Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Ky yeu Hoi thao doi moi giang day khoa Co khi - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.05 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CƠ KHÍ

KỶ YẾU

HỘI THẢO ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY
KHOA CƠ KHÍ

Khánh Hịa, tháng 7 năm 2012


MỤC LỤC
trang
1. Nâng cao chất lượng giảng dạy bằng đổi mới phương pháp giảng dạy

1

Lê Văn Khẩn
2. Hiệu quả của phương pháp giảng dạy nêu chủ đề đối với các môn học máy
và thiết bị.

4

Nguyễn Hữu Nghĩa
3. Đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Cơ sở thiết kế máy

7

Trần ngọc Nhuần
4. Áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong giảng dạy học phần Kỹ
thuật cháy



9

Nguyễn Văn Phúc
5. Đổi mới phương pháp giảng dạy học phần máy CNC và robot công nghiệp

15

Đặng Xuân Phương
6. Một số đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Kỹ thuật điều hồ khơng
khí theo học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt lạnh
Trần Đại Tiến

18

7. Một số khó khăn trong việc đào tạo tiếng Anh TOEIC trong các chương
trình đào tạo ngành cơ khí trường Đại học Nha Trang

21

Nguyễn Văn Tráng
8. Đổi mới giảng dạy học phần Công nghệ CAD/CAM

23

Nguyễn Văn Tường
9. Nâng cao chất lượng giảng dạy bằng đổi mới phương pháp giảng dạy

27


Lương Đức Vũ
10. Một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy chuyên ngành Cơ
điện tử
Trần Văn Hùng

27


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
BẰNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
TS. Lê Văn Khẩn
Bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh
1. Mở đầu
Nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng giảng dạy từng học phần nói
riêng là hoạt động thường xuyên của giáo dục Đại học. Trường Đại học Nha Trang đang
đổi mới toàn diện về đào tạo, trong đó có đổi mới về phương pháp giảng dạy cho phù hợp
với yêu cầu đào tạo tín chỉ và đảm bảo chất lượng theo đầu ra chuẩn cam kết.
Đổi mới phương pháp giảng dạy xuất phát từ đặc điểm và tính chất riêng của từng
học phần mà có phương pháp phù hợp. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một dạng
nghiên cứu khoa học, là yêu cầu của giảng dạy bậc Đại học. Nếu nói “nghiên cứu khoa
học là hạt nhân của phương pháp giảng dạy bậc Đại học” thì bản thân đổi mới phương
pháp giảng dạy đại học là nghiên cứu khoa học về phương pháp, khám phá ra cái mới tiến
bộ hơn phục vụ lợi ích con người.
Từ những u cầu cấp thiết đó, chúng tơi đã lựa chọn đổi mới phương pháp giảng
dạy theo từng học phần. Mỗi học phần có tính chất, u cầu, nội dung chương trình khác
nhau mà có nội dung, phương pháp đổi mới cho phù hợp và hiệu quả.
Đối với học phần vận hành và sửa chữa máy lạnh, vấn đề đổi mới phương pháp
giảng dạy có nhiều nội dung và phương pháp để đổi mới. Trong phạm vi thời gian của
một học kỳ thì chỉ tiến hành trên một nội dung giảng dạy tháo ráp máy nén piston bằng
video clip.

Lợi ích của người học nhờ kết quả đổi mới phương pháp dạy từ chỉ nghe sang nghe
nhìn như trên là đã đưa lý thuyết gần với thực tế, giảm đáng kể thời gian cho việc mô tả
và diễn giải. Người học rất hứng thú, hiểu nhanh, tốn ít thời gian để mô tả, thu được kiến
thức thực tế một cách hiệu quả và chuẩn xác.
Giảng dạy tháo ráp máy nén piston bằng video clip trước đây cũng được chính
chúng tơi thực hiện trên máy nén một cấp. Do thời gian quay đã lâu, hình ảnh lưu trữ dưới
dạng băng, nhiều năm khơng cịn thiết bị phát, băng khơng cịn đảm bảo chất lượng, loại
máy nén ghi hình đã lạc hậu, nhưng chưa có ai làm lại việc này. Vấn đề đặt ra cần có
những băng hình quay lại tồn cảnh tháo và ráp một hay một số máy nén phổ biến đang
sử dụng hiện nay tại các công ty. Đây là lý do chúng tôi chọn phương pháp đổi mới giảng
dạy học phần vận hành và sửa chữa máy lạnh làm trước.
2. Mục tiêu của giải pháp
- Mục tiêu lâu dài và bao trùm là nâng cao chất lượng đào tạo cho người học
chuyên ngành nhiệt lạnh, đảm bảo chuẩn đầu ra với kỹ năng nghề nghiệp mức độ hiểu
được công việc của tháo, ráp một máy nén hoàn chỉnh.
- Tháo, ráp máy nén với chi phí thấp nhất, thời gian thực hiện là ngắn nhất có thể.
- Mục tiêu trước mắt là hiểu bài tháo ráp máy nén piston một cách sâu, tường tận
với những yêu cầu cụ thể cho từng thao tác.
1


- Người học nắm được quy trình thao tác của công việc tháo và ráp máy nén lạnh.
- Hiểu được những điểm nhấn dễ mắc lỗi cần tập trung khi tháo, ráp máy.
- Mục tiêu chung là giảm thời gian diễn giải, truyền tải được khối lượng kiến thức
lớn nhất có thể, mang lại khơng khí mới cho phương pháp dạy và học.
3. Phương pháp thực hiện
Nguyên nhân chỉ chọn cấp độ nhớ là hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện hiện có của
cơ sở phục vụ đào tạo cho học phần. Do vậy ghi hình ảnh để phát lại cho người học xem,
kèm theo thuyết trình của người thầy là phương pháp khả thi và hiệu quả nhất trong điều
kiện hiện có.

Từ sự lựa chọn trên, được sự đồng ý của ban Giám đốc Công ty chế biến thủy sản
xuất khẩu Nha Trang chúng tôi đã phối hợp với phịng máy lạnh của nhà máy đơng lạnh
Nha trang (F17) để thực hiện giải pháp.
Một nhóm giáo viên bộ mơn cùng cán bộ kỹ thuật của công ty tiến hành tháo máy
theo quy trình chuẩn bị sẵn. Quay phim ghi hình theo trình tự kỹ thuật tháo ráp máy trên
một số máy nén thơng dụng, nhưng có cấu tạo phức tạp.
Khi giảng chỉ cần trình chiếu và thuyết minh trực tiếp. Có thể dừng lại từng đoạn
minh họa, bổ sung làm sáng tỏ vấn đề hơn, đặt câu hỏi cho người học, có thể gợi cho
người học trả lời, những vấn đề mới lạ thì thầy trả lời từng câu hỏi đã đưa ra, nhưng chỉ
gợi mở để sinh viên bổ sung (thầy chỉ trả lời một phần).
4. Nội dung và đối tượng thực hiện
- Xuất phát từ giáo huấn của Khổng Tử “nghe thì sẽ quên, nhìn thì sẽ nhớ, làm thì
sẽ hiểu” chúng tơi chọn mức độ nhớ. Hay cổ nhân có phương châm “trăm nghe khơng
bằng một thấy”, người học được nhìn sự việc qua hình ảnh sẽ tiếp nhận hoàn hảo hơn
nhiều so với chỉ nghe. Đưa băng hình vào bài giảng là đạt được mục tiêu hiệu quả gấp
nhiều lần so với chỉ nghe.
Để thực hiện được các mục tiêu của giải pháp, cần tiến hành các nội dung sau:
- Những điều cần chú ý trước khi tháo máy nén, nội dung này chủ yếu diễn giải, chỉ
minh họa thực tế trước khi tháo máy
- Đối tượng khảo sát là máy nén Mycom N62B và N124B. Đây là những máy nén
piston hai cấp lớn nhất hiện có ở Việt Nam, sử dụng phổ biến cho cấp đơng thủy sản nói
riêng và thực phẩm nói chung.
- Nội dung thực hiện theo từng công đoạn của quy trình tháo, ráp máy.
- Giới thiệu nhận diện các chi tiết, cụm chi tiết máy hỗ trợ bài giảng cấu tạo máy nén
lạnh của học phần kỹ thuật lạnh cơ sở.
- Nhiều nội dung chỉ thể hiện được bằng hình ảnh tạo điều kiện cho người học tiếp cận
5. Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
Sau khi ghi hình từ thực tế, mặc dù chưa có thời gian để biên tập, nhưng áp dụng
giảng ngay cho lớp 50NL đã xác nhận được những kết quả:

2


-

Sinh viên rất hứng thú, nhiều nội dung được thảo luận trong quá trình xem hình

-

Hiểu nhanh hơn, sâu hơn, ấn tượng và nhớ lâu hơn là chỉ nghe

-

Rút ngắn thời gian để mô tả, truyền tải được nhiều nội dung mà lý thuyết không
diễn giải hay mô tả được.

Khuyến nghị
-

Bổ sung tư liệu hàng năm để biên tập, lồng tiếng hồn thiện thành phim tài liệu
chun mơn của học phần.

-

Mở rộng đối tượng khảo sát sang các loại máy nén khác.

-

Cần có kinh phí để thực hiện được nhiều nội dung ngoài máy nén


3


HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NÊU CHỦ ĐỀ ĐỐI VỚI
CÁC MÔN HỌC MÁY VÀ THIẾT BỊ
Nguyễn Hữu Nghĩa
Bộ mơn Kỹ thuật Nhiệt lạnh
Mục đích của báo cáo
Báo cáo trình bày kết quả triển khai giảng dạy các mơn máy và thiết bị theo
phương pháp nêu chủ đề.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, trước sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội cũng
như khoa học kỹ thuật, yêu cầu đặt ra cho các trường đại học là phải đào tạo được đội ngũ
kỹ sư, cán bộ đáp ứng được các nhu cầu này càng cao đó. Điều đó, các trường đại học
muốn đứng vững được thì cần phải khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, cần có
những phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp cho người học tiếp thu kiến thức một cách
dễ dàng và có khả năng ứng dụng cao.
Hiện nay có nhiều phương pháp giảng dạy mới kết hợp với các thiết bị hiện đại đã
phần nào thể hiện tính hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin giữa người dạy và người
học. Đặc biệt, giảng dạy các môn học về máy và thiết bị theo cách dạy trước đây thường
bị cho là khô khan và nhàm chán, tuy nhiên khi triển khai dạy theo phương pháp nêu chủ
đề đã thể hiện tính sinh động, dễ tiếp thu, tạo hứng thú cho người học, người học có được
nhiều thơng tin hơn, kiến thức gần với thực tế hơn.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
Chia thành các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch (trước khi lên lớp)
- Dựa theo chương trình và kế hoạch giảng dạy, giảng viên (GV) tiến hành phân
chia thời gian như sau:
+ Từ 2-3 buổi đầu tiên: giảng viên tiến hành phân chia nhóm, giới thiệu tồn bộ
nội dung, kiến thức của môn học.

+ Các buổi tiếp theo các nhóm sẽ tiến hành trình bày và thảo luận theo trình tự.
+ Từ 1-2 buổi cuối cùng: giảng viên sẽ tổng hợp và bổ sung các kiến thức còn
thiếu.
- Dựa vào đề cương chi tiết môn học, giảng viên ra các chủ đề cho các nhóm.
Bước 2: Thống nhất phương pháp giảng dạy và học tập với lớp (trong các buổi học
đầu tiên)
- Giảng viên trình bày kế hoạch giảng dạy và học tập môn học
- Nội dung môn học
- Số nhóm, số sinh viên (SV)/nhóm, bốc thăm chọn chủ đề.
- Cách trình bày chủ đề.
4


- Cách nhận xét, đánh giá chủ đề
- Các kỹ năng mềm về trình bày, nhận xét, đánh giá,...
Bước 3: Thực hiện các chủ đề (tiến hành liên tục trong thời gian học tập)
- Các nhóm SV tiến hành tìm tài liệu, thông tin,...về chủ đề.
- Giảng viên giới thiệu các từ khóa, tài liệu liên quan, giải đáp tất cả các thắc mắc,
khó khăn cho SV.
Bước 4: Báo cáo và thảo luận chủ đề (theo trình tự các nhóm)
+ SV: - Nhóm SV thực hiện chủ đề tiến hành báo cáo dạng powerpoint kết hợp
trình chiếu video/clip về thiết bị hay các hệ thống đang sử dụng thiết bị.
- Các nhóm cịn lại tập trung theo dõi, ghi nhanh các vấn đề cịn băn
khoăn/chưa thơng suốt.
- Sau khi nhóm báo cáo xong, GV sẽ mời các thành viên nhóm khác nhận
xét.
- Sau khi nhận xét, nếu các ý kiến đều cho rằng báo cáo chưa đạt thì nhóm
về bổ sung thêm kiến thức và sẽ báo cáo lại vào buổi sau. Nếu các ý kiến đều đánh giá đạt
yêu cầu thì đến phần thảo luận.
+ GV: điều phối chương trình, ghi chép các nội dung báo cáo và các câu hỏi thảo

luận, đặc biệt là giáo viên phải giải thích những chỗ khó khăn vướng mắc mà các ý kiến
thảo luận chưa thống nhất được hay các kiến thức không gắn với môn học.
Bước 5: Tổng kết và bổ sung kiến thức (các buổi học cuối)
- GV tổng hợp các kiến thức của các nhóm đã trình bày.
- GV bổ sung thêm các kiến thức liên quan đến môn học mà các chủ đề chưa đề
cập đến.
Bước 6: Đánh giá môn học
- Kết quả đánh giá của SV dựa trên các tiêu chí sau:
Nhận xét của các nhóm khác.
Mức độ tham gia thảo luận.
Tham dự với lớp.
- Điểm đánh giá lấy làm điểm kiềm tra của môn học
3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC
Khi tiến hành giảng dạy và học tập theo phương pháp này, người dạy và người học
có những thuận lợi, khó khăn và thách thức sau:
Thuận lợi:
- Sinh viên rất năng động, tích cực, thích tìm hiểu các kiến thức mới.
- Tài liệu chun mơn, thơng tin máy móc thiết bị có rất nhiều trên mạng internet.
5


- Cơng nghệ thơng tin phát triển, mạng internet có ở tất cả các phòng trọ/KTX sinh
viên thuận lợi cho việc tìm kiếm thơng tin, kiến thức.
- Máy chiếu được trang bị đầy đủ.
Khó khăn:
- Khi sĩ số lớp đơng, nhóm có nhiều SV, sẽ có một số SV ít tham gia với nhóm.
- Nhiều mơn học trong học kỳ đều giảng dạy theo phương pháp này, SV sẽ có ít
thời gian đầu tư nên chất lượng chủ đề thấp.
- Bố trí thời khóa biểu q dày (sáng học, chiều thực tập) thì hiệu quả phương pháp
này khơng cao do SV khơng có nhiều thời gian để tìm tài liệu.

- Máy chiếu hỏng hay mất điện thì khó thực hiện phương pháp này.
Thách thức:
- SV: Phải có máy tính hoặc trả tiền thuê máy tính
Đăng ký sử dụng internet hoặc trả tiền thuê dịch vụ internet
- GV: Phải có kiến thức sâu và rộng về môn học và chuyên ngành giảng dạy.
Thường xuyên online để giải đáp các vướng mắc của SV kịp thời và đầy đủ.
Giải quyết căng thẳng, bất đồng khi các nhóm thảo luận, góp ý nhận xét.
4. KẾT LUẬN
Giảng dạy theo phương pháp nêu chủ đề để SV chủ động đi tìm tài liệu, thơng tin liên
quan thể hiện hiệu quả cao trong giảng dạy các mơn máy và thiết bị như:
- Thơng qua hình ảnh, video của máy và thiết bị thực tế giúp SV thấy một cách trực
quan về cấu tạo cũng như hoạt động của thiết bị. Điều này giúp SV tiếp cận nhanh với
thiết bị khi ra trường.
- Chủ động hơn trong việc liên hệ, tìm kiếm thơng tin về thiết bị, mua máy và thiết bị
hay lên dự trù các máy và thiết bị cho công việc sau này.
- Phát huy tính chủ động tích cực của người học.
- SV được phát biểu chính kiến, thảo luận sơi nổi, nêu được các suy nghĩ của mình.
- Đồng thời, giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như: tìm kiếm tài liệu chun
mơn, thuyết trình, đặt/giải đáp câu hỏi, giao tiếp,...

6


ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN HỌC CƠ SỞ THẾT KẾ MÁY
Trần ngọc Nhuần
Bộ môn Chế tạo máy
1. Đặt vấn đề
Đây là môn cơ sở chuyên ngành cho nên kiến thức khơng có gì thay đổi, cách
truyền đạt từ trước đến nay chỉ dừng lại ở giảng dạy theo khung giáo trình đã định sẵn, và
người học cũng chỉ biết học theo những cái đã có sẵn, chưa tư duy và phát triển được kiến

thức của mơn học. Vì vậy đã đến lúc cần phải có một cách truyền đạt khác, tránh học
thuộc bài một cách thụ động và ứng dụng môn học vào thực tiễn sản xuất.
2. Nội dung
Công việc truyền đạt kiến thức cho người học trong giai đoạn hiện nay là làm thế nào
để người học biết được tầm quan trọng và vị trí của mơn học sau này. Làm thế nào để
người học xác định được nhiệm vụ chính của mơn học. Mơn học Cơ sở thiết kế máy là
bước đầu của công việc thiết kế máy. Chính vì vậy khi giảng dạy người thầy khơng nên
rập khn một cách máy móc, mặt khác cơng nghệ ngày càng phát triển, trên thế giới liên
tục xuất hiện những máy mới với ứng dụng công nghệ mới, do vậy nếu không thay đổi
phương pháp truyền đạt của người thầy và phương pháp học tập của sinh viên thì chắc
chắn khó mà sử dụng hoặc thiết kế một máy mới, và đặc biệt là người thầy phải chỉ rõ địa
chỉ áp dụng những điều giảng dạy. Để đáp ứng được điều đó, tơi có một vài kiến nghị khi
gảng dạy mơn học này:
• Việc đầu tiên là phải cho người học thấy được tổng quát và ứng dụng của mơn học
trong thực tế. Bằng một ví dụ thực tế, người thầy dẫn dắt sinh viên đi từng nội
dung này sang nội dung khác một cách tổng quát. Qua đó tạo hứng khởi cho sinh
viên và sinh viên sẽ khơng cịn mơ hồ về mơn học. Việc này chúng ta thực hiện
bằng sơ đồ tư duy (mind map), tránh việc tổng hợp theo lối gạch đầu dòng (người
ta đã thống kê và thấy rằng nếu gạch đầu dịng thì chẳng khác gì một giáo trình
được rút gọn, và việc tư duy của sinh viên không đạt hiệu quả cao như là dùng bản
đồ tư duy).
• Bước hai, sau khi đã tạo hứng khởi, người thầy tiến hành nêu các nguyên tắc tiến
hành thiết kế máy, cách thức xác định yêu cầu kỹ thuật... Bước này cần có minh
chứng cụ thể và để học trò liên hệ và phát triển tư duy. (Người thầy đưa ra các ví
dụ có trong thực tế: từ việc tìm ra ý tưởng, thiết lập u cầu kỹ thuật, tìm ra
phương án tối ưu,…).
• Chia học sinh thành từng nhóm khoảng 4 người. Giao nhiệm vụ để từng nhóm tự
tìm ý tưởng và thực hiện. Các ý tưởng phải có địa chỉ cụ thể (giáo viên cần phải
kiểm tra các địa chỉ này). Các nhóm thực hiện và báo cáo những nội dung đã quy
định trước lớp. Hội đồng đánh giá sẽ là sinh viên trong lớp, người thầy hướng dẫn

và sửa chữa những vấn đề chưa đúng, bổ sung, giữ nguyên hoặc loại bỏ, khen chê
đúng mực.
• Bước cuối cùng là đánh giá kết thúc mơn học. Tránh tình trạng học thuộc bài mà
khơng hiểu nội dung trong chương trình là gì? Vấn đề là học xong sinh viên sẽ ứng
dụng được gì. Do vậy, ứng với mỗi nhóm đã định sẵn, lúc này mỗi nhóm sẽ liên hệ
7


với các cơ sở bên ngồi, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, hoặc cải tiến lại một thiết
bị nào đó, đưa ra nhiệm vụ thiết kế, giáo viên kiểm tra nội dung đăng ký thực hiện.
Từ giờ phút này giữa giáo viên và sinh viên sẽ thường xuyên liên hệ để giải quyết
các vấn đề khó khăn mà sinh viên gặp phải trong q trình thực hiện.
• Tổ chức bảo vệ ý tưởng của nhóm. Hội đồng là các thầy trong tổ mơn học. Đây
chính là kết quả của thời gian mà sinh viên học mơn này. Qua đó sinh viên sẽ thấy
được mức độ thành đạt của mỗi người trong mơn học này, thấy được sự đóng góp
của mình cho cơ sở và nâng cao được kỹ năng giao tiếp, hịa nhập với xã hội thực
tế chứ khơng phải là những con số trên tờ giấy mang tính chất lý thuyết.
3. Kết luận
Các công đoạn này thôi đã thực hiện cho lớp 52CT. Sinh viên rất phấn khởi, đưa ra
các ý tưởng phục vụ cho từng công đoạn. Mặt dầu, mới là bước đầu của công việc thiết kế
máy, nhưng sự hưng phấn và xác định rõ ràng mục đích và u cầu của mơn học. Các
nhóm tỏ thái độ và thi đua với nhau, và nhất là nắm chắc được nội dung môn học và phát
triễn được tư duy sáng tạo, khơng lệ thuộc vào sự gị bó của bài giảng.
Tuy nhiên để thực hiện được điều này không phải thầy giáo nào làm cũng được.
Muốn thực hiện được phải có kiến thức vững vàng, khả năng truyền đạt và đặc biệt là
phải có tâm huyết, tận tâm trong nghề, thường xuyên tìm hiểu thực tế... Nhưng dù sao đi
nữa, đây cũng là điều cần thiết để sinh viên thích thú trong khi học và phát triển được tư
duy.

8



ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ TRONG
GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KỸ THUẬT CHÁY
Nguyễn Văn Phúc
Bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh
I. Đặt vấn đề
Việc nghiên cứu và áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến để ứng dụng
trong quá trình giảng dạy và đánh giá đang là vấn đề đang được xã hội rất quan tâm. Đặc
biệt với chủ trương đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Nhà trường, để nâng cao chất lượng
giảng dạy thì việc đưa những phương pháp giảng dạy mới vào áp dụng trong thực tế là rất
quan trọng.
Hiện nay trên thế giới và ở tại một số trường trong nước đã áp dụng một số phương
pháp giảng dạy và đánh giá mới, trong đó có phương pháp “Dạy học dựa trên Vấn đề” là
một phương pháp có nhiều ưu điểm, phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ mà Trường
Đại học Nha Trang đang áp dụng.
Dựa trên đặc điểm của học phần Kỹ thuật cháy, tác giả đã áp dụng phương pháp
dạy trên cho sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ nhiệt. Báo cáo sau đây sẽ trình
bày đặc điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề và việc áp dụng thực tế trong
giảng dạy cho học phần Kỹ thuật cháy.
II. Nội dung
1. Tổng quan về phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
Dạy học dựa trên vấn đề là một hoạt động dạy học và học tập dựa trên thực tiễn
bằng cách đưa ra các vấn đề xảy ra trong thực tiễn. Nhằm cung cấp cho người học những
kỹ năng giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực tự học, khả năng làm việc nhóm và một số
kỹ năng mềm khác.
Mục tiêu của phương pháp:
- Về nhận thức: giúp người học lắm bắt được kiến thức cả theo chiều rộng và chiều
sâu.
- Về kỹ năng: giúp người học phát triển năng lực tự học, kỹ năng NCKH, kỹ năng

giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, thuyết trình, thảo luận…
- Về thái độ: giúp người học cảm thấy u thích mơn học, u ngành nghề, và thấy
được tầm quan trọng của làm việc nhóm, trách nhiệm của mình với tập thể nhóm.
Những đặc điểm của PPDHDTVĐ:
- Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học
+ PP truyền thống: GV trang bị kiến thức cần thiết – đưa ra vấn đề cho người học
giải quyết
+ PPDHDTVĐ: Vấn đề được đưa ra trước – Người học tự trang bị kiến thức cần
thiết để giải quyết vấn đề
- Người học tự tìm tịi tài liệu, thông tin, kiến thức để giải quyết vấn đề
9


- Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi giúp cho người học chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm, kiến thức, cùng nhau đưa ra các biện pháp giúp giải quyết vấn đề và rèn luyện
các kỹ năng Xã Hội khác.
- Vai trị của Giảng viên mang tính hỗ trợ: Đưa ra vấn đề, làm rõ vấn đề, cung cấp
nguồn thông tin và tài liệu liên quan, xây dựng kịch bản thảo luận, giải đáp thắc mắc,
đánh giá và hệ thống hóa kiến thức, kết luận.
Ưu nhược điểm của PPDHDTVĐ:
- Ưu điểm:
+ Phát huy tính tích cực, chủ động của người học
+ Người học được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho việc học tập và công việc
mai sau
+ Người học được tiếp cận với những vấn đề thực tiễn liên quan đến học phần
+ Người học tiếp thu kiến thức vừa rộng vừa sâu vừa bao quát sâu kết
+ Người dạy cũng có thêm động lực và trách nhiệm khơng ngừng nâng cao trình
độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế, các kỹ năng mềm và phương pháp giảng dạy.
- Nhược điểm:
+ Khó áp dụng cho những mơn lý thuyết trừu tượng cao

+ Khó vận dụng cho lớp đơng học viên.
Kết luận:
Với đặc điểm và đòi hỏi của Xã hội ngày nay đối với người học ta thấy:
- Sự phát triển của KHKT làm cho khối lượn kiến thức ngày càng nhiều, người dạy
không thể dạy hết mọi điều trên lớp.
- Kiến thức cần phải gắn liền với việc giải quyết được các vấn đề liên quan đến
thực tế, vấn đề mang tính thời sự
- Cần phải làm co người học trở nên tích cực trong việc tiếp thu tri thức để nó được
hiệu quả và bền vững hơn.
PPDHDTVĐ đã đáp ứng được những yêu cầu trên do vậy mà nhiều nền giáo dục
hiện đại trên thế giới đã và đang áp dụng phương pháp này.
2. Triển khai áp dụng trong giảng dạy học phần Kỹ thuật cháy
Theo như cách tổ chức lớp học theo phương pháp dạy học dựa trên vấn đề tác giả
đã xây dựng nên chương trình tổ chức cho học phần Kỹ thuật cháy. Sau đây tác giả nêu ra
một Ví dụ cụ thể.
2.1. Nội dung vấn đề
a. Đặt vấn đề

10


Một Xí nghiệp chuyên sản xuất gạch xây dựng sử dụng buồng đốt than có thành
phần: C = 0,840; S = 0,015; H2 = 0,14; [N2] = 0,005; hệ số khơng khí của nhiên liệu λ =
1,2.
Một lần một mẻ sản phẩm gạch sản xuất ra không đạt tiêu chuẩn, gạch q non,
chất lượng khơng đều. Ban lãnh đạo Xí nghiệp chỉ đạo phịng kỹ thuật phải tìm được ra
ngun nhân của vấn đề trên và đưa ra cách giải quyết kịp thời. Nếu là nhân viên kỹ thuật
của xí nghiệp trên anh chị sẽ làm thế nào để giải quyết vấn đề trên?
b. Hệ thống các câu hỏi
- Nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là gì? Làm thế nào để tìm được ngun nhân một

cách chính xác nhất?
- Các biện pháp xử lý khắc phục sự cố?
- Rút ra kinh nghiệm và các phương pháp để đề phòng sự cố này xảy ra?
c. Các câu hỏi kèm theo:
- Nhiên liệu than là gì? Đặc điểm của nhiên liệu than?
- Quá trình tổ chức cháy cho nhiên liệu than?
- Đặc điểm và cấu tạo của Buồng đốt than?
- Nội dung của q trình Tính cháy nhiên liệu là gì? Hệ số khơng khí của nhiên liệu là
gì? Ảnh hưởng của nó tới q trình cháy và chất lượng sản phẩm?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy nhiên liệu than?
- Nhiệt độ ngọn lửa? Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ ngọn lửa?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nung?
- Cách tổ chức quá trình cháy nhiên liệu than? Ảnh hưởng của nó tới q trình cháy và
chất lượng sản phẩm?
2.2. Vị trí của vấn đề trong mơn học/ học phần
Vấn đề này sẽ được giảng viên đưa ra giải quyết ở Chủ đề 4: “Nhiên liệu than” của
học phần.
2.3. Tài liệu tham khảo
Trần Gia Mỹ, Kỹ thuật cháy, năm 2005, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
Nguyễn Công Hân, Công nghệ Lò hơi và mạng nhiệt, năm 2005, nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật
2.4. Mục tiêu dạy học
* Mục tiêu nhận thức:
Giải quyết vấn đề trên sẽ giúp sinh viên nắm được các kiến thức chuyên môn sâu hơn
về môn học, cụ thể:
- Buồng lửa.
- Nhiên liệu than.
11



- Tính cháy nhiên liệu rắn.
- Tiêu hao khơng khí.
- Ngọn lửa, nhiệt độ ngọn lửa.
- Cách tổ chức quá trình cháy nhiên liệu than.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy và chất lượng sản phẩm nung.
* Mục tiêu kỹ năng:
- Sinh viên có kỹ năng giải quyết các sự cố liên quan đến hiệu suất buồng lửa.
- Kỹ năng nhận biết các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vật nung
và đưa ra cách giải quyết kịp thời các sự cố khi vận hành buồng lửa đốt than.
- Giúp sinh viên có kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng tư duy, liên hệ lý thuyết để giải
quyết những vấn đề thực tiễn.
- Ngồi ra giúp sinh viên có kỹ năng mềm khác như: làm việc theo nhóm, tự nghiên
cứu, tìm tài liệu, nâng cao kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và thảo luận trước đám đơng.
* Mục tiêu thái độ:
- Khi tính cháy cho nhiên liệu khơng chính xác, khi tổ chức q trình cháy khơng phù
hợp hoặc khi vận hành buồng lửa không đúng cách…sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm của vật nung, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
- Ngoài ra khi giải quyết vấn đề trên sinh viên thấy được vị trí, tầm quan trọng và ứng
dụng của học phần trong thực tiễn. Thấy yêu thích mơn học Kỹ thuật cháy hơn. Có
phương pháp học tập phù hợp và nghiêm túc. Nâng cao khả năng tự học tự nghiên cứu.
2.5. Tính thực tiễn/tính thời sự của vấn đề
Trong bất kỳ nhà máy xí nghiệp sản xuất nào thì việc đảm bảo chất lượng của sản
phẩm ln là vấn đề sống cịn của họ. Xí nghiệp sản xuất gạch cũng vậy, nếu chất lượng
gạch không đạt sẽ gây tổn thất kinh tế và uy tín rất nhiều đối với xí nghiệp. Khi tính tốn
thiết kế, tổ chức quá trình cháy và vận hành buồng lửa cần phải hợp lý và chính xác điều
này sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho nhà máy.
2.6. Những nội dung lý thuyết được giảng dạy trước khi giới thiệu vấn đề
Để giải quyết vấn đề nêu trên sinh viên sẽ được trang bị trước những vấn đề cơ bản về:
các mơn khoa học đại cương tốn, lý hóa, các mơn cơ sở ngành như kỹ thuật nhiệt, kiến
thức môn học kỹ thuất cháy: buồng lửa, nhiên liệu rắn, phân loại, cách tổ chức cháy nhiên

liệu rắn (trong đó có một số nội dung kiến thức mà sinh viên sẽ phải tự tìm hiểu để có thể
giải quyết được vấn đề).
2.7. Tổ chức lớp học và phân bố thời gian.
Giảng viên sẽ cung cấp tài liệu và hướng dẫn cách tìm tài liệu tham khảo liên quan đến
học phần ngay trước khi bắt đầu giảng dạy.
Gv Sẽ cung cấp thêm, bổ sung và hướng dẫn cách tìm tài liệu liên quan đến vấn đề này
khi đưa ra vấn đề và trước khi thảo luận 2 tuần.
12


* Cách chia nhóm:
Giảng viên chia nhóm, số lượng khơng quá 10 sv/ nhóm tùy theo sĩ số lớp
Bầu nhóm trưởng, nhóm phó, cung cấp thơng tin liên lạc của giảng viên và các thành viên
trong nhóm, yêu cầu các nhóm đưa ra đề cương cách giải quyết, nhiệm vụ của từng thành
viên được nhóm phân cơng. Giảng viên thơng báo lịch báo cáo, thảo luận: thời gian, địa
điểm cho các nhóm ngay khi đưa ra các vấn đề.
* Tổ chức thảo luận, báo cáo:
Cơng việc nghiên cứu tìm cách giải quyết vấn đề và thảo luận giữa các thành viên
trong nhóm được thực hiện ngồi giờ học, thời gian và địa điểm do nhóm tự quyết định
nhưng phải báo cáo kế hoạch cho giảng viên biết trước để giảng viên dễ quản lý và có kế
hoạch giám sát kiểm tra hoạt động của nhóm.
Trong buổi thảo luận: GV cho 5 phút để các nhóm thống nhất lần cuối với nhau về nội
dung cách giải quyết. Dựa vào bản danh sách nhóm, GV gọi tên bất kỹ thành viên nào
trong nhóm lên trình bày cách giải quyết của nhóm đó. GV sẽ yều cầu mỗi thành viên lên
báo cáo chỉ trình bày cách giải quyết 1 trong những câu hỏi đặt ra của vấn đề đó. Sau khi
một thành báo cáo thì các thành viên khác có thể bổ sung. Tiếp đó sẽ đến thành viên khác
lên giải quyết câu hỏi tiếp theo của vấn đề. Sau khi trình bày hết vấn đề của nhóm đó,
GV yêu cầu các thành viên trong nhóm đó chưa được lên báo cáo đưa ra ý kiến của mình.
Cuối cùng các nhóm khác nếu có cách giải quyết khác sẽ đưa ra ý kiến của nhóm mình để
tranh luận.

Cuối buổi GV sẽ thống nhất cách giải quyết cho vấn đề và rút ra những nội dụng lý
thuyết, về kinh nghiệm giải quyết vấn đề, kinh nghiệm làm việc theo nhóm, kinh nghiệm
trình bày báo cáo và tranh luận.
2.8. Phương pháp đánh giá
Khi đưa ra vấn đề, Gv sẽ nói sơ qua cho Sv biết cách đánh giá của mình
* Đánh giá cá nhân, nhóm: Để đảm bảo tính cơng bằng và để khuyến khích sinh viên
khi cho điểm đánh giá Gv cần căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
- Giảng viên chia nhóm, số lượng khơng q 10 sv/ nhóm tùy theo sĩ số lớp.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo cách giải quyết vấn đề của mỗi nhóm.
Căn cứ vào quá trình tự nghiên cứu, thảo luận làm việc của mỗi thành viên trong nhóm.
- Căn cứ vào cách tổ chức, phân cơng cơng việc của các thành viên trong nhóm.
- Căn cứ vào khả năng thuyết trình, tranh luận của mỗi thành viên trong buổi thảo
luận.
- Các điểm này sẽ chiếm 20% điểm tổng kết của học phần.
Gv sẽ công bố nội dung đánh giá của học phần tại buổi lên lớp đầu tiên cho tập
thể lớp biết:

13


Trọng
Phương
pháp đánh số
giá
(%)

TT Các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá
1

Tham gia học trên lớp (TGH): đi học đầy đủ, Quan

sát, 5
chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận…
điểm danh

2

Tự nghiên cứu: (TNC): hoàn thành nhiệm vụ Chấm
báo 5
giảng viên giao trong tuần, bài tập cáo, bài tập…
nhóm/tháng/học kỳ…

3

Hoạt động nhóm (HĐN)

Trình bày báo 20
cáo

4

Kiểm tra giữa kỳ (KT)

Viết

00

5

Kiểm tra đánh giá cuối kỳ (KTCK)


Viết

20

6

Thi kết thúc học phần (THP)

Viết

50

ĐHP = TGH × tr.số + TNC × tr.số + HĐN × tr.số + KT ×tr.số + KTCK× tr.số +
THP× tr.số.
III. Kết luận:
Trên đây tác giả đã trình bày một số đặc điểm của Phương pháp dạy học dựa trên
vấn đề và chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức và đánh giá lớp học dựa theo
phương pháp trên nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy khi giảng dạy học
phần Kỹ thuật cháy mà tác giả đảm nhận.

14


ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MÁY CNC VÀ
ROBOT CƠNG NGHIỆP
TS. Đặng Xn Phương
Bộ mơn Chế tạo máy
1. Mở đầu.
Đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ cấp thiết của mỗi CBGD, nó là một trong những
nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các trường đại học trong tình hình mới. Khi phương thức

đào tạo đã chuyển sang hệ thống tín chỉ, đổi mới phương pháp giảng dạy càng phải được chú trọng hơn
nữa nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra đã công bố và nâng cao chất lượng đào tạo. Bài viết này trao đổi một
số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu các phương pháp giảng dạy ở đại
học áp dụng cho một học chuyên ngành cụ thể trong ngành chế tạo máy.
2. Phương pháp giảng dạy hiệu quả đối với học phần Máy CNC và robot công nghiệp
2.1 Đặc điểm của học phần và các phương pháp giảng dạy tích cực.
Đây là một mơn học tương đối mới được đưa vào giảng dạy SV ngành chế tạo máy ở
Việt Nam nhờ sự phát triển vượt bật gần đây của lĩnh vực cơ khí chính xác, máy cơng cụ,
khoa học máy tính, cơng nghệ phần mềm, điện –điện tử, điều khiển và tự động hóa. Điều
thuận lợi của học phần là tài liệu nghiên cứu khá nhiều do sự ứng dụng rộng rãi của lĩnh
vực máy CNC và robot. Tuy nhiên, điều khó khăn là đa số các tài liệu đều bằng tiếng
Anh, trong khi trình độ đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành của SV còn hạn chế. Học phần
còn gắn với nhiều phần mềm hỗ trợ lập trình và điều khiển khác nhau mà hầu hết là tiếng
Anh. Công nghệ CNC và robot đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách của kỹ thuật sản xuất
và các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống khác, vì vậy nguồn tài liệu trên báo chí và
internet là rất phong phú và đa dạng. Vì thế mơn học này cho phép triển khai nhiều
phương pháp dạy học tích cực khác nhau.
Như nhiều CBGD cũng như các nhà nhiên cứu phương pháp và lý luận dạy học đã chỉ
ra rằng khơng có phương pháp giảng dạy nào là vạn năng để áp dụng hiệu quả cho tất cả
các học phần. Mỗi học phần đều có thể mạnh và điểm yếu riêng. Đó là lý do tại sao tồn tại
nhiều phương pháp giảng dạy đại học khác nhau [1]. Có khoảng 15 phương pháp giảng
dạy dành cho bậc đại học [1], nhưng qua nghiên cứu và đúc kết trong thực tiễn, kết hợp
với đặc điểm của mơn học, trình độ của SV và nguồn tài nguyên học tập, tôi sử dụng ba
phương pháp giảng dạy (không kể đến thuyết giảng) đó là :
-

Nghiên cứu tính huống

-


Giảng dạy dựa trên vấn đề

-

Dạy học thông qua đồ án
Cho dù áp dụng phương pháp tích cực nào đi nữa, thuyết giảng vẫn chiếm từ 55
đến 60% thời giờ trên lớp bởi vì giao phó việc trình bày của SV, trao đổi và thảo
luận sẽ chiếm một lượng lời gian lớn trong khi lượng thông tin từ các hoạt động
này không nhiểu bằng thuyết giảng. Các phương pháp dạy học nói trên được áp
dụng chủ yếu là giảm tính thụ động [2.3] (tăng tính tích cực) của sinh viên và nâng
cao khả năng tự học, tìm kiếm tài liệu, cách giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và
rèn luyện khả năng thuyết trình của sinh viên.

2.2 Biện pháp thực hiện
15


a)

Cách triển khai đối với nghiên cứu tính huống :

1. Tình huống được chọn lựa thơng qua các tình huống xảy ra trong thực tế sản
xuất thông qua các đoạn phim về quy trình sản xuất liên quan đến máy CNC và
robot cơng nghiệp. Một số tình huống được hư cấu để bám sát nội dung lý thuyết
của bài học [4,5].
2. Xây dựng các câu hỏi để SV tìm hiểu và đánh giá vấn đề.
3. Hướng dẫn một số tài liệu sách và từ khóa để sinh viên tìm tài liệu trên mạng.
4 Tổ chức giảng dạy bằng nghiên cứu nhóm, sau đó nhóm trình bày trước lớp, tiếp
đến là thảo luận hoặc tranh luận tùy theo trường hợp
b) Cách triển khai đối với dạy học dựa trên vấn đề

1. Vấn đề được xây dựng làm sao cho có "vấn đề". Tôi xây dựng vấn đề dựa trên
cả hư cấu lẫn thực thế sản xuất liên quan đến nội dung dạy học [6,7].
2. Hướng dẫn một số tài liệu sách và từ khóa để sinh viên tìm tài liệu trên mạng.
3. Chia nhóm SV để giải quyết vấn đề, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng
4. Duyệt kết quả nghiên cứu giải quyết vấn đề của SV
5. Tổ chức cho trình bày (các nhóm chuẩn bị khơng tốt sẽ khơng được trình bày
trước lớp, cách này có vẻ cực đoan, ít người đề cập, không tạo cơ hội đồng đều
cho sinh viên nhưng theo tơi, để các nhóm này trình bày chỉ làm mất thời gian
và hiệu quả thông tin không cao)
6. Đánh giá kết quả thông qua chất lượng báo cáo, tinh thần thái độ, mức độ tham
gia phát biểu, thảo luận, truy vấn (đồi với các SV không thuộc nhóm trình bày)
c) Dạy học thơng qua đồ án
1. Đồ án được chuẩn bị bằng cách lấy đồ án học phần và đồ án TN của các SV
khóa trước.
2. Cho câu hỏi nghiên cứu, bao gồm: Tóm tắt lại nội dung đồ án. Nêu và phân
tích các chỗ sai sót của đồ án. Cách khắc phục cho đúng. Các điểm hay của đồ án.
3. Chia nhóm dựa theo danh sách từ trên xuống, một số trường hợp dùng
phương pháp bắt cặp (tự chọn nhóm – có xảy ra trường hợp SV lười hoặc
kém bị các bạn tẩy chay, trường hợp này GV tự gán)
4. Cho thời hạn nghiên cứu và duyệt kết quả nghiên cứu
5. Chấm điểm các nhóm ở nhà. Các nhóm có kết quả tốt sẽ được trình bày
trước lớp. Điểm được tính và điểm kiểm tra
2.3 Kinh nghiệm hỗ trợ người học khi đổi mới phương pháp giảng dạy
Hỗ trợ người học khi đổi mới phương pháp giảng dạy là một công việc cực kỳ quan
trọng ảnh hưởng đến chất lượng của tiết học, thói quen và phương pháp học tập của SV.
Việc hướng dẫn tổ tức chức SV tự học, tự nghiên cứu như thế nào và về các nội dung gì,
kế hoạch hỗ trợ SV ngồi giờ lên lớp ra sao có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả dạy và học.
Dưới đây là hoạt động của bản thân tôi nhằm hỗ trợ người học.
16



-

Hướng dẫn SV cách tìm tài liệu trên internet thơng qua các từ khóa quan trọng, đặc
biệt là các từ khóa tiếng Anh để tìm được nhiều nguồn tư liệu về phim, ảnh nhằm
xây dựng các bài thuyết trình trong báo cáo kết quả nghiên cứu tình huống, nghiên
cứu đồ án và giải quyết vấn đề .

-

Bài giảng tự soạn được cung cấp cho sinh viên nhằm đảm bảo lượng thông tin và
kiến thức nền đối với học phần.

-

Biên dịch sổ tay hướng dẫn sử dụng máy CNC ra tiếng Việt để hỗ trợ học tập lý
thuyết và thực hành của SV

-

Sưu tầm các phần mềm hữu ích và có tính năng tốt, thơng dụng để sinh viên làm
quen sử dụng, các phần mềm này có thể áp dụng trong tực tế sản xuất sao khi ra trường.

-

Các đồ án học phần, các đồ án tốt nghiệp, các báo cáo thực tập của sinh viên khóa
trước được chọn lọc làm tư liệu nghiên cứu của các khóa sau nhắm mục đích học
hỏi, kế thừa và khắc phục các yếu điểm mắc phải của khóa trước.

-


Giải đáp các thắc mắc của SV thơng qua email và điện thoại.

-

Có mặt tại VP Bộn mơn 2 buổi/tuần, SV có thể gặp trực tiếp để trao đổi và được
hướng dẫn bất kỳ vấn đề gì liên quan đến học phần và kể cả các chun mơn khác có liên quan.

3. Kết luận
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ là nhiệm vụ cấp bách, là trách nhiệm của
mỗi GV đại học. Qua nghiên cứu các phương pháp giảng dạy đại học và thực tiễn giảng dạy của cá
nhân, tôi thấy rằng giảng áp dụng phương pháp nghiên cứu tính huống, giảng dạy dựa trên vấn đề và
giảng dạy thông qua dự án là 3 phương pháp thích hợp áp dụng cho môn học máy CNC và robot công
nghiệp. Các phương pháp giảng dạy tích cực nói trên khơng chỉ phù hợp cho học phần vừa nêu mà theo
chủ quan của tôi cịn có thế áp dụng cho giảng dạy các học phần chuyên ngành khác của chế tạo máy
cũng như các ngành học kỹ thuật và công nghệ khác.
Tài liệu tham khảo.
[1] Lê Văn Hảo, Một số phương pháp dạy học bậc đại học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2011.
[2] Bùi Loan Thùy, Xố bỏ tình trạng thụ động trong học tập của sinh viên trường Đại
học Khoa học Xã hôi và Nhân văn, yêu cầu cấp thiết của đào tạo theo học chế tín
chỉ, Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ, Trường
ĐHKHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, 10-2008.
[3] Nguyễn Ánh Hồng, Một số cơ sở lý luận cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo
học chế tín chỉ hiện nay, Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học
chế tín chỉ, Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, 10-2008.
[4] />[5] />[6] />[7] /pbl/pblhome.htm
[8] />[9] />17


MỘT SỐ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KỸ THUẬT

ĐIỀU HỒ KHƠNG KHÍ THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHO SINH VIÊN
NGÀNH CNKT NHIỆT LẠNH
Trần Đại Tiến
Bộ môn CNKT Nhiệt lạnh
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Học phần Kỹ thuật điều hoà khơng khí là một kiến thức chun ngành rất quan
trong cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc. Tuy nhiên trong những năm gần
đây sinh viên (SV) được tuyển vào Trường Đại học Nha Trang của chúng ta thường có
điểm thi khơng cao, chỉ đạt điểm sàn hặc trên một ít và phần lớn lại xuất thân từ gia đình
nơng lâm ngư nên kinh tế cũng bị hạn chế nên ảnh hưởng khơng ít đến đời sống, học tập
và sinh hoạt của các em. Trong khi đó chất lượng đào tạo phải được nâng lên để đảm bảo
chuẩn đầu ra. Do đó việc tìm các giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng đào tạo cho
học phần Kỹ thuật điều hồ khơng khí (ĐHKK) nói riêng và các học phần khác nói chung
theo học chế tín chỉ là vấn đề cấp thiết mà thực tế đặt ra để có thể hịa nhập với các trường
đại học ở Việt Nam.
2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Do đặc thù học phần kỹ thuật ĐHKK phải hiểu được kiến thức rộng và biết vận dụng
kiến thức vào thực tế để có được kỹ năng tính tốn thiết kế hệ thống điều hồ khơng khí
cho một cơng trình cụ thể. Do đó sinh viên càng phải cọ sát với các bài tập tổng hợp,
tranh luận, làm việc theo nhóm để hiểu rộng và sâu các vấn đề nội dung của học phần.
Bản thân có suy nghĩ và thực hiện các giả pháp sau cho các lớp NL51 và Cao đẳng nhiệt
lạnh khố 52.
- Tạo mơi trường tích cực cho sinh viên yêu ngành, yêu nghề để yên tâm học tập và rèn
luyện thì người thầy càng phải quan tâm, gần gũi giúp đỡ sinh viên. Ngay từ tiết đầu
giáo viên giới thiệu tổng thể nội dụng của học phần (HP). Để bớt thời gian CBGD nên
dùng phương tiện projecter để chiếu các hình ảnh sinh động để sinh viên biết sơ bộ

-

mình cần phải học như thế nào và phải làm gì để có được kiến thức và kỹ năng để sau

này làm việc.
Cung cấp tài liệu quan trọng cần thiết cho SV về tính tốn thiết kế hệ thống ĐHKK,
các tài liệu tra và chọn máy của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Daikin, Toshiba,
Mitsubishi…của Nhật, Trane của Mỹ, Bitzer của Đức... Các tài trên chỉ có mối quan
hệ đặc biệt mới xin được, đây là khó khăn mà giáo viên cần giúp cho SV.

18


-

Giới thiệu cho sinh viên các trang web về các diễn đàn nhiệt lạnh để SV tham gia và
tìm kiếm thêm các tài liệu bổ sung cần thiết cũng như mở rộng giao lưu với các anh
chị từ khoá trước, các trường khác.

-

Chia nhóm SV trong lớp và phân cơng cụ thể để thực hiện các nội dung thiết kế hệ
thống ĐHKK cho các cơng trình có thể ngay trong Trường. Giáo viên cần cung cấp
cho SV các bản vẽ xây dựng cụ thể của từng cơng trình để sinh tự đọc bản vẽ và hiểu
được kết cấu xấy dựng cơng trình. Từ đó phân tích tổng hợp, chọn phương án thiết kế,
tính tốn nhiệt tải, chọn máy và thiết kế đường ống dẫn gió, dẫn nước.

-

Để có được kỹ năng trên thì khơng phải lúc nào cũng cứ học theo nhóm mà thời gian
đầu giáo viên phải giảng cho SV những phần cốt lõi các nội dung của HP. Giải các bài
tập mang tính chất cơ bản từ thấp đến cao, bài tập phải có tính ứng dụng thực tế.
Trong quá trình giảng dạy cần lồng ghép và đưa các ý tưởng giải quyết các vấn đề
trong bài tập thiết kế đã giao cho SV. Các nội dung dễ đọc hiểu của HP thì giới thiệu


-

cho SV về nhà đọc sách, tài liệu.
Giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy cho thích hợp, khơng nên
q lạm dụng vào máy chiếu vì sẽ gây cho SV mỏi mắt, buồn ngũ dẫn đến tiếp thu
kém.

- Nhóm trình bày, GV đối thoại trực tiếp với SV. Sửa chữa những thiếu xót và hồn
chỉnh bài tập thiết kế. Trong phần này người thầy phải hiểu rất rộng về chuyên môn để
chủ động giải thích nhiều câu hỏi hay và khó của sinh viên và cũng chính qua phần đối
thoại này giáo viên cũng rút được nhiều kinh nghiệm cho lần giảng sau Ngồi ra cịn
nhận được nhiều ý tưởng hay từ SV.

- Ngồi giờ giảng trên lớp giáo viên cịn liên hệ với một số địa điểm đang lắp đặt hệ

-

thống điều hồ khơng khí để sinh viên có thể thăm quan, kiến tập cũng như tạo điều
kiện cho SV có thể làm thêm trong dịp hè vừa tăng kiến thức và kỹ năng thực tế cho
SV lại vừa có thu nhập về kinh tế giảm bớt khó khăn cho gia đình.
Giới thiệu cho SV một số phần mềm về thiết hệ thống ĐHKK
Qua kết quả đổi mới phương pháp giảng dạy với một số nội dung trên cho thấy tinh
thần học tập của sinh viên hăng say học tập hơn, nhiệt tình và hăng hái phát biểu ý
kiến hơn. Trong ít có cơ hội làm việc riêng, phải động não suy nghĩ nhiều vấn đề liên
quan đến các học phần khác, những chỗ họ còn yếu SV tự giác về nhà tìm tài liệu xem
lại…Để đọc được các tài liệu tham khảo SV phải có một trình độ tiếng Anh nhất định
nên bắt buộc SV lại càng phải nhanh chong thu xếp thời gian để học tiếng Anh không
những chỉ đáp ứng điều kiện tốt nghiệp mà còn rất bổ ích cho chun mơn.


19


3. KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẻ của bản thân trong quá trình giảng dạy học
phần kỹ thuật điều hồ khơng khí cho các lớp Đại học, Cao đẳng nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo cho sinh viên ngành CN kỹ thuật Nhiệt lạnh theo học chế tín chỉ. Kính
mong nhận được sự góp ý của Q thầy cơ.

20


MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TOEIC
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CƠ KHÍ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NHA TRANG
Nguyễn Văn Tráng
Bộ môn Kỹ thuật Nhiệt lạnh
Bài viết trình bày một số nhược điểm của đào tạo Tiếng Anh trong các chương
trình đào tạo ngành cơ khí Trường Đại học Nha Trang. Trên cơ sở phân tích những
nhược điểm đó, tác giả đã đưa ra một số hướng giải quyết để nâng cao khả năng sử dụng
Tiếng Anh Giao tiếp chuyên ngành.
1. Mở đầu
Trong su hướng hội nhập Quốc Tế Tiếng Anh là phần quan trọng giúp sinh viên
sau khi ra trường kiếm việc làm dễ dàng và có nhiều thuận lợi trong cơng việc tương lai.
Để nâng cao khả năng sử ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng anh của sinh viên khi ra trường, kể
từ khóa 50 Nhà trường đã tổ chức xây dựng lại chương trình đồng loạt cho tất cả các
ngành thuộc bậc đại học, cao đẳng và trung cấp theo chuyển Anh Văn giao tiếp quốc tế
TOEIC. Tuy đã có những thay đổi đáng kể trong về việc nhận thức học ngoại ngữ của
sinh viên và nhiều sinh viên cũng đạt được số điểm cao nhưng cũng đã bộ lộ nhiều hạn
chế chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện. Bài viết này trình bày một số nhược điểm của

TOEIC với sinh viên ngành Cơ khí và hướng khắc phục những nhược điểm trên.
2. Một số kho khăn của các chương trình và hướng khắc phục
a. TOEIC trở ngại cho sinh viên ngành cơ khí?
TOEIC viết tắt từ TESTING OF ENGLISH INTERNATIONAL
COMMUNICATION là bài thi quốc tế được cung cấp bởi ETS và do IIG Việt Nam cung
cấp. TOEIC được hiểu là bài test để kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ trong mơi
trường thương mại Quốc tế do đó hầu hết các từ vựng và cách hành văn trong bài thi 90%
Anh văn Thương mại, tài chính, ngân hàng … chỉ khoảng 5 % liên quan đến khoa học kỹ
thuật (ngành cơ khí nói riêng). Vì vậy khi sinh viên ngành cơ khí theo học các lớp học
Anh Văn theo định hướng TOEIC sẽ gặp khó khăn rất nhiều để hiểu được từ vựng và
đoạn văn trong văn phong thương mại.
VD: Refund tax – Hoàn thuế
Board – cái bảng, hội đồng quản trị, lên máy bay ….
To be in stock – có sẵn trong cửa hang, kho…
b. Chưa đầu tư sâu trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và đánh giá theo định
hướng TOEIC Quốc Tế.
Hiện tại Nhà Trường giao cho Khoa ngoại tổ chức các lớp học Tiếng Anh theo
định hướng TOEIC và tổ chức thi thử TOEIC theo dạng mơ phỏng. Nhà Trường đã có
nhiều cố gắng và lỗ lực trong việc hợp tác với IIG Việt Nam về việc sử dụng cuốn
Effective communication để giảng dạy, đây là một tài liệu tốt tuy nhiên cách thức tổ chức
các lớp học vẫn chưa hợp lý số lượng sinh viên trong một lớp học, phòng học và các trang
thiết bị, ít tài liệu tham khảo.
21


Bài test TOEIC mô phỏng do Khoa Ngoại Ngữ xây dựng và tổ chức vẫn chưa sát
theo hướng bài thi TOEIC quốc tế. Vẫn theo hướng chủ quan Dạy cái gì thì thi cái đó nên
khơng trang bị được cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng làm bài thi TOEIC quốc tế.
Nhà Trường có hợp tác với IIG Việt Nam tổ chức thi TOEIC Quốc Tế tại Đại học
Nha Trang 2 tháng một lần. Tuy nhiên do nhà trường tổ chức thi bài TEST này tại giảng

đường G7 không thuận lợi cho làm bài thi do tiếng ồn từ cơng trình đang thi cơng.
Chuẩn TOEIC Nhà Trường đưa ra cịn rất thấp khơng thúc đẩy được sinh viên học
Tiếng Anh. Hầu hết sinh viên chỉ tham gia các khóa ơn thi TOEIC trong thời gian ngắn
hạn để đủ điểm ra trường. Theo định nghĩa của ETS một người thi đạt TOEIC 400 – Có
khả năng hiểu được một số tình huống giao tiếp đơn giản, khả năng giao tiếp rất hạn chế.
c. Giải pháp khắc phục.
- Lựa chọn một chuẩn khác để đánh giá và định hướng sinh viên học tiếng Anh có liên
quan nhiều đến kỹ thuật. VD: Chuẩn B1, B2 ….IELTS.
- Nâng cao khả năng ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên đặc biệt là giáo viên trẻ để có thể
nồng ghép tiếng Anh vào bài giảng. Tổ chức các câu lạc bộ tiếng anh chuyên ngành.
- Nâng điểm chuẩn TOEIC đầu ra và chuyển địa điểm tổ chức thi TOEIC Quốc tế sang
G1 và trang bị thêm thiết bị hỗ trợ.
3. Kết luận
Để nâng cao chất lượng đào tạo và tạo sự uy tín đối với các ngành của khoa ngoài
việc nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành thì chúng ta cung cần trang bị thêm cho
sinh viên những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong đó Tiếng Anh là yếu tố rất quan
trọng tạo nên sự thành công của các em tại nơi làm việc. Chương trình đào tạo theo định
hướng TOEIC chỉ phù hợp với vinh viên theo học các chuyên ngành khối kinh tế - tài
chính – dịch vụ - du lịch. Bài viết này khái quát hóa một số khó khăn sinh viên khoa Cơ
khí đang gặp phải. Khắc phục được các nhược điểm đó theo các đề xuất trong bài viết này
có thể sẽ giúp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và uy tín.
Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Nha Trang, Chương trình đào tạo,
(truy cập ngày 13/01/2011)
2. (cập ngày
8/10/2011).

22



ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ CAD/CAM
Nguyễn Văn Tường
Bộ môn Chế tạo máy
1. Mở đầu
Trong nhiều năm qua, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được thực hiện rộng
khắp ở các khoa của Trường Đại học Nha Trang. Trong năm học 2011-2012, hoạt động
đổi mới giảng dạy được Nhà trường tiếp tục chú trọng theo hướng đảm bảo đào tạo tín
chỉ. Theo u cầu này, ngồi những đổi mới đã áp dụng trước đây cho các khoá thuộc hệ
đào tạo theo niên chế, giảng viên cần phải nghiên cứu các đặc điểm của đào tạo tín chỉ để
triển khai đổi mới giảng dạy cho phù hợp. Bài viết này trình bày một số hoạt động đổi
mới giảng dạy đã được áp dụng cho học phần Công nghệ CAD/CAM cho lớp 51CT trong
học kỳ 2 năm học 2011-2012.
2. Đổi mới giảng dạy học phần Công nghệ CAD/CAM
2.1 Một số đặc điểm của học phần Công nghệ CAD/CAM
Học phần Công nghệ CAD/CAM cung cấp cho sinh viên kiến thức về các cơng
nghệ hiện đại là thiết kế có sự hỗ trợ của máy (CAD) và chế tạo có sự hỗ trợ của máy tính
(CAM). Học phần này đã được đưa vào chương trình ngành Chế tạo máy của các trường
đại học trong nước có đào tạo ngành chế tạo máy từ lâu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có giáo
trình chuẩn nào cho mơn học này. Ngồi ra, cùng với sự phát triển của công nghệ thông
tin, nhiều kiến thức mới về CAD và CAM cần được cập nhật và bổ sung.
2.2 Nội dung đổi mới giảng dạy
Các nội dung đổi mới giảng dạy được áp dụng cho học phần Công nghệ
CAD/CAM cho lớp 51CT trong học kỳ 2 năm học 2011-2012 bao gồm:
- Phân tích và thảo luận theo chủ đề:
Nội dung đổi mới này được thực hiện theo nhóm, giúp sinh viên tăng cường một số
kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng soạn
thảo văn bản.
- Tăng cường thời gian tự học của sinh viên:
Nội dung này nhằm tăng cường thời gian tự học của sinh viên thông qua việc giải
quyết các bài tập ở nhà sao cho đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ là phải đảm bảo tỷ lệ thời

gian học trên lớp và thời gian tự học của sinh viên.
2.3 Triển khai nội dung "Phân tích và thảo luận theo chủ đề"
2.3.1 Cách thức triển khai
Các bước thực hiện
1. Xây dựng các chủ đề cho các nhóm nhỏ của lớp (đầu học kỳ).
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi đi kèm với vấn đề và hướng dẫn chi tiết cho sinh
viên nghiên cứu.

23


×