Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Câu hỏi và đáp án cuộc thi về An Toàn Giao Thông năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.6 KB, 5 trang )

- Họ và tên:
- Đơn vị:
- Điện thoại:

CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU
PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2016
-----------I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại
xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm dừng xe, đỗ xe
ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, bị phạt tiền bao nhiêu ?
a. Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng
b. Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng
c. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Câu 2. Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại
xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm không chấp
hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hoặc dừng xe, đỗ xe trên cầu, bị phạt
tiền bao nhiêu?
a. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
b. Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
c. Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
Câu 3. Người điều khiển xe môtô, các loại xe tương tự xe mô tô vi phạm
chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ, bị phạt tiền bao nhiêu ?
a. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
b. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép
lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
c. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Câu 4. Hành vi nào bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng,
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người
điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô
tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm:
a. Trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quá 0,25 miligam đến 0,4


miligam/1 lít khí thở.
b. Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát
tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
c. Vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông.
1


Câu 5. Hành vi nào bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng,
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người
điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô
tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm:
a. Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai
nạn giao thông.
b. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
c. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của
người thi hành công vụ.
Câu 6. Hành vi nào bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng,
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng đối với người
điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô
tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm:
a. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
b. Trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
c. Cả a và b đều đúng.
Câu 7. Hành vi nào bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với
người đi bộ vi phạm:
a. Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường.
b. Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông.
c. Đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn.
Câu 8. Hành vi nào bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với

cá nhân vi phạm:
a. Bán hàng rong hoặc bán hàng hoá nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị,
trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
b. Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ.
c. Cả a và b đều đúng.
Câu 9. Hành vi nào bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối
với cá nhân vi phạm:
a. Dựng rạp trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
b. Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh dịch vụ ăn
uống.
c. Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông,
giữ xe.
d. Cả a, b, c đều đúng.

2


Câu 10. Hành vi nào bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối
với cá nhân vi phạm:
a. Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường
bộ.
b. Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2
làm nơi trông, giữ xe.
c. Cả a và b đều đúng.
Câu 11. Chở trẻ em đủ 06 tuổi tham gia giao thông không đội mũ bảo
hiểm, bị phạt tiền bao nhiêu ?
a. Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
b. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
c. Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Câu 12. Hành vi nào bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và bị

tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người
điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô
tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm:
a. Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ gây tai nạn giao thông.
b. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn giao
thông.
c. Điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định gây tai
nạn giao thông.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 13. Hành vi tự ý đập phá, tháo dỡ bó vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa
hè trái phép, bị phạt tiền bao nhiêu ? (đối với cá nhân)
a. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
b. Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
c. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 14. Hành vi nào bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối
với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương
tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm:
a. Không có Giấy đăng ký xe theo quy định.
b. Xe không có đèn chiếu sáng gần, xa.
c. Xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng.
Câu 15. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các
loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có còi, bị
phạt tiền bao nhiêu ?
a. Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
b. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
c. Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
3


II. TÌNH HUỐNG

Câu 1. Anh Nguyễn Văn A điều khiển xe mô tô đến đường giao nhau khi
có tín hiệu báo đèn đỏ và có biển báo phụ cho phép rẽ phải, anh A cho xe rẽ phải
nhưng không có tín hiệu báo hướng rẽ.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2009) và Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016). Theo bạn:
a. Anh A có vi phạm pháp luật ATGT không ?
b. Nếu anh A có vi phạm pháp luật ATGT thì bị phạt tiền là bao nhiêu ?
theo điểm, khoản, điều mấy ?
Trả lời:
a. Theo Điều 15, khoản 1, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/07/2009): Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển
phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Do đó anh A có vi phạm Luật ATGT.
b. Theo Điều 6, Khoản 2, Điểm a của Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày
26/5/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016):
anh A sẽ bị phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Câu 2. Anh Trần Văn B điều khiển xe môtô chở vợ và 02 con (01 cháu 10
tuổi và 01 cháu 03 tuổi).
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2009) và Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016). Theo bạn:
a. Anh B có vi phạm pháp luật ATGT không ?
b. Nếu Anh B vi phạm pháp luật ATGT thì bị phạt tiền là bao nhiêu ? theo
điểm, khoản, điều mấy ?
Trả lời:
a. Theo Điều 30, khoản 1, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/07/2009) thì anh B có vi phạm Luật ATGT.
b. Theo Điều 6, Khoản 1, Điểm l của Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày
26/5/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016):
Anh B bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
4


Câu 3. Chị Trương Thuý An điều khiểu xe môtô trên đường thì có chuông
báo điện thoại, chị Thuý An dừng xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua
đường để nghe điện thoại.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2009) và Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016). Theo bạn:
a. Chị Thuý An có vi phạm pháp luật ATGT không ?
b. Nếu chị Thuý An vi phạm pháp luật ATGT thì bị phạt tiền là bao nhiêu ?
theo điểm, khoản, điều mấy ?
Trả lời:
a. Theo Điều 30, Khoản 3, Điểm b của Luật Giao thông đường bộ năm
2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009) thì chị Thúy An có vi phạm
pháp luật ATGT.
b. Theo Điều 6, Khoản 3, Điểm h của Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày
26/5/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016):
Chị Thúy An bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Câu 4. Em Nguyễn Thanh Phong là học sinh lớp 10 (sinh ngày 30/8/2000)
điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2009) và Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ Quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường
sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016). Theo bạn:
a. Em Phong có vi phạm pháp luật ATGT không ?
b. Nếu em Phong vi phạm pháp luật ATGT thì bị phạt tiền là bao nhiêu ?
theo điểm, khoản, điều mấy ?
Trả lời:
a. Theo Điều 60, Khoản 1, Điểm a của Luật Giao thông đường bộ năm
2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009): Em Phong có vi phạm pháp
luật ATGT vì em chưa đủ 16 tuổi.
b. Theo Điều 21, Khoản 4, Điểm a của Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày
26/5/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2016):
Em Phong bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
5



×