Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số lưu ý khi đặt tên cho đề tài cuộc thi khoa học kỹ thuật năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.66 KB, 3 trang )

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHỌN ĐỀ TÀI VÀ ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI KHI
THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TÀI NCKH
Chọn đề tài và đặt tên đề như thế nào?
Tìm 1 ý tưởng về vấn đề hoặc chuyên ngành, môn học mà mình
quan tâm.
Tìm (gán) giáo viên hướng dẫn (GVHD) hoặc Giáo viên bảo trợ
(GVBT) và thực hiện đề tài NCKH, thì ý tưởng ban đầu sẽ được phát
triển và hoàn thiện hơn
Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, học sinh sẽ tiến hành lựa
chọn và đặt tên cho đề tài.

VAI TRÒ CỦA TÊN ĐỀ TÀI.
1. Thể hiện cô đọng nội dung nghiên cứu.
2. Mang ý nghĩa của chủ đề nghiên cứu; không được phép hiểu
hai hoặc nhiều nghĩa.
3. Ví dụ:
- Thể hiện “MỤC TIÊU”: đề tài “Nhận dạng năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Mục tiêu: nhận dạng năng
lực cạnh tranh.
- Vừa “MỤC TIÊU” và “PHƯƠNG TIỆN” phục vụ mục tiêu:
đề tài “Thực hành chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp”. Mục tiêu: Nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp. Phương tiện:
Thực hành chính sách đổi mới công nghệ.
Vừa “MỤC TIÊU” và “PHƯƠNG TIỆN” vừa “MÔI
TRƯỜNG” chứa đựng mục tiêu và phương tiện thực hiện, đề tài:
“Thực hành chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp công nghiệp sau khi ”. Mục tiêu: Nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp. Phương tiện:
Thực hành chính sách đổi mới công nghệ. Môi trường: Việt Nam gia
nhập WTO.



TRÁNH ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
- Cụm từ độ bất định cao: Về, thử bàn về…, Góp phần bàn
về,, Suy nghĩ về.., Vài suy nghĩ.., Một số biện pháp.., Tìm hiểu


về.., Thử bàn về.., Nghiên cứu về.., Bước đâu nghiên cứu
về…, Những vấn đề về…,
- Hạn chế lạm dụng cum từ chỉ mục đích: …. Nhằm nâng
cao chất lương…; … góp phần vào…
- Kiểu đặt tên không đạt yêu cầu:
“Cơ sở lý luận và thực tiễn….”; ví dụ “ Cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc sắp xếp lại và xu thế phát triển hệ thống
ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam”
“Mại dâm – Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp”, “Lạm
pháp - Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp” như vậy phải có 3
nội dung cần nghiên cứu: “Hiện tượng mại dâm”, “Nguyên
nhân mại dâm”, “Giải pháp mại dâm”.
KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ ĐẶT TÊN.
Tuy nhiên, người có kinh nghiệm làm khoa học thường
đầu tư thời giờ để suy nghĩ về tựa đề NCKH của họ, vì rằng
tựa đề là cái mà người đọc sẽ thấy và đọc đầu tiên, là cái thu
hút sự chú ý của người đọc.
Ngoài ra, trong thời đại điện tử ngày nay, tựa đề thường
có những “từ khóa” (keywords) để cho người truy tìm dễ dàng
tìm bài báo trong chủ đề của mình theo đuổi.
Chính vì thế mà việc đặt tên cho công trình khoa học
thường theo các định hướng “nên” và “không nên” như sau:
1. Nên cố gắng đặt tựa đề với một thông điệp mới hay
“new thing”. Làm được như thế rất dễ gây sự chú ý của người

đọc. Ví dụ: “A novel relationship between osteocalcin and
diabetes mellitus” (“Một mối quan hệ mới giữa osteocalcin và
đái tháo đường”), ở đây chữ novel có tác dụng gợi ra một cái
mới và làm cho người đọc thấy thích thú.
2. Không nên viết tựa đề theo kiểu phát biểu (statement).
Khoa học không có gì là bất biến và “sự thật” hôm nay có thể
sai trong tương lai. Do đó những tựa đề kiểu như “Smoking
causes cancer” nó chẳng những cho thấy sự ấu trĩ hay ngây
2


thơ trong khoa học của tác giả mà còn làm cho người đọc cảm
thấy rất khó chịu.
3. Không bao giờ sử dụng viết tắt trong tựa đề. Mỗi công
trình nghiên cứu thường tập trung vào một vấn đề chuyên sâu
nào đó, và nếu chúng ta sử dụng viết tắt thì chỉ những người
trong ngành mới hiểu, còn người ngoài ngành không hiểu và
đó là một thiệt thòi cho nghiên cứu của ta.
4. Không nên viết tựa đề theo kiểu nghịch lí. Những tựa
đề nghịch lí là “Yếu A ảnh hưởng xấu đến X, nhưng tác động
tốt đến Y”. Những tựa đề kiểu này có thể làm cho người đọc
khó chịu, và có khi làm lẫn lộn vấn đề của nghiên cứu.
5. Tựa đề không nên quá dài hay nhiều chữ. Tựa đề có
nhiều chữ làm khó đọc và làm cho người đọc … dễ quên.
Thông thường, tác giả nên cố gắng đặt tựa đề dưới 20 chữ. Có
nhiều bài nghiên cứu mà tựa đề có khi chỉ một chữ!

3




×