Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Biến tần ATV312 CTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

TÌM HIỂU BIẾN TẦN ATV312
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Th.S Trần Lê Trung Chánh

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197

Tháng 09/2015


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN TẦN ATV 312 ............................................................... 4
1.1. MỤC TIÊU ............................................................................................................................ 4
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIẾN TẦN................................................................................. 4
1.2.1. BIẾN TẦN LÀ GÌ? ........................................................................................................ 4
1.2.2. PHÂN LOẠI BIẾN TẦN ............................................................................................... 4
1.2.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIẾN TẦN TRONG CÔNG NGHIỆP. ........................... 4
1.3. TỔNG QUAN VỀ BIẾN TẦN ATV 312 ............................................................................. 5
1.3.1. GIỚI THIỆU BIẾN TẦN ATV 312 ............................................................................... 5
1.3.2. CẤU TẠO BIẾN TẦN ATV 312 ................................................................................... 6
1.3.3. CHỨC NĂNG VÀ ỨNG DỤNG BIẾN TẦN ATV 312 ............................................... 9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP CÀI ĐẶT BIẾN TẦN ATV312 ............................................. 10
2.1. CÁC CÀI ĐẶT MẶC ĐỊNH ............................................................................................... 10


2.2. CÁC MENU ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN ATV312 ............................................................. 12
2.3. TRỞ VỀ CÀI ĐẶT MẶC ĐỊNH CHO BIẾN TẦN ATV312 ............................................ 13
2.4. CÀI ĐẶT CHO BIẾN TẦN ATV312 CHẠY BẰNG BIẾN TRỞ ..................................... 14
2.5. CÀI ĐẶT CHO BIẾN TẦN ATV312 CHẠY BẰNG NÚM VẶN: ................................... 15
CHƯƠNG 3: CÁC MENU TRONG BIẾN TẦN ATV312 ....................................................... 17
3.1 MENU SET: ......................................................................................................................... 17
3.2. MENU drC- ......................................................................................................................... 21
3.3. MENU I-O ........................................................................................................................... 25
3.4 MENU Ctl- ........................................................................................................................... 28
3.5 MENU FUn- ......................................................................................................................... 33
+/- speed ................................................................................................................................. 42
3.6. MENU FLt- ......................................................................................................................... 50
3.7 MENU COM-: ...................................................................................................................... 53
3.8 MENU SUP- ......................................................................................................................... 54
CHƯƠNG 4: CÁCH CÀI ĐẶT BIẾN TẦN CHO CÁC ỨNG DỤNG ĐƠN GIẢN .............. 57
4.1 MENU SET: (SETTING) ..................................................................................................... 57
4.2 MENU DRC: (BẢO VỆ ĐỘNG CƠ/ BIẾN TẦN) .............................................................. 58
4.3 MENU I-O : ( TÍNH HIỆU ĐIỀU KHIỂN: DỪNG/CHẠY)............................................... 59
Trang 2

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

4.4 MENU CTL : ( CONTROL – ĐIỀU KHIỂN) ..................................................................... 60
4.5 MENU SUP: (HIỂN THỊ) .................................................................................................... 61

4.6 TÓM LƯỢC ......................................................................................................................... 62
CHƯƠNG 5: CÁC CÀI ĐẶT NÂNG CAO CHO BIẾN TẦN ATV312: ................................ 63
5.1 ĐIỀU KHIỂN NGÕ RA/VÀO 25HZ ĐỔI CHIỀU VỚI LI1/LI2 ........................................ 63
5.2 CÀI SẴN TỐC ĐỘ VỚI LI3/LI4 ......................................................................................... 64
5.3 NHẬP THÔNG SỐ ĐỘNG CƠ VÀ LÀM AUTOTUNE: .................................................. 65
5.4 CÀI ĐẶT CHỨC NĂNG PID .............................................................................................. 66
5.4.1 PHẢN HỒI Ở AI1, ĐẶT THAM KHẢO VÊN TRONG 50% ..................................... 66
5.4.2 CÀI ĐẶT CHỨC NĂNG NGỦ Ở 25HZ SAU 10 GIÂY, THỨC DẬY KHI PHẢN
HỒI >20%............................................................................................................................... 67
5.5 LƯU BỘ CÀI ĐẶT TRONG BỘ NHỚ CỦA BIẾN TẦN. ................................................. 68
5.6 GỌI BỘ CÀI ĐẶT TỪ BỘ NHỚ BIẾN TẦN ..................................................................... 68
5.7 CÀI ĐẶT MODBUS ............................................................................................................ 68
CHƯƠNG 6: CÁC LỖI KHI SỬ DỤNG BIẾN TẦN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC .................. 69
6.1 BIẾN TẦN KHÔNG KHỞI ĐỘNG ĐƯỢC, KHÔNG LỖI NÀO ĐƯỢC HIỂN THỊ ....... 69
6.2 CÁC LỖI KHÔNG THỂ ĐƯỢC RESET TỰ ĐỘNG ......................................................... 70
6.3 CÁC LỖI CÓ THỂ ĐƯỢC RESET LẠI BẰNG CHỨC NĂNG TỰ ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
LẠI, SAU KHI NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖI MẤT ĐI....................................................... 71
6.4 NHỮNG LỖI ĐƯỢC RESET NGAY SAU KHI NGUYÊN NHÂN BIẾN MẤT.............. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 73

Trang 3

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN TẦN ATV 312
1.1. MỤC TIÊU
- Tìm hiểu Biến Tần ATV 312.
- Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của biến tần ATV 312 và các phương pháp điều
khiển biến tần ATV 312.

1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIẾN TẦN
1.2.1. BIẾN TẦN LÀ GÌ?
- Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều từ tần số này sang dòng điện xoay
chiều có tần số khác có thể thay đổi được. Đối với các biến tần dùng trong việc điều chỉnh tốc độ
động cơ xoay chiều thì ngoài việc thay đổi tần số thì nó còn có thể thay đổi điện áp ra khác với
điện áp cấp vào biến tần.
1.2.2. PHÂN LOẠI BIẾN TẦN
Biến tần thường được chia làm hai loại:
- Biến tần trực tiếp
- Biến tần gián tiếp
a. Biến tần trực tiếp
Biến tần trực tiếp là bộ biến đổi tần số trực tiếp từ lưới điện xoay chiều không thông
qua khâu trung gian một chiều. Tần số ra được điều chỉnh nhảy cấp và nhỏ hơn tần số lưới ( f1 <
flưới ). Loại biến tần này hiện nay ít được sử dụng.
b. Biến tần gián tiếp.
Để biến đổi tần số cần thông qua một khâu trung gian một chiều vì vậy có tên gọi là
biến tần gián tiếp
1.2.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIẾN TẦN TRONG CÔNG NGHIỆP.
Biến tần với chức năng điều khiển vô cấp tốc độ động cơ cho phép người sử dụng điều
chỉnh tốc độ cơ theo nhu cầu và mục đích sử dụng.
Chức năng điều khiển tốc độ động cơ lên tới 16 cấp với khả năng kiểm soát thời gia tốc,
giảm tốc, nhiều mức công suất phù hợp với nhiều loại động cơ .Có chức năng bảo vệ quá tải, quá
áp, thấp áp, quá dòng, thấp dòng, quá nhiệt động cơ, nối đất….nó giúp người vận hành yên tâm
không phải lo lắng về vấn đề mất kiểm soát trong quá trình vận hành. Biến tần giúp các dây chuyền

hoạt động tối ưu: tiết kiệm điện năng, đồng bộ các thiết bị (động cơ) hoạt động trơn tru, thân thiện
với người sử dụng và giảm thiểu chi phí bảo trì- bảo dưỡng
Trang 4

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

Trong thực tế có rất nhiều hoạt động trong công nghiệp có liên quan đến tốc độ động cơ
điện. Đôi lúc có thể xem sự ổn định của tốc độ động cơ mang yếu tố sống còn của chất lượng sản
phẩm, sự ổn định của hệ thống… Ví dụ: máy ép nhựa làm đế giày, cán thép, hệ thống tự động pha
trộn nguyên liệu, máy ly tâm định hình khi đúc… Vì thế, việc điều khiển và ổn định tốc độ động
cơ được xem như vấn đề chính yếu của các hệ thống điều khiển trong công nghiệp.

1.3. TỔNG QUAN VỀ BIẾN TẦN ATV 312
1.3.1. GIỚI THIỆU BIẾN TẦN ATV 312

Hình 1.1. Biến Tần ATV 312
- Biến tần Schneider Altivar 312 là một biến tần nhỏ gọn, mạnh mẽ, dễ giao tiếp và
linh hoạt với khả năng được thiết kế cho động cơ không đồng bộ có công suất đến 15kW. Chỉ cần
thực hiện 1 vài kết nối đơn giản là bạn có thể đưa biến tần vào hoạt động.
- Biến tần ATV312 cho động cơ không đồng bộ ba pha. Cấp điện áp vào 1 pha / 3 pha
240V AC hoặc 3 pha 380V AC.

Trang 5


Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

Cho các ứng dụng trong dãy công suất từ 0,18 đến 15kW
+ Băng chuyền, máy đóng gói, thanh cơ cấu nâng hạ, hệ thống di chuyển hàng hoá, máy
dệt, máy trộn, máy xay,...
+ Máy bơm máy nén khí, máy quạt,...
Các đặc tính tổng quát
+ Điều khiển tốc độ bằng phương pháp định hướng theo vector từ thông.
+ Giám sát và điều khiển hoạt động qua công giao tiếp.
+ Tạo được mômen có giá trị 2Tn ở tần số 3kHz mà không cần hiệu chỉnh.
Bảo vệ cho biến tần và động cơ
+ Được trang bị tính năng hãm trình tự
+ Tích hợp bộ hiệu chỉnh PI, có thể chọn trước tốc độ cài đặt
+ Chức năng tự động dò thông số "auto-tuning"
+ Chức năng điều khiển theo sức căng chuyên dụng cho ngành dệt

1.3.2. CẤU TẠO BIẾN TẦN ATV 312

Hình 1.2. Cấu trúc của biến tần ATV 312

Trang 6

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197



Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

Hình 1.3. Giao diện Biến Tần ATV 312
Để lưu các lựa chọn: nhấn phím ENT (nhấn vào núm xoay)
Giá trị hiển thị sẽ nhấp nháy khi dữ liệu được lưu.
Các thông số hiển thị thường gặp khi không có lỗi hoặc không khởi động:
- 43.0: hiển thị thông số được chọn trong menu SUP (chọn lựa mặc định là tần số động cơ).
- CLI :chế độ hạn dòng, hiển thị nhấp nháy.
- Init: khởi động trình tự.
- RdY: BBT sẵn sàng.
- Dcb: quá trình hãm bằng dòng DC đang thực hiện
- NSt: dừng tự do.
- FSt: dừng nhanh.
- TUn: quá trình tự điều chỉnh đang thực hiện.
Các ký tự trên màn hình sẽ hiển thị nhấp nháy để chỉ rằng đang có lỗi.
Lưu ý:
Các nút Run, Stop và FWD/REV dùng để điều khiển động cơ khi (LCC)=Yes
Trang 7

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh


Hình 1.3. Sơ đồ đấu dây Biến Tần ATV 312

Trang 8

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

Hình 1.5. Bộ chỉnh lưu của biến tần ATV312

1.3.3. CHỨC NĂNG VÀ ỨNG DỤNG BIẾN TẦN ATV 312

Hình 1.6. Một số loại biến tần Schneider.
- Đáp ứng các ứng dụng công nghiệp đơn giản
- Băng tải, máy nâng hạ, máy đóng gói, máy dán nhãn.
- Ứng dụng điều khiển bơm, quạt.
- Máy dệt, nhựa, máy trộn, nghiền.

Trang 9

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312


GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP CÀI ĐẶT BIẾN TẦN ATV312
2.1. CÁC CÀI ĐẶT MẶC ĐỊNH
Altivar 312 được cài đặt mặc định cho các điều kiện hoạt động thông dụng nhất:
 BBT sẽ hiển thị trên màn hình sẵn sàng (rdY) khi động cơ dừng và tần số đ ộng cơ khi động
cơ chạy.
 Tần số động cơ (bFr)= 50Hz
 Chế độ điều khiển: 2 dây (tCC=2C)
 Luật điều khiển: điều khiển vector từ thông duy trì moment không đổi, vòng hở không cảm
biến (Uft=n)
 Chế độ dừng bình thường theo độ tăng/giảm tốc (Stt=rMP)
 Chế độ dừng khi có lỗi: tự do
 Chế độ tăng/giảm tốc: tăng & giảm tốc tuyến tính (rPt=Lin), thời gian tăng giảm tốc (ACC,
dEC)= 3s
 Tốc độ thấp (LSP)= 0Hz.
 Tốc độ cao (HSP)= 50Hz.
 Dòng nhiệt động cơ (ItH) = dòng điện danh định của động cơ (phụ thuộc vào công suất BBT)
 Dòng hãm động cơ (SdC) = 0.7x dòng danh định của BBT, thời gian hãm 0,5 giây
 Tự động điều chỉnh thời gian giảm tốc trong trường hợp quá áp lúc hãm (BrA=Yes)
 Không tự động khởi động sau khi bị lỗi (Atr=nO)
 Tần số đóng cắt của bộ nghịch lưu (SFr)= 4kHz
 Các ngõ vào logic:

Trang 10

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197



Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

- LI1, LI2 (vận hành 2 chiều): điều khiển 2-dây theo trạng thái, LI1=thuận, LI2=nghịch
(rrS=LI2)
- LI3, LI4: dùng để chọn 4 tốc độ đặt trước PS2=LI3, PS4=LI4 (tốc độ 1 = tốc độ tham
chiếu hoặc bằng 0, tốc độ 2 (SP2) = 10Hz, tốc độ 3 (SP3) = 15Hz, tốc độ 4 (SP4) =
20Hz).
- LI5-LI6: chưa gán chức năng.
 Các ngõ vào analog:
- AI1: tham chiếu tốc độ 0-10V (Fr1=AI1)
- AI2: cộng tham chiếu tốc độ 0±10V (Summing ref.2=AI2)
- AI3: 4-20mA chưa gán chức năng.
 Relay R1: tiếp điểm hở khi có lỗi (hoặc tắt nguồn BBT) (r1=Flt)
 Relay R2: chưa gán chức năng.
 Ngõ ra analog AOC: 0-20mA chưa gán chức năng.

Nếu những giá trị trên phù hợp với ứng dụng, thì BBT có thể được dùng mà không cần cài đặt.
Ghi chú:
 Ở cài đặt mặc định của nhà sản xuất, nếu có lệnh chạy (thuận hoặc nghịch), trước khi biến
tần được cấp nguồn thì biến tần sẽ không khởi động động cơ và hiển thị (nSt). Muốn biến
tần hoạt động, ta phải ngắt lệnh chạy, sau đó cấp lại lệnh chạy để biến tần bắt đầu khởi
động động cơ.
 Muốn biến tần tự khởi động khi được cấp lại nguồn sau khi mất nguồn (xem như có lệnh
chạy trước khi được cấp nguồn), ta chỉnh thông số tCt=LEL
 Khi test biến tần mà không có biến tần hoặc với động cơ công suất rất nhỏ so với công suất
biến tần, cần tắt chế độ bảo vệ lỗi mất pha ngõ ra (vào Flt→OPL=No)


Trang 11

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

2.2. CÁC MENU ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN ATV312

Hình 2.1. Menu điều khiển chính

Trang 12

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

2.3. TRỞ VỀ CÀI ĐẶT MẶC ĐỊNH CHO BIẾN TẦN ATV312

FCS
Trong menu FCS có các lựa chọn sau:
 nO: Chức năng không sử dụng.
 rEC1: Cấu hình hiện tại trở về cấu hình dự phòng trước đó được lưu bởi

SCS=Strl. RECl chỉ nhìn thấy nếu cấu hình dự phòng được lưu. FCS tự động
chuyển sang nO ngay khi cấu hình lưu xong.
 InI: cấu hình hiện tại trở về mặc định.
Nếu remote terminal được kết nối với bộ biến tần (BBT), các tùy chọn thêm sau
sẽ xuất hiện tương ứng với các file đã được nạp vào bộ nhớ EEPROM (0 tới 4
file): FIL1, FIL2, FIL3, FIL4. Nó cho phép thay cấu hình hiện tại bằng một
trong bốn cấu hình trên.
 Chú ý: Nếu nAd xuất hiện ngay khi FCS chuyển sang nO, nghĩa là việc thay cấu hình
chưa thực hiện được (ví dụ khác công suất BBT). Nếu ntr xuất hiện khi FCS chuyển
sang 0, nghĩa là việc chuyển cấu hình bị lỗi và phải dùng Ini để chuyển về mặc định.
Trong cả 2 trường hợp, kiểm tra cấu hình được chuyển trước khi thực hiện lại.
Để rECl, Ini và FL1 tới FL4 có hiệu lực, phím ENT phải được giữ 2 giây.

Trang 13

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

2.4. CÀI ĐẶT CHO BIẾN TẦN ATV312 CHẠY BẰNG BIẾN TRỞ

Ta chọn menu Set:
Ta điều chỉnh 2 thông số sau đây:
LSP

Tốc độ thấp (Tần số động cơ tại tham chiếu tối thiểu)


HSP

Tốc độ cao (Tần số động cơ tại tham chiếu tối đa)

Sau đó nhấn RUN và điều chỉnh tốc độ biến tần trên biến trở.
Các lệnh chi tiết khác trong Menu Set dược giảii thích trong bảng dưới đây:


Diễn giải

Phạm vi
điều chỉnh

Mặc định

RPI

0 tới HSP
Tham chiếu tốc độ bằng remote terminal
Thông số này chỉ xuất hiện khi LCC=YES hoặc nếu Fr1/Fr2=LCC và remote terminal được
gắn với biến tần. Trong trường hợp này LFr có thể truy cập bằng bàn phím của biến tần.
LFr được reset về 0 khi BBT ngắt nguồn.
0.0 tới 100%
0
Tham chiếu PI bên trong

ACC

Thời gian tăng tốc


LFr

AC2
dE2

dEC
LSP

0.1 tới 999.9
3 giây
giây
Định nghĩa thời gian tăng tốc từ 0 và tần số danh định FrS (thông số trong menu drC-)
0.1 tới 999.9
5 giây
Thời gian tăng tốc thứ 2
giây
0.1 tới 999.9
5 giây
Thời gian giảm tốc thứ 2
giây
0.1 tới 999.9
3 giây
Thời gian giảm tốc
giây
Định nghĩa thời gian giảm tốc giữa tần số danh định FrS và 0.
Phải kiểm tra rằng giá trị của
dEC không được quá nhỏ so với tải.
0 tới HSP
0Hz

Tốc độ thấp
(Tần số động cơ tại tham chiếu tối thiểu)
Tốc độ cao

LSP tới tFr

BFr

HSP

ItH

(Tần số động cơ tại tham chiếu tối đa): Kiểm tra cài đặt này phải phù hợp cho động cơ và ứng dụng
0.2 tới 1.5 In (1) phụ thuộc công
Bảo vệ nhiệt động cơ – dòng nhiệt tối đa
suất BBT
Đặt ItH bằng dòng danh định ghi trên nhãn động cơ. Xem
thêm OLL trang 61 để biết chi tiết về bảo vệ nhiệt.

Trang 14

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

2.5. CÀI ĐẶT CHO BIẾN TẦN ATV312 CHẠY BẰNG NÚM VẶN:


Bước 1: Ta chọn menu I-O:

tCC
Ta chọn LOC
LOC = điều khiển tại chỗ bằng nút trên biến tần ( RUN/STOP/RESET BBT) (không thấy được
nếu LAC=L3 )

Diễn giải
Mặc định
Điều khiển 2 dây/ 3 dây (chế độ điều khiển)

2C ATV31xxxA:
LOC

Cấu hình điều khiển:
2C = điều khiển 2 dây.
3C = điều khiển 3 dây.
LOC = điều khiển tại chỗ bằng nút trên biến tần ( RUN/STOP/RESET BBT)
(không thấy được nếu LAC=L3 )
tCC

**Điều khiển 2 dây: Trạng thái đóng mở của các ngõ vào logic điều khiển việc chạy
hoặc dừng. Ví dụ:
LI1: thuận. LIx: nghịch.
**Điều khiển 3 dây (điều khiển xung): Xung “thuận” hoặc “nghịch” điều khiển BBT
chạy, xung “dừng” điều khiển BBT dừng. Ví dụ:
LI1: dừng LI2: thuận LI3: nghịch
 Để thay đổi tCC nhấn ENT 2 giây. Điều này làm các chức năng sau trở về
mặc định: rr S, tCt và tất cả các chức năng ảnh hưởng tới các ngõ vào logic.


Trang 15

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

Bước 2: Tiếp theo ta chuyển sang menu CtL

Fr1
Ta chọn AIV1
Xong thoát ra ngoài (nhấn ESC), giữ MODE 3 giây.
Sau đó nhấn RUN và điều chỉnh núm vặn để thay đổi tốc độ của biến tần
Các menu khác trong CtL dược giải thích cụ thể trong bảng bên dưới.
AI1: tín hiệu tham chiếu từ ngõ vào analog AI1.
AI2: từ ngõ vào analog AI2.
AI3: từ ngõ vào analog AI3.
AIV1: núm xoay.
Nếu LAC=L2 hoặc L3, sẽ có thêm các lựa chọn sau:
Fr1

UPdt: (1) +/- tốc độ bằng LI.
UPdH: (1) +/- tốc độ bằng núm xoay.Khi hoạt động, BBT sẽ hiển thị tần số rFr (xem
trang 65). Nếu LAC=L3, sẽ có thêm các lựa chọn sau:
LCC: tham chiếu bằng remote terminal, thông số LFr trong menu SET- trang 16.
Ndb: tham chiếu bằng Modbus.

nEt: tham chiếu bằng network.

Trang 16

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

CHƯƠNG 3: CÁC MENU TRONG BIẾN TẦN ATV312
3.1 MENU SET:



Diễn giải
Tham chiếu tốc độ bằng remote terminal

LFr

Phạm vi điều
chỉnh
0 tới HSP

Mặc định

Thông số này chỉ xuất hiện khi LCC=YES hoặc nếu Fr1/Fr2=LCC và remote terminal được
gắn với biến tần. Trong trường hợp này LFr có thể truy cập bằng bàn phím của biến tần.

LFr được reset về 0 khi BBT ngắt nguồn.

RPI

Tham chiếu PI bên trong

0.0 tới 100%

0

ACC

Thời gian tăng tốc

0.1 tới 999.9 giây

3 giây

Định nghĩa thời gian tăng tốc từ 0 và tần số danh định FrS (thông số trong menu drC-)
AC2

Thời gian tăng tốc thứ 2

0.1 tới 999.9 giây

5 giây

dE2

Thời gian giảm tốc thứ 2


0.1 tới 999.9 giây

5 giây

Thời gian giảm tốc

0.1 tới 999.9 giây

3 giây

dEC
Định nghĩa thời gian giảm tốc giữa tần số danh định FrS và 0. Phải kiểm tra rằng giá trị của dEC
không được quá nhỏ so với tải.
tA1

tA2

tA3

tA4

Thời gian bắt đầu của đường cong tăng tốc t ùy
chỉnh khi rPt=CUS tính theo % của tổng thời gian
tăng tốc (ACC hoặc AC2)
Thời gian kết thúc của đường con g tăng tốc tùy
chỉnh khi rPt=CUS tính theo % của tổng thời
gian tăng tốc (ACC hoặc AC2)
Thời gian bắt đầu của đường cong giảm tốc tùy
chỉnh khi rPt=CUS tính theo % của tổng thời

gian giảm tốc (dEC hoặc dE2)
Thời gian kết thúc của đường cong giảm tốc tùy
chỉnh khi rPt=CUS tính theo % của tổng thời
gian giảm tốc (dEC hoặc dE2)

Trang 17

0 tới 100

10%

0 tới (100 -tA1)

10%

0 tới 100

10%

0 tới (100 -tA3)

10%

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312



Diễn giải

LSP

Tốc độ thấp

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh
Phạm vi điều
chỉnh
0 tới HSP

Mặc định

LSP tới tFr

BFr

0Hz

(Tần số động cơ tại tham chiếu tối thiểu)
HSP

Tốc độ cao

(Tần số động cơ tại tham chiếu tối đa): Kiểm tra cài đặt này phải phù hợp cho động cơ và ứng dụng
ItH

Bảo vệ nhiệt động cơ – dòng nhiệt tối đa

0.2 tới 1.5 In (1)


phụ thuộc công
suất BBT

0 tới 100%

20

Đặt ItH bằng dòng danh định ghi trên nhãn động cơ.
Xem thêm OLL để biết chi tiết về bảo vệ nhiệt.
Bù IR / tăng điện áp
Ufr

Với Uft = n hoặc nLd: bù IR
Với Uft = L hoặc P: tăng điện á p
Dùng để tối ưu hóa moment ở tốc độ thấp (tăng Ufr nếu moment không đủ). Giá trị của Ufr
phải không quá lớn nếu động cơ bị nóng nóng.
-

1 tới 100%
Độ lợi vòng lặp tần số
Khi thay đổi Uft (trang 21) sẽ làm cho Ufr trở về mặc định (20%)
Thông số chỉ có thể truy cập khi UFt (trang 21) = n hoặc nLd.
Thông số FLG điều chỉnh khả năng đáp ứng đặc tuyến
tốc độ của BBT tùy theo quán tính của tải. Độ lợi quá
lớn sẽ làm hoạt động không ổn định.

20

Độ ổn định vòng lặp tần số


20%

FLG

1 tới 100%

Thông số chỉ có thể truy cập khi UFt (trang 21) = n hoặc nLd.
Dùng để đưa động cơ về trạng thái ổn định sau khi vọt lố tốc độ (tăng
hoặc giảm) phụ thuộc vào đặc tính động học của máy. Tăng dần độ ổn
định để tránh quá tốc.
StA

Trang 18

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

Bù trượt

0 tới 150%

100

SLP


Thông số chỉ có thể truy cập nếu Uft (trang 21) = n hoặc nLd.
Dùng để điều chỉnh giá trị bù trượt phù hợp với tốc độ danh định của động cơ.
 Nếu độ trượt cài đặt < độ trượt thực: động cơ không chạy đúng tốc độ ở trạng thái ổn định.
 Nếu độ trượt cài đặt > độ trượt thực: động cơ bị quá bù và tốc độ sẽ không ổn định.

IdC

Mức dòng hãm DC, được kích hoạt bằng ngõ vào
logic hoặc được chọn trong chế độ dừng (2)

tdC

0 tới In (1)

0.7 In (1)

0.1 tới 30giây

0.5 giây

Tổng thời gian hãm DC được chọn trong chế độ dừng

tdC1

Thời gian hãm DC tự động

0.1 tới 30giây

0.5 giây


SdC1

Mức dòng hãm tự động

0 tới 1.2In (1)

0.7 In (1)

tdC2

Thời gian dòng hãm tự động thứ 2
0 tới 30 giây

0 giây

0 tới 1.2In (1)

0.5 In (1)

SdC2

Mức dòng hãm tự động thứ 2

JPF

Tần số cần bỏ qua
0 tới 500
0Hz
Dùng để tránh hoạt động dài ở các tần số bằng +/- 1 Hz của JPF. Chức năng này để tránh hoạt

động ở một tốc độ gây ra cộng hưởng. Đặt chức năng này là 0 tương đương như không sử dụng.

JF2

Tần số cần bỏ qua 2

0 tới 500

0Hz

Dùng để tránh hoạt động dài ở các tần số bằng +/- 1 Hz của JPF2. Chức năng này để tránh hoạt
động ở một tốc độ gây ra cộng hưởng. Đặt chức năng này là 0 tương đương như không sử dụng.
JGF
rPG
rIG
FbS
PIC
rP2
rP3
rP4
SP2
SP3
SP4
SP5
SP6
SP7
SP8
SP9
SP10
SP11

SP12
SP13
SP14
SP15
SP16

Tần số vận hành chế độ Jog
Độ lợi P của bộ điều khiển PI
Độ lợi I của bộ điều khiển PI
Hệ số nhân hổi tiếp của khâu hiệu chỉnh PI
Đảo chiều hiệu chỉnh của khâu hiệu chỉnh PI
Tham chiếu PI đặt trước thứ 2
Tham chiếu PI đặt trước thứ 3
Tham chiếu PI đặt trước thứ 4
Tốc độ đặt trước thứ 2
Tốc độ đặt trước thứ 3
Tốc độ đặt trước thứ 4
Tốc độ đặt trước thứ 5
Tốc độ đặt trước thứ 6
Tốc độ đặt trước thứ 7
Tốc độ đặt trước thứ 8
Tốc độ đặt trước thứ 9
Tốc độ đặt trước thứ 10
Tốc độ đặt trước thứ 11
Tốc độ đặt trước thứ 12
Tốc độ đặt trước thứ 13
Tốc độ đặt trước thứ 14
Tốc độ đặt trước thứ 15
Tốc độ đặt trước thứ 16


Trang 19

0 tới 10Hz
0.01 tới 100
0.01 tới 100/giây
0.1 tới 100
NO – YES
0 tới 100%
0 tới 100%
0 tới 100%
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz
0 tới 500Hz

10Hz
1
1/giây
1

NO
30%
60%
90%
10Hz
15Hz
20Hz
25Hz
30Hz
35Hz
40Hz
45Hz
50Hz
55Hz
60Hz
70Hz
80Hz
90Hz
100Hz

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

CL1


Giới hạn dòng ở ngõ ra của BBT
Dùng để giới hạn moment và nhiệt độ của động cơ

0.25 tới 1.5In (1)

1.5In (1)

CL2

Giới hạn dòng thứ 2

0.25 tới 1.5In (1)

1.5In (1)

tLS

Thời gian hoạt động ở tốc độ thấp

0 tới 999.9 giây

rSL

UFr2
FLG2
StA2
SLP2
Ftd

Ttd


Ctd

SdS

0 (không giới hạn
thời gian)
Hoạt động ở tốc độ thấp sau một khoảng thời gian định trước, động cơ sẽ tự động dừng. Động
cơ sẽ khởi động lại nếu tham chiếu tần số lớn hơn LSP và lệnh RUN vẫn còn hiện hữu.
Chú ý: giá trị 0 tương ứng với thời gian không giới hạn.
0 tới 100%
0
Ngưỡng khởi động lại (ngưỡng “thức giấc”)
Động cơ tự động chạy lại khi sai số giửa giá trị đặt và
giá trị hồi tiếp lớn hơn hoặc bằng rSL. Chức năng này
không hoạt động nếu tLS=0
0 tới 100%
20
Bù IR, motor 2
1
tới
100%
20
Độ lợi vòng lặp tần số, motor 2
1 tới 100%
20
Độ ổn định, motor 2
0 tới 150%
100%
Bù trượt , motor 2

BFr
0 tới 500Hz
Ngưỡng tần số động cơ mà tiếp điểm relay ( nếu
ngõ
ra
AOV=10V
R1 hoặc R2 = FtA) đóng hoặc
(nếu dO=StA)
100%
0 tới 118%
Ngưỡng nhiệt động cơ mà tiếp điểm relay ( nếu R1
hoặc R2= tSA) đóng hoặc ngõ ra AOV=10V ( nếu
dO=tSA)
In (1)
0 tới 1.5In (1)
Ngưỡng dòng động cơ mà tiếp điểm relay ( nếu R1
õ
ra
AOV=10V
(
R2=
ng
hoặc
CtA) đóng hoặc
nếu
dO=CtA)
30
0.1 tới 200
Hệ số tỷ lệ cho thông số hiển thị SPd1/SPd2/Spd3
(menu SUP- trang 65)

Dùng để hiển thị một giá trị tỷ lệ theo tần số ngõ ra rFr: như tốc độ máy, tốc độ động cơ v.v..
Nếu SdS1, SPd1 được hiển thị (độ phân giải 0.01)
Nếu 1Nếu SdS>10, SPd3 được hiển thị (độ phân giả i 1)
Nếu SdS>10 và SdS x rFr>9999:
Hiển thị của Spd3

có 2 số thập phân.

Ví dụ: Đối với 24.223 sẽ hiển thị là 24.22
- Nếu SdS>10 và SdS x rFr>65535, sẽ hiển thị là 65.54
Ví dụ: Hiển thị tốc độ cho động cơ 4 cực, 1500 v/p ở
tần số 50Hz: SdS = 30
SPd3 = 1500 ở rFr = 50Hz.
SFr

Tần số đóng cắt

2.0 tới 16 kHz

4kHz

Thông số này cũng có thể truy cập trong menu drC -

(1) In tương ứng với dòng danh địn h của BBT ghi trên nhãn.
(2) Chú ý: các cài đặt này không liên quan tới chức năng “hãm dòng DC tự động”
Các thông số này luôn xuất hiện, bất kể việc cài đặt trong các menu khác.
Các thông số này chỉ xuất hiện nếu các chức năng tương ứng được kích hoạt trong các
menu khác.


Trang 20

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

3.2. MENU drC-

Ngoại trừ tUn, thông số mà có thể cấp nguồn cho động cơ, các thông số chỉ có thể hiệu chỉnh trong chế
độ dừng, và không có lệnh RUN.
Phạm vi điều chỉnh

Mặc định



Diễn giải

bFr

Tần số động cơ tiêu chuẩn
50Hz: IEC
60Hz: NEMA

UnS


Điện áp động cơ danh định ghi trên nhãn

Theo công suất BBT

Theo công suất BBT

FrS

Tần số động cơ danh định ghi trên nhãn

10 tới 500Hz

50 Hz

Tỉ lệ

50

phải nhỏ hơn các giá trị sau:

Mặc định là 50Hz, hoặc đặt trước là 60Hz nếu bFr đặt là 60Hz.
nCr
nSP

COS

Dòn định mức động cơ ghi trên nhãn

Theo công suất
BBT

Tốc độ định mức động cơ ghi trên nhãn
0 tới 32760 v/p
Theo công suất
BBT
Từ 0 tới 9999 v/p sau đó từ 10.00 đến 32.76 ngàn vòng/phút.
Ngoài tốc độ danh định đôi khi nhãn động cơ còn ghi tốc độ đồng bộ và độ trượt theo Hz hoặc theo
%, khi đó tốc độ danh định được tính như sau:


Tốc độ danh định = tốc độ đồng bộ x



Tốc độ danh định = tốc độ đồng bộ x



Tốc độ danh định = tốc độ đồng bộ x

CosФ của động cơ ghi trên nhãn động cơ

Trang 21

0.25 tới 1.5In (1)

hoặc

(động cơ 60Hz)
0.5 tới 1


Theo công suất BBT

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312


Diễn giải

rSC

Điện trở stator trạng thái nguội

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh
Phạm vi điều chỉnh Mặc định
nO

nO: không kích hoạt chức năng. Dành cho các ứng dụng bình thường không đòi hỏi cao về khả
năng tải
InIt: kích hoạt chức năng. Để cải thiện hiệu suất ở tốc độ thấp bất kể trạng thái nhiệt của động
cơ. Bơm dòng để thực hiện auto tuning tính điện trở stator mỗi khi biến tần được cấp nguồn
XXXX: giá trị của điện trở stator trạng thái nguội được dùng theo mΩ.
Chú ý:
Chức năng này được sử dụng trong các ứng dụng nâng hạ.

Chức năng này chỉ được kích hoạt khi động cơ ở trạng thái nguội.

Khi rSC = InIt, thông số tUn sẽ tự động chuyển sang chế độ Pon. Tại lệnh RUN


kế tiếp, điện trở stator được đo bằng chế độ tự động điều chỉnh (auto tuning).
Thông số rSC sẽ tự thay đổi đến giá trị này (XXXX) rồi duy trì ở giá trị đó. TUn
vẫn được giữ ở Pon. Thông số rSC vẫn là InIt nếu chưa thực hiện chu trình đo của
auto tuning.
Giá trị XXXX có thể được gán trực tiếp và hiệu chỉnh bằng phím núm xoay

tUn

Tự động điều chỉnh điều khiển động cơ (auto
tuning)

nO

Các thông số của động cơ (UnS, nCr, nSP, COS) cần được cài đặt đúng trước khi thực hiện tự động
điều chỉnh.
nO: Tự động điều chỉnh không được thực hiện.
YES: Tự động điều chỉnh được thực hiện ngay lập tức, thông số này sẽ tự chuyển s ang dOnE
hoặc nO trong trường hợp bị lỗi (lỗi tnF được hiển thị nếu tnL=YES (xem trang 62).
dOnE: Dùng giá trị của lần cuối cùng tự động điều chỉnh.
rUn: Tự động điều chỉnh được thực hiện mỗi khi lệnh RUN thực hiện.
POn: Tự động điều chỉnh được thực hiện m ỗi khi cấp nguồn.
LI1 tới LI6: Tự động điều chỉnh được thực hiện khi ngõ vào logic được gán chuyển từ 0 → 1.
Chú ý:
tUn sẽ là POn nếu rSC khác nO.
Tự động điều chỉnh chỉ được thực hiện nếu không có lệnh nào được kích hoạt. Nếu chức năng
“dừng tự do” hoặc “dừng nhanh” được gán cho một ngõ vào logic nào đó thì ngõ vào này phải
đặt lên 1 (kích hoạt ở 0).
Tự động điều chỉnh có thể kéo dài 1 tới 2 giây. Không được ngắt, đợi tới khi hiển thị chuyển sang
“dOnE” hoặc “nO”.

Trong suốt quá trình tự động điều chỉnh động cơ hoạt động ở dòng định mức.

tUS

Trạng thái tự động điều chỉnh (chỉ đọc)

tAb

tAb: điện trở stator chuẩn dùng để điều khiển động cơ.
PEnd: Tự động điều chỉnh được yêu cấu nhưng chưa thực hiện.
PrOG: Đang tự động điều chỉnh.
FAIl: Tự động điều chỉnh bất thành.
dOnE: Điện trở stator đo bằng chức năng tự động điều chỉnh dùng để điều khiển động cơ.
Strd: Điện trở stator trạng thái nguội (rSC khác nO) được dùng để điều khiển động cơ.

Trang 22

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312
UFt

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

Chọn luật điều khiển

n


L: Moment cố định (luật U/f) cho các động cơ đấu song song hoặc các động cơ đặc biệt.
P: Moment biến đổi: các ứng dụng bơm và quạt.
n: Điều khiển vector từ thông không cảm biến cho các ứng dụng moment cố định.
nLd: Tiết kiệm năng lượng, dùng cho các ứng dụng moment biến đổi ( dùng luật điều khiển P khi
không tải và luật n khi có tải).
Điện áp

Tần số



Diễn giảI

nrd

Giảm tiếng ồn

Phạm vi điều chỉnh Mặc định
YES

YES: Tần số với sự điều biến ngẫu nhiên
nO: Tần số cố định
Điều biến tần số ngẫu nhiên sẽ ngăn ngừa các tiếng ồn có thể xảy ra ở tần số cố định.
SFr

Tần số đóng cắt (2)

2.0 tới 16kHZ

4kHz


Tần số này có thể điều chỉnh để giảm tiếng ồn động cơ
Nếu tần số được đặt cao hơn 4 kHz, trong trường hợp nhiệt độ BBT tăng lên, BBT sẽ tự động
giảm tần số đóng cắt xuống và tự tăng lên khi nhiệt độ trở về bình thường.
tFr

Tần số ngõ ra tối đa

10 tới 500Hz

60Hz

Mặc định là 60 Hz, hoặc đặt trước là 72Hz nếu bFr đặt là 60Hz
SrF

Sử dụng bộ lọc vòng lặp tốc độ

nO

nO: Bộ lọc vòng lặp tốc độ được kích hoạt (ngăn ngừa tham chiếu bị vọt lố).
YES: Bộ lọc vòng lặp tốc độ bị khoá (dùng trong các ứng dụng điều khiển vị trí, để tăng tốc độ
đáp ứng và tham chiếu có thể bị vọt lố).

Trang 23

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

SCS

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

Lưu cấu hình (1)

nO

nO: Không sử dụng chức năng.
Str1: Lưu cấu hình hiện tại (không lưu kết quả của tự động điều chỉnh) vào EEPROM. SCS tự
động chuyển sang nO ngay sau khi cấu hình được lưu xong. Chức năng này dùng để lưu cấu hình
khác vào cấu hình hiện tại.
Khi xuất xưởng BBT, cấu hình hiện tại và cấu hình dự phòng đều được cài là cấu hình mặc định.

Nếu remote terminal được kết nối với BBT, các tùy chọn thêm sau sẽ xuất hiện: FIL1, FIL2,
FIL3, FIL4 (dữ liệu có sẵn trong bộ nhớ EEPROM của remote terminal). Chúng có thể được
dùng để lưu 4 cấu hình khác nhau và còn có thể truyền sang các BBT khác cùng công suất.
SCS sẽ tự động chuyển sang nO ngay sau khi lưu xong.

FCS

Trở về mặc định/ phục hồi cấu hình (1)

NO

nO: Chức năng không sử dụng.
rEC1: Cấu hình hiện tại trở về cấu hình dự phòng trước đó được lưu bởi SCS=Strl. RECl chỉ
nh ìn thấy nếu cấu hình dự phòng được lưu. FCS tự động chuyển sang nO ngay khi cấu hình
lưu xong.
InI: cấu hình hiện tại trở về mặc định.


Nếu remote terminal được kết nối với BBT, các tùy chọn thêm sau sẽ xuất hiện tương ứng
với các file đã được nạp vào bộ nhớ EEPROM (0 tới 4 file): FIL1, FIL2, FIL3, FIL4. Nó
cho phép thay cấu hình hiện tại bằng một trong bốn cấu hình trên.
Chú ý: Nếu nAd xuất hiện ngay khi FCS chuyển sang nO, nghĩa là việc thay cấu hình chưa thực
hiện được (ví dụ khác công suất
BBT). Nếu ntr xuất hiện khi FCS chuyển sang 0, nghĩa là việc chuyển cấu hình bị lỗi và phải
dùng Ini để chuyển về mặc định. Trong cả 2 trường hợp, kiểm tra cấu hình được chuyển
trước khi thực hiện lại.
Để rECl, Ini và FL1 tới FL4 có hiệu lực, phím ENT phải được giữ 2 giây.

CFG

Chọn cấu hình cài đặt sẵn (1)
SIS: cấu hình start/stop đơn giản, với cấu hình này các ngõ
vào/ra có chức năng sau LI1,LI2: chạy/đảo chiều. LI3 đến
LI6: chưa được cài đặt chức năng
AI1: tham chiếu tốc độ(0-10V)
AI2, AI3: chưa được cài đặt
Ngõ ra analog AOC: 0-20mA:chưa cài đặt
Relay R1: tiếp điểm hở ra khi có lỗi; Relay R2:chưa cài đặt
Std: cấu hình mặc định của nhà sản xuất.

(1) SCS và FCS có thể truy cập được ở một vài menu nhưng chúng có liên quan đến tất cả các menu
và các thông số một cách tổng thể.
(2) Thông số này có thể được truy cập vào ở menu (SEt -).

Trang 24

Nguyễn Tấn Tài – B1306195

Nguyễn Thành Tâm – B1306197


Tìm hiểu biến tần ATV312

GVHD: Th.s Trần Lê Trung Chánh

3.3. MENU I-O

Các thông số có thể được thay đổi khi BBT dừng và không có lệnh RUN.


Diễn giải
Mặc định
Điều khiển 2 dây/ 3 dây (chế độ điều khiển)
2C ATV31xxxA:
Cấu hình điều khiển:
LOC
2C = điều khiển 2 dây.
3C = điều khiển 3 dây.
LOC = điều khiển tại chỗ bằng nút trên biến tần ( RUN/STOP/RESET BBT) (không thấy được
nếu LAC=L3 )
**Điều khiển 2 dây: Trạng thái đóng mở của các ngõ vào logic điều khiển việc chạy hoặc dừng.
Ví dụ:
LI1: thuận. LIx: nghịch.

tCC

**Điều khiển 3 dây (điều khiển xung): Xung “thuận” hoặc “nghịch” điều khiển BBT chạy,
xung “dừng” điều khiển BBT dừng. Ví dụ:

LI1: dừng
LI2: thuận
LI3: nghịch
Loại điều khiển 2 dây (thông số chỉ truy cập được nếu tCC=2C)

tCt

LEL: trạng thái 0 hoặc 1 liên quan tới chạy hoặc dừng.
Trn: Một thay đổi trạng thái (xung cạnh lên hoặc xuống) sẽ bắt đầu một lệnh, điều này tránh
thay
ENT
2 giây.
Điều này làm các chức năng sau trở về mặc định: rr S,
khởi Để
động
lại đổi
đột tCC
ngộtnhấn
sau khi
ngắt
nguồn.
tCt

tất
cả
các
chức
năng
ảnh
hưởng

tới
cáchoặc
ngõ dừng,
vào logic.
PFO: Trạng thái 0 hoặc 1 liên quan tới chạy
nhưng chiều thuận luôn ưu tiên hơn
chiều nghịch.
Chọn chiều nghịch bằng ngõ vào logic

rrS

Trn

Nếu tCC = 2C: LI2
Nếu tCC = 3C: LI3
Nếu tCC = LOC: nO

Nếu rrS = nO, chiều nghịch được chọn, bằng một áp âm trên AI2 chẳng hạn.
nO: chưa gán.
LI2: ngõ vào logic LI2, có thể truy cập nếu tCC=2C.
LI3: ngõ vào LI3 LI4: ngõ vào LI4
LI5: ngõ vào LI5
LI6: ngõ vào LI6

Trang 25

Nguyễn Tấn Tài – B1306195
Nguyễn Thành Tâm – B1306197



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×