Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

BT kiem toan tai chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.59 KB, 57 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Bộ môn Kiểm toán

BÀI TẬP
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(Dùng cho chuyên ngành Kiểm toán)

Hà nội - 2009


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chương 2
LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Chương 3
KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN

Bài tập 1
Một số thông tin sơ bộ mà KTV có được khi chấp nhận
một Hợp đồng kiểm toán cho Công ty Quang Thịnh như
sau:
1- Trên Báo cáo KQHĐKD có tình hình là doanh thu
bán hàng, giá vốn hàng bán và lãi gộp đều tăng 40% so với
năm trước;
2- Trên Bảng CĐKT cho thấy phải thu khách hàng năm
nay tăng 70% so với năm trước và tỷ trọng phải thu trong
doanh thu năm nay cũng tăng rất nhiều so với năm trước.
3- Hàng tồn kho năm nay cũng tăng 50% so với năm
trước
4- Quy mô kinh doanh của công ty vẫn ổn định so với
năm trước.


5- Mặt bằng giá cả năm nay có tăng bình quân 5% so
với năm trước
6- Một khoản nợ vay lớn đã quá hạn 3 tháng mà công ty
chưa thanh toán.
Yêu cầu:
1- Phân tích và xét đoán về các rủi ro (sai sót) tiềm tàng
có thể có đối với những thông tin chủ yếu mà KTV cho là
trọng tâm kiểm toán.
2- Xác định những thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ
biến cần thiết thực hiện để kiểm toán các thông tin trên.
Bài tập 2:
Tại một doanh nghiệp nhà nước tiến hành kinh doanh
bán buôn sản phẩm có một số thông tin như sau:
2


1. Khi kiểm toán, KTV phát hiện một số chuyến hàng
không thấy có sự phê chuẩn của lãnh đạo doanh nghiệp về
giá bán và về thời gian thanh toán tiền hàng.
2. Một số chuyến hàng không có hợp đồng hoặc đơn đặt
hàng của khách hàng. Những chuyến hàng này chưa được
thanh toán.
3. Một hóa đơn bán hàng vào ngày 20/12/N-1, người
mua đã chấp nhận thanh toán, được kế toán đơn vị ghi sổ
ngày 10/1/N.
4. Số liệu về doanh thu bán hàng kỳ này so với kỳ trước
tăng khá lớn (50%), trong khi đó chỉ số giá cả kỳ này chỉ
tăng 10% so với kỳ trước.
5. Quy mô SXKD về cơ bản không thay đổi so với kỳ
trước; song cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi: có thêm mặt

hàng mới.
Yêu cầu:
1. Phân tích từng thông tin 1 và 2 để làm rõ khâu kiểm soát
cụ thể nào trong chu kỳ là còn hạn chế và sự hạn chế đó có thể
dẫn đến sai phạm những thông tin tài chính gì trên BCTC và sai
phạm ở cơ sở dẫn liệu nào ?
2. Phân tích từng thông tin 3, 4 và 5 để chỉ ra khả năng ảnh
hưởng đến DTBH và ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu (CSDL) cụ
thể nào ?
Bài tập 3:
Trong quá trình kiểm toán Báo cáo Tài chính cho niên độ
kế toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm N của một công ty
thương mại kinh doanh hàng thực phẩm, KTV đã thu thập
được một số thông tin như sau:
1. Trong năm N, công ty đã gặp phải một số khó khăn
về phân chia thị phần, do đó doanh thu năm N đã giảm
10% so với năm N-1
2. Sau khi phân tích Báo cáo Kết quả hoạt động kinh
doanh năm N cho thấy tỷ lệ lãi gộp tăng 15% so với năm
3


N-1, tuy nhiên không có sự thay đổi nào lớn về gía mua và
bán hàng hoá so với năm N-1
3. Sau khi phỏng vấn ban giám đốc Kiểm toán viên
biết rằng ban giám đốc của công ty sẽ phải ký lại hợp đồng
quản lý vào cuối năm N và việc xem xét ký lại hợp đồng
phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm
N
4. Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

tại thời điểm cuối năm N.
5. Trong năm N, công ty có thay đổi chính sách tín
dụng: nới lỏng cho các khách hàng chiến lược, còn thắt
chặt hơn vpis khách hàng thong thường.
Yêu cầu:
1) Phân tích các thông tin 1, 2, 3 và 4 để xét đoán về
các rủi ro (sai sót) tiềm tàng có thể có với các thông tin tài
chính chủ yếu có liên quan?
2) Xác định các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biên
cần thiết để kiểm toán các thông tin tài chính nói trên.
3) Phân tích thong tin 5 để chỉ ra ảnh hưởng của sự
thay đổi chính sách tin dụng. Nêu các vấn đề cần kiểm tra
để xác định mức ảnh hưởng cụ thể của sự thay đổi chính
sách tín dụng đến PTKH.
Bài tập 4
Khi kiểm toán BCTC cho Công ty cổ phần TĐ, bước
đầu KTV thu thập được một số thông tin, tài liệu sau (đơn
vị tính: 1000đ):
1. Trích Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N :
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng …
Phải thu khách hàng
Dự phòng ph.thu khó đòi

Số đầu năm/
Năm trước
80.000.000
6.500.000
(100.000)
4


Số cuối kỳ/
Năm nay
115.000.000
8.500.000
(20.000)


2. Trong các người mua, chỉ có khách hàng X nợ quá
hạn chưa thanh toán đủ; Đến tháng 12/N, khách hàng X đã
trả được 50% số nợ quá hạn.
3. Theo số liệu trên sổ cái tài khoản 131- Phải thu khách
hàng: Tổng số PS bên Nợ: 23.500.000; Tổng số PS bên Có:
21.500.000.
4. Trong tháng 12/N, Có 3 Hoá đơn bán hàng cho khách
hàng mới, ở xa công ty, với số hàng khá lớn, chưa thu tiền;
nhưng không thấy có Đơn đặt hàng và Hợp đồng thương
mại và 2 hóa đơn cho khách hàng quen có đầy đủ chứng từ
tài liệu cần thiết. Trị giá 5 hóa đơn: 1.700.000.(trong đó
doanh thu hàng bán cho khách hàng mới là: 1.200.000)
5. Một số thông tin bổ sung mà KTV thu thập được:

Lợi nhuận của công ty năm N tăng gấp 2 so với năm
(N-1)

Theo bảng giá của Công ty T.Đ, đơn giá bán năm
nay so với năm trước là ổn định.

Khi phỏng vấn thủ kho cho thấy, có 2 lô hàng xuất
bán trong tháng 12/N đến đầu tháng 1/N+1 được nhập

lại kho toàn bộ.

Công ty đang có ý định chào bán cổ phiếu ra công
chúng và niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch vào năm
N+1
6. Trong kỳ, công ty TĐ cho đối tác đầu tư chiến lược
vay, trị giá theo hợp đồng cho vay là: 200.000, thời hạn 2
năm. Kế toán công ty đã hạch toán vào khoản phải thu
khách hàng.
7. Một khoản tiền nhận được qua ngân hàng
4.000.000.000, của một đơn vị trả trước tiền thuê trong 4
năm một một ki-ốt của công ty. Kế toán công ty đã ghi
nhận toàn bộ số tiền vào DTBH và CCDV năm N.
Yêu cầu:
1/ Dựa vào thông tin 1 và 2; Hãy:
5


a- Phân tích, đánh giá khái quát (sơ bộ) về các chỉ tiêu:
Doanh thu bán hàng, Phải thu khách hàng, Dự phòng phải
thu khó đòi.
b- Xét đoán những khả năng chủ yếu đẫn đến sự biến
động của chỉ tiêu Phải thu khách hàng cuối kỳ so với đầu
năm (phân biệt rõ: biến động là hợp lý hoặc biến động là
không hợp lý).
2/ Dựa tiếp vào tài liệu 3,4 và 5; Hãy:
a- Phân tích để chỉ ra các khả năng chủ yếu dẫn đến
sai lệch của Phải thu khách hàng cuối kỳ so với đầu năm
trên BCTC (tức chỉ ra nghi ngờ về các khả năng sai phạm).
b- Trình bày các thủ tục kiểm toán chủ yếu cần áp

dụng để thu thập bằng chứng nhằm giải toả các nghi ngờ
vừa chỉ ra ở trên.
3/ Phân tích các thông tin 6 và 7 để:
a. Làm rõ nội dung sai phạm trong hạch toán từng trường hợp.
b. Nêu rõ các sai sót trên ảnh hưởng đến những thông tin tài
chính nào, ở đâu và mức độ ảnh hưởng như thế nào ?
c. Với giả thiết sai phạm là trọng yếu, hãy nêu kiến nghị điều
chỉnh bằng 2 cách: Lập bút toán điều chỉnh và Điều chỉnh
trực tiếp các thông tin trên BCTC.
Bài tập 5
Khi kiểm toán BCTC cho công ty sản xuất phôi thép
HYM, bước đầu KTV thu thập được một số thông tin, tài
liệu sau (đơn vị tính; 1.000đ):
1. Trích BCTC ngày 31/12/N
Chỉ tiêu
Năm nay
Năm
trước
Doanh thu bán hàng và CCDV
6.000.000 4.000.000
Giá vốn hàng bán
3.200.000 2.600.000
2. Có 2 Hóa đơn bán hàng cho khách hàng mới trong
tháng 12, chưa thu tiền và chưa có chứng từ vận chuyển, kế
6


toán đã ghi sổ. (Công ty bán hàng theo phương thức vận
chuyển đến tận kho người mua)
3. Một số tình hình khác có liên quan:

a. Số lượng sản phẩm tiêu thụ năm nay của công ty tăng
so với năm trước 10%.
b. Theo bảng giá của công ty, đơn giá bán năm nay tăng
so với năm trước 7%.
c. Công ty HYM đang có dự định sang đầu năm N+1 sẽ
vay ngân hàng để mua một dây chuyền công nghệ mới để
mở rộng sản xuất.
4. Khi kiểm toán các nghiệp vụ thu tiền của tháng 12/N,
KTV phát hiện có 1 phiếu thu tiền ứng trước của Công ty
VY (Có hợp đồng kinh tế chứng minh). Đến cuối năm, khi
lập BCTC, Công ty HYM chưa giao phôi thép cho công ty
VY theo phiếu thu trên. Theo quan điểm của kế toán, khi
khách hàng ứng trước tiền hàng là ghi nhận doanh thu.
5. Khi kiểm toán nghiệp tiền gửi ngân hàng, KTV phát
hiện có một nghiệp vụ chuyển trả lại tiền mua phôi thép
cho công ty thép HP (có hóa đơn xuất trả, phiếu nhập kho
và các tài liệu chứng minh hàng bán bị trả lại), giá
trị.200.000 nhưng kế toán chưa ghi sổ kế toán năm N.
Yêu cầu:
1. Dựa vào các thông tin 1, 2 và 3, hãy:
a- Phân tích xem xét sơ bộ các chỉ tiêu: Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ, Giá vốn hàng bán và Lợi nhuận
gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
b- Phân tích làm rõ tác động ảnh hưởng của các nhân tố
lien quan đến sự biến động của doanh thu bán hàng năm
nay so với năm trước và xét đoán những khả năng có thể
gây ra sai phạm đối với chỉ tiêu DTBH.
2. Dựa tiếp vào các thông tin 4 và 5, hãy:
7



a- Phân tích để chỉ các sai phạm trong hạch toán từng
trường hợp sai phạm chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
b- Chỉ rõ từng sai phạm đó ảnh hưởng đến những thong
tin tài chính nào, ở đâu và ảnh hưởng như thế nào
c. Nêu kiến nghị tổng hợp điều chỉnh từ 2 trường hợp
hạch toán trên, bằng 2 cách: Bút toán điêu chỉnh và Điều
chỉnh trực tiếp các chỉ tiêu lien quan trên các BCTC.
Bài số 6*
Khi thực hiện hợp đồng kiểm toán BCTC năm 200x cho
công ty cổ phần AB, nhóm KTV thu thập được một số
thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng như
sau (đơn vị tính: 1.000đ):
1. Thông tin chung về công ty AB:
Công ty cổ phần AB vừa sản xuất vừa kinh doanh sản
phẩm mỹ phẩm, đã hoạt động sản xuất được 8 năm, mới
thực hiện cổ phần hóa được 3 năm.
Hoạt động kinh doanh của công ty các năm trước là rất
tốt, tuy nhiên trong năm nay, do khủng hoảng kinh tế nên
các mục tiêu đề ra có thể bị ảnh hưởng, tiêu thụ sản phẩm
gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó công ty đang dự định cơ
cấu lại sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và
đặc biệt muốn thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công
chúng.
Phương thức bán hàng: vừa bán buôn, vừa bán lẻ có
xuất khẩu sang một số nước Đông nam Á. Ngoài bán trực
tiếp ở kho, công ty còn thực hiện chuyển giao hàng đến các
đại lý và cửa hàng. Công ty có chính sách giá bán buôn
thấp hơn giá bán lẻ 15%, bán buôn có các chính sách chiết

khấu giảm giá..
2. Trích BCTC ngày 31/12/200x
Chỉ tiêu
Năm nay/
Năm
CK
trước /ĐN
Doanh thu bán hàng và ...
60.000.000
45.000.000
8


Phải thu khách hàng
20.000.000
32.000.000
3. Khi thực hiện thăm quan công ty và kiểm tra giấy tờ
tài liệu công ty, KTV nhận thấy: Không có sự thay đổi nào
về quy mô SX-KD, quy trình công nghệ, số lượng công
nhân viên và các chính sách bán hàng có liên quan. Khối
lượng xuất khẩu của năm nay giảm hơn cho với năm trước,
tuy nhiên đơn giá bán tăng hơn so với năm trước 5%. Các
phương thức bán hàng vẫn được duy trì và tỷ lệ doanh thu
theo các phương thức đó không có sự thay đổi nhiều
4. Khi kiểm tra sổ kế toán bán hàng và công nợ, KTV
nhận thấy kế toán không theo dõi, ghi nhận phân biệt
doanh thu đối với từng loại mặt hàng cũng như từng
phương thức bán hàng. Mặc dù có chính sách giá bán buôn
và bán lẻ nhưng trong sổ chỉ ghi theo giá bán lẻ. Ngoài ra,
có một số sổ chi tiết công nợ phải thu là những khách hàng

mới, có địa chỉ ở xa công ty, không có trong danh sách
khách hàng của công ty. Một số khách hàng có số dư nhiều
năm mà chưa thấy thanh toán
5. Khi kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ thấy rằng có một
số nghiệp vụ bán hàng cuối tháng 12/200x, có số tiền lớn
và cho nợ nhiều. KTV thực hiện một số thủ tục kiểm tra về
kiểm soát thấy rằng chỉ có các hóa đơn và phiếu xuất kho
làm căn cứ chứng minh.
6. Khi trao đổi với kế toán công ty, KTV biết rằng:
Công ty có thực hiện việc chiết khấu, giảm giá và hàng bán
bị trả lại. Việc thực hiện chính sách này một phần cũng là
do đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, khi yêu cầu
cung cấp sổ sách kế toán và chứng từ liên quan thì kế toán
đã lảng tránh và không thể cung cấp. Đồng thời kế toán nói
là đã thực hiện ngay trên hóa đơn.
7. Khi kiểm toán một số nghiệp vụ trên sổ kế toán năm
sau, tình cờ KTV phát hiện có một lô hàng rất lớn đã bán
và ghi nhận doanh thu năm trước nhưng đã được gửi trả lại.
Công ty đã hạch toán là nghiệp vụ hàng bán bị trả lại.
9


Yêu cầu:
1. Dựa vào các thông tin 1, 2, 3, hãy:
a. Phân tích, đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu: Doanh thu bán
hàng phải thu khách hàng; xác định trọng điểm kiểm toán
các thông tin trên
b. Hãy phân tích để đưa ra xét đoán những rủi ro tiềm
tàng (khả năng có thể gây ra sai phạm) đối với chỉ tiêu
doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng

2. Dựa tiếp vào các thông tin 4, 5, 6, 7, hãy:
a. Phân tích để chỉ ra các khả năng cụ thể chủ yếu dẫn
đến sai phạm chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và phải thu
khách hàng; Xác định các mục tiêu kiểm toán cụ thể của
KTV .
b. Trình bày các thủ tục kiểm toán chủ yếu cần áp dụng
để thu thập bằng chứng nhằm giải tỏa nghi ngờ vừa chỉ ra ở
trên.
3. Giả định, xác định những sai phạm trên là có thật và
trọng yếu:
a. Hãy chỉ rõ những thông tin nào trên BCTC sẽ bị ảnh
hưởng và chiều hướng ảnh hưởng.
b. Nêu khuyến cáo đơn vị điều chỉnh theo 2 cách: các
bút toán điều chỉnh và điều chỉnh trực tiếp các thông tin
trên BCTC.
c. Nêu những khuyến nghị chủ yêu có liên quan mà
KTV cần đưa vào thư quản lý.
Chương 4
KIỂM TOÁN CHU KỲ MUA HÀNG VÀ THANH
TOÁN

10


Bài số 1
Khi kiểm toán BCTC tại một doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp, KTV phát hiện ra một số thông tin về việc
mua vật liệu như sau:
1. Một số nghiệp vụ mua hàng không thấy có hợp đồng,
đơn đặt hàng, chứng từ vận chuyển.

2. Một số nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu không thấy có
CO (giấy chứng nhận xuất xứ), không có biên bản kiểm
nghiệm, phiếu nhập kho không có chữ ký của thủ kho.
3. KTV kiểm tra một số hoá đơn của người bán về một
số vật tư mà doanh nghiệp mua về thấy giá trong hoá đơn
qúa cao so với giá trên thị trường.
4. Khi kiểm tra về vật tư mua ngoài KTV phát hiện
nhiều Hóa đơn bán hàng thiếu dấu hiệu kiểm soát cụ thể
như: thiếu chữ ký của người mua hàng, thiếu dấu của đơn
vị bán trên hóa đơn, thiếu các chứng từ giao hàng nhưng kế
toán doanh nghiệp vẫn ghi sổ số tiền phải trả cho người
bán theo các hoá đơn này.
5. Một số nghiệp vụ mua vật tư bằng ngoại tệ doanh
nghiệp thường quy đổi theo tỷ giá cao hơn thực tế làm tăng
giá vật tư.
Yêu cầu:
1. Phân tích từng thông tin, tài liệu để chỉ ra những khâu
kiểm soát cụ thể còn có hạn chế và sự ảnh hưởng của nó
đến các CSDL cụ thể của chỉ tiêu nào trên BCTC ?
2. Nhận xét quá trình kiểm soát quá trình mua vào,
thanh toán của doanh nghiệp và đánh giá RRKS.
3. Chỉ ra các phương pháp và kỹ thuật cụ thể giúp KTV
thực hiện kiểm toán với các thông tin 2, 3
4. Chỉ ra các thủ tục kiểm toán chủ yếu cần thực hiện để
kiểm tra thông tin liệu 4 và nêu những đề xuất mà KTV có
thể đưa ra.
11


Bài tập 2

Khi kiểm toán BCTC năm N cho công ty Đằng Giang,
KTV phát hiện một số trường hợp xử lý và hạch toán
không bình thường sau đây:
1. Công ty nhập khẩu một thiết bị và một số phụ tùng
(Phụ tùng sẽ dùng thay thế sau này); Trị giá nhập khẩu:
thiết bị là 100.000USD; phụ tùng 10.000 USD (Tỷ giá
ngân hàng công bố: 16.050 VND/USD). Thuế suất thuế
nhập khẩu 30%. Chi phí vận chuyển 11 triệu đồng; Chi phí
lắp đặt thiết bị hết 5 triệu đồng. Công ty đã ghi sổ TSCĐ
theo nguyên giá là 2.311.150.000 đồng (= 110.000USD x
16.050 x 1,3 + 11.000.000 + 5.000.000).
2. Công ty trích lập 5% dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(trên tổng trị giá hàng tồn kho là 36.000.000đ); Tuy nhiên,
tài liệu cho thấy chỉ có một mặt hàng (có giá trị là
20.000.000 đ) bị giảm giá 7%.
3. Khoản chiết khấu thanh toán phát sinh trong năm
công ty được hưởng từ người bán là 8.500.000 đ, công ty
đã hạch toán giảm giá hàng nhập kho; Trong số hàng mua
đó, 50% đã dùng vào SX, còn 50% vẫn còn trong kho.
4. Một chuyến hàng công ty đã xuất kho và gửi đi cho
người mua ở một tỉnh xa trong tháng 12, chưa có xác nhận
là hàng đã giao. Kế toán công ty căn cứ vào Hồ sơ gửi
hàng và bảng giá niêm yết ghi sổ năm N, nhận doanh thu
25.000.000 đ, giá vốn hàng bán 15.000.000 đ, thuế GTGT
1.250.000 đ.
Yêu cầu:
1/ Phân tích từng trường hợp để làm rõ:
a- Nội dung của sai phạm và Sai phạm thuộc về CSDL
nào ?
b- Sai phạm đó ảnh hưởng đến những thông tin tài

chính nào, ở BCTC nào và mức độ ảnh hưởng ?
2/ Với giả thiết sai sót là trọng yếu, hãy đưa ra bút toán
điều chỉnh nghiệp vụ cần khuyến nghị với công ty.
12


3/ Xác lập điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan trên Báo cáo
tài chính
Bài tập 3
Khi kiểm toán BCTC cho công ty TH, bước đầu KTV thu
thập được một số thông tin tài liệu sau:
1. Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2006
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối kỳ
Nguyên liêu, vật liệu
12.000.000 18.000.000
Phải trả cho người bán
1.000.000
900.000
2. Giá cả thị trường nguyên vật liệu trong năm 2006 vẫn
ổn định như năm trước. Tuy nhiên, tỷ giá ngoại tệ giảm
khoảng 5% (Khoảng 50% nguyên vật liệu là nhập khẩu)
3. Công ty có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất trong
năm 2007, do đó dự kiến sẽ tìm kiếm thêm các nhà cung cấp
vật tư mới.
4. Có 1 Hóa đơn mua nguyên vật liệu tháng 12 (chưa
thanh toán), đã có phiếu nhập kho đề ngày 28/12/2006,
nhưng chưa ghi sổ phải trả người bán. Giá trị nguyên vật liệu

ghi trên hóa đơn là: 150.000.000.
5. Trong quá trình kiểm tra sổ công nợ phải trả, kiểm toán
viên phát hiện có một nghiệp vụ thanh toán bù trừ nhầm giữa
nợ phải trả cho người bán X và nợ phải thu khách hàng Y, số
tiền 100.000.000
Yêu cầu:
1. Dựa vào các thông tin 1, 2 và 3, hãy:
a- Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính đã cho và làm
rõ ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan đến chỉ tiêu
PTCNB.
b- Xác định phần biến động của PTCNB chưa rõ nguyên
nhân và Xét đoán những khả năng chủ yếu dẫn tới sai phạm.
13


2. Dựa tiếp vào các tài liệu 4 và 5, hãy:
a- Phân tích để chỉ ra nội dung sai phạm trong hạch toán
từng trường hợp.
b- Xác định rõ : sai phạm ảnh hưởng đến những thông tin
tài chính nào, ở đâu và ảnh hưởng như thế nào.
c- Nếu kiến nghị sửa chữa bằng 2 cách: Lập các bút toán
điều chỉnh và Tổng hợp điều chỉnh trực tiếp các thông tin tài
chính.
Bài tập 4*
Thực hiện hợp đồng kiểm toán BCTC cho công ty cơ
khí BC, KTV Phạm Hùng được giao phụ trách kiểm toán
phần mua hàng và thanh toán. Trong quá trình tìm hiểu hệ
thống kiểm soát nội bộ của công ty nay KTV Hùng đã nhận
thấy một số hoạt động như sau:
1. Bộ hồ sơ mua hàng có giá trị lớn bao gồm các giấy tờ

liên quan nhưng không có đơn đặt mua hàng và hợp đồng
thương mại, không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng
hoá nhập kho, Giám đốc chỉ xét duyệt trên giấy đề nghị
thanh toán.
2. KTV nhận thấy một số trường hợp mua hàng một
nhân viên kiêm nhiệm việc mua hàng, nhận hàng và giữ
hàng.
3. Khi kiểm tra việc tính giá hàng tồn kho, kiểm toán
viên nhận thấy một số mặt hàng tồn kho vào ngày
31/12/2008 đang bị hư hỏng với trị giá gốc là 120.000.000
và giá trị thuần có thể thực hiện được là 80.000.000. Tuy
nhiên công ty không trích lập dự phòng giảm giá cho số
hàng nói trên.
4. Ngày 30/12/2008, có một hoá đơn mua hàng với tổng
giá thanh toán là 210.000.000, chưa trả tiền cho người bán.
Chiết khấu mua hàng được hưởng là 3%. Số hàng này đã
nhập kho, nhưng kế toán vẫn chưa ghi sổ do bộ phận kho
chưa gửi chứng từ kịp thời. Số hàng này sau đó đã được
14


xuất bán 50% cho công ty X, và X đã chấp nhận thanh
toán.
5. Trong năm, tỷ giá USD biến động tăng còn ERUO lại
giảm, trong khi đó, công ty có nhập khẩu nhiều mặt hàng.
Yêu cầu:
1. Từ thông tin 1, hãy phân tích để chỉ ra sự hạn chế cụ
thể của hoạt động kiểm soát và khả năng rủi ro đối với các
thông tin tài chính có liên quan. Trình bày các thủ tục kiểm
toán chủ yếu để thu thập bằng chứng giải tỏa nghi ngờ về

rui ro nói trên.
2. Từ thông tin 2, hãy phân tích để chỉ ra sự hạn chế cụ
thể của hoạt động kiểm soát và khả năng rủi ro đối với các
thông tin tài chính có liên quan. Nêu khuyên cáo chủ yếu
cần đưa vào thư quản lý.
3. Dựa vào thông tin 3, 4; hãy:
a. Phân tích nội dung những sai phạm của công ty trong
việc kế toán hàng tồn kho.
b. Xác định các thông tin tài chính bị sai phạm và mức
độ sai phạm.
c. Giả thiết sai phạm là trọng yếu, hãy đưa ra khuyến
nghị điều chỉnh của kiểm toán viên.
4. Phân tích sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ
đến PTCNB; Nêu các vấn đề cần kiểm tra để xác định mức
ảnh hưởng cụ thể do biến động của tỷ giá nói trên.
Bài tập 5
Khi kiểm toán BCTC cho Công ty T.H, bước đầu KTV
thu thập được một số thông tin, tài liệu sau:
1. Trích Bảng CĐKT ngày 31/12/N
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
Số đầu năm Số cuối kỳ
Nguyên liêu, vật liệu
1.600.000
2.000.000
Phải trả cho người bán
710.000
890.000
15



2. Giá cả thị trường năm nay so với năm trước tăng bình
quân 5%.
3. Có 4 Hoá đơn bán hàng, mua Vật liệu chính của các nhà
cung cấp mới, chưa thanh toán; Bốn hoá đơn này đều thiếu
dấu hiệu của kiểm soát nội bộ.
4. Có 5 Phiếu nhập kho thiếu dấu hiệu của kiểm soát nội
bộ, trong đó có 4 phiếu là nhập vật liệu theo 4 Hoá đơn nêu
ở tài liệu 2. Các Hóa đơn, Phiếu nhập kho đã được kế toán
ghi sổ năm N.
Yêu cầu:
1/ Chỉ dựa vào thông tin 1; Hãy:
a- Phân tích, đánh giá khái quát (sơ bộ) về các chỉ tiêu:
NL,VL tồn kho và Phải trả cho người bán.
b- Xét đoán những khả năng chủ yếu dẫn đến sự biến
động của chỉ tiêu Phải trả cho người bán cuối kỳ so với đầu
năm (nếu biến động là hợp lý hoặc biến động là không hợp
lý).
2/ Dựa tiếp vào các tài liệu 2, 3 và 4, hãy:
a- Phân tích để chỉ ra các khả năng chủ yếu dẫn đến sai
lệch của Phải trả cho người bán cuối kỳ so với đầu năm
trên BCTC (tức chỉ ra nghi ngờ về các khả năng sai phạm).
b- Trình bày các thủ tục kiểm toán chủ yếu cần áp dụng
để thu thập bằng chứng nhằm giải toả các nghi ngờ vừa chỉ
ra ở trên.
Chương 5
KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI
HẠN
Bài tập 1*
Nhóm kiểm toán viên của công ty kiểm toán XYZ thực

hiện hợp đồng kiểm toán BCTC cho công ty HAVACO –
một công ty cổ phần hoạt động sản xuất may mặc và kinh
doanh thương mại. Kiểm toán viên Văn Thành được phân
16


công kiểm toán TSCĐ, bước đầu thu thập một số thông tin
liên quan chủ yếu sau:
A. Thông tin chung:
1- Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng, tỷ
lệ khấu hao áp dụng theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC
ngày 12 thánh 12 năm 2003 của Bộ Tài Chính.
2- BCTC của công ty năm trước đã được kiểm toán và
được chấp nhận toàn bộ. Công ty cũng đã được các kiểm
toán viên kiểm toán các lần trước tư vấn hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tương đối tốt, tuy nhiên vẫn chưa
thấy lãnh đạo công ty tổ chức về bộ máy kiểm toán nội bộ
và cũng chưa thấy sự giải trình nào về việc này.
B. Các tài liệu kế toán kiểm toán viên đã thu thập:
I. Trích BCTC của công ty HAVACO (31/12/ N):
Trích BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (ĐV: 1.000.000đ).
Số cuối
Số đầu
TÀI SẢN
năm
năm
A.Tài sản ngắn hạn
15.500
14.000
I.Tiền và t.đương tiền

1.500
2.700
III. Phải thu ngắn hạn
2.700
2.400
IV. Hàng tồn kho
11.300
8.900
B. Tài sản dài hạn
17.380
11.000
II. TSCĐ
17.380
11.000
1.TSCĐ Hữu Hình
11.500
11.000
- Nguyên giá
14.100
13.000
- Hao mòn luỹ kế
(2.600)
(2.000)
2. TSCĐ vô hình
5.880
- Nguyên giá
6.000
- Hao mòn lũy kế
(120)
III. Bất động sản đầu tư

Tổng cộng tài sản (A+B)
32.880
25.000
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
16.180
9.400
I. Nợ ngắn hạn
7.360
5.700
17


II. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Quĩ ĐTPT
3.Lợi nhuận chưa PP
II. Nguồn k.phí và quĩ khác
1. Quĩ khen thưởng phúc lợi
Tổng cộng nguồn vốn (A+B)

8.820
16.700
16.400
15.700
300
400
300

300
32.880

3.700
15.600
15.400
15.000
300
100
200
200
25.000

Trích báo cáo kết quả kinh doanh (ĐV: 1.000.000đ).
Năm
Năm
Chỉ tiêu
nay
trước
1. Tổng doanh thu BHVCCDV
602.400 401.600
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu thương mại
- Hàng bán bị trả lại
301.200 200.800
- Giảm giá hàng bán
1.200
800
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất khẩu

3. Doanh thu thuần
300.000 200.000
4. Giá vốn hàng bán
290.000 194.000
5. Lợi nhuận gộp
10.000
6.000
6. Doanh thu tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
3.000
1.500
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4.000
2.500
10. Lợi nhuận từ hoạt động KD
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Lợi nhuận kinh doanh trước thuế
3.000
2.000
15. Chi phí thuế thu nhập DN (25%)
750
500
18


16. Lợi nhuận sau thuế.


2.250

1.500

II, Các thông tin liên quan đến TSCĐ:
1. Biên bản bàn giao TSCĐ đề ngày 1/4/20xy, công ty
mua về 1 ôtô con cho Ban Giám Đốc có trị giá là
2.100.000.000; tỷ lệ khấu hao là 5% năm, nhưng mãi đến
ngày 1/12/20xy kế toán doanh nghiệp mới ghi sổ kế toán
2. Theo biên bản bàn giao 20 máy khâu công nghiệp
được đưa vào sử dụng đề ngày 1/7/20xy với tổng số tiền
180.000.000. Kế toán công ty đã kế toán vào TSCĐ sử
dụng ở bộ phận quản lý phân xưởng. Theo tài liệu của cơ
quan liên quan qui định những máy khâu này chỉ được sử
dụng không quá 3 năm và công ty đã trích khấu hao TSCĐ
tính vào chi phí sản xuất chung là 30.000.000 (=
180.000.000/3năm/2).
3. Các bảng kê chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cả năm cho
3 xưởng may mặc trong thời gian 5 năm là 300.000.000,
bằng vốn sản xuất kinh doanh, công việc là sửa chữa phục
hồi chứ không tăng thêm thời hạn sử dụng và giá trị TSCĐ
nhưng kế toán công ty đã kế toán tăng NG TSCĐ. Kế toán
công ty đã trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất chung là
60.000.000.
4. Biên bản nhận TSCĐ số 18 ngày 1/7/20xy, công ty
thuê TSCĐ là ôtô con TOYOTA của ông Ngyễn Văn A trị
giá theo hợp đồng là 700.000.000, trong thời gian 5 năm
cho ban Giám đốc, với số tiền phải trả mỗi năm là
150.000.000, nhưng kế toán công ty đã kế toán tăng TSCĐ
và tăng vốn kinh doanh của công ty 700.000.000, đồng thời

kế toán công ty đã trích khấu hao TSCĐ này cả năm tính
vào chi phí quản lý doanh nghiệp là 150.000.000, mà
không phản ánh nợ phải trả hàng năm là 150.000.000 cho
ông Nguyễn Văn A. Khi phỏng vấn và yêu cầu kế toán
cung cấp các tài liệu và bằng chứng về hợp đồng góp vốn
với ông A thì kế toán không cung cấp được tài liệu gì và
19


không có bất kỳ bằng chứng gì chúng minh cho việc góp
vốn của ông A với công ty.
5. Hợp đồng thuê 1000 m2 đất phục vụ cho kinh doanh
của toàn công ty trong thời hạn 50 năm vào thời điểm đầu
năm, với số tiền phải trả mỗi năm là 120.000/m2/năm. Kế
toán công ty đã kế toán trị giá hợp đồng thuê đất là
6.000.000.000 (= 120.000x1000m2 x50năm) vào giá trị
TSCĐ vô hình của công ty và tăng nợ dài hạn phải trả
trong năm là 6.000.000.000. Trong năm 20xy, kế toán công
ty đã phản ánh số tiền phải trả trong năm về tiền thuê đất là
khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí quản lý doanh nghiệp
là 120.000.000, đồng thời dùng tiền bán hàng trả nợ cho
bên cho thuê đất ghi giảm nợ dài hạn 120.000.000..
Yêu cầu: Dựa vào những tài liệu ở trên, hãy:
1. Xác định nội dung sai phạm của từng trường hợp trên
và ảnh hưởng đến những chỉ tiêu nào trên các BCTC nào
của công ty?
2. Xác định mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của
chúng đến các chỉ tiêu tài chính có liên quan?
3. Đưa ra ý kiến và phương pháp điều chỉnh của mình
về những sai phạm của công ty, lập lại báo cáo tài chính

đúng cho công ty.
4. Hãy lập báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến tư vấn
cho công ty HAVACO về kế toán TSCĐ của công ty.
(Công ty kiểm toán XYZ là thành viên của công ty
kiểm toán Quốc tế DTTI. Công ty mẹ chỉ đạo mức ước
lượng sai phạm trọng yếu theo tinh thần chung là 5% đến
10% đối với tài sản ngắn hạn, nợ phải trả, lợi nhuận kinh
doanh trước thuế và 3% đến 6% đối với tổng Tài sản. Và
tính trọng yếu được phân bổ cho khoản mục TSCĐ trên
báo cáo tài chính theo kinh nghiệm, sự xét đoán nghề
nghiệp của kiểm toán viên và điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp này là: 1%)
20


Bài tập 2
Khi kiểm tra BCTC năm 2006 của Công ty X về khoản
mục TSCĐ, KTV phát hiện những vấn đề sau đây:
Tháng 9/2006, Công ty mua chịu 1 TSCĐ phải qua giai
đoạn lắp đặt theo hoá đơn của bán ghi giá bán là
300.000.000đ, thuế giá trị gia tăng (5%) là 15.000.000đ.
Tổng số tiền phải thanh toán là 315.000.000đ. Kế toán
Công ty đã hạch toán như sau:
Nợ TK 211: 300.000.000
Nợ TK 133: 15.000.000
Có TK 331: 315.000.000
2. Tháng 11/2006 Công ty thanh lý một TSCĐ có
nguyên giá là 400.000.000đ, hao mòn là 320.000.000đ. Số
tiền thu về thanh lý với giá bán là 50.000.000đ, thuế giá trị
gia tăng đầu ra là 5% đã thu bằng tiền mặt. Kế toán Công

ty mới ghi sổ bút toán:
Nợ TK 111: 52.500.000đ
Có TK 721: 50.000.000đ
Có TK 333: 2.500.000đ
3. Tháng 10/2006 Công ty hoàn thành XD và bàn giao
một phân xưởng đưa vào sử dụng. Tổng giá trị quyết toán
công trình được 2 bên chấp nhận là 1.260.000.000đ (đã bao
gồn thuế GTGT 5%). Công ty đã tạm ứng cho nhà thầu là
900.000.000đ, số tiền bảo hành công trình công ty giữ lại
của nhà thầu là 120.000.000đ, số tiền còn lại công ty thanh
toán bằng tiền gửi NH. Kế toán Công ty đã ghi sổ TSCĐ
như sau:
Nợ TK 211: 1.260.000.000đ
Có TK 241: 1.260.000.000đ
Theo biên bản góp vốn liên doanh ngày 15/8/2006 thì
số tài sản mà công ty đem góp vốn LD có giá trị là
2.800.000.000đ. Theo sổ kế toán thì số TSCĐ này có
nguyên giá là 2.400.000.000đ, đã hao mòn là
1.200.000.000đ.
21


Kế toán Công ty đã ghi sổ như sau:
Nợ TK 222: 2.800.000.000đ
Nợ TK 214: 1.200.000.000đ
Có TK 211: 2.400.000.000đ
Có TK 721: 1.600.000.000đ
Khi kiểm tra bảng tính KHTSCĐ của Công ty cho biết,
kế toán đã tính KHTSCĐ vào chi phí của cả TSCĐ đã
thanh lý ngày 2 tháng 11/2006. Với số KH đã tính trong

năm là 84.000.000.000đ
Khi kiểm tra số TSCĐ tăng trong năm KTV phát hiện
kế toán đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ phần chi phí SCL
phát sinh trong năm số tiền là 300.000.000đ từ tháng
10/2006 và đã tính KH vào chi phí số tiền là
40.000.000đ/năm.
Yêu cầu:
Hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết và cho
nhận xét về Công ty trên. KTV sẽ đưa ra dạng nhận xét nào
trong báo cáo kiểm toán nếu Công ty không chấp nhận các
ý kiến đề xuất của KTV.
Bài tập 3:
Khi kiểm toán tại một công ty, KTV phát hiện một số
nghiệp vụ hạch topans không phù hợp sau đâyL
1. Một TSCĐ 22ung cho công tác quản lý, được mua từ
01/7/N, với giá 400.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%,
chưa trả tiền. Kế toán không ghi nhận TSCĐ mà hạch toán
ngay trị giá TSCĐ vào chi phí quản lý năm N. (Được biết:
Tỷ lệ khấu hao là 12%/năm)
2. Một TSCĐ dung cho công tác bán hàng, đã khấu hao
hết vào tháng 9/N. Công ty vẫn tiếp tục trích khấu hao quý
4, tính vào CPBH với số tiền 45.000.000.
3. Một phần mềm điều khiển lò hơi sản xuất được mua
với giá 300.000.000 (chưa tính thế GTGT 10%) bằng
TGNH được dung thay thế cho phần mềm cũ của thiết bị từ
22


01/10/N. Kế toán công ty ghi nhận trị giá phần mềm này
như sau:

Nợ TK 213: 300.000.000
Nợ TK 133: 30.000.000
Có TK 112: 330.000.000
Và bắt đầu trích khấu hao từ quý 4/N, tỷ lệ khấu hao
12%/năm.
Yêu cầu:
Phân tích từng trường hợp trên để làm rõ:
1. Nội dung của sai phạm trong hạch toán.
2. Sai phạm đó ảnh hưởng đến những thông tin tài
chính nào, ở đâu và ảnh hưởng như thế nào ?
3. Nêu kiến nghị điều chỉnh bằng 2 cách: Lập rút
toán điều chỉnh từng trường hợp và Tổng hợp điều chỉnh
trực tiếp các thông tin tài chính
Chương 6
KIỂM TOÁN CHU KỲ TIỀN LƯƠNG – LAO ĐỘNG
Bài tập 1 :
Khi kiểm toán BCTC tại một doanh nghiệp sản xuất
XT, KTV đã thu thập được một số tài liệu và thông tin sau:
1- Công ty hiện đang có 250 nhân viên. Tất cả công
nhân viên ty đều được trả lương theo tháng bằng tiền mặt.
Để tính lương cho công nhân viên, công ty sử dụng hệ
thống bảng lương đã được thiết kế sẵn trên máy tính, nhân
viên kế toán của công ty có thể sửa chữa được các bảng
tính lương này
2- Bộ phận nhân viên gián tiếp (kể cả nhân viên quản lý
phân xưởng) được trả lương theo thời gian. Tiền lương của họ
được tính trên cơ sở số giờ làm việc bình thường và số giờ làm
việc ngoài giờ. Số liệu về thời gian làm việc của công nhân viên
được ghi trên bảng chấm công và bảng kê thời gian làm việc
ngoài giờ của từng bộ phận, các tài liệu này đều có xác nhận

23


của người phụ trách các bộ phận. Chi tiết về thời gian làm việc
sẽ được nhân viên kế toán chuyển vào máy để tính lương.
3- Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất được trả lương
theo sản phẩm. Tiền lương của họ được tính trên cơ sở số
lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành và đạt tiêu chuẩn chất
lượng. Số liệu về sản phẩm sản xuất hoàn thành của từng
bộ phận được ghi trên “Biên bản bàn giao sản phẩm hoàn
thành”có xác nhận của quản đốc, nhân viên thống kê, nhân
viên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Số liệu này cũng được
nhân viên kế toán chuyển vào máy để tính lương.
4. Phòng Nhân sự của công ty chịu trách nhiệm lưu giữ và
quản lý các dữ liệu về công nhân viên, bao gồm:
- Danh sách công nhân viên của công ty theo từng loại
và theo từng bộ phận quản lý và sử dụng lao động.
- Ngày bắt đầu làm việc và nghỉ việc của từng công nhân
viên có xác nhận của người phụ trách từng bộ phận.
- Hợp đồng lao động và chữ ký mẫu của từng CNV
5- Công ty trả lương tháng cho công nhân viên một lần
vào đầu tháng sau, việc trả lương được thực hiện theo
phương thức lương được trả cho từng bộ phận và các bộ
phận có trách nhiệm chi trả cho từng người lao động của bộ
phận mình.
Yêu cầu:
1) Mô tả ngắn gọn các công việc KTV cần làm để tìm
hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát tiền lương và lao động
của công ty.
2) Trình bầy các bước kiểm toán sẽ cần thực hiện để:

- Kiểm tra sự tồn tại thực tế của công nhân viên trên
bảng lương của công ty.
- Thủ tục kiểm tra với số công nhân viên tăng giảm
trong kỳ của công ty.
3) Những điểm cần lưu ý của KTV đối với hệ thống
kiểm soát tiền lương của công ty ?
Bài tập 2 :
24


Khi thực hiện kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự
năm 2006 tại công ty M, kiểm toán viên phát hiện những
vấn đề sau đây:
1. Chi phí bằng tiền mặt cho một số lao động thuê
ngoài theo thời vụ nhưng không có hợp đồng lao động, số
tiền là 15.000.000 đ.
2. Khi kiểm tra tổng quĩ lương thực hiện trong năm
kiểm toán viên phát hiện:
- Công ty thực hiện việc khoán quĩ tiền lương đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là 10đ trên 100đ doanh
thu. Doanh thu kế hoạch là 100 tỷ VNĐ
- Doanh thu thực tế đạt được trong năm theo báo cáo
của công ty là: 115 tỷ VND, trong đó 30 tỷ là số tiền hàng
công ty nhận uỷ thác xuất khẩu cho công ty A. Số phí uỷ
thác được hưởng là 1,5% doanh thu uỷ thác.
- Số tiền lương thực tế công ty đã hạch toán vào chi phí
là: 11,5 tỷ VNĐ.
3. Khi kiểm tra việc thanh toán lương cho người lao
động phát hiện có 10 nhân viên đã hết thời hạn hợp đồng từ
tháng 10 năm 2006 nhưng công ty vẫn trả lương đến hết

năm. Số tiền lương thực trả cho số nhân viên này sau khi
đã trừ Bảo hiểm xã hội 5% là 7.600.000đ/tháng.
4. Khi kiểm tra đối tượng nộp Bảo hiểm xã hội trong
Công ty phát hiện có 20 trường hợp Công ty ký hợp đồng
lao động 2 năm nhưng công ty không trích và nộp Bảo
hiểm xã hội cho số nhân viên này. Số tiền lương phải trả
cho số nhân viên trên là 16.000.000đ/tháng.
5. Tháng 12 năm 2006 công ty mua Bảo hiểm Y tế
năm 2005 cho nhân viên, số tiền là 240.000.000đ, kế toán
đã định khoản như sau:
- Nợ TK 642: 240.000.000
- Có TK 111: 240.000.000
6. Khi kiểm tra quyết toán chi phí SCL TSCĐ theo
phương thức tự làm, trong quyết toán có phần chi phí nhân
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×