Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Sử dụng thiết bị vật lý mạng máy tính và đồ dùng dạy học tự làm để dạy bài 20 Mạng máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.47 KB, 20 trang )

A– ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của tin học ở Việt Nam nói riêng và trên thế
giới nói chung, đang diễn ra quá trình tin học hoá đặc biệt trên nhiều lĩnh vực hoạt
động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. Cùng với sự phát triển
đó, Mạng máy tính ra đời góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển hầu hết các
lĩnh vực của xã hội loài người.
Trong giáo dục cũng vậy, Mạng máy tính và các dịch vụ của nó đã các mang
lại nhiều triển vọng trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.
Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học
theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng
dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá
nhân cũng có những đổi mới trong môi trường Mạng máy tính. Nếu trước kia người
ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải
đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ
động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến
thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng
lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm”
sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bộ GD&ĐT đã nhận thấy được tầm quan trọng của Mạng máy tính cho nên đã
đưa vào nội dung học tập trong nhà trường phổ thông bắt đầu từ năm học 20062007.
Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 20 “MẠNG MÁY
TÍNH”, tôi nhận thấy nội dung của bài này là giới thiệu cho học sinh về khái niệm,
các thành phần, kiểu kết nối, phân loại mạng máy tính nhưng nếu chỉ dạy học theo
phương pháp thuyết trình thì quá trừu tượng và khó hình dung được một Mạng máy


tính là như thế nào? Để khắc phục điều này tôi muốn tận dụng các thiết bị sẵn có
về Mạng máy tính để mô tả một cách trực quan cho học sinh .
Từ những vấn đề đã dẫn ra ở trên, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường
THPT THƯỜNG XUÂN 2 tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học,
tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương


pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi
phần học, tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức
đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc
ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu môn học, sau đó việc
ứng dụng của nó vào công việc thực tiễn đời sống xã hội. Chính vì vậy tôi đã chọn
đề tài “Sử dụng thiết bị vật lý mạng máy tính và đồ dùng dạy học tự làm để dạy
học trực quan (bài 20: Mạng máy tính)” để nghiên cứu và thực hiện với mong
muốn hỗ trợ, phát triển năng lực tư duy của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng
dạy học.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Quá trình dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động và giao lưu với học
sinh nhằm đạt được những mục tiêu dạy học. Đây là quá trình điều khiển con người
chứ không phải điều khiển máy móc, vì vậy cần phải quan tâm đến những yếu tố
tâm lý, chẳng hạn những học sinh có sẵn sàng, có hứng thú thực hiện hoạt động
này, hoạt động khác hay không.
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định mà ta có thể
khai thác để tổ chức trong quá trình dạy học có hiệu quả. Những hoạt động như vậy
được coi là tương thích với những nội dung cho trước. Xuất phát từ một nội dung
dạy học, ta cần phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung đó rồi căn cứ
vào mục tiêu dạy học mà lựa chọn để luyện tập cho học sinh một số hoạt động
trong những hoạt động thành phần cũng giúp cho ta tổ chức cho học sinh tiến hành
những hoạt động với độ phức tạp vừa sức học sinh.
Ở lứa tuổi học sinh, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Phần lớn các em
tư duy phải dựa trên mô hình, vật thật, tranh ảnh. Do vậy trong giờ học việc sử thiết
bị dạy học là không thể thiếu được thiết bị dạy học như mô hình, tranh ảnh, vật
thật, được sử dụng dưới nhiều hình thức như: Trao đổi nhóm, hoặc mỗi học sinh
một phiếu trong các giờ học: Kiểm tra, ôn tập... ở tất cả các môn học. Là phương

tiện chuyển tải thông tin và nó còn là nội dung của quá trình truyền thu tri thức giáo
dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Nó điều khiển mọi hoạt
động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nó tác
động to lớn trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và


học của thầy và trò. Đặc biệt sử dụng thiết bị dạy học hợp lý bao giờ cũng cho
những kết quả đúng về tính khoa học sư phạm và tính thẩm mỹ.
Chính vì vậy khi dạy (bài 20: Mạng máy tính) tôi sử dụng các thiết bị như
Cáp nối, Hub, Vỉ mạng, Giắc cắm, Bộ định tuyến, Bộ định tuyến không dây, Các
máy tính mô hình, … được bố trí trên một bảng nhỏ, gọn dễ dàng di chuyển đến
các lớp học. Khi được học bài này học sinh sẽ biết được các bộ phận vật lí của một
mạng máy tính. Một mặt học sinh sẽ tò mò, thắc mắc nảy sinh tình huống có vấn đề
và các em sẽ tự mình giải quyết vấn đề(hoặc nhờ các thầy cô giúp đỡ). Mặt khác
học sinh tự giác, tích cực, vừa kiến tạo được tri thức, vừa học được cách giải quyết
vấn đề, lại vừa rèn luyện được những đức tính quý báu như kiên trì, vượt khó.
Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm này là dùng các linh kiện vật lí và kết
hợp với diễn giải để cụ thể hoá bài học, học sinh sẽ quan sát trực quan các thông số
kỹ thuật trên các thiết bị của mạng máy tính, phân loại được các bộ phận quan
trọng trong các bộ phận của mạng máy tính.
Ngoài ra, tôi mạnh dạng trình bày sáng kiến kinh nghiệm này còn để phục vụ
cho những năm dạy tiếp theo.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi:

- Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy và học
trong đó có việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
- Đội ngũ đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ đào tạo
- Thiết bị dạy học được sử dụng nhiều và tương đối có hiệu quả qua các đợt
hội giảng, hội thi giáo viên giỏi hoặc các giờ kiểm tra.

2. Khó khăn:

- Thiết bị dạy học chưa được đồng đều ở tất cả các bộ môn.


- Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học nhiều giáo viên còn mang tính
hình thức. Phiếu học tập còn nặng về sao chép, chưa phát huy hết khả năng của học
sinh.
- Sử dụng thiết bị dạy học trong giờ dạy đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư
nhiều thời gian nghiên cứu bài, phải biết kết hợp khéo léo trong giờ dạy và phân
bố thời gian hợp lý. Chính vì vậy mà nhiều giáo viên đã ngại nhất là với giáo viên
lớn tuổi chỉ cần dạy theo sách giáo khoa là đủ. Một số giáo viên còn ngại khi lên
phòng thiết bị để mượn thiết bị dạy học. Nên đến nay việc sử dụng thiết bị dạy học
vẫn còn là điều e ngại đối với nhiều giáo viên.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp
1.1. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học

Trực quan trong giảng dạy sẽ huy động được tất cả các giác quan tham gia vào
quá trình nhận thức. Nghiên cứu về phương pháp lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức ở
học sinh, ta nhận thấy: Nếu chỉ nghe thì chỉ lĩnh hội được 20% lượng thông tin, nếu
chỉ nhìn thì lĩnh hội được 30% lượng thông tin. Nếu dùng phối hợp cả nghe – nhìn
và hành động thì lượng thông tin tiếp thu được sẽ là 70%.
Trong dạy học Tin Học, nguyên tắc trực quan rất quan trọng không chỉ vì nó có
ý nghĩa to lớn trong quá trình nhận thức mà còn vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi
để thực hiện (máy tính, máy chiếu, thiết bị truyền thông).
Hiện nay, các thiết bị vật lí của mạng máy tính bị hư hỏng và bỏ đi rất nhiều.
Nếu chúng ta tận dụng các thiết bị trên để mô tả trực quan cho học sinh thì rất tốt.
Học sinh sẽ dễ dàng nhận biết và phân loại các thiết bị mạng máy tính, học sinh
biết nhiều hơn về các thông số kĩ thuật của các thiết bị trên. Qua gần 4 năm giảng

dạy khi dạy (bài 20: Mạng máy tính), tôi đã thực hiện mô tả trực quan cho học
sinh về các thiết bị mạng máy tính, tháo lắp thiết bị mạng (Cáp mạng, Bộ định


tuyến, Vỉ mạng, Giắc cắm, Hub, Bộ định tuyến không dây) để cho học sinh quan sát
và đồng thời tôi diễn giải cho học sinh hiểu rõ hơn về các thiết bị nói trên, học sinh
được sờ, nhìn, và lắp đặt các thiết bị vào với nhau thành một máy tính cơ bản hoàn
chỉnh.
1.2. Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề là hình thức dạy học trong đó giáo
viên (hay cùng học sinh) tạo ra một hay nhiều tình huống gợi vấn đề, tổ chức, điều
khiển học sinh phát hiện các vấn đề và hoạt động giải quyết các vấn đề, qua đó giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
Dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề không chỉ có mục đích làm cho học
sinh giải quyết được vấn đề đặt ra và lĩnh hội được kiến thức mới như là kết quả
của quá trình giải quyết vấn đề, mà còn giúp học sinh phát triển các khả năng khác:
khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, khả năng tổ
chức quá trình giải quyết các vấn đề, khả năng kiểm tra đánh giá kết quả.
Đối với bài dạy (bài 20: Mạng máy tính), khi giảng dạy phần “các kiểu bố
trí mạng cơ bản” tôi cho học sinh quan sát mô hình các kiểu bố trí mạng máy tính
do chính bản thân tôi thiết kế như sau:

a) Kiểu đường thẳng

b) Kiểu vòng

c) Kiểu hình sao

- Thành phần:

+ Các máy tính mô hình được cắt, ghép bằng những miếng xốp trong thùng
case máy vi tính đã bỏ đi. Sở dĩ tôi không sử dụng các máy tính thật trong mô hình


mạng máy tính là do các thiết bị này khá cồng kềnh và di chuyển khó khăn giữa các
lớp học.
+ Dây điện từ các bộ nguồn máy tính hỏng thay cho cáp nối mạng
+ Các đầu cắm của bộ nguồn máy tính hỏng thay cho các giắc cắm mạng
+ Bóng đèn led( bóng đèn quả nhót) báo hiệu máy đã có mạng
+ Một bảng chất liệu ALU kích thước 120 x 60cm được đóng khung và dây
treo dung để trình bày mô hình mạng máy tính.
- Cách làm:
+ Sử dụng băng keo cách điện để nối các đầu cắm của bộ nguồn máy tính
vào dậy điện và các bóng đèn led, mục đích là để thao lắp các máy tính mô hình
một cách dễ dàng và an toàn.
+ Mỗi máy tính mô hình được gắn 2 đầu cắm để dễ dàng biến đổi các kiểu
bố trí( Kiểu đường thẳng, kiểu hình sao, kiểu vòng) chỉ cần 6 bóng đèn led.
Thông qua đó học sinh có thể phát hiện và giải quyết được vấn đề về các
kiểu bố trí mạng, đồng thời lĩnh hội được kiến thức trực tiếp từ mô hình trên.
1.3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học có thể phát huy
được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Phương pháp này đã tạo
được một môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể được phát huy cũng
như vai trò hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm.
Thảo luận nhóm tạo cơ hội tiếp xúc xã hội giữa các học sinh, giúp cho việc
phát triển các kĩ năng tương tác giữa các cá nhân như nghe, nói, tranh luận và quan
hệ lãnh đạo. Thảo luận nhóm chỉ có kết quả khi:
+ Mục đích được xác định rõ ràng
+ Bài tập được giao đối với nhóm, trong phạm vi trình độ của học sinh

+ Các ý kiến và kinh nghiệm của từng học sinh trong nhóm đóng góp để cho
kết quả chung và ảnh hưởng đến kết quả thực hiện


Vì vậy khi giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh thảo luận phải tạo được sự
bình tĩnh và không khí tích cực khi tham gia giải quyết vấn đề, gây được hứng thú
và khích thích học sinh hơn khi công việc được giao chỉ là viết theo mẫu, làm bài
tập lên bảng.
Khi giao nhiệm vụ rõ ràng, giáo viên sẽ quan sát học sinh làm việc như thế
nào và đây là bước tốt nhất giáo viên ngầm chuẩn bị cho bước hoạt động báo cáo
của các nhóm. Lúc gần cuối thời gian cho phép, giáo viên có thể đi vòng quanh để
xem xét kết quả tiến triển của các nhóm, đưa ra sự giúp đỡ nếu thấy cần thiết.
Kết quả làm việc của nhóm thông thường được báo cáo miệng trước lớp, thời
gian báo cáo được lập kế hoạch từ trước. Trường hợp nhiều nhóm hoặc thời gian
hạn chế, có thể giáo viên thay thế hình thức báo cáo miệng bằng hình thức báo cáo
trên giấy.
Như vậy đối với bài dạy Mạng máy tính áp dụng phương pháp thảo luận
nhóm cho phép học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy học. Học sinh có thể
chủ động hăng say trong học tập bởi những phát hiện đột phá của mình. Do đó sẽ
kích thích được sự ham học và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu của mình.
2. Tổ chức thực hiện

2.1. MỤC TIÊU
2.1.1. Kiến thức
– Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
– Biết khái niệm mạng máy tính.
– Biết một số loại mạng máy tính, các mô hình mạng.
2.1.2. Kỹ năng
– Phân biệt được qua mô hình: Các kiểu kết nối, các mạng LAN, WAN, các mạng
không dây và có dây, một số thiết bị kết nối.

2.1.3. Thái độ


– Rèn luyện khả năng tư duy khoa học.
2.2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
- Học liệu:
+ Sách giáo viên Tin học 10 – Nhà xuất bản giáo dục.
+ Giới thiệu giáo án Tin học 10 – Nhà xuất bản Hà Nội.
+ Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học 10.
2.2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị về kiến thức: Mạng máy tính
- Chuẩn bị tài liệu học tập, thí nghiệm thực hành, dụng cụ học tập: SGK, vở ghi,
SBT, vở bài tập.
2.3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
2.3.1. Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở Học Sinh
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2.3.2. Kiểm tra bài cũ (6 phút)
Câu hỏi: Hãy nêu thao tác tạo bảng và cách thực hiện?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………



………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2.3.3.Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm mạng máy tính ( 15 Phút)
(1) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề + Trực quan
(2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá thể
Đặt vấn đề: Khi máy tính ra đời và càng ngày làm được nhiều việc hơn thì nhu cầu
trao đổi và xử lí thông tin cũng tăng dần và việc kết nối mạng là một tất yếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Mạng máy là gì? Nêu các thành phần 1. Mạng máy tính là gì?
của mạng máy tính?

• Mạng máy tính là hệ thống trao đổi

HS: Tất nhiên là học sinh sẽ trả lời như khái thông tin giữa các máy tính với nhau.
niệm trong sách giáo khoa:

Một mạng máy tính bao gồm:

• Mạng máy tính là hệ thống trao đổi thông – Các máy tính
tin giữa các máy tính với nhau. Một mạng – Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối
máy tính bao gồm:

các máy tính với nhau.

– Các máy tính


– Phần mềm cho phép thực hiện việc

– Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy giao tiếp giữa các máy tính.
tính với nhau.

Ngoài máy tính học sinh đã biết đưa

– Phần mềm cho phép thực hiện việc giao ra các thành phần thực của mạng máy
tiếp giữa các máy tính.

tính cho học sinh quan sát.

Theo kiểu trả lời này thì học sinh chỉ biết + Kết nối có dây.
được thành phần đầu tiên là các máy tính do
đã được tiếp cận nhiều, chưa thực sự hiểu
biết về các thành phần còn lại của Mạng
máy tính, còn mang tính học vẹt, hiểu biết
mông lung, thậm chí không biết được các

1. Cáp mạng


thành phần thực của Mạng máy tính hình
dáng như thế nào? Kích thước thực (kích
thước vật lí) là bao nhiêu?.
GV: Nhiệm vụ của giáo viên là phải diễn
giải thêm cho học sinh để học sinh nắm vững

2. Bộ định tuyến


hơn khái niệm Mạng máy tính, nhưng chỉ
diễn giải và mô tả bằng hình ảnh trong sách
giáo khoa thì học sinh cũng khó nắm bắt
được kiến thức về Mạng máy tính. Vậy ta có

3. Vỉ mạng

thể lấy những thiết bị kết nối Mạng máy tính
thật sự để cho học sinh quan sát trực quan
không? Thực tế tôi đã lấy những thiết bị này
cho học sinh quan sát, kết quả là học sinh rất

4. Giắc cắm

chăm chú và đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay
quanh vấn đề này.

5. Hub

6. Bộ định tuyến không dây

GV: Nêu lợi ích của việc kết nối máy tính?

7. Bộ đĩa phần mềm


HS: Lợi ích của việc kết nối máy tính:

• Việc kết nối các máy tính thành


+ Sao chép dữ liệu giữa các máy

mạng là cần thiết để giải quyết các vấn

+ Nhiều máy dùng chung thiết bị, tài nguyên, đề như:


– Cần sao chép một lượng lớn dữ liệu
từ máy này sang máy khác trong một
thời gian ngắn.
– Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ
liệu, các thiết bị, phần mềm hoặc tài
nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ
cao, đĩa cứng dung lượng lớn …
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phương tiện truyền thông của mạng máy tính ( 15 Phút)

(1) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề + Trực quan
(2) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
Đặt vấn đề: Để chia sẻ thông tin và sử dụng các dịch vụ mạng các máy tính trong
mạng phải có khả năng kết nối vật lý với nhau và tuân theo các qui tắc truyền thông
thống nhất để giao tiếp được với nhau.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Nêu các kiểu kết nối mạng máy 2. Phương tiện và giao thức truyền
tính mà em biết?

thông của mạng máy tính


HS: Có dây và không dây

a. Phương tiện truyền thông (media).

GV: Cáp quang là đường cáp có tốc độ • Phương tiện truyền thông để kết nối
và thông lượng đường truyền cao nhất các máy tính trong mạng gồm 2 loại:
trong các loại cáp.

+ Kết nối có dây (Cable): Cáp truyền
thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng
trục, cáp quang (fiber opic cable), …
Để tham gia vào mạng, máy tính cần có
vỉ mạng (card mạng) được nối với cáp
mạng nhờ giắc cắm.
Kiểu bố trí các máy tính trong mạng:

GV: Chia lớp thành 3 nhóm ( các nhóm Bố trí máy tính trong mạng có thể rất
đã được thống nhất từ trước) .Đưa ra phức tạp nhưng đều là tổ hợp của ba
mô hình kết nối mạng máy tính cho học kiểu cơ bản là đường thẳng, vòng, hình
sinh quan sát và giao nhiệm.

sao.

+Nhóm 1: Quan sát mô hình kiểu đường
thẳng
+ Nhóm 2: Quan sát mô hình kiểu vòng
+Nhóm 3: Quan sát mô hình kiểu hình
sao

a) Kiểu đường thẳng


Yêu cầu các nhóm:
Thảo luận trong vòng 5 phút đưa ra nhận
Khi quan sát mô hình
HS: Quan sát mô hình thảo luận theo

b) Kiểu vòng

nhóm.
GV: Hướng dẫn và củng cố cho học
sinh
c) Kiểu hình sao


HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu giao thức truyền thông trong mạng và phân loại
mạng máy tính ( 10 Phút)
(1) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề + Trực quan
(2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá thể
Đặt vấn đề: Kết nối vật lý mới cung cấp môi trường để các máy tính trong mạng
có thể thực hiện truyền thông được với nhau. Giống như khi hai người muốn gọi
điện thoại cho nhau thì phải có đường điện thoại kết nối 2 máy điện thoại. Nhưng
để hiểu được nhau thì họ phải sử dụng ngôn ngữ chung. Tương tự như vậy, để các
máy tính trong mạng giao tiếp được với nhau chúng phải sử dụng cùng giao thức
như là ngôn ngữ chung của mạng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
- GV: Giải thích cho HS hiểu rõ vấn đề

GHI BẢNG
b. Giao thức (protocol)


- HS: chú ý nghe giảng và ghi chép bài • Giao thức truyền thông là bộ các quy
đầy đủ.

tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi
thông tin trong mạng giữa các thiết bị
nhận và truyền dữ liệu.
• Giao thức được dùng phổ biến trong
các mạng, đặc biệt là mạng toàn cầu
Internet



TCP/IP

(Transmission

Control Protocol/ 01Internet Protocol)
3. Phân loại mạng:
GV: Cần bao nhiêu máy tính để kết nối • Phân loại theo môi trường truyền
thành 1 mạng? Khoảng cách giữa các thông:
máy là bao nhiêu?
Mạng có dây và mạng không dây.
HS: + 2 máy trở lên
+ Xa bao nhiêu cũng được

• Phân loại theo góc độ phân bố địa lí:


Mạng cục bộ (LAN – Local Area


Network) là mạng kết nối nhỏ, các máy


tính ở gần nhau, chẳng hạn trong một
phòng, một toà nhà, một cơ quan, một
GV: Phòng CNTT ở trường ta là một trường học …
mạng LAN. Kết nối nhiều mạng cục bộ – Mạng diện rộng (WAN – Wide Area
gọi là mạngWAN (Bộ, Sở, kết nối mạng NetWord): kết nối các máy tính ở
của nhiều trường, nhiều Sở …)

khoảng cách lớn. Thường liên kết giữa
các mạng cục bộ.
– Mạng toàn cầu Internet: kết nối giữa
các mạng với nhau trên phạm vi toàn
cầu.

2.4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
2.4.1. Tổng kết (2 phút)
– Khái niệm mạng máy tính
– Phương tiện truyền thong và giao thức truyền thong của mạng máy tính
– Phân loại mạng máy tính
2.4.2. Hướng dẫn học tập (1 phút)
– Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 SGK.
– Đọc trước bài “Mạng thông tin toàn cầu INTERNET”.
2.5. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Nhóm trưởng thông qua



IV. KIỂM NGHIỆM
Học sinh rất thích thú và đặt rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề phần
cứng của máy tính, và thường xuyên trao đổi với giáo viên về phần cứng máy tính.
Góp phần nào đó cho học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập đúng đắn
hơn về môn học, và có những học sinh phát biểu rằng “Máy tính thật đơn giản”.
Không những thế mà còn có một số học sinh tự đi mua cho mình một máy tính mới
mà không cần có sự giúp đỡ của giáo viên hay kí thuật viên.
Đề tài Sử dụng các thiết bị vật lý và đồ dùng dạy học tự làm để dạy học bài
Mạng máy tính (Chương trình Tin Học 10) để nâng cao hiệu quả dạy và học được
thực hiện tại lớp 10C1 trường THPT Thường Xuân 2. Bên cạnh đó sử dụng các
phương pháp dạy học thông thường vào dạy học bài Mạng máy tính ở lớp 10C3
và lớp 10C4. Sau khi dạy xong và tiến hành kiểm tra, đánh giá ở 3 lớp thể nghiệm;
có thể thấy được kết quả trong các bảng so sánh sau:

- Kết quả khảo sát đầu năm
M.độ
10C1
10C3
10C4

TG làm
Tốt
6%
5%
2%

việc của


Kết quả thu hoạch
Khá
Tb
24%
60%
25%
55%
23%
50%

Yếu
10%
15%
25%

- Kết quả sau năm học
M.độ

TG làm

Khả năng phát

Kết quả thu hoạch
Tốt
Khá
Tb
Yếu
việc của
hiện vđ và giải
10C1

70%
Tốt, nhanh
15%
60%
25%
0%
10C3
45%
Đạt
8%
40%
45%
7%
10C4
30%
Yếu
5%
25%
50%
20%
( Lưu ý: - Thời gian làm việc của HS được tính bằng % thời gian HS làm việc trên
tổng quỹ thời gian dạy học.


- Khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết vđ của HS được GV nhận xét
trong suốt giờ học:
- Kết quả thu hoạch chính là kết quả kiểm tra, đánh giá được thống kê theo
đơn vị %)
Như vậy việc sử dụng thiết bị vật lý và đồ dùng dạy học tự làm vào việc dạy
học bài Mạng máy tính đã góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức của học sinh,

giúp cho học sinh tích cực, chủ động nắm vững bài giảng và vận dụng vào thực
hành đạt kết quả tốt nhất.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Tin học nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện đại, tin
học đã làm thay đổi nhận thức của con người và ứng dụng trong hầu hết các hoạt
động của xã hội loài người. Trong đó, đại diện là mạng máy tính điện tử và khoa
học xử lí dữ liệu của máy tính điện tử. Học sinh được quan sát trực quan các thiết
bị máy tính, được chạm tay và thậm chí được lắp ráp các thiết bị thành một mạng
máy tính, được đọc các thông số trên các thiết bị làm cho học sinh yêu thích môn
học và ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
Đề tài này đã mang tính thực tiễn rất cao, cụ thể là: phản ánh rõ rệt được tính
trực quan sinh động, để phát triển tư duy và nhận biết được các khái niệm trừu
tượng dẫn đến sự ham mê học tập của học sinh.
Kết quả là có rất nhiều học sinh đã biết lắp ráp được cho mình một mô hình
máy tính và cũng thường xuyên theo dõi sự thay đổi về thiết bị kết nối
II. ĐỀ XUẤT
Hiện nay, các thiết bị vật lí của máy bị hư hỏng và bỏ đi rất nhiều. Nếu chúng
ta tận dụng các thiết bị trên để mô tả trực quan cho học sinh trong những tiết dạy


khác có liên quan thì rất tốt. Học sinh sẽ dễ dàng nhận biết và phân loại các thiết bị
máy tính, học sinh biết nhiều hơn về các thông số kĩ thuật của các thiết bị trên.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 05 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN


MỤC LỤC
A– ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .............................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ............................................................................................3
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ..............................................................................................4
1. Thuận lợi:..............................................................................................................................4
2. Khó khăn:.............................................................................................................................4
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................5
1. Giải pháp...............................................................................................................................5
1.1. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học..................................................................5
1.2. Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện – giải quyết vấn đề...........................................6
1.3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm..............................................................................7
2. Tổ chức thực hiện.................................................................................................................8
IV. KIỂM NGHIỆM
....................16
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.....................................................................................................17
I. KẾT LUẬN............................................................................................................................17
II. ĐỀ XUẤT..............................................................................................................................17



×