Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NGHIÊN cứu KHOA học và NÂNG CAO NĂNG lực đội NGŨ TRONG TRƯỜNG đại học PHỤC vụ đào tạo đáp ỨNG yêu cầu đổi mới HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.62 KB, 7 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI HIỆN NAY

TS. Nguyễn Văn Minh
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Đổi mới giáo dục là mục tiêu cấp thiết đang được đặt ra hiện nay,
việc các nhà trường đại học với sứ mệnh và nhiệm vụ của mình phải là tiên phong
trong mục tiêu này. Với việc so sánh lịch sử hai trường đại học, Đại học Tây Bắc và
Đại học Thủ Đô Hà Nội, bài báo đề cập đến công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao
năng lực đội ngũ, giúp trường đại học thực hiện nhiệm vụ của mình trong yêu cầu đổi
mới hiện nay.
Từ khóa: Đổi mới, cấp thiết, nhiệm vụ, mục tiêu, tiên phong
Abstract: Education reform is urgent goals are being posed today, the
universities whith their mission is to pioneer in this goal. By the comparing between
Tay Bac university and Ha Noi capital university, the artical mention to science
researching and developped staf's qualification to helf universities complete their
mission in education reform today.
Key words: Reform, urgent, mission, goal, pioneer
1. Mở đầu
Đứng trước tình hình phát triển mạnh mẽ của thế giới hiện nay và mục tiêu
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ngành giáo dục cũng cần phải có những
chuyển mình để đảm trách được vai trò “máy cái” của mình, để đào tạo ra nguồn nhân
lực mới, nguồn nhân lực đạt chuẩn, đào tạo theo nhu cầu của xã hội… điều này càng
khẩn thiết hơn khi nó được đề ra trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8,
khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Để thực hiện được mục đích đổi mới, vai trò của các trường chuyên nghiệp có ý
nghĩa quan trọng và nhất là các trường đại học. Trong 9 nhiệm vụ đổi mới mà Nghị
quyết 29 đặt ra là những hoạch định tổng quát và hệ thống, tuy nhiên với một bài báo


khoa học tôi chỉ đề cập đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học(NCKH), nâng cao năng lực
đội ngũ của trường đại học (là một trong những nhiệm vụ chủ chốt), đây cũng là nội
dung của nhiệm vụ thứ 6 và thứ 8 trong Nghị quyết số 29 Trung ương. Đồng thời, lấy

363


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

ví dụ về thực hiện nhiệm vụ NCKH nâng cao năng lực đội ngũ của trường Đại học Tây
Bắc (ĐHTB) trong quá trình xây dựng, phát triển và đổi mới làm thí dụ về thực hiện
nhiệm vụ này, là cơ sở để trao đổi, luận bàn.
2. Nội dung
2. 1. NCKH trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, để phát triển nguồn nhân lực ở nước
ta, gắn với nhu cầu xã hội được nhấn mạnh lại trong văn kiện Đại hội XII của Đảng ta.
Cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều
mặt của đời sống xã hội Việt Nam, nhất là với nền giáo dục, một cái nôi “sản xuất máy
cái”. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã được
đề ra trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI và khẳng định: đây
không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến
lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Trong Nghị quyết số 29 cũng đã
đề ra các mục tiêu – nhiệm vụ - giải pháp cụ thể (09 nhiệm vụ), là những định hướng
cho đổi mới căn bản toàn diện và phát triển nhân lực cho ngành giáo dục.
Tại sao lại phải đổi mới? có chăng là nền giáo dục của ta yếu kém? Hay là ta bảo
thủ?... để trả lời các câu hỏi đó, chúng ta phải nhìn nhận chân xác vấn đề. Thế giới
hiện nay đang phát triển một cách mạnh mẽ, trên tất cả các lĩnh vực đều có những
nghiên cứu, đánh giá và thành tựu to lớn, nhất là các nước phát triển có nền tảng về

trình độ khoa học – kỹ thuật. Trong khi đó, nước ta đang trong thời kỳ “Công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước”. Nếu nhìn lại dòng chảy lịch sử: hòa bình thống nhất đất
nước ta chỉ từ 1975; trước đó phần lớn thời gian chúng ta bị đô hộ, làm nô lệ và lút
chìm trong chiến tranh. 20 năm sau ngày thống nhất (1995) chúng ta mới được “tháo
gông” cấm vận; kể từ đó tới nay, chúng ta thấy trong sự lãnh đạo cả Đảng và Nhà
nước, bằng các đường lối, chính sách, cải cách đất nước ta đã đạt được những sự “đổi
thịt thay da” và đang tiệm cận đến những thành tựu của thế giới. Không tạo biện bằng
quá độ, nhưng quả thực với điều kiện ấy và thành tựu như ngày nay (kinh tế - văn hóa
– đời sống xã hội) đây là một thành quả hiếm. Và không vì thành quả hiếm mà ta lại
không phải đổi mới, vì rằng sự phát triển của thế giới hiện nay với mục tiêu của đất
nước ta, cần phải có sự giao hòa và tương xứng. Đó là căn do của mục tiêu đổi mới đất
nước, mà trong đó có đổi mới giáo dục để đạt được mục tiêu chung của dân tộc, của
đất nước ta hiện nay.
Làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục, thực hiện được sứ mệnh đào
tạo ra những con người mới, theo nhu cầu xã hội có đủ các phẩm chất, năng lực và trí

364


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tuệ, có khả năng đảm trách được công việc của đất nước trong định hướng các mục
tiêu, theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong điều kiện hiện nay là một vấn đề có
ý nghĩa quan trọng, đối với ngành giáo dục nói chung và với bất kỳ một nhà trường
chuyên nghiệp nào, nhất là các trường đại học nói riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ
này, yêu cầu đổi mới giáo dục là tất yếu, sự đổi mới này không phải là một sự thoái
trào, mà đây là sự chuyển mình cho đúng với xu thế, thực trạng chung của đất nước
trong tình hình thế giới hiện tại. Trong sự đổi mới toàn diện đó, việc nâng cao năng lực
đội ngũ là yếu tố then chốt, mà nghiên cứu khoa học, cải thiện trình độ là định hướng
hàng đầu. Chỉ có nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ thì mới tiệm cận và khai thác

được tri thức mới; mà để nâng cao được năng lực đội ngũ thì NCKH là không thể
thiếu.
2.2. Trường ĐHTB và NCKH nâng cao trình độ đội ngũ phục vụ yêu cầu
đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội
* Vài nét về trường ĐHTB
Trường ĐHTB chính thức được thành lập ngày 16 tháng 5 năm 2001 tại huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La, chuyển về địa diểm về thành phố Sơn La tháng 7 năm
2007, trường được xây trên diện tích 95 ha. Là một trường đại học đa ngành, dự kiến
phục vụ 10.000 sinh viên ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc và đào tạo nhân lực trình độ cao
cho nước bạn Lào. Tiền thân của trường là trường cấp II khu tự trị thái – mèo (được
thành lập ngày 30/06/1960), sau đổi tên thành trường Cao đẳng Sư Phạm Tây Bắc.
Trong hơn 10 năm phát triển với tư cách là một trường đại học, Nhà trường đã
có nhiều chuyển biến và đổi thay, từ đời sống của giảng viên, cán bộ; phương tiện học
tập và giảng dạy của thầy trò được nâng cấp và cải tiến; vị thế của Nhà trường được
nâng cao;… trong đó các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và trung hạn cũng được thực hiện
khá nghiêm túc đem lại những thành công đáng khích lệ; trong đó có mục tiêu về công
tác nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực đội ngũ.
* Một số thành tựu trong nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ đội ngũ của
trường ĐHTB sau 10 năm thành lập.
Trong 10 năm phát triển (2001 - 2011), bằng những hoạt động cụ thể, thực hiện
các mục tiêu khác nhau trong nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ, 10 năm thôi
nhưng Nhà trường đã có được những thành tựu nổi bật, khẳng định được vai trò và vị
thế của mình trong khu vực. Kết quả cụ thể như sau:

365


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


- Đề tài nghiên cứu khoa học: thực hiện 24 đề tài NCKH cấp bộ, với tổng kinh
phí lên đến 1.265 triệu đồng; 11 đề tài NCKH cấp tỉnh với tổng kinh phí là 3.803.821
triệu đồng; 252 đề tài NCKH cấp trường với hơn 1tỷ đồng.
- Tổ chức hội thảo: trường đã tổ chức được 03 Hội thảo Quốc gia về văn học,
ngôn ngữ và lịch sử; 11 hội thảo, hội nghị tổng kết về công tác NCKH của giảng viên
và sinh viên. Trong hội thảo đều có những tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra các giải
pháp giúp nâng cao năng lực NCKH và gắn với thực tiễn chuyên môn giảng dạy.
- Dự án chuyển giao công nghệ: có 14 dự án chuyển giao các kết quả nghiên
cứu vào thực tiễn sản xuất, đưa những kiến thức khoa học chuyển giao cho người dân
các khu vực vùng sâu, vùng có khó khăn, nhằm tăng cường kiến thức khoa học và kỹ
thuật trong sản xuất cho bà con.
- Dự án nâng cao năng lực nghiên cứu cho giảng viên: Nhà trường đã phối hợp
với các trung tâm, trường bạn và nhất là nước ngoài (dự án JICA) trong các dự án nâng
cao năng lực cho giảng viên, qua việc nâng cấp các thiết bị phục vụ công tác nghiên
cứu khoa học và giảng dạy, đưa giảng viên đi tiếp thu công nghệ, đào tạo nâng cao tay
nghề, tổng kinh phí 3.500 triệu đồng cùng 2.813.000 USD.
- Cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ: nhất là đào tạo cấp tiến sỹ; từ một chỗ
là nhà trường Cao đẳng Sư Phạm có duy nhất 01 tiến sỹ lịch sử năm 2001, cho đến
2011, nhà trường đã có hơn 15 tiến sỹ các chuyên ngành.
- Sinh viên làm nghiên cứu khoa học: tính đến 2011, trường ĐHTB đã triển
khai 699 đề tài sinh viên với 1.165 sinh viên tham dự. Trong số đó, trường đã đề gửi
một số đề tài dự thi cấp bộ và 02 đề tài đạt giải nhì, 07 đề tài đạt giải 3 và 15 đề tài đạt
giải khuyến khích.
Cùng với việc quan tâm đến NCKH, Nhà trường ĐHTB còn chú trọng đến tăng
cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác NCKH như: phòng thí nghiệm,
thư viện, máy móc, thiết bị; và nhất là việc trang bị thiết bị thí nghiệm đến tận các
khoa, ban là những đơn vị đào tạo trực tiếp.
Cho đến nay, trường ĐHTB đã có đến hơn 30 bài báo đăng trên các tạp chí
quốc tế, hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí khác nhau trong nước. Thành lập được

01 trung tâm chuyển giao công nghệ. Đã và đang thực hiện hơn 20 đề tài cấp bộ trên
các lĩnh vực cả về khoa học thực nghiệm, khoa học ứng dụng cũng như khoa học cơ
bản. Nhà trường hiện đã có đến hơn 40 tiến sỹ các ngành, trong đó có 01 phó giáo sư,
03 nhà giáo ưu tú.

366


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Để có được thành quả này, trường ĐHTB đã xây dựng một mục tiêu cho việc
hoạch định phát triển nhà trường, trong đó có những định hướng mục tiêu cụ thể cho
từng lĩnh vực. Với công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực đội ngũ, phục vụ
nhu cầu đào tạo mới, Nhà trường đã đề ra những định hướng cụ thể (04) như sau:
Thứ nhất, Tăng cường hơn nữa các đề tài nghiên cứu khoa học, phối hợp với
các trường, cơ quan, sở khoa học công nghệ của các tỉnh, các bộ ngành… để phối hợp,
hợp tác, trao đổi nghiên cứu và nâng cao trình độ. Tiếp tục cử đi học nâng cao năng
lực và trình độ (hiện nay trường có đến hơn 70 nghiên cứu sinh các ngành).
Thứ hai, Chủ động nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho giảng viên. Trong
từng bải giảng, Nhà trường động viên, khuyến khích giảng viên áp dụng các nghiên
cứu mới vào giảng dạy, chú trọng đào tạo người học khả năng phẩm chất trí tuệ có tính
định hướng, tăng cường kiến thức cả chiều sâu và bề rộng, tính linh hoạt, mềm dẻo,
tính khái quát… Đặc biệt là, ngoài việc tăng cường kiến thức cơ bản, chú trọng rèn
luyện kỹ năng hoạch tập độc lập với kỹ năng làm việc với các phương tiện hiện khoa
học đại.
Thứ ba, Tích cực nâng cao nhận thức lý luận cho người học về hệ thống các
phẩm chất năng lực trong cấu trúc nhân cách của giảng viên, những yêu cầu hàng đầu
đối với giảng viên trong thời đại hiện nay về mặt trí tuệ, sự cần thiết giữa giữa việc kết
hợp khoa học giáo dục và khoa học cơ bản trong việc đào tạo giáo viên.
Thứ tư, Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học, cụ thể nhà

trường đã cử giảng viên đi dự các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước;
đồng thời cũng tổ chức 03 hội thảo và mời các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực
khoa học khác nhau về nói chuyện, tham dự hội thảo và chia sẻ kinh nghiệm, kiến
thức. Tổ chức các diễn đàn cho giảng viên và sinh viên như: Hội nghị học tốt, hướng
dẫn sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, thi nghiệp vụ sư phạm, thi làm
đồ dùng dạy học…
2.3. Đại học Thủ đô Hà Nội (ĐHTĐHN) quá trình thành lập và hình ảnh lịch sử
trường ĐHTB
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 06/01/1959 và được
nâng cấp lên thành trường ĐH Thủ đô Hà Nội vào ngày 28 tháng 3 năm 2015. Với sứ
mạng kết nối, phát triển truyền thống của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến bằng việc
theo đuổi các hoạt động đặc thù với chất lượng vượt trội trong phục vụ cộng đồng, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước. Theo đó, Nhà trường có
nhiệm vụ đào tạo các ngành nghề mà Hà Nội có nhu cầu ở trình độ cao đẳng, đại học

367


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

và sau đại học; đào tạo giảng viên, cán bộ nghiên cứu cho các cơ sở đào tạo do Hà Nội
quản lý và các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khác; nghiên cứu khoa học
nhằm phát triển khoa học – công nghệ và giải quyết các vấn đề thực tiễn do kinh tế –
xã hội của Thủ đô Hà Nội đặt ra; bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức
ngành giáo dục – đào tạo và hành chính cơ sở theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ; hợp tác
với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về các lĩnh vực đào tạo,
nghiên cứu khoa học.
Trải qua một chặng đường khá dài, với những thăng trầm của lịch sử,

ĐHTĐHN được thành lập hẳn nhiên đây là một tất yếu vẻ vang của sự phát triển.
Nhưng sứ mệnh và trách nhiệm cũng rất nặng nề, đòi hỏi nhiều nỗ lực và nhiều hoạch
định cụ thể.
Với một bài viết trao đổi, tôi thấy lịch sử của trường ĐHTĐHN như là hình ảnh
mà trường ĐHTB đã trải qua hơn 10 năm nay. Từ khi thành lập 2001, ĐHTB mới chỉ
có 1 tiến sỹ, đào tạo 02 lớp cử nhân đại học sư phạm Ngữ văn và đại học sư phạm
Toán, 04 khoa, 05 bộ môn. Cho đến nay, trường ĐHTB đã có 01 PGS, hơn 40 tiến sỹ
các chuyên ngành khác nhau, hơn 70 nghiên cứu sinh các chuyên ngành được cử đi và
nhiều nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ. Trường hiện có 10 khoa và 01 bộ môn, hằng
năm tuyển sinh hàng ngàn sinh viên các ngành nghề, các hệ khác nhau. Đặc biệt hiện
nay trường đã mở được 02 ngành thạc sỹ văn và toán, liên kết với các trường khác mở
các ngành thạc sỹ khác như: kinh tế, quản lý giáo dục, địa lí, lịch sử… Đặc biệt hơn,
nhà trường còn đào tạo cử nhân đại học các chuyên ngành cho nước bạn Lào, tính đến
nay trường đã tiếp nhận đào tạo hơn 600 lưu học sinh Lào.
3. Lời kết
Hơn 1 năm thành lập, trường ĐHTĐHN chắc chắn sẽ chưa thể kiện toàn và còn
nhiều mục tiêu, kế hoạch cần thực hiện. Trong đó, mục tiêu mà bài báo hướng đến là
NCKH và nâng cao năng lực chỉ là một vấn đề nhỏ trong chiến lược phát triển của
trường ĐHTĐHN; nhưng thế mục tiêu này cũng là một trong những động lực cơ bản
để thực hiện được nhiệm vụ của một trường đại học. Việc tổ chức hội thảo Quốc gia
của nhà trường ĐHTĐHN là một biểu hiện hợp lí trong mục tiêu phát triển của nhà
trường là một sự phù hợp với mục tiêu nâng cao năng lực NCKH và nâng cao trình độ
đội ngũ nhà trường trong nhiệm vụ thời gian tới.
Việc so sánh với hình ảnh trường ĐHTB chặng đường hơn 10 năm qua, về mục
tiêu NCKH và nâng cao trình độ đội ngũ chỉ là mục đích tham khảo cho luận bàn. Sự
so sánh có tính ví dụ, trong mong muốn trường ĐHTĐHN có được những bước tiến

368



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

nhanh, mạnh, ổn định để thực hiện được sứ mệnh của mình mà Nhà nước, bộ Giáo dục
và Đào tạo giao cho, trong hoàn cảnh yêu cầu đổi mới giáo dục hiện tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo: Chương trình giáo dục phổ thông, những vấn đề chung,
NXB Giáo dục 2006.
[2]. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 6 năm 2011, in tại công ty cổ phần in Công
đoàn Việt Nam 167 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội.
[3]. Nghị quyết số 29-NQ/TW, NGÀY 4/11/2013.
[4]. Website: bple/blodge.html.

369



×