển nhiên. Tuy
nhiên nhận thức về vấn đề từ trong các ngôn ngữ có nhiều quan niệm khác nhau và
không thống nhất. Chính vì vậy F. de Saussure đã nói “…. từ là một đơn vị luôn
luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu
ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa”.
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam “Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ
là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu
thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động
từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con
người đối với hiện thực”.
Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý
nghĩa và hình thức. Từ là đơn vị đặc biệt quan trọng khi xét tới mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và tư duy…
Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, “Từ là đơn vị nhỏ

nhất có nghĩa của ngôn ngữ có khả năng hoạt động độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để xây dựng nên câu”. [13, tr.270]
Còn theo Nguyễn Thiện Giáp, “từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của
ngôn ngữ. Do tính chất hiển nhiên, có sẵn của các từ mà ngôn ngữ của loài người
bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu
xây dựng mà thiếu nó thì không thể hình dung được một ngôn ngữ. Có thể chấp
nhận một định nghĩa chung về từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ,
độc lập về ý nghĩa và hình thức” [25, tr. 440]. Khái niệm về từ của Nguyễn Thiện
Giáp bao hàm hai vấn đề cơ bản: đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ và có tính độc lập.
Quan niệm này không chỉ gần giống với quan niệm của B.Golovin trong cuốn


10
“Dẫn luận ngôn ngữ học” của ông, mà còn có nhiều điểm tương đồng với quan
niệm của L. Bloomfield ý kiến cho rằng “từ là hình thái tự do nhỏ nhất”, mà hình
thái tự do là bất kỳ hình thái nào có thể xuất hiện độc lập được.
Bên cạnh tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về ý nghĩa của từ, chúng ta cũng cần
chú ý đến những đặc trưng về ngữ âm và ngữ pháp … Những đặc trưng này ở
những ngôn ngữ khác nhau là khác nhau, tùy theo đặc điểm cơ cấu ngữ âm và ngữ
pháp của từng ngôn ngữ.
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, do đó từ không biến đổi hình thức theo quan
hệ hình thái và cú pháp trong câu. Trong khi đó tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình,
từ có sự biến đổi về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học và cú pháp
trong câu. Để có sự nhất quán khi nghiên cứu về từ trong hệ thống ngôn ngữ, trong
luận văn này chúng tôi thống nhất khái niệm về từ theo quan niệm của Nguyễn
Thiện Giáp “là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức”.
1.1.2. Trường từ vựng – ngữ nghĩa
Như chúng ta biết các đơn vị từ vựng không tồn tại tách biệt nhau mà luôn có
những mối quan hệ nhất định với nhau. Điều đó làm cho từ vựng không chỉ là tập
hợp các từ và đơn vị tương đương với từ, mà còn là một hệ thống với những mối

quan hệ nhất định. Một trong những vấn đề mà các nhà ngôn ngữ học thường quan
tâm là quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng. Các từ ngữ đồng nhất về nghĩa
được tập trung thành các nhóm được gọi là trường từ vựng – ngữ nghĩa (hoặc gọi
tắt là trường nghĩa).
Theo Đỗ Hữu Châu,“từ vựng là một hệ thống rất lớn, rất phức tạp và không
kín nên yếu tố của nó sẽ không phải trực tiếp là từng đơn vị từ vựng nữa mà là
từng hệ thống con”, “mỗi hệ thống con là một trường từ vựng” [7], [9]. Vì vậy,
mỗi trường nghĩa lớn có thể gồm nhiều trường từ vựng nhỏ, và mỗi trường từ vựng
nhỏ gồm nhiều trường nghĩa nhỏ hơn. Hơn nữa, do có hiện tượng đa nghĩa mà một
đơn vị từ vựng có thể tham gia vào nhiều trường nghĩa khác nhau.
Ví dụ: Từ “interest” (lãi suất) có thể cùng thuộc trường nghĩa phương thức cho
vay, hoặc trường nghĩa phương thức nhận tiền gửi, hay trường nghĩa các hoạt động


11
ngân hàng. Từ “beneficiary” (người thụ hưởng) có thể thuộc trường nghĩa phương
thức chuyển tiền ra nước ngoài hoặc trường nghĩa các hoạt động dịch vụ hay
trường nghĩa bao thanh toán …
Trường nghĩa gồm các loại: trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa biểu vật,
trường nghĩa biểu niệm và trường nghĩa liên tưởng.
1.2.

Thuật ngữ khoa học

1.2.1. Khái niệm thuật ngữ
Theo A.V. Superanskaja, N.V. Podolskaja và N.V. Vasileva, “thuật ngữ là
từ hay cụm từ chuyên môn, được thừa nhận trong hoạt động chuyên ngành và được
sử dụng trong những điều kiện đặc biệt. Thuật ngữ là sự biểu đạt bằng từ ngữ một
khái niệm của một hệ thống các khái niệm thuộc một lĩnh vực tri thức chuyên
ngành nhất định. Thuật ngữ là yếu tố khái niệm cơ sở của thứ ngôn ngữ dùng cho

các mục đích chuyên môn” [1, tr.14]. Ở Việt Nam, vấn đề thuật ngữ được các nhà
ngôn ngữ học thực sự quan tâm vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX. Theo Đỗ
Hữu Châu, “thuật ngữ là từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành
khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đó … Đặc tính của những
từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự
vật, một hiện tượng khoa học kỹ thuật nhất định” [9, tr.167]. Trong cuốn “Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng
Trọng Phiến [13] cho rằng thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái
niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành,
mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn.
Các khái niệm trên cho thấy, thuật ngữ về bản chất là từ hoặc cụm từ, có tính
đơn nghĩa trong giới hạn một chuyên ngành hay một lĩnh vực khoa học kĩ thuật
nhất định. Vì vậy, để hiểu và giải thích đúng nội dung của thuật ngữ cần phải có sự
am hiểu tường tận về chuyên ngành hay lĩnh vực khoa học kĩ thuật có chứa thuật
ngữ đó.


12
Ví dụ: Trong khoa học về ngôn ngữ ta có các thuật ngữ “âm vị”, “hình vị”,
“âm vực”, “âm tiết”, “nguyên âm”, “bán nguyên âm” … Trong khoa học về ngân
hàng có các thuật ngữ “interest” (lãi suất), “short – term loan” (vay ngắn hạn),
“credit” (tín dụng), “overdraw” (thấu chi), “discount” (chiết khấu), “open market”
(thị trường mở), “clearing bank” (ngân hàng thanh toán bù trừ)…
1.2.2. Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng
Qua các khái niệm về thuật ngữ đã trình bày ở trên, thuật ngữ tiếng Anh
chuyên ngành ngân hàng có thể hiểu là từ hay cụm từ biểu thị các khái niệm, sự
vật hay hoạt động giao dịch liên quan đến ngân hàng.
Ví dụ: Các thuật ngữ chỉ phương tiện thanh toán như: “cash” (tiền mặt),
“cheque” (séc), “foreign currency” (ngoại tệ) …, các thuật ngữ chỉ thời hạn cho
vay như: “short – term” (ngắn hạn), “long – term” (dài hạn) …, các thuật ngữ chỉ

dịch vụ ngân hàng như: “plastic card” (thẻ thanh toán), “factoring” (bao thanh
toán), “lending money” (cho vay), “sending money abroad” (chuyển tiền ra nước
ngoài), “providing credit” (cấp tín dụng) …
So với từ ngữ thông thường, thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội hàm
sâu hơn và được biểu thị một cách logich, chặt chẽ hơn. Thuật ngữ không bao hàm
các sắc thái biểu cảm hay thái độ đánh giá của người nói với đối tượng, hoạt động,
tính chất được đề cập đến. Thuật ngữ khác với từ ngữ thông thường ở nghĩa chuyên
ngành của nó.
Ví dụ:
- Plastic (nhựa) theo nghĩa thông thường là một hợp chất cao phân tử, được
dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như áo
mưa, ống dẫn điện …, khác với thuật ngữ “plastic” (nhựa) trong “plastic money /
plastic card” (thẻ thanh toán).
- Money (tiền) theo nghĩa thông thường là vật dùng để thanh toán khi mua bán,
khác với money trong “slush money” (tiền hối lộ), “fresh money” (vốn bổ sung),
“dear money” (tiền vay nặng lãi), “ready money” (tiền mặt)…


13
1.2.3. Đặc điểm của thuật ngữ khoa học
Thuật ngữ khoa học có những đặc điểm khác với các lớp từ vựng khác.
Thuật ngữ khoa học có những đặc điểm cơ bản: tính chính xác, tính hệ thống, tính
quốc tế, tính dân tộc và tính đại chúng [55, tr.56]. Theo viện sĩ Kulebakin và
Kolimovitxki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ, thuật ngữ có các đặc
điểm: tính đơn nghĩa, tính chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn. Chúng tôi tán
đồng quan điểm về thuật ngữ theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng
Phiến. Theo đó thuật ngữ có các đặc trưng:
-

Tính chính xác


-

Tính hệ thống

-

Tính quốc tế
Trước hết, thuật ngữ phải có tính chính xác vì nội dung của thuật ngữ khoa

học là toàn bộ định nghĩa, khái niệm của một ngành khoa học nào đó dành cho nó.
Kế đến, thuật ngữ thường có tính hệ thống chặt chẽ, vì “mỗi thuật ngữ chiếm một
vị trí trong hệ thống khái niệm … giá trị của mỗi thuật ngữ đều được xác định bởi
mối quan hệ của nó với các thuật ngữ khác cùng hệ thống” [43, tr.361]. Hơn nữa,
thuật ngữ khoa học luôn có tính quốc tế, bởi vì thuật ngữ là một bộ phận từ vựng
biểu thị những khái niệm khoa học chung cho tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
Thực tế cho thấy tính quốc tế của thuật ngữ chỉ có tính chất tương đối bởi vì mỗi
ngôn ngữ có bản sắc dân tộc và văn hóa riêng của nó. Điều này thể hiện rõ nhất qua
hình thức cấu tạo thuật ngữ.
Ví dụ:

Pay  payment  repayment
Polite  impolite
Head  head office
Authorized person  unauthorized person
Mặt  mặt mày  mặt mũi …
Nhà  nhà tôn  nhà ngói  nhà kho …


14

Qua các ví dụ trên cho thấy, trong tiếng Anh thuật ngữ được cấu tạo bằng cách
thêm tiền tố hay hậu tố vào căn tố hoặc ghép các từ lại với nhau, còn trong tiếng
Việt thuật ngữ được tạo thành chủ yếu bằng phương thức ghép.
1.2.4. Cấu tạo thuật ngữ khoa học
Thực tế cho thấy, sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong những thập niên
gần đây rất nhanh và mạnh mẽ đến nổi không có ngôn ngữ nào có thể cung cấp đủ
số từ cần thiết. Từ vựng khoa học chiếm số lượng rất lớn nhưng thành phần cơ bản
để tạo ra chúng lại tương đối ít. Chính vì vậy các nhà làm khoa học phải tìm cách
tạo ra từ mới để sử dụng.
Mục đích của luận văn là so sánh thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân
hàng với các thuật ngữ tiếng Việt tương đương nên chúng tôi chỉ trình bày những
điểm cơ bản về cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh và cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt làm cơ
sở cho việc miêu tả, phân tích, và so sánh thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân
hàng với các thuật ngữ tiếng Việt tương đương ở các chương sau.
1.2.4.1.

Cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh

Theo quan niệm của Hỹ Nguyên, phần lớn thuật ngữ khoa học Anh đều
được cấu tạo dựa trên gốc từ (căn tố) hay sự kết hợp nhiều gốc từ tạo nên từ ghép.
Do vậy. thuật ngữ tiếng Anh nhìn chung đều được cấu tạo theo các phương thức
sau:
- Thuật ngữ có cấu tạo là từ đơn hay từ các hình vị từ vựng.
Ví dụ: Trong tiếng Anh thông dụng có “house” (nhà), “chair” (ghế), “bed”
(giường), “table” (bàn) … Trong tiếng Anh ngân hàng có “bank” (ngân hàng),
“cheque” (séc), “loan” (khoản vay) …
- Thêm tiền tố hay hậu tố vào gốc từ để tạo ra từ mới hay còn gọi là từ phái sinh.
Ví dụ:

Sign (ký)  countersign (ký lại)

Cash (tiền mặt)  non- cash (không có tiền mặt)
Bank (ngân hàng)  banker (nhà ngân hàng)


15
Draw (ký phát)  drawer (người ký phát)  drawee (người được ký phát)
Pay (thanh toán)  payer (người thanh toán)  payee (người được thanh toán)
- Ghép hai hay nhiều hơn hai từ để tạo thành từ mới. Số lượng thuật ngữ trong
khoa học được tạo ra theo kiểu ghép này rất nhiều.
Ví dụ:

Credit + balance  credit balance (dư có)
Crossed + cheque  crossed cheque (séc gạch chéo)
Clearing + bank  clearing bank (ngân hàng thanh toán bù trừ)

Exchange + control + regulations  Exchange control regulations (qui định
kiểm soát ngoại hối)
1.2.4.2.

Cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt

Dựa trên những quy tắc về cấu tạo thuật ngữ của Ủy ban Khoa học nhà
nước, Nguyễn Văn Tu cho rằng thuật ngữ tiếng Việt được cấu tạo chủ yếu theo ba
cách, đó là: dùng từ thuần Việt, dùng từ Hán Việt, và phiên âm.
- Dùng từ thuần Việt để tạo ra một thuật ngữ khoa học sẽ dễ nhớ, dễ hiểu và
có tính dân tộc.
Ví dụ: Co, co cứng, co khít …
Điểm, đường, đường thẳng, hình tròn …
- Dùng từ Hán Việt để tạo ra thuật ngữ tiếng Việt tuy khó hiểu, khó nhớ
nhưng thỏa mãn các đặc điểm của thuật ngữ: tính hệ thống và tính dân tộc.

Ví dụ: Tâm, tâm thất, tâm nhĩ …
Áp suất, áp lực điện, điện từ …
- Dùng cách phiên âm thuật ngữ Ấn Âu dễ đạt được tính chính xác, hệ thống.
Tuy nhiên cách này được sử dụng khá thận trọng vì không hợp với ngữ âm tiếng
Việt, không có tính dân tộc, khó nhớ.
Ví dụ: Calcium  canxi
Acide  axit
Chlorura  clorua


16
Oxygene  ôxy
Ngoài ra các nhà khoa học người Việt cũng có những cách khác để tạo ra
các thuật ngữ tiếng Việt như: ghép các từ đơn tạo thành từ ghép (Ví dụ: hình cầu,
hình vị, tiền tố, hậu tố …), dùng một từ tố làm gốc và kết hợp với các từ tố khác
(Ví dụ: sản, thiểu sản, bất động sản, giảm cân, giảm sắc …), hoặc kết hợp từ tố
tiếng Việt với từ tố trong các ngôn ngữ Ấn Âu (Ví dụ: hóa axit, tính axit …)
1.3.

Một số vấn đề về dịch thuật và dịch thuật ngữ

1.3.1. Khái niệm dịch thuật
Dịch thuật là quá trình chuyển đổi văn bản ở ngôn ngữ gốc sang văn bản của
ngôn ngữ dịch. Dịch thuật, theo Bách khoa toàn thư khái niệm “là một hoạt động
bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn
nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương
đương - văn đích hay là bản dịch”. Dịch thuật là một quá trình giao tiếp đặc biệt có
liên quan đến ít nhất là hai ngôn ngữ, mà việc sử dụng ngôn ngữ lại không thể tách
rời khỏi tình huống, môi trường giao tiếp nên quá trình dịch rất phức tạp, bao gồm
nhiều yếu tố liên quan như: ngôn ngữ, văn hóa, xã hội.

Theo Jakobson [76], có ba loại hình dịch thuật: dịch nội ngôn (intralingual
translation), dịch liên ngôn (interlingual translation), và dịch liên ký hiệu
(intersemiotic translation). Chúng tôi quan niệm chỉ có loại hình dịch liên ngôn –
kiểu dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác – là loại dịch thuật chính danh,
1.3.2. Phân loại dịch thuật
Người ta thường phân loại dịch thuật dựa trên các tiêu chí: cách thức truyền
đạt và tiếp nhận thông tin, và theo mục đích dịch thuật.
- Phân loại theo cách thức truyền đạt và tiếp nhận thông tin gồm có bốn loại:
dịch viết – viết, dịch nói – nói, dịch viết – nói, dịch nói – viết.
- Phân loại theo mục đích dịch thuật gồm hai loại: biên dịch và phiên dịch. Biên
dịch thường được hiểu là dịch văn bản viết, từ một ngôn ngữ này sang một ngôn


17
ngữ khác. Trong khi đó, phiên dịch thường được hiểu là dịch nói, hoặc là diễn giải
lại câu nói trong một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.
1.3.3. Các phương pháp dịch thuật
Có rất nhiều đề xuất khác nhau của các nhà lý luận dịch về phương pháp dịch
thuật. Theo Newmark [83], [84], [85], có tám phương pháp dịch, đó là: dịch từ đối
từ (word – for – word translation), dịch nguyên văn (literal translation), dịch trung
thành (faithful translation), dịch ngữ nghĩa (semantic translation), dịch thông báo
(communicative translation), dịch đặc ngữ (idiomatic translation), dịch tự do (free
translation), dịch phỏng (adaptation). Còn Larson [77] thì cho rằng có các phương
pháp sau: dịch nguyên văn, dịch nguyên văn có sửa đổi, dịch hỗn hợp, dịch đặc
ngữ, dịch tự do …
Theo chúng tôi, một hệ phương pháp vừa thuận tiện cho công tác nghiên cứu,
vừa có tính ứng dụng cao trong thực tế dịch thuật nên được phân thành hai nhóm
chính, đó là: dịch nguyên văn và dịch tự do. Sử dụng các phương pháp thuộc nhóm
dịch nguyên văn (literal translation), người dịch chú ý đến trọng tâm là các yếu tố
ngữ pháp – từ vựng và cấu trúc tổ chức văn bản gốc. Tiêu biểu cho nhóm này là

phương pháp dịch từ đối từ. Trong khi đó, với nhóm dịch tự do (free translation),
người dịch đặt trọng tâm chú ý đến chức năng của các đơn vị ngôn ngữ trong ngôn
cảnh và hiệu quả giao tiếp. Tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp dịch phỏng
Ví dụ: Bank Giro slips give the bank information about who you are paying
and how much.
Ví dụ trên nếu được dịch theo phương pháp từ đối từ là: “Phiếu Bank Giro đưa
ngân hàng thông tin về ai bạn đang thanh toán và bao nhiêu”. Nhưng theo nhóm
dịch tự do, được dịch phỏng là: “Phiếu Bank Giro cung cấp cho ngân hàng những
thông tin về người bạn sẽ thanh toán và bạn thanh toán bao nhiêu”.
1.3.4. Vấn đề dịch thuật ngữ trong chuyên ngành ngân hàng


18
Dịch thuật là một quá trình giao tiếp đặc biệt có liên quan ít nhất đến hai ngôn
ngữ, mà sử dụng ngôn ngữ thì không thể tách khỏi môi trường và tình huống giao
tiếp. Vì vậy, dịch thuật ngữ trong chuyên ngành ngân hàng là một quá trình rất
phức tạp gồm nhiều yếu tố liên quan như: ngôn ngữ, nghiệp vụ chuyên ngành ngân
hàng, văn hóa và xã hội. Do đó, khi chuyển dịch thuật ngữ trong ngân hàng từ một
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, người dịch trong thực tế là giải quyết các vấn
đề về hai nền văn hóa, về nghiệp vụ chuyên ngành và xã hội chứ không phải là vai
trò trung gian trong quá trình giao tiếp. Quá trình dịch thuật ngữ Anh – Việt chuyên
ngành ngân hàng có thể chia thành hai giai đoạn:
- Phân tích thuật ngữ thuộc ngôn ngữ nguồn (tiếng Anh) thành sự biểu hiện
ngữ nghĩa chuyên ngành.
- Tổng hợp sự biểu hiện ngữ nghĩa chuyên ngành đó thành thuật ngữ thuộc
ngôn ngữ đích (tiếng Việt).
Nhìn chung các thuật ngữ trong chuyên ngành ngân hàng đều được dịch theo
nhóm dịch nguyên văn.
Ví dụ: Crossed (gạch chéo) + cheque (séc)  crossed cheque (séc gạch chéo)
Open (mở) + credit (tín dụng)  open credit (tín dụng mở)

Personal (thuộc cá nhân) + credit (tín dụng) + limit (hạn mức)  personal
credit limit (hạn mức tín dụng cá nhân)
1.4.

Tiểu kết
Trên cơ sở những lý thuyết về từ, trường từ vựng – ngữ nghĩa, thuật ngữ

khoa học, và lý thuyết dịch được trình bày trong chương này, chúng tôi nhất trí lấy
quan điểm về từ của Nguyễn Thiện Giáp làm nền tảng cho việc nghiên cứu đối
tượng ở các chương tiếp theo.
Với mục đích so sánh trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ tiếng Anh
chuyên ngành ngân hàng với thuật ngữ tiếng Việt tương đương, chúng tôi chỉ tập
trung miêu tả, phân tích về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của các thuật


19
ngữ tiếng Anh tiêu biểu nhất của ngành ngân hàng – đặc biệt chúng tôi chú trọng
miêu tả về đặc điểm ngữ nghĩa của các thuật ngữ theo từng trường từ vựng khi sử
dụng trong tiếng Anh chuyên ngành trong so sánh với ngữ nghĩa các thuật ngữ đó
khi sử dụng trong tiếng Anh thông dụng, từ đó có những lưu ý trong cách dịch các
thuật ngữ đó sang thuật ngữ tiếng Việt tương đương. Bên cạnh đó chúng tôi cũng
đề xuất một số cách chuyển dịch thuật ngữ Anh – Việt và phương pháp dạy và học
tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng.

CHƯƠNG HAI
TRƯỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TIẾNG ANH
CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG


20

2.1. Tiểu dẫn
Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng là những từ hay cụm từ dùng để
định danh các sự vật, các hoạt động thuộc ngành ngân hàng. Có nhiều phương thức,
nhiều dịch vụ, nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng như cho vay (lending money),
thanh toán (payment), nhận tiền gởi (accepting deposit), chuyển tiền ra nước ngoài
(sending money abroad), cấp tín dụng (providing credit)… Trường từ vựng (lexical
field) là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa, mà thực tế cho
thấy, có những từ hay cụm từ chỉ liên quan đến một lĩnh vực của một ngành như
“deposit” (tiền gửi / ngành ngân hàng), nhưng đôi khi cũng có những từ hay cụm từ
liên quan đến nhiều lĩnh vực của nhiều ngành như “credit balance”, “debit
banlance” (dư có, dư nợ / ngành ngân hàng và ngành kế toán), “turnover” (doanh
thu / ngành kế toán; sự quay vòng hàng hóa / ngành thương mại) … Tuy nhiên,
mục đích chính của luận văn chỉ tập trung vào trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật
ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng, vì vậy trong chương này, chúng tôi tập
trung miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo (formation) và đặc điểm ngữ nghĩa
(meaning) của các thuật ngữ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ phương tiện
thanh toán, các hoạt động giao dịch ngân hàng, và việc cung cấp dịch vụ của ngân
hàng.
2.2. Trường từ vựng - ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ phương tiện thanh toán
Theo từ điển “Dictionary of Banking and Finance” của A & C Black, thanh
toán (payment) là hành động trả tiền để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ (the action
of giving money for goods or a service). Do đó, những thuật ngữ nào mang nét
nghĩa thanh toán đều thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa về các phương tiện thanh
toán (lexical – semantic field of payments).
Ví dụ:
- Crossed cheque (n): Séc gạch chéo
- Credit card (n): Thẻ tín dụng
- Travellers’ cheque (n): Séc du lịch



21
- Standing order (n): Lệnh chi trả thường xuyên
- Debit card (n): Thẻ ghi nợ
- Charge card (n): Thẻ tín dụng có lệ phí.
- Cash (n): Tiền mặt
- Bank note = Money (n): Tiền
- Foreign currency (n): Ngoại tệ
Trong các thuật ngữ nêu trên đều có một nét chung về nghĩa, đó là phương
tiện dùng để thanh toán khi mua bán. Trong đó “money” (tiền) là thuật ngữ mà từ
xưa đến nay người ta luôn biết đến như là một phương tiện dùng để thanh toán khi
mua bán, còn các từ “cash” (tiền mặt), “cheque / check” (séc / chi phiếu), “standing
order” (lệnh chi trả thường xuyên), “debit card” (thẻ ghi nợ)… là các thuật ngữ
khoa học thuộc chuyên ngành ngân hàng và chúng cũng có nét nghĩa liên quan đến
sự thanh toán. Trong trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ các phương tiện
thanh toán gồm hai trường từ vựng nhỏ hơn: trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ
chỉ các phương tiện thanh toán bằng tiền mặt (paying in cash) và trường từ vựng –
ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ các phương tiện thanh toán không bằng tiền mặt (paying
without cash).
2.2.1. Trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ các phương tiện thanh
toán bằng tiền mặt (paying in cash)
Trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ các phương tiện thanh toán bằng
tiền mặt trong tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng gồm có các thuật ngữ: “cash”
(tiền mặt), “bank note / money” (tiền), “foreign currency” (ngoại tệ), trong khi đó
thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam chỉ có hai thuật ngữ: “tiền” và “ngoại tệ”.
Vấn đề chúng tôi muốn làm rõ là những đặc trưng về từ vựng và ngữ nghĩa của các
thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng (lexical and semantic features of
banking English words) để từ đó đối chiếu với các thuật ngữ tiếng Việt tương
đương.
2.2.1.1. Xét về đặc điểm cấu tạo



22
Các thuật ngữ thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ phương tiện
thanh toán bằng tiền mặt kể trên là những từ đơn “cash” (tiền mặt), “money” (tiền)
và từ ghép “foreign currency” (ngoại tệ).
- Từ đơn (single words) theo cuốn “777 Khái niệm Ngôn ngữ học” của
Nguyễn Thiện Giáp, là từ chỉ có một hình vị chính tố. Trong tiếng Anh, thuật ngữ
chuyên ngành là từ đơn được tạo thành từ một hình vị tự do (hay còn gọi là căn tố),
có thể hoạt động độc lập trong lời nói. Theo Greenbaum “từ đơn những từ ta
không thể chia thành những bộ phận nhỏ hơn” [62].
Ví dụ: Money (tiền), cheque (séc) …
Về từ loại thì “money” (tiền) và “cash” (tiền mặt) là những danh từ chung
[25]. Danh từ chung là danh từ không đếm được (uncountable nouns), không có
khả năng kết hợp với số từ. Danh từ chung chỉ có thể kết hợp với số từ qua danh từ
chỉ đơn vị hay danh từ chỉ loại [32, tr.28]. Vì vậy, thuật ngữ “money” (tiền) ta
không thể nói “five money” (năm tiền) mà chỉ có thể nói “ten – dollar note” (một tờ
tiền giấy 10 đô). Khi này thì tờ tiền giấy mệnh giá 10 đô la trở thành danh từ ghép
đếm được
Ví dụ:

Money isn’t anything
(Tiền không phải là tất cả)
Two ten – dollar notes are for you.
(Hai tờ tiền mệnh giá 10 đô la là của bạn đấy)

- Từ ghép (compound words), theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp, “là
những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập” [25, tr.452].
Ví dụ:
+ Trong tiếng Anh:
Foreign + currency  foreign curency (ngoại tệ).

Exchange + market  exchange market (thị trường hối đoái)
+ Trong tiếng Việt: khai phá, ăn mặc, giàu có…


23
Các ví dụ trên cho thấy “từ ghép là từ có hơn một hình vị, có tính chỉnh thể và
thực hiện chức năng của một từ” [32, tr.19]. Do vậy, thuật ngữ “foreign currency”
(ngoại tệ) là từ ghép chính phụ. Trong đó thành tố “currency” (tiền tệ) chỉ loại giữ
vai trò chính, còn thành tố “foreign” (thuộc nước ngoài) là phụ có nhiệm vụ cụ thể
hóa. Tuy nhiên cũng có thể nói cách khác rằng thuật ngữ “foreign currency” (ngoại
tệ) là một cụm danh từ, chỉ một loại tiền và mang dáng dấp của nghĩa thanh toán
nên nó thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ các phương tiện thanh toán.
Diệp Quang Ban cho rằng “Cụm danh từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng
đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính
là danh từ” [2, tr.24]. Trong trường hợp này, “currency” (tiền tệ) là thành tố chính
còn “foreign” (thuộc nước ngoài) là thành tố phụ dùng để miêu tả hay nói rõ nghĩa
hơn cho thành tố chính.
Trong tiếng Anh, thuật ngữ là từ ghép gồm hai loại: từ ghép (compound words)
và từ phái sinh (derivational words). Theo Close [64] thì từ ghép (compound
words) là những từ được tạo thành bằng cách kết hợp hai hay hơn hai căn tố. Thuật
ngữ là từ ghép có thể là danh từ ghép (compound nouns), động từ ghép (compound
verbs), tính từ ghép (compound adjectives), trạng từ ghép (compound adverbs).
Thuật ngữ “foreign currency” (ngoại tệ) là một danh từ ghép (compound noun). Có
rất nhiều cách để thành lập một danh từ ghép. Theo sách “Practical English” của
Longman, thuật ngữ “foreign currency” (ngoại tệ) là danh từ ghép được thành lập
bởi “noun + noun” (danh từ + danh từ). Trong tất cả các sách tiếng Anh chuyên
ngành ngân hàng, thuật ngữ là danh từ ghép chiếm một số lượng rất lớn trong từ
vựng tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng.
Ví dụ: Credit balance (n): Dư có
Debit balance (n): Dư nơ

Credit card (n): Thẻ tín dụng.
Foreign exchange (n): Ngoại hối.
Current account (n): Tài khoản vãng lai.
Deposit account (n): Tài khoản tiền gửi.


24
Cash card (n): Thẻ rút tiền.
Debit card (n): Thẻ (ghi) nợ.
Base rate (n): Lãi suất nền.
Bank rate (n): Lãi suất ngân hàng.
2.2.1.2. Xét về đặc điểm ngữ nghĩa
Ju. X. Xtepanov cho rằng “Ý nghĩa của từ phản ánh những đặc trưng chung,
đồng thời là đặc trưng bản chất của sự vật được con người nhận thức trong thực
tiễn xã hội. Ý nghĩa của từ hướng đến khái niệm như là hướng đến cái giới hạn của
mình”. Quan niệm này cho thấy ý nghĩa của từ có tính phức tạp và không bất biến.
Ví dụ: (1)
(2)

I’d like to pay this bill in cash.
I’d like to cash this travellers’ cheque.

Từ “cash” trong câu (1) lại mang nghĩa “tiền mặt” và có trường từ vựng – ngữ
nghĩa nhỏ hơn gồm các thuật ngữ: “note” (tiền giấy), “coin” (tiền xu). Nhưng từ
“cash” trong câu (2) lại có nghĩa khác, lúc này “cash” có nghĩa là “đổi sang tiền
mặt”, và câu (2) trong ví dụ trên được dịch là “Tôi muốn đổi tờ séc này sang tiền
mặt”. Thuật ngữ “cash” (tiền mặt) chỉ dùng chuyên biệt trong ngành ngân hàng và
có nét nghĩa là một phương tiện dùng để thanh toán, trong khi đó thuật ngữ
“money” (tiền) luôn giữ chức năng là danh từ, và là từ vựng toàn dân (common
vocabulary) – là vốn từ chung cho tất cả những người nói ngôn ngữ đó, thuộc các

địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ
bản và quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ [25, tr.472].
Ví dụ:

He always works hard so he earns a lot of money.

(Hắn luôn làm việc chăm chỉ, vì vậy hắn kiếm được rất nhiều tiền)
Trong trường hợp này, chúng ta không thể sử dụng từ “cash” thay cho từ
“money” được. Bởi vì “money” (tiền) ở đây mang nghĩa chung chung, khái quát.
Ví dụ:

Would you like to pay this bill in cash or cheques?

(Ông muốn thanh toán hóa đơn này bằng tiền mặt hay bằng séc)


25
Thuật ngữ “cash” trong trường hợp này là danh từ chung có nghĩa là “tiền mặt”
và chỉ sử dụng trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp từ
“cash” cũng là động từ như “cash a cheque” (đổi séc ra tiền mặt).
Ví dụ:

Clerk: Can I help you?

Nhân viên ngân hàng: Thưa ông cần gì ạ?
Customer: I’d like to cash this cheque.
Khách hàng: Tôi muốn đổi tờ séc này sang tiền mặt.
Với quan niệm nét nghĩa là những yếu tố ngữ nghĩa chung cho nghĩa của các
từ thuộc cùng một nhóm từ, hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lập với nghĩa của
những từ khác trong cùng một nhóm, Hoàng Phê cho rằng: “nghĩa của từ là tập

hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau” [42]. Do đó, có hai thuật ngữ
cần chú ý, đó là “currency” (tiền tệ) và “foreign currency” (ngoại tệ). Thuật ngữ
“currency” theo từ điển của A & C Black [58] giải thích “money in coins and notes
which is used in a particular country” (là tiền được sử dụng trong một quốc gia ở
dạng tiền giấy hay tiền xu). Xét về từ loại thì thuật ngữ tiếng Anh “currency” là từ
đơn, nhưng khi đối dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “tiền tệ” và là cụm danh từ,
không có nét nghĩa của thanh toán, do đó thuật ngữ “currency” (tiền tệ) không
thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ các phương tiện thanh toán. Tiền tệ
chỉ là tiền (nói khái quát) được sử dụng trong một quốc gia (currency is a particular
kind of money used in a country). Còn thuật ngữ “foreign currency” (ngoại tê) lại
thuộc trường từ vựng – ngữ nghĩa thuật ngữ chỉ phương tiện thanh toán vì nó là
đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung cho một nhóm nước.
Thuật ngữ “cash” trong giao dịch ngân hàng mang nghĩa là “tiền mặt”, nhưng
trong quá trình đối dịch Anh – Việt, khi thể hiện trong văn bản hoặc trong giao
tiếp, có thể được dịch ngắn gọn là “tiền”.
Ví dụ: Customer: I’d to obtain some travellers’ cheques.
Clerk: How would you like to pay for them?
Customer: I’d like to pay in cash.


×