Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT số vấn đề của CHÂU lục và KHU vực DIA LI 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.18 KB, 9 trang )

CHUYÊN ĐỀ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
(Thời lượng: 3 tiết)
1.NỘI DUNG:
- Một số vấn đề của Châu Phi
- Một số vấn đề của Mĩ La Tinh
- Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
2. MỤC TIÊU:
2.1 Kiến thức :
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở châu Phi, Mĩ La-tinh ; khu vực
Trung Á và Tây Nam Á.
- Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia ở châu Phi, Mĩ La-tinh ; khu vực Trung Á và Tây Nam Á.
- Ghi nhớ một số địa danh
2.2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các khu vực Trung Á và Tây
Nam Á.
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của châu Phi, Mĩ La-tinh ; khu
vực Trung Á, Tây Nam Á.
2.3. Thái độ
- Chia sẻ với những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua
- Tán thành với những biện pháp mà các quốc gia Mĩ La Tinh đang cố gắng thực hiện để
vượt qua khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội.
- Nhận thức đúng đắn các vấn đề của khu vực Trung Á và Tây Nam Á.
2.4. Năng lực cần được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tính toán, năng lực sử dụng số
liệu thống kê, năng lực sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, ….
3. MÔ TẢ 4 MỨC ĐỘ YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ:


3.1. Mô tả 4 mức độ yêu cầu
Chuyên đề
MỘT SỐ VẤN
ĐỀ CỦA
CHÂU LỤC
VÀ KHU VỰC

Nhận biết
- Biết được tiềm
năng phát triển
kinh tế của các
nước ở châu
Phi, Mĩ La-

Thông hiểu
- Trình bày
được một số
vấn đề cần giải
quyết để phát
triển kinh tế -

Vận dụng thấp
- Phân tích số
liệu, tư liệu về
một số vấn đề
kinh tế - xã hội
của châu Phi,

Vận dụng cao
- Đề ra một số

giải pháp để giải
quyết các vấn đề
tự nhiên, KTXH của Châu


tinh ; khu vực
Trung Á và Tây
Nam Á.
- Ghi nhớ một
số địa danh

xã hội của các
Mĩ La-tinh ; khu
quốc gia ở châu vực Trung Á,
Phi, Mĩ LaTây Nam Á.
tinh ; khu vực
Trung Á và Tây
Nam Á.
- Sử dụng bản
đồ thế giới để
phân tích ý
nghĩa vị trí địa lí
của các khu vực
Trung Á và Tây
Nam Á.

Phi.
- Liên hệ về mối
quan hệ giữa
Việt Nam và

Châu Phi
- Đề xuất một số
giải pháp để giải
quyết các vấn đề
xung đột sắc
tộc, tôn giáo,
nạn khủng bố ở
khu vực TN Á
và Trung Á.

3.2. Câu hỏi / bài tập
a/ Nhận biết
-Dựa vào hình 5.1 SGK, trình bày những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Châu
Phi.
-Dựa vào hình 5.3 SGK, trình bày cảnh quan và các loại TNTN để phát triển kinh tế ở Mĩ
La Tinh.
-Dựa vào hình 5.5 SGK, kể tên các quốc gia thuộc khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
b/ Thông hiểu
-Giải thích nguyên nhân vì sao các nước Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển?
-Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ
người nghèo ở khu vực này vẫn cao?
-Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế của các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn
định?
-Tại sao các nước ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á luôn xảy ra các vấn đề xung đột sắc
tộc và tôn giáo?
-Dựa vào bản đồ thế giới, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các khu vực Trung Á và
Tây Nam Á.
c/ Vận dụng thấp
- Dựa vào bảng số liệu: TỈ LỆ DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC THẾ GIỚI QUA MỘT SỐ
NĂM (SGK trang 23), nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân số Châu Phi so với các châu lục

khác và giải thích nguyên nhân
- Dựa vào bảng 5.4 SGK, tính tỉ lệ nợ nước ngoài của các nước Mĩ La tinh và nêu nhận xét.
- Dựa vào hình 5.8 SGK, so sánh sản lượng khai thác dầu thô của các khu vực trên thế giới.
Rút ra nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á cho thế giới.
d/ Vận dụng cao
- Các nước Châu Phi cần có những pháp gì để khắc phục khó khăn trong tự nhiên, dân cư,
xã hội để phát triển kinh tế?


- Dựa vào hiểu biết của bản thân, trình bày mối quan hệ giữa Việt Nam và Châu Phi trong
giai đoạn hiện nay.
- Em hãy đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nạn xung đột sắc tộc – tôn giáo, khủng bố
ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
4.THIẾT KẾ TIỀN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI (1 tiết)



Phương pháp dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan, thảo luận, nêu
vấn đề
Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, cá nhân, nhóm

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1:Tìm hiểu một số vấn đề về
tự nhiên của Châu Phi.
PP: Đàm thoại, trực quan,
TC: Cả lớp
Bước 1:
1/Hs nêu những hiểu biết cá nhân về châu
Phi.

2/Liên hệ các di sản thế giới
Bước 2.GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.1,
5.2 SGK, và vốn hiểu biết trả lời các câu
hỏi:
1/ Nêu đặc điểm cảnh quan và khí hậu của
châu Phi, loại cảnh quan nào chiếm ưu
thế.
2/Nguyên nhân hình thành các hoang
mạc? Nêu giải pháp phát triển NN
3/ Cho biết các loại TNTN quan trọng ở
Châu Phi và hiện trạng khai thác.
4/Biện pháp khắc phục tình trạng khai
thác quá mức các nguồn tài nguyên trên ?
Bước 3: GV liên hệ vấn đề BĐKH.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về
dân cư và xã hội Châu Phi.
PP: thảo luận
TC: Nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu
cầu các nhóm dựa vào bảng 5.1, kênh chữ
và thông tin bổ sung sau bài học trong

Nội dung chính
1. Một số vấn đề về tự nhiên
- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng nhưng
chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và
xa van.
- Khí hậu khô nóng khắc nghiệt.
- Giàu rừng và khoáng sản (dầu mỏ, khí tự
nhiên, sắt, đồng, vàng, kim cương…) Tuy

nhiên do khai thác quá mức nên nguồn tài
nguyên bị can kiệt và môi trường bị tàn
phá.
- Biện pháp: Khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên hợp lí; Tăng cường thủy lợi
hóa.

2. Một số vấn đề về dân cư và xã hội
- Số dân 906 triệu người/2005
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất
thế giới 2,3% nên dân số tăng nhanh.
- Tuổi thọ trung bình thấp,chỉ số HDI thấp.
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc


SGK hãy:
hậu.
- Nhóm 1+2: So sánh và nhận xét đặc
- Xung đột sắc tộc,đói nghèo, bệnh tật vẫn
điểm dân cư của các nước châu Phi với
đang hoành hành.
thế giới, hãy phân tích những ảnh hưởng
của nó đối với sự phát triển kinh tế.
- Nhóm 3+4: Nêu các đặc điểm xã hội
của các nước châu Phi , đánh giá những
ảnh hưởng của nó đến phát triển KT - XH.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, GV
chuẩn kiến thức và phát vấn giải pháp để
giải quyết các vấn đề dân cư và xã hội C.
Phi. Liên hệ BĐKH

3. Một số vấn đề kinh tế:
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn đề về a/ Đặc điểm:
kinh tế Châu Phi.
- Chiếm 1,9 % GDP toàn cầu.
PP: Đàm thoại, nêu vấn đề
- GDP/ người thấp.
TC: Cá nhân
- Kinh tế tăng chậm
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 5.2 - Cơ sở hạ tầng yếu kém.
và kênh chữ SGK hãy:
b/ Nguyên nhân:
- Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế - Ảnh hưởng của ĐKTN
của châu Phi ?
- Dân số tăng quá nhanh
- So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 - Bị thực dân thống trị trong 1 thời gian
số nước châu Phi so với thế giới.
dài.
- Tại sao các nước Châu Phi rất giàu về
- Xung đột luôn diễn ra.
giàu về TN khoáng sản nhưng phần lớn
- Khả năng quản lí yếu kém của nhà nước.
các nước Châu Phi vẫn là những nước
Hiện nay nền kinh tế Châu Phi đang
nghèo?.
phát triển theo chiều hướng tích cực,tốc độ
- Châu Phi có những giải pháp nào để
tăng trưởng GDP tương đối cao nhưng
tháo gở những khó khăn trên ?
phần lớn các nước Châu Phi vẫn là những
Bước 2: GV gọi một số HS lên trình bày, nước nghèo.

các HS khác góp ý bổ sung, GV chuẩn
kiến thức.
Nội dung 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH (1 tiết)



Phương pháp dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan, thảo luận, nêu
vấn đề
Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, cá nhân, nhóm

Hoạt động của giáo viên và học
sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu các vần đề
về tự nhiên và xã hội Mĩ Latinh
PP: trực quan, đàm thoại

Nội dung chính
1.Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội
a.Tự nhiên:
- Cảnh quan đa dạng nhưng chủ yếu là rừng xích


TC: Cá nhân / cặp
Bước 1:
1/GV giới thiệu các bộ phận cấu
thành của Mĩ Latinh
2/Hs giới thiệu những hiểu biết cá
nhân về kv.
3/Liên hệ các di sản thế giới
Bước 2.GV yêu cầu HS dựa vào

hình 5.3 SGK, lược đồ tự nhiên của
Mĩ La Tinh trả lời các câu:
1/ Nêu vị trí địa lí của Mĩ La Tinh?
2/ Tại sao người ta gọi là Mĩ La
Tinh?
3/ Đặc điểm khí hậu, cảnh quan, tài
nguyên Mĩ La Tinh như thế nào?
Giá trị kinh tế, so sánh với Châu
Phi.
Bước 3: HS dựa vào bảng 5.3 hãy:
- Phân tích và nhận xét tỉ trọng thu
nhập của các nhóm dân cư trong
GDP của của 4 nước? Từ đó rút ra
kết luận.
- Tại sao Mĩ LaTinh TNTN phong
phú đa dạng nhưng mức sống người
dân thấp, đói nghèo vãn còn tồn
tại.?
Bước 4: HS trình bày, GV chuẩn
kiến thức.
GV bổ sung thêm về trình trạng đô
thị hoá tự phát và hậu quả của nó.
Liên hệ BĐKH
Hoạt đông 2: Tìm hiểu đặc điểm
kinh tế Mĩ Latinh
PP: Trực quan
TC: Cả lớp/ nhóm
Bước 1: HS dựa vào hình 6.4 SGK,
nhận xét biểu đồ và rút ra kết luận
cần thiết?

Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm,
yêu cầu tính tỉ lệ nợ nước ngoài của

đạo và rừng nhiệt đới ẩm.
- Đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển rừng, chăn
nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây ăn
quả nhiệt đới
- Khoáng sản đa dạng: kim loại màu, kim loại
quý và năng lượng.
-Việc khai thác TNTN chưa mang lại lợi ích cho
đại bộ phận dân cư ở Mĩ Latinh:

b.Dân cư và xã hội:
- Nghèo đói vẫn còn tồn tại, tỉ lệ dân số sống
dưới mức nghèo khổ lớn 37%- 62%.
- Chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
Do: Cải cách ruộng đất không triệt để.
- 75% ds sống ở thành thị nhưng không xuất phát
từ yêu cầu CNH.

2.Một số vấn đề về kinh tế
2.Đặc điểm:
- Tốc độ tăng trưởng GDP không đều.
- Nợ nhiều.
- Phụ thuộc vào nước ngoài.
- Đầu tư nước ngoài giảm mạnh.


các nước:
- Nhóm 1: Achentina và Braxin.

- Nhóm 2: Chilê và Êcuađo.
- Nhóm 3: Hamaica và Mêhicô.
- Nhóm 4: Panama và Paragoay.
Từ kết quả tính toán, rút ra nhận
xét.
Bước 3: HS trả lời, GV chuẩn kiến
thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ng.nhân ,
biện pháp và kết quả đạt được của
kinh tế Mĩ Latinh
PP: đàm thoại
TC: Cả lớp
Bước 1: GV nêu câu hỏi:
1/ Tại sao các nước Mĩ La Tinh có
nền kinh tế thiếu ổn định và phải
vay nợ.
2/ Giải pháp để thoát khỏi tình
trạng trên?
3/ Kết quả đạt được của kinh tế Mĩ
Latinh
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn
kiến thức.
GV liên hệ với Việt Nam và Châu
Phi

b.Nguyên nhân:
- Duy trì chế độ phong kiến trong thời gian dài.
- Các thế lực thiên chúa giáo cản trở sự phát triển
XH.
- Đường lối phát triển kinh tế- xã hội không phù

hợp.
- Tình hình chính trị thiếu ổn định.
c.Biện pháp:
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Tiến hành công nghiệp hoá.
- Phát triển giáo dục.
- Quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế.
-Tăng cường và mở rộng buôn bán với thế giới.
d.Kết quả:
-Tình hình kinh tế từng bước được cải thiện :
- Xuất khẩu tăng nhanh
- Nhiều nước đã khống chế được lạm phát.

Nội dung 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á (1 tiết)


Phương pháp dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan, thảo luận, nêu
vấn đề
Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, cá nhân, nhóm

Hoạt động của giáo viên và hoc sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á I. Đặc điểm của khu vực Tây
và khu vực Trung Á
Nam Á và khu vực Trung Á
PP: Thảo luận
( Phụ lục )
TC: Cá nhân/ nhóm
Bước 1:
1/GV giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây



Nam Á và khu vực Trung Á.
2/HS nêu một số hiểu biết cá nhân về kv TNA,
TA.
3/Liên hệ các di sản thế giới
Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm
vụ:
- Nhóm 1+2: Quan sát H.5.5 và bản đồ tự nhiên
châu Á, hãy điền các thông tin về Tây Nam Á vào
phiếu học tập.
- Nhóm 3+4: Quan sát H.5.7, kết hợp kênh chữ và
bản đồ tự nhiên châu Á, hãy điền các thông tin về
Trung Á vào phiếu học tập.
* Phiếu học tập:
Đặc điểm nổi
Khu vực Tây
Khu vực
bật
Nam Á
Trung Á
Số quốc gia
Diện tích
Dân số
Vị trí địa lí
Ý nghĩa vị trí
đ.lí
Đặc trưng về
TN
TNKS

Đặc điểm xã
hội
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, GV đưa
thông tin phản hồi, nhận xét và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Vai trò cung cấp dầu mỏ
PP: Đàm thoại, Trực quan
TC: Cặp
Bước 1: yêu cầu các nhóm phân tích H.5.8 tìm
hiểu vai trò của khu vực Tây Nam Á và khu vực
Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới.
1/Tính lượng dầu mỏ của các khu vực có thể xuất
khẩu, rút ra nhận xét.
2/So sánh lượng dầu mỏ có khả năng xuất khẩu
của khu vực với các khu vực còn lại . Từ đó rút ra
kết luận.

II. Một số vấn đề của khu vực:
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ.
-Khu vực Tây Nam Á và Trung Á
có khả năng cung cấp dầu mỏ lớn
trên thế giới, chỉ riêng Tây Nam
Á đã chiếm 50% trữ lượng dầu
mỏ của thế giới.
-Những quốc gia có sản lượng
khai thác dầu lớn là Ả rập Xêut,
Iran, Iraq,các tiểu vương quốc A
rập thống nhất.


3/Tìm hiểu mối quan hệ giữa nguồn dầu mỏ của

khu vực với các sự kiện chính trị lớn của thế giới
trong hai thập niên vừa qua?
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm
còn lại bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo
và nạn khủng bố
PP:Nêu vấn đề
TC: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK, bản đồ thế giới
và kiến thức đã học, hãy cho biết:
-Tại sao có sự xung đột sắc tộc ở khu vực Tây
Nam Á và Trung Á? Vấn đề đó cần giải quyết như
thế nào?
Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

2. Xung đột sắc tộc, xung đột
tôn giáo và nạn khủng bố.
- Luôn xẩy ra các cuộc chiến
tranh, xung đột, nạn khủng bố.
- Nguyên nhân:
+ Tranh chấp quyền lợi : đất đai,
nguồn nước, dầu mỏ.
+ Sự khác biệt về dân tộc,tôn
giáo.
+ Các thế lực bên ngoài can thiệp
nhằm vụ lợi
- Hậu quả:
+ Gây mất ổn định ở mỗi quốc
gia, trong khu vực và làm ảnh
hưởng tới các khu vực khác

+ Kinh tế bị huỷ hoại và chậm
phát triển.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn.
+ Môi trường bị suy thoái.
+ Ảnh hưởng tới giá dầu thế giới.

5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH:
5.1/ Tổng kết:
Câu 1:Các nước Châu Phi có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn trong quá
trình khai thác và bảo vệ tự nhiên?
Câu 2:Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Châu Phi kém phát triển? Nêu những giải
pháp để tháo gở những khó khăn trên.
Câu 3:Tại sao các nước Mĩ La Tinh có nền kinh tế không ổn định và phải vay nợ nước
ngoài nhiều?Châu Phi cần có những giải pháp nào để thoát khỏi tình trạng trên?
Câu 4:Việc khai thác dầu mỏ quá mức ở Tây Nam Á và Trung Á gây ảnh hưởng như thế
nào đến môi trường tự nhiên.
5.2: Hướng dẫn học tập:
Câu 1:Dựa vào bảng 5.2 SGK, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng chủa một số
quốc gia Châu Phi ( Angieri, Gana, Công gô ) so với thế giới, giai đoạn 1985-2004. Nhận
xét.
Câu 2:Tìm một số tư liệu, tranh ảnh về Mĩ La Tinh
Câu 3:Quan hệ giữa Ixraen và palextin có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế
xã hội của hai quốc gia này?


Trà Cú, ngày……tháng……năm 2015
Duyệt của Tổ trưởng

Nguyễn Thị Ngọc Thưởng




×