Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 112 trang )

Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

Lời cảm ơn
Bằng lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
TS. Nguyễn Thị Nương, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động
viên em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
trong tổ văn học Việt Nam và nhóm văn học Việt Nam trung đại đã giảng dạy
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu tại trường.
Xin cảm ơn phòng sau Đại học, thư viện trường Đại học sư phạm Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, tìm tài liệu và bảo
vệ luận văn.
Cuối cùng là lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên, động viên,
chia sẻ giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua, là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thêm


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ............................................................. 11
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 11
5. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 12
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12


NỘI DUNG..................................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KÝ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM.............. 13
1.1. Tìm hiểu khái niệm .................................................................................. 13
1.1.1. Thể loại ký và đặc điểm cơ bản của ký trung đại Việt Nam............. 13
1.1.2. Bút pháp trữ tình trong ký trung đại Việt Nam................................. 16
1.2. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của thể loại ký trung đại Việt Nam.18
1.2.1. Cơ sở hình thành ............................................................................... 18
1.2.2. Các giai đoạn phát triển .................................................................... 23
1.3. Khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh ký sự.............. 27
1.3.1. Giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác .................................................... 27
1.3.2. Giới thiệu về tác phẩm Thượng kinh ký sự ...................................... 31
Tiểu kết: .......................................................................................................... 36
CHƢƠNG 2: BÚT PHÁP TRỮ TÌNH TRONG THƢỢNG KINH KÝ SỰ
QUA HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ .................................................................... 37
2.1. Tâm hồn tinh tế, rộng mở trước thiên nhiên ............................................ 37
2.1.1. Thiên nhiên trên đường đi ................................................................. 38
2.1.2. Thiên nhiên chốn kinh thành............................................................. 44
2.1.3. Thiên nhiên nơi quê nhà .................................................................... 48

1


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

2.2. Tình cảm phong phú, sâu sắc trước con người và cuộc sống .................. 51
2.2.1. Tình cảm với người thân ................................................................... 51
2.2.2. Tình cảm với bạn bè và người quen.................................................. 55
2.2.3. Thái độ ân cần với người bệnh.......................................................... 61
2.3. Cái nhìn sâu sắc, hài hước trước bức tranh hiện thực trong phủ chúa...................64
Tiểu kết: .......................................................................................................... 71

CHƢƠNG 3: BÚT PHÁP TRỮ TÌNH TRONG THƢỢNG KINH KÝ SỰ
QUA MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ..................................... 72
3.1. Thể loại..................................................................................................... 72
3.2. Ngôn từ, hình ảnh ..................................................................................... 80
3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm................................................ 80
3.2.2. Hình ảnh phong phú, giàu chất thơ ................................................... 85
3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 88
3.3.1. Giọng ngậm ngùi, nhẹ nhàng, tha thiết ............................................. 88
3.3.2. Giọng suy tư triết lí ........................................................................... 95
3.3.3. Giọng chua xót, phê phán ................................................................. 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104

2


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế kỷ XVIII – nửa đầu XIX là thời kỳ lịch sử Việt Nam có nhiều
biến động dữ dội. Nhưng đây cũng là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ và
thu được nhiều thành tựu lớn ở các thể loại. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự
hoàn thiện của thể ký. Có thể nói, với những bước tiến về mặt nội dung cũng
như nghệ thuật, ký trung đại thời kì này không chỉ phản ánh kịp thời hiện thực
sôi động của xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, mà còn góp thêm một bước
tiến đáng kể vào sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Nghiên cứu
thể ký trong giai đoạn này, do đó, không chỉ giúp ta nắm được tiến trình vận
động của văn học trung đại, mà còn hiểu sâu sắc hơn diện mạo xã hội phong
kiến Việt Nam.

1.2. Thượng kinh ký sự được coi là dấu mốc quan trọng trong tiến trình
phát triển của thể loại ký trung đại trên cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật. Qua tác phẩm, Lê Hữu Trác không chỉ phản ánh một cách thời sự hiện
thực xã hội đương thời nhằm thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của tác
giả về xã hội, con người và cuộc đời. Với lối viết trữ tình, tác giả còn tạo nên
sự đặc sắc và sức bứt phá của Thượng kinh ký sự so với những tác phẩm ký đi
trước cũng như cùng thời, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nghệ thuật
viết ký trung đại. Nghiên cứu Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của
Lê Hữu Trác, người viết muốn tìm hiểu một khía cạnh nổi bật trong nghệ
thuật viết ký của tác giả, nhằm lí giải sự hấp dẫn vượt thời của tác phẩm ngay
cả trong đời sống hôm nay.
1.3. Thượng kinh ký sự được giảng dạy ở cả ba cấp học trong nhà
trường: bậc học phổ thông, cao đẳng và đại học. Đặc biệt, đoạn trích Vào phủ
chúa Trịnh là một trong những trích đoạn hay nhất của tác phẩm và được đưa
vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn lớp 11 (cả hai ban). Do đó, nghiên

1


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

cứu Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác góp phần
cung cấp những kiến thức hữu ích cho giáo viên trong quá trình giảng dạy ở
trường phổ thông và còn giúp các em học sinh có điều kiện tiếp cận sâu sắc
hơn tác phẩm. Qua đó, các em thấy được cái hay cái đẹp trong nghệ thuật viết
ký trung đại qua một tác phẩm văn học tiêu biểu. Vì vậy, đề tài không chỉ có ý
nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn.
Những lí do trên đã trở thành động lực để chúng tôi lựa chọn thực hiện
đề tài Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm Thượng kinh ký sự
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác đã sớm được các nhà nghiên cứu
chú ý nhưng chủ yếu dừng ở mức độ khái quát về các giá trị nội dung và nghệ
thuật mà chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nó, nhất là ở
phương diện nghệ thuật.
Đến thời điểm hiện nay, có bốn bản dịch Thượng kinh ký sự của các
học giả: Nguyễn Trọng Thuật, Phan Võ, Bùi Hạnh Cẩn và Vũ Văn Đình với
lời mở đầu giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
Trước hết, bản dịch của Nguyễn Trọng Thuật với nhan đề Một tập du
ký của cụ Lãn Ông. Dịch giả đã nhìn nhận, đánh giá Lê Hữu Trác ở các
phương diện “danh nho”, “danh y”, “văn sĩ”, “đạo đức văn chương”, “đức
nghiệp”. Nguyễn Trọng Thuật cho rằng: “Quyển du kí ấy vừa thơ vừa kí, văn
thái phong lưu, thật là một cuốn du kí kiệt tác mới xuất hiện ở trong học giới
Việt Nam ta xưa nay” [70 - 200].
Trong lời giới thiệu ở bản dịch Thượng kinh ký sự, Phan Võ đã cho người
đọc thấy hoàn cảnh lịch sử mà Lê Hữu Trác viết Thượng kinh ký sự, khẳng định
ông là “một nhà văn lỗi lạc”. Dịch giả nhận thấy “ngoài giá trị văn học tập ký sự
còn là một sử liệu vô giá. Vì thế, tác giả có nhận định đặc biệt: “Đây là một thiên

2


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

phóng sự duy nhất của văn học cổ viết về người thực, việc thực một cách sinh
động với lối hành văn giản dị, tinh tế” [72- 11].
Dịch giả Bùi Hạnh Cẩn ngay lần tái bản đầu tiên (1977), trong lời nói
đầu cũng nhận ra Thượng kinh ký sự “là một tác phẩm hay, không những lối
viết giản dị, sinh động mà còn cung cấp cho người đọc rất nhiều hiểu biết về
Hà Nội thời Lê Mạt” [73].

Năm 1993, trong lời giới thiệu ở đầu bản dịch, Vũ Văn Đình đã đánh giá
Thượng kinh ký sự “là một áng văn rất đáng chú ý. Văn thơ của ông (Lê Hữu
Trác) ở đây đượm vẻ cao quý của kẻ ẩn dật, chứa đựng tư tưởng xuất tục”
[74- 2].
Trong khuôn khổ các bài viết giới thiệu bản dịch trên đây, các dịch giả
đã có những nhận xét ban đầu về Lê Hữu Trác và Thượng kinh ký sự. Từ đó
giúp người đọc và các nhà nghiên cứu có điều kiện so sánh, đối chiếu để
chiếm lĩnh sâu hơn về nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Đặc biệt, những nhận
định của Phan Võ ở đầu bản dịch về thể loại ký dù còn sơ lược nhưng cũng có
ý gợi mở để người viết triển khai luận văn.
Ngoài những bài giới thiệu nói trên, ở các cuốn từ điển, giáo trình, công
trình văn học, các nhà nghiên cứu đã có những bài viết giới thiệu ngắn gọn,
khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh ký sự.
Năm 1943, trong công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng
Hàm, tác giả đã xếp Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác vào mục truyện ký
cùng với Công dư tiệp kí , An Nam thống nhất chí…
Ở công trình Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của nhóm Lê
Quý Đôn, các tác giả chưa chú trọng nhiều đến bộ phận văn học chữ Hán.
Trương Chính cũng đã nói về Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh ký sự
nhưng mới có những nhận xét sơ lược như sau: “vốn là danh y, nhưng cũng là
tác giả của tập kí ức rất quý Thượng kinh ký sự (chép việc lên kinh); “Quyển

3


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

này viết rất tỉ mỉ, ghi chép lại được nhiều chuyện về phong tục và tình trạng
xã hội của ta thời bấy giờ” [20 – 329].
Năm 1961, trong công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên,

Phạm Thế Ngũ đã dùng thuật ngữ “truyện kí” để chỉ chung các tác phẩm và
phân chia thành bốn loại: truyện ngắn, truyện kí, truyện thơ diễm tình, truyện
dài du kí và truyện dài lịch sử. Tác giả đưa Thượng kinh ký sự vào nhóm
truyện dài du kí và đánh giá là “thiên du ký độc nhất vô nhị”, “viết theo lối du
ký, theo thời gian chép việc trước sau, không phân chương mục” [48 – 175].
Công trình chú ý đến giá trị phản ánh hiện thực xã hội của tác phẩm. Ông cho
rằng: Thượng kinh ký sự nhiều đoạn như một cuốn phim lịch sử phản ánh khá
đầy đủ, chân thực về cuộc sống của bậc đế vương: “Tác giả dẫn chúng ta đi
dự cuốn phim xa xưa của một giai đoạn lịch sử với sân khấu là đất Thăng
Long cổ kính. Bao nhiêu cảnh tượng của một thời huy hoàng sống lại dưới
thời một ngòi bút ký sự đôi khi tỏ ra rất tinh tế” [48 – 192]. Trong công trình
này, nhà nghiên cứu cũng nhận xét sơ lược về “bóng dáng rộng rãi của con
người tác giả”. Như vậy, Phạm Thế Ngũ chủ yếu phản ánh nội dung tác phẩm
chưa chú ý nhiều đến hình tượng tác giả.
Năm 1970, trong công trình Thân thế và sự nghiệp y học của Hải
Thượng Lãn Ông của Nguyễn Văn Thang, Lê Trần Đức và công trình Tìm
hiểu kho sách Hán Nôm (tập I) của Trần Văn Giáp, các tác giả đều đề cập tới
nội dung hiện thực của Thượng kinh ký sự và nhận thấy nhà văn đã “thổ lộ
tâm tình của mình” ở đó. Đặc biệt, Trần Văn Giáp đã khẳng định Thượng kinh
ký sự có thể “xếp ngang hàng với các sách dã sử quý giá nhất của Việt Nam
về cuối Lê” [22- 401].
Năm 1970, nhân kỉ niệm 250 năm ngày sinh của Hải Thượng Lãn Ông
Lê Hữu Trác, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử có đăng bài viết của Văn Tân với
nhan đề “Thử tìm hiểu nhà y học nổi tiếng Việt Nam hồi thế kỉ XVIII”, số

4


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác


135. Ở đây, Văn Tân nhấn mạnh Thượng kinh ký sự “là một hồi ký của thế kỉ
XVIII được đánh giá cao”, Lê Hữu Trác đã phác hoạ lại “bức tranh đời sống
xa hoa, dâm ô, đồ truỵ” [60- 23]của giai cấp thống trị đương thời. Tác giả bài
viết cũng khẳng định: “Lê Hữu Trác là nhà văn học có giá trị của thế kỉ
XVIII”. Cũng trong số tạp chí 135 này, Nguyễn Đổng Chi có bài viết “Tinh
thần khoa học và tinh thần phục vụ quần chúng của Hải Thượng Lãn Ông
Lê Hữu Trác”, tác giả đã đánh giá về nhân cách, y đức, thái độ làm việc của
Lãn Ông. Từ đó khẳng định: “Lê Hữu Trác xứng đáng là một nhân vật lỗi lạc,
toàn diện có thể sánh được với nhiều danh nhân ở thế giới” [4]. Trong các bài
viết, các tác giả chủ yếu ca ngợi tài năng của Lê Hữu Trác và phản ánh nội
dung tác phẩm chưa chú ý đến nghệ thuật.
Ngoài ra, Thượng kinh ký sự còn được đề cập trong các giáo trình, công
trình nghiên cứu khác như: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đến nửa đầu XIX
của Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Lộc (1962) và Văn học Việt Nam thời phong
kiến của Hoàng Hữu Yên (1975). Ở đây, tác phẩm chỉ xuất hiện dưới phạm vi
liệt kê dẫn chứng để minh hoạ cho các nhận định trong bài khái quát tình hình
văn học.
Năm 1977, trong Tổng tập văn học Việt Nam (tập 7), Bùi Duy Tân đưa ra
nhận định: “Đến Thượng kinh ký sự thì loại văn ký sự đã có một thành tựu đặc
sắc” với “một tâm hồn giàu cảm xúc, bút pháp tinh tế, kín đáo” [57- 21] và miêu
tả ghi chép rất thực.
Năm 1980, trong Lịch sử văn học Việt Nam (tập 1), các nhà nghiên cứu
đã đánh giá tác phẩm ở góc độ phong cách: “Lê Hữu Trác đã bỏ xa phong
cách khoa trương, bay bướm hay xu hướng truyền kì để ghi lại những câu
chuyện bình thường, có thật trong đời sống hàng ngày, không phải của một vĩ
nhân xa lạ nào mà của chính ngay bản thân mình” [40- 320]. Tác giả đã nhận
xét tác phẩm Thượng kinh ký sự là một “kí sự”, “ghi lại những câu chuyện

5



Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

bình thường, có thật trong đời sống hàng ngày” chứ không phải là những câu
chuyện truyền kì, quái đản như trong các truyện “truyền kì” trước đó. Thượng
kinh ký sự ra đời vừa tạo nên “sự chuyển biến về quan niệm văn chương”- đó
là văn học gắn liền với hiện thực, phản ánh hiện thực, vừa có giá trị mở đầu
cho lối viết ký sự hiện đại. Tuy nhiên đây mới chỉ là những nhận xét khái
quát, sơ lược về tác phẩm ở góc độ phong cách và sự chuyển biến trong quan
niệm văn chương.
Năm 1989, trong công trình Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn
Du, Đỗ Đức Dục nhấn mạnh Thượng kinh ký sự “là thiên ký sự dài nóng hổi
hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam”. Tác giả đã đề cập đến tâm sự của Lê
Hữu Trác “mà thực chất là trần thuật và phân tích tâm lí khá sâu và ít có. Bên
cạnh phần tâm sự đó nổi bật bức tranh xã hội vẽ lên cảnh kiêu sa đồi bại, tàn
tạ và sự sụp đổ đột ngột như sét đánh của cung đình phong kiến họ Trịnh mà
dường như Lê Hữu Trác đã linh cảm thấy trước” [15- 156]. Như vậy, công
trình mới chỉ nêu khái quát về Thượng kinh ký sự là tiêu biểu cho thể loại ký
cùng với truyện Nôm và tiểu thuyết lịch sử có sự phát triển rực rỡ. Tác giả
cũng đã có nhận đinh về Thượng kinh ký sự nhưng mới chỉ sơ lược.
Trong Từ điển văn học (1983) và Từ điển Việt Nam từ nguồn gốc đến
hết thế kỉ XIX (1997), các tác giả đều khẳng định vị trí đặc biệt của Thượng
kinh ký sự trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu
thế kỷ: “một tập ký sự chữ Hán có giá trị lớn đứng sau Hoàng Lê nhất thống
chí”. Qua tác phẩm này, Lê Hữu Trác muốn tự thể hiện mình “như một ẩn sĩ,
sau thử thách giữ được lý tưởng mình đã lựa chọn” [1- 588].
Năm 1997, ở Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Trần Nghĩa đã
xếp “du ký” của Lê Hữu Trác vào bảng phân loại chung của tiểu thuyết chữ
Hán Việt Nam. Ông cũng nhắc lại ý kiến của các vị tiền bối trước kia rằng sự


6


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

kết hợp hài hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp trữ tình đã gây xúc động
cho người đọc trước hình tượng tác giả.
Vào năm 1999, trong công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XVIII – đầu thế kỉ XIX của Nguyễn Lộc, tác giả đánh giá: “Thượng kinh ký
sự là một tập bút ký đặc sắc của nhà y học nổi tiếng Lê Hữu Trác, ghi lại
những điều tai nghe mắt thấy và tâm trạng của ông trong chuyến ra kinh
thăm bệnh cho thế tử Trịnh Cán”. Đó là “tâm trạng của một con người cực kì
bất mãn đối với xã hội đương thời” [42- 53], cảm thấy mình “chẳng khác gì
một người tù” nhưng đây cũng là người “có cảm xúc tinh tế” [42- 95].
Năm 1999, trong công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam, Trần Đình Sử đặt vấn đề tìm hiểu Thượng kinh ký sự trên phương diện
thể loại. Ở phần thứ hai, chương III, tác giả đã chia các thể văn Hán thành tám
nhóm và thể loại ký thuộc nhóm cuối cùng gồm có tạp ký và ký sự. Tác giả
nhận xét: “Đây thực sự là một tập ký đầy tính văn học – thuật việc tả lòng hết
sức chặt chẽ, miêu tả thì quan sát tinh tường, tỏ lòng thì thành thực trung
hậu, làm hiện lên rõ ràng một nhân cách thanh cao, trong sạch” [53- 278].
Chính Thượng kinh ký sự là tác phẩm tiêu biểu: “đánh dấu trình độ ký văn
học cổ điển Việt Nam đạt đến trình độ cao, có tính chất đột phá, sáng tạo”
[53- 279]. Tác giả đánh giá cao vai trò của tập ký sự “đúng như thiên ký sự
hiện đại” và thấm đẫm tính văn chương.
Các luận án, luận văn cũng đề cập đến những khía cạnh khác nhau trong
Thượng kinh ký sự: Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Ngọc Lan (2002) Ký văn
xuôi chữ Hán thế kỷ XVIII – XIX, luận văn thạc sĩ Chân dung Lê Hữu Trác
qua Thượng kinh ký sự (2004) của Phạm Thuý Hằng, luận văn thạc sĩ Nghệ
thuật tự sự trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (2007) của Nguyễn

Phú Tạo. Các các tác giả mới chỉ đi sâu tìm hiểu về thể loại ký, nội dung tác
phẩm Thượng kinh ký sự, tìm hiểu phương diện của nghệ thuật là nghệ thuật

7


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

tự sự. Các vấn đề đưa ra vẫn chưa lý giải thấu triệt còn nhiều vấn đề để ngỏ
chưa được quan tâm xem xét.
Như vậy có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã nêu lên, đặt ra, khái quát
được nhiều vấn đề ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật nhưng chưa
có công trình nào đề cập đến bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự. Vì
vậy, người viết thực hiện đề tài bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của
Lê Hữu Trác với mong muốn làm rõ hơn những giá trị của tác phẩm.
2.2. Lịch sử nghiên cứu bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự
Bút pháp trữ tình là một phương diện nghệ thuật có vai trò rất lớn làm
nên thành công Thượng kinh ký sự. Tuy nhiên, phương diện nghệ thuật này
mới chỉ được các nhà nghiên cứu giới thiệu sơ lược trong một số bài viết.
Trong công trình Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1959) của Văn
Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi, các nhà nghiên cứu đặc biệt là
Nguyễn Đổng Chi đã phân tích và tìm hiểu cụ thể tác giả Lê Hữu Trác và tác
phẩm Thượng kinh ký sự với bốn điểm chính: “Cuộc đời và tác phẩm của Lê
Hữu Trác”; “Nội dung của Thượng kinh ký sự”; “Tư tưởng và tình cảm của
Lê Hữu Trác”; “Nghệ thuật của Lê Hữu Trác”. Tác giả đã khẳng định: “Về
nội dung và hình thức, nó vượt hẳn loại sách ký sự hay du ký không những
đương thời mà còn cả sau đó nữa” [59 - 201]. Đặc biệt, Lê Hữu Trác không
chỉ chú ý ghi chép lại những sự việc tai nghe mắt thấy mà “phần chủ yếu của
tác giả là nói lên tư tưởng và nhất là tình cảm của mình. Đây là phần mà tác
giả dụng tâm nhất. Bởi vì luôn luôn tác giả tự nói đến mình. Tác giả không

quan sát và phân tích sự việc mà trái lại mượn sự việc để giãi bày cái tôi của
tác giả” [59 - 204]. Nguyễn Đổng Chi cũng rất hài hước khi so sánh “trong
lúc ngòi bút tả thực còn hiếm hoi trên văn đàn phong kiến thì tác phẩm ấy
xuất hiện như một con phượng hoàng giữa đàn gà” [59 - 214]. Tác giả đã
đánh giá cao Thượng kinh ký sự không chỉ trên phương diện nội dung mà còn

8


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

cả nghệ thuật. Nguyễn Đổng Chi đã đưa ra nhiều kết luận có giá trị khoa học
mở ra hướng đi cho nhiều nhà nghiên cứu.
Vào đầu những năm 60, Nguyễn Huệ Chi đã cho ra mắt bạn đọc hai bài
báo: “Mấy suy nghĩ về thơ văn Lê Hữu Trác”, đăng trên Tạp chí Văn học,
số 1 /1964 và “Lê Hữu Trác và con đƣờng của ngƣời trí thức trong cơn
phong ba nửa cuối thế kỉ XVIII”, Tạp chí Văn học, số 6 /1970. Ngoài việc
đánh giá Thượng kinh ký sự là một cuốn “bút ký đặc sắc”, “rất hiếm thấy
trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII” [5- 74], tác giả còn phát hiện “toàn tác
phẩm là một tiếng vang sâu kín của tâm hồn Lê Hữu Trác”. Tác giả cũng giúp
người đọc “khám phá ra sự phong phú nhiều vẻ của thế giới tâm hồn Lê Hữu
Trác” với những bi kịch, những xung đột, đấu tranh trong tư tưởng của cụ Lãn
Ông. Nguyễn Huệ Chi nhận thấy tác phẩm này được viết dưới “một cảm hứng
chủ đạo là tinh thần thoái thác công danh”, đồng thời thấy được “hai mặt hiện
thực và trữ tình quyện chặt với nhau làm thành một phong cách độc đáo”. Từ
đó, tác giả bài viết kết luận Lê Hữu Trác có “một tâm hồn giàu chất thơ và sức
sống” và nhấn mạnh Thượng kinh ký sự “là cuốn bút ký có lẽ thuộc vào loại ra
đời sớm nhất trong thế kỉ XVIII của văn học Việt Nam” [5- 80]. Đây là công
trình đã trực tiếp đề cập đến khía cạnh nghệ thuật trữ tình nhưng mới ở phạm vi
nhỏ hẹp chưa bao quát được hết tác phẩm do đó tính hệ thống chưa cao. Ở bài

báo sau, Nguyễn Huệ Chi khẳng định: “Thượng kinh ký sự trước hết còn là tâm
trạng: bàng hoàng thao thức đấu tranh với mình, chống lại mọi cám dỗ, tìm
mọi cách để được trở về”. Nhà nghiên cứu cũng nói nhiều đến cuộc đời tận tuỵ
của lương y Lãn Ông và cũng đánh giá tác phẩm này ở phương diện nghệ thuật
như “ngòi bút sắc nét”, trung thành với “hiện thực phản ánh”.
Trong các công trình Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (2001) và
Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam (2007) của Nguyễn Đăng
Na, tác giả đã có cái nhìn khá đầy đủ về thể loại ký: quá trình hình thành, phát

9


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

triển, đặc trưng thể loại và những nhận xét, đánh giá khá độc đáo về tác phẩm
Thượng kinh ký sự. Ông cho rằng: “Thượng kinh ký sự là tác phẩm ký nghệ
thuật đích thực đầu tiên của Việt Nam. Nó không chỉ là đỉnh cao, là sự hoàn
thiện thể ký Việt Nam thời trung đại, mà còn là mực thước cho lối viết ký sau
này”[45- 46]. Tác phẩm được xây dựng bằng một hệ thống sự kiện đơn giản,
được ghi chép theo thời gian đang diễn ra, đè nặng lên tâm trạng Lê Hữu
Trác. Đằng sau những sự kiện đơn giản, được ghi chép theo kiểu nhật kí ấy là
tâm trạng, là nỗi lòng, là tâm sự của một thầy thuốc, một nhà văn, nhà thơ tài
hoa. Chính vì lẽ đó, tác phẩm không chỉ mang tính chất là một ký sự, mà còn
được xem là một nhật ký, du ký, ký phong cảnh. Đó chính là sự độc đáo
của một tác phẩm có sự đan xen giữa tính chất tự sự và trữ tình. Mặt khác,
ông cũng thấy được: trong Thượng kinh ký sự, cái tôi cá nhân – tác giả
được bộc lộ một cách trực tiếp, mạnh mẽ: “chưa bao giờ và chưa có một
tác phẩm nào cái tôi cá nhân của tác giả được bộc lộ một cách mạnh mẽ,
rõ ràng như ở Thượng kinh ký sự” [45- 50]. Bởi vậy, khi kết thúc tác
phẩm, “hình tượng Lãn Ông hiện lên sừng sững: một thi nhân, một ẩn sĩ

thanh cao, một danh y lỗi lạc đã đặt mình ra ngoài vòng cương toả” [4551]. Với những kết luận mới mẻ, khoa học, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Na đã đưa ra sự phân biệt giữa ký và truyện; nhấn mạnh sự kết hợp nhiều
bút pháp nghệ thuật: du ký, nhật ký, hồi ký, ký phong cảnh, ký người, ký
vật… trong Thượng kinh ký sự. Có thể nói, sau Nguyễn Đổng Chi,
Nguyễn Huệ Chi thì đây là tác giả đã có những khám phá mới mẻ về vẻ
đẹp đầy chất thơ của Thượng kinh ký sự khiến tác phẩm không chỉ đặc sắc
về nội dung mà còn là bước đột phá về nghệ thuật. Từ đó, ông đi đến kết
luận: “Đến Lê Hữu Trác, thể ký văn học đích thực đã thật sự ra đời, tạo
đà cho hàng loạt tác phẩm ký khác” [45- 51]. Tuy nhiên, vấn đề bút pháp
trữ tình trong Thượng kinh ký sự vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá một
cách hệ thống đầy đủ.

10


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

Như vậy, bút pháp trữ tình mới chỉ được các nhà nghiên cứu như Nguyễn
Đổng Chi, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đăng Na giới thiệu sơ lược trong các bài
viết chứ chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu phương diện nghệ thuật này.
Kế thừa thành tựu của những người đi trước, người viết thực hiện đề tài Bút
pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác với mong muốn làm nổi
bật một phương diện nghệ thuật mà Lê Hữu Trác sử dụng. Qua đó thấy được tác
phẩm không chỉ có giá trị phản ánh hiện thực xã hội đương thời mà qua bút pháp
trữ tình còn tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm.
3. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Chúng tôi chủ yếu sử dụng bản dịch Thượng kinh ký sự của Phan Võ
(NXB Văn học năm 1959 và được tái bản năm 1971) làm đối tượng nghiên
cứu chính.

- Trong điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ có sự đối chiếu, so sánh với một
số tác phẩm ký trước và cùng thời như: Niên phả lục, Vũ trung tuỳ bút, Tang
thương ngẫu lục. Từ đó, người viết làm rõ thêm những đóng góp của Thượng
kinh ký sự đối với sự phát triển của thể loại ký thời trung đại Việt Nam.
3.2. Mục đích nghiên cứu
- Thực hiện đề tài Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu
Trác, chúng tôi tập trung nghiên cứu những biểu hiện cơ bản của bút pháp trữ
tình qua hình tượng tác giả và các phương diện nghệ thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp thống kê – phân loại: Dựa vào phương pháp này,
chúng tôi tiến hành khảo sát những số liệu cụ thể, chính xác. Từ đó có những
đối chiếu, so sánh để thấy được nét độc đáo của Thượng kinh ký sự so với các
tác phẩm ký cùng thời.

11


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp này sẽ giúp chúng
tôi đánh giá, khảo sát phân tích toàn bộ những số liệu thống kê và rút ra
những kết luận khoa học về bút pháp trữ tình thể hiện qua hình tượng tác giả
và qua một số phương tiện nghệ thuật trong Thượng kinh ký sự.
4.3. Phương pháp so sánh: đối chiếu với các tác phẩm khác để tìm ra
những nét riêng, đặc sắc trong bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của
Lê Hữu Trác.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Thượng kinh ký sự đã đưa Lê Hữu Trác trở thành người đặt nền móng cho

thể loại ký trung đại Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng lối viết trữ tình trong
tác phẩm tạo nên nét độc đáo riêng cho Thượng kinh ký sự so với những tác phẩm
ký trước và cùng thời. Vì vậy, tác phẩm góp phần vào sự phát triển của thể loại ký
trung đại Việt Nam nói riêng và cho nền văn học Việt Nam nói chung.
- Tìm hiểu bút pháp trữ tình qua hình tượng tác giả, luận văn sẽ góp phần
dựng lại chân dung của một thi nhân có tâm hồn tinh tế, rộng mở trước thiên
nhiên; một lương y tài năng, giàu tình thương và trách nhiệm; một nhà nho
với cốt cách thanh cao, không màng danh lợi.
- Bút pháp trữ tình qua một số phương diện nghệ thuật: thể loại; ngôn từ,
hình ảnh; giọng điệu. Qua đó có thể thấy, tác phẩm không chỉ phản ánh hiện
thực xã hội thời Lê – Trịnh mà còn thể hiện được thái độ, tình cảm, cảm xúc
của tác giả trước sự vật, sự việc và con người.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung luận văn của chúng tôi
gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về ký trung đại việt Nam
Chương II: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự qua hình tượng tác giả
Chương III: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự qua một số
phương diện nghệ thuật.

12


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KÝ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Tìm hiểu khái niệm
1.1.1. Thể loại ký và đặc điểm cơ bản của ký trung đại Việt Nam
“Ký trong văn xuôi tự sự là một bộ phận của văn học” [45- 11]. Lúc đầu, ký

được sử dụng làm danh từ để chỉ công văn giấy tờ mang tính chất hành chính, rồi
để chỉ cả những điển tịch, những trước tác của một số học giả cổ đại. Ký đã gộp
thu vào mình những tác phẩm văn xuôi (kể cả văn xuôi có tiết tấu) thuộc văn học
chức năng (hành chính, lễ nghi) và văn học nghệ thuật. Nghĩa là, ký gồm tất cả
những tư liệu văn tịch được viết bằng bút, bằng dao, bằng đục, trên tất cả các chất
liệu, giấy, lụa, da thú, thẻ tre, đồ gốm, kim loại…
Trong công trình Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (tập 2), Nguyễn
Đăng Na đã nhận xét “ký là loại hình văn học phức tạp nhất trong văn xuôi tự
sự trung đại bởi bản thân khái niệm ký hàm chứa một nội dung có biên độ hết
sức co giãn”[45- 9]. Ban đầu, ký có nghĩa là ghi chép sự việc gì đó để không
bị quên (ký là động từ). Sau với nghĩa ghi chép, ký mang nghĩa cực rộng,
gồm tất cả các loại văn bản ghi chép về nông nghiệp, thương nghiệp, về xã
hội, về một dòng họ, một chuyến đi xa, nguồn gốc của một bộ tộc, lịch sử của
một đất nước…Theo Từ điển thuật ngữ văn học “ký là một loại hình văn học
trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi
tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tuỳ bút...” [25- 162].
Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú là những nhà nghiên cứu đầu tiên phân
loại các thể loại văn xuôi trung đại Việt Nam. Trong quá trình phân loại, các
nhà nghiên cứu đều không tách ký khỏi truyện và gọi chúng bằng tên chung là
“truyện ký” hay “tự sự truyện ký” [45- 21]. Nhưng khi viết bài giới thiệu cho
môi tác phẩm như: Thượng kinh ký sự, Tang thương ngẫu lục, Bắc hành tùng

13


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

kí… được xếp vào thể loại truyện ký thì người viết lại gọi là ký sự. Vì vậy, sự
phân chia này vẫn còn nhiều hạn chế, gây nhiều tranh cãi. Thể ký vẫn chưa
tách mình một cách rõ ràng ra khỏi các thể loại văn xuôi trung đại khác. Đến

nay, các nhà nghiên cứu văn học (như Dương Quảng Hàm, Thế Ngũ, Trần
Nghĩa, Trần Đình Sử…) đã cố gắng tách ký ra khỏi loại hình ghi chép khác.
“Ký trước hết là một bộ phận cùng với truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi
hợp thành văn xuôi tự sự” [45- 22].
Cũng giống như bất kỳ thể loại văn học nào, ký cũng có những đặc điểm
riêng. Trong ý thức tiếp nhận của người đọc và giới nghiên cứu, ký là loại
hình văn học trung gian. Nó nằm vào quãng giữa văn học nghệ thuật và các
thư tịch, văn bản hành chính, công vụ. Do tính chất giao thoa giữa văn học
nghệ thuật và văn học chức năng, ký là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật
vào đời sống xã hội. Với tham vọng can dự trực tiếp vào đời sống, “ký trở
thành loại hình văn học thời sự, có tính chiến đấu cao, một thể văn xung kích
theo sát các vấn đề nóng hổi, cấp bách của hiện thực mang ý nghĩa xã hội
rộng lớn” [54- 361]. Dưới thời Lý – Trần việc đúc tượng xây chùa đều được
ghi chép trong các văn bia. Xã hội thời Lê – Trịnh là sự rối loạn của rường
mối kỉ cương, cảnh ăn chơi xa hoa của vua chúa, cuộc sống lầm than của nhân
dân, sự áp bức bóc lột dẫn đến những cuộc khởi nghĩa đã trở thành những vấn
đề thời sự để lại dấu ấn đậm nét trong các tác phẩm ký.
Đặc điểm nổi bật của ký là ghi chép sự việc nên “tính xác thực là đặc
trưng quan trọng nhất và có tính nguyên tắc của ký”. Nhà văn viết ký phải
đảm bảo tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm.
Cốt truyện trong ký thường không có tính hư cấu. Sự việc, con người trong
tác phẩm đòi hỏi phải có sự chính xác, có địa chỉ rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên
đó không phải là sự xác thực hoàn toàn mang tính khách quan mà đó phải là
thông tin về sự thực của những quan niệm, sự thực của tƣ tƣởng. Nội

14


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác


dung đặc thù của ký trong bản thân nó đã chứa đựng cơ sở để “thông tin sự
thực” chuyển thành “thông tin thẩm mĩ” và những sự việc được ghi chép có
thể phát triển thành tác phẩm văn chương. Có thể nói ký dựng lại những sự
thật đời sống một cách cá biệt thông qua kinh nghiệm của nhà văn, không chú
trọng xây dựng hình tượng mang tính khái quát nên tác phẩm ký thường gắn
với một hoàn cảnh ra đời cụ thể, liên quan tới số phận, cuộc đời nhà văn hoặc
những điều nhà văn ghi chép được về người khác. Vì thế tác phẩm ký thường
mang tính chủ quan, bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của cá nhân một cách
trực diện thông qua việc tái hiện hiện thực cùng những xúc cảm trực tiếp của
người cầm bút. Thời trung đại, sự xuất hiện của ký phản ánh nhu cầu bức thiết
của thời đại trong việc thay đổi phương thức phản ánh của văn học, quan
trọng hơn cả ký đánh dấu bước phát triển của ý thức cá nhân.
Có nhà nghiên cứu cho rằng: đặc điểm văn học của ký được bộc lộ rõ
nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật. Ngoài những đặc điểm chung của ngôn
từ văn học, “ngôn từ nghệ thuật trong ký cũng mang đậm tính chủ thể, gắn
liền với đặc điểm cá tính sáng tạo của tác giả” [52- 252]. “Tác giả là người
trực tiếp tiếp cận, nghiên cứu cuộc sống, phát hiện vấn đề, tìm tòi và khái
quát ý nghĩa xã hội thẩm mĩ của các chi tiết, sự kiện, con người được ghi
chép, phản ánh trong tác phẩm”[52- 248]. Vì thế “ngôn từ trong tác phẩm ký
văn học chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - người chứng kiến và tái
hiện các hiện tượng đời sống” [52- 252]. Hơn nữa ngôn từ nghệ thuật trong
tác phẩm ký thường rất linh hoạt về giọng điệu.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ký vượt thoát khỏi khuôn khổ của
văn học chức năng, chuyển mình trở thành một thể văn nghệ thuật, trở
thành một địa hạt sáng tạo hấp dẫn đối với các tác giả, đến thế kỷ XVIII
nửa đầu thế kỉ XIX mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Có thể kể đến Thượng
kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh, Tang thương

15



Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Vũ trung tuỳ bút của Phạm
Đình Hổ. Do đó giai đoạn thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX là giai đoạn thể
ký phát triển rực rỡ nhất.
1.1.2. Bút pháp trữ tình trong ký trung đại Việt Nam
Bút pháp trong văn học được hiểu là “cách thức hành văn, dùng chữ,
dùng bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình
thức nghệ thuật nào đó” [25- 29]. Bút pháp có quan hệ chặt chẽ với phong
cách nghệ thuật và được hiểu như một thành tố của phong cách.
Trong văn học có nhiều kiểu bút pháp: trữ tình, hiện thực, trào lộng, ước
lệ tượng trưng … Một kiểu bút pháp nếu xuyên suốt sự nghiệp của tác giả và
được vận dụng một cách sáng tạo độc đáo sẽ trở thành một đặc điểm phong
cách của tác giả đó. Một kiểu bút pháp bao trùm tác phẩm sẽ làm nên màu sắc
riêng của tác phẩm đó.Tuy vậy, không phải một tác giả chỉ sử dụng một kiểu
bút pháp trong đời sáng tác hay trong một tác phẩm chỉ có một kiểu bút pháp
duy nhất.
Chẳng hạn, trong văn học trung đại, tác phẩm Vũ trung tuỳ bút của Phạm
Đình Hổ, tác phẩm gồm 90 thiên viết nhiều đề tài khác nhau. Tác giả sử dụng
nhiều bút pháp: bút pháp khảo cứu, tự thuật, trữ tình, trào phúng và các bút
pháp khác. Các bút pháp này không tách rời mà đan xen, kết hợp linh hoạt với
nhau, giữa từng thiên của tác phẩm và trong mỗi thiên, các bút pháp ấy lại
phối hợp nhịp nhàng với nhau. Tuỳ theo đối tượng mà tác giả hướng tới mà
một bút pháp nào đó được sử dụng trội hơn. Hay trong Hoàng Lê nhất thống
chí, bút pháp trào phúng là bút pháp được nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái sử
dụng nhằm đả kích, tố cáo, phê phán sự thối nát của triều đình Lê - Trịnh.
Bút pháp trữ tình là bút pháp đặc trưng cho phương thức trữ tình, là hiện
thân sống động của phương thức trữ tình trong tác phẩm văn học, là sự vận
dụng các biện pháp trữ tình dưới sự chi phối của tư duy trữ tình. Ở bút pháp


16


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

trữ tình hội tụ đủ những biểu hiện của phương thức trữ tình nói chung.
Trước hết, đó là tính chủ quan thấm sâu vào các yếu tố của tác phẩm. Nhân
vật trữ tình hoặc là tự bộc bạch giãi bày tâm trạng, cảm xúc của mình; hoặc
là được miêu tả soi chiếu từ điểm nhìn bên trong. Giọng điệu trữ tình mang
màu sắc chủ quan rõ nét, từ tư thế phát ngôn, cách thức phát ngôn đến những
phương tiện phát ngôn. Giọng điệu này đã hoà tan trong nó những rung động
của chủ thể đối với thế giới. Ngôn ngữ trữ tình đặc biệt biểu cảm và có chất
nhạc rõ rệt.
Bút pháp trữ tình là hạt nhân của tác phẩm văn xuôi trữ tình. Nó gắn bó
chặt chẽ với chất thơ của tác phẩm. Về cơ bản, nó cũng có những biểu hiện
như trữ tình trong thơ: Đó là sự ôm trùm của cái nhìn trữ tình đối với thế giới.
Đó là sự giãi bày của tâm trạng nhân vật. Đó là sự đầy ắp của cảm xúc trong
giọng điệu. Đó là sự bộc lộ thái độ chủ quan của tác giả một cách trực diện,…
Tuy nhiên, đặc thù thể loại cũng quy định những nét riệng cho bút pháp trữ
tình trong văn xuôi. Ở mức độ đậm đặc, bút pháp trữ tình hoàn toàn có thể
làm một áng văn xuôi trữ tình gần như không còn khoảng cách với thơ. Nhân
vật trữ tình tồn tại trong cảm xúc nhưng không phải bao giờ nó cũng tự biểu
hiện, tự thuyết minh như trong thơ, mà cách thức chủ yếu để tác giả khám phá
chân dung trữ tình của nhân vật là đi từ điểm nhìn bên trong. Tác giả văn xuôi
thường dùng độc thoại nội tâm hoặc lời nửa trực tiếp để biểu hiện tình cảm,
cảm xúc của nhân vật. Sự miêu tả thế giới bên ngoài trong văn xuôi có vẻ
khách quan hơn nhưng thực ra ngầm ẩn dưới mạch văn vẫn có một thái độ
đánh giá, chiêm nghiệm về thế giới của tác giả hoặc nhân vật. Trong thơ trữ
tình, tác giả và nhân vật thường trùng hợp thành hình tượng nhân vật trữ tình.

Trong văn xuôi thường vẫn có nhân vật đứng trên sân khấu và tác giả đứng
sau hậu trường. Nhưng luôn luôn có một sự hoà nhập về cảm xúc, điểm nhìn
của tác giả và nhân vật có sự xuyên thấm vào nhau. Nhân vật trữ tình trong

17


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

nhiều trường hợp có sự phân thân của tác giả, đặc biệt là trong những truyện
có ngôi kể thứ nhất. Kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất là hình thức nhập thân của
tác giả vào nhân vật, tạo điều kiện tối đa cho sự biểu hiện của nhà văn; nhờ đó
tình cảm, cảm xúc được thể hiện trực tiếp, dồi dào và mãnh liệt không kém
trong thơ trữ tình.
Ký là một bộ phận trong văn xuôi, với việc ghi chép sự việc là chính nên
ký “trung thành” với sự thật và tính thời sự cao. Đặc biết, ký không hư cấu
như truyện và tiểu thuyết nên rất dễ khô khan. Tuy nhiên, trong dòng chảy
văn xuôi trung đại Việt Nam, ký góp phần không nhỏ vào thành công của văn
học giai đoạn này. Ký phát triển rực rỡ nhất vào thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XIX. Ký giai đoạn này không chỉ phản ánh được hiện thực xã hội đương thời
mà dần dần còn thoát khỏi sự ràng buộc của văn học chức năng tiến đến văn
học nghệ thuật. Bút pháp trữ tình được các tác giả sử dụng rộng rãi khiến tác
phẩm ký không chỉ phản ánh hiện thực mà còn thấm đẫm chất trữ tình tạo sự
hấp dẫn đối với bạn đọc.
1.2. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của thể loại ký trung
đại Việt Nam
1.2.1. Cơ sở hình thành
1.2.1.1. Cơ sở lịch sử xã hội
Sau một thời gian dài diễn những cuộc chiến tương tàn, đất nước bị chia
cắt thành hai miền: Bắc triều – Đàng Ngoài và Nam triều – Đàng Trong.

Chiến tranh liên miên không chỉ khiến đất nước bị chia làm hai nửa mà đời
sống nhân dân cũng vô cùng khó khăn, khổ cực, nạn đói xảy ra khắp nơi.
Sang thế kỷ XVIII, mâu thuẫn Trịnh – Nguyễn lắng xuống, nhân dân
được sống trong cảnh thái bình. Bước vào thời kỳ ngừng chiến, bọn vua chúa,
quan lại ở cả hai Đàng đua nhau ăn chơi, hưởng lạc. Ở Đàng Trong, chúa
Nguyễn tranh thủ thời gian ngừng chiến ra sức xây dựng khu vực mà mình cai

18


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

quản thành một vùng đất trù mật với những cung điện nguy nga. Còn ở Đàng
Ngoài với danh nghĩa tôn phò vua Lê, chúa Trịnh ngày càng lấn át vua Lê,
thâu tóm hết quyền hành vào tay mình. Nhất là đời vua Lê Hiển Tông: “chắp
tay rủ áo” [75- 7] nên mọi quyền lực lúc này do nhà chúa quyết định. Khi có
thực quyền trong tay, các chúa Trịnh lao vào ăn chơi hưởng lạc. Để có tiền
nhằm phục vụ mục đích của mình, triều đình Lê – Trịnh đã nảy sinh những kế
sách bẩn thỉu: lệ nộp tiền ba quan không phải khảo hạch được vào thi, lệ bán
quan tước để lấy tiền thóc, tăng lao dịch và những khoản thu thuế, mở rộng
lưu thông buôn bán… Những kế sách đó chỉ giải quyết được tình hình trước
mắt nhưng lòng dân càng thêm oán thán. Sự suy đồi không chỉ diễn ra với các
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài mà ngay cả với chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng đi
vào các cuộc ăn chơi xa xỉ: “quan viên lớn nhỏ không ai là không nhà ửa
chạm gọt, tường vách gạch đá, the màn chướng đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn
ghế ghỗ đàn ghỗ trắc, chén mâm đồ sứ đồ hoa, yên cương vàng bạc, y phục
gấm vóc, chiếu đệm mây hoa, phú quý phong lưu đua nhau khoe đẹp… Coi
vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất mực” [19- 335]. Sự suy đồi đạo
đức của các bậc vua chúa đã làm mất hình mẫu tốt đẹp của các minh quân
trong lòng nhân dân. Chúa Trịnh Giang thông dâm với cung nữ của cha; Trịnh

Sâm sủng ái Tuyên phi Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng lập con thứ; mối quan
hệ không rõ ràng giữa Tuyên phi và Huy quận công nên nhân dân đã truyền
nhau câu ca:
Trăm quan có mắt như mờ
Để cho Huy Quận vào sờ chính cung
Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Thuần, con trai thứ mười sáu của
chúa Nguyễn Phúc Khoát: “thích chơi bời múa hát, có bệnh không gần đàn bà
được, sai người con hát yêu dâm loạn với cung nữ để mua vui” [19- 71].

19


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

Xã hội ngày càng trở nên hỗn loạn, vua chúa tranh quyền đoạt vị, tầng
lớp quan lại dưới sự điều hành của vua Lê chúa Trịnh rất phức tạp và trở nên
sa sút. Nạn mua quan bán tước ở các đời Trịnh Cương, Trịnh Giang, Trịnh
Doanh đã thành chế độ của nhà nước phong kiến, ai có nhu cầu muốn làm
quan chỉ cần nộp thóc lúa cho nhà chúa là được. Thi cử cũng dùng tiền để
mua, chốn khoa trường chẳng khác gì cái chợ. Lịch triều hiến chương loại chí
đã ghi lại rất sinh động tình cảnh náo loạn ở trường thi những năm năm mươi
của thế kỷ XVIII do thể lệ nộp tiền ba quan thì được vào thi: “ vì thế người
làm ruộng, người đi buôn, cho chí người hàng thịt, người bán vặt, cũng đều
nộp tiền xin thi. Ngày vào thi đông đến nỗi giày xéo lẫn nhau, có người chết ở
cửa trường.”[10- 169]. Tình hình chính trị rối ren, vua chúa, quan lại thi nhau
ăn chơi và bóc lột nhân dân nhất là nông dân khiến đời sống nhân dân vô
cùng cực khổ. Nạn đói hoành hành, lũ lụt thiên tai, dịch bệnh khiến người dân
rơi vào cảnh “nghìn sầu muôn thảm”.
“Xã hội Đàng ngoài cũng như xã hội phong kiến Đàng trong hồi thế kỷ
XVIII là xã hội thối nát đến cực điểm. Trong cái xã hội thối nát ấy, giai cấp

phong kiến thống trị đua nhau ăn chơi xa xỉ ở trên lưng của nhân dân. Còn
nhân dân nhất là nông dân bị bóc lột đến khổ sở” [59- 20]. “Con giun xéo
lắm cũng quằn” phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi là một tất
yếu không tránh khỏi. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa chỉ nổ ra lẻ tẻ, rồi các
cuộc bạo động liên tiếp nổ ra ở khắp nơi và lan rộng thành những phong trào
mạnh, gây náo loạn về một thời kì trong lịch sử. Những cuộc nổi dậy như:
Nguyễn Dương Hưng, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Lê Duy Chúc, Lê Duy
Mật, Vũ Trác Oanh, Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu … đều là những
mối lo ngại cho triều đình trong nhiều năm. Và đúng như ước nguyện của
nhân dân, phong trào của những người nông dân áo vải Tây Sơn ra đời và lớn
mạnh nhanh chóng, trở thành cơn giông bão làm sụp đổ triều đình Lê - Trịnh,

20


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

lập nên một triều đại mới người đứng đầu là vua Quang Trung. Nhưng triều
đại Tây Sơn tồn tại không được bao lâu thì vua Quang Trung đột ngột băng
hà, Nguyễn Ánh nhân lúc tình hình trong nước rối ren, vua Quang Toản lên
nối ngôi còn nhỏ tuổi, nhà Tây Sơn còn non yếu đã chiếm lại đất nước lập nên
nhà Nguyễn. Như vậy, những biến động dữ dội, sự thay đổi nhanh chóng các
triều đại trong vòng mấy chục năm cuối thế kỷ XVIII, sự khủng hoảng kinh
tế, chính trị, tư tưởng đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các nhà nho. Nhà nho
lúc này sáng tác văn học không chỉ với tinh thần “tải đạo”, “ngôn chí” như
trước đây nữa mà họ đã trực tiếp hay gián tiếp coi văn chương là nơi kí thác
những điều “mắt thấy tai nghe” trong những hồi ký, ký sự đi đường để giãi
bày, gửi gắm tới mai sau. Những điều này diễn ra trong thời kỳ xã hội thế kỷ
XVIII – nửa đầu XIX có những biến đổi lớn. Trong điều kiện hoàn cảnh này,
ký đã ra đời để đáp ứng nhu cầu của thời đại.

1.2.1.2. Cơ sở tư tưởng, văn hoá, văn học
Thế kỷ XVIII, mặc dù nông nghiệp đình trệ nhưng các nghề thủ công lại
phát triển khá phong phú nên cần có thị trường tiêu thụ. Những khu chợ đã
mọc lên ở khắp mọi nơi, nhất là ở vùng đồng bằng. Nhờ có việc lưu thông
hàng hoá, nên từ thế kỷ XVII đã có nhiều thành thị trở nên phồn thịnh, sầm
uất như: Thăng Long – Kẻ Chợ, Phố Hiến; Hội An, Gia Định. Thương nghiệp
phát triển làm cho nền kinh tế phần nào thoát ra khỏi tính chất tự cấp tự túc,
vai trò của thương nhân vì vậy cũng được nâng lên. Để thoả mãn những nhu
cầu của mình, các chúa Trịnh cần có nhiều tiền trong khi đó nền kinh tế lại
suy kiệt. Vì vậy, triều đình phải dựa vào giới thương nhân để có tiền bằng
cách bán quan tước cho họ và cho con cái họ. Như vậy, đồng tiền đã lên ngôi,
ngay cả chốn khoa trường là nơi để tuyển dụng nhân tài cho đất nước cũng bị
biến thành cái chợ để trao đổi hễ ai có tiền là đỗ. Kinh tế hàng hoá phát triển
cùng với thế lực đồng tiền và lối sống thị dân đã có ảnh hưởng lớn đế trật tự

21


Đề tài: Bút pháp trữ tình trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

giai cấp phong kiến. Chính tư tưởng tự do đó đã ảnh hưởng đến đời sống làm
xuất hiện cái tôi cá nhân. Ký với đặc trưng ghi chép xác thực, ít phụ thuộc vào
văn liệu có sẵn hơn các thể loại khác – đến thời điểm này đã có điều kiện bộc
lộ trực diện hơn cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ “như một số phận riêng lẻ
khi ở giữa xã hội, và như một sự phản tỉnh khi đối diện với chính mình”. Và
điều này là đặc biệt rõ ở những tài năng lớn như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Lê
Hữu Trác, Phạm Đình Hổ… Vì vậy việc phát triển của kinh tế hàng hoá và
đời sống đô thị đã tạo điều kiện vật chất và môi trường thuận lợi cho văn
chương học thuật giai đoạn này phát triển trong đó có thể loại ký.
Về mặt văn hoá, văn học giai đoạn này có sự thay đổi lớn. Đến thế kỷ

XVIII, Nho giáo tuy đã sa sút nhưng vẫn chiếm vị trí độc tôn. Các chúa Trịnh
có ý thức giữ gìn xã hội Khổng giáo hơn các chúa Nguyễn. Bởi vậy, ở Đàng
Ngoài việc học hành, thi cử nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước tiếp tục duy
trì và mở rộng. Tuy nhiên, càng về sau, do sự suy vong của chế độ phong
kiến, tử tưởng Nho giáo ngày càng trở nên suy đốn, các nguyên tắc đạo đức
và lễ giáo bị xuống cấp trầm trọng, và chỉ còn là hình thức suông. Đất nước
chia cắt làm hai, ở Đàng Ngoài nhân dân chịu cảnh vừa có vua lại vừa có
chúa; khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên; đạo đức luân lí xã hội không còn
theo khuôn mẫu. Vì vậy, các nho sĩ cảm thấy văn chương cần phải thay đổi,
“phải có tác dụng cứu chữa thời thế”, phải “nói những điều thiết thực cốt
yếu”, “phải theo ý hiểu mà viết ra” [51- 39]. Các nho sĩ không chỉ còn học
những loại văn chương cử tử và những điều hạn hẹp đúc rút rừ những kiến
thức kinh viện đã trở thành sáo mòn mà mỗi nhà nho cần phải có để lều chõng
đi thi mà họ còn đọc những sách khác gắn với thực tế như: thiên văn, địa lý,
toán học, nông học… Quan niệm về văn học của các nhà nho đã có sự thay
đổi: “…khi mà bản thân Nho giáo cần có điều chỉnh và Nho học phát triển
theo xu hướng thực học, lấy thực tại làm đối tượng, dùng học thuật biên khảo

22


×