Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chất liệu của văn học đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật- chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.88 KB, 14 trang )

CHẤT LIỆU CỦA VĂN HỌC – ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
* Phân biệt nghệ thuật ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật
- Ngôn từ nghệ thuật vốn là kết quả của các biện pháp tu từ cùng cách tổ chức lời văn,
nhằm góp phần bộc lộ giá trị tư tưởng – thẩm mỹ trong một tác phẩm cụ thể.
- Nghệ thuật ngôn từ: Bàn về đặc trưng cơ bản của văn học với tư cách là một loại hình
nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu, đối sánh với loại hình nghệ thuật có chất liệu khác.
A. Chất liệu của văn học – ngôn từ nghệ thuật
II.Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật
- Văn học là một trong các hình thái ý thức xã hội nhưng văn học cũng là một ngành nghệ
thuật. Đặc trưng của một loại hình nghệ thuật, xét đến cùng là ở mặt chất liệu của nó:
+ Chất liệu của hội họa là màu sắc
+ Chất liệu của âm nhạc là tiết tấu
+ Chất liệu của vũ đạo là hình thể và động tác…
+ Chất liệu của văn học là ngôn từ
- Ngôn từ của văn học được lấy từ trực tiếp lời nói. Đó không phải là ngôn từ logic chỉ
tác động vào chủ yếu vào lý tính như trong triết học, chính trị… mà đó phải là ngôn từ
giàu tình cảm, tác động chủ yếu vào tâm hồn con người.
Xuất phát từ chất liệu, trong thế đối sánh với các loại hình nghệ thuật khác, văn học với
tư cách là nghệ thuật ngôn từ sẽ mang những đặc điểm sau:
1.Tính hình tượng - gián tiếp:
* Các loại hình nghệ thuật khác:Chất liệu của các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu
khắc, vũ đạo… dù là màu sắc, vật thể, hình thể, động tác… đều là vật chất. Chúng đều
có tính hình tượng trực tiếp nghĩa là chúng ta có thể trực tiếp nghe nhìn hình tượng
từ các loại hình nghệ thuật này.Các chất liệu này cũng đem tới cho các loại hình nghệ


thuật trên tính trực quan.VD: ta có thể ngắm bức họa “Mùa thu vàng”, nghe bản giao
hưởng “Bốn mùa”, xem múa ba lê…
* Văn học:
- Ngôn ngữ không phải là vật chất hay vật thể mà chỉ là kí hiệu của chúng mà thôi,
nên hình tượng mà thơ văn xây dựng không thể nghe nhìn một cách trực quan. Song


ngôn ngữ sẽ tác động vào vỏ đại não nên cuối cùng vẫn nghe thấy được một cách gián
tiếp qua óc tưởng tượng.Vì vậy, văn học đòi hỏi độc giả cần phát huy trí tưởng tượng,
khả năng liên tưởng.Vốn sống càng sâu sắc, càng đi nhiều, biết nhiều… sự liên tưởng
càng phong phú.
Ví dụ 1: Xem bức tranh “Mùa thu vàng”, người xem có thể nhìn “trực quan” bức tranh
mùa thu. Nhưng khi đọc “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến), để cảm nhận bức tranh
mùa thu, độc giả cần mở rộng tưởng tượng:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tý
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Ví dụ 2: Âm thanh tiếng đàn của Thúy Kiều khi gảy đàn cho Kim Trọng nghe:
So lần dây Vũ dây Văn
Bốn dây to nhỏ theo vần Cung, Thương.
Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra, tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
Khúc đâu Tư Mã Phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng !
Kê Khang, nầy khúc Quảng lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân.
Quá quan, nầy khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Trong như tiếng hạc bay qua


Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiêng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
Ta có thể nghe thấy ngữ âm những câu thơ ấy, người đọc có thể cảm nhận sự phong phú,
đa dạng của cung bậc tiếng đàn cũng như tài nghệ của người đánh đàn. Những tín hiệu

ngôn ngữ tác động vào vỏ đại não nên cuối cùng ta vẫn nghe thấy một cách gián tiếp qua
óc tưởng tượng của chúng ta.
- Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2
giác quan là thị giác và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương lại có
khả năng tác động tới tất cả các giác gian của người đọc, không chỉ ở cơ quan thị
giác mà cả thính giác, vị giác và khứu giác, thậm chí cả trực giác. Ðộc giả dường như
phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương.
VD: Đọc những câu thơ sau, độc giả không chỉ tưởng tượng ra hình ảnh một đất nước Cu
ba trù phú, tươi đẹp mà còn phải vận dụng tất cả mọi giác quan cụ thể để tiếp nhận hình
tượng.
Em ạ! Cuba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọtvàng nông trại
Ong lạc đường hoa rộn bốn phương
2. Tư duy - trực tiếp:
- Các loại hình nghệ thuật khác: Khó có thể bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người viết
mà cần phải thông qua tưởng tượng và chiêm nghiệm của công chúng để hiểu được
suy tư và cảm nghĩ của tác giả.
Ví dụ: Bức tranh nàng Mona Lisa là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn
dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục
Hưng Italia.Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci đã tạo cảm hứng cho rất
nhiều nhà phân tích, từ nghệ thuật tới khoa học, từ phân tích quang học tới phân tích tâm
lý học, hình thành hình ảnh "nụ cười Mona Lisa" trong văn học, đại diện cho một cái gì


đó rất bí ẩn nhưng thật sâu xa, không mặt nàng không biết nàng đang cười hay đang
khóc, đấy là một bí mật không ai biết.
- Văn học: Ngôn ngữ được coi là “cái vỏ vật chất trực tiếp của tư duy”, là kí hiệu của
tư duy. Lấy ngôn ngữ làm chất liệu, văn học có thể bộc lộ trực tiếp tư tưởng tình cảm
của nhà văn, của nhân vật. Văn học cổ kim đông tây cho ta biết vô vàn suy nghĩ của con

người trước cuộc đời. Dù có thể không bộc lộ trực tiếp nhưng ít nhất người đọc vẫn có
thể biết được trạng thái cảm xúc của nhân vật, trạng thái cảm xúc của người viết.
Ví dụ: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã trực tiếp gửi tâm nguyện giản dị mà
chân thành đến cuộc đời:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Ví dụ 2: Người đọc có thể cảm nhận thái độ ngập ngừng, đắn đo của lão Hạc khi phải đưa
ra một quyết định khó khăn là bán con chó Vàng qua cách mà lão hút thuốc:
Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm.Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi.
Tôi mời lão hút trước.Nhưng lão không nghe...
- Ông giáo hút trước đi.
Lão đưa đóm cho tôi...
- Tôi xin cụ...
Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu
rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy
đóm, gạt tàn, và bảo :
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ !
Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say,
nhìn lão, nhì để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi.
3. Tính vô cực hai chiều về không gian, thời gian:


- Các loại hình nghệ thuật khác:
Vì chất liệu của chúng là các vật thể: tiết tấu, động tác, màu sắc…nên chúng ít nhiều
bị hữu hạn trong không gian. Mặt khác dẫu có gom tất cả tiết tấu, động tác, màu sắc…
cũng khó có thể tượng trưng cho mọi sự vật và hiện tượng trong nhân sinh và vũ trụ này.
* Văn học:
- Tính vô cực về không gian:

+ Lấy chất liệu là ngôn ngữ - phi vật thể, văn học có thể mô tả, hình dung về bất cứ sự
vật nào trong thế giới vĩ mô và vi mô. Không gian trong văn chương có thể rất hẹp cũng
có thể rất rộng: một sự vật, một con người, một căn phòng v.v... và có thể là một công
trường, một chiến trường. Nói chung, không gian trong văn chương không bị một hạn chế
nào. có họa sĩ nào vẽ được không gian của “Tây du kí”, ‘Tam quốc chí”, “Chiến tranh và
hòa bình”… Không gian trong văn chương được di chuyển rất dễ dàng. Ðang ở không
gian này người đọc có thể được đưa sang một không gian khác một cách dễ dàng và bất
kỳ ở đâu. Sự thay đổi không gian trong văn chương cũng không bị hạn chế.Khả năng bao
quát của không gian trong văn chương là vô cùng. Không một bức tranh nào so sánh nổi
khả năng này của văn chương.
Ví dụ 1: L.Tônxtôi đã dựng lại khung cảnh của chiến trường Burađinô một cách hoành
tráng, sinh động qua tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình”. Dẫu có vẽ liên hoàn cũng khó
có thể tái hiện lại được một cách tỉ mỉ như vậy.
Ví dụ 2: Không chỉ tái hiện một không gian đồ sộ, quy mô, văn học cũng đi sâu vào thế
giới vi mô, khơi dậy những rung động nhỏ bé mà tinh tế vô cùng. Sự giao tranh của mùa
hạ và mùa thu được thể hiện rõ nét qua những câu thơ sau:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mong manh
Người đọc có thể cảm nhận mùa sang trong phạm vi một khu vườn, trong quy mô của
từng chiếc lá khi sắc đỏ đang dần lấn lướt sắc xanh.


+ Văn chương thiên về miêu tả quá trình đời sống, sự vận động, tái hiện các hành động.
Ngay miêu tả một sự vật cũng vậy, nhà văn không dừng lại ở chỗ liệt kê, thống kê tỉ mỉ
một cách tĩnh tại mà khai thác sự vận động trong chiều sâu của sự vật
VD: Nguyễn Du trong bức tranh sau đây đã nhìn thấy sự vận động của tạo vật mà con
mắt thường không thể thấy được.
Xập xè én liệng tầng không

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
+ Có một không gian nghệ thuật của văn chương mà các nghệ thuật khác khó lòng
với tới, đó là không gian tâm tưởng, thế giới nội tâm, suy tư và mơ ước của con
người).
VD: Chẳng hạn tâm tư của của cô gái đang yêu, bị xò xét trong nỗi nhớ ở bài ca dao sau:
“Khăn thương nhớ ai…một bề”.
+ Không gian và thời gian của văn chương là không gian và thời gian nghệ thuật - nó
vừa là sự phản ánh không gian và thời gian hiện thực nhưng đôi khi chỉ mang ý
nghĩa ước lệ, tượng trưng.
Ví dụ:
- Tính vô cực về thời gian:
+ Nghệ thuật thời gian trong văn chương là có tính đặc thù. Tính đặc thù đó là ở
chỗ, trong văn chương, thời gian được thể hiện uyển chuyển, biến hóa khôn lường
nhà văn có thể ép mỏng lại hoặc kéo căng thời gian ra tùy theo yêu cầu nghệ thuật
nhất định. Thời gian trong văn chương không nhất thiết được thể hiện đúng như thật,
trực tiếp như thời gian trên sâu khấu là trùng khít với thời gian được miêu tả.Trong văn
chương thời gian nhiều khi chỉ là khoảng khắc nhưng được nhà văn đặc tả tỉ mỉ và có thể
có cả lời bình phẩm kéo dài hàng trang sách.Như vậy ở đây thời gian cần để miêu tả
nhiều gấp mấy lần thời gian được miêu tả.Thường khi, văn chương dồn nén thời gian từ
một khoảng thời gian tự nhiên dài ngoài thực tế lại một vài dòng ngắn gọn.
Ngày qua, ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Các tác phẩm văn chương có thể mô tả đối tượng chiếm một khoảng khắc thời gian, cũng
có thể mô tả đối tượng diễn ra hàng thế kỷ. Bài thơ “Vịnh pháo” sau đây, thời gian thực
tế chỉ là tích tắc:


Pháo mới kêu to một tiếng đùng
Hỡi ơi xác pháo đã tan không
Tiếc thay thân pháo không còn nữa

Nhưng đã tan ra vạn sắc hồng.
Về mặt nhịp độ, thời gian trong văn chương có thể trôi nhanh hay chậm; đều đặn
êm đềm hay biến động căng thẳng. Thời gian trong bài thơ “Nhật ký” của Hoàng Nhuận
Cầm sau đây trôi rất nhanh:
Sáng: Bình minh ấy là bình minh kỉ niệm
Chiều: Hoàng hôn như lạ lại như quen
Tối: Tắc kè kêu ném lưỡi vào đêm
Có ngủ được đâu
Nằm nghe lá thở
Nằm nghe súng nổ
Thôi, sáng rồi vẫn tiếng gà xóm mẹ
Cuốn võng vào theo hướng súng mà đi
Mối quan hệ thời gian giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong văn chương có thể rất gần
+ Thời gian trong văn chương có thể diễn ra cùng chiều với thời gian tự nhiên
ngoài đời; cũng có thể có sự đảo lộn giữa các khoảng thời gian, sự đồng hiện của các
khoảng thời gian.
VD: Thời gian ở bài “Viếng bạn” của Hoàng Lộc: quá khứ và tương lai rất gần
nhau:
Hôm qua còn theo anh
Ði ra đường quốc lộ
Sáng nay đã chặt cành
Ðắp cho người dưới mộ
.....................................
Mai mốt bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ
Là chúng tôi đang cố
Tiêu diệt kẻ thù chung


VD: Ở bài “Quê hương” của Giang Nam mối liên hệ thời gian khá xa - từ thuở còn

thơ đến cách mạng bùng lên, kháng chiến trường kỳ và hòa bình trở lại.

Nhưng điều quan trọng là thời gian trong hình tượng văn chương không chỉ đơn
thuần là vấn đề tương quan như thế nào giữa thời gian được miêu tả với thời gian khách
quan, giữa dòng ngôn từ trần thuật với thời gian khách quan. mà là tương quan trước -sau
giữa các lớp, đoạn, cảnh, sự kiện, chi tiết.
Khả năng nghệ thuật thời gian nghệ thuật của văn chương rất lớn nó chẳng những
hơn hẳn sân khấu mà còn hơn hẳn điện ảnh, truyền hình.
4. Tính phổ biến trong sáng tác, truyền bá và tiếp nhận:
* Các loại hình nghệ thuật khác:
Ở các loại hình nghệ thuật khác, dù muốn hay không vẫn hạn chế về tính phổ biến,
truyền bá và tiếp nhận bởi chất liệu của chúng là vật thể.
* Văn học:
- Văn học rất dễ dàng được truyền bá bởi:
+Ngôn ngữ là sở hữu chung của mọi người, đồng thời cũng là sở hữu riêng trọn vẹn
không cần phải chia cho từng người. Nó vừa là phương tiện để tự biểu hiện vừa để tự
biểu hiện.
+Văn học ít phải đầu tư về phương tiện vật chất như các ngành nghệ thuật khác.
+Người đọc được tự do trong quá trình thưởng thức: đọc nhanh hay chậm, liền mạch hay
nhảy cóc…
- Văn chương truyền bá rất dễ dàng nhưng lại thâm nhập sâu vào bạn đọc. Phương
tiện duy nhất cần thiết cho sự truyền bá là ngôn từ - mà ngôn từ thì ai cũng có điều kiện
và phương tiện cần thiết cho sự truyền bá cũng thật là đơn giản là những quyển sách hoặc
thậm chí không có sách, và bất kỳ ở đâu, lúc nào. Nó khác hẳn sân khấu, điện ảnh, âm
nhạc ... là nhũng nghệ thuật mà điều kiện và phương tiện truyền bá có những đòi hỏi nhất
định và nhiều khi rất phức tạp. Bên cạnh đó, văn học tác động sâu sắc tới đời sống tình
cảm của người đọc theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.


II. Văn học với các loại hình nghệ thuật khác

Ở phần I, chúng ta đã tìm hiểu những điểm khác của văn học với các ngành nghệ thuật
khác. Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu những điểm giống, điểm tương đồng của văn học so
với các ngành nghệ thuật khác.Biêlinxki coi văn chương là loại nghệ thuật hàng đầu.Thơ
ca là loại nghệ thuật tối cao ... vì vậy, thơ ca bao hàm trong bản thân nó tất cả mọi yếu tố
của các nghệ thuật khác, dường như nó bất ngờ sử dụng được một cách hữu cơ mọi
phương tiện khác nhau của các nghệ thuật khác. Thơ ca chính là toàn bộ chỉnh thể của
nghệ thuật...
1. Văn học với hội họa
- Văn học và hội họa có mối quan hệ mật thiết. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa văn chương
và hội họa khá đa dạng.Trước hết là ở chỗ chúng học tập lẫn nhau các biện pháp, thủ
pháp nghệ thuật. Chẳng hạn, văn chương sử dụng biện pháp hài sắc, độ sáng tối, luật cận
viễn. Tác giả dân gian đã dùng các màu sắc các màu sắc để vẽ nên màu sắc của sen:
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Cũng có thể chỉ dùng một thứ màu:
Tổ quố c tôi chưa đẹp thế bao giờ
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng xanh biển
Xanh trời, xanh của giấc mơ.
Cũng có thể phối hợp màu sắc (hài sắc):
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu.
Phối hợp xa gần (luật viễn cận):
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
- Hội họa chịu ảnh hưởng của khả năng nêu vấn đề, phương thức phản ánh của văn học.
Trước đây chức năng minh họa của hội họa được đề cao, nhưng do tác động của văn
chương và nhiều ngành nghệ thuật khác mà trong mấy thế kỷ nay bản chất hội họa có
thay đổi, tính minh họa bị đưa xuống hàng thứ yếu, điều cốt yếu của hội họa ngày nay là
khả năng khái quát nghệ thuật, tính diễn cảm và năng động.
Ngoài ra, chúng ta thường thấy là hội họa tìm các chủ đề và đề tài cho mình từ các hình
tượng văn chương.



VD: Mác Sagan vẽ tranh bằng cách xếp các hình ảnh chồng chất lên nhau theo dòng hồi
tưởng của nhà văn.
2. Văn học với âm nhạc
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh.Từ xưa tới nay, thơ ca và âm nhạc đã có mối quan
hệ khăng khít.Veclen khẳng định trong thơ, âm nhạc đi trước tất cả mọi thứ. Một số nhà
thơ lãng mạn nhấn mạnh vai trò của âm nhạc: “Rung động có lan trên cánh nhạc mới thực
hiện được thơ. Và hồn thơ có lưu thông trên khí nhạc mới bắt kịp được Đạo, cái đệ nhất
nguyên lí, cái lẽ phải cuối cùng” (Xuân thu nhã tập).
- Thơ ca chịu ảnh hưởng của âm nhạc ở cách hiệp vần, ngắt nhịp, phối thanh…
Ví dụ: Hai câu thơ sau của Xuân Diệu:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
Ví dụ: Đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” là một minh chứng tiêu biểu:
Hai câu thơ sử dụng toàn thanh bằng để diễn trạng thái lâng lâng, bay bổng của cảm xúc.
- Âm nhạc cũng chịu ảnh hưởng của thơ ca. Trước hết, do âm nhạc luôn luôn vươn tới đạt
cho được tính xác định, tính sâu sắc trong nội dung tư tưởng của mình. Do đó, nó kế thừa
hiện thực đã được lựa chọn, khái quát và nhào nặn của văn chương để tạo ra sự thuận lợi,
dễ dàng cho điển hình âm nhạc. Âm nhạc dựa vào văn chương còn vì lí do, thơ ca là chất
liệu cho thanh nhạc. Những bản nhạc bài hát được phổ từ thơ, nhạc sĩ đã khai thaccs 2
điều quan trọng của thơ ca: tính nhạc và ngôn từ.
VD: Ngôn từ trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn giàu tính triết lý, thể hiện chiêm
nghiệm của một đời người.
VD: Nhiều sáng tác âm nhạc lấy cảm hứng từ thơ ca như “Trường Sơn Đông, Trường
Sơn Tây” phổ thơ Phạm Tiến Duật, “Sợi nhớ sợi thương” phổ thơ Thúy Bắc, “Giấc mơ
trưa” phổ thơ Nguyễn Vĩnh Tiến.
III. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật
- Ngôn từ: quy tắc từ ngữ, chính tả, ngữ pháp…được cộng đồng sử dụng



- Ngôn từ nghệ thuật là kết quả của những biện pháp tu từ, cách tổ chức lời văn, nhằm
góp phần bộc lộ giá trị tư tưởng – thẩm mỹ của một tác phẩm cụ thể. Như vậy, ngôn ngữ
nghệ thuật có điểm giống mà có điểm khác so với ngôn ngữ thông thường. Điểm khác đó
sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.
1. Tính thẩm mỹ
- Tại sao ngôn ngữ văn học có tính thẩm mỹ?
Bởi đáp ứng nhu cầu về cái đẹp là một trong những yêu cầu cơ bản của văn học. Lấy chất
liệu và ngôn ngữ, các nhà văn, nhà thơ hướng sự chú ý vào văn bản, làm cho ngôn ngữ
văn học trau chuốt, tinh xác, có sự hòa phối hoàn chỉnh giữa hai mặt ngữ âm và ngữ
nghĩa…
- Biểu hiện: Bản thân ngôn ngữ gồm hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Người nghệ sĩ chú
trọng khai thác sự hòa phối của hai phần này. Cụ thể như sau:
+ Xét về góc độ ngữ âm:
Lời văn nghệ thuật gắn liền với các yếu tố: thanh, vần, âm, nhịp điệu...Những yếu tố này
thường tạo được những hiệu quả đáng kể. Trong văn học, khi nhà văn chọn lựa thanh
bằng hoặc trắc, trầm hay bỗng, mở hay khép, nhịp điệu khoan hay nhặt...đều có ảnh
hưởng đến việc biểu hiện nội dung.Người xưa thường nói "Thi trung hữu nhạc". Lê Ðình
Diên viết: "Thơ là sự biểu hiện của nhạc, thanh là sự hổ trợ của thơ, tình rung động phát
ra thành thanh, người ta có thanh mà sau đó có ý".
VD: Câu thơ của Tản Ðà:
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
Có 5 thanh trắc cuối và hai phụ âm cuối tắt thanh hầu (p,t) tạo nên sự uất nghẹn. Bảy
thanh bằng kết hợp với các âm cuối vang (n, ng), 3 âm tiết mở (ô, ê, ê) tạo nên sự rộng
mở, thanh thoát, phù hợp với tâm trạng thoát trần.
Như vậy, sự kết hợp các yếu tố thanh, vần, nhịp điệu...có những vai trò nhất định góp
phần diễn đạt những sắc thái khác nhau của lời văn trong tác phẩm nghệ thuật.


+ Xét về góc độ ngữ nghĩa

Các nhà văn, nhà thơ thường sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,
hoán dụ, đối lập, liệt kê….
VD: Cách đây nhiều thế kỉ, Nguyễn Trãi viết:
“Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bợ cây”
Khi phiên đọc từ chư Nôm sang chữ quốc ngữ, có người đọc “bợ” thành “bẻ”. Xuân
Diệu đã tìm ra sự sai sót này. Ông cho rằng “bợ” mới đúng tâm hồn cốt cách phong thái
của người ánh hùng - nghệ sĩ giàu lòng nhân ái, tâm hồn yêu thương cái đẹp như nước
triều đông cuồn cuộn. Chữ “bợ” khiến hình tượng chủ thể trữ tình trong thơ hiện lên với
vẻ đẹp của nhà hiền triết phương đông.Nhà hiền triết ấy, thích ẩn dật nơi thanh vắng, tìm
thú thanh cao để tâm hồn tự tại, thanh tĩnh vĩnh hằng.Vì vậy đêm, Nguyễn Trãi làm bạn
với trăng. Ông nghiêng chén để ánh trăng hoà vào ruợu và hớp nguyệt say với chất men
nồng nàn mà cao nhã ấy. Và ánh sáng của vũ trụ đã nhập vào tâm hồn ông, nên ông sáng
như sao Khuê. Ngày ông “bợ” hoa vì hoa là cái đẹp mong manh và yếu ớt.Ông yêu cuộc
sống, nên trân trọng sự sống.Nếu đổi “bợ” thành “bẻ”thì đã vô tình đày ải thơ và Nguyễn
Trãi giữa chốn trần tục một cách thô bạo. Và như thế chất thơ sẽ tiêu và hồn thơ sẽ tan.
2. Tính hình tượng
- Tại sao ngôn ngữ văn học có tính hình tượng?
Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật.Thông qua hình tượng
mà tác giả phản ánh những vấn đề bản chất, cốt lõi của đời sống.Chất liệu của văn học là
ngôn ngữ, vì thế, để có thể kiến tạo nên hình tượng đòi hỏi ngôn từ nghệ thuật có tính
hình tượng.Hình tượng trong văn học không khô khan, trừu tượng mà sinh động, cụ thể.
- Biểu hiện: Nói tới tính hình tượng chính là nói tới khả năng gợi lên liên tưởng trong trí
óc của độc giả. Giá trị của ngôn từ văn học không phải nói đúng các sự thật cụ thể như
một thông tin báo chí mà chính là khả năng tái hiện được những bức tranh sinh động của
đời sống, bức tranh sinh động trong trí tưởng tượng của con người. Cũng vì vậy mà tính
hình tượng gắn với tính chính xác, biểu cảm…


VD: Vốn là anh hùng dân tộc songThục Phán An Dương Vương chỉ xuất hiện trong lịch

sử chỉ trong một vài dòng ngắn gọn. Tuy nhiên, hình tượng Thục Phán An Dương Vương
đã trở nên sinh động, gần gũi với đời thường trong “Truyền thuyết An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng Thủy”.
VD: Người đọc như thấy hiện ra trước mặt bức chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều sinh
động trong đoạn trích “Hai chị em Thúy Kiều”.
3. Tính biểu tượng, đa nghĩa
- Tại sao ngôn ngữ văn học có tính biểu tượng và đa nghĩa?
Văn chương nghệ thuật là sự hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Hiện thực cuộc
sống đi vào văn học bao giờ cũng được chọn lọc, kết tinh những vấn đề bản chất nhất.Vì
thế, hình tượng văn học bao giờ cũng mang nhiều tầng ý nghĩa, chứa đựng những vấn đề
nhân sinh…Mặt khác do muốn thể hiện tầng ý nghĩa rộng lớn mà chỉ giới hạn trong một
dung lượng nhất định, văn học cần xây dựng những biểu tượng, lớp ngôn ngữ đa nghĩa.
- Biểu hiện: Tính biểu tượng và tính đa nghĩa song hành với nhau. Sở dĩ văn học tạo nên
được các biểu tượng là bởi ngôn ngữ văn học có tính đa nghĩa.
+ Văn học đã xây dựng những hệ thống biểu tượng. Biểu tượng trog văn học là những
hình ảnh cụ thể, sinh động. VD: biểu tượng “con cò” trong ca dao là tượng trưng cho
người phụ nữ Việt Nam lam lũ, tảo tần, giàu đức hi sinh…
VD: Hình ảnh miếng trầu têm cánh phượng trong truyện cổ tích “Tấm Cám” không chỉ là
vật gắn kết giữa nhà vua và cô Tấm mà còn là biểu tượng của sự thủy chung, son sắt.
+ Tính đa nghĩa biểu hiện ở việc một từ trong văn bản có thể mang nhiều nghĩa.
VD: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”
Mùa xuân người cầm súng
Lộc trải đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ


Điệp từ "lộc" láy lại đầu câu có nhiều nghĩa khác nhau. Từ "lộc" theo nghĩa gốc là chồi
non, lá mới, là cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ ra mặt trận.Từ“lộc” theo nghĩa
chuyển biểu thị cho một niềm tin, một sức sống, là sự trẻ trung, biểu trưng cho sức sống

của mùa xuân.
4. Dấu ấn riêng của tác giả
- Tại sao ngôn ngữ văn học mang dấu ấn riêng của tác giả?
Bởi ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người song khi đi vào tác phẩm văn học nó đã
được tác giả nhào nặn, mang những nét riêng của mỗi cá thể phụ thuộc vào vốn sống, trải
nghiệm, mức độ ưa thích khi sử dụng một số từ ngữ, giọng điệu…
- Biểu hiện:
Dấu ấn riêng của tác giả về mặt ngôn ngữ có thể biểu hiện qua một số khía cạnh như:
- Cách sử dụng từ ngữ, tổ chức câu văn, các biện pháp tu từ, các hình ảnh ưa thích…
- Giọng điệu
VD: Thơ Hàn Mặc Tử thường xuất hiện hình ảnh trăng, máu; thơ Xuân Diệu thường xuất
hiện hình ảnh con đường, khu vườn.
VD: Giọng điệu trong văn Nam Cao thường lạnh lùng mà giàu yêu thương, giọng điệu
trong văn Nguyễn Công Hoan thiên về hài hước, châm biếm.



×