Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố ứng dụng cho thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

LÊ ĐỖ MƯỜI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ,
ỨNG DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH:

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI

MÃ SỐ:

62.84.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1: PGS.TS TỪ SỸ SÙA
2: TS. LÝ HUY TUẤN

HÀ NỘI - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép.
Các số liệu và kết quả trong luận án này là chính xác trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.


Nghiên cứu sinh

Lê Đỗ Mười


ii
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
ATGT

An toàn giao thông

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp

ĐSĐT

Đường sắt đô thị

GTĐT

Giao thông đô thị

GTVT


Giao thông vận tải

GTVTCC

Giao thông vận tải công cộng

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KHCN

Khoa học công nghệ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QLNN

Quản lý nhà nước

TC

Tiêu chuẩn


TP

Thành phố

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCH

Tiêu chuẩn hóa

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

UTGT


Ùn tắc giao thông

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng


iii
Tiếng Anh
Viết tắt

Nguyên nghĩa

Giải thích

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

BRT

Bus Rapid Transit

Xe buýt nhanh

HAIDEP


Hanoi Capital Integrated

Chương trình phát triển đô

Development Program

thị tổng thể Thủ đô Hà Nội

The Study on Urban

Nghiên cứu tổng thể quy

Transport Master Plan and

hoạch giao thông đô thị và

Feasibility Study in Ho Chi

nghiên cứu khả thi khu vực

Minh Metropolitan Area

đô thị tại TP. Hồ Chí Minh

Japan International

Cơ quan hợp tác quốc tế

Cooperation Agency


Nhật Bản

World Bank

Ngân hàng thế giới

HOUTRANS

JICA

WB


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... 1
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ......................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ ............................................... 11
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng tiêu chuẩn ................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tiêu chuẩn ..................................................... 11
1.1.2. Phân loại tiêu chuẩn.................................................................................. 12
1.1.3. Vai trò của tiêu chuẩn ............................................................................... 16
1.1.4. Phương pháp và trình tự xây dựng tiêu chuẩn .......................................... 17
1.2. Tổng quan về hệ thống giao thông vận tải đô thị ............................................... 19
1.2.1. Khái niệm, phân loại hệ thống giao thông vận tải đô thị.......................... 19

1.2.2. Hệ thống vận tải hành khách công cộng trong thành phố ........................ 21
1.3. Cơ sở lý luận về tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố .............. 27
1.3.1. Khái niệm về tiêu chuẩn, tiêu chí trong giao thông vận tải ...................... 27
1.3.2. Tiêu chuẩn về VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố .......................... 28
1.3.3. Các chỉ tiêu và tiêu chí VTHKCC trong thành phố ................................. 32
1.4. Kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng của một số
nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................ 37
1.4.1. Kinh nghiệm của một số thành phố trên thế giới..................................... 37
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC cho Việt Nam . 43
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ 45
2.1. Phân tích đánh giá hiện trạng VTHKCC trong thành phố ................................. 45
2.1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ....................................................... 46
2.1.2. Tổ chức quản lý giao thông tại các thành phố .......................................... 52
2.1.3. Đánh giá chung ......................................................................................... 53


v
2.2. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố ......................................... 53
2.2.1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt ................... 53
2.2.2. Hiện trạng mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng .................... 59
2.2.3. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ........................... 64
2.2.4. Hiện trạng tổ chức quản lý điều hành VTHKCC bằng xe buýt ............... 69
2.2.5. Hiện trạng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ............................................. 73
2.2.6. Đánh giá chung ......................................................................................... 75
2.3. Hiện trạng xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt ................................ 78
2.3.1. Các tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng giao thông và mạng lưới tuyến cho
VTHKCC bằng xe buýt ............................................................................................. 78
2.3.2. Các tiêu chuẩn về phương tiện VTHKCC bằng xe buýt ......................... 85
2.3.3. Các tiêu chuẩn về quản lý điều hành VTHKCC bằng xe buýt ................ 88

2.3.4. Đánh giá chung về các tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt ................... 90
2.3.5. Phân tích kết quả điều tra xã hội học ........................................................ 91
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ - ỨNG DỤNG CHO THÀNH
PHỐ HÀ NỘI......................................................................................................................... 100
3.1. Định hướng phát triển đô thị ............................................................................ 100
3.1.1. Định hướng phát triển ............................................................................ 100
3.1.2. Định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị Việt Nam ................ 100
3.2. Định hướng phát triển hệ thống giao thông vận tải và hệ thống vận tải hành khách
công cộng trong các đô thị của Việt Nam ............................................................... 101
3.2.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải đô thị..................................... 101
3.2.2. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng ............................ 102
3.3. Quan điểm, luận cứ xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt ........... 103
3.3.1. Quan điểm, luận cứ xây dựng tiêu chuẩn ............................................... 103
3.3.2. Nhóm tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng giao thông, mạng lưới và tổ chức mạng
lưới vận tải hành khách công cộng.......................................................................... 105
3.3.3. Nhóm tiêu chuẩn phương tiện VTHKCC bằng xe buýt ......................... 107
3.3.4. Nhóm tiêu chuẩn tổ chức, quản lý điều hành VTHKCC bằng xe buýt .. 108


vi
3.4. Xây dựng tiêu chuẩn về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành
phố

................................................................................................................ 110
3.4.1. Tiêu chuẩn về mạng lưới và kết cấu hạ tầng VTHKCC bằng xe buýt .. 110
3.4.2. Tiêu chuẩn về phương tiện VTHKCC bằng xe buýt .............................. 122
3.4.3 Tiêu chuẩn về tổ chức quản lý ................................................................. 135
3.4.4. Kết quả xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố áp


dụng cho thành phố Hà Nội .................................................................................... 141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 146
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 151


vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Phân loại tiêu chuẩn theo từng lĩnh vực ...................................................14
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ tin cậy..................................................33
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ thuận tiện ............................................34
Bảng 1.4: Các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể cho KCHT giao thông đô thị .......................35
Bảng 1.5: Các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể cho vận tải trong thành phố .........................36
Bảng 1.6: Mạng lưới VTHKCC tại Paris năm 2015 .................................................38
Bảng 1.7: Hiệu suất vận tải hành khách công cộng tại Tokyo ..................................41
Bảng 2.1: Tổng hợp phương tiện VTHKCC bằng xe buýt và taxi năm 2015 ..........46
Bảng 2.2: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP Hà Nội năm 2015 ............................47
Bảng 2.3: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP Hồ Chí Minh năm 2015 ..................47
Bảng 2.4: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP Hải Phòng năm 2015 ......................49
Bảng 2.5: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP Đà Nẵng năm 2015 .........................50
Bảng 2.6: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP Cần Thơ năm 2015 ..........................51
Bảng 2.7: Hiện trạng KCHT phục vụ hoạt động xe buýt tại các đô thị đặc biệt năm
2015 ...........................................................................................................................54
Bảng 2.8: Hiện trạng KCHT phục vụ VTHKCC bằng xe buýt tại TP. Đà Nẵng .....58
Bảng 2.9: Hiện trạng mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội và TP. HCM..................59
năm 2015 ...................................................................................................................59
Bảng 2.10: Hiện trạng mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội ......................60
Bảng 2.11: Hiện trạng mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ......62
Bảng 2.12: Hiện trạng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội ..................64
Bảng 2.13: Hiện trạng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt tại TP. HCM ..............65

Bảng 2.14: Hiện trạng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt tại TP. Đà Nẵng.........67
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu khai thác bình quân trên toàn mạng lưới tại các đô thị đặc
biệt .............................................................................................................................83
Bảng 2.16: Một số chỉ tiêu khai thác bình quân trên toàn mạng lưới .......................84
tại các đô thị loại I .....................................................................................................84
Bảng 2.17: Tiêu chuẩn về phương tiện xe buýt trong thành phố ..............................87
Bảng 2.18: Thông số kỹ thuật sử dụng thiết kế bậc cửa lên xuống xe buýt .............88
Bảng 2.19: Chỉ tiêu quản lý điều hành hoạt động VTHKCC bằng xe buýt ..............89


viii
Bảng 2.20:: Tổng hợp đánh giá về mạng lưới tuyến .................................................93
Bảng 2.21: Tổng hợp cự ly đi lại thường xuyên .......................................................94
Bảng 2.22: Phương tiện đi từ nhà đến trạm dừng xe buýt ........................................95
Bảng 2.23: Mức độ quan tâm của hành khách đến dịch vụ xe buýt .........................97
Bảng 2.24: Đánh giá chỉ tiêu dễ tiếp cận VTHKCC bằng xe buýt ...........................97
Bảng 2.25: Tính thuận tiện, tiện nghi của VTHKCC bằng xe buýt ..........................98
Bảng 3.1: Các tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng VTHKCC tại đô thị ..........................106
Bảng 3.2: Các tiêu chuẩn về mạng lưới tuyến VTHKCC tại đô thị .......................107
Bảng 3.3: Các tiêu chuẩn về phương tiện VTHKCC tại đô thị...............................108
Bảng 3.4: Các tiêu chuẩn về quản lý và điều hành VTHKCC tại đô thị ................109
Bảng 3.5: Tính mật độ mạng lưới tuyến xe buýt theo thời gian đi bộ của khách ...113
Bảng 3.6: Tiêu chuẩn mật độ mạng lưới tuyến xe buýt ..........................................113
Bảng 3.7: Tiêu chuẩn phân loại tuyến theo công suất luồng hành khách ...............114
Bảng 3.8: Tiêu chuẩn khoảng cách giữa các điểm dừng trên tuyến .......................116
Bảng 3.9: Tiêu chuẩn chiều dài của tuyến VTHKCC bằng xe buýt .......................116
Bảng 3.10: Chiều rộng thông thường của một làn xe buýt [17] .............................117
Bảng 3.11: Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng điểm đầu cuối xe buýt .........................121
Bảng 3.12: Kích thước hình học của xe buýt phân theo loại đô thị ........................124
Bảng 3.13: Quy định kiểu (phông) chữ và cỡ chữ ..................................................125

Bảng 3.14: Quy định các thông tin trên xe buýt .....................................................126
Bảng 3.15: Tiêu chuẩn tỷ lệ sức chứa của phương tiện VTHKCC .........................127
Bảng 3.16: Tiêu chuẩn tỷ lệ đoàn phương tiện VTHKCC có bố trí cho người khuyết
tật tiếp cận sử dụng..................................................................................................127
Bảng 3.17: Số liệu khảo sát một số tuyến xe buýt đang hoạt động ........................132
trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................132
Bảng 3.18: So sánh sức chứa tối ưu với sức chứa đang sử dụng ............................132
Bảng 3.19: Mức phát thải xe buýt động cơ diesel theo các tiêu chuẩn EURO .......134
Bảng 3.20: Mức phát thải khí CO2 theo loại nhiên liệu .........................................134
Bảng 3.21: Tính toán kết quả của giãn cách chạy xe ..............................................136
Bảng 3.22: Quy định thời gian giãn cách, thời gian phục vụ, vận tốc khai thác của xe
buýt ..........................................................................................................................137


ix
Bảng 3.23: Tổng hợp tiêu chuẩn mạng lưới tuyến và kết cấu hạ tầng trên tuyến cho
VTHKCC bằng xe buýt ...........................................................................................141
Bảng 3.24: Tổng hợp tiêu chuẩn phương tiện xe buýt ............................................142
Bảng 3.25: Tổng hợp tiêu chuẩn tổ chức quản lý ...................................................143
Bảng 3.26: Tổng hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩncó liên quan ................................144


x
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Hệ thống giao thông vận tải đô thị ............................................................20
Hình 1.2: Các yếu tố của hệ thống VTHKCC ..........................................................23
Biểu đồ 2.1: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP. Hà Nội năm 2015 .......................47
Biểu đồ 2.2: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP. HCM năm 2015..........................48
Biểu đồ 2.3: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP. Hải Phòng năm 2015 ..................49
Biểu đồ 2.4: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP. Đà Nẵng năm 2015 ....................50

Biểu đồ 2.5: Hiện trạng mạng lưới đường bộ TP. Cần Thơ năm 2015 .....................51
Hình 2.6: Nhà chờ, trạm trung chuyển, điểm đầu cuối xe buýt Hà Nội ...................54
Hình 2.7: Nhà chờ, trạm trung chuyển, điểm đầu cuối xe buýt TP. HCM ...............55
Hình 2.8: Nhà chờ, điểm đầu cuối xe buýt tại TP. Hải Phòng ..................................56
Hình 2.9: Nhà chờ, điểm đầu cuối xe buýt tại TP. Đà Nẵng ....................................57
Hình 2.10: Nhà chờ, điểm đầu, cuối xe buýt tại TP. Cần Thơ ..................................58
Hình 2.11: Mạng lưới tuyến buýt Hà Nội .................................................................60
Hình 2.12: Mạng lưới tuyến buýt TP. Hồ Chí Minh .................................................61
Hình 2.13: Mạng lưới tuyến buýt TP. Hải Phòng .....................................................62
Hình 2.14: Mạng lưới tuyến buýt TP. Đà Nẵng ........................................................63
Hình 2.15: Mạng lưới tuyến buýt TP. Cần Thơ ........................................................63
Biểu đồ 2.16: Tỷ lệ phương tiện buýt theo sức chứa của TP. Hà Nội ......................64
giai đoạn 2011÷2015 .................................................................................................64
Biểu đồ 2.17: Tỷ lệ phương tiện phân theo sức chứa của TP. HCM ........................66
giai đoạn 2011÷ 2015 ................................................................................................66
Biểu đồ 2.18: Tỷ lệ phương tiện buýt phân theo sức chứa của TP. HP ....................66
giai đoạn 2008÷2014 .................................................................................................66
Biểu đồ 2.19: Tỷ lệ phương tiện phân theo tuổi của TP. Hải Phòng ........................67
giai đoạn 2008÷2014 .................................................................................................67
Biểu đồ 2.20: Tỷ lệ phương tiện buýt phân theo sức chứa tại Đà Nẵng ...................68
giai đoạn 2011÷2015 .................................................................................................68
Biểu đồ 2.21: Tỷ lệ phương tiện buýt theo tuổi phương tiện tại Đà Nẵng ...............68
giai đoạn 2011÷2015 .................................................................................................68
Biểu đồ 2.22: Tỷ lệ phương tiện theo sức chứa của TP. Cần Thơ ............................69


xi
giai đoạn 2008÷2014 .................................................................................................69
Biểu đồ 2.23: Tỷ lệ phương tiện phân theo tuổi của TP. Cần Thơ ...........................69
giai đoạn 2008÷2014 .................................................................................................69

Hình 2.24: Phân cấp quản lý VTCC ở TP Hà Nội ....................................................70
Hình 2.25: Phân cấp quản lý VTCC ở TP Hồ Chí Minh ..........................................72
Hình 2.26: Phân cấp quản lý VTCC ở TP Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ ..............73
Hình 2.27: Hình ảnh các phương tiện xe buýt hiện nay tại các đô thị ......................86
Biểu đồ 2.28: Đánh giá hiện trạng mạng lưới VTHKCC tại các TP. trực thuộc Trung
ương...........................................................................................................................94
Biểu đồ 2.29: Đánh giá về cự ly đi lại bình quân của hành khách ............................95
Biểu đồ 2.30: Loại phương tiện đi từ nhà đến trạm dừng xe buýt ............................96
Biều đồ 2.31: Đánh giá mức độ quan tâm của hành khách về dịch vụ VTHKCC bằng
xe buýt .......................................................................................................................97
Biều đồ 2.32: Đánh giá chỉ tiêu dễ tiếp cận VTHKCC bằng xe buýt .......................98
Biều đồ 2.33: Tính thuận tiện, tiện nghi của VTHKCC bằng xe buýt ......................98
Hình 3.1: Sơ đồ tổng quát về quá trình xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC ................104
Hình 3.2: Chu trình xây dựng tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng ...............105
Hình 3.3: Xác định diện tích hấp dẫn......................................................................112
Hình 3.4: Phân loại mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng .....................114
Hình 3.5: Nhà chờ và bảng thông tin các tuyến xe buýt đi qua ..............................118
Hình 3.6: Nhà chờ xe buýt có bố trí để người khuyết tập tiếp cận .........................119
Hình 3.7: Bố trí kết cấu hạ tầng tại điểm trung chuyển loại 1 ................................120
Hình 3.8: Một số biển báo cho VTHKCC bằng xe buýt .........................................122
Hình 3.9: Kích thước của phù hiệu xe buýt ...........................................................125
Hình 3.10: Một số hình ảnh về thông tin bên trong xe buýt ...................................125
Hình 3.11: Mô hình ứng dụng ITS quản lý giám sát hoạt động xe buýt ................140


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua kinh tế - xã hội nước ta liên tục phát triển, đời sống xã hội
được cải thiện, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng. Để đáp ứng được nhu cầu

đi lại của nhân dân, các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là tại các đô thị lớn
như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… đã quan tâm
đầu tư nâng cấp cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông, kêu gọi đầu tư phương tiện phục vụ
vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, ô nhiễm
môi trường và nhiều vấn đề khác của các đô thị. Tuy nhiên, trên thực tế tốc độ phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phương tiện vận tải khách công cộng chưa đáp
ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân (Hà Nội khoảng 10%, thành phố Hồ Chí Minh
xấp xỉ 8% nhu cầu đi lại, còn các đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương khoảng từ 1- 3%
nhu cầu đi lại) [6],[7] kể cả về số lượng cũng như chất lượng phục vụ dẫn đến phương
tiện cá nhân tiếp tục phát triển và có chiều hướng gia tăng. Sự phát triển và gia tăng
phương tiện cá nhân đồng nghĩa với việc gia tăng tình trạng ùn tắc giao thông và cũng
là một trong những nguyên nhân gia tăng tai nạn giao thông. Tình trạng ùn tắc giao
thông được thể hiện rõ nét nhất tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ùn tắc
giao thông đã gây nên những thiệt hại to lớn về thời gian lao động, về sức khỏe con
người và những thiệt hại về kinh tế - xã hội khác.
Với tốc độ phát triển dân số của nước ta như hiện nay dự kiến đến năm 2020 dân
số Việt Nam sẽ đạt khoảng 100 triệu người và mật độ dân số các đô thị sẽ tăng nhanh
do tốc độ tăng dân số tự nhiên, đặc biệt là tốc độ tăng dân số cơ học do di dân từ các
vùng nông thôn về đô thị. Trước tình hình đó, nếu không có kế hoạch phát triển các loại
hình vận tải khách công cộng diễn biến về vấn đề ùn tắc giao thông sẽ rất phức tạp, đến
nay Chính phủ đã có kế hoạch đầu tư phát triển một số loại hình VTHKCC có khối
lượng lớn như: Tàu điện ngầm, tàu điện trên cao tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhưng
qua kinh nghiệm của các nước phát triển trong các hình thức VTHKCC, VTHKCC bằng
xe buýt luôn có vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Đặc
biệt với các đô thị của nước ta từ nay đến năm 2020 khả năng đầu tư các phương thức
vận tải khối lượng lớn là chưa nhiều. Chính vì vậy, VTHKCC bằng xe buýt vẫn đang
đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải hành khách công cộng nói chung.


2

Đã có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu về phát triển VTHKCC tại các đô thị
do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện trong thời gian qua như: quy hoạch mạng
lưới VTHKCC bằng xe buýt, nghiên cứu về mạng lưới tuyến xe buýt, phương tiện
VTHKCC, tổ chức quản lý hoạt động vận tải, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VTHKCC,
đề án phát triển VTHKCC bằng xe buýt. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên
cứu đầy đủ, tổng hợp và đưa ra các tiêu chuẩn cho tuyến VTHKCC bằng xe buýt trong
thành phố tại Việt Nam, chỉ ra những điểm đã làm được và đặc biệt là những bất cập về
tiêu chuẩn VTHKCC trong hệ thống. Từ đó, đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp cho mạng
lưới tuyến cả về KCHT, phương tiện, quản lý khai thác cũng như các giải pháp để nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC, nhằm giúp cho việc lập quy hoạch, phát
triển KCHT, tổ chức quản lý khai thác, lựa chọn phương tiện, đánh giá hiệu quả khai
thác tuyến VTHKCC và khuyến khích các đơn vị tham gia vào hoạt động cung cấp dịch
vụ VTHKCC cũng như thu hút ngày càng nhiều người dân sử dụng.
Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra của thực tiễn cũng như yêu cầu phải hoàn thiện
lý luận về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố, tác
giả đã lựa chọn đề tài của luận án: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố - ứng dụng cho thành phố Hà
Nội”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về VTHKCC và luận cứ xây dựng tiêu chuẩn cho
VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố.
Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt và xây dựng tiêu
chuẩn VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố.
Xây dựng một số tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố đáp ứng
sự phát triển của khoa học, thực tiễn có tính khả thi cao để ứng dụng cho TP. Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống VTHKCC trong thành phố, trọng tâm là các tiêu chuẩn về
VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố như: khái niệm, phân loại tiêu chuẩn; các yếu
tố ảnh hưởng, các tiêu chí, chỉ tiêu, phương pháp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn

VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố.


3
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu:
Nghiên cứu về hệ thống VTHKCC. Tập trung vào xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC
bằng xe buýt trong thành phố.
- Phạm vi về không gian:
Phạm vi nghiên cứu về không gian đó là các thành phố tại Việt Nam (đô thị từ
loại 3 đến đô thị loại đặc biệt), cụ thể ứng dụng cho thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian:
Các số liệu thực tế luận án sử dụng để nghiên cứu đánh giá trong giai đoạn 2010
-2015 định hướng đến năm 2030 - 2050.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
 Về mặt khoa học:
Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận về VTHKCC trong
thành phố và xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố. Phân
tích làm rõ các tiêu chuẩn của VTHKCC, các tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các tiêu
chí, chỉ tiêu và cả về thực tiễn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu trong và ngoài nước.
Luận án đã luận cứ hệ thống tiêu chuẩn về VTHKCC bằng xe buýt, kết hợp với tình hình
thực tế về VTHKCC bằng xe buýt tại các thành phố ở Việt Nam, tập trung nghiên cứu tại
các thành phố trực thuộc Trung ương để xây dựng, đề xuất một số tiêu chuẩn cho mạng
lưới VTHKCC bằng xe buýt và các giải pháp về khuyến khích phát triển VTHKCC bằng
xe buýt phù hợp với từng giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
 Về mặt thực tiễn:
Luận án đã đánh giá hiệu quả mà hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt mang
lại, cũng như chỉ ra được những bất cập trong hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng
xe buýt tại các đô thị lớn tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, luận án đã nghiên cứu
đúc rút kinh nghiệm từ các đô thị lớn trên thế giới về xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC nói

chung và hệ thống buýt nói riêng. Từ đó xây dựng, đề xuất các tiêu chuẩn phù hợp và
các giải pháp, các khuyến nghị cho các nhà lập quy hoạch, quản lý cũng như các doanh
nghiệp khai thác nâng cao hiệu quả vận hành, giúp các chính quyền thành phố triển khai
hoạt động của hệ thống một cách có hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều người dân đô thị
sử dụng dịch vụ.


4
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu
Từ năm 1990 của thế kỷ 20, những nghiên cứu về VTHKCC trong thành phố tại
Việt Nam được bắt đầu quan tâm nghiên cứu, với chương trình nghiên cứu khoa học
công nghệ cấp Nhà nước mang mã số KC10-02 của Bộ GTVT và do nhóm chuyên gia
của trường đại học GTVT nghiên cứu “Xây dựng luận cứ khoa học phát triển và tổ chức
mạng lưới GTVT Thủ đô Hà Nội”. Chương trình nghiên cứu về mạng lưới giao thông
vận tải đô thị và đưa ra định hướng quy hoạch chung về mạng lưới GTVT Hà Nội. Trong
đó, có mạng lưới VTHKCC trong nghiên cứu này cũng chỉ mới đưa ra các tiêu chí, chỉ
tiêu về khai thác và quản lý tuyến [1]. Tuy nhiên về tiêu chuẩn VTHKCC chưa được đề
cập đến.
Vấn đề phát triển VTHKCC được đề cập một cách tương đối hệ thống trong đề
tài khoa học công nghệ cấp nhà nước KHCN 10-02 (1997-2000) do trường đại học Giao
thông vận tải chủ trì thực hiện. Kết quả trực tiếp của đề tài là quy hoạch hệ thống
VTHKCC bằng xe buýt tại hai đô thị đặc biệt của Việt Nam là Thủ đô Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này cũng chỉ đưa ra các vai trò, lợi ích, tiêu chí,
chỉ tiêu của VTHKCC cũng như đánh giá về hiệu quả của VTHKCC, còn về tiêu chuẩn
đã có đề cập nhưng chỉ mang tính áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế về đường bộ. Trong
nghiên cứu này chưa đưa ra tiêu chuẩn cụ thể cho VTHKCC bằng xe buýt.
Trong những năm gần đây các đề tài, đề án nghiên cứu của các cơ quan và chuyên
gia nước ngoài về VTHKCC trong thành phố đã đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu và các

khuyến cáo về tiêu chuẩn kỹ thuật cho VTHKCC gồm hai nhóm được các Quốc gia, tổ
chức nước ngoài tài trợ và các dự án, đề án trong nước.
- Các dự án được hỗ trợ từ các Quốc gia và tổ chức nước ngoài tài trợ:
Dự án nghiên cứu hỗ trợ giao thông đô thị Việt Nam của SIDA (Thụy Điển)
năm 1994; Quy hoạch tổng thể giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 và
Quy hoạch tổng thể giao thông đô thị Hà Nội (HAIDEP) năm 2005; hai dự án của JICA
(Nhật Bản) nghiên cứu; một số nghiên cứu chuẩn bị dự án phát triển GTĐT tại Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng do Ngân hàng thế giới tài trợ trong giai
đoạn 2004-2012. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về VTHKCC đã được đề cập đến nhưng còn rời


5
rạc, chủ yếu là các tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng của tuyến đường, các tiêu chuẩn này
chỉ mang tính khung được vận dụng từ các tiêu chuẩn thiết kế về đường (TCXDVN) là
chính, còn về mạng lưới, phương tiện, khai thác quản lý của VTHKCC trong các dự án
này chỉ được đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá.
- Các dự án, đề án trong nước:
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 [6], năm
2008; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm
nhìn sau năm 2020 [6], năm 2013; Đề án phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội
(giai đoạn 2010-2020) [7] và Đề án phát triển VTHKCC tại TP. Hồ Chí Minh [7]; Tiêu
chuẩn an toàn áp dụng cho các hệ thống Mêtrô (MRT) và đường sắt nhẹ (LRT) năm
2009. Các dự án, đề án này đã lên phương án quy hoạch tổng thể hệ thống VTHKCC
cho các thành phố, trong đó đã có những đề xuất về tiêu chuẩn cho VTHKCC. Tuy
nhiên, các tiêu chuẩn được đề xuất trong các dự án chỉ mang tính chất khung chưa theo
các tiêu chuẩn cụ thể về VTHKCC bằng xe buýt.
1.2. Những luận án có liên quan
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có luận án nào nghiên cứu đầy đủ và đưa ra hệ
thống tiêu chuẩn về vận tải hành khách công cộng trong các thành phố tại Việt Nam nói
chung và của tuyến xe buýt nói riêng, để từ đó đề xuất và lựa chọn ra các tiêu chuẩn

VTHKCC phù hợp cho hệ thống. Tuy nhiên, cũng có một số luận án liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến vấn đề này, đó là:
(1) Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thực năm 2006 với đề tài “Nghiên
cứu hoàn thiện phương thức trợ giá cho xe buýt công cộng ở các đô thị” [21]. Nội dung
chính của luận án là xác định đơn giá định mức để tính toán trợ giá và phương thức
nghiệm thu thanh quyết toán trợ giá cho các đơn vị vận hành xe buýt. Kết quả của luận
án là cơ sở xây dựng một số chỉ tiêu về quản lý của nhà nước và doanh nghiệp trong vấn
đề phát triển hợp lý các phương thức vận tải trong đô thị, từ đó là căn cứ để hoàn thiện
và xây dựng tiêu chuẩn về quản lý nhà nước và doanh nghiệp về khai thác VTHKCC
bằng xe buýt tại các thành phố ở Việt Nam.
(2) Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Chương năm 2007 với đề tài
“Nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt” [12]. Nội dung
chính của luận án là xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt


6
cũng như phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt và hoàn thiện các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt ở đô thị Việt Nam nói chung và đô thị
lớn nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể vận dụng để đánh giá thực trạng
hoạt động buýt tại Việt Nam, từ đó có thể làm cơ sở đề xuất các tiêu chí đánh giá cũng
như nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
(3) Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Điệp năm 2011 với đề tài “Nghiên
cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá VTHKCC bằng xe buýt” [15]. Luận án đề xuất 20 chỉ
tiêu để sử dụng khi đánh giá hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xe buýt, các chỉ tiêu
và phương pháp đánh giá của tác giả đề xuất có thể tham khảo để làm căn cứ xây dựng
và đề xuất một số tiêu chuẩn cho hệ thống VTHKCC tại các thành phố ở Việt Nam.
(4) Luận án tiến sỹ của tác giả Vũ Hồng Trường năm 2013 với đề tài “Nghiên
cứu mô hình quản lý VTHKCC trong các thành phố Việt Nam” [23]. Luận án đã chỉ ra
được những bất cập của các mô hình quản lý VTHKCC ở các thành phố Việt Nam hiện
nay, từ đó xây dựng các mô hình quản lý Nhà nước về VTHKCC trong các thành phố

phù hợp với điều kiện và tiến trình phát triển của đô thị Việt Nam đến năm 2020. Từ
những mô hình quản lý VTHKCC ở các thành phố được tác giả nghiên cứu đề xuất, xây
dựng trong luận án có thể làm cơ sở lý luận chung xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn về quản
lý điều hành trong vận tải hành khách công cộng.
Từ những phân tích nêu trên có thể rút ra một vài nhận xét về kết quả nghiên
cứu trong nước liên quan đến việc xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC bằng xe buýt nói
riêng và hiệu quả VTHKCC nói chung như sau:
- Hệ thống các tiêu chuẩn cho VTHKCC trong các nghiên cứu của các dự án, đề
án và các công trình trong nước còn mang tính rời rạc, các đề xuất về tiêu chuẩn chỉ là
một phần nhỏ trong những vấn đề nghiên cứu, chưa có tính toàn diện. Các tiêu chuẩn
được đề cập đến trong các nghiên cứu này chỉ tập trung vào kết cấu hạ tầng của tuyến
phần lớn dựa trên các tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị hiện nay, còn các tiêu chuẩn về
kết cấu hạ tầng phục vụ cho VTHKCC như mạng lưới, phương tiện, quản lý khai thác
hầu như chưa được đề cập.
- Các luận án nghiên cứu trong nước về VTHKCC bằng xe buýt mới đề xuất và
đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu, mô hình quản lý, phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC,
chưa có công trình nghiên cứu nào ở trong nước đề cập đến xây dựng và đề xuất về các


7
tiêu chuẩn cho tuyến VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Với lịch sử phát triển hàng trăm năm nay của hệ thống VTHKCC tại các thành
phố trên thế giới, đầu tiên với sự ra đời của loại hình vận tải đường sắt đô thị và sau đó
là các phương thức vận tải khác. Để phát triển đồng bộ, hiện đại về VTHKCC và đáp
ứng nhu cầu đi lại ngày một tăng của thị dân như hiện nay tại các thành phố trên thế giới
đã có rất nhiều nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn của hệ thống VTHKCC và đã được
nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ, các tác giả khác nhau công bố, dưới đây tác giả lựa chọn
một số công trình tiêu biểu nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về VTHKCC
làm căn cứ tham khảo cho luận án của mình như:

- Chen et al. (2009) – Analyzing urban bus service reliability at stop, route and
network levels: Trong nghiên cứu này đã đưa ra cách phân tích độ tin cậy của dịch vụ
vận tải hành khách bằng xe buýt trong đô thị thông qua điểm dừng, tuyến và mật độ
mạng lưới [31];
- Karl Kottenhoff and Christer Lindh (2006) - The value and effects of
introducing high standard train and bus concepts in Blekinge, Sweden: Với nghiên
cứu này đã đề xuất được tiêu chuẩn mẫu của các phương tiện VTHKCC chất lượng cao
tại Blekinge, Thụy Điển [41];
- Chhavi dhingra (2011) - Measuring Public Transport performance, lessons for
Developing cities: Trong tài liệu này đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu về đo lường hiệu quả
giao thông công cộng, bài học cho phát triển thành phố, giao thông đô thị [35];
- Traffic calming measure for bus routes (2009): Trong nghiên cứu này đưa ra
các biện pháp quản lý, hạn chế tốc độ cho xe buýt [48];
- Bus stop standard (1997): Tài liệu đã xây dựng và đề xuất một hệ thống các
tiêu chuẩn điểm dừng cho xe buýt [32];
- Bus Route Evaluation Standards (1995): Tài liệu đã đưa ra một số tiêu chuẩn
đánh giá cụ thể về tuyến xe buýt [33];
- Accessible public transport standards - Disability Standards for Accessible
Public Transport 2002: Tiêu chuẩn tiếp cận giao thông công cộng [29];
- Hensher and Prioni (2002): Trong nghiên cứu này đưa ra một số tiêu chí, chỉ
tiêu và tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ [39];


8
- Hướng dẫn quy hoạch làn đường cho các phương tiện giao thông công cộng
(2004) - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, dịch từ tiếng Pháp: Tài liệu đã đưa ra các
nguyên tắc về quy hoạch kết cấu hạ tầng, lựa chọn phương tiện, mô hình quản lý khai
thác về VTHKCC [16];
- Giao thông công cộng đô thị ở Pháp (năm 2006) - dịch từ tiếng Pháp năm 2006:
Tài liệu tập trung vào giới thiệu về mô hình quản lý giao thông công cộng tại các đô thị

tại Pháp;
Trên thế giới có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về vận tải hành khách công
cộng. Nhưng các tác giả nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau về VTHKCC. Tác giả
Chen et al tập trung phân tích độ tin cậy của dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt
trong đô thị thông qua điểm dừng, tuyến và mật độ mạng lưới; nhóm hiệp hội kỹ sư
Greater Manchester đại diện là tác giả Michael Renshaw đưa ra các biện pháp quản lý,
hạn chế tốc độ xe buýt bằng các giải pháp về thay đổi cấu tạo mặt đường, dùng mặt
đường khác màu, đưa ra các quyền ưu tiên linh hoạt cho xe buýt, đề xuất mở rộng vỉa
hè, đảo giao thông lớn… phù hợp hơn với các tuyến đường có xe buýt chạy qua; tài liệu
Tiêu chuẩn đánh giá tuyến xe buýt của Ban nghiên cứu Giao thông vận tải Hoa Kỳ đã
đề xuất chi tiết tiêu chuẩn về thiết kế tuyến, tiêu chuẩn về lập biểu đồ vận hành, tiêu
chuẩn về tính kinh tế (khối lượng vận chuyển, lượng luân chuyển, năng suất, doanh thu,
trợ giá), tiêu chuẩn về chất lượng vận tải (chủ yếu về độ tin cậy của dịch vụ), tiêu chuẩn
về sự hài lòng và an toàn của hành khách (phàn nàn của hành khách, lỡ chuyến, thêm/
bỏ chuyến, tai nạn, ô nhiễm môi trường); tài liệu Tiêu chuẩn điểm dừng cho xe buýt
được xây dựng cho khu vực West Yorkshire cung cấp bộ tiêu chuẩn cho các nhà thiết
kế đường, quy hoạch giao thông và vận hành xe buýt nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và
vận hành của các điểm dừng xe bus chất lượng cao, dễ tiếp cận.
Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để lựa chọn đánh giá, kiểm tra nhằm xây
dựng tiêu chuẩn VTHKCC. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ
có tính hệ thống về các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công
nghệ và tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay.
Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, để xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn
cho VTHKCC cần dựa trên những căn cứ như: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực,
tiêu chuẩn nước ngoài; kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; kinh


9
nghiệm thực tiễn; kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định. Dựa
trên các các căn cứ này các nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn VTHKCC trên thế giới

thường được chia ra theo các nhóm tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng (mạng lưới tuyến, kết cấu hạ tầng phục vụ
VTHKCC, kết nối, điểm trung chuyển…);
- Tiêu chuẩn về phương tiện VTHKCC (sức chứa, tiện nghi, kích thước. loại
phương tiện…);
- Tiêu chuẩn về quản lý khai thác (quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp khai
thác, quản lý vận hành…);
- Các tiêu chuẩn khác có liên quan đến VTHKCC (ô nhiễm môi trường, ùn tắc
giao thông, an toàn giao thông, an ninh trật tự….).
 Tóm lại:
- Hệ thống tiêu chuẩn cho VTHKCC là một lĩnh vực quan trọng, mấu chốt trong
các nghiên cứu về quy hoạch và tổ chức giao thông, có vai trò quan trọng trong việc
tổng kết, so sánh cũng như rút ra kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức vận hành hệ
thống VTHKCC. Qua đó ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đầu tư, phương án tổ chức
vận hành cho những dự án mới hoặc quyết định nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả, chất
lượng của những hệ thống đang vận hành.
- Đã có một số dự án, đề án, công trình nghiên đề án và các công trình trong nước
còn mang tính rời rạc, các đề xuất về tiêu chuẩn chỉ là một phần những vấn đề nghiên
cứu, chưa có tính toàn diện. Các tiêu chuẩn được đề cập đến trong các nghiên cứu này
chỉ tập trung cứu trong nghiên cứu tuyến phần lớn dựa trên các tiêu chuẩn thiết kế đường
đô thị hiện nay, không liên quan đến đề tài luận án, các nghiên cứu của các dự án, vào
kết cấu hạ tầng còn các tiêu chuẩn về kết cấu hạ tầng phục vụ cho VTHKCC như mạng
lưới, phương tiện, quản lý khai thác hầu như chưa được đề cập nhiều.
Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng
xe buýt, tuy nhiên các tiêu chuẩn này có nhiều điểm khác biệt và chỉ có thể áp dụng
trong những điều kiện nhất định. Việc tham khảo những kết quả nghiên cứu này là cần
thiết, tuy nhiên do đặc thù riêng nên không thể áp dụng một cách triệt để và máy móc
cho các đô thị của Việt Nam.



10
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
luận án, tác giả tiếp tục bổ xung và hoàn thiện cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về
xây dựng tiêu chuẩn áp dụng cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố tại Việt Nam.
Nghiên cứu những bất cập trong các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đang áp dụng cho
VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố tại Việt Nam. Đồng thời đề xuất phương pháp
xây dựng tiêu chuẩn cho VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố và xây dựng được một
số tiêu chuẩn chính cho VTHKCC bằng xe buýt, ứng dụng cho thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung phổ biến như: phương
pháp quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh,.... và một số phương pháp có tính đặc thù
như: phương pháp O-D, chuyên gia, điều tra khảo sát và kết hợp với phỏng vấn các nhà
quản lý, hành khách để thu thập dữ liệu và số liệu và phương pháp tối ưu hóa.
5. Kết cấu và nội dung của luận án
Luận án được trình bày trong 149 trang với 49 bảng biểu và 42 hình vẽ, sở đồ,
biểu đồ. Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu tổng quan và kết luận kiến nghị, nội dung luận
án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về xây dựng tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt trong thành phố;
Chương 2: Phân tích đánh giá về xây dựng tiêu chuẩn cho vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trong thành phố;
Chương 3: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt trong thành phố - ứng dụng cho thành phố Hà Nội.


11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng tiêu chuẩn

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tiêu chuẩn
a. Khái niệm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối
tượng này. [11]
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con
người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền
lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. [11]
Từ khái niệm trên ta có thể thấy tiêu chuẩn là quy định được công bố để tạo ra một
sự thông hiểu và áp dụng thống nhất. Một tiêu chuẩn chứa đựng các thông số kỹ thuật
hoặc các chuẩn mực rõ ràng được thiết lập để sử dụng một cách thống nhất như là quy
tắc, trình tự, yêu cầu, hướng dẫn, hay là định nghĩa. Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho bất
cứ thực thể nào: vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, phương pháp, quá trình, hệ thống…. Các
tiêu chuẩn giúp cho cuộc sống của chúng ta chuẩn mực hơn. Các tiêu chuẩn tăng cường
việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin. Thông thường các tiêu chuẩn được thiết lập
để áp dụng trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, luật định đôi khi quy định việc tuân thủ một
số tiêu chuẩn là yêu cầu bắt buộc. Đối tượng của tiêu chuẩn rất đa dạng như sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và rất nhiều đối tượng khác trong hoạt động
kinh tế - xã hội.
b. Đặc điểm của tiêu chuẩn
- Xây dựng tiêu chuẩn là một quá trình có tính lịch sử:
Các tiêu chuẩn là công cụ dùng để đánh giá, phân loại và nâng cao chất lượng, hiệu
quả của các đối tượng nên sau khi các đối tượng, sản phẩm dịch vụ được nâng cao hơn
thì cần xây dựng các tiêu chuẩn mới tiếp tục thúc đẩy quá trình phát triển. Như vậy tiêu



12
chuẩn có tính lịch sử, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong một điều kiện thời điểm lịch
sử nhất định sẽ cần có bộ tiêu chuẩn cao hơn để thực hiện quá trình nâng cao hiệu quả
và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Tiêu chuẩn được xây dựng cần có tính hệ thống:
Mỗi một tiêu chuẩn chỉ phản ánh được một khía cạnh của đối tượng hoặc chất
lượng sản phẩm dịch vụ. Nên khi xây dựng tiêu chuẩn cần đứng trên quan điểm hệ thống,
hệ thống tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở hệ thống các yếu tố góp phần làm
nâng cao hiệu quả và chất lượng của sản phẩm dịch vụ.
- Tiêu chuẩn đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn:
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm dịch vụ nên việc xây dựng
tiêu chuẩn phải đảm bảo tính khoa học, cơ sở khoa học vững chắc là nền tảng để xây
dựng các tiêu chuẩn.
Đồng thời việc xây dựng tiêu chuẩn phải phù hợp với thực tiễn. Đây là một yêu
cầu rất cần thiết vì nếu xây dựng tiêu chuẩn với yêu cầu quá cao thì thực tiễn không thể
nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Hoặc xây dựng mức tiêu chuẩn thấp
thì sẽ không phù hợp với thực tiễn không đảm bảo được mục tiêu nâng cao hiệu quả,
chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Ở trên đã nói đến tính lịch sử của tiêu chuẩn nên trong
một điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định cần xây dựng tiêu chuẩn phù hợp để nâng cao
hiệu quả, chất lượng của sản phẩm trong thời điểm lịch sử đó. Sau khi nâng cao được
chất lượng sản phẩm dịch vụ thì hệ thống tiêu chuẩn không còn phù hợp nữa mà cần xây
dựng hệ thống tiêu chuẩn có mức độ cao hơn phù hợp với thực tiễn của điều kiện lịch
sử khác.
1.1.2. Phân loại tiêu chuẩn
a. Phân loại tiêu chuẩn
Có nhiều cách để phân loại tiêu chuẩn, có thể phân loại tiêu chuẩn theo cấp tiêu
chuẩn, đối tượng, mục đích của tiêu chuẩn và theo các lĩnh vực.
* Căn cứ theo cấp tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn quốc tế: Là tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức
quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.

- Tiêu chuẩn khu vực: Là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn khu vực hoặc tổ chức
khu vực có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.


13
- Tiêu chuẩn nước ngoài: Là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của nước
ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (hiệp hội nghề
nghiệp, viện nghiên cứu,...) công bố.
- Tiêu chuẩn trong nước: Được phân ra 2 loại gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu
chuẩn cơ sở:
+ Tiêu chuẩn quốc gia: Là tiêu chuẩn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ
thẩm định, công bố theo trình tự, thủ tục quy định.
+ Tiêu chuẩn cơ sở: Là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng
trong các hoạt động của tổ chức đó.
* Căn cứ vào đối tượng:
- Tiêu chuẩn về sản phẩm, hàng hoá; Tiêu chuẩn về dịch vụ; Tiêu chuẩn về quá
trình; Tiêu chuẩn về môi trường; Tiêu chuẩn về các đối tượng khác trong hoạt động kinh
tế - xã hội.
* Căn cứ vào mục đích của tiêu chuẩn:
- Các tiêu chuẩn nhằm mục đích thông hiểu: thuật ngữ định nghĩa, dấu hiệu, ký
hiệu quy ước...
- Các tiêu chuẩn nhằm giảm bớt sự đa dạng và đổi lẫn sản phẩm: các tiêu chuẩn về
kích thước, các mối lắp ghép...
- Các tiêu chuẩn nhằm mục đích chất lượng: quy định các chỉ tiêu chất lượng mà
một sản phẩm hay nguyên vật liệu phải đạt được.
- Các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ an toàn vệ sinh: quy định riêng về các chỉ tiêu an
toàn hay vệ sinh mà sản phẩm phải đạt, đây là những chỉ tiêu tối thiểu mà sản phẩm phải
thoả mãn, nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

* Căn cứ vào lĩnh vực:
- Các lĩnh vực khác nhau đều có các bộ tiêu chuẩn phục vụ cho việc phát triển,
chuẩn hóa cho chính lĩnh vực đó và được tập hợp và mã hóa theo bảng sau:


×