Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

bộ đề thi hsg ngữ văn 12 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.11 KB, 62 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

THANH HOÁ

Năm học: 2013 - 2014

Môn thi: NGỮ VĂN

Số báo danh
…………………….

Lớp 12 - THPT

…........................

Ngày thi: 20 tháng 3 năm 2014

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang
Câu 1 (6.0 điểm )

Hạnh phúc trong tầm tay.
Câu 2 (6.0 điểm)

Tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong cảm nhận về sự sống trần gian qua
hai đoạn thơ sau:

“...Của ong bướm này đây tuần tháng mật;


Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;...”
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD, 2008)

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền...”
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD, 2008)
Câu 3 (8.0 điểm)

“Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất
khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.”
(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)


Từ hình tượng sông Hương trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến trên.
===== Hết =====

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

THANH HOÁ


Năm học: 2013 - 2014

Môn thi: NGỮ VĂN
Lớp 12 - THPT
Ngày thi: 20 tháng 3 năm 2014

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC

I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và
chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí.
Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
- Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 6.0 điểm; câu 2: 6.0 điểm; câu 3: 8.0 điểm)
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1 (6.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống: hệ thống luận
điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính
tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:

Nội dung

Điểm



1. Giải thích
- Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc.
Tuy nhiên có thể nhận thấy hạnh phúc thường gắn liền với trạng thái vui
sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.
- Hạnh phúc trong tầm tay: hạnh phúc không phải điều gì quá xa vời.
Ai cũng có khả năng tạo lập hạnh phúc cho bản thân mình.
2. Bàn luận
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người
trong cuộc sống.
- Mỗi người tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh đều có thể có được
hạnh phúc. Vì vậy, con người cần phải nỗ lực, cố gắng để đạt được hạnh
phúc.

1.0
0.5

0.5
4.0
1.0

1.0

- Hạnh phúc không phải là điều gì quá xa vời. Nhiều khi hạnh phúc
chính là những điều giản dị, gần gũi xung quanh chúng ta mà không phải
ai cũng đủ tự tin và tinh tế để nhận ra.
1.0
- Những người tự ti, mặc cảm về bản thân hay theo đuổi những điều
viển vông vượt quá khả năng của mình đều không thể có được hạnh phúc.


3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với
hoàn cảnh và khả năng của bản thân.
- Luôn tự tin, biết trân trọng và gìn giữ hạnh phúc.

1.0
1.0
0.5

0.5

Câu 2 (6.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt
chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính
tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:

Nội dung

Điểm


1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
2. Tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong những
cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn thơ
2.1. Giải thích
- Tiếng nói riêng là nét độc đáo trong cách nhìn, cách cảm nhận và

cách thể hiện của nhà thơ, là biểu hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Tiếng nói riêng góp phần bộc lộ tư tưởng, khẳng định bản lĩnh, tài
năng của mỗi nhà văn, nhà thơ.
2.2. Biểu hiện tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử
trong cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn thơ
2.2.1. Cảm hứng sáng tạo
- Với Xuân Diệu là cảm xúc rạo rực, háo hức của một trái tim nồng
nhiệt, cuồng si đang tận hưởng trọn vẹn thanh sắc của cuộc đời.
- Còn với Hàn Mạc Tử là nỗi khắc khoải trong nỗ lực tìm kiếm sợi
dây liên hệ với cuộc đời.
2.2.2. Những cảm nhận riêng về sự sống trần gian
- Trong đoạn thơ của Xuân Diệu:

0.5
5.0
0.5

3.5
0.5

3.0
1.5

+ Thiên nhiên tạo vật quấn quýt, giao hòa, quyến rũ và rạo rực xuân
tình, hiển hiện trực tiếp như một bữa tiệc trần gian bày ra trước mắt thi
nhân.
+ Nhân vật trữ tình chủ động khám phá và tận hưởng mọi vẻ đẹp
cuộc sống với một niềm vui sướng, hân hoan.
- Trong khổ thơ của Hàn Mặc Tử:
1.5

+ Thiên nhiên trong buổi ban mai trong trẻo, tinh khôi, vừa gần gũi,
thân thuộc vừa xa lạ, cách ngăn hiện lên trong nỗi nhớ của thi nhân.
+ Nhân vật trữ tình khao khát, say mê nhưng không thể có được cảm
giác hòa hợp, gắn bó. Đó là tâm thế của người lữ khách chan chứa lòng
yêu sống, đau đáu hướng về cuộc đời.
2.2.3. Nghệ thuật biểu hiện
- Đoạn thơ của Xuân Diệu: hình ảnh mới lạ, ngôn ngữ gợi cảm với
nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh,…), cú pháp tân kì.
- Đoạn thơ của Hàn Mặc Tử: câu hỏi tu từ đa sắc thái, hình ảnh giàu
sức liên tưởng, ngôn ngữ tinh tế, độc đáo (đại từ phiếm chỉ ai, phụ từ chỉ
mức độ quá)...
3. Đánh giá khái quát
- Hai đoạn thơ ngắn nhưng phần nào đã biểu hiện được những nét độc
đáo trong phong cách thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử.
- Tiếng nói riêng đó được tạo nên từ tài năng vượt trội, tâm hồn nhạy
cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và trái tim thấm đẫm tình đời, tình
người của hai thi sĩ, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và sức sống lâu bền của
tác phẩm.

1.0

0.5


Câu 3 (8.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt
chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính
tả.

2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:

Nội dung
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
2. Giải thích ý kiến
Phong cách văn học là những nét riêng, độc đáo của một tác giả
trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống... phong cách là sự thể
hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái
nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ
thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.
3. Bàn luận
3.1. Khẳng định vấn đề
- Hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? góp
phần khẳng định phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Nét độc đáo trong phong cách của nhà văn biểu hiện trước hết ở
cách nhìn, cách cảm thụ và giọng điệu riêng biệt.
3.2. Biểu hiện của phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường khi xây
dựng hình tượng sông Hương
3.2.1 Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá
- Sông Hương luôn được cảm nhận ở vẻ đẹp giàu nữ tính:

Điểm
1.0
0.5

+ Hình ảnh sông Hương gắn với vẻ đẹp của người con gái: cô gái
Digan, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, là người gái đẹp
nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, là người tài
nữ đánh đàn lúc đêm khuya, là nàng Kiều trong đêm tình tự với Kim

Trọng, là người con gái dịu dàng của đất nước.

2.0

+ Sông Hương được miêu tả bằng một hệ thống từ ngữ gợi nét đẹp
đặc trưng của người phụ nữ: sắc đẹp dịu dàng, đường cong thật mềm,
hình cung thật tròn, dòng sông mềm như tấm lụa, uốn một cánh cung rất
nhẹ, điệu slow tình cảm, ngập ngừng như muốn đi muốn ở, những vấn
vương của một nỗi lòng, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu... Đó là vẻ đẹp
dịu dàng, đằm thắm, kín đáo nhưng cũng đầy gợi cảm.
- Sông Hương được miêu tả trong chiều sâu của những giá trị văn
hóa:
+ Hình ảnh so sánh mới lạ: là bản trường ca của rừng già, vẻ đẹp

6.0
0.5

5.5
4.0

1.0


trầm mặc như triết lí, như cổ thi, điệu slow tình cảm, là không gian sinh
thành và nuôi dưỡng nền âm nhạc cổ điển Huế, là hành động rất lạ với tự
nhiên và rất giống con người ở đây...
+ Trong quan hệ với thi ca, sông Hương luôn gợi những cảm hứng
mới mẻ, không bao giờ tự lặp lại mình... Mỗi nhà thơ đều có một khám
phá riêng về nó...
0.5


3.2.2. Giọng điệu riêng biệt
- Giọng điệu tha thiết, yêu thương:

0.5
1.5
0.5

+ Dõi theo hành trình của sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi
về với biển.
+ Phát hiện những biến đổi tinh tế của sông Hương trong không
gian và thời gian.
+ Phát hiện mối liên hệ khăng khít giữa vẻ đẹp của sông Hương với
mảnh đất cố đô và những nét đặc trưng trong văn hóa của con người xứ
Huế.
- Giọng điệu dịu dàng, mê đắm: hành trình của sông Hương được
miêu tả trong sự liên tưởng đến câu chuyện tình yêu mãnh liệt, say đắm
với nhiều cung bậc cảm xúc: mong đợi, vui sướng, ngập ngừng, bịn rịn,
lưu luyến, nhớ nhung...
- Giọng điệu tự hào, trân trọng:

0.5

+ Khám phá nét riêng, độc đáo của sông Hương trong tương quan
với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới để chợt nhớ và yêu quý điệu
chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố.
+ Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch
sử của nó... là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa
màu cỏ lá xanh biếc.
4. Đánh giá khái quát

- Thông qua cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng
điệu riêng biệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc hình
ảnh một sông Hương vừa quen, vừa lạ, vừa chân thực nhưng đầy sức gợi.

0.5
0.5


- Sông Hương trong bài kí là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ tinh
tế tài hoa, một cái tôi giàu vốn văn hóa và trí tưởng tượng phong phú, một
cái tôi say đắm với tình yêu quê hương đất nước. Cái tôi của Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã làm nên sự đa dạng cho thể loại kí nói riêng và nền văn
học dân tộc nói chung.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
12
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH - LỚP
Năm học: 2013 – 2014
Ngày thi: 24/2/2014
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian:180 phút (Không kể thời gian

giao đề)
Câu 1 (6 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về mẩu chuyện sau:

Tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, có một người đàn ông tên Jorge vừa cãi vã dữ
dội với cậu con trai Paco của mình. Ngày hôm sau, ông phát hiện giường của Paco trống

không - cậu bé đã bỏ nhà đi. Vượt qua cảm giác ăn năn, hối hận về những điều đã xảy đến,
Jorge nhìn lại mình và nhận ra rằng, với ông, cậu con trai quan trọng hơn tất cả. Với mong
muốn bắt đầu lại, Jorge đến một cửa hiệu nổi tiếng ở trung tâm thị trấn và dán một tấm giấy
có dòng chữ: "Paco, con hãy trở về nhà. Bố yêu con. Hãy gặp bố ở đây vào sáng mai con
nhé!". Sáng hôm sau, khi Jorge đến cửa hiệu, thì không chỉ có một, mà đến bảy cậu bé cùng
có tên Paco bỏ nhà ra đi đã đứng đợi ở đấy...
(Theo Jack Canfield và Mark Victor Hasen - Chia sẻ tâm hồn

và quà tặng cuộc sống).
Câu 2 (4 điểm)
Những khoảng tối và sức gợi của nó trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn
Thạch Lam.
Câu 3 (10 điểm)
Nhà thơ Hoàng Cầm cho rằng: “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận về hồn thi phẩm

“Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) qua nhạc tính của bài thơ?

----------- Hết -----------


(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH - LỚP 12
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ văn

Câu
1


Nội dung
Điểm
Suy nghĩ của anh (chị) về mẩu chuyện sau:
6,0
Tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, có một người đàn ông tên
Jorge vừa cãi vã dữ dội với cậu con trai Paco của mình. Ngày hôm
sau, ông phát hiện giường của Paco trống không - cậu bé đã bỏ nhà
đi. Vượt qua cảm giác ăn năn, hối hận về những điều đã xảy đến,
Jorge nhìn lại mình và nhận ra rằng, với ông, cậu con trai quan trọng
hơn tất cả. Với mong muốn bắt đầu lại, Jorge đến một cửa hiệu nổi
tiếng ở trung tâm thị trấn và dán một tấm giấy có dòng chữ: "Paco,
con hãy trở về nhà. Bố yêu con. Hãy gặp bố ở đây vào sáng mai con
nhé!". Sáng hôm sau, khi Jorge đến cửa hiệu, thì không chỉ có một, mà
đến bảy cậu bé cùng có tên Paco bỏ nhà ra đi đã đứng đợi ở đấy...
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí được gửi
gắm trong một câu chuyện.
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ; lí lẽ, dẫn chứng
thuyết phục.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều hướng nhưng về cơ bản, cần đạt
được những yêu cầu chính sau:
a. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện (1,5 điểm)
- Câu chuyện đi từ xung đột của hai cha con và đọng lại ở kết thúc đầy 0,5
bất ngờ, cảm động bởi khả năng tác động của tình yêu thương và nhu
cầu về tình yêu thương của con người.
- Câu chuyện gửi đến cho chúng ta thông điệp ý nghĩa về sức mạnh
của tình yêu thương trong cuộc sống con người.
1,0
b. Bàn luận (3,0 điểm)

- Tình yêu thương là thứ tình cảm cao đẹp, góp phần mang lại những 2,0
điều ý nghĩa cho cuộc sống:
+ Đối với chính người sở hữu và biết nuôi dưỡng tình yêu thương: biết
mở rộng tấm lòng để có thể khoan dung, tha thứ cho những sai lầm;
tạo điều kiện cơ hội hàn gắn, bù đắp sau những tổn thương, đổ vỡ
trong các quan hệ tình cảm... Khi yêu thương thật lòng, con người sẽ
biết cách vượt qua những vướng mắc; tháo gỡ được những mâu thuẫn,
xung đột đáng tiếc.


+ Đối với người được nhận tình yêu thương: có được điểm tựa tinh
thần, sự ấm áp, niềm tin và sự bình yên trong tâm hồn. Đó là niềm
hạnh phúc cũng là một nhu cầu mà ai cũng mong có được trong đời.
- Phê phán những biểu hiện sống dửng dưng, vô cảm, thiếu ý thức về
tình yêu thương, không biết trân trong những điều ý nghĩa có được từ
tình yêu thương.

1,0
c. Liên hệ và rút ra bài học (1,5 điểm)
- Hiểu đúng và có thái độ đúng về tình yêu thương và đối tượng mà nó 1,0
hướng tới. Biết điều chỉnh bản thân, xử lý tốt các mối quan hệ để tránh
mọi tổn thương không cần thiết; Biết ý thức tạo môi trường lý tưởng
cho tình yêu thương có thể tồn tại và phát triển.
- Trao gửi yêu thương sẽ được đáp lại bằng yêu thương. Bởi vậy, cần
đối xử với người khác bằng tình yêu thương và nuôi dưỡng cho tình
yêu thương ấy luôn tồn tại và nảy nở trong lòng mình.
0,5
2 Những khoảng tối và sức gợi của nó trong truyện ngắn “Hai đứa 4,0
trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
1.Yêu cầu về kỹ năng:

- Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận để giải quyết
một vấn đề văn học theo định hướng của đề ra.
- Bố cục mạch lạc, chặt chẽ; hành văn trong sáng, biểu cảm; không mắc
các lỗi về diễn đạt, chính tả...
2.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở kiến thức về tác phẩm Hai đứa trẻ và về tác giả Thạch
Lam, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần
làm rõ những nội dung cơ bản sau:
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt naqm thế
kỉ XX. Truyện ngắn Thạch lam có cốt truyện đơn giản, giàu tâm tình,
thấm đẫm chất thơ, mang một nỗi buồn thương man mác.
- Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938) tiêu biểu cho phong
cách truyện ngắn cùng tấm lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn Thạch
Lam với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi.

0,25

0,25


b. Những khoảng tối và sức gợi của nó trong “Hai đứa trẻ” (3,0
điểm)
- Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ có những khoảng tối thăm thẳm, mịt 1,0
mùng:
+ Những khoảng tối phủ đầy không gian phố huyện: tối hết cả con
đường thăm thẳm ra sông, con đường dẫn qua phố chợ ... Đối lập với
những khoảng tối là sự hiện hữu của ánh sáng; thế nhưng chính sự hiện
hữu của thứ ánh sáng mờ nhạt, yếu ớt càng khiến bóng tối thêm đậm
đặc, mịt mùng.

+ Những khoảng tối của những kiếp người tàn tạ: mẹ con chị Tí, bác
phở Siêu, bà cụ Thi ...
- Sức gợi của những khoảng tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ:
+ Không gian nghệ thuật đầy ám ảnh; cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ, tăm
tối; nhứng kiếp đời mòn mỏi, quẩn quanh, bất hạnh, bế tắc.

1,5

+ Những day dứt, buồn thương, cùng niềm khát khao vươn tới một thế
giối tươi sáng hơn.
- Liên tưởng, mở rộng về những khoảng tối và sức gợi của nó trong các
tác phẩm khác của Thạch Lam như Tối ba mươi, Cô hàng xén và bàn
luận (Thạch lam thường viết về những cuộc đời bất hạnh, hay nhìn sâu
vào cuộc sống ở cái mặt khuất của nó, luôn luồn sâu ngòi bút vào nội
tâm nhân vật ...).
0,5
c. Đánh giá (0,5 điểm)
- Từ những khoảng tối và sức gợi của nó Thạch Lam bộc lộ niềm đồng 0,25
cảm, sẻ chia với những thân phận bất hạnh; trân trong, nâng niu những
rung động tinh vi trong tâm hồn thơ trẻ và niềm khát khao vươn tới một
thế giới tươi sáng, hạnh phúc mang tính nhân văn sâu sắc.
- Những khoảng tối và sức gợi của nó biểu hiện một cái tôi nhân hậu,
nhạy cảm, tinh tế cùng phong cách nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc Thạch
Lam.
0,25

3

Nhà thơ Hoàng Cầm cho rằng: “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi
phẩm”.

10,0
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận về hồn
thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) qua nhạc tính của bài


thơ?
1.Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận để giải quyết
một vấn đề văn học theo định hướng của đề ra.
- Bố cục mạch lạc, chặt chẽ; hành văn trong sáng, biểu cảm; không mắc
các lỗi về diễn đạt, chính tả...
2.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở kiến thức lí luận văn học về nhạc tính cùng vẻ đẹp của ngôn
ngữ thơ và kiến thức về tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca”, về tác giả
Thanh Thảo, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
a. Giải thích nhận định (2,0 điểm)
- “Nhạc” (của thơ): là yếu tố bộc bạch, kí thác của cảm xúc thơ nhờ khả 0,5
năng biểu đạt của ngôn ngữ. Nhạc là hình thức hoá phần hồn của thơ cũng
là một đặc tính cốt yếu của thơ.
- “Hồn thi phẩm”: là tư tưởng, cảm xúc, tình cảm, là thông điệp nghệ
thuật được nhà văn gửi gắm qua thi phẩm.
0,5
- Ý kiến đã đề cập tới một phương diện trong khả năng biểu đạt cảm xúc,
tư tưởng của ngôn ngữ thơ cũng là một đặc trưng cơ bản của thơ, đó là
nhạc tính.
1,0
b. Cảm nhận về hồn thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” qua nhạc tính
của bài thơ (6,0 điểm)
- Dáng dấp ca khúc và lối diễn tấu trong hình thức văn bản: Khúc dạo đầu1,0

của bản nhạc với những nốt trầm êm dịu, tiết tấu chậm giới thiệu khái quát
về chân dung nhân vật trữ tình trên nền văn hóa Tây Ban Nha. Kế tiếp là
đoạn phát triển của bản nhạc với nhiều nốt thăng ở cuối câu tái hiện giây
phút đau thương, bi phẫn của cuộc đời Lorca. Cao trào của bản nhạc với tiết
tấu nhanh, âm thanh xô đẩy dồn dập thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, dũng khí
Lorca. Đoạn kết của bản nhạc từ từ đổ xuống bằng những nốt trầm êm ái và
chậm “li - la li - la li - la”... như sức ngân vang của tiếng đàn, với niềm tin
mãnh liệt về sức sống của nghệ thuật và sự bất tử của Lorca.
- Các cách kết hợp từ lạ, ngẫu hứng: ghi ta nâu, ghi ta lá xanh … làm hiện
lên thanh âm tiếng đàn với những cung bậc, ý nghĩa biểu hiện phong phú.
- Những từ mô phỏng âm thanh của các nốt đàn, giai điệu đàn ghita: li la , li
la, li la cùng hình thứclặp đi lặp lại hình ảnh, từ ngữ, tạo nên những điệp
khúc, cao trào: tiếng ghi ta, tiếng đàn, hình ảnhbọt nước … biểu đạt sâu sắc
sức hấp dẫn của tiếng đàn, của nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn, khí phách, nỗi
đau thân phận, bi kịch cùng sự bất tử của nghệ thuật, của người nghệ sĩ
Lorca.
2,0
- Hình thức câu thơ tự do dài ngắn đan xen, dòng thơ chảy tràn, không có


dấu chấm câu, không có chữ viết hoa đầu câu thơ, dòng thơ… tự do thể
hiện dòng cảm xúc mãnh liệt, phóng túng, những suy tư đa chiều.
-…
2,0

1,0
c. Bàn luận, đánh giá (2,0 điểm)
- Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ dồi dào nhạc tính, là minh chứng 1,0
thuyết phục cho nhận định về giá trị của nhạc tính trong thơ ca.
- Nhạc tính của bài thơ góp phần thể hiện thành công vẻ đẹp, sức ám ảnh

của hình tượng tiếng đàn, tôn vinh người nghệ sĩ Lorca cùng nỗi niềm 0,5
đồng cảm, tri âm, yêu kính, ngưỡng mộ của nhà thơ Thanh Thảo dành
cho Lorca.
- Sức hấp dẫn của bài thơ do nhạc tính mang lại góp phần khẳng định sự
thành công và đóng góp của ngòi bút Thanh Thảo trên hành trình cách tân
thơ Việt.
0,5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2014 – 2015
Ngày thi: 24 tháng 9 năm 2014
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 01 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
Câu 1: (8,0 điểm)
Trên website Nhà văn hóa Thanh niên: www.nvhtn.org.vn có đăng ý kiến
của ông Giản Tư Trung, Giám đốc PACE:
"Trái đất này là của chúng mình, thế giới phẳng đã gióng lên hồi
chuông toàn cầu về sự vận động của thế giới, mọi người cần ý thức
sâu sắc về nơi mình đang sống, vị trí mình đang đứng. Khoa học,
công nghệ đang thu nhỏ thế giới lại, cơ hội đang đến với mỗi cá


nhân chúng ta và chỉ còn phải nắm bắt lấy nó. Mỗi người phải chuẩn
bị cho mình một nền tảng vững chắc như vốn ngoại ngữ, khả năng
sử dụng công nghệ thông tin, trình độ tư duy tốt. Hãy bắt đầu ngay

trước khi quá muộn"
Bản tin ấy cũng nêu lên vấn đề:
... Nhiều người trong chúng ta, hàng ngày đang sống, làm việc đôi
khi như quán tính, thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít
khi dừng lại xác định "mình là ai?", "mình thực sự muốn làm gì?" và
"mình cần phải làm gì?".
Suy nghĩ của anh (chị) khi đọc những dòng ý kiến trên. Anh (chị) có bao giờ
nghĩ rằng sẽ phải lập một "chiến lược" cho chính cuộc đời mình?
Câu 2: (12,0 điểm)
"Nội tâm nhân vật thường có nét riêng cho thấy những bí ẩn của
tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật. Đặc biệt là những thay
đổi trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai
đoạn."
(Sách Ngữ văn 11- Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, trang.196)
Từ việc tìm hiểu nhận định trên, hãy phân tích đời sống nội tâm của một nhân
vật trong tác phẩm truyện được học (thuộc chương trình Ngữ văn trung học
phổ thông) đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng anh (chị).

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn
lớp 12
Câu 1: (8,0 điểm)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội
dung chính dưới đây.
1. Yêu cầu về kĩ năng:

Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.

Đáp ứng các yêu cầu về văn phong.

Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.


Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Miêu tả hiện tượng và ý nghĩa của bản tin:

Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, vẫn còn rất nhiều người
thiếu sự định hướng mục tiêu cho cuộc đời mình. Nhiều thanh niên
Việt Nam chúng ta đã bỏ qua nhiều cơ hội vì không có sự chuẩn bị
cần thiết.

Những câu hỏi: "mình là ai?", "mình thực sự muốn gì?" và "mình cần
phải làm gì?" chính là xác định vị trí của mỗi người giữa cuộc đời này,
là những chỉ tiêu phấn đấu, mục tiêu phía trước của mỗi người.
Trong bức tranh xã hội hiện đại – "thế giới phẳng" ("Thế giới phẳng" đồng nghĩa
với thế giới "hội nhập", với "toàn cầu hóa") với những tiện ích của công nghệ thông
tin, con người có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển nhưng cũng nhiều thách
thức. "Sự vận động của thế giới" với tốc độ nhanh chóng đòi hỏi con người phải biết
hoạch định mục tiêu mới có thể thành công và làm chủ cuộc đời mình.
b. Bàn luận:


Suy nghĩ về điều kiện của thế hệ trẻ hôm nay trên đường đến với
tương lai. Yêu cầu của thời đại đối với cá nhân.

Suy nghĩ về tình trạng một thế hệ được học hành đầy đủ, có nhiều
điều kiện vật chất tốt mà nhiều người lại sống thiếu sự định hướng
mục tiêu cho cuộc đời mình.

Bản thân mỗi người cần phải lập một "chiến lược" cho chính cuộc
đời mình, cần có mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu ấy.


Tuy nhiên, thế hệ trẻ cần sự giúp đỡ, cần một phương pháp để tự
định hướng cuộc đời từ gia đình, nhà trường, xã hội...
c. Bài học:

Không có mục tiêu sống, con người dễ lâm vào những cảm xúc tiêu
cực không đáng có. Không ít giấc mơ đã thui chột chỉ vì bản thân con
người không xác định được mục tiêu cho tương lai nên không thể
kiên định với con đường của mình.

Phải biết ước mơ và xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể cho
từng giai đoạn trong hành trình đến tương lai; không ngừng học tập,
rèn luyện những năng lực, những kĩ năng để có một "nền tảng vững
chắc" vươn tới thành công. Chúng ta sẽ thành công nếu ta biết hoạch
định được tương lai của chính mình.
3. Cách cho điểm:

Điểm 8,0:
o
Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
o
Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, văn có cảm xúc.

Điểm 6,0:
o
Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
o
Lập luận rõ ràng, diễn đạt khá, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt.


Điểm 4,0:
o
Trình bày được nửa số ý nêu trên.
o
Lập luận và diễn đạt rõ ràng.

Điểm 2,0: Chưa hiểu đúng vấn đề, nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi
diễn đạt.
* Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.
Câu 2: (12,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:

Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học - giải thích một vấn đề
thuộc lí luận văn học, lấy đó làm định hướng phân tích nội tâm một
nhân vật trong tác phẩm truyện đã được học.

Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.

Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh cần có kiến thức lí luận văn học về truyện ngắn, kết hợp hiểu biết sâu sắc
về nhân vật trong một tác phẩm với những phát hiện theo hướng yêu cầu của nhận
định.
Sau đây là một số gợi ý:
a. Tìm hiểu nhận định:



Nội tâm là một phương diện biểu hiện của nhân vật. Nhân vật có vai
trò là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thể loại truyện ngắn và tiểu

thuyết. (Các yếu tố khác: ngoại hình, hành động, biến cố, ngôn ngữ,
các mối quan hệ với các nhân vật và với hoàn cảnh xung quanh).

Nội tâm giúp người đọc thấy rõ "những bí ẩn của tâm hồn, phẩm
chất, lí tưởng" của nhân vật; nội tâm của mỗi nhân vật do đó thường
đặc sắc, có nét riêng, nét khác biệt so với các nhân vật khác trong
tác phẩm và cả với nhân vật đồng dạng trong các tác phẩm khác.

Nhà văn luôn chú ý xây dựng "những đổi thay trong ý thức, thái độ
sống và tâm lí của nhân vật qua các giai đoạn" nhằm làm nổi bật
nhân vật và góp phần thể hiện ý đồ sáng tác của mình.
* Nhận định trên vừa nêu lên vai trò của nội tâm trong việc thể hiện nhân vật vừa xác
định cá tính sáng tạo mà nhà văn thể hiện qua việc xây dựng đời sống nội tâm nhân
vật, để lại dấu ấn riêng trong tác phẩm và trong đời sống văn học. Qua đó, giúp bạn
đọc có ý thức thêm về yếu tố này khi đọc tiểu thuyết và truyện ngắn.
b. Phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm văn học:
Học sinh chọn tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn (cấp trung học phổ
thông), phân tích nhân vật theo hướng nhận định đã nêu. Chú ý các điểm cơ bản
sau đây:

Chọn được nhân vật thực sự có giá trị trong việc thể hiện đời sống
nội tâm.

Phân tích được nét riêng trong nội tâm nhân vật, qua đó làm rõ
"những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng" của nhân vật.

Chỉ ra "những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân
vật qua các giai đoạn" để khẳng định giá trị của nhân vật cũng như ý
đồ sáng tác của nhà văn.
* Lưu ý: Học sinh phân tích nhuần nhuyễn các chi tiết biểu hiện đời sống nội tâm

nhân vật, luôn có sự gắn kết với nhận định.
3. Cho điểm:

Điểm 12,0: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên.

Điểm 10,0: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên, nhưng còn một vài
sai sót nhỏ.

Điểm 8,0: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên, sai sót về nội
dung và kĩ năng không nhiều; phần phân tích rõ ràng, phần bình có
thể còn chưa thật sâu.

Điểm 6,0: Bài làm đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên.

Điểm 4,0: Bài làm sơ sài, chưa hiểu vấn đề.

Điểm 2,0: Bài lạc đề.
Lưu ý:

Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm tuy chưa toàn
diện nhưng tỏ ra độc đáo, sáng tạo.

Giám khảo căn cứ vào biểu điểm, thảo luận định ra những mức điểm
còn lại.



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT
MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2015 – 2016
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề

Câu 1 (4,0 điểm):
MÙA XUÂN XANH

Nguyễn Bính
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
(Nguyễn Bính - Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học. 2011, tr.20)
Đọc bài thơ trên và trả lời những câu hỏi sau:
a. Màu xanh của mùa xuân được nhà thơ khơi gợi qua những hình ảnh nào? Trong
những hình ảnh đó, hình ảnh nào được nhân vật tôi đón đợi nhất?
b.
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Cấu trúc của hai câu thơ trên có điểm gì đáng lưu ý? Kiểu cấu trúc ấy có tác dụng
gì?
c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ
dưới đây:
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh

Tôi đợi người yêu đến tự tình
d. Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về bức tranh mùa xuân trong bài thơ.
Câu 2 (6,0 điểm):
VÌ SAO MÀ SỐNG?

Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để
bản thân sống được vui vẻ.
- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? - Nhà hiền triết hỏi.
Người đầu tiên nói:
- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.
Người thứ hai nói:
- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi
sống.
Người thứ ba nói:
- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.
Nhà hiền triết lắc đầu nói:
Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi...
(Theo />
Hãy lí giải ngắn gọn vì sao nhà hiền triết lại khẳng định: Thế thì đương nhiên các ông
không được vui vẻ rồi...? Từ đó, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về cách
sống để cuộc đời mỗi người trở nên thú vị và ý nghĩa.


Câu 3 (10,0 điểm):
Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao quan niệm, một tác
phẩm thật giá trị ...phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn,
lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình.... Có ý kiến
cho rằng: Truyện ngắn Chí Phèo là một minh chứng đầy thuyết phục cho quan niệm
về
một

tác
phẩm
thật
giá
trị
của
Nam
Cao.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
-------HẾT-----(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.......................................... Số báo danh..................

Đáp án đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn
THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT
HƯNG YÊN
MÔN NGỮ VĂN - NĂM HỌC 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 04 trang)

Câu 1: (4,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình với kỹ năng phát
hiện những chi tiết, cách thức biểu đạt để nắm bắt tinh thần và vẻ đẹp của bài thơ.
2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm
Nội dung
Câu hỏi a.

Màu xanh của mùa xuân được khơi gợi từ các hình ảnh: Bầu trời, cây
lá, lúa đồng, cỏ, lũy tre làng, cái thắt lưng.


Hình ảnh được nhân vật tôi đón đợi nhất là chiếc thắt lưng xanh của
người yêu.
Câu hỏi b.

Điểm đáng lưu ý trong cấu trúc của hai câu thơ là lối vắt dòng ( bắc
cầu/ câu 1 nối liền với câu 2/ không ngắt nhịp giữa hai câu thơ).

Tác dụng: Khiến lúa đồng tôi, lúa đồng anh, lúa đồng nàng tràn
ngập, miên man, nối liền không dứt nhằm tô đậm màu xanh bát ngát
và sức sống căng tràn của mùa xuân.
Câu hỏi c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ:

Biện pháp nhân hóa:
o
Cỏ có tư thế, tâm trạng như con người: nằm, đợi.
o
Hiệu quả: Khiến thiên nhiên, cây cỏ có hồn, sinh động, náo
nức đợi chờ.

Nghệ thuật đối giữa hai câu thơ:
o
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh đối với Tôi đợi người yêu đến
tự tình.
o
Hiệu quả: Nhấn mạnh sự giao hòa giữa thiên nhiên với thiên
nhiên, giữa con người với con người, giữa thiên nhiên với
con người lúc xuân sang. Tất cả như ngập tràn trong hơi thở
tình yêu.
* Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ ra và nêu hiệu quả của những biện pháp tu từ khác mà

hợp lý thì vẫn cho điểm.


Câu hỏi d. Cảm nhận được bức tranh xuân:

Bức tranh xuân trong bài thơ tươi sáng, êm đềm, bình dị, tràn đầy
màu xanh, căng tràn nhựa sống, nồng nàn hơi thở của tình yêu. Sức
xuân của thiên nhiên và xuân tình của tuổi trẻ hòa quyện.

Bức tranh được mở ra với nhiều tầng bậc không gian, giàu chất hội
họa.

Bức tranh được cảm nhận bằng một tâm hồn tinh tế, tràn đầy khát
vọng.
* Lưu ý: Nếu thí sinh có cách cảm nhận khác mà hợp lý thì vẫn cho điểm.
Câu 2: (6,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm một bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí được
gửi gắm trong một mẩu chuyện với các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh,
bình luận. Diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và
chính tả; dẫn chứng sinh động.
2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm

Có thể có nhiều cách trình bày nhưng bài viết cần đảm bảo những ý
cơ bản trong Hướng dẫn chấm.

Những bài làm có hướng đi khác nhưng phù hợp, thuyết phục vẫn
chấp nhận
* Giới thiệu về mẩu chuyện và nêu khái quát vấn đề cần nghị luận
Bàn về lẽ sống, thái độ, quan điểm sống.
* Lí giải lời khẳng định của nhà hiền triết: Thế thì đương nhiên các ông không

được vui vẻ rồi...
Ba người đến hỏi nhà hiền triết đều không cảm thấy cuộc sống của mình vui vẻ vì:

Người thứ nhất chỉ biết sống vì sự tồn tại về mặt sinh học; sợ hãi cái
chết mà phải sống; cuộc sống đầy lo âu, thắc thỏm.

Người thứ hai sống chỉ chờ xem ngày mai có hơn hôm nay không;
sống trong chờ đợi, phấp phỏng; cuộc sống mòn mỏi, tẻ nhạt.

Người thứ ba sống chỉ vì gánh nặng nuôi gia đình; sống chỉ vì bổn
phận, trách nhiệm; cuộc sống mỏi mệt, nặng nề.
* Quan điểm về cách sống để cuộc đời mỗi người trở nên thú vị, ý nghĩa.

Đưa ra được quan niệm của bản thân về cách sống để cuộc đời mỗi
người trở nên thú vị và ý nghĩa.

Lí giải được vì sao cách sống ấy lại khiến cuộc sống trở nên thú vị, ý
nghĩa.

Những minh chứng cụ thể của cách sống ấy trong cuộc đời.

Bàn bạc cách thức, hành động để sống theo quan niệm ấy.
(Học sinh có thể triển khai bài viết theo một hay một số hướng sau:
Con người muốn sống một cuộc sống không vô vị tẻ nhạt, bên cạnh việc sống để tồn
tại, chờ đợi, vì bổn phận cần có: lí tưởng sống; ước mơ, hoài bão; niềm đam mê
sáng tạo, say mê làm việc; sở thích; niềm vui...)
Lưu ý: Đây là đề văn mở nên khuyến khích những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và
thuyết phục.
* Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện và tầm quan trọng của quan điểm sống đúng
đắn trong cuộc đời của mỗi người.

Câu 3 (10,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:


Biết làm bài văn nghị luận về một ý kiến văn học. Có kiến thức vững chắc về tác
phẩm Chí Phèo. Có phương pháp làm bài tốt với các kỹ năng giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận. Văn viết có cảm xúc, hình ảnh; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt
chẽ; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt, kiến thức và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm

Có thể có nhiều cách trình bày nhưng bài viết cần đảm bảo những ý
cơ bản trong Hướng dẫn chấm.

Những bài làm có hướng đi khác nhưng phù hợp, thuyết phục vẫn
cho điểm hợp lí.
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến đánh giá về tác phẩm
* Giải thích được ngắn gọn quan niệm của Nam Cao qua nhân vật
nhà văn Hộ:
... phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn
khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình....
Tác phẩm thật giá trị phải chứa đựng được vấn đề lớn, vấn đề trọng đại, bức thiết,
có tác động mạnh mẽ với con người, với cuộc đời. Tác phẩm ấy vừa phản ánh nỗi
đau của con người nhưng cũng vừa đem đến cho con người niềm vui sướng, hi
vọng. Tác phẩm ấy còn là tiếng nói ca ngợi lòng thương yêu, nhân ái của con người
và sự công bằng trong cuộc đời.
* Giải thích ngắn gọn ý kiến đánh giá về tác phẩm Chí Phèo
Truyện ngắn Chí Phèo là một minh chứng đầy thuyết phục cho quan niệm về một tác
phẩm thật giá trị của Nam Cao.
Truyện ngắn Chí Phèo là một tác phẩm chứa đựng những đặc điểm của một tác
phẩm thật giá trị mà Nam Cao đã quan niệm trên đây.

* Bình luận:
Ý kiến đánh giá là đúng đắn, chính xác bởi tác phẩm Chí Phèo chứa đựng những
điều mà Nam Cao quan niệm về một tác phẩm thật giá trị.
Tác phẩm chứa đựng được vấn đề lớn, vấn đề trọng đại, bức thiết, có tác động
mạnh mẽ với con người, với cuộc đời.

Tác phẩm đã phản ánh tình trạng một bộ phận người nông dân bị
tha hóa, biến chất mà điển hình là Chí Phèo.

Nhà văn đã tố cáo, vạch trần bản chất, thủ đoạn nham hiểm, thâm
độc của giai cấp thống trị ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám mà điển hình là Bá Kiến.

Tác phẩm đã phản ánh mâu thuẫn, xung đột không thể dung hòa
giữa người nông dân và giai cấp thống trị ở nông thôn Việt Nam lúc
đương thời.
Đó là những vấn đề lớn của thời đại mà khi được Nam Cao phản ánh trong tác phẩm
như những hồi chuông cảnh báo, có tác động mạnh mẽ với con người và xã hội.
Tác phẩm mang nỗi đau của con người và đem đến cho con người niềm phấn khởi.

Tác phẩm đã phản ánh thấm thía những nỗi đau lớn, chồng chéo
trong cuộc đời bi thảm của con người.
o
Từ một người nông dân hiền lành, lương thiện, có những
phẩm chất tốt đẹp, Chí đã bị những thế lực đen tối đầy đọa,
tước đoạt để trở thành một kẻ lưu manh tha hóa cả về linh hồn
và thể xác, là nỗi khiếp sợ của người hiền lương, bị dân làng xa
lánh.



Khi thức tỉnh, khao khát hoàn lương, Chí Phèo đã bị cuộc đời
cự tuyệt phũ phàng. Chí Phèo phải chết đau đớn trên ngưỡng
cửa trở lại làm người.
Sinh ra là người mà không được sống như một con người đúng nghĩa là nỗi đau đớn
tột cùng của một thân phận.

Tác phẩm đem đến sự phấn khởi, tin tưởng cho con người.
o
Đó là sức sống của bản chất lương thiện trong tâm hồn người
lao động. Có thể có lúc, bản chất ấy bị hoàn cảnh che mờ
nhưng không dễ gì bị hủy hoại.
o
Đó là sự tồn tại của tình người, tình đời. Trong tận cùng bi kịch
bị tha hóa, trong tận cùng sự cô độc, Chí Phèo vẫn được đón
nhận tình người, tuy muộn màng, ít ỏi nhưng ấm áp, nồng hậu.
o
Đó còn là tinh thần phản kháng, tiêu diệt những kẻ đã đày
đọa con người để đòi lại quyền sống, quyền làm người của
những con người dưới đáy.
Những điều đó đem đến cho người đọc niềm phấn khởi, tin tưởng vào con người và
cuộc đời.

Tác phẩm ca ngợi lòng thương yêu, lòng nhân ái của con người và sự
công bằng trong cuộc đời.
o
Tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh của tình người, tình
yêu. Tấm lòng đôn hậu, tình yêu mộc mạc của Thị Nở đã làm
hồi sinh bản chất lương thiện, khơi gợi lại khát vọng hạnh phúc
tưởng như đã ngủ quên trong Chí để Chí khát khao trở lại làm
người.

o
Qua cuộc đời bi thảm của Chí Phèo, tác phẩm đã tố cáo các
thế lực đã đầy đọa, hủy hoại con người, lên án và đòi thay đổi
xã hội để con người được sống đúng nghĩa là người. Đó chính là
tiếng nói đòi công bằng xã hội mạnh mẽ, sâu sắc.
Đánh giá quan niệm của Nam Cao, giá trị của tác phẩm Chí Phèo, tài năng và thái
độ trong nghề văn của Nam Cao.

Quan điểm về một tác phẩm thật giá trị của Nam Cao là đúng đắn,
phù hợp với chức năng, sứ mệnh của văn chương và chứa đựng tư
tưởng nhân đạo sâu sắc.

Chí Phèo là một tác phẩm thực sự có giá trị.

Quan điểm sáng tác thống nhất với tác phẩm. Điều đó chứng tỏ
Nam Cao là nhà văn có trách nhiệm, tài năng và tấm lòng yêu
thương, trân trọng, tin tưởng vô bờ bến với con người.
o

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2015-2016
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (3,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành
người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời.


(Vũ Khiêu - Bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội)
Câu 2 (7,0 điểm) Cổ nhân từng nói: "Thi trung hữu họa", "Thi trung hữu nhạc".

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Tây
Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu), hãy làm sáng tỏ.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12
A. YÊU CẦU CHUNG

Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí



sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử
dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết
có cảm xúc, sáng tạo.
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những
yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.


B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (3,0 điểm)
a. Về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt
chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn
lọc.

Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Về kiến thức:

Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
1. Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,25đ)
2. Giải thích ý kiến (0,5đ)

Văn hóa: Một khái niệm rộng bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống, từ
khoa học cho đến nghệ thuật, từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói
quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ, giao tiếp ứng xử,... của con
người. (0,25đ)

Khái niệm văn hóa trong câu nói của Vũ Khiêu bàn đến văn hóa của
một người. Bằng những mệnh đề tương phản: giàu sang - có văn hóa;
ba năm - chục năm, cả cuộc đời, nhà văn hóa Vũ Khiêu muốn khẳng
định sự dày công trong việc dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện để một con
người trở nên có văn hóa. (0,25đ)
3. Bàn luận, mở rộng vấn đề
Khẳng định ý kiến hoàn toàn đúng đắn và xác đáng. (0,25đ)
Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm: Với một con người, việc tạo lập
một sản nghiệp, một cuộc sống đủ đầy có thể chỉ mất một thời gian ngắn. Sự cần cù
và sáng tạo trong lao động có thể khiến họ nhanh chóng trở thành người giàu
có. (0,25đ)
Để trở thành một người có văn hóa, có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc
đời: (1,0đ)

Để hình thành nền tảng văn hóa tri thức, con người cần rèn luyện,
tích lũy trong khoảng thời gian hàng chục năm khi ngồi trên ghế nhà
trường và trong suốt cả cuộc đời, Học, học nữa, học mãi (Lênin).


Mỗi người phải mất cả cuộc đời để hoàn thiện những giá trị văn hóa

tinh thần: Đó là vẻ đẹp tâm hồn với các giá trị đạo đức như: tình yêu
thương, nhân ái, lòng vị tha, khoan dung, sự sẻ chia, đồng cảm; lòng
yêu nước, ý thức dân tộc, cộng đồng; thái độ trân trọng lịch sử, trân
trọng quá khứ; văn hóa giao tiếp ứng xử giữa người với người trong
cuộc sống...
Văn hóa tri thức và đạo đức nhân cách của con người có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Những người có trình độ văn hóa cao thường là những nhân cách đáng trọng.
Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp bởi trên thực tế, nhiều
người có trình độ văn hóa cao vẫn có thể có những suy nghĩ ấu trĩ, vẫn có thể mắc
những sai lầm trong giao tiếp ứng xử.(0,25đ)
Vì vậy song song với việc bồi đắp tri thức văn hóa, con người ta còn phải học làm
người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống.
4. Bài học nhận thức và hành động

Việc rèn luyện để trở thành con người có văn hóa là quan trọng, cần
thiết. (0,25đ)

Để đào luyện một con người có văn hóa cần có sự chung tay của cả
gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy nhiên yếu tố quyết định là ở mỗi
người, ở việc trau dồi ý thức làm người. (0,25đ)
Câu 2:
a. Về kĩ năng:


Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng
tốt các thao tác lập luận.

Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả,

dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
các ý cơ bản sau:
1. Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,5đ)
2. Giải thích
* Cắt nghĩa ý kiến: (0,75 điểm)
Thi: thơ. Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm
xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và
gợi cảm. (0,25đ)
Thi trung hữu họa: Trong thơ có hoạ (có tranh, có cảnh). Thi trung hữu
nhạc: Trong thơ có nhạc. (0,25đ)
=> Ý kiến trên của người xưa nói đến đặc trưng của thơ trữ tình là giàu
hình ảnh và nhạc điệu. Ý kiến của cổ nhân hoàn toàn đúng đắn và xác
đáng. (0,25đ)


* Lí giải ý kiến: (1,25 điểm)
Thơ - nhạc - hoạ đều là các loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt, đặc biệt là về
chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Nếu hoạ dùng
đường nét, màu sắc, nhạc dùng giai điệu, âm thanh thì thơ cũng như các tác phẩm
văn chương lại sử dụng ngôn từ làm chất liệu. Ngôn từ có đặc điểm riêng: đó là chất
liệu phi vật thể, vì vậy, tác động nhận thức không trực tiếp bằng các loại hình nghệ
thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh mẽ. Nó tác động vào
liên tưởng của con người và khơi dậy những cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường
nét, hình khối, âm thanh, giai điệu. (0,25đ)
Thi trung hữu họa bởi vì: Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, thơ ca cũng không
nằm ngoài quy luật đó. Thơ ca phản ánh cuộc sống qua hệ thống ngôn từ giàu hình

ảnh. Không ở thể loại văn học nào ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng (hình ảnh
có ngụ ý), hình tượng (hình ảnh có ngụ ý xuyên suốt tác phẩm) nổi bật như thơ ca.
Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm bởi thế giới tinh
thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể để hữu
hình hóa. Hình ảnh trong thơ nổi bật vì còn mang màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và
trí tưởng tượng phong phú. (0,5đ)
Thi trung hữu nhạc bởi vì: Thơ ca là sự biểu hiện trực tiếp cảm xúc, tình cảm của
con người. Cảm xúc biểu lộ mạnh mẽ ở thanh điệu, nhịp điệu của lời nói (ngôn từ).
Tính nhạc là đặc thù cơ bản của việc phô diễn tình cảm của thơ ca. Âm thanh và
nhịp điệu làm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều từ ngữ không thể nói
hết. Nhạc điệu trong thơ thể hiện nhịp vận động của đời sống, của nhịp đập trái tim,
bước đi của tình cảm con người. (0,5đ)
3. Chứng minh qua hai bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc
a. Thi trung hữu họa: (2,0 điểm)
Với trí tưởng tượng bay bổng, phong phú, kết hợp bút pháp miêu tả khái quát và cận
cảnh, thủ pháp đối lập tương phản... Bài thơ Tây Tiến đã vẽ lên trước mắt người
đọc: (1,0đ)

Bức tranh chân thực về khung cảnh núi rừng miền Tây hiểm trở
hùng vĩ nhưng vô cùng trữ tình thơ mộng.

Bức chân dung về người lính Tây Tiến hào hùng nhưng cũng rất đỗi
hào hoa.
Bằng lối nói giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống (so sánh, ẩn dụ,
tượng trưng, ước lệ...) được sử dụng thích hợp... Bài thơ Việt Bắc đã tái hiện thành
công: (1,0đ)

Bức tranh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc.

Bức tranh về cuộc sống con người trong kháng chiến, bức tranh Việt

Bắc ra quân hào hùng.
b. Thi trung hữu nhạc: (2,0 điểm)
Xuân Diệu nhận xét: Đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng. Tính
nhạc trong Tây Tiến thể hiện ở: (1,0đ)

Thể thơ thất ngôn mang âm hưởng trầm hùng phù hợp với việc biểu
đạt nội dung.

Phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng trắc, sự hiệp vần: ơi, biện
pháp điệp từ: nhớ, ngàn thước...

Sử dụng thành công hệ thống từ láy.


Nhạc điệu của bài thơ còn được tạo nên từ nỗi nhớ tha thiết, tình
yêu sâu đậm của nhà thơ với mảnh đất Tây Bắc, với binh đoàn Tây
Tiến, với quê hương, đất nước. Đó là nhạc điệu tâm hồn của thi nhân.
Tính nhạc trong Việt Bắc thể hiện ở: (1,0đ)

Thể thơ lục bát: Nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng
biến hóa sáng tạo không đơn điệu.

Sử dụng cặp đại từ: mình - ta.

Nghệ thuật đối: Được sử dụng với tần số cao, biểu đạt xúc động nỗi
lòng sâu kín của kẻ đi - người ở đồng thời tạo ra sự cân xứng về cấu
trúc vẻ đẹp nhịp nhàng của ngôn từ. Tất cả tạo nên nhạc điệu đầy
quyến luyến, trầm bổng, ngân nga. Việt Bắc ru người trong nhạc.

Biện pháp điệp: điệp từ: nhớ, có nhớ; điệp cấu trúc: mình đi - mình

về; câu hỏi tu từ... tạo nên nhịp ru cho bài thơ, diễn tả thành công nỗi
lòng kẻ đi - người ở.

Cách gieo vần và sử dụng từ láy cũng góp phần tạo nên nhạc điệu
cho bài thơ.

Việt Bắc có giọng điệu tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, là tiếng nói
của tình thương mến ngọt ngào, là khúc tình ca và bản hùng ca về
kháng chiến và con người kháng chiến... Thơ Tố Hữu phong phú nhạc
điệu, một thứ nhạc giàu có tự bên trong của tâm hồn hoà với nhạc
điệu lôi cuốn của đời sống.
4. Đánh giá, nâng cao vấn đề (0,5đ)

Khẳng định câu nói của cổ nhân là hoàn toàn đúng với thơ ca và
được minh chứng rõ qua hai bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc.

Hai bài thơ giàu chất nhạc, chất họa, thể hiện tài năng của hai nhà
thơ trong việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật.

Bài học cho người nghệ sĩ và người tiếp nhận.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: Ngữ văn
Thời gian làm bài thi: 180 phút

Ngày thi: 05/04/2016

Câu 1 (8,0 điểm)
Ngày 17/3/2016, nhạc sĩ – ca sĩ Trần Lập, người sáng lập ban nhạc Rock Bức Tường cùng
ca khúc nổi tiếng "Đường đến vinh quang" đã vĩnh viễn ra đi sau hơn 4 tháng chống chọi với
căn bệnh ung thư. Báo Thanh niên (số ra ngày 18/3/2016) đăng bài "Trần Lập người thắp
lửa", trong đó có đoạn:

Mưa và lạnh như chẳng thể làm nguội đi những trái tim đang "nóng" lên
với âm nhạc của Bức Tường. Hàng chục ngàn khán giả đã ở lại đến phút
cuối cùng của chương trình Đôi bàn tay thắp lửa (diễn ra vào tối 16.1 tại
Trung tâm triển lãm Giảng Võ Hà Nội), đêm nhạc mà những người bạn
dành tặng cho Trần Lập và cũng là lần cuối người thủ lĩnh ấy đứng trên sân
khấu.
(...) thời điểm đêm nhạc Đôi bàn tay thắp lửa diễn ra, sức khỏe Trần Lập
đã yếu đi nhiều. Người anh của Trần Lập nói anh cần số tiền lớn để chữa


trị. Vậy nhưng, Trần Lập vẫn tìm cách để hỗ trợ cho những người đang
chống chọi với căn bệnh ung thư như anh. "Cuộc đời của con người như
que diêm trước gió, một đôi bàn tay có đủ không? Tôi muốn có nhiều đôi
bàn tay nhóm lên ngọn lửa, chia sẻ tấm lòng nhân ái", Trần Lập nhắn nhủ.
(...) Anh đi xa, nhưng nụ cười, ánh mắt, tinh thần, nhiệt huyết và những
bài ca của anh sẽ mãi thắp lửa cho những người ở lại.
Câu chuyện về nhạc sĩ – ca sĩ Trần Lập, "người thắp lửa" đã mang đến cho anh/chị
những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Câu 2 (12,0 điểm)
Nhận định về sự chuyển biến của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX,
sách giáo khoa Ngữ văn 12 nhận định: "Cái mới của văn học giai đoạn này là
tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân trong

những hoàn cảnh phức tạp, đời thường".
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 17)
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và đoạn trích Hồn
Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), anh/chị hãy làm rõ nhận định trên.
HẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
Câu 1 (8 điểm)
"Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt quá nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!"

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)

(Nhà thơ Pimen Panchenko)
Là một người trẻ, anh/chị có đồng ý với lời khuyên trên không? Hãy viết bài văn trình bày câu

trả lời của anh/chị.
Câu 2 (12 điểm)
Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành
tiếng hát vô biên.
(Đặng Tiến, Vũ trụ thơ)
Qua những cảm nhận về một số tác phẩm có hình ảnh dòng nước mắt, anh/chị hãy làm rõ ý
kiến trên.
..... Hết .....
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
NĂM HỌC 2015-2016


×