Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn Các biện pháp tăng cường phối hợp giữa GVCN và BCS lớp trong công tác quản lí lớp học bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.15 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Chu Văn An
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP
GIỮA GVCN VÀ BAN CÁN SỰ LỚP
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ LỚP HỌC BẬC THPT

Người thực hiện: Lê Thị Cẩm
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: .............................

(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2014 - 2015



1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Cẩm
2. Ngày tháng năm sinh: 17/11/1987
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 145/17/1/1 Kp.9, Tân Phong, BH - ĐN
5. Điện thoại: 3821942 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 01217788869
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao : Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn khối 10 (10a1, 10a2),
Chủ nhiệm lớp 10a1, Thư kí Hội đồng.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân sư phạm
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ Văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Ngữ Văn
Số năm có kinh nghiệm: 4
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1

2



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Giáo viên chủ nhiệm: GVCN
2. Trung học phổ thông: THPT
3. Ban cán sự: BCS
4. Điện thoại di động: ĐTDĐ
5. Kiểm tra tập trung: KTTT
6. Hạnh kiểm: HK
7. Giáo viên: GV
8. Công nhân viên: CNV
9. Trung bình: TB
10. Học sinh: HS
11. Học sinh giỏi: HSG
12. Xếp loại: XL

3


CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP
GIỮA GVCN VÀ BAN CÁN SỰ LỚP
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ LỚP HỌC BẬC THPT

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT nói riêng và ở tất cả các
đơn vị trường học nói chung là rất quan trọng. Một phần trách nhiệm nặng nề ấy
được giao phó cho người GVCN của từng lớp học. Nếu công tác trên được thực
hiện có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy học sinh không ngừng học tập và rèn luyện,
trang bị đủ đức và tài để bước vào một tương lai mới, trở thành những nhân tố tích
cực cho xã hội sau này. Vì thế, việc quản lí chặt chẽ và giáo dục học sinh kịp thời

là hết sức cần thiết. Người đi đầu trước hết trong công tác quản lí và giáo dục học
sinh tại trường chính là GVCN. Tuy nhiên, quản lí lớp học và học sinh của mình
như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, tốt nhất lại không phải là vấn đề đơn
giản.
Bản thân người viết từ khi bước vào nghề hầu như năm nào cũng được nhà
trường phân công đảm trách công việc chủ nhiệm bên cạnh việc giảng dạy vì thế
thường xuyên vấp phải những khó khăn vướng mắc cần tìm hướng giải quyết khắc
phục trong công tác trên. Một trong số đó chính là sự phối hợp công việc giữa
GVCN và ban cán sự lớp nhằm thúc đẩy phong trào thi đua học tập và rèn luyện
giữa các tổ, các thành viên trong lớp. Làm sao để các em học sinh tự giác và tự
nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trường học? Làm sao để học sinh
trong lớp vừa đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau mà vẫn biết cùng nhau thi đua
phấn đấu để ngày càng tiến bộ? Và làm sao để xây dựng được một đội ngũ cán bộ
lớp có sự hỗ trợ đắc lực kịp thời cho GVCN? Đây chính là những trăn trở của một
người GVCN và cũng là lí do chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm “Các biện
pháp tăng cường phối hợp giữa GVCN và BCS lớp trong công tác quản lí lớp
học bậc THPT”
4


II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
Đối với người giáo viên nói chung và giáo viên THPT nói riêng, ngoài năng
lực dạy học chuyên môn, trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên còn đòi hỏi nhiều
nhóm năng lực khác như năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng
lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp,…Một trong số đó
không thể không kể đến đó chính là nhóm năng lực giáo dục. Hình thành và phát
triển nhân cách là một mục đích quan trọng của hoạt động sư phạm mà giáo viên là
người được giao nhiệm vụ ấy ngoài việc mang tới tri thức cho học sinh, đặc biệt là
những giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Vì thế, giáo viên phải tổ chức được các

hoạt động sư phạm cho cá nhân và tập thể học sinh. Người thầy vừa là nhân tố gắn
kết các học sinh thành một tập thể vừa là người huy động và phối hợp các lực
lượng để giáo dục học sinh. Cho nên, năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm giáo
dục là tất yếu cần có đối với mỗi giáo viên. Năng lực này thể hiện ở chỗ tổ chức và
cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công tác dạy học và giáo dục
ở trên lớp cũng như ngoài trường, bao gồm cả các hoạt động ngoại khóa. Năng lực
này còn thể hiện ở chỗ biết đoàn kết học sinh thành một tập thể thống nhất, lành
mạnh, có kỉ luật, có nề nếp, đảm bảo cho mọi hoạt động của tập thể lớp diễn ra một
cách thuận lợi, biến tập thể học sinh thành một “thầy giáo thường trực” mà trong
đó cốt cán phải là dàn cán sự lớp.
Bên cạnh đó, học sinh ở cấp THPT có thể nói là đã có sự phát triển khác biệt
hơn hẳn so với các cấp học trước đó. Các em bắt đầu có sự tự ý thức cao hơn, tinh
thần trách nhiệm hơn, hình thành những quan điểm nhận thức riêng, có nhu cầu tự
khẳng định bản thân trong một tập thể, có khả năng hợp tác và hoàn thành các
nhiệm vụ được giao. Đối với những học sinh tích cực, năng động, các em còn
mong muốn được hoạt động đóng góp công sức vào việc chung của lớp của
trường, được thầy cô giao cho những nhiệm vụ vừa sức và phù hợp với cá tính hay
nguyện vọng của bản thân. Vì thế giáo viên có thể mạnh dạn phân công công việc
cho học sinh của mình. GVCN hoàn toàn có thể chọn ra cho lớp một đội ngũ cán
sự để điều hành quản lí quá trình rèn luyện của lớp dưới sự hướng dẫn của giáo
5


viên. Đây sẽ là những em học sinh hỗ trợ đắc lực cho GVCN, vừa chia sẻ một phần
công việc với giáo viên vừa có cơ hội phát huy những năng lực của bản thân. Thêm
vào đó, một điều không thể phủ nhận: so với GVCN, chính cán sự lớp là những
người tiếp xúc thường xuyên hàng ngày hàng giờ với các học sinh trong lớp cho
nên nắm rõ mọi diễn biến trong tình hình lớp. Các học sinh ấy chính là “đôi mắt
quan sát” tinh nhạy nhất đối với lớp từ đó báo cáo với GVCN những điều cần thiết,
thảo luận và cùng tìm ra những biện pháp hợp lí để khắc phục hạn chế, phát huy

thế mạnh của lớp. GVCN vì thế mà có điều kiện “quan sát” lớp từ xa, có thời gian
lên kế hoạch cho nhiều hoạt động bổ ích khác cho tập thể lớp.
2. Cơ sở thực tiễn
Về phía GVCN: Công tác chủ nhiệm là một công tác đòi hỏi tinh thần và
trách nhiệm cao ở người đảm nhận. Muốn hoàn thành tốt công tác này, người
GVCN phải hiểu rõ tâm lí học sinh, phải nắm được đặc điểm riêng lớp mình chủ
nhiệm, phải có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với đội ngũ quản sinh
và giáo viên bộ môn đồng thời phải có kế hoạch quản lí học sinh một cách khoa
học. Có GVCN quá hời hợt, thiếu tâm huyết với công việc được giao nên kết quả
rèn luyện thi đua của lớp chưa khả quan. Ngược lại có GVCN rất nhiệt tình với lớp
nhưng lại ôm đồm công việc giải quyết hết mọi thứ dẫn tới tiến độ và hiệu quả
công việc cũng không như mong đợi. Vậy giáo viên chủ nhiệm cần chủ động giao
việc và kết hợp tương tác với ban cán sự lớp để chia sẻ công việc và cũng là để gần
gũi, tìm hiểu học sinh, phát hiện và phát huy năng lực quản lí ở những học sinh
tích cực.
Về phía học sinh: Học sinh trong lớp cần nắm được kế hoạch quản lí lớp
của GVCN và ban cán sự lớp để có sự phối hợp, tuân thủ một cách chặt chẽ những
nội dung được phổ biến. Học sinh ngày nay thường bị chi phối bởi rất nhiều các
yếu tố ngoài học tập, ngoài tập thể lớp và vì thế thiếu sự gắn bó với chính tập thể
mình đang sống và học tập. Việc động viên khuyến khích các em góp phần tham
gia học tập rèn luyện theo phong trào của lớp là một cách để nâng cao tinh thần
đoàn kết, ý thức tự phấn đấu của các em. Và đó là một yếu tố GVCN cần quan
tâm khi làm công tác chủ nhiệm lớp.
6


Về thực trạng nề nếp của học sinh tại đơn vị:
- Thuận lợi: Nhìn chung học sinh tại đơn vị trường luôn có ý thức phấn đấu
và nỗ lực trong quá trình học tập và rèn luyện nề nếp; có tinh thần đoàn kết, tương
thân tương ái, giúp đỡ nhau trong tập thể; một số học sinh tích cực, năng động,

đóng góp không nhỏ vào công tác của lớp, của trường;…
- Khó khăn: Một số học sinh tinh thần ý thức tự giác trong rèn luyện chưa
cao; chưa chủ động và tích cực tham gia các hoạt động tập thể; thiếu trách nhiệm
với bản thân và tập thể hoặc vi phạm với mức độ thường xuyên nội quy lớp,
trường;…
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Để tăng cường quá trình trao đổi, hợp tác phối hợp giữa GVCN và ban cán
sự lớp, GVCN cần chủ động tạo ra nhiều kênh thông tin khác nhau. Vì thế ngoài
việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, GVCN có thể thiết kế những mẫu phiếu để giúp các
tổ trưởng, lớp trưởng hay bí thư đoàn theo sát và nắm rõ tình hình rèn luyện của
các thành viên trong lớp. Sau đây, người viết xin được triển khai một số mẫu phiếu
như sau:
1. Phiếu theo dõi dành cho các tổ trưởng
GVCN thiết kế phiếu theo dõi quá trình học tập và rèn luyện cho các học
sinh. Phiếu này do tổ trưởng mỗi tổ quản lí, thống kê và xếp loại dựa trên sự xác
nhận của từng thành viên. Các tổ trưởng sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua
các tài liệu liên quan như: sổ đầu bài, sổ kỉ luật của lớp, sổ theo dõi của lớp trưởng,
sổ trực của quản sinh (người thống kê là lớp trưởng), sổ theo dõi của chính các tổ
trưởng.
Vào cuối mỗi tuần trong tiết sinh hoạt, tổ trưởng sẽ báo cáo tình hình của tổ
và kết quả rèn luyện của từng thành viên để GVCN nắm và xác nhận làm căn cứ
báo về cho gia đình học sinh qua hệ thống sổ liên lạc điện tử mà hầu hết các đơn vị
trường học hiện nay đều sử dụng. Và đây cũng chính là một trong những căn cứ để
GVCN tiến hành tổng hợp, xếp loại hạnh kiểm học sinh theo từng tháng, nắm được
7


quá trình học tập rèn luyện của từng học sinh, kịp thời nhắc nhở những học sinh
kém ngoan, còn vi phạm và khen ngợi những học sinh tiến bộ và có những thành
tích nổi bật trong học tập cũng như các phong trào ở trường lớp phát động.

Nếu tình hình trong tổ ổn định, các tổ viên không vi phạm những lỗi nghiêm
trọng thì việc báo cáo có thể để đến tiết sinh hoạt cuối tuần nhưng nếu có những
trường hợp đặc biệt xảy ra trong tổ, tổ trưởng phải có trách nhiệm trực tiếp báo cáo
với GVCN hoặc thông qua lớp trưởng để GVCN có hướng xử lí kịp thời, tránh
những hậu quả xấu không mong muốn.
Mẫu phiếu cụ thể như sau:
PHIẾU THEO DÕI CỦA TỔ TRƯỞNG
Lớp:
Tổ:
Tháng/tuần:
Tổ trưởng:
stt

Họ và tên
(1)

1
2
3
4
5
6
7


Lỗi vi
phạm
(2)

Điểm

trừ
(3)

Thành
tích
(4)

Điểm Điểm Kí
cộng
đạt
xác
(5)
được nhận
(6)
(7)

Tổng
điểm


Tổ trưởng nhận xét:
+Ưu điểm
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………….
+ Khuyết điểm:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….
+ Sự việc bất thường:
8



………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….
Tổ trưởng xác nhận

GVCN xác nhận

Nhận xét của GVCN (nếu có)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Một số điểm lưu ý khi triển khai mẫu phiếu này cho các tổ trưởng và học
sinh trong lớp:
Ở cột số (1): học sinh đứng đầu danh sách với số thứ tự là 1 chính là tổ
trưởng, điều đó có nghĩa là tổ trưởng ngoài việc theo dõi các thành viên thì cũng tự
quản lí quá trình học tập rèn luyện của bản thân. Đương nhiên các tổ trưởng cũng
được GVCN quản lí thông qua sự theo dõi của lớp trưởng hoặc bí thư Đoàn.
Ở cột số (2): Đối với mỗi học sinh, tổ trưởng cần ghi rõ ngày tháng năm vi
phạm, vi phạm trong giờ học môn nào, lỗi vi phạm cụ thể là gì. Nếu học sinh
không vi phạm chỉ cần đánh dấu chéo.
Chẳng hạn: 20/9/2014 – môn Văn – không soạn bài
Ở cột số (3): Căn cứ vào các lỗi vi phạm để trừ điểm tương ứng. Chẳng hạn
thang điểm hạnh kiểm của học sinh trong một tháng được quy định là 10 điểm, tùy
theo nội quy và quy định trừ điểm của từng đơn vị trường học để có cách trừ hợp

lí: ví dụ không học bài một lần -1; đi học trễ một lần -1; nghỉ học không phép một
lần -2; ...Điểm trừ theo đúng quy định và cũng cần có sự linh hoạt trong từng
trường hợp cụ thể nhất là những trường hợp đặc biệt thì GVCN cần xem xét kĩ
lưỡng để hướng dẫn học sinh hoặc yêu cầu các tổ trưởng chỉ ghi lỗi vi phạm còn
trừ điểm như thế nào GVCN sẽ cân nhắc. Sau đây là tiêu chuẩn đánh giá xếp loại
9


hạnh kiểm học sinh trong năm học của trường THPT Chu Văn An. GVCN căn cứ
vào các quy định chung này để làm việc tại lớp. Trường THPT Chu Văn An căn cứ
vào những quy định về đánh giá xếp loại hạnh kiểm của Bộ, của Sở GD – ĐT, và
căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị trường, thống nhất tiêu chuẩn đánh giá xếp
loại hạnh kiểm như sau:
Mỗi tháng học sinh được 10 điểm hạnh kiểm.
Những lỗi bị trừ điểm:
Lỗi vi phạm
Số điểm bị trừ
Đi học trễ (kể cả vào lớp trễ trong giờ chuyển tiết hoặc giờ - 1 điểm /lần
ra chơi)
Nghỉ học không phép
Cúp tiết
Không thuộc bài
Mất trật tự trong giờ học
Làm việc riêng trong giờ học (sử dụng ĐTDĐ, học bài

- 2 điểm/lần
- 2 điểm/lần
- 1 điểm /lần
- 1 điểm /lần
- 2 điểm/lần


môn khác, đọc truyện,…)
Vi phạm đồng phục (quần áo, giày dép, tóc tai,…)
Không tham gia đi mitting, hội thảo theo phân công
Văng tục, chửi bậy trong trường
Vi phạm quy chế thi, KTTT

- 1 điểm /lần
- 1 điểm /lần
- 2 điểm/lần
- 7 điểm/lần (HK
yếu)

Những lỗi phải đưa ra Hội đồng kỷ luật:
- Hút thuốc lá (hoặc sử dụng các chất kích thích khác)
- Nghỉ học không phép 10 lần trở lên
- Đánh nhau
- Mang chất nổ, vũ khí vào trường
- Vô lễ với GV, CNV của trường
- Phá hoại tài sản nhà trường, viết, vẽ, ghi bậy lên bàn, ghế, tường,…
Cách xếp loại:
- Hàng tháng:
+ Loại Tốt: 8.5 – 10 điểm
+ Loại Khá: 7.0 – 8.4 điểm
+ Loại TB: 5.0 – 6.9 điểm
10


+ Loại Yếu: < 5 điểm
- Học kỳ: Lấy tổng điểm xếp loại HK của các tháng chia cho số tháng

- Cả năm: Lấy điểm HK học kì 2 nhân hai, cộng điểm HK học kì 1 chia cho 3
Ở cột số (4), (5): Đây là một phần GVCN nên quan tâm và lưu ý vì khi
giảng dạy học sinh chúng ta thường có điểm thưởng, điểm cộng nhưng khi quản
lí học sinh, xếp loại hạnh kiểm cho các em chúng ta thường bỏ quên việc này.
Đó sẽ là một thiếu sót không nhỏ trong công tác chủ nhiệm. Như vậy những học
sinh nào có ý thức phấn đấu sẽ có cơ hội khắc phục những lỗi vi phạm bị trừ
điểm bằng cách nỗ lực đạt những thành tích trong quá trình học tập và rèn
luyện. Sau đây là một số gợi ý về việc cộng điểm cho học sinh khi các em đạt
các thành tích:
+ Đạt điểm 9, 10 ở bất cứ bộ môn và bất cứ thành phần điểm nào trong một tuần sẽ
cộng 0.25 điểm cho điểm hạnh kiểm của tháng
+ Đạt điểm 9, 10 ở các kì kiểm tra tập trung của cả trường cộng 0.5 điểm cho điểm
hạnh kiểm của tháng
+ Đạt giải trong các cuộc thi nhà trường phát động như: thể thao, ẩm thực, văn
nghệ,…cộng 0.5 điểm cho điểm hạnh kiểm của tháng
+ Được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường, cộng 0.5 điểm cho điểm hạnh
kiểm của tháng đó
+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải cộng 1 điểm vào hạnh kiểm của tháng thấp
điểm nhất
Trên đây là những hình thức khích lệ các em học sinh mà người viết thiết
nghĩ mỗi GVCN nên chăng cần quan tâm đến nhiều hơn, sâu sát hơn để học sinh
nhận thấy khi đến lớp các em không chỉ có những nhiệm vụ phải hoàn thành mà
còn được hưởng những quyền lợi, được khích lệ và công nhận một cách xứng đáng
khi đạt được thành tích trong mọi lĩnh vực từ học tập cho đến các phong trào thi
đua. Sau đây là một số thành tích tiêu biểu học sinh lớp 10A1 đạt được và GVCN
đã cộng điểm HK cho các em:
Họ tên HS

Thành tích


Điểm
cộng
11


1. Hồ Tuấn Anh

Giải ba nhảy bao bố (đồng đội)

1 điểm

2. Nguyễn Lâm Anh Phi
3. Phan Duy Quang
4. Ôn Kim Khánh
5. Huỳnh Thị Phương Anh
6. Hoàng Phương Trúc

Được vào đội tuyển HSG môn Sinh
Giải ba nhảy bao bố (đồng đội)
Giải ba nhảy bao bố (đồng đội)
Giải ba nhảy bao bố (đồng đội)
Giải ba nhảy bao bố (đồng đội)
Giải ba nhảy bao bố (đồng đội)

0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm


7. Nguyễn Minh Đức
8. Trương Thành Nhân
9. Nguyễn Thọ Tuấn
10. Hoàng Nhật Trà
11. Nguyễn Hoàng Anh
12. Lương Minh Gia Bảo
13. Nguyễn Ngọc Mai Hương
14. Nguyễn Ngọc Hoàng Hoa
15. Nguyễn Thành Cao Phát

Được vào đội tuyển HSG môn Văn
Được vào đội tuyển HSG môn Văn
Được vào đội tuyển HSG môn Văn
Được vào đội tuyển HSG môn Sinh
Được vào đội tuyển HSG môn Sinh
Được vào đội tuyển HSG môn Anh
Được vào đội tuyển HSG môn Anh
Được vào đội tuyển HSG môn Anh
Được vào đội tuyển HSG môn Anh
Được vào đội tuyển HSG môn Anh

0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm


Cột số (6) là điểm đạt được của mỗi học sinh sau khi đã trừ và cộng, tuy
nhiên ở phía cuối là ô tổng điểm của tất cả các thành viên trong tổ, đây sẽ là căn cứ
để xếp hạng cho từng tổ trên một mẫu phiếu khác do lớp trưởng quản lí sẽ được
triển khai sau.
Cột số (7): Đây là cột dành để cho các học sinh kí tên xác nhận, nghĩa là
trước khi các em kí tên thì các em phải xem xét kết quả đánh giá của tổ trưởng đã
chính xác khách quan chưa. Nếu thấy mọi điểm trừ và điểm cộng đã hợp lí thì kí
tên xác nhận tránh những tranh cãi và mâu thuẫn trong tập thể lớp. Đó cũng là một
cách hỗ trợ GVCN trong quá trình quản lí lớp, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm
vụ của các tổ trưởng.
2. Phiếu theo dõi dành cho lớp trưởng
Để phát động được phong trào thi đua giữa các học sinh và các tổ cũng như
tạo sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong đội cán sự lớp, GVCN
tiếp tục thiết kế thêm một phiếu theo dõi dành cho cả lớp phân theo đơn vị tổ.
Phiếu này sẽ do lớp trưởng tổng hợp và quản lí kết quả từ phiếu thi đua của từng
tổ, chịu trách nhiệm báo cáo với GVCN tình hình thi đua của mỗi tổ. Mẫu phiếu
12


sau đây thiết kế cho một lớp chia thành sáu tổ (số đơn vị tổ ít hoặc nhiều hơn vẫn
có thể sử dụng mẫu phiếu này):
PHIẾU THEO DÕI CỦA LỚP TRƯỞNG
Lớp:
Tháng/tuần:
Lớp trưởng:
Đơn vị tổ
(Số thành viên) (1)

Tổng điểm đạt

được (2)

Điểm bình quân
(3)

Xếp hạng
(4)

Tổ 1 (6)
Tổ 2 (7)
Tổ 3 (8)
Tổ 4 (6)
Tổ 5 (7)
Tổ 6 (8)
Lớp trưởng xác nhận
GVCN xác nhận
Một số điểm lưu ý khi triển khai mẫu phiếu này cho các lớp trưởng và học
sinh trong lớp:
Ở cột (1): GVCN cần lưu ý lớp trưởng phải ghi chú tổng số thành viên của
từng tổ để làm căn cứ tính điểm xếp hạng cho cả tổ. Một số lí do khiến chúng ta
phải ghi rõ số thành viên: thứ nhất có thể số thành viên của các tổ không được chia
bằng nhau do đặc điểm vị trí của học sinh trong lớp, thứ hai do trong năm học
GVCN có thể đổi chỗ cho học sinh vì thế số thành viên trong tổ có thể tăng hoặc
giảm.

13


Ở cột số (2): Đây là cột ghi tổng điểm đạt được của các tổ nhưng cột này
không dùng làm căn cứ để xếp thứ hạng cho các tổ tham gia thi đua. Lí do như đã

trình bày ở trên mỗi tổ có thể có tổng số thành viên chênh lệch nhau (ví dụ trên
mẫu phiếu)
Cột số (3): Ta có công thức đơn giản để tính điểm bình quân của cả tổ như
sau:
Điểm bình quân = Tổng điểm đạt được/số thành viên (tương ứng)
Điểm bình quân sẽ là căn cứ xác đáng để xếp hạng thi đua cho các tổ trong
từng tuần cũng như từng tháng.
Ví dụ cụ thể:
Nếu tổ 1 đạt được tổng số điểm là 60, tổ 1 có 6 thành viên thì điểm bình
quân của tổ 1 sẽ được tính là 60/6 = 10
Nếu tổ 2 đạt được tổng số điểm là 69, tổ 2 có 7 thành viên thì điểm bình
quân của tổ 2 sẽ được tính là 69/7 = 9,86 (làm tròn)
Cứ như vậy, chúng ta sẽ tính được điểm bình quân của tất cả các tổ sau đó
tiến hành xếp thứ hạng ở cột (4). Công việc này do lớp trưởng đảm trách để vừa có
thể bao quát lớp vừa có thể giảm một phần lượng việc cho các tổ trưởng. Tất nhiên
ở tất cả các phân đoạn, GVCN là người chỉ đạo phân công, hướng dẫn cán bộ lớp
thực hiện nhưng đồng thời cũng phải luôn quan tâm theo sát các em để tránh sai
sót. Điều đó cũng giúp GVCN nắm vững, rõ tình hình rèn luyện và học tập của học
sinh lớp mình, từ đó có hướng xử lí khắc phục kịp thời những trường hợp học sinh
vi phạm nhiều và liên tục đồng thời để động viên khen ngợi kịp thời những học
sinh có ý thức, thành tích tốt trong học tập và rèn luyện.
Lưu ý: Sau khi tổng hợp xong phiếu này, lớp trưởng sẽ trực tiếp thông báo
công khai kết quả trước toàn lớp. Mục đích nhằm đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng
trong công tác thi đua giữa các tổ. Bên cạnh đó, nhận được kết quả thi đua cho
từng tuần, các tổ sẽ nắm được tình hình tổ của mình, có hướng duy trì hay phấn
đấu khắc phục ở những tuần tiếp theo.
3. Phiếu tổng kết công tác thi đua dành cho Bí thư Đoàn

14



Lớp trưởng là người trực tiếp tổng kết điểm số của các tổ qua mỗi tuần, sau
đó bàn giao lại cho Bí thư Đoàn của lớp. Bí thư sẽ là người tổng kết công tác rèn
luyện thi đua của lớp theo từng tháng.
Mẫu phiếu cụ thể như sau:

PHIẾU TỔNG KẾT RÈN LUYỆN
Lớp:
Tháng:
Bí thư:
Đơn
vị tổ

Điểm thi đua theo tuần
Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Điểm

Xếp

tháng

hạng


Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổ 5
Tổ 6
Bí thư xác nhận

GVCN xác nhận

Từ phiếu theo dõi các tổ của từng tuần trong một tháng, GVCN giao cho Bí
thư Đoàn phụ trách tổng hợp kết quả rèn luyện thi đua của cả tháng. Bí thư Đoàn
sẽ nhận dữ liệu do lớp trưởng cung cấp để tổng hợp và sao chuyển qua phiếu tổng
kết tháng, từ đó xếp hạng thi đua cho các tổ theo từng tháng.
Điểm thi đua theo tuần ở mẫu phiếu trên là điểm bình quân lớp trưởng đã
tính toán. Bí thư sao chuyển chính xác, lấy đó làm căn cứ cho việc xếp hạng cả
tháng cho từng tổ.
4. Hình thức khen thưởng và biện pháp giáo dục học sinh
4.1. Hình thức khen thưởng
Đối tượng khen thưởng: có hai loại đối tượng khen thưởng mà GVCN cần
chú ý:
15


+ Đơn vị tổ đạt điểm rèn luyện cao nhất sau mỗi kì tổng kết tháng (khen
thưởng tập thể)
+ Học sinh đạt điểm rèn luyện hạnh kiểm cao nhất sau một học kì (khen
thưởng cá nhân, có thể sẽ có nhiều học sinh đạt điểm hạnh kiểm cao như nhau, khi
đó GVVN cần chuẩn bị nhiều phần thưởng)
Chi phí và phần thưởng: đã phát động phong trào thi đua là GVCN phải dự

trù kinh phí cho phần thưởng cũng như cân nhắc phần thưởng là gì cho phù hợp.
Về kinh phí có thể trích từ nguồn quỹ lớp, quỹ đóng góp của phụ huynh, quỹ tài trợ
của các mạnh thường quân hay quỹ do chính GVCN chủ động. Tùy theo điều kiện
và hoàn cảnh GVCN có thể linh hoạt ở khâu này, cốt là để động viên, cổ vũ tinh
thần học tập, rèn luyện và thi đua cho lớp mình. Về phần thưởng, có thể là những
chiếc móc khóa xinh xắn, là những đồ kẹp giấy dễ thương, là một cuốn truyện ý
nghĩa hấp dẫn, một tuần không trực nhật cho cả tổ, một bài hát cả tổ yêu thích,…
4.2. Biện pháp giáo dục học sinh
Có thể nói hiện nay trên báo chí và các kênh thông tin đại chúng, việc giáo
viên đánh học sinh, học sinh đánh trả giáo viên là một vấn đề nhức nhối và đáng để
chúng ta trăn trở. Trăn trở để làm sao hạn chế tối đa những tình trạng ấy, trăn trở
làm sao để bản thân một người giáo viên đừng bao giờ trượt vào vết xe lầy ấy.
Điều người viết muốn nói ở đây là biện pháp giáo dục học sinh. Học sinh mắc lỗi,
thậm chí là vi phạm liên tục những lỗi nặng đương nhiên là chúng ta phải giáo dục,
phải có biện pháp nhưng đừng bao giờ biến biện pháp giáo dục của mình thành nỗi
khiếp sợ của học sinh. Trong mọi trường hợp nên chăng chúng ta luôn cần sự mềm
mỏng, khéo léo, thực hiện chiến thuật “đánh vào lòng người”. Tuy nhiên, trước hết
vẫn là những biện pháp nền căn bản, có tính truyền thống, quen thuộc, phù hợp
trong môi trường học đường: trực nhật vệ sinh lớp học, chuẩn bị cơ sở vật chất cho
giờ chào cờ đầu tuần kết hợp viết kiểm điểm, cam kết,…Bên cạnh đó, người viết
mạnh dạn đề xuất một số hình thức giáo dục có tính gắn kết tập thể với một số hình
thức như sau:

16


+ Viết kịch bản và diễn lại một tiểu phẩm có liên quan đến học tập, trường
lớp, bạn bè .
+ Hoàn thành một bức biếm họa về những thói hư tật xấu của giới trẻ ngày
nay hay những vấn đề nóng bỏng dư luận quan tâm tới.

+ Sáng tác một bài ca dao hay một bài vè vể tổ, về lớp, về trường, về thầy
cô,…
+ Tổ chức một trò chơi tập thể vui nhộn và ý nghĩa cho cả lớp
+ Tổ chức thi đố vui cho cả lớp
+ Tổ chức tiết sinh hoạt ngòai giờ lên lớp hay liên hoan các dịp lễ
Lưu ý:
Đối tượng nhận hình thức giáo dục trên: đơn vị tổ có thành tích thi đua thấp
nhất trong tuần, trong tháng (bao gồm cả những học sinh vi phạm nhiều)
Trong mọi trường hợp đều có sự hướng dẫn, điều chỉnh của GVCN
Một số vấn đề GVCN cần lưu ý với học sinh trước khi phát động và triển
khai phong trào thi đua trong nội bộ lớp:
Thứ nhất, tất cả học sinh luôn phải đề cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau trong học tập và rèn luyện, phải có trách nhiệm với bản thân và với tập thể.
Thứ hai, phải thi đua với nhau trên nguyên tắc công bằng, công khai, lành
mạnh.
Thứ ba, thi đua chứ không ganh đua, đố kị lẫn nhau.
Để học sinh tuân thủ và đạt được những nguyên tắc trên, GVCN cần:
+ Theo sát hoạt động của các em, nắm và đánh giá đúng phong trào thi đua
trong lớp, chấn chỉnh kịp thời những sự việc thi đua thiếu lành mạnh để đảm bảo
một cách tốt nhất kết quả thi đua.
+ Kết hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn giảng dạy lớp mình và đội ngũ
quản sinh, đội ngũ cán bộ lớp.
+ Gặp riêng những đơn vị tổ và những học sinh xuất sắc cũng như vi phạm
nhiều để khen ngợi kịp thời, khuyên bảo động viên kịp lúc từ đó giúp các em thấy
rằng GVCN luôn quan tâm đến các em dù theo những cách rất khác nhau.

17


IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Việc áp dụng một số biện pháp như đã trình bày ở trên mang lại những lợi
ích thiết thực đối với công việc của GVCN, nhìn từ hai góc độ:
Đối với GVCN: GVCN có một đội ngũ cán bộ lớp có khả năng theo sát tình
hình các học sinh khác trong lớp, hợp tác với GVCN để đẩy mạnh phong trào học
tập thi đua trong lớp nói riêng và trong trường nói chung; GVCN nắm rõ và kịp
thời thông báo với phụ huynh học sinh những trường hợp vi phạm đặc biệt; GVCN
dễ dàng và thuận lợi hơn trong công tác xếp hạnh kiểm từng tháng cho từng học
sinh trong lớp vì đã có các phiếu thống kê lỗi vi phạm và thành tích đạt được.
Đối với cán bộ lớp và học sinh trong lớp: Cán bộ lớp được tạo điều kiện làm
việc một cách nghiêm túc, khoa học và nâng cao tinh thần hợp tác, tinh thần trách
nhiệm với công việc được giao cũng như với tập thể lớp; Phát huy tiềm năng quản
lí, lãnh đạo ở một số học sinh tích cực, năng động; Học sinh có ý thức hơn trong
việc rèn luyện và học tập, nâng cao phong trào thi đua trong lớp,…
Kết quả rèn luyện của tập thể lớp 10A1 trong năm học 2014 – 2015:
Học sinh không có những vi phạm nghiêm trọng như vi phạm an toàn giao
thông, bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội,…
Không xảy ra tình trạng cúp tiếp, cúp học.
Kết quả thi đua trong học kì 1 và từ đầu học kì 2 tính đến hết tháng 03/2015
được quản sinh thống kê số liệu cụ thể như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

LỚP
10A1
10A2
10A3
10A4
11A1
11A2
11A3
11A4
11A5
11A6
12A1

Điể
m
9.72
9.40
9.31
9.53
9.86
9.81
9.45
9.46
9.58
9.43
9.75

HỌC KÌ 1

XL Khối XL Trường
1
3
4
2
1
2
5
4
3
6
1

4
14
16
9
1
2
12
11
8
13
3

HỌC KÌ 2 (Tháng 1 → 3)
Điểm XL Khối XL
9.79
9.40
9.43

9.47
9.91
9.90
9.53
9.67
9.54
9.50
9.63

1
4
3
2
1
2
5
3
4
6
1

Trường
3
15
13
12
1
2
10
4

9
11
5
18


12
13
14
15
16

12A2
12A3
12A4
12A5
12A6

9.63
9.37
9.51
9.70
9.62

3
6
5
2
4


6
15
10
5
7

9.57
9.55
9.42
9.62
9.42

3
4
5
2
5

7
8
14
6
14

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để mang lại những thuận lợi và kết quả cao trong công tác chủ nhiệm đòi
hỏi trước hết ở người GVCN đó là lòng nhiệt thành với công việc và tình yêu
thương tận tụy với học trò. Nhưng bên cạnh đó chúng ta còn phải biết tổ chức sắp
xếp công việc một cách hợp lí, khoa học, mạnh dạn giao việc cho những học sinh
cốt cán trong lớp để cùng hợp tác và nâng cao hiệu quả. Đó thực ra cũng là cả một

quá trình tìm tòi, đổi mới trong cách quản lí cũng như trong cách phối hợp với học
trò. Người viết đã tin tưởng áp dụng một số biện pháp nhỏ từ sự trăn trở và kinh
nghiệm của bản thân, nhận thấy bản thân đã thu được một số kết quả nhất định
trong công tác chủ nhiệm được nhà trường giao phó.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Dũng – Xây dựng tiết sinh hoạt lớp sinh động gắn với giáo dục đạo
đức của học sinh và nâng cao chất lượng học tập.
2. Trịnh Đình Hoài – Biện pháp xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm. Năm 2010.
3. Lê Văn Hồng (Chủ biên) – Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội. Năm 2007.
4. Lê Thị Kim Hương – Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm. Năm
2011.
5. Nguyễn Xuân Nghĩa – Xã hội học. Năm 2003.

20


6. Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) – Tâm lí học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm.
năm 2006.

MỤC LỤC
I. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………….4
II. Cơ sở lí luận và thực tiễn……………………………………………..................5
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………...………….5
2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………6

III. Tổ chức thực hiện các giải pháp……………………………………..................7
1. Phiếu theo dõi dành cho các tổ trưởng…………………............................7
2. Phiếu theo dõi dành cho lớp trưởng……………………………………..13
21


3. Phiếu tổng kết công tác thi đua dành cho bí thư đoàn…………………...15
4. Hình thức khen thưởng và biện pháp giáo dục học sinh….......................16
4.1. Hình thức khen thưởng…………………………………………16
4.2. Biện pháp giáo dục……………………………………………..16
IV. Hiệu quả của đề tài……………………………………………………………18
V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng………………………………..……..19

NGƯỜI THỰC HIỆN

LÊ THỊ CẨM

22



×