Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

KỸ THUẬT CANH TÁC RAU TRONG MÙA MƯA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.66 KB, 32 trang )

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC
KỸ THUẬT CANH TÁC RAU TRONG MÙA MƯA
Đối với kỹ thuật canh tác mùa mưa có những khác biệt so với
mùa khô. Trước hết, đối với đặc tính của cây rau nói chung là nhóm
cây trồng sử dụng nước tưới nhiều. Nhưng nếu trong trường hợp
ngập nước, úng nước thì cây rau nói chung lại khó phát triển, bộ rễ bị
thối và cây sẽ chết.
Do đó việc canh tác rau trong mùa mưa, người trồng cần chú ý
chọn ruộng có địa hình cao ráo có khả năng tiêu thoát nước tốt. Đối
với chân ruộng thấp trước hết phải tiến hành làm luống cao, có rãnh
thoát nước tốt. Xung quanh cần củng cố bờ bao vững chắc và trang bị
máy bơm để phòng chống lại các trường hợp mưa lớn, gây ngập úng
tạm thời.
Đối với những loại rau: như cải bắp, khổ qua, dưa leo, ớt, đậu
đũa, cô ve… biện pháp sử dụng màng phủ công nghiệp là giải pháp
tối ưu. Vì như vậy sẽ kiểm soát được độ ẩm trong đất. Mùa mưa
lượng nước mưa không trực tiếp rơi xuống mặt luống nên bộ rễ
không bị úng nước do thiếu oxy, mặt luống không bị trơ mòn làm trơ
rễ. Đất tơi xốp suốt vụ giúp duy trì độ ẩm ổn định suốt mùa vụ, bộ rễ
rau lan tỏa khắp liếp. Sử dụng màng phủ công nghiệp còn giảm tối đa
công làm cỏ. Cây trồng có lá già không trực tiếp tiếp xúc với mặt đất
nên làm giảm được nguồn nấm gây bệnh lây lan từ đất. Một số côn
trùng do ảnh hưởng của màng phủ nên không có chổ trú ẩn, khả năng
gây hại giảm: như bù lạch, rầy mềm trên dưa hấu, sâu ăn tạp. Từ đó
giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật phải phun xịt. Khi bón phân vào
ruộng rau có màng phủ sẽ giảm sự rửa trôi phân bón, đặc biệt giảm
bốc hơi và rửa trôi phân đạm bón vào.


Đối với nhóm rau ăn lá thì nên trồng trong nhà lưới. Nhà lưới
sẽ làm giảm tối đa tác hại của mưa rơi trực tiếp xuống bộ lá, không
làm rách lá hoặc làm đất bắn lên gây rách và thủng lá. Giảm được sự
truyền bệnh do xây xát. Sử dụng lưới màu trắng. Có thể che phủ lưới
trên luống hoặc làm nhà lưới.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

1


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

Vào mùa mưa cần lưu ý biện pháp phòng trị bệnh thối nhũn (do
vi khuẩn gây ra) trên nhóm cây họ thập tự. Do đó, cần tăng cường
phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học. Đặc biệt lưu ý là
phải giảm lượng phân đạm bón vào, cân đối bổ sung thêm phân lân
và kali. Khi chăm sóc tránh làm xây xát cây. Nhặt bỏ lá già, nhổ bỏ
cây bệnh nặng rồi rắc vôi vào gốc. Phun ngừa bằng thuốc gốc đồng
và kháng sinh: Kasugamycin, Streptomycin. Bệnh gỉ trắng trên rau
muống cũng xuất hiện khi mưa nhiều, độ ẩm cao sẽ phát sinh bệnh.
Do loại nấm Albugo ipomoea. Bệnh phát sinh trên lá lúc đầu là
những vết nhỏ, sau lớn lên làm cho lá co lại. Lá sẽ bị vàng và rụng
héo. Khi bệnh mới phát sinh sử dụng thuốc trừ nấm nhóm gốc đồng,
Mancozeb, Anviul, Rovral, Polyram, Aliette, Metalaxyl. Đối với
bệnh đốm lá, sương mai, thán thư trên dưa leo, khổ qua, cà chua, cá
tím có thể sử dụng Aliette, Matalaxyl, Carbendazim, Topsin M,
Mancozeb, gốc đồng….
Biện pháp phủ luống hay nhà lưới đều hiệu quả trong canh tác

rau trong mùa mưa.
Theo: Website Rau hoa quả Việt Nam

DIỆT CÔN TRÙNG TRONG CHĂN NUÔI
Chống mọt chuồng trại: Dùng 100g lưu huỳnh nấu sôi với 1
lít nước. Nước còn đang nóng, dùng chổi sơn quét đều lên mặt tre, gỗ
trong chuồng. Phương pháp này ngừa mọt rất hiệu quả, kéo dài tuổi
thọ chuồng trại, đỡ tổn hao đầu tư và vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.
Diệt và xua đuổi mối, gián: 50g thạch xương, 20g cây thuốc cá,
cho 1 lít nước sắc kỹ (60 phút), thêm 10g bột băng phiến rồi khuấy
tan, phun đẫm lên ổ mối, vách tường chuồng trại, sẽ diệt mối, gián tại
chỗ, xua mối, gián tránh xa.
Diệt ruồi: Xua đuổi ruồi, nhặng trong chuồng, bò, heo bằng
cách đốt 50g lá bầu khô để khói xông vào chuông nuôi. Hoặc sắc
200g lá bầu tươi, lấy nước tắm cho 1 con bò trưởng thành.
Sắc lấy dung dịch nước từ: Bách bộ 50g, nghệ 20g, vỏ cổ giải
16g, rễ cây thuốc cá 16g, rễ cóc kèm 16g, dành dành bóng 20g với 2
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

2


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

lít nước, phun thẳng vào những nơi có nhiều ruồi, muỗi để diệt
chúng.
Diệt muỗi
Có thể dùng một trong các phương pháp sau:

Đốt xông khói các nguyên liệu như bèo cái khô + lá sả khô + lá
ráng hoa trắng khô + vỏ bưởi khô.
Quả giả điều (cuống quả phình to) chín, ép lấy nước, phun
nước dịch ép vào các vũng nước tù, đọng quanh chuồng, các bụi cây
trong trang trại, nước dịch ép này làm bọ gậy không sinh sôi phát
triển, hạn chế được muỗi quấy rầy trong thời gian khoảng 1 - 3 tháng.
Sắc các nguyên liệu: Cây cúc trừ sâu 20g; rễ thuốc cá 30g; bách
bộ 50g, lá sả 100g với 2 lít nước để có dung dịch phun diệt muỗi mà
không gây độc hại đối với người và gia súc.
Đuổi kiến: Đàn vật nuôi trong nông trại hay bị lũ liến gây khó
chịu, thậm chí bị stress làm kém ăn, sút cân, ngại nằm nghỉ. Cách
đuổi kiến như sau: Dùng 30g tỏi giã nhỏ, 50g hàn the tán mịn, ngâm
2 loại này trong 20 phút với 100ml rượu trắng. Dung dịch hòa tan
dùng để phun lên ổ, dọc đường đi của kiến. Kiến không chịu được
đành bỏ đi, còn đống trứng kiến cũng sẽ bị ung, không nở được.
Theo: Báo Nông thôn

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG XOÀI BẰNG HẠT
Có rất nhiều cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá mà
chất lượng trái xoài vẫn được đảm bảo. Nhiều giống xoài của ta trong
hạt có nhiều phôi - gọi là giống đa phôi. Các phôi đều mọc thành cây.
Hầu hết các phôi đó đều là phôi vô tính do các tế bào phôi tâm hình
thành. Các cây hình thành từ phôi vô tính đều giữ được đặc tính của
cây mẹ, cũng như các cây chiết, ghép hay cây giâm hom. Duy nhất
chỉ có một cây phát triển từ phôi hữu tính do quá trình thụ phấn, thụ
tinh hình thành. Cây này dễ nhận biết vì nó thường là cây xấu, còi
cọc nhất để loại bỏ.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

3



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

Cách nhân giống xoài bằng các cây mọc từ phôi vô tính vẫn
được nhiều nước trồng nhiều xoài ưa dùng. Vì nó chẳng những không
bị mất đi các đặc tính tốt của cây mẹ, mà còn bảo đảm tính đồng đều
của các cây con và đặt biệt là cây sống rất lâu. Ở Bang Punjab (Ấn
Độ) có cây xoài sống tới cả nghìn năm, chu vi thân của nó dài gần 13
m, độ che phủ của tán cây chiếm tới 3.000m2. Xoài có thể ghép lên
các cây cùng họ như cóc (còn gọi là sấu tây), cây điều (còn gọi đào
lộn hột – Anacardium xcidenta L). Cho quả to, hạt nhỏ, thịt quả ngon,
nhưng cây nhỏ bé, tuổi thọ kém. Ở nhiều nước, kể cả ở ta, người ta
vẫn dùng muỗm, quéo hay cây quéo rừng còn gọi mắc chai làm cây
gốc ghép. Hiện tượng vết ghép không tiếp hợp cũng có thể xảy ra ở
một vài nơi. Người ta cho đó là do ảnh hưởng của thời tiết hay đất
đai. Cẩn thận bạn có thể làm thử trước khi ghép đại trà. Tốt hơn hết là
dùng hạt của chính các giống xoài để gieo lấy cây gốc ghép. Chọn
giống sinh trưởng khoẻ và đã được trồng nhiều năm ở ngay địa
phương mình thì khỏi áy náy gì cả.
Việc ghép xoài cho kết quả tốt, tỷ lệ sống cao, tuỳ thuộc vào
tay nghề hay sự quen làm của từng người với từng cách. Theo chúng
tôi, cách ghép đơn giản nhất là ghép nêm trên cây gốc ghép non. Làm
cách này, đầu tiên cũng lấy hạt còn rất mới từ các quả xoài tốt, đem
rửa sạch, rồi gieo ngay. Khi cây con mọc, đem các cây con ra trồng
lên luống đã làm đất kỹ, bón phân ải với mật độ 35÷40 cm hoặc trồng
vào chậu hay túi bầu có đúc đất tốt trộn phân, rồi chăm cho cây phát
triển bình thường. Khi cây cao 40÷50 cm lá đã chuyển từ tía sang

xanh, thân cây to độ 0,5 cm thì ghép được. Hom ghép lấy từ các cành
có đường kính tương đương với cây gốc ghép có tuổi trên dưới 1
năm, mọc ở đầu cành, hom cần dài 10÷12 cm, hái bỏ hết lá, bỏ chúng
vào các bọc vải sạch thấm ướt hay cắm ngập chân hom trong lọ nước.
Lấy vừa đủ làm trong 1÷2 giờ cho hom khỏi khô. Khi ghép thì vát 2
bên chân hom với độ dày khoảng 1 cm. Ở cây gốc ghép, cũng cắt bỏ
ngọn ở phía trên vị trí của lá thật đầu tiên, sau đó chẻ dọc ở giữa thêm
xuống khoảng 1 cm. Nêm hom ghép vào gốc ghép, cuốn băng nilon
chặt kín. Sau đó, dùng túi nilon kín một đầu trùm kín hom và vết
ghép, làm giàn che nắng mưa. Khi hom ghép nhú chồi thì tháo túi
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

4


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

nilon cho chồi phát triển. Chồi lên thành cây cao 75-80cm. Lá chuyển
sang màu xanh thì đem trồng được. Mùa ghép và trồng xoài nên tránh
lúc quá nắng nóng hay rét, nhiều mưa.
Theo: Website Rau hoa quả Việt Nam

CẮT MỎ CHO GÀ KHI NUÔI TẬP TRUNG
Nuôi gà tập trung thành đàn lớn, nhất là nuôi chuồng lồng thì
hiện tượng gà mổ cắn ăn lông, ăn thịt lẫn nhau thường xảy ra trong
điều kiện chuồng nuôi có nhiệt độ cao, ánh sáng gay gắt làm sinh lý
gà bị rối loạn; mật độ nuôi quá chật; gà đói ăn … Biện pháp cắt mỏ
gà được nhiều trại chăn nuôi gà tập trung áp dụng cho kết quả rất tốt:

Tránh được hiện tượng cắn mổ, ăn lông, ăn thịt lẫn nhau; giảm tỷ lệ
hao hụt thức ăn do rơi vãi khi gà mổ thức ăn đến 4-5%; gà lớn nhanh,
khoẻ mạnh. Kỹ thuật cắt mỏ gà phải đảm bảo cho mỏ chậm mọc lại,
cắt đúng chỗ, không ảnh hưởng đến ăn uống, đến năng suất. Kỹ thuật
cắt mỏ được tiến hành như sau:
- Dụng cụ cắt mỏ: Có thể cắt thủ công bằng cách dùng dao sắc,
kê mỏ gà lên tấm ván rồi cắt. Các trang trại chăn nuôi lớn nên trang
bị bằng máy cắt mỏ bằng điện vừa cắt, vừa đốt cho nóng (dao đốt
trên bếp dầu, bếp than) để hàn mép sừng của mỏ cho máu không
chảy, cắt lần lượt từng con, cắt bằng máy thì nhanh.
- Trước khi cắt mỏ nên cho gà nhịn đói 4 giờ, cho uống đủ
nước pha Vitamin K để chống chảy máu.
- Với gà con cắt vào thời gian từ 7-10 ngày tuổi, cắt cả mỏ trên
và mỏ dưới, đưa lưỡi dao cắt cùng một lúc, vết cắt cách lỗ mũi
khoảng 2mm.
- Với gà hậu bị cắt lúc 7-8 tuần tuổi hoặc 12-16 tuần tuổi. Cắt
cả 2 mỏ, vết cắt vuông góc với trục mỏ, mỏ trên cách lỗ mũi 6mm,
mỏ dưới xa hơn mỏ trên 3mm, tạo cho mỏ dưới dài hơn mỏ trên.
Cũng có thể xác định vị trí cắt mỏ trên là điểm giữa bờ lỗ mũi và
chóp mỏ, còn mỏ dưới vẫn cắt dài hơn mỏ trên 3mm.

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

5


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007


- Cắt mỏ xong, tiếp tục cho gà uống nước pha Vitamin K, có
thêm 1g Tetracyline/lít trong 4-6 ngày. Cho gà ăn theo chế độ tự do
(gà hậu bị) trong 1 tuần, thức ăn đổ dày để mỏ gà không chạm vào
đáy và thành máng, thức ăn bột còn dính vào mỏ làm giảm chảy máu.
Theo dõi để xử lý kịp thời nếu gà bị chảy máu nhiều, tránh dồn bắt
làm xáo động đàn trong vài tuần đầu sau khi cắt mỏ.
Theo: Báo Nông nghiệp

KỸ THUẬT TRỒNG ỚT TRÁI MÙA
Ớt (Capsicum annum) là loại rau rất có giá ở Indonesia. Cho
đến nay, việc trồng ớt ở Indonesia vẫn theo mùa, cho nên sản lượng
và giá cả bị dao động rõ rệt trong năm.
Nói chung, ở Indonesia thường trồng ớt vào đầu mùa khô. Sản
lượng hạ thấp vào mùa mưa. Nhằm kéo dài mùa vụ thu hoạch và bình
ổn giá cả, một hệ thống trồng ớt trái mùa đã được triển khai, bằng
cách sử dụng plastic đen để phủ đất.
Khả năng thích ứng kỹ thuật
Kỹ thuật này sẽ thích ứng với mọi diện tích ruộng, từ nhỏ đến
lớn.
Lợi thế kỹ thuật
Sản lượng ớt và giá cả sẽ ổn định suốt năm, thay vì dao động
giữa thừa và thiếu, nông dân có được nguồn thu nhập thêm trong mùa
khô.
Kỹ thuật chọn hạt giống
Hạt giống phải chín già, sạch, đều nhau và không bị sâu bệnh.
Những quả giống chín già phải có màu đỏ.
Những yêu cầu chăm bón
Đất phải xốp, dễ thoát nước và giàu chất hữu cơ, không có quá
nhiều hàm lượng sét. Độ pH từ 5,5-6,8. Lượng nước vừa đủ, phải có
rãnh thoát nước tốt.

Cây giống
Đất để ươm cây giống là đất trộn phân, với tỷ lệ 1:1. Cây giống
ươm trong các túi nhựa, hay trên các luống đất được làm kỹ.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

6


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

Đất luống phải được dọn sạch cỏ, rác rưởi, và sau đó được cày
bừa kỹ.
Cây giống là cây ưa sáng, nhưng phải được che bằng giàn có
khung đỡ, tránh ánh sáng trực sạ. Khung đỡ rộng từ 1-2m và cao 4050cm. Được phủ bằng rơm rạ hay vật liệu tương tự. Các mặt xung
quanh để ngỏ để tạo sự thông thoáng cho luống trồng.
Cây giống cần được tưới nước hằng ngày, hoặc khi cần thiết.
Khi cây giống được 25-30 ngày tuổi có thể đem ra trồng được.
Làm đất
Đất cần được dọn sạch và cày bừa. Nếu độ pH đất thấp, thì bón
thêm dolomite hay vôi. Nếu đất rất chua, thì bón khoảng 2 tấn/ha
dolomite, phối hợp với phân trộn compost và chế phẩm phân bón cơ
bản. Phân bón cơ bản cần dùng là urê trộn lẫn với phân (300kg/ha),
SP36 (250-300kg/ha), và KCl (Kaliclorua) (250kg/ha). Cần phải làm
luống cao trước khi trồng cây giống. Luống thường rộng 120cm, rãnh
giữa luống rộng 40cm và sâu 20cm quanh luống.
Phủ plastic đen:
Khoảng 12 cuộn/ha. Plastic có màu ánh bạc ở mặt trên và màu
đen ở mặt dưới (Mặt ánh bạc sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời và xua

đuổi côn trùng, mặt tối bên dưới sẽ làm cho cỏ không mọc được).
Plastic được rải vào buổi trưa khi ánh nắng mặt trời bắt đầu gay
gắt. Độ nóng sẽ làm co giãn chất nhựa cho nên nó dễ bị dão. Plastic
nên được căng đều trên mặt luống với mặt ánh bạc hướng lên trên.
Mép plastic được kéo thấp xuống các bờ luống và được buộc
chặt vào vị trí bằng các lạt tre. Chúng dài khoảng 40cm, được uốn
cong một nửa và được cắm xuống đất để giữ cho các cạnh cách nhau
50cm. Trên mặt plastic trổ các lỗ chữ thập tại những vị trí trồng cây
để cho cây có thể tăng trưởng.
Trồng trọt
Mỗi luống trồng thành 2 hàng. Các cây cách nhau 50cm và các
hàng cách nhau 70cm. Trồng ớt vào buổi sáng sớm hay lúc hoàng
hôn.

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

7


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

Bảo vệ
Cây giống bị chết hay sâu bệnh thì cần được thay thế. Nước
tưới được bơm vào cho từng gốc cây.
Phòng trừ sâu bệnh:
Trừ ruồi hại quả bằng bẫy bả eugenol methyl. Các loài gây hại
và dịch bệnh đều có thể kiểm soát bằng việc phun các loại thuốc bảo
vệ thực vật thích hợp.

Thu hoạch và sau thu hoạch
Sau 60-70 ngày, lứa ớt đầu tiên có thể thu hoạch. Đến thời gian
này, chúng sẽ biến thành màu đỏ tươi.
Việc bao gói cho vận chuyển cần phải tạo những lỗ thoáng khí.
Có thể dùng loại túi lưới. Nơi bảo quản phải khô ráo và thoáng mát.
Theo: Hội khuyến nông Việt Nam

PHÒNG TRỪ BỌ HUNG GÂY HẠI CÂY CON Ở VƯỜN ƯƠM
Trong nhóm bọ hung hại cây con có 3 loài, đó là bọ hung nâu
lớn, bọ hung nâu nhỏ và bọ hung nâu xám. Trong 3 loài bọ hung này,
nguy hiểm hơn cả là bọ hung nâu lớn.
Phân bố
Ở nước ta, bọ hung nâu lớn phân bố từ Bắc đến Nam. Chúng là
loài sâu đa thực, phá hoại nghiêm trọng trên bạch đàn, keo, phi lao,
thông ...
Hiện tượng và tác hại
Ấu trùng bọ hung gặm và cắn đứt rễ cây con, làm cây héo và
chết. Sự nguy hiểm ở chỗ chỉ phát hiện được chúng phá hại cây con
trong bầu khi cây đã bị cắn đứt rễ và héo. Đây là một trong những
loài sâu nguy hiểm nhất hại cây con ở các vườn ươm ở nước ta. Khi
nông dân gieo ươm cây, lấy đất, phân chuồng làm bầu, vô tình mang
theo cả trứng bọ hung ở trong đất và phân chuồng về mà không biết.
Khi về do không xử lý đất và phân, trứng nở ra ấu trùng. Lúc đầu,
chúng còn nhỏ chỉ ăn chất mùn có trong bầu; theo thời gian cây con
lớn dần và ấu trùng bọ hung cũng lớn theo, thức ăn cho ấu trùng bọ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

8



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

hung thiếu, ấu trùng cắn đứt rễ cây. Sáng ra vườn ươm, một loạt cây
con sắp đem trồng bị héo do ấu trùng bọ hung cắn đứt rễ. Bới đất bầu
ở độ sâu 3-5cm, sẽ thấy ấu trùng bọ hung đang nằm cong hình chữ C.
Mọi biện pháp lúc này vô hiệu quả. Do vậy, phải hiểu đặc điểm sinh
học của bọ hung để đề phòng ngay từ khi đóng bầu mới có kết quả.
Hình thái và tập quán sinh hoạt
Sâu trưởng thành cơ thể dài khoảng 22-24mm, bụng tròn to hơn
ngực. Toàn thân màu nâu sẫm hay nâu nhạt. Râu đầu hình lá lợp có
11 đốt. Cánh cứng không phủ hết bụng. Trên cánh có 4 đường vân.
Đốt chày chân trước bè rộng, mép ngoài có 3 gai, mép trong có một
cựa. Đốt chày chân trước và chân sau có một gai ở giữa.
Trứng dài khoảng 1,5mm màu trắng xám.
Ấu trùng có 3 tuổi. Lúc mới nở màu trắng, sau chuyển sang
màu xám, các đốt cuối có màu đen. Cơ thể cong như chữ C, 3 đôi
chân ngực phát triển. Mảnh bụng đốt 10, có nhiều lông cứng và đặc
biệt có vòng lông năm ngang hình trăng khuyết.
Nhộng thuộc loại nhộng trần, dài 23-25 mm, màu nâu vàng.
Phần cuối cùng của nhộng có gai hình gạc.
Sâu trưởng thành, ban ngày, chui xuống đất, hoặc ẩn nấp, chập
tối bay ra ăn hại. Sâu trưởng thành đẻ trứng trong đất và trong phân
chuồng. Ấu trùng sống trong đất, thường di chuyển lên xuống theo
nhiệt độ của đất. Ban đêm, chúng cắn rễ cây.
Mùa hại chính kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Cây con thông
và bạch đàn trong vườn ươm bị hại nặng nhất.
Biện pháp phòng trừ
- Để phòng ngừa ấu trùng bọ hung hại cây con, trước khi đóng

bầu, hỗn hợp đất và phân chuồng phải được xử lý. Có thể sử dụng
300-500g padan 95% hỗn hợp với 1m3 đất đã sàng, 100kg phân
chuồng trộn với 2-3 kg vôi bột và 1-2 kg lân đem ủ 3 ngày trước khi
đóng bầu. Thuốc padan có khả năng diệt trứng bọ hung rất tốt.
- Vệ sinh vườn ươm tốt, đất và phân chuồng được sử dụng để
đóng bầu, không để bừa bãi xung quanh luống gieo. Cỏ dại và xác
thực vật cần được dọn sạch và đốt.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

9


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

- Nền đất cứng đặt bầu cũng phải được rắc một lượt vôi bột để
xử lý đất.
Theo:Tạp chí Kiểm lâm

TRỒNG HOA HỒNG THƯƠNG PHẨM
Trong thời gian qua, những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên những vùng đất hai vụ lúa bấp bênh, sang luân canh cây
trồng khác, đang đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến
phương thức chuyển đổi sang trồng hoa (đặc biệt là hoa hồng). Tuy
nhiên, nhiều hộ nông dân do chưa nắm bắt đầy đủ kỹ thuật trông nên
hiệu quả thu được không cao. Xin giới thiệu với bà con về kỹ thuật
trồng hoa trên nền đất.
Phương thức trồng
Trồng trên luống: Trồng theo hướng bắc năm để tăng lượng ánh

sáng. Có thể trồng luống thấp, xung quanh đắp bờ đất, sẽ dễ tưới
nước (thích hợp với vùng phía Bắc (khô hạn); hoặc trồng luống cao,
mặt luống cao hon mặt ruộng, hợp với các tỉnh phía Nam mưa nhiều,
dễ thoát nước.
Trồng trên giàn: Dùng gạch, đất sét đắp thành giàn cao cách
mặt đất 40-50cm, trên giàn đổ đất trồng. Với cách trồng này đất ít,
đòi hỏi điều kiện thông khí, giữ nước, giữ phân tốt, và áp dụng
phương pháp tưới nhỏ giọt, nhưng lại dễ tiêu độc đất, dễ khống chế
nước, phân, dễ đảm bảo nhiệt độ, tiết kiệm nước …
Mật độ trồng
Mỗi luống trồng hai hàng. Mặt luống rộng 60-70cm, hàng cách
hàng 35cm, cây cách cây 30cm.
Nếu trồng trong nhà che có thể để khoảng cách hàng 35cm, cây
cách cây tuỳ theo giống có thể 20-23cm hay 25-30cm, ứng với mỗi
m2 có thể từ 8-10 cây hay 7-8 cây. Còn trồng ở ngoài đồng hàng cách
hàng có thể rộng từ 40-50cm, cây cách cây 30-40cm. Mật độ trồng
quyết định bởi đặc tính giống. Giống cây dạng đứng, gọn, mỗi m2 có
thể trồng 10 cây. Giống tán rộng mỗi m2 trồng 6-8 cây. Quy cách
trồng hai hàng thông gió tốt, dễ chăm sóc.

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

10


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

Chuẩn bị đất trồng

Cày sâu, làm đất kỹ, đào rãnh, bón phân theo lớp với phân trâu,
rác, bã mía, mùn cưa, than bùn, phân gà, bột xương, bột cá …
Kỹ thuật trồng
Cây giống: Đánh cây con còn nguyên rễ có bầu đất (kiểm tra
mắt ghép nếu là cây ghép).
Trước khi trồng phải cắt tỉa để tiện chăm sóc và kích thích rễ
phát triển: nếu cây nhỏ giữ lại cành chính cây to giữ lại hai cành, loại
bỏ những cành bệnh, gãy … Trước khi trồng phải cắt tỉa để tiện chăm
sóc và kích thích rễ phát triển: nếu cây nhỏ giữ lại cành chính, cây to
giữ lại hai cành, loại bỏ những cành bệnh, gãy… Trước khi trồng cần
xử lý bằng chất kích thích ra rễ Atonic.
Cách trồng: Bổ hố kích thước 710cm, đặt cây rồi lấp thêm đất
lên (không lấp đất lên mắt ghép). Tất cả mắt ghép đặt theo một hướng
quay vào trong để đi lại không làm gãy cành ghép.
Trồng cây bằng rễ trần, lấp đất 1/3 hoặc một nửa hố tạo thành
giữa cao, xung quanh thấp dần hình bát úp, đặt cây vào giữa rồi lấp
đất làm hai lần. Lần 1 lấp một nửa, nhấc nhẹ cành lên cho rễ đều, sau
đó lấp tiếp cho đầy và ấn nhẹ, sao cho khi trồng thân cây phải ở giữa
rãnh và thẳng đứng, rồi tới nước nhẹ, ngày tưới 1-2 lần, nếu trồng
vào ngày nắng phải che cho cây.
Chăm sóc
Tưới nước: Hoa hồng đòi hỏi nước nhiều, hiện nay đa số là
dùng phương pháp tưới phun và tưới trên rãnh. Kinh nghiệm cho
thấy, tưới rãnh hiệu quả hơn nhưng độ ẩm không khí thấp, vì vậy cần
tưới phun để tăng độ ẩm cho lá.
Bón phân: Bón phân đạm (quan trọng nhất), nên bón đạm NO3
và NH4+, Tỉ lệ bón thay đổi theo mùa (mùa hè 25%, mùa đông
12,5%).
Khống chế nhiệt độ: Nhiệt độ đất cần khống chế ở 21-25 độ C.
Nếu trong sản xuất có thể trồng nhiều giống một lúc, nên trồng các

giống có yêu cầu nhiệt độ giống nhau vào một khu.

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

11


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

Điều chỉnh ánh sáng: Nếu trồng hoa hồng trong nhà che do có
màng che nên rất khó đạt tới độ bão hoà, vì vậy bổ sung ánh sáng rất
quan trọng. Ở các tỉnh phía Bắc chỉ cần che bớt ánh sáng vào mùa hè.
Theo:Báo Nông thôn ngày nay

TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH LÚA THỐI HẠT
Lúa mắc bệnh thối hạt có hiện tượng lép hạt, những hạt có nhân
thì nhân bị nâu đen và teo quắt lại do vi khuẩn Burkholderia Glumae
gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm gây hại không chỉ ở nước ta, mà còn ở
nhiều nơi trên thế giới.
Triệu chứng bệnh
Khi bông lúa vừa trổ ra khỏi bẹ hoặc 2/3 bẹ lá có thể quan sát
thấy triệu chứng bệnh. Lúc đầu hạt thóc bị bệnh có chấm nhỏ màu
nâu vàng hoặc nâu đen ở phần vỏ trấu của phôi hạt, sau lan ra toàn bộ
vỏ trấu. Hạt lúa khi bị bệnh chuyển từ màu trắng kem sang màu nâu,
nâu nhạt hoặc nâu bẩn. Ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng, bông lúa
đứng thẳng không cúi được, hạt xanh xếp xít nhau trên trục bông, bó
lại như chiếc đũa. Triệu chứng bệnh cũng xuất hiện trên cây mạ. Khi
bị nhiễm bệnh, ở phần bẹ của cây mạ xuất hiện chấm nhỏ màu nâu

rồi chuyển sang nâu đậm, lá mạ bị úa vàng ở phía dưới, cây lụi đi.
Vết bệnh lan dần từ bẹ lá xuống gốc.
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng hạt giống khoẻ, sạch bệnh. Nếu không chắc chắn
giống có sạch bệnh hay không, có thể xử lý giống bằng cách trộn đều
1kg Thiram 50WP cho 1 tấn thóc khô, ủ bình thường rồi đem gieo.
Bón phân theo tỷ lệ phù hợp, tránh bón đạm quá cao vì bón
phân đạm nhiều không cân đối với phân lân và kali càng làm bệnh
thường nặng hơn. Bón kết hợp NPK tập trung vào 2 thời kỳ bón lót
và bón thúc.
- Đảm bảo luôn đủ nước trên ruộng.
- Thường xuyên thu dọn và xử lý các tàn dư cỏ dại trên ruộng.
- Phun thuốc trước và sau khi lúa trổ một tuần bằng thuốc
Stanner 50WP nồng độ 0,2%.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

12


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

Ngoài ra, lúa có thể bị bệnh lép hạt gây ra bởi 1 tập đoàn nấm
gây bệnh: Alternaria, Cercospora, Bipolaris, Sarocladium, Fusarium ,
Microdochium, Ralstonia. Triệu chứng ban đầu của bệnh này là xuất
hiện đốm vòng, đốm nâu hoặc gạch nâu trên lá tuỳ từng loại nấm gây
bệnh. Biện pháp phòng trừ đối với loại bệnh này là sử dụng giống
sạch bệnh, phun thuốc Roval, Anvil, Carbendazim trước và sau khi
lúa trổ bông một tuần.

Theo Tiến sỹ Ngô Vĩnh Viễn - Trưởng Phòng Nghiên cứu bệnh
cây, Viện Bảo vệ Thực vật, thì những giống lúa hạt to như Q5 rất dễ
bị mắc bệnh thối hạt và lép hạt. Việc phun thuốc phải đảm bảo đúng
thời gian, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật. Bà con nông
dân cần theo dõi lúa tỷ mỉ và phun thuốc trước khi lúa trổ một tuần
tránh để đến khi lúa bị bệnh nặng mới phun thuốc thì không có tác
dụng.
Theo: Báo Gia đình & Xã hội

KINH NGHIỆM VỖ BÉO BÒ, BÊ
Chọn mua những con bò cái, bò đực có khung xương to, gầy
loại thải nhưng chưa già lắm, đặc biệt giống bò lai Sind càng tốt, có
trọng lượng 2-3 tạ/con, những con bê gầy 22-25 tháng tuổi trọng
lượng 150-200 kg/con, khung xương to, cho hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Những con bò, bê gầy mua vỗ béo phải đạt chỉ tiêu, nhanh
nhẹn, không bị dịch bệnh, thương tật và hay ăn.
Chuẩn bị chuồng trại
Mỗi một con bò cần 3-4 m vuông chuồng trại, chuồng trại
phải đạt yêu cầu: Cao ráo, sạch sẽ, đảm bảo đông ấm, hè mát.
Chăm sóc
Trước khi vỗ béo cho bò cần tiêm phòng vaccin tả, tụ huyết
trùng, với vaccin trong nước sản xuất phải tiêm tăng 1,2-1,5 lần so
với hướng dẫn thì hiệu quả phòng bệnh mới cao. Tẩy giun, sán, ve,
rận, ký sinh trùng đường máu nếu có. Bò, bê sạch bệnh mới hấp thu
tốt dinh dưỡng trong thức ăn, cho tăng trọng nhanh.

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

13



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

Mỗi con bò, bê có thể cho ăn lượng thức ăn như sau: (10-15kg)
rơm, cỏ +(3-5 kg) thức ăn ủ chua + (1-2 kg) bột sắn (hoặc 1-2 kg cám
gạo, bột ngô hoặc 3-6 kg, khoai lang tươi thái lát) + (0,1- 0,2 kg) cám
cao đạm đậm đặc + 50 gam muối ăn + ( 2 – 5 )B.Complex- khoáng.
Nếu không có thức ăn ủ chua hoặc rơm ủ urê thì tăng thêm 5 kg
rơm, cỏ (có bổ sung thêm 30-50g đạm urê hoà nước vẩy vào rơm, cỏ
trước khi cho ăn, chú ý: không được hoà urê vào nước cho bò uống).
Cho bò uống nước sạch, không hạn chế trong ngày. Mỗi ngày
thả bò ra ngoài 2-3 giờ để bò đi lại đỡ tù chân và kết hợp dọn vệ sinh
chuồng trại. Khi nắng nóng trên 30 độ C cần tắm mát cho bò hàng
ngày.
Với khoảng thời gian vỗ béo, 60-70 ngày, bò, bê gầy có thể
tăng trọng tới 70-100kg hơi/con. Chi phí thấp khoảng 50%, giá bán
lại tăng do bò béo nhiều thịt so với khi mua. Mỗi con bò, bê nuôi theo
cách này cho lãi 1,5-2 triệu đồng. Một lao động có thể vỗ béo 4-5
con, nuôi đạt 4-5 lứa/năm, cho thù lao khoảng 1,5-2 triệu đồng/tháng,
mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhà nông.
Theo: nhanong.net

BẢO VỆ CÂY ĂN TRÁI TRONG MÙA MƯA BÃO
Để đề phòng và hạn chế những tổn thất cho vườn cây ăn trái
trong mùa mưa bão, người làm vườn cần chú ý:
- Tạo hệ thống rãnh xung quanh vườn cho từng cây trồng, đảm
bảo thoát nước nhanh nếu tiếp tục mưa to, giảm thiểu độ ẩm đất khi

còn bị ngập úng.
- Tôn cao lớp đất mặt vườn. Dùng xỉ than và tro bếp trộn với
đất bón vào quanh gốc cây để tạo điều kiện cho bộ rễ cây ăn nổi lên,
phát triển nhiều và khoẻ. Việc này thực hiện khi nước rút, ngập úng
đã qua. Xỉ than và tro bếp hút ẩm nhanh, làm tơi xốp, thoáng khí lớp
đất quanh gốc cây, đồng thời cung cấp nguồn kali cần thiết cho cây.
Nên trộn xỉ than và tro bếp với đất màu theo tỉ lệ 1:2 rồi vun vào gốc
cây.
- Bón phân tập trung cho cây ngay sau mùa mưa, úng ngập.
Dùng loại phân chuồng khô, hoai mục, bón phân lân và kali là chủ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

14


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

yếu. Phun thêm các loại kích thích tố hoặc bón phân qua lá để cây
sớm phát triển mầm chồi, nhanh chóng hồi phục, phát triển.
- Để đề phòng những trận mưa lớn tiếp theo làm tăng độ ẩm
của đất và hạn chế trôi đất màu, có thể dùng tấm nilon mỏng phủ lên
mặt đất quanh gốc cây.
Cải tạo đất từ tro thảo mộc và đất hun khói
Hằng năm, cây trồng hút đi một lượng lớn chất dinh dưỡng của
đất. Bón phân hợp lý là biện pháp bồi hoàn độ màu mỡ cho đất vườn
và cải tạo đất. Có thể sử dụng tro thảo mộc và đất hun khói, vừa có
tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng đất rất tốt, lại dễ làm, giá thành
rẻ.

Tro thảo mộc
Tro thảo mộc là loại dinh dưỡng từ khoáng chất như cacbonat
kali, vôi, lân và các nguyên tố sắt, magie, Bo, mangan, kẽm, lưu
huỳnh ... ngoài tác dụng cung cấp khoáng chất, tro, còn có tính kiềm
có thể khử chua đất. Một tấn tro khử chua tương đương 300kg vôi
bột. Hàm lượng các chất khoáng trong tro thảo mộc như sau: K2O từ
5,9-12,4%; P2O5 từ 3,1-3,4%; CaO từ 22,1-25,2%. Các chất dễ tan
trong nước của tro là cacbonat và sunfat kali, tan đến 90%, lân cũng
thuộc loại dễ tan.
Tro rất phù hợp với cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, rau
màu. Có thể dùng tro để bón lót, bón thúc hoặc vãi tro trên lá. Ngoài
tác dụng cho năng suất cao, tro còn làm cứng cây và tăng sức chống
chịu sâu bệnh.
Tro dễ kiếm, dễ làm và có thể tích trữ bằng cách quây kín tránh
gió lùa. Cũng có thể ủ tro với phân chuồng hoặc nước giải nhưng
phải đậy kín tránh bay mất đạm.
Không nên trộn tro với các phân đạm hoá học để tránh đạm bay
hơi.
Đất hun khói
Đây là loại phân bón được sản xuất bằng cách dùng củi khô,
rơm, cỏ có lẫn đất rẫy ở ven đường, bãi chăn thả trâu bò hoặc khai

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

15


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007


thác ở những vạt đồi, gò bỏ trống, đất được hun nóng ở nhiệt độ từ
150-200 độ C và thiếu ô-xy.
Vun đất lẫn cỏ, rơm rác thành đống to rồi đốt lửa cho bén để
âm ỉ chỉ có khói, không cho bốc lửa.
Đất sau khi hun khói, các nguyên tố như K, P do keo đất hấp
thụ sẽ được giải phóng biến thành chất cho cây dễ hút cùng với K và
P dễ tiêu có ở tro của cây cỏ rơm rạ, củi khô đốt theo làm tăng lượng
chất dinh dưỡng cho đất vườn.
Đất hun khói có màu đậm, tăng tính hấp thụ nhiệt, tăng độ xốp,
giảm độ dẻo. Khi bón đất hun vào vườn đồi, sẽ có tác dụng cải thiện
lý tính, làm tăng khả năng hấp thụ của đất. Đất hun nóng từ 250-300
độ C, khả năng hấp thụ đạm tăng gấp đôi.
Những nơi không có đất bãi cỏ ven đường, ven đồi, có thể sử
dụng các loại đất lòng mương, lòng ao, hồ hoặc đất có độ cơ giới
nặng có chứa nhiều chất hữu cơ để hun khói. Đào hố sâu 25-30cm,
rồi lót cành khô, rơm cỏ phía dưới, chất đất lên cao 50cm, đường
kính 50cm, đốt lửa vừa phải, chỉ có khói mà không thấy lửa, âm ỉ hun
nóng từ 4-5 giờ.
Nguồn phân bón từ tro thảo mộc và đất hun khói này vừa dễ
làm vừa có sẵn, có thể thay thế được một lượng phân bón đắt tiền mà
chất lượng cải tạo đất không thua kém.
Theo: Nông thôn này nay

NÔNG THÔN NGÀY NAY
TIÊN DU NHIỀU MÔ HÌNH KINH TẾ ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO
Là một xã miền núi, xã Tiên Du huyện Phù Ninh (Phú Thọ)
nằm ven bờ Sông Lô thơ mộng và chỉ cách thị trấn Phong Châu, khu
công nghiệp giấy Bãi Bằng vài km nên có nhiều thuận lợi để phát
triển kinh tế-xã hội. Toàn xã có diện tích 627,2ha, dân số hơn 5000

khẩu ở rải rác trong 10 khu hành chính. Khai thác lợi thế “nhất cận
thị, nhị cận giang”, những năm qua Đảng bộ và chính quyền xã Tiên
Du đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

16


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Đời sống nhân dân được nâng
lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc.
Điều đáng nói là ở Tiên Du chăn nuôi và trồng trọt khá phát
triển, đã trở thành hai ngành chính. Năm qua, tổng diện tích gieo
trồng toàn xã là 569ha, tăng 5% so với kế hoạch và cùng kỳ, trong đó
235ha trồng lúa, 226ha trồng ngô và 108ha trồng cây rau màu các
loại. Tuy thời tiết không thuận lợi, nhưng nhờ áp dụng tiến bộ kỹ
thuật, đưa giống mới vào sản xuất nên năng suất lúa đạt 51,2 tạ/ha,
năng suất ngô đạt 41,3 tạ/ha, bình quân lương thực đầu người đạt hơn
400kg/năm. Tổng đàn trâu, bò, đàn lợn đều tăng so cùng kỳ và so với
kế hoạch. Chương trình sinh hoá đàn bò, nạc hóa đàn lợn tạo điều
kiện cho nhiều gia đình đầu tư vốn trồng cỏ nuôi từ 5-10 con bò.
Nhiều hộ đã giàu lên từ nuôi bò lai.
Xác định rõ “dân giàu thì xã mạnh” Tiên Du đã khuyến khích
nông dân xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Xã tập trung chỉ
đạo, tạo điều kiện về giống, vốn, kỹ thuật và hướng dẫn người nông
dân thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp để họ chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, theo hướng tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị
diện tích canh tác. Đến nay toàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình kinh
tế tiêu biểu thu nhập cao như: Mô hình trồng hoa, nuôi lợn siêu nạc
xuất khẩu, nuôi thả cá, nuôi ong lấy mật, ... Giới thiệu những mô hình
này, đồng chí Nguyễn Phúc Xuyên- Chủ tịch ubnd xã nói với chúng
tôi “Đi xuống tận nơi sẽ thấy nhiều điều thú vị”.
Đến khu 6 thăm mô hình trồng hoa của gia đình ông Lê Quốc
Trị, anh Lê Chí Liêm ... chúng tôi được biết, ngay từ năm 2000 các
gia đình này đã chuyển đổi trồng lúa sang trồng hoa cho thu nhập
cao. Năm 2003, thực hiện chủ trương xây dựng cánh đồng, hộ nông
dân có thu nhập cao, các hộ nông dân trồng hoa đã được vay vốn ưu
đãi của Ngân hàng chính sách-xã hội huyện, được đi tập huấn, hỗ trợ
cây con giống, phân bón, được đi tham quan các mô hình trồng hoa ở
Mê Linh (Vĩnh Phúc) … Tính đến nay, các hộ đã được Ngân hàng
chính sách- xã hội huyện cho vay đợt 1 (thời hạn 3 năm) với số tiền
là 137 triệu đồng, dự kiến đợt 2 sẽ được vay hơn 200 triệu đồng. Đặc
biệt huyện, xã còn đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

17


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

phục vụ dự án trồng hoa, đến nay đã xây dựng được 400m kênh
mương. Trao đổi với chúng tôi, anh Liêm cho biết: “Trước kia tôi chỉ
có 1,8 sào, sau một thời gian trồng hoa, tôi thấy cần thiết phải mở
rộng diện tích trồng, lúc đó có chủ trương của xã về dồn đổi ruộng

đất (DĐRĐ) tôi đã thực hiện và là người đầu tiên đưa hoa ra đồng.
Đến nay tôi đã có 4 sào trồng hoa hồng, ngoài ra tôi còn tận dụng
vườn nhà để trồng hoa vụ. Riêng trồng hoa hồng thu nhập 5-7 triệu
đồng/sào/ năm, vị chi mỗi năm thu gần 30 triệu đồng. Nếu chăm sóc
tốt, diện tích hoa hồng của tôi có thể 10 năm mới phải trồng lại…”.
Ông Phạm Đình Chí, một lão nông 50 tuổi vui mừng nói: “Trước kia
trồng rau, cà chua cho thu nhập cao nhất là 2,8 triệu đồng/sào/năm,
nhưng từ khi chuyển sang trồng hoa, đặc biệt là trồng hoa hồng thì
với diện tích 970m2 tôi đã có thu nhập ổn định từ 3,5-4 triệu
đồng/sào/năm mà đỡ vất vả hơn. Nếu so với trồng lúa thì thu nhập
cao gấp 3-4 lần. Một trong những hộ trồng hoa đầu tiên ở khu 6 đã
xây được căn nhà 2 tầng khang trang là gia đình ông Lê Quốc Trị - tổ
phó tổ trồng hoa. Ngoài trồng hoa hồng, ông còn trồng thêm nhiều
loài hoa khác như hoa cúc, hoa loa kèn, hoa thạch thảo … với đa
chủng loại phong phú và trồng cả cây cảnh để bán. Khi được hỏi,
kinh phí đầu tư ban đầu là bao nhiêu, ông Trị nói: “Tối thiểu người
nông dân phải bỏ ra gần 3 triệu đồng/sào cho giống, phân bón nhưng
bù lại có thể khai thác từ 5- 10 năm”.
Trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phú- Chủ nhiệm HTX Dịch vụ
Nông nghiệp điện năng, ông nói: “Hiện nay dự án trồng hoa của
chúng tôi đã thu hút được 23 hộ ở khu 6 tham gia. Năm 2006, diện
tích trồng hoa có 1,9 ha nhưng đến nay đã đạt 2,5 ha. Thời gian tới,
diện tích sẽ tăng lên 5ha. Để làm được điều đó, ubnd xã đã có
phương án DĐRĐ, trong đó ưu tiên cho những gia đình trong vùng
dự án trồng hoa, đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống kênh mương,
ao chứa nước… Với diện tích trồng hoa như hiện nay, chúng tôi
không đủ số lượng để cung cấp cho thị trường”. Qua tìm hiểu chúng
tôi được biết Tiên Du là 1 trong 19 xã của huyện được chọn làm điểm
thực hiện chương trình DĐRĐ. Hiện nay xã đã hoàn thành DĐRĐ ở
7/10 khu, đã thực hiện giao đất tại thực địa là 6/25 ha, số còn lại chỉ


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

18


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

chờ gặt lúa xong là giao nốt. Dự kiến hết tháng 5 năm nay Tiên Du sẽ
hoàn thành việc DĐRĐ trên phạm vi toàn xã. Tuy nhiên, những hộ
tham gia dự án trồng hoa chỉ có từ 1-2 người làm, do đó diện tích
chưa lớn. Theo chị Lê Thị Tiền “Chúng tôi là nông dân nên chủ yếu
vẫn phải có lúa… Do đó, muốn dự án trồng hoa được thực hiện tốt
hơn, mang lại hiệu quả mong muốn, phải tăng cường tuyên truyền để
người dân hiểu và tham gia dự án”.
Tới thăm mô hình nuôi lợn siêu nạc xuất khẩu của gia đình ông
Hán Đức Ưa ở khu 3, chúng tôi thật sự bất ngờ, bởi ở giữa vùng đất
ven sông lại tồn tại một trang trại nuôi lợn khép kín quy mô lớn cho
thu nhập cao như thế. Chỉ nhìn căn nhà mới xây trị giá gần 800 triệu
đồng và đàn “ỉn” hơn 320 con, trong đó có hơn 40 lợn nái, 2 lợn đực,
hơn 280 con lợn thịt tổng giá trị khoảng 1 tỷ đồng mới thấy sự cố
gắng và khâm phục ý chí làm giàu của gia đình ông. Ông Ưa nói:
“Năm 2000 tôi bắt đầu nuôi lợn siêu nạc xuất khẩu, đến năm 2002 thì
có đề án chăn nuôi và chế biến thịt lợn xuất khẩu vùng trọng điểm
giai đoạn 2001-2005. Theo đề án, tôi được vay vốn ưu đãi 50% từ
Ngân hàng chính sách- xã hội huyện là 5 triệu đồng/con lợn, với 22
con tôi được vay 110 triệu đồng. Hiện nay, mỗi năm gia đình tôi xuất
bán 40-50 tấn lợn thịt và lợn giống, thu 700-800 triệu đồng, ngoài ra

còn xuất bán 5 bao phân khô/ ngày với giá 5.000 đồng/ bao. Sau khi
trừ chi phí, mỗi năm tôi thu lãi từ 80-100 triệu đồng. Hiện tại tôi có 4
nhân công và xử lý chất thải bằng 3 hầm bioga.
Ngoài những mô hình kinh tế trên, ở Tiên Du còn nhiều mô
hình kinh tế đạt hiệu quả cao. Điển hình là mô hình làm kinh tế trang
trại của ông Nguyễn Văn Mạnh với tổng diện tích đất vườn và đất bãi
gần 10.000 m2 cho thu nhập từ 80- 120 triệu đồng/năm, ... Cùng với
trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề nuôi ong lấy mật và
nuôi thả cá tiếp tục được duy trì, phát triển. Chỉ tính riêng năm 2006,
cả xã thu khoảng 130-135 tấn cá, khoảng 500 lít mật ong từ 298 đàn
ong mật.
Theo:Báo Phú Thọ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

19


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

NGƯỜI DAO TRỒNG CHUỐI XUẤT KHẨU
Từ mô hình phát triển kinh tế thành công của nông dân Triệu
Hữu Quang ở bản người Dao, hàng trăm hộ bà con bản, làng các xã
Nông Thượng, Xuất Hóa và Tân Sơn thuộc thị xã Bắc Cạn chuyển
hướng mở rộng diện tích trồng chuối xuất khẩu.
Ðổi đời từ ... chuối.
Kết thúc lớp học tin học cơ bản ở thị xã, anh Triệu Hữu
Quang, 42 tuổi, nông dân người dân tộc Dao ở thôn Tân Thành, xã

Nông Thượng (Bắc Cạn) hồ hởi dẫn đoàn khách tham quan vườn.
Con đường đất quanh co, gập ghềnh dẫn vào ngôi nhà hai tầng của
gia đình nằm gọn bên dãy đồi xanh ngút chuối chen lẫn cây rừng. Từ
căn phòng khách có tủ lạnh, máy thu hình, nhìn phía trước cả rừng
chuối bạt ngàn xa khuất đến tận dãy đồi xa trước mặt. Ngay trước sân
nhà cũng có dãy chuối lủng lỉu quả trồng bên bờ ao cá.
"Cách đây 13 năm, cây chuối đã được trồng tại vườn rừng địa
phương, tuy nhiên chỉ trồng nhỏ lẻ, xen canh dưới tán cây lâm
nghiệp, cây ăn quả" - Anh Quang - người nông dân trước năm 1990
du canh du cư, cuộc sống tạm bợ trong căn nhà tranh tre, cơm không
đủ ăn, con cái bỏ lớp, bỏ trường, mở đầu câu chuyện như vậy. Ðó là
năm tháng khó khăn khi gia đình anh và vài bà con chân ướt chân ráo
chuyển từ bản Khuổi Mèng heo hút ra gần đường lớn.
"Cả đồi, cả vườn trồng vài chục khóm chuối. Ðược buồng nào
đẹp, lại lích kích đèo xe đạp ra chợ thị xã. Trời mưa lầy lội thì vác
bộ" - Anh Quang kể.
Như nhiều bà con vùng bản, làng khác ở các xã Xuất Hóa, xã
Tân Sơn, hơn chục năm nay, gia đình anh được hưởng lợi từ việc Nhà
nước quan tâm mở đường, xây dựng công trình hạ tầng cơ sở, triển
khai dự án phát triển kinh tế đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn. "Dần dà, vợ chồng tôi phát hiện hiệu quả kinh tế từ cây
chuối khá, lại dễ trồng, dễ chăm hơn loại cây khác. Mà không phải ra
chợ, đến mùa có người đánh xe tận bản hỏi mua". Anh Quang nói.
Bên cạnh đó, gia đình anh nằm trong số ít người trong thôn đi
tiên phong trong việc làm thử mô hình VAC (vườn-ao-chuồng). Ðầu
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

20



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

tư xây dựng dãy chuồng trại kiên cố, thoáng mát, anh chị nuôi gần 20
con lợn thịt và hàng trăm con gà giống siêu nạc. Sát khuôn viên
chuồng trại, trên diện tích 400m2, anh Quang thả nuôi cá basa, chép,
rô phi.
Từ chăn nuôi, gia đình anh Triệu Hữu Quang có điều kiện tập
trung vốn liếng mở rộng vườn chuối rộng lên tới 2,5ha và chăm sóc
rừng cây lâm nghiệp, gồm 3ha tre điền trúc, 1,5ha cây mỡ, quế, mơ...
"Từ rừng chuối, nhà mỗi năm thu về chừng 25-30 triệu đồng. Còn
bán lợn, bán gà thu lãi khoảng 10- 15 triệu đồng". Vợ anh Quang, chị
Bàn Thị Thành cho biết.
Mở hướng làm ăn mới.
Bắt nhịp nhu cầu thị trường, anh chị gần đây mua ba xe máycho vợ chồng và cậu con trai, làm dịch vụ thu mua các loại nông sản
của bà con các bản xa như Tân Thành, Khuổi Cuồng, Khuổi Trang.
Lúc "khan" chuối, giá bán ra là 2.500 đồng/kg, còn giữa vụ thì
chỉ 1000 đồng/kg. Mỗi năm tôi thu gom khoảng 100 tấn chuối, chủ
yếu bán cho thương lái chuyển sang các tỉnh bên kia biên giới ViệtTrung" - Anh Triệu Hữu Quang ước tính tổng thu nhập hằng năm của
gia đình lên đến 40- 45 triệu đồng, một bước tiến làm thay đổi hẳn
cuộc sống của một gia đình đông con.
Hơn thế, cuộc sống đã giúp anh chị có cách nghĩ, cách tìm lối
đi mới mẻ trong chuyện làm ăn kinh tế ở thôn, bản xa xôi. Năm
ngoái, anh Quang, chị Thành đã bỏ ra 18 triệu đồng, mua giống
chuối, phân bón, thuốc trừ sâu mang tận chân vườn gần 80 bà con
bản Mai Hiên (xã Xuất Hóa), bản Nam Dất (xã Tân Sơn), kiêm luôn
việc hướng dẫn bà con cách chăm bón. "Bà con đến mùa thu hoạch
chuối sẽ gọi đến mình". Anh Quang nói giọng chắc nịch.
Trao đổi về mô hình kinh tế gia đình anh Quang, ông Hà Văn

Chín, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Sơn, cho rằng, mô hình đã giúp bà
con tại các thôn, bản trong vùng nhìn ra hướng làm ăn mới. "Lâu nay
bà con trên này vẫn dựa vào loại cây chủ lực như trúc sáo, măng tre
Bát Ðộ, gừng. Gần đây hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao vì đến
mùa giá mua thấp, thường bị tư thương ép giá".

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

21


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

Ông Hà Văn Chín nói thêm, nhìn vợ chồng anh Quang tiến tới
làm giàu từ cây chuối, năm nay gần 280 hộ bà con người Dao năm
thôn Bản Lù, Nậm Dất, Khuổi Ðeng 1, Khuổi Ðeng 2, Nà Khu đầu tư
mở rộng diện tích trồng chuối. Chỉ duy nhất thôn Phia Rạ xa xôi nhất,
cách trung tâm xã 12km, bà con chưa trồng vì thấy đường sá chưa
thuận tiện.
Với vợ chồng anh Quang, kế hoạch làm ăn không chỉ trong thời
gian một, hai, hay ba tháng tới, mà thực tế dài hơi hơn.
Tuần qua, anh Triệu Hữu Quang không phải dậy từ sáng sớm
leo đồi, vượt suối lên thăm rừng chuối, rừng mơ. Sáng dậy, anh
Quang ăn mặc chỉnh tề đi xe máy tới lớp. Ở đó, anh và gần 30 nông
dân điển hình từ các huyện, thị xã đang loay hoay tập gõ bàn phím,
di chuột, lướt web trên máy vi tính. Gần một tuần trôi qua, các học
viên bước đầu quen với nút phím "Restart", "Enter"... Qua nói
chuyện, anh Quang đặc biệt quan tâm cách tìm kiếm thông tin trên

trang "Google", cũng như làm thế nào gửi thư điện tử trên mạng.
Ðể làm ăn lớn phải trường vốn, có phương tiện hiện đại để giao
dịch, tìm kiếm bạn hàng gần xa, anh Quang nói: ″Chả thế, hôm bế
giảng, người nông dân này hỏi cán bộ kỹ thuật rất kỹ giá cả, nhãn
hiệu, chủng loại một số loại máy vi tính có cấu hình trung bình. Vợ
chồng tôi đã bàn năm tới mua chiếc xe tải nhỏ, giờ tôi tính mua thêm
máy vi tính để bàn tầm năm, sáu triệu đồng, phục vụ làm ăn″. Anh
Triệu Hữu Quang nói một cách tự tin.
Theo: Báo Nhân Dân

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỌ XUÂN
Hầu hết các trang trại là những mô hình áp dụng, chuyển giao
các tiến bộ khoa học kỹ thuật khá nhanh chóng vào sản xuất. Những
điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi mà huyện đang tuyên truyền nhân
rộng đều bắt đầu hình thành từ những trang trại trong việc đưa khoa
học kỹ thuật vào chăn nuôi, hình thành các trang trại chăn nuôi công
nghiệp...
Đến thăm trang trại chăn nuôi của gia đình ông Lê Văn Tường
ở xã Thọ Nguyên, chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi giữa một vùng
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

22


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

thuần nông đất chật, người đông mà ông Tường đầu tư chăn nuôi
công nghiệp khá bài bản và quy mô. Trên một khu đất không rộng,

ông đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi hàng trăm con lợn thịt,
xử lý nguồn phế thải bằng xây hầm biôga nên không ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh, lại tận dụng được nhiên liệu làm khí đốt cho
gia đình. Hằng năm, sau khi trừ chi phí, gia đình ông có nguồn thu
trên 100 triệu đồng. Hay trang trại tổng hợp của gia đình ông Trịnh
Xuân Phúc ở Thọ Xương được hình thành từ rất sớm. Từ một gia
đình nghèo ở vùng công giáo, cách đây hàng chục năm ông Phúc đã
mạnh dạn nhận đất đồi rừng với cây trồng chủ lực là mía nguyên liệu.
Ngoài ra, ông còn phát triển chăn nuôi, trồng rừng, mỗi năm trừ chi
phí gia đình ông cũng có nguồn thu trên 130 triệu đồng. Rồi một số
trang trại trồng mía ở các xã Xuân Bái, Xuân Thiên, Xuân Hòa... nhờ
áp dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh đã đạt năng suất mía cây
đạt từ 140 đến 150 tấn/ha cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Từ một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT) có hiệu quả trên
địa bàn, tìm hiểu chúng tôi được biết, sau khi có Nghị quyết 07 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về khuyến khích phát triển KTTT, Huyện ủy
Thọ Xuân đã ban hành nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này với
nhiều chính sách khuyến khích phát triển. Vì thế, trong những năm
gần đây cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân
rộng các mô hình đạt giá trị 50 triệu đồng/ha canh tác, Thọ Xuân đã
có bước phát triển khá mạnh trong việc nhân rộng các mô hình
KTTT, gia trại.
Đến đầu năm 2007, trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã có 300
trang trại được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chí, tăng 62% so với năm
2006. Đây là huyện có tốc độ phát triển KTTT khá nhanh với số
trang trại cây hàng năm tăng 46,9%, trang trại cây lâu năm tăng 71%,
trang trại chăn nuôi tăng 42%, trang trại thủy sản tăng 77,8%... Tất cả
các trang trại trong huyện đang sử dụng 1.127 ha, bình quân mỗi
trang trại có diện tích 3,76 ha. Các trang trại trong huyện đã sử dụng
gần 1.500 lao động thường xuyên, gần 2.000 lao động thời vụ, bình

quân mỗi trang trại sử dụng 14,7 lao động. Trong đó tổng nguồn vốn
đầu tư cho các trang trại là 38 tỷ đồng, trang trại có mức đầu tư cao

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

23


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

nhất là 500 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại cũng có mức đầu tư
128 triệu đồng. Theo thống kê năm 2006, tổng thu nhập của khối
KTTT toàn huyện trên 45 tỷ đồng, bình quân mỗi trang trại có mức
thu nhập 52 triệu đồng/năm. Điều ghi nhận từ việc phát triển KTTT
ở Thọ Xuân đó là, các trang trại là những mô hình áp dụng, chuyển
giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật khá nhanh chóng vào sản xuất.
Những điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi mà huyện Thọ Xuân đang
tuyên truyền nhân rộng đều bắt đầu hình thành từ những trang trại
trong việc đưa khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, hình thành các trang
trại chăn nuôi công nghiệp như nuôi bò lai sind, nuôi lợn hướng nạc,
nuôi trồng thủy sản, thâm canh mía cao sản, phát triển kinh tế đồi
rừng... đồng thời phát triển KTTT đã góp phần tạo sự chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng đất đai, tập trung nguồn
vốn, tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động nông thôn hiện
nay. Cũng từ phát triển KTTT mà số đông hộ nông dân đã thoát
nghèo, có đời sống ổn định, nhiều hộ gia đình có điều kiện đã trở nên
giàu có, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Tuy nhiên, với yêu cầu và tiềm năng của địa phương có nguồn

lao động lớn, truyền thống thâm canh các sản phẩm nông nghiệp luôn
đạt giá trị kinh tế cao thì sự phát triển KTTT của huyện còn chưa
tương xứng. Đó là KTTT trên địa bàn còn phát triển tự phát, nhỏ lẻ,
chưa có quy hoạch chung. So với tổng số hộ trên địa bàn huyện thì số
hộ tham gia làm KTTT mới chiếm 0,58%, nguồn vốn đầu tư bình
quân cho một trang trại mới được 128 triệu đồng là quá thấp, do đó
cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thủy lợi... còn rất nhiều
bất cập. Do đầu tư thấp nên ở hầu hết các trang trại hiệu quả sản xuất,
kinh doanh thấp, sản phẩm hàng hóa không có sức cạnh tranh, tiêu
thụ nhỏ lẻ... Từ những bất cập đó cho thấy KTTT ở Thọ Xuân chưa
thực sự đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong
toàn vùng. Để KTTT Thọ Xuân phát triển mạnh hơn nữa, huyện cần
thực hiện tốt công tác quy hoạch và nhanh chóng cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại để các chủ trang trại yên
tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời huyện cần nhanh chóng
đẩy mạnh chương trình đồn điền đổi thửa lần 2 ở tất cả các xã, tạo
điều kiện cho nông dân tích tụ đất đai, hình thành những trang trại
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

24


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT

Số 02 - Tháng 07/2007

sản xuất lớn. Cấp ủy, chính quyền ở các xã, thị trấn cần tiến hành sơ
kết, đánh giá việc phát triển KTTT ở địa phương mình để rút kinh
nghiệm trong chỉ đạo thực hiện, nhân rộng những mô hình làm ăn có
hiệu quả.

Theo: Báo Thanh Hoá

MỘT NÔNG DÂN GHÉP THÀNH CÔNG NHÃN TRÊN GỐC VẢI
Ông Lê Thế Nhơn ở thôn Nhật Tân, xã Hồng Giang (Lục
Ngạn-Bắc Giang) có một vườn vải rộng trên 0,5 ha. Mỗi năm ông thu
được 5-10 tấn vải quả nhưng do gần đây giá vải thấp nên ông nảy ra
sáng kiến ghép nhãn lên gốc vải để cơ cấu lại vườn. Năm 2005, thu
hoạch vải xong, ông Nhơn tiến hành đốn một số gốc vải, cuối năm
khi các cành vải mới mọc lên, ông thí điểm ghép các mắt nhãn (nhiều
giống khác nhau) lên cành vải theo phương pháp ghép đoạn cành.
Kết quả, hầu hết các mắt nhãn (giống chín sớm đều sống và
phát triển rất tốt trên gốc vải. Đến nay ông Nhơn có 20 cây nhãn ghép
chín sớm, trong đó có 4 cây đã cho quả, quả rất sai, ước mỗi cây thu
20-40 kg quả. Dự kiến nhãn chín khoảng cuối tháng 7 tới và theo ông
lúc đó giá nhãn phải ở mức 12-14 ngàn đồng/kg, cao gấp nhiều lần
vải. Từ thành công đó, ông Nhơn tiếp tục ghép nhãn lên gốc vải để cơ
cấu lại vườn, không độc canh một thứ cây vì sản phẩm thu hoạch ồ
ạt, giá rất rẻ. Ông Lê Bá Thành- GĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh
Bắc Giang cho biết, việc ông Lê Thế Nhơn ghép vải lên gốc nhãn
thành công là một hướng rất mới cần được các nhà khoa học quan
tâm. Nếu ghép được nhãn lên gốc vải mà không ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng cây nhãn ghép sẽ là một tín hiệu mừng vì đó là cơ
hội để chuyển đổi cơ cấu vườn vải Bắc Giang, đảm bảo đa dạng hóa
sản phẩm.
Theo: Nông nghiệp Việt Nam

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
CHỮA BỆNH BẰNG CÂY CHÓ ĐẺ
Loại cây này còn có tên là cây cứt lợn, cây cỏ đĩ. Đông y gọi là
hy thiêm, nó khác với cây chó đẻ răng cưa vẫn được dùng chữa viêm

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

25


×