Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ nữ SAU CHIẾN TRANH TRONG TRUYỆN NGẮN cỏ LAU của NGUYỄN MINH CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.58 KB, 17 trang )

Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

MỤC LỤC

1


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

A – PHẦN MỞ ĐẦU
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) thuộc thế hệ nhà văn xuất hiện và
trưởng thành trong những năm chống Mỹ cứu nước. Trước năm 1975, ông đã
khẳng định vị trí của mình trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay “Cửa sông”
(1966), và tiếp đó là những tác phẩm nổi tiếng khác vươn tới đỉnh cao của văn
xuôi nước ta hồi bấy giờ, như “Mảnh trăng cuối rừng”(1970),“Dấu chân người
lính” (1972)... Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, khi nền văn học nước
nhà chuyển mình bước vào vận hội đổi mới và hội nhập, nói như nhà văn
Nguyên Ngọc, trong “cuộc trở dạ đau đớn và sinh thành ấy”, Nguyễn Minh
Châu “thuộc trong số những nhà văn mởđường tinh anh và tài năng nhất”.
Trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhất là trong các truyện
ngắn giàu chất tiểu thuyết ra đời sau 1975, thế giới hình tượng nhân vật với
nhiều số phận và tâm trạng khác nhau, thường hiện lên rất phong phú, sinh
động và mới lạ, giàu sức mạnh ám ảnh, khó quên trong người đọc. Bên cạnh
hình tượng người lính với chân dung nối tiếp các thế hệ, người nông dân với
bản chất cố hữu được khắc họa đầy ấn tượng, ngòi bút Nguyễn Minh Châu
còn dành nhiều nhiều tâm huyết biểu hiện hình tượng người phụ nữ với những
phẩm chất và đức hy sinh cao cả, sâu lắng vẻ đẹp nhân văn. Vì vậy, tìm hiểu
hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm
1975 là đi sâu khám phá một phương diện thế giới nghệ thuật nổi bật của nhà
văn, đồng thời qua đó còn thấy được tiến trình vận động đổi mới của văn xuôi
nước ta sau 1975. Trong những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975,


có thể nói, truyện ngắn “Cỏ lau” để lại nhiều ám ảnh trong lòng độc giả về
cuộc đời, thân phận của người phụ nữ sau chiến tranh. Những éo le, ngang trái
trong cuộc đời Thai khiến người ta phải “ứa nước mắt”, khiến ta càng thêm
oán ghét chiến tranh. Những góc khuất trong cuộc sống thời bình được nhà
văn ghi lại đầy thấm thía. Đó là lí do vì sao chúng tôi chọn viết về đề tài
“Thân phận người phụ nữ sau chiến tranh trong truyện ngắn “Cỏ lau” của
2


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

Nguyễn Minh Châu”. Có thể xem, đây là một cái nhìn gợi ý để tiếp tiếp cận
nhiều tác phẩm sau chiến tranh khác của nhà văn này.
Mặt khác, Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn hiện đại có
tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường. Ở bậc trung học cơ sở: lớp 9 giảng
văn truyện ngắn Bức tranh ; ở cấp trung học phổ thông, trước đây học truyện
ngắn Mảnh trăng cuối rừng, hiện nay là Chiếc thuyền ngoài xa... Đây là
những tác phẩm khá tiêu biểu cho phong cách sáng tạo của tác giả ở từng thời
điểm khác nhau, có ý nghĩa đánh dấu sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà
văn nói riêng và của văn học nước nhà nói chung. Trong những tác phẩm ấy
đều có những hình tượng nhân vật nữ rất ấn tượng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề
tài này còn mong muốn cung cấp thêm tư liệu, góp phần đổi mới và nâng cao
chất lượng dạy học Văn ở nhà trường phổ thông, một trong những vấn đề thời
sự đang được quan tâm hiện nay.
Nguyễn Minh Châu là một trong những tác giả văn xuôi đương đại có
sức hấp dẫn với bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Hầu hết các bài viết về
cuộc đời và sự nghiệp của của Nguyễn Minh Châuđã được tập hợp trong
Nguyễn Minh Châu- con người và tác, Nguyễn Minh Châu-tài năng và sáng
tạo nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu -Về tác gia và tác phẩm. Dưới đây, chúng
tôi chỉ điểm lại những công trình và bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài

tiểu luận.
Trên báo Văn nghệ số 32 năm 1984, nhân “Đọc Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành”, Huỳnh Như Phương đã thấy được, những mảnh đời,
những tâm trạng, những số phận khác nhau và nhận xét truyện ngắn Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là “một thể nghiệm mới về nghệ thuật của
nhà văn”.
Năm 1985, trên Tạp chí văn học số 3, Nguyễn Thị Minh Thái trong bài
“Ấn tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu” cũng nhân đọc “Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, đã nêu nhận xét: “Ấn tượng về truyện ngắn
3


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

ấy thuộc về một người đàn bà, “Trong tất cả các tác phẩm văn xuôi của
Nguyễn Minh Châu, dù nhân vật nữ ở bất cứ vị trí nào đều là những nhân vật
khó quên”
GS.Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết “Nguyễn Minh Châu những năm
80 và sự đổi mới cách nhìn về con người” (Tạp chí Văn học số 3 năm 1993)
đã cảm nhận: Phần lớn những người đàn bà trong tác phẩm của Nguyễn Minh
Châu đều có một số phận éo le, vất vả, ít gặp may mắn trong tình yêu, sự yên
ổn trong cuộc sống gia đình…
Trên báo Văn nghệ, số 42 năm 1993, Chu Văn Sơn trong bài viết
“Đường tới Cỏ lau” đã nói đến “vẻ đẹp mẫu tính…phần sâu thẳm như một
thiên phú riêng của tâm hồn nữ giới” trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu.
Tác giả Tôn Phương Lan trong công trình nghiên cứu vềPhong cách
nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu (Nxb Khoa học xã hội,H.1999), có nhận
xét chung là cả hai nhân vật Thai và Quỳ đều giàu thiên tính nữ, được rọi
chiếu và mang nhiều vẻ đẹp của ánh sáng nhân văn từ tâm hồn của nhà văn.
Mai Thục trong “Nhà văn Nguyễn Minh Châu và những trang viết về

đời thường” khi nói đến hình ảnh người mẹ trong Mùa trái cóc ở miền Nam
cũng đã cảm nhận: “ Nỗi đau, nỗi giận và tình thương hòa quyện trong tâm
hồn người đàn bà ấy là tứ thơ buồn về thân phận người phụ nữ Việt Nam, cái
đẹp nghệ thuật tỏa ra từ sự thật đắng cay ấy”.
Giáo sư N.I. Ni-cu-lin trong lời bạt cho tập truyện ngắn được dịch sang
tiếng Nga “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” đã cho rằng đây là một đề
tài mà văn học Việt Nam mới chiếm lĩnh, đề tài về người phụ nữtrong chiến
tranh và số phận của họ sau chiến tranh, một số phận không giản đơn, không
ngọt ngào.
Trong “Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông”, qua hình tượng
những nhân vật phụ nữ, Mai Hương đã nêu nhận xét: “Có lẽ không ai có thể
nói về những di chứng của chiến tranh, những mất mát, éo le, những bi kịch
4


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

khủng khiếp của chiến tranh hằn sâu trong từng số phận con người một cách
da diết, đau đớn và sâu sắc được như Nguyễn Minh Châu”.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Lan trong luận văn Thạc sĩ “Hình tượng người
phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975” đã có những phân
tích khá tỉ mỉ về đặc điểm của nhân vật nữ trong những truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Tiếp thu các ý kiến của những người đi trước, ở tiểu luận này, chúng tôi
chỉ đi sâu vào một luận điểm trong một tác phẩm cụ thể, đó là thân phận người
phụ nữ sau chiến tranh trong truyện ngắn “Cỏ lau” – một truyện ngắn được
xem là sự hội tụ những tinh hoa của ngòi bút Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Trong truyện ngắn “Cỏ lau”, bên cạnh nhân vật Thai là nhân vật chính
của truyện còn phải kể đến Huệ - một cô gái có người yêu ra trận và đã hy
sinh. Cuộc đời Huệ cũng đầy những đắng cay, nội tâm Huệ đầy những day

dứt. Huệ như một mảng ghép nữa góp phần thể hiện rõ hơn thân phận người
phụ nữ sau chiến tranh trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975. Tuy
nhiên, trong giới hạn một tiểu luận, chúng tôi chỉ đi sâu phân tích cuộc đời,
thân phận của nhân vật Thai – nhân vật chính của tác phẩm.

5


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

B- PHẦN NỘI DUNG
Những đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

I.
I.1.

Trước hết là đổi mới tư duy về ý niệm tính hiện thực trong văn học

Ngay sau năm 1975, khi nhìn lại văn học viết về hai cuộc kháng chiến,
Nguyễn Minh Châu đã nhạy cảm nhận ra: “trên con đường đi đến chủ nghĩa
hiện thực đôi khi chúng ta phải khai chiến cả với những quan niệm tốt đẹp và
lâu dài của chính mình”. Nhận thức của nhà văn về hiện thực càng được rộng
mở và đạt tới những chiều sâu mới. Nhìn lại cách phản ánh hiện thực trong
văn học trước 1975, nhà văn nhận ra rằng các sự kiện thường lấn át con người,
nhân vật nhiều khi chỉ là phương tiện để nhà văn tái hiện, xâu chuỗi các biến
cố lịch sử. Có thể thấy rằng, đổi mới tư duy nghệ thuật về mối quan hệ giữa
văn học và hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu luôn gắn liền với
nền tảng tinh thần nhân bản: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng
tâm mà tâm điểm là con người".
Đề tài vốn là phạm vi hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm.

Vai trò mở đường của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cũng rât rõ nét trong
việc đột phá lựa chọn đề tài mới, khó, nhạy cảm. Đó là đề tài về những góc
khuất của người lính trong thời bình, trách nhiệm đạo đức và lương tâm của
người lính trong cuộc chiến tranh, những người phụ nữ sau chiến tranh, giá
trịđích thực của nghệ thuật, hiện thực của nông thôn và nông dân, xóa bỏ hận
thù, sự hòa hợp dân tộc,...
1.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Trước năm 1975, trong khuynh hướng lãng mạn sử thi chi phối toàn bộ
nền văn học, Nguyễn Minh Châu có được ứng xử nghệ thuật tạo nên sức hấp
dẫn riêng nhưng vẫn không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Còn sau chiến tranh,
Nguyễn Minh Châu sớm nhận ra để “hòa đồng cùng nhân loại”. Nguyễn
Minh Châu đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm, về sứ mệnh của nhà văn trước
6


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

cuộc đời, trước đất nước, trước con người. Trong nhiều bài viết về văn học,
được tập hợp ở tập Trang giấy trước đèn, Nguyễn Minh Châu còn bàn đến
nhiều vấn đề của văn học, từ tác dụng kỳ diệu của tác phẩm văn học, văn học
và cách mạng, viết về chiến tranh, đến bản năng và ý thức của người cầm bút,
tính trung thực nghệ sĩ, ..Trong Phiên Chợ Giát, lão Khúng – một hình ảnh
điển hình của người nông dân Việt Nam làm ăn cá thể lạc hậu - là một khái
quát nghệ thuật độc đáo, như là nơi hội tụ sự đổi mới, cách tân của Nguyễn
Minh Châu về quan niệm đa chiều về con người.Từ sựđổi mới cách nhìn con
người, Nguyễn Minh Châu đã đạt đến nhiều thành công trong sự khám phá và
thể hiện con người. Trong tác phẩm của ông luôn có tấm lòng hướng về con
người, khả năng giải mã những mặt phức tạp của cuộc đời, với quan niệm văn
chương trước hết phải là câu chuyện của con người, với muôn mặt phức tạp
phong phú với tất cả chiều sâu. Như vậy, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu

đem đến cái nhìn đa diện về số phận con người. Và cũng từ cái nhìn ấy, thế
giới hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của nhà văn không kém phần
sinh động và đầy sức ám ảnh người đọc.
II.

Thân phận người phụ nữ sau chiến tranh trong truyện ngắn “Cỏ
lau” của Nguyễn Minh Châu.
II.1. Thân phận nhiều éo le, ngang trái…
Ai cũng biết chiến tranh là ác liệt, ghê gớm, là đạn bom cày xới, là hi

sinh, mất mát. Biết bao người lính trẻ phải để lại xương thịt vào đất mẹ.
Nhưng, đó chỉ là bề nổi, ai cũng nhìn thấy rõ, ai cũng nghĩ đến khi nói đến hai
từ “chiến tranh”. Còn cái phần chìm, có lẽ nằm ở hậu phương, nó hiện hình
trong ánh mắt đợi chờ mòn mỏi, trong nỗi đau của người còn sống, người ở
lại. Thai trong “Cỏ lau”, người con gái của vùng núi Đợi, xứ Vọng Phu này
có lẽ là một điển hình cho thân phận người phụ nữ có chồng ra trận trong
những năm tháng kháng chiến ác liệt. Thai là Lực làm đám cưới trong những
ngày Lực được nghỉ phép. Đôi vợ chồng trẻ chỉ được ở với nhau mấy ngày.
Họ cùng nhau sang vùng núi Đợi làm sắn để giúp đỡ bố, nhưng có lẽ còn vì
7


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

một lí do khác, là để được ở cùng nhau nhiều nhất có thể trong mấy ngày ít ỏi
còn lại. Có lẽ, đó là mấy ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời Thai. Nó là
niềm hạnh phúc, cũng là niềm khắc khoải mà cô mãi mãi không thể quên, cho
dù sau này đã lấy Quảng.
Giống như biết bao tượng hình tượng người đá ở vùng núi Đợi, Thai
khắc khoải vọng phu. Từ ngày Lực đi, không hề có tin tức. Có một lần Lực bí

mật về trong đêm, nhưng không gặp được Thai. Tám năm ròng đợi chờ không
hề ngắn ngủi đối với một người vợ trẻ có chồng đi chiến trận, nhất là khi, họ
mới chỉ là vợ chồng được mấy ngày. Cái niềm hạnh phúc ngắn ngủi, chẳng
tày gang ấy khiến cho những tháng ngày chờ đợi càng thêm mỏi mòn, đau
đáu, và có cả một chút gì là tủi phận. Thế rồi, Lực trở về là một cái xác trôi
sông, bị dao đâm nhiều nhát, rúc vào đám bèo tây. Còn gì đau đớn với Thai
hơn thế? Chiến tranh thật tàn ác. Nó cướp đi sinh mạng của người lính chiến
nhưng còn muốn giày vò người còn sống. Nếu Lực hi sinh ngoài chiến
trường, Thai đón nhận tin báo tử cùng những di vật còn lại của chồng, giống
như rất nhiều người phụ nữ khác, thì có lẽ cũng bớt đau xót hơn. Nhưng, sự
éo le của đời Thai chưa dừng lại ở đó. Vì hoàn cảnh bí mật, sợ kẻ thù phát
hiện mà Thai, bố chồng và Hệ - người em chồng của Thai phải lén vớt xác
Lực và chôn cất Lực trong đêm tối. Không hương khói, không nước mắt. Chỉ
có nén tâm hương thắp lên trong lòng người đang sống. Và nước mắt thì nuốt
vào trong, càng thêm mặn đắng, chua xót. Một người con gái trẻ, lấy chồng và
chỉ được ở với chồng có mấy ngày, tám năm ròng không tin tức, đón chồng
về là một cái xác trôi sông, chôn chồng trong đêm một cách bí mật… Sự tàn
ác của chiến tranh cũng đến thế là cùng.
Trên dải đất hình chữ S này, trong suốt mấy chục năm ròng khói lửa,
những người phải chịu số phận như Thai không ít. Người chết thì đã trở về
với đất mẹ, họ oai hùng với một lí tưởng cao cả. Còn người sống thì luôn bị
nỗi đau gặm nhấm, giày vò. Nhưng rồi, chiến tranh cũng qua đi với chiến
thắng về ta. Niềm vui đất nước được độc lập cũng an ủi phần nào những
8


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

người vợ, người mẹ có chồng, có con đã ngã xuống vì Tổ quốc. Cuộc sống trở
lại thanh bình cùng với rất nhiều những lo toan cơm áo. Vết thương trong

lòng dẫu không thể lành nhưng cũng phải tạm nguôi ngoai để những người
phụ nữ như Thai bắt đầu một cuộc sống mới cùng với đất nước. Người vợ trẻ
ấy không thể sống mãi một mình với bóng hình một người đã mất. Thai lập
gia đình với Quảng và cũng đã có mấy mặt con. Giá như Thai là một người
phụ nữ dễ quên quá khứ, hoặc ít nhất cũng dũng cảm quên đi quá khứ để làm
lại cuộc đời với Quảng thì có lẽ Thai sẽ bớt khổ hơn. Cái éo le lần này là xuất
phát từ tính cách, phẩm chất thủy chung của người con gái vùng núi Đợi âý.
Thai lấy chồng mới nhưng không thể quên được người chồng cũ, vẫn nuôi
dưỡng bố chồng cũ, vẫn mang theo bát hương thờ cúng người chồng đã khuất.
Có lẽ, nhớ ngày giỗ chồng cũ vừa là tình thương, trách nhiệm, vừa là nỗi đau
không thể nguôi ngoai của Thai.
Thật may mắn, Quảng là người độ lượng và hiểu biết. Anh yêu Thai và
cũng nể trọng Thai. Anh chăm sóc bố chồng Thai và cùng Thai thờ cúng Lực.
Cái gia đình “đầu Ngô mình Sở” này là kết quả của sự xáo trộn, bới tung rồi
sắp xếp lại ngẫu hứng của chiến tranh. Những mảnh đời bị chia cắt, bị thiếu
hụt tìm đến với nhau, chắp vá vào nhau để làm một gia đình. Dẫu éo le,
nhưng chỉ cần mọi người hiểu nhau, thương yêu nhau, nể trọng nhau, nghĩ
cho nhau thì vẫn có thể bình yên. Thai bây giờ là mẹ của bốn đứa con, là vợ
của anh chủ hiệu ảnh, bán một gánh hàng tạp hóa trong chợ Thành cổ. Nếu
Lực đã chết thật thì có thể xem đây là một sự an bài của số phận, là một chút
an ủi đối với người phụ nữ có chồng đã hy sinh. Nhưng, sau gần một phần tư
thế kỉ, Lực lại trở về, một anh Lực bằng xương bằng thịt, “không phải trong
mơ”, “không phải trong thơ” mà giữa cuộc đời này. Lực giờ đã là một cán bộ
ba sao hai gạch, là chủ tịch đoàn chính sách, về làm nhiệm vụ cải táng những
anh em liệt sỹ đã hy sinh ở Thành Cổ. Sự trở về của Lực vừa là niềm hạnh
phúc, sự may mắn của số phận vừa là nỗi éo le, ngang trái trong cuộc đời
Thai. Cô phải làm sao khi đứng giữa hai người chồng, một người cô yêu và
9



Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

một người cô cần phải có trách nhiệm, bên tình, bên nghĩa. Cô lên tìm Lực ở
vùng núi Đợi, nói với Lực rằng sẽ van xin Quảng để được nuôi mấy đứa con,
được trở về sống với Lực trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.
Nhưng, trách nhiệm với con, nghĩa vợ chồng không để Thai làm vậy. Nguyễn
Minh Châu không viết nhiều về những giằng xé trong Thai nhưng người đọc
thì đều cảm nhận được. Có thể nói, chiến tranh là một nhát dao vô hình bạo
tàn và sắc ngọt. Nó phạt ngang cuộc đời Thai. Nếu với Lực, “nó như một nhát
dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn liền lại như
cũ”, thì với Thai, có lẽ, chiến tranh như một nhát dao đã cắt chia cuộc đời cô
thành ba khúc, ba đoạn, mà đoạn nào cũng đầy những éo le, ngang trái, đớn
đau. Khúc hạnh phúc nhất là khi cô mới lấy Lực, được ở bên chồng, nhưng
niềm hạnh phúc ấy, éo le thay, chỉ được mấy ngày. Khúc đoạn sau là những
năm tháng đợi chờ mòn mỏi và nỗi đau vò xé khi phải vớt xác chồng trên
sông và bí mật chôn chồng trong đêm, không dám thắp hương, không dám
khóc. Và có lẽ, khúc đoạn giằng xé nhất là khi Thai đã lấy Quảng, có con với
Quảng thì Lực lại trở về. Niềm vui và nỗi đau cứ lẫn lộn, giày vò tâm can
người phụ nữ ấy. Chiến tranh thật tàn ác, nó khiến cho cuộc đời con người trở
thành tấn bi kịch. Nó lấy đi nước mắt và làm tan nát cõi lòng biết bao người
phụ nữ, đâu chỉ vùng núi Đợi, xứ Vọng Phu này, mà trên khắp cả mảnh đất
hình chữ S.
II.2.

…Vẫn ngời sáng phẩm chất cao đẹp.
Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Minh Châu lại xây dựng nhân vật Thai

là người con gái của vùng núi Đợi, nơi có rất nhiều những tượng hình người
phụ nữ hóa đá vọng phu. Những tượng hình bằng đá ấy cùng với câu chuyện
truyền thuyết về người phụ nữ hóa đá chờ chồng và cuộc đời Thai để lại trong

lòng người nỗi xót xa thương cảm và niềm cảm phục một đức tính cao cả của
người phụ nữ Việt Nam. Đó là đức thủy chung, là sự kiên tâm chờ chồng và
thờ chồng. Một người vợ trẻ được ở bên chồng có mấy ngày, rồi chồng đi
biền biệt, không tin tức, không lần gặp lại sao tránh khỏi những khát khao,
10


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

xao động? Nhưng Thai thì không. Thai một lòng chờ chồng và chăm sóc bố
chồng. Dẫu trước khi ra trận, Lực không để lại cho Thai một mụn con nhưng
giữa hai người có một sợi dây tâm tưởng gắn kết. Có lẽ vì thế mà Thai một
lòng một dạ chờ chồng.
Theo lẽ thường, khi Lực đã hy sinh và Thai đã lập gia đình với Quảng
thì nỗi đau sẽ nguôi ngoai, Thai sẽ dần quên Lực để sống với Quảng, giống
như rất nhiều người đàn bà khác. Nói như Quảng, “người ta khóc lóc, vật vã
chán, rồi một hai năm sau người ta thoải mái, vui vẻ sống với người chồng
khác. Người chết đã chết rồi. Mà như thế phải hơn”. Nhưng, Thai “là một thứ
đàn bà cổ”, “loại đàn bà chỉ có thể yêu được một người”, “những người đàn
bà chờ chồng có thể hóa đá”. Dẫu đã là vợ Quảng nhưng Thai không thể
quên được Lực – người chồng đã hy sinh. Ở Thai luôn giằng xé giữa Tình và
Duyên, bởi tình yêu như một niềm trung tín vẫn cứ hướng về người chồng mà
cô tưởng đã chết rồi! Sống với Quảng nhưng Thai vẫn chăm sóc người bố già
của chồng cũ, vẫn mang theo bát hương thờ cúng người chồng cũ. Ngay cả
những lúc cả nhà phải di tản, Thai cũng không quên mang theo bát hương thờ
chồng. Chưa một lần nào Thai quên ngày giỗ chồng cũ, cho dù máy bay Mỹ
gầm réo, cho dù có lần Thai mới ở cữ được nửa tháng. Cái đức thờ chồng của
cô khiến người chồng mới như Quảng vừa ghen vừa trọng. Ghen vì người vợ
đang ở với mình, có đến mấy mặt con mà vẫn thiết tha nhớ về người chồng cũ
đã hy sinh. Trọng vì cái đức thủy chung thờ chồng ở Thai thực hiếm thấy.

Thai tận tâm với người chồng mới nhưng vẫn luôn tận tình với người chồng
cũ. Thai không ôm con hóa đá chờ chồng như người vợ trong câu chuyện
truyền thuyết nhưng thực sự đã hóa đá trong lòng. Trước sau Thai chỉ có thể
yêu được một người, bao nhiêu năm mòn mỏi chờ chồng, và giờ lại thành tâm
thờ chồng, ngay cả khi đã xây dựng gia đình với người khác. Nói như nhà
nghiên cứu Chu Văn Sơn, ở Thai sáng lên “vẻ đẹp mẫu tính”. “Thì ra, đau
đáu trong sâu thẳm cõi lòng của cái con người duyên phận tan nát kia vẫn cứ
sống nguyên vẹn một nàng vọng phu! Lòng thủy chung nghìn đời vẫn là bất
11


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

diệt, dẫu chiến tranh có ném vào nó tấn bi kịch Tình – Duyên và làm cho biến
dạng đi. Sống trong thời buổi ấy, nếu không có mẫu tính đã thấm nhuần trong
cốt cách đến mức có thể hòa quyện lòng thủy chung với lòng trung tín, thậm
chí, nâng những điều ấy lên thành một tâm niệm thiêng liêng, một thứ đạo,
một thứ tôn giáo cho chính mình họ đã thành Cỏ lau, chứ không thể nào hóa
đá mà nhập vào vọng phu muôn đời được!”
II.3. Những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Minh Châu
a. Nghệ thuật tạo dựng tình huống bất ngờ, kịch tính.

Để làm nổi bật những éo le, ngang trái trong thân phận của người phụ
nữ sau chiến tranh, trong “Cỏ lau”, Nguyễn Minh Châu đã dụng công tạo ra
những tình huống bất ngờ, đầy kịch tính. Đó là khi Thai, sau gần mười năm
chờ chồng, lại phải đón chồng về trong bối cảnh “lượm xác trôi sông” đầy đau
đớn. Đó là khi Thai đã lấy Quảng, có con với Quảng thì Lực – người chồng
tưởng đã hy sinh lại trở về. Những tình huống éo le cứ kéo đến trong cuộc đời
Thai, đẩy cô vào tấn bi kịch Tình – Duyên với nỗi đau giằng xé. Nghệ thuật
tạo dựng tình huống đã để tâm can của nhân vật được bộc lộ hết nỗi, để phẩm

chất của nhân vật cứ thế ngời sáng một cách tự nhiên, không hề tô vẽ.
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trong “Cỏ lau”, Nguyễn Minh Châu không dụng công miêu tả ngoại
hình nhân vật chính – Thai. Chỉ là vài nét phác họa nằm rải rác khắp chiều dài
tác phẩm, nhưng cũng đủ để người đọc hình dung về một người con gái trẻ
trung với “mái tóc dày”, “vành mi đen sẫm”, nụ cười “tươi giòn” và “dáng
đứng trẻ trung trông cứ von vón”. Thai tuy mảnh khảnh như chiếc lạt nhưng
dai sức, làm việc vất vả mà không thấy mệt, ban ngày đi đào sắn với chồng,
tối đến lại hội họp với anh em du kích.
Đó là Thai ngày mới cưới Lực. Quãng đời sau của cô, nhà văn chủ yếu
đi sâu diễn tả đời sống nội tâm với những đau đớn, giằng xé. Ở Thai, ta thấy
rất rõ sự thay đổi trong cách miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Minh Châu
từ trước 1975 đến sau 1975. Từ vai trò của những khách thể với tính cách
12


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

định hình trong các sáng tác trước 1975, nhân vật truyện ngắn sau 1975 của
Nguyễn Minh Châu được miêu tả như những chủ thể “tự nó” với những bí ẩn
khôn lường, những diễn biến phức tạp của quá trình vận động tâm lý tính
cách…Trước 1975 nhân vật trong truyện chủ yếu là con người xã hội, con
người cộng đồng, vì thế tính cách nhân vật chủ yếu là “thuận chiều”. Sau
1975 nhà văn phải thay đổi quan niệm nghệ thuật trên tinh thần “không có
điều gì của con người mà xa lạ đối với tôi”, "con người trong con người". Nhà
văn trực tiếp miêu tả những diễn biến tâm lý phức tạp, đa diện của con người
trong những hoàn cảnh trớ trêu. Tâm lý nhân vật Thai có khi được diễn tả
bằng lời của nhà văn, có khi được đặt trong lời nhân vật Lực, Quảng. Quảng
kể cho Lực nghe về nỗi khổ của Thai: “Thương nhớ, đợi chờ đằng đẵng, thế

rồi ông trở về… chỉ còn là một cái xác trôi ngoài sông. Khi phải lén lút chôn
cất ông, Thai đau đớn lắm. Vì thế mà chẳng bao giờ nguôi đi cho”. Quảng
như hiểu thấu những đau khổ mà Thai phải chịu đựng khi Lực hy sinh. Ở
phần cuối truyện, qua lời của Lực, nỗi đau ấy một lần nữa được nhắc lại:
“Vừa mới đến từ chiều đến giờ mà đã hai lần Thai gục vào tôi khóc dấm dứt,
nhắc lại cái đêm Thai cùng ông già tôi và thằng Hệ, nửa đêm đi ăn trộm cái
xác của tôi ngoài sông Đồng Vôi về”. Như nhà văn nói, “Nỗi đau mất mát
trong lòng người đàn bà lắm khi chả khác nắm cỏ trong dạ dày loài nhai
lại”, nó cứ bị lật đi lật lại đến đau đớn, vò xé.
Trong tính cách của Thai có một sự đan xen, rất đằm thắm nhưng cũng
không thiếu sự bản lĩnh và quyết đoán. Thai là sự kết tinh các phẩm chất và
tính cách đàn bà có trong hầu khắp các nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu.
Đó là sự thủy chung, đức hy sinh, lòng vị tha. Thai chính là kiểu nhân vật đa
diện, tính cách đa chiều, vừa cá biệt vừa tiêu biểu. Nguyễn Minh Châu miêu
tả tâm lý nhân vật bằng việc sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm một cách đắc
địa, đi vào nội tâm để khám phá các mặt khác nhau trong suy nghĩ và tình
cảm của nhân vật.
13


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

c. Kỹ thuật kể chuyện và xây dựng biểu tượng.

“Cỏ lau” được kể qua lời nhân vật Tôi, cũng là một nhân vật trong
truyện, chính là người đã chết đi sống lại, là Lực – người chồng cũ của Thai.
Từng lớp thời gian hiện tại và quá khứ đan xen trong suy nghĩ của nhân vật
tôi. Có khi, nhân vật tôi kể về hiện tại với sự trở về như khách không mời mà
đến của mình, có khi tôi hồi tưởng lại quá khứ, nhớ lại những mấy ngày hạnh
phúc lúc mới cưới Thai, nhớ lại kỉ niệm về anh liên lạc tên Phi… Hồi tưởng

và thực tại đan xen trong dòng suy nghĩ của nhân vật khiến các lớp thời gian
cứ chồng xếp lên nhau và hình tượng nhân vật nữ được nhìn từ nhiều góc độ,
trở nên đa diện, nhiều chiều.
Trong “Cỏ lau”, Nguyễn Minh Châu cũng rất chuyên tâm xây dựng
hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Đó là hình ảnh cỏ lau và đá vọng phu trên
vùng núi Đợi. Cỏ lau là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con
người, của người phụ nữ. Những hình đá vọng phu là biểu tượng cho sự thủy
chung, kiên tâm chờ chồng và thờ chồng của người phụ nữ có chồng hy sinh
trong chiến trận. Những hình ảnh này được nhà văn miêu tả khá chi tiết, trở
lại nhiều lần trong tác phẩm như một nỗi khắc khoải khôn nguôi về nỗi éo le,
trái ngang trong cuộc đời, thân phận người phụ nữ trong và sau chiến tranh.

14


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

C – PHẦN KẾT LUẬN
Trong suốt hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nhất là trong
thể loại truyện ngắn ra đời sau năm 1975, nhà văn đã thể hiện rất thành công
hình tượng nhân vật nữ trên nhiều bình diện. Ý nghĩa lớn lao, cao cả và đầy
tính nhân văn mà nhà văn muốn gửi gắm qua thế giới nhân vật này rất phong
phú và sâu sắc, thể hiện sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và cả
tài năng, tâm huyết của người sáng tạo. Tìm hiểu thân phận người phụ nữ
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 chỉ là một phần trong sự
nghiệp sáng tác của nhà văn, nhưng qua đó, người đọc cũng có thể thấy được
hành trình sáng tác, và khát vọng đổi mới của nhà văn nền văn học nước nhà
trước yêu cầu của thời đại mở cửa và hội nhập với văn học nhân loại.
Thông qua thân phận người phụ nữ sau chiến tranh trong truyện ngắn
“Cỏ lau” nói riêng và những truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu

nói chung, chúng ta còn có thể cảm nhận được những đặc điểm và phẩm chất
cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và cũng là của cả dân tộc ta nói
chung. Không chỉ vậy, với ngòi bút chân thực và đầy bản lĩnh của nhà văn,
người đọc nhạy cảm sẽ còn thấy được biết bao vấn đề trong quá khứ chiến
tranh và cả trong cuộc sống thời hậu chiến đã và đang đặt ra đòi hỏi mọi
người phải quan tâm góp phần giải quyết để làm cho những người phụ nữ Việt
Nam cùng với cả dân tộc thực sự được giải phóng ra khỏi đói nghèo lạc hậu
và hướng tới một đời sống thực sựấm no và hạnh phúc.
Trong thủ pháp nghệ thuật thể hiện thân phận người phụ nữ sau chiến
tranh của Nguyễn Minh Châu trong “Cỏ lau”, ngoài những thành công đã sử
dụng nhuần nhuyễn trong nhiều sáng tác giai đoạn trước 1975, nhà văn cũng
đã rất mạnh dạn thể nghiệm những biện pháp nghệ thuật mới mẻ, độc đáo,
làm nên sự hấp dẫn và phong cách riêng biệt. Tính đa giọng điệu, việc đan
xen các điểm nhìn của nhân vật, đan xen các trục thời gian, việc sử dụng các
biểu tượng, đặc biệt là nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật, khám phá đến
15


Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

tận những góc khuất tâm hồn... đã làm nên những thành công nghệ thuật cho
truyện ngắn này.
Tất cả những cố gắng tự vượt lên chính mình của Nguyễn Minh Châu,
cùng với sự nghiệp của nhà văn để lại là một bài học lớn về tình người, là
“niềm hãnh diện của những người cầm bút về một đời văn trong sáng và trọn
vẹn” (Nguyễn Khải) mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu.

16



Th©n phËn ngêi phô n÷ sau chiÕn tranh trong truyÖn ng¾n Cá lau cña NguyÔn Minh Ch©u

THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới

cách nhìn về con người. Tạp chí Văn học, số 3 – 1993.
2. Nguyễn Trọng Hoàn (tuyển chọn và giới thiệu), Nguyễn Minh Châu, về
tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2004.
3. Tôn Phương Lan, Nhà văn Nguyễn Minh Châu, Tạp chí Văn nghệ quân
đội, số 10 – 1984.
4. Tôn Phương Lan, Nguyễn Minh Châu – nhà văn tâm huyết với cuộc
đời. Báo Văn nghệ, số 51 – 1989.
5. Tôn Phương Lan, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB
Khoa học xã hội, 1999.
6. Nguyễn Thị Thu Lan, Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau 1975, Luận văn Thạc sĩ, Đà Nẵng 2011.
7. Nguyễn Thị Minh Thái, Ấn tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh
Châu. Tạp chí Văn học, số 3 – 1985.
8. Trịnh Thu Tuyết, Nguyễn Minh Châu – tài năng và tấm lòng. Tạp chí
Văn nghệ quân đội, số 1 – 1990.
9. Chu Văn Sơn, Đường tới “Cỏ lau”. Báo Văn nghệ, số 8 – 1987.

17



×