Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Tìm hiểu một số phương pháp quang phổ và ứng dụng trong Thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.43 KB, 1 trang )

Môn Phân Tích Thực Phẩm
Họ và tên SV: Nguyễn Thị Thanh Trúc
MSSV: 61204185
Bài tập về nhà tuần 4: Tìm hiểu các phương pháp phân tích quang phổ.
Kể tên và các đối tượng dung để phân tích.
Các phương pháp phân tích quang phổ được phân là các loại sau:
-

Phổ nguyên tử: Phổ phát xạ, phổ hấp thụ, phổ huỳnh quang.
Phổ phân tử: Phổ phát xạ, phổ hấp thụ vùng UV-VIS, phổ hấp thụ hồng ngoại, Phổ phát xạ Raman.
Phổ tia X: phổ phát xạ, phổ tán xạ, phổ huỳn quang.
Phổ cộng hưởng từ điện tử và phổ cộng hưởng từ proton.
Ứng dụng của các phương pháp phân tích các đối tượng trong hóa học và thực phẩm:

-

Phương pháp quang phổ phát xạ huỳnh quang được dùng để :
+ Phân tích định lượng vitamin B1, B2 trong thực phẩm, ATP (Adenosin triphosphat), NADH (Nicotinamide
adenine dinucleotide), Chlorophyl.
+ Nghiên cứu cấu trúc phân tử protein: một số protein chứa các nhóm mang màu có thể phát huỳnh quang như
tyrosin, FAD (flavin adenine dinucleotide). Nghiên cứu các enzyme.

-

Phương pháp quang phổ hồng ngoại được dùng để:
+Trong hoá học hữu cơ ứng dụng phổ hồng ngoại để định tính, phân tích cấu trúc phân tử, phổ hồng ngoại dùng để
phân biệt đặc trưng cấu trúc phân tử mà ta không thể phân biệt được nếu chỉ dựa vào độ hấp thu cực đại ở vùng
UV-Vis
+Trong hoá hợp chất thiên nhiên và hoá dược: xác định các dạng động phân hay vị trí của các nhóm chức trong
phân tử
+Trong thực phẩm học, phổ hồng ngoại được ứng dụng chủ yếu trong nghiên cứu cấu trúc phân tử của các hợp


chất sinh học có phân tử lượng trung bình, thường được kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như NMR
hay GC-MS, LC- MS.

-

Phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử ( AAS) được dùng để :
Xác định các kim loại trong:Quặng, nước khoáng, nước uống, rau quả, thực phẩm,phân bón,thức ăn gia súc.



Phương pháp quang phổ UV-Vis được ứng dụng trong:
Đo độ hấp thu tại 1 bước sóng xác định:
+ Định tính: Phát hiện cấu tử bằng cách so sánh độ hấp thu của mẫu tại λmax của chất chuẩn; xác định hệ số hấp thu
phân tử ε: tại mỗi bướcsóng 1 chất có hệ số hấp thu phân tử khác nhau
+ Định lượng 1 cấu tử: So sánh độ hấp thu của dung dịch mẫu với dãy dung dịch chuẩn; Tính nồng độ dựa vào hệ
số hấp thu phân tử: Đo độ hấp thu của dung môi, sau đó đo độ hấp thu của dung dịch mẫu, tính nồng độ dựa vào hệ
số hấp thu phân tử; Tính nồng độ theo chất chuẩn: đo độ hấp thu của dung dịch chuẩn và mẫu ở cùng 1 điều kiện.
Đo độ đục của dung dịch: Ở mật độ loãng, độ hấp thu tỷ lệ với mật độ huyền phù (tỷ lệ với độ đục); Định
lượng các chất kết tủa mịn vô cơ hay hữu cơ; Định lượng sinh khối vi sinh vật trong quá trình lên men.
Đo độ hấp thu của dung dịch theo thời gian phản ứng, tính được sự biến thiên hàm lượng 1 chất tham gia
phản ứng (hoặc sản phẩm tạo thành)
Trong công nghệ thực phẩm





+ So màu: xác định lượng đường khử, màu của nguyên liệu cũng như bia thành phẩm, thành phần đạm amin, hàm
lượng polyphenol, hàm lượng chất đắng và diacetyl, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, màu thực phẩm
+ Đo độ đục: định lượng protein, định lượng sinh khối vi sinh vật trong quá trình lên men

+ Scan: xác định thành phần chưa biết bằng phổ UV-Vis, xác định dư lượng chất màu bằng HP-LC kết hợp UVVis.
-

Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử được dùng đề: phân tích ddingj tính và định lượng các nguyên
tố hóa học.

1



×