Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI ÔN THI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÔN ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.94 KB, 14 trang )

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI ÔN THI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐO LƯỜNG CẢM BIẾN
1. Nguyên tắc đo các đại lượng sử dụng thiết bị điện tử?
2. Cảm biến là gì?
3. Cảm biến quang dùng để làm gì? Có mấy loại cảm biến quang? Ngõ ra của cảm
biến quang thường là tín hiệu như thế nào?
4. Cảm biến tiệm cận dùng để làm gì? Có mấy loại cảm biến tiệm cận? Ngõ ra của
cảm biến tiệm cận thường là tín hiệu như thế nào?
5. Có mấy loại cảm biến nhiệt? Tín hiệu ra của từng loại cảm biến nhiệt? Giải thích
ký hiệu Pt100?
6. Để đo chiều cao của bồn nước, ta có thể sử dụng những loại cảm biến nào? Tín
hiệu ra của các cảm biến đó là gì?
7. Tại các trạm cân ô tô, người ta sử dụng cảm biến gì? Tối thiểu phải có mấy cảm
biến? Tín hiệu ra được xử lý như thế nào?
8. Nêu chức năng từng chân của cảm biến như hình dưới

9. Vẽ sơ đồ cách nối dây cho cảm biến loại PNP (24VDC) vào bóng đèn 24VDC


10. Vẽ sơ đồ nối dây cho cảm biến loại NPN (24VDC) vào bóng đèn 24VDC

11. Vẽ sơ đồ nối dây cho cảm biến loại PNP (24VDC) vào đông cơ 220VAC

12. Vẽ sơ đồ nối dây cho cảm biến loại NPN (24VDC) vào đông cơ 220VAC


13. Vẽ sơ đồ cách mắc cảm biến PNP (24VDC) với PLC

14. Vẽ sơ đồ cách mắc cảm biến NPN với PLC

15. Nêu chức năng từng chân của một loadcell có ký hiệu như hình vẽ sau




16. Trên nhãn một encoder có ghi các thông số như sau. Giải thích ý nghĩa của từng
ký hiệu, thông số trên encoder
Resolution
red
black
green
white
yellow
1000P/R

12
to 0V
24VDC

Out A

Out B

Out Z

17. Một cảm biến khối lượng xuất ra tín hiệu điện áp từ -1mV đến 10mV tương ứng
khối lượng từ 0kg đến 100kg (-10mV tương ứng với 0kg, 10mV tương ứng 100kg). Để
tín hiệu điện áp ra của cảm biến khối lượng đạt 0V tương ứng 0kg, 5V tương ứng 100kg
ta phải dùng mạch gì? Hệ số khuyếch đại bao nhiêu?
18. Nêu vài ứng dụng cảm biến quang?
19. Nguyên lý làm việc Encoder?
20. Phân loại Encoder?
21. Trình bày phương pháp đo dòng điện và cách đọc giá trị bằng Ampe kẹp?



LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
1. Thế nào là điều khiển và cho ví dụ?
2. Có bao nhiêu cách để mô tả toán học cho một hệ thống điều khiển?
3. Trình bày các bước để tìm hàm truyền của một hệ thống?
4. Cho một hệ thống có sơ đồ khối, để tìm hàm truyền kín của hệ thống trên, ta có
những cách nào?
5. Nguyên lý của phương pháp mô tả toán học của một hệ thống bằng phương trình
trạng thái là gì?
6. Cho một hệ thống dưới dạng hàm truyền. Ta có thể thành lập phương trình trạng
thái của hệ thống đó không? Giải thích?
7. Tính ổn định của hệ thống phụ thuộc vào gì?
8. Cho trước một hệ thống có các cực. Điều kiện để hệ thống ổn định, ở biên giới ổn
định và không ổn định là gì?
9. Cho hệ thống có hàm truyền như sau:
s
G ( s) 
s( s  1)( s  2)
Hỏi: hệ thống trên có ổn định không? Vì sao?
10. Để xét tính ổn định của một hệ thống, ta có những phương pháp nào?
11. Để đánh giá chất lượng của một hệ thống, ta có thể dựa vào nhưng yếu tố nào?
12. Để cải thiện đáp ứng quá độ như độ vọt lố, thời gian lên và thời gian xuống cho
một hệ thống, ta có thể dùng khâu hiệu chỉnh nào?
13. Để giảm sai số xác lập cho một hệ thống, ta có thể dùng khâu hiệu chỉnh nào?
14. Cho biết hàm truyền sau đây là của khâu hiệu chỉnh nào?
K
GC ( s)  K P  I  K D s
s
15. Kể tên các phương pháp thiết kế hệ thống (hiệu chỉnh hệ thống) liên tục đã học?

16. Trong thiết kế bộ điều khiển PID, ta có những phương pháp nào?


17. Có bao nhiêu phương pháp mô tả toán học một hệ thống điều khiển liên tục ? Đó
là các phương pháp nào ?
18. Những tiêu chuẩn nào được dùng để khảo sát ổn định của hệ thống điều khiển liên
tục ?
Đưa ra kết luận về tính ổn định của những hệ thống có đáp ứng đối với hàm nấc như sau:

c(t)

c(t)

c(t)

K

K

K

o

o

o

I

t


t

t

II

III

19. Để đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển liên tục, ta dựa vào những tiêu chuẩn
nào?
20. Khi thiết kế hệ thống điều khiển liên tục, những khâu hiệu chỉnh nào được sử
dụng để cải thiện đáp ứng quá độ và sai số xác lập?
21. Để thiết kế hệ thống điều khiển liên tục, ta có thể sử dụng các phương pháp nào?
22. Hàm truyền hệ thống G(s) là gì?
23. Xây dựng hàm truyền hệ thống để làm gì?
24. Quỹ đạo nghiệm số của hệ thống là gì?
25. Biểu đồ Bode cho biết gì?
26. Thế nào là hệ thống ổn định và không ổn định?
27. Để khảo sát tính ồn định của hệ thống ta có thể dựa vào đâu?
28. Bộ PID là gì?
29. Bộ PID bao gồm những khâu gì?
30. Sai số xác lập của hệ thống là gì?
31. Độ vọt lố của hệ thống là gì?
32. Tại sao phải giới hạn độ vột lố của hệ thống?


VI XỬ LÝ
1. Để giao tiếp giữa VĐK PIC16F877A với các thiết bị ngoại vi ta có thể thực hiện
theo những cách giao tiếp nào? Nêu các chuẩn giao tiếp trong mỗi cách.

2. Có bao nhiêu loại ngôn ngữ lập trình cho VĐK? Đó là những loại nào?
3. VĐK PIC 16F877A có bao nhiêu timer? Nêu chức năng và giá trị đếm của mỗi
timer?
4. Khối chức năng nào của VĐK PIC16F877A được sử dụng để giải quyết các bài
toán sau: 1. Đọc kết quả từ cảm biến nhiệt độ 2. Điều khiển tốc độ động cơ
SERVO 3. Truyền dữ liệu từ PIC16F877A lên máy tính
5. Để lập trình delay (lập trình khoảng thời gian) bằng ngôn ngữ hợp ngữ ASM, ta
có thể lập trình bằng các phương pháp nào?
6. Pic 16f877a có bao nhiêu Port ? kể tên
7. Tốc độ xử lý của Vi điều khiển Pic 16f877a phụ thuộc vào gì ? khi nào có tốc độ
lớn nhất.
8. Trình bày chức năng chính của khối chức năng Timer trong Vi điều khiển Pic
16f877a
9. Vi điều khiển pic 16f877a sử dụng nguồn có giá trị bao nhiêu và có bao nhiêu
chân cấp nguồn ?
10. Vi điều khiển Pic 16f877a có bao nhiêu kênh ADC? Chức năng của khối ADC
11. Trình bày chức năng của khối PMW trong Vi điều khiển Pic 16f877a?
12. Vi điều khiển Pic 16f877a có bao nhiêu nguồn ngắt? địa chỉ Vector ngắt = ?
13. Vi điều khiển Pic 16f877a có thể giao tiếp theo các chuẩn giao tiếp nối tiếp nào?
14. Kết quả chuyển đổi ADC của Vi điều khiển Pic 16f877a gồm bao nhiêu bit?
15. Vi điều khiển Pic 16f877a và LCD 16x2 thường giao tiếp với nhau theo mấy chế
độ ?


ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
1. Vẽ mạch phân cực diode?
2. Vẽ mạch chỉnh lưu toàn kỳ? Trình bày ngắn gọn chức năng của mạch
3. Xác định công thức tính điện trở hạn dòng R1 trong mạch sau:

4. Hãy vẽ mạch cầu phân áp từ điện trở và xác định điện áp tại ngõ ra của mạch?

5. Transistor lưỡng cực (BJT) theo cấu tạo gồm máy loại. Vẽ kí hiệu trong mạch
điện tử của từng loại?
6. Trình bày các vùng hoạt động của Transistor BJT?
7. Trình bày cách phân cực để transistor BJT hoạt động ở các vùng: Tác động, bảo
hòa và ngưng dẫn?
8. Hãy vẽ dạng của điện áp ngõ ra Vc của mạch sau

9. Hãy trình bày các mạch ứng dụng thông dụng của bộ khuếch đại thuật toán
OpAmp
10. Hãy xác định điện áp ngõ ra OUT 6 theo điên áp ngõ vào IN6


MẠNG CÔNG NGHIỆP
1. Mạng truyền thông có vai trò gì trong các hệ thống công nghiệp?
2. Kể tên 4 cấp trong mô hình phân tầng của hệ thống mạng công nghiệp?
3. Để hạn chế dây dẫn kết nối từ bộ điều khiển PLC đến các thiết bị trường như cảm
biến/cơ cấu chấp hành, người ta ghép nối chúng như thế nào?
4. Hiểu thế nào là ghép nối phân tán?
5. Kể tên các loại phương tiện truyền dẫn trong truyền thông? Các loại phương tiện
truyền dẫn dùng trong mạng công nghiệp?
6. Để thực hiện việc truyền thông giữa 2 PLC với nhau, mà 2 PLC này không có tích
hợp sẵn giao diện mạng thì ta phải làm gì?
7. Một PLC có thể vừa tham gia truyền thông vào mạng Profibus và vừa tham gia
truyền thông vào các mạng khác như Profinet, AS-i,… không?
8. Kể tên các thiết bị liên kết mạng?
9. Kể tên một số hệ thống bus tiêu biểu mà em biết?
10. Cho một bài toán như sau:
Cần giám sát nhiệt độ tại một nơi khá xa so với nơi đặt bộ điều khiển PLC. Vì khoảng các
xa nên gây khó khăn cho việc liên lạc trực tiếp giữa bộ cảm biến thì bộ điều khiển PLC.
Em hãy thiết kế giải pháp kinh tế có thể để thực hiện công việc này.

11. Hiện nay, hãng Siemens đi đầu trong việc mở rộng truyền thông xuống các thiết bị
cấp trường, điều đó có nghĩa gì?
12. Một hệ thống mạng công nghiệp của một hãng sản xuất A có thể kết nối được với
hệ thống mạng công nghiệp của hãng sản xuất B không?
13. Kể tên mạng Simatic net của hãng Siemens?


PLC
1. Hãy kể tên và kí hiệu của 4 loại vùng nhớ trong PLC S7-1200 mà Anh/Chị biết?
2. Hãy nêu công dụng của Tỉmer và Counter trong PLC S7-1200?
3. Nêu tên các loại Timer trong PLC S7-1200?
4. Nêu tên các loại Counter trong PLC S7-1200?
5. PLC S7-1200 có thể mở rộng được thêm bao nhiêu module tín hiệu và module
truyền thông?
6. PWM trong PLC S7-1200 là gì?
7. HSC trong PLC S7-1200 là gì?
8. Có các loại ngõ ra nào trong Module tín hiệu của PLC S7-1200?
9. Ngõ ra Relay trong module tín hiệu của PLC S7-1200 dùng được cho loại nguồn
ngoài nào?
10. Bit First Scan hoạt động như thế nào?
11. CPU 224XP và CPU 1212C thuộc dòng sản phẩm nào của Siemens. Giải thích ý
nghĩa của các tên sản phẩm: “CPU 1214C DC/DC/DC”, “CPU 1214C DC/DC/relay”,
“CPU 1214C AC/DC/relay”
12. CPU 1214C DC/DC/DC có bao nhiêu DI, DO, AI, AO? Nếu một hệ thống yêu
cầu 20 ngõ vào, 35 ngõ ra, 6 kênh AI thì ta sử dụng bao nhêu PLC 1214C? Giải thích.
13. Phân loại ngõ vào PLC theo điện áp ngõ vào. Sơ đồ kết nối thiết bị gồm nút
nhấn, cảm biến PNP, cảm biến NPN với ngõ vào CPU 1214C DC/DC/DC?
14. Phân loại ngõ ra PLC? Sơ đồ kết nối thiết bị gồm đèn AC 220V, động cơ AC
220V, động cơ 3 pha, van điện từ 24VDC với ngõ ra CPU 1214C DC/DC/DC?
15. Vẽ cấu trúc của chương trình lập trình trên TIA PORTAL? Giải thích các khối

OB, FB, FC, DB?
16. PLC S7 1200 có bao nhiêu loại Timer? Chức năng của từng loại?
17. PLC S7 1200 có bao nhiêu loại Counter? Chức năng của từng loại?
18. PLC S7 1200 có thể ghép tối đa bao nhiêu module mở rộng?
19. CPU 1214C DC/DC/DC có bao nhiêu ngõ vào AI? Chức năng của nó? Mỗi kênh
được chuyển thành bao nhiêu bit và làm thế nào biết địa chỉ lưu giá trị cho mỗi kênh?


20. Chức năng của kênh ngõ ra AO? Làm thế nào để biết được địa chỉ chứa giá trị
quy đinh cho kênh này?
21. Phân loại bộ phát xung trên PLC S7 1200? Chức năng của từng loại?
22. PLC được sử dụng để làm gì?
23. Một số ưu điểm của PLC so với hệ thống relay?
24. Thông số PLC S7-1200 DC/DC/DC có nghĩa như thế nào?
25. Vẽ sơ đồ đấu nối ngõ vào ra cho PLC S7-1200 DC/DC/DC với các thiết bị sau: 1
nút nhấn, 1 cảm biến loại NPN, bóng đèn 220V, bóng đèn 24V.
26. Nguyên tắc hoạt động của PLC?
27. So sánh lệnh Set và lệnh Out?
28. So sánh Timer TON và TOF?
29. So sánh CTU và CTD?
30. Thế nào gọi là ngõ vào ra số?
31. Thế nào gọi là ngõ vào ra Analog?
32. Module Analog dùng để làm gì?
33. Module IN/OUT dùng để làm gì?
34. Module RTD dùng để làm gì?
35. Truy cập bit, byte, word như thế nào?

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
1. Điện tử công suất là bộ môn học về các thiết bị điện tử có công suất lớn hay nhỏ
2. Mạch chỉnh lưu dùng để làm gì ?

3. Mạch nghịch lưu dùng để làm gì ?
4. Vẽ mạch chỉnh lưu cầu 1 pha dùng diode ?
5. Vẽ dạng sóng điện áp ngõ ra của mạch chỉnh lưu cầu 1 pha ?
6. Transistor có mấy lớp bán dẫn ?
7. Vẽ ký hiệu 2 loại transistor cơ bản là NPN và PNP, và xácđịnh tên các chân ?
8. Các chân của mosfet có tên là gì ?
9. Transistor dùng để khuếch đại dòng hay áp ?
10. Để đưa Thyristor SCR về trạng thái ngắt có những cách nào ?
11. Triac là linh kiện dẫn dòngđiện theo mấy chiều ?
12. Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha là loại mạch chỉnh lưu có điều khiển hay không điều
khiển ?
13. Mạch chỉnh lưu tia 1 pha, sử dụng bao nhiêu diode để chỉnh lưu ?
14. Mạch chỉnh lưu tia 2 pha, sử dụng bao nhiêu diode để chỉnh lưu ?


15. Với cùng điều kiện ngõ vào là điện áp có dạng sóng Sin chuẩn, dạng sóng điện áp
ngõ ra của mạch chỉnh lưu tia 2 pha và chỉnh lưu cầu 1 pha giống hay khác nhau ?
16. Dạng sóng điện áp ngõ ra của mạch chỉnh lưu cầu 1 pha có phụ thuộc vào tải hay
không ?
17. Bộ biến đổi điện áp một chiều DC-DC có ngõ vào hay ngõ ra biến đổi được ?
18. Bộ biến đổi điện áp xoay chiều AC-AC có ngõ vào hay ngõ ra biến đổi được ?
19. Biến đổi điện áp xoay chiều AC là biến đổi về các đại lượng nào ?
20. Biến tần hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi đại lượng nào của tín hiệu điện áp
xoay chiều ngõ ra ?
21. Tụ có giá trị lớn (tụ phân cực) dùng để lọc tần số thấp hay tần số cao ?
22. Tụ có giá trị nhỏ (tụ không phân cực) dùng để lọc tần số thấp hay cao ?
23. Nêu một vài điểm khác nhau giữa linh kiện thường và linh kiện công suất ?
24. Vì sao phải thực hiện cách ly công suất ?

THIẾT BỊ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG

Cấu tạo động cơ bước?
Các loại động cơ bước?
Thế nào là động cơ bước đơn cực và lưỡng cực?
Các chế độ kích động cơ bước quay?
Cấu tạo AC servo?
AC servo khác động cơ bước như thế nào?
Ac servo có Encoder 1024 xung/vòng. Nếu muốn động cơ quay 1 góc 300 thì cần
bao nhiêu xung?
8. Động cơ bước có số liệu: 1,80 /step. Vậy muốn động cơ quay 1 góc 450 thì cần bao
nhiêu xung?
9. Ac servo có Encoder 1024 xung/vòng gắn vào trục vít me có bước răng 6mm, bây
giờ muốn cho vít me di chuyển 100mm thì cần bao nhiêu xung cho driver?
10. Ac servo quay được nhờ tín hiệu đầu vào của Driver là?
11. Điện áp đầu ra tối đa của biến tần?
12. Biến tần có điều khiển tốc độ Ac động cơ 1 pha?
13. Điền áp đầu vào biến tần là điện áp mấy pha?
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.


MÁY ĐIỆN KHÍ CỤ ĐIỆN
1. Trình bày nguyên lý làm việc của máy biến áp cách ly đơn giản.
2. Tại sao cùng một công suất truyền tải máy biến áp tự ngẫu có kích thước nhỏ hơn
máy biến áp cách ly?
3. Tại sao không được hở mạch thứ cấp máy biến dòng?

4. Trạng thái làm việc của máy biến điện áp?
5. Vì sao tốc độ động cơ điện không đồng bộ nhỏ hơn tốc độ từ trường quay?
6. Để động cơ điện không đồng bộ quay được thì từ trường trong động cơ là từ
trường gì? Có bao nhiêu cách tạo ra nó?
7. Cách đảo chiều quay động cơ KĐB 1 pha, 3 pha.
8. Tại sao khi mở máy động cơ người ta thường hạ điện áp đặt vào ĐC? Có bao
nhiêu phương pháp hạ điện áp đặt vào động cơ?
9. Phương pháp đảo chiều quay động cơ điện 1 chiều nam châm vĩnh cữu, kích từ
độc lập ( cuộn dây kích từ), kích từ song song?
10. Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện 1 chiều nam châm vĩnh cữu, kích từ
độc lập ( cuộn dây kích từ), kích từ song song?
11. Tại sao động cơ điện một chiều khi đang hoạt động không được phép mất kích từ?
12. Cách tính toán lựa chọn cầu chì?
13. Cách tính toán lựa chọn CB?
14. Cách tính toán lựa chọn Contactor?

TRANG BỊ ĐIỆN
1. Trong các mạch điều khiển ĐC Rờ-le nhiệt có vai trò gì?
2. Trong mạch đổi nối sao tam giác chỉ cần dùng 2 Contactor đổi cách đấu dây sao
hoặc tam giác là mạch chạy đúng kỹ thuật (cấp nguồn trực tiếp). Nhưng thực tế người
ta dùng 3 contactor ( thêm 1 contactor cấp nguồn) vì sao?
3. Để mở máy trực tiếp động cơ KĐB 3pha ta chỉ cần một CB 3 pha là đủ. Nhưng tại
sao người ta sử dụng mạch mở máy trực tiếp ĐC?
4. Trình bày các bước khi lắp ráp mạch điều khiển ĐC.


ĐO LƯỜNG ĐIỀU KHIỂN MÁY TÍNH
1.
2.
3.

4.
5.

Giao tiếp cổng USB là giao tiếp nối tiếp hay song song?
Hiện nay có bao nhiêu chuẩn giao tiếp USB? Kể tên
Chuẩn giao tiếp RS 232 là chuẩn giao tiếp nối tiếp hay song song?
Vi xử lý và máy tính thường giao tiếp với nhau theo chuẩn giao tiếp nào?
Tại sao giao tiếp giữa vi xử lý và máy tính cần phải có mạch đệm chứa IC Max
232?
6. Trình bày các tốc độ truyền dữ liệu thông dụng bằng cổng giao tiếp nối tiếp?
7. Trình bày đối tượng dùng để khai báo giao tiếp nối tiếp trong VB 6.0
8. Ngôn ngữ lập trình trong Labview là ngôn ngữ gì?
9. Giao tiếp theo chuẫn nối tiếp và giao tiếp theo chuẫn song song, giao tiếp nào có
tốc độ truyền nhận dữ liệu cao hơn?
10. Trong hai chuẫn giao tiếp nối tiếp và giao tiếp song song, giao tiếp nào sử dụng
nhiều ít dây dẫn hơn

HẾT



×