Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề rác thải trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.48 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP
Địa chỉ: xã Đức Hợp, huyện Kim Động, Tỉnh Hưng yên.
BÀI VIẾT DỰ THI
CUÔC THI SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ TRONG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THPT

Họ và Tên học sinh :

1. Lưu Thị Kiều. Lớp: 11A5
2. Lê Thị Quỳnh. Lớp: 11A5

1


I.
II.

TÊN TÌNH HUỐNG
“ LÀM THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÍ RÁC THẢI Ở TRƯỜNG HỌC”
MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tìm hiểu tác hại của rác thải và thực trạng việc xử lí rác thải chưa khoa

học ở trường học. Qua đó, xây dựng quy trình xử lí rác thải phù hợp với điều
kiện trường học.
III.

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG
- Tác hại của rác thải đối với môi trường và đối với con người.
- Trình bày hiện trạng xử lí rác thải ở trường học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên


- Đưa ra giải pháp xử lí rác thải trong trường học.

IV.

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Sử dụng kiến thức hóa học, sinh học nêu tác hại của rác thải và việc xử lí
rác thải chưa khoa học..
- Sử dụng kiến thức toán học tính toán lượng rác thải trường học thải ra , bài
toán kinh tế từ rác thải.
- Sử dụng kiến thức sinh học, công nghệ tìm hiểu quy trình chế tạo phân hữu
cơ từ rác thải hữu cơ và việc bón phân hữu cơ cho cây trồng.
- Xây dựng quy trình xử lí rác thải phù hợp với điều kiện trường học.

V.

THUYẾT TRÌNH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Phân nhóm thực hiện nhiệm vụ
Nhóm gồm 2 thành viên: Lưu Thị Kiều và Lê Thị Quỳnh . Mỗi thành
viên thực hiện một vài nhiệm vụ sau đó cùng trao đổi, sửa chữa và hoàn thiện.

a. Lưu Thị Kiều
Nhiệm vụ: Thu thập thông tin, hình ảnh rác thải, lượng rác thải ở một số
trường học thải ra trong một tuần và thực trạng xử lí rác thải ở trường học.
b. Lê Thị Quỳnh
Nhiệm vụ: Tìm hiểu tác hại của rác thải trường học đối với môi trường và
đời sống con người.
2


c. Lưu Thị Kiều và Lê Thị Quỳnh

Nhiệm vụ: Tìm ra biện pháp phân loại và xử lí rác thải trường học phù hợp
với điều kiện thực tế.
2. Thực trạng và tác hại của việc xử lí rác thải trường học chưa đúng
khoa học
Rác thải trường học được chia làm hai loại chính là : rác thải vô cơ
(như giấy, vỏ bút, vỏ bánh kẹo, chai nước, túi ni lông…) và rác thải hữu cơ
(như cây cỏ, lá khô, đồ ăn dư thừa…).
Hiện nay, việc xử lí rác thải trong trường học chưa được coi trọng đúng
mức. Rác thải mới chỉ được thu gom toàn bộ vào một nơi rồi đốt. Việc xử lí
rác thải trường học như hiện nay gây ra rất nhiều tác hại.

Rác thải trường học không được phân loại
Thứ nhất, rác thải là các vật dụng khó phân huỷ không dùng được nữa
mà thải bừa bãi ra xung quanh thì môi trường ngày càng chứa nhiều loại vật
gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan nhà trường.
Thứ hai, các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn
làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh
hưởng tới đời sống mọi người. Ngoài ra, chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút,
phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng
bệnh truyền nhiễm cho con người và lây lan gây tác hại lớn; nước thải từ bãi rác
độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.
3


Rác thải làm ô nhiễm nguồn nước
Thứ ba, các trường học thường thu gom tất cả rác thải vào rồi đem đi đốt.
Rác thải khi được đem đi đốt, các loại bao bì, túi bóng… khi cháy sẽ tạo ra nhiều
khí độc đặc biệt là đioxin có thể gây ngộ độc, gây ung thư, làm giảm khả năng
miễn dịch của con người……Hỗn hợp chất thải được đốt cũng gây mất mỹ quan
trường học và ô nhiễm môi trường.


3. Nghiên cứu lượng rác thải trường học thải ra trên địa bàn tỉnh
BẢNG 1: LƯỢNG RÁC THẢI CỦA CÁC TRƯỜNG TRONG MỘT TUẦN
STT
01
02
03
04
05

Tên trường
THPT ĐỨC HỢP
THPT KIM ĐỘNG
THPT KHOÁI CHÂU
THCS ĐỨC HỢP
THPT NGHĨA DÂN
TRUNG BÌNH

Rác thải hữu cơ (kg)
(lá, cây cỏ, thức ăn dư thừa..)
35
43
36
32
37
36,6

Rác thải vô cơ (kg)
( giấy, chai, nhựa, túi bóng..)
30

38
40
28
32
33,6

Qua bảng thống kê cho thấy lượng rác thải trung bình một tuần trường
học thải ra rất đáng kể và không ngừng tăng.
4. Quy trình phân loại và xử lí rác thải trường học
a. Phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ.
Để phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ phù hợp với điều kiện trường học ta
cần chia mỗi thùng rác làm hai ngăn riêng biệt, một ngăn chứa chất thải hữu cơ
4


và một ngăn chứa rác thải vô cơ. Kết hợp với việc tuyên truyền, hướng dẫn học
sinh bỏ đúng loại rác vào ngăn đựng rác hữu cơ, vô cơ .

Thùng rác được chia làm hai ngăn, hai cửa chứa hai loại rác thải
Sau khi phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ ta cần thu gom chúng thành
từng loại rồi tiến hành xử lí.
b. Xử lí rác thải vô cơ
Đối với những loại rác không độc hại thì mọi người có thể sử dụng
nhiều cách để làm cho rác mang lại lợi ích qua những việc làm như:
- Tận dụng rác :
Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục đích khác thì
hướng dẫn học sinh nên tận dụng chúng để tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên
thiên nhiên, thời gian và công sức sản xuất ra chúng như : Chai, lon nước, bút ,
giấy dùng làm đồ trang trí..Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói. Chai
lọ, bình, dùng đựng món đồ khác hay tạo thành vật trang trí .


5


Tận dụng rác làm một số vật dụng trang trí
- Tái chế rác:
Những thứ phế thải không dùng được cho việc gì nữa nhưng còn có thể sử
dụng để sản xuất ra sản phẩm khác thì cần phải được thu gom bán phế liệu để tái
chế như : Kim loại được huyện lại và chế tạo tạo ra đồ dùng vật liệu . Các đồ
dùng vật liệu nhựa, bao nylon được tập hợp tái chế lại thành đồ dùng bao bì,
bục kê…Giấy vụn được tái chế thành bao bì, thùng các tông…
c. Xử lí rác thải hữu cơ.
Các quá trình xử lý sinh học rác hữu cơ do con người thực hiện chính là
sự bắt chước những gì diễn ra trong tự nhiên. Nói cách khác, xử lý sinh học
rác thải hữu cơ dựa vào hoạt động phân huỷ của vi sinh vật nhằm phân huy
chất hữu cơ của rác. Tuy nhiên, để cho quá trình phân hủy ấy đạt hiệu quả
cao và triệt để (tới các sản phẩm cuối cùng), cần phải tạo các điều kiện tối ưu
cho những vi sinh vật tham gia phân huỷ. Muốn được như vậy, có rất nhiều
6


vấn đề kỹ thuật cần được giải quyết. Sau đây là biện pháp xử lí rác thải hữu
cơ phù hợp với điều kiện trường học .
Ủ đống (composting) : Đây là hình thức xử lý được coi là đơn giản nhất
và với quy mô nhỏ nhất. Rác được ủ thành đống hoặc luống, nổi trên mặt đất
hoặc chìm dưới hố, hoặc nửa nôỉ nửa chìm. Đống ủ có thể được trát kín bằng
bùn. Trong trường hợp này, suốt quá trình ủ, oxy sẽ được tiêu thụ dần đến hết,
và điều kiện chuyển từ hiếu khí sang kị khí; nhiệt độ có thể tăng lên đến 6070oC. Nếu đống ủ không được trát kín, nó cũng có thể được đảo xới định kỳ để
được cung cấp oxy vào bên trong.
Thời gian ủ dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào quy mô đống ủ, tuỳ nguyên

liệu ủ và điều kiện hiếu khí hay kị khí. Có thể kết hợp một giai đoạn hiếu khí
với một giai đoạn kị khí. Đối với rác thải hữu có trường học thì thời gian ủ
vào khoảng 4 tuần đến 6 tuần.
Sản phẩm của sự ủ đống được gọi là phân ủ (compost), cũng giống như
của quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong tự nhiên, là hỗn hợp của các chất
hữu cơ đơn giản (các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ các chất
hữu cơ phức tạp) và các chất vô cơ. Hỗn hợp này tương đương với mùn trong
tự nhiên, vì thế có thể được dùng làm phân bón hữu cơ, dùng cho cây cối
trong trường học. Khi bón vào đất, chúng được các nhóm vi sinh vật đất phân
huỷ tiếp tới các chất vô cơ mà cây hấp thụ được. Trong quá trình ủ đống nói
trên, nếu đảm bão giữ được nhiệt sinh ra (tới 60-70 oC) thì hầu hết vi sinh vật
gây bệnh (vốn không sinh bào tử), và cả trứng giun, sán bị giết chết, nên phân
ủ nói chung không đáng lo ngại về mặt vệ sinh.
Trong một số trường hợp, để tăng cường quá trình phân huỷ trong đống
ủ, người ta bổ sung các chế phẩm vi sinh vật gồm các tế bào sống đã được lựa
chọn. Đó có thể là chế phẩm đơn chủng, hoặc đa chủng có những hoạt tính
mong muốn, ví dụ phân huỷ một loại chất nhất định, ở điều kiện hiếu khí, hay
7


kị khí, hoặc vi hiếu khí. Một số chủng đã được dùng làm chế phẩm là thuộc
các chi Cellulomonas, Trichoderma, Aspergillus, và Penicillium.
Sau khi phân hữu cơ phân hủy thành phân vô cơ ta tiến hành bón lót cho
cây trồng xung quanh trường học, giúp cho cây tươi tốt hơn, môi trường học
tập trong sạch hơn.
5. Bài toán kinh tế từ rác thải trong nhà trường.
Dựa vào số liệu bảng 1,trung bình mỗi nhà trường trong một tháng thu
gom được khoảng :
rác hữu cơ chuyển thành phân hữu cơ.
rác vô cơ.

Trung bình giá thấp nhất 12000đ/kg phân hữu cơ và 5000đ/kg phế thải là rác
vô cơ. Một năm, nhà trường thu được khoảng:
nghìn đồng. Từ rác thải hữu cơ.
nghìn đồng. Từ rác thải vô cơ.
Tổng thu nhập từ rác khoảng : 22.104.000 nghìn đồng.

VI.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Xử lí rác thải hiện nay là một vấn đề hết sức cấp bách không chỉ trong

phạm vi trường học mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Việc xử lí tốt rác thải
trường học mang lại lợi ích hết sức to lớn nếu được sử dụng rộng rãi :
Mô hình xử lí rác thải như trên làm cho cảnh quan trường học trở nên sạch sẽ
hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường, xóa bỏ nơi cư trú của các vi sinh vật gây
bệnh, truyền bệnh cho con người. Nói cách khác quy trình xử lí rác thải trường
học như trên đã giải quyết được những tác hại mà rác thải đem lại.
8


Qua hoạt động xử lí rác thải trường học, học sinh có ý thức hơn trong việc
bảo vệ môi trường và có kinh nghiệm trong việc xử lí rác thải.
Việc tận dụng rác thải còn đem lại một phần kinh tế không nhỏ cho nhà
trường. Phân hữu cơ có sẵn nhà trường không phải đi mua, cây cối nhà trường
ngày càng xanh tươi hơn giúp cảnh quan trường học ngày càng đẹp hơn.

VII. NHẬN XÉT CỦA BGH.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

9


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Đức Hợp, Ngày……..Tháng…….Năm 2015
BAN GIÁM HIỆU

10



×