Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TUYỂN tập đề và đáp án văn NGHỊ LUẬN xã hội THEO CHỦ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.8 KB, 26 trang )

TUYỂN TẬP ĐỀ VÀ ĐÁP VĂN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO CHỦ ĐỀ
I. Chủ đề Tình bạn
Đề 1: “Rất nhiều người bước vào và ra đi khỏi cuộc đời bạn, nhưng chỉ có người
bạn thực sự mới có thể để lại dấu chân trong trái tim bạn”
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ trên trong một bài luận
không quá 600 từ.
ĐÁP ÁN
1. MB
- Dẫn dắt: Trong đời sống con người, nhu cầu tình bạn là một nhu cầu thiết yếu và
quan trọng nhưng để tìm được một người bạn thực sự thật k dễ gì và chỉ có người bạn
thực sự mới để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm.
- Nêu vấn đề: Dẫn đến câu ngạn ngữ
2. TB:
* Giải thích
- Người bạn thực sự là người bạn rất mực chân thành, sống vô tư, trong sáng, không
vụ lợi, nhỏ nhen, không đố kị cá nhân, là người hiểu, cảm thông và có thể chia sẻ với
ta những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cùng nhau phấn đấu để đạt được mục
đích tốt đẹp.
- Trong cuộc sống ta có biết bao nhiêu mối quan hệ, rất nhiều người bước vào và ra đi
khỏi cuộc đời ta nhưng chỉ những người bạn thực sự như vậy mới có thể sưởi ấm trái
tim ta, để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm.
* Suy nghĩ về người bạn thực sự
- Tình bạn là gì? Tình bạn là một tình cảm thiêng liêng và trong sáng của con người.
Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Bạn
là người ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta, chung sở thích, lí tưởng, có thể cùng nhau
làm việc, chia sẻ. Một tình bạn đẹp, tình bạn thực sự vượt qua ranh giới của tuổi tác,
giàu nghèo, sang hèn…
- Tại sao chỉ có những người bạn thực sự mới có thể để lại dấu chân trong trái tim
bạn?
+ Trong cuộc sống với vô vàn những mối quan hệ, có rất nhiều người đến và đi trong
cuộc đời ta nhưng k phải ai cũng là bạn của ta. Có người có thể cùng làm việc, cùng


đi chơi nhưng k thể sẻ chia, hay đôi khi sự nói chuyện chỉ là gượng gạo. Đó k phải
người bạn thực sự mà đôi khi chỉ là “bè”.
+ Người bạn thực sự sống chân thành, vô tư, sẽ có thể đồng hành, giúp đỡ nhau trong
cuộc sống, cùng tiến bước trên đường đời
+ Người bạn thực sự có thể chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn, là điểm tựa quan trọng để
ta vượt qua mọi khó khăn.
+ Người bạn thực sự rất thẳng thắn mà bao dung, giúp ta hoàn thiện bản thân
Người bạn đó trở thành một phần k thể thiếu của cuộc sống, một phần quan trọng
trong trái tim ta, để lại những xúc động mạnh mẽ.
+ Dẫn chứng: VD: Chung Tử Kỳ mất, Bá Nha không buồn gảy đàn. Dương Khuê
mất, Nguyễn Khuyến “Rượu ngon k có bạn hiền /…..k mua”, “câu thơ nghĩ….mà
đưa”. CTKỳ, Dkhuê là những người bạn thực sự của Bá Nha, NK.
1


- Tìm kiếm người bạn thực sự trong cuộc đời thật k dễ dàng gì, đặc biệt trong thời
buổi kinh tế thị trường ngày nay, khi con người bị cuốn vào vòng xoáy của lợi nhuận,
đồng tiền. Vật chất khiến con người đôi khi loá mắt, k phân biệt được bạn và bè, bạn
là kẻ lợi dụng.
Đề 2: “Tình bạn là thứ dễ vỡ và đòi hỏi việc xử lý thận trọng như đối với bất kỳ vật
dễ vỡ và quý giá nào khác” (R.S Bourne)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên trong một bài luận không quá
600 từ.
1. MB
- Dẫn dắt: Giới thiệu về tình bạn
- Nêu nội dung lời nhận định
2. TB
* Giải thích
- Tình bạn là tình cảm thiêng liêng, trong sáng của con người. Đó là một tài sản vô giá
của mỗi chúng ta. “Phước thay cho người nào có tài kết bạn, vì đó là một trong những

quà tặng quý giá nhất của thượng đế. Món quà này bao gồm nhiều điều hay, nhưng
trên
hết

khả
năng
vượt
khỏi
chính
mình”.
(Thomashughs).

Tình bạn thuộc thế giới tinh thần nên rất nhạy cảm, tế nhị, dễ vỡ. Đôi khi, một sự hiểu
lầm, một sự xô xát nhỏ mà không được xử lý khéo léo sẽ dẫn đến đổ vỡ tình bạn. Câu
nói của Bourne đã nhắc nhở ta cần phải biết nâng niu, gìn giữ tình bạn, cần có cách
ứng xử thận trọng, khéo léo trong tình bạn, như đối với bất kỳ một vật dễ vỡ và quý
giá nào khác.
* Suy nghĩ về câu nói
- Tình bạn là thứ dễ vỡ
+ Cuộc sống k đơn giản, xuôi chiều mà có vạn việc nảy sinh, có những khó khăn vấp
ngã, có biết bao việc k theo ý mình. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, những mối quan
hệ giữa người với người trong xã hội ngày càng thêm phức tạp. Tất cả những điều đó
đều ảnh hưởng đến tình bạn, khiến tình bạn dễ vỡ
DC:
+ Tình bạn là rất quý giá. Tục ngữ có câu: giàu vì bạn sang vì vợ. Bạn có thể cùng ta
chia sẻ, giúp đỡ ta rất nhiều trong cuộc sống. Để tình bạn đổ vỡ là một sai lầm lớn của
con người.
- Cần phải xử lý thận trọng trong tình bạn
+ Cần phải ứng xử khéo léo, hài hoà các mối quan hệ tình bạn. Mỗi người đều có rất
nhiều bạn: bạn học, bạn đồng nghiệp, bạn đồng niên, bạn đồng hương…. Tình bạn

nào cũng rất cần thiết cho cuộc sống, k nên “nhất bên trọng nhất bên khinh”, bởi như
vậy dễ dẫn đến mất dần tình bạn.
+ Điều quan trọng để giữ gìn tình bạn là sự chân thành. Sự chân thật tuyệt đối sẽ giúp
ngọn lửa tình bạn cháy mãi. Biểu hiện của sự chân thành: thật lòng kết bạn, kết bạn vô
tư, k vụ lợi; tâm sự chân thành, k dối trá nhằm mục đích cá nhân; Khuyên bạn, chia sẻ
với bạn một cách thật lòng, k xui nguyên giục bị làm mất tình bạn. “Đừng nên để việc
tranh chấp nhỏ huỷ hoại đi tình bạn vĩ đại” (Khuyết danh).
2


+ Cần luôn luôn vun đắp tình bạn. Tình bạn có thể bị “ăn mòn” vì những cái phù
phiếm trong cuộc sống. “Tình bạn như một cái cây cần tưới nước thường xuyên”
(Ngạn ngữ Đức). Sự vun đắp ấy có thể dưới nhiều hình thức khác nhau: quan tâm đến
cuộc sống của nhau, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, giúp đỡ khó khăn khi có thể.
Cuộc sống đôi khi cuốn con người theo công việc nên việc tổ chức những cuộc hội
họp bạn bè trong dịp lễ Tết cũng là cách để vun đắp tình bạn, những câu chuyện hội
họp ấy khiến bạn bè được gần nhau hơn.
+ Trong tình bạn cũng như trong bất kỳ tình càm nào khác, con ngươì có thể mắc
những sai lầm. Nên một điều quan trọng để gìn giữ tình bạn là phải biết tha thứ những
lỗi lầm của bạn.
- Mở rộng: Ứng xử khéo léo trong tình bạn k có nghĩa là xu nịnh, bợ đỡ bạn để hưởng lợi.
- Liên hệ bản thân
3. Kết bài
Cần khéo léo ứng xử để giữ gìn tình bạn
Hãy giữ một người bạn đích thực bằng cả hai tay của bạn (Tục ngữ Nigiêria)
Đề 3: Suy nghĩ của anh (chị) về một tình bạn đẹp?
Đề 4: “Nếu quy luật đầu tiên của tình bạn là vun đắp nó thì quy luật thứ hai là
phải rộng lượng khi quy luật thứ nhất bị sao nhãng” (Vontaire)
GỢI Ý
1.MB

- Dẫn dắt
- Nêu lời nhận định
2. TB
* Giải thích
-Tình bạn là thiêng liêng trong sáng, rất quý giá và cần thiết trong cuộc sống của mỗi
con người.
- Quy luật: là một điều gì đó đã được đúc rút qua nhiều thế hệ, trở thành bất biến.
- Yếu tố đầu tiên, quan trọng, cần thiết như một quy luật để gìn giữ tình bạn là phải
thường xuyên vun đắp, nghĩa là phải quan tâm đến nhau, cùng nhau thúc đẩy tình bạn
phát triển
- Tuy nhiên, trong cuộc sống, đôi khi con người cũng sao nhãng sự vun đắp ấy, chưa
thực sự quan tâm bạn bè, khiến tình bạn nhạt dần đi. Khi đó, một điều quan trọng k
kém là con người cần phải biết rộng lượng, vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm để gìn
giữ tình bạn.
 Câu nói của Vontare rất hàm súc, nêu ra một chân lý đúng đắn trong tình bạn: Để
gìn giữ và phát triển tình bạn, con người cần biết thường xuyên vun đắp và phải biết
rộng lượng thứ tha khi một người kia sao nhãng việc vun đắp ấy.
* Suy nghĩ về câu nói
- Quy luật đầu tiên của tình bạn là vun đắp nó
+ Sự vun đắp tình bạn là yếu tố quan trọng, cần thiết để tình bạn phát triển và bền
vững. “Tình bạn như một cái cây cần được tưới nước thường xuyên” (Ngạn ngữ Đức).
3


Tình bạn k được vun đắp thì cũng như cái cây k được tưới nước, sẽ héo úa tàn tạ và
chết.
+ Sự vun đắp được thể hiện là sự quan tâm, lo lắng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống;
chia sẻ những nỗi lòng, tâm sự của nhau
+ Tìm cách làm mới tình bạn.
+ Ôn lại kỉ niệm tình bạn

- Quy luật thứ 2 là phải biết rộng lượng….
+
+
- Mở rộng:
3. KB

II. Chủ đề: Lòng vị tha
Đề 1: Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên!”. Suy nghĩ của anh (chị) về
câu ngạn ngữ trên. (viết không quá 600 từ).
GỢI Ý
1. MB
- Dẫn dắt:
- Nêu vấn đề
2. TB:
* Giải thích
- Tha thứ: là bỏ qua cho những lỗi lầm, những lời nói hay hành vi sai trái của người
khác, cho dù họ đã làm tổn thương đến mình.
- Tha thứ thôi chưa đủ mà hãy quên những sai lầm ấy đi, đừng nên để trong lòng,
đừng suy nghĩ về cái sai của họ, hãy nghĩ về những điểm tốt để trân trọng và sống hài
hoà.
 Câu ngạn ngữ trên là một lời khuyên hữu ích, khuyên ta hãy có lòng vị tha để
cuộc sống càng thêm tốt đẹp hơn.
* Suy nghĩ về câu ngạn ngữ
- Tại sao hãy tha thứ và hãy quên?
+ Con người là kiệt tác của Thượng đế, là sản phẩm hoàn mĩ của quá trình tiến hoá tự
nhiên nhưng trong mỗi Con Người vẫn bao gồm phần Con và phần Người, phần bản
năng tự nhiên và phần đạo đức xã hội. Mỗi chúng ta k ai toàn diện, ai cũng có mặt tốt
mặt xấu, ưu điểm và cả những nhược điểm.
+ Hơn nữa, cuộc sống xã hội lại luôn luôn biến đổi, vô cùng phức tạp. Con người luôn
sống và bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ. Trong vòng xoáy ấy, việc mắc sai lầm của

con người là lẽ thường tình. Có thể một ai đó xung quanh bạn có một lời nói chưa
đúng đắn, vô tình xúc phạm, làm bạn bị tổn thương, hay cao hơn là những lời xúc
xiểm, xui nguyên giục bị để làm hại bạn, hay những hành động xấu nhằm mục đích
làm hại bạn… Nhưng hãy nghĩ, bạn cũng có lúc vô tình hay cố ý làm tổn hại đến
người khác.
4


Vì thế, hãy tha thứ và hãy quên đi những lỗi lầm của họ khi có thể, đừng mang nỗi
hận thù trong lòng. Hãy nhìn đến những ưu điểm của họ để tiếp tục cuộc sống tốt đẹp.
Và bạn cũng sẽ được mọi người xung quanh nhìn nhận như vậy.
+ Nếu con người sống vị kỉ, chỉ vì bản thân mình, ngươi khác làm tổn hại mình thì
mang nỗi hằn thù và nhất định phải trả thù thì cuộc sống sẽ ra sao? Sẽ chỉ là bóng
đêm, k có tình người. Cuộc sống mà lúc nào cũng mang nỗi ghét bỏ và những toan
tính để trả hận thì thật nhạt nhẽo, vô vị. Đó đâu phải cs, đó là địa ngục.
+ Vị tha, tha thứ cho người khác, bạn sẽ sống thanh thản, nhẹ nhõm, vui vẻ biết bao
nhiêu.
- Dẫn chứng chứng minh
+ Lòng vị tha được nhân dân ta đề cao, ca ngợi. Điều đó được gửi gắm qua những câu
chuyện dân gian. VD: Tấm Cám, Sọ Dừa,
+ Dc trong đời sống xã hội
- Mở rộng
Tha thứ và quên, rộng lượng vị tha k có nghĩa là bao che cho những sai trái của người
khác, cũng k có nghĩa là thờ ơ mặc kệ. Cần thẳng thắn chỉ ra những lỗi lầm, và giúp
họ sửa chữa.
3. KB:
- Khẳng định ý nghĩa của lòng vị tha
- Liên hệ
Đề 2: Suy nghĩ của anh chị về lòng tự trọng?
1. MB:

2. TB:
* Lòng tự trọng là gì?
- Lòng tự trọng là quan điểm, suy nghĩ, cách nhìn nhận của bạn về chính bản thân
mình, dựa trên thái độ của bạn đối với giá trị bản thân, đối với công việc bạn đang
làm, suy nghĩ, lí tưởng sống của bạn…
- Lòng tự trọng có từ đâu?
Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta hình thành
trong đầu hình tượng về chính mình bằng những trải nghiệm với mọi người và hoạt
động xung quanh chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại,
ngay cả cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô đối với bạn… đều tác động trực tiếp
và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người. (trẻ được khen thưởng; được
lắng nghe; được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm
của gia đình, và thành công trong học tập hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể
thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.)

* Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Tự trọng là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản
thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những
thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì
thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan
của bạn về cuộc sống.
Người biết tôn trọng bản thân luôn có khả năng nhận xét, đánh giá mình một cách

5


chính xác trong bất cứ trường hợp nào. Điều này có nghĩa họ luôn biết rõ đâu là điểm
mạnh, điểm yếu của mình, có những hành vi, lời nói đúng mực khiến người khác phải
nể vì.

* NHững tấm gương về lòng tự trọng
- Các nhà nho chân chính là những người biết tôn trọng bản thân. Họ có tài, khi gặp
thời thế loạn lạc, họ k muốn bị biến thành tay sai của kẻ thù, họ lui về ở ẩn để giữ gìn
tiết tháo của một nhà nho. Đó là một cách thể hiện sự tôn trọng giá trị bản thân mình.
- Nhà giáo Chu Văn An là một thầy giáo đầu tiên của VN, là một người thầy rất tự
trọng. Thầy có những lời nói hành vi đúng mực, dạy dỗ học trò giỏi giang. Khi học trò
đã đỗ đạt, ai đến nhà thầy cũng phải giữ đúng lễ, ai vi phạm sẽ bị trách mắng, thậm
chí thầy k cho đến gặp.
- Lão Hạc…
* Mở rộng
- Trong mọi thời, lòng tự trọng luôn được đề cao. Nhưng ở thời hiện đại ngày nay, ta
thấy nhiều người k biết tự trọng: Người có quyền chức thì lợi dụng quyền chức để làm
những việc cá nhân, đó là k tôn trọng giá trị nhân phẩm của mình. Nhân phẩm sẽ dần
mai một, thoái hoá. Những cậu thanh niên để tóc xanh đỏ, ăn nói tục tĩu, ăn mặc lố
lăng là k tôn trọng bản thân mình, để người khác coi thường khinh rẻ, mỉa mai….
- Cần phải giữ gìn lòng tự trọng, như một nét đẹp văn hoá của con người.
- Liên hệ bản thân
3. KB

6


ĐỀ 4: Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về đức hi sinh của một con người.

GỢI Ý
1. MB
- Dẫn dắt:
- Nêu vấn đề: Đức hi sinh là một phẩm chất cao cả của con người
2. TB:
* Khái niệm

- HI sinh là từ bỏ hết những thứ mình có, những thứ mình cần để đem lại niềm vui và
hạnh phúc cho người khác. Đức hi sinh là một phẩm chất cao đẹp và khó thực hiện
nhất ở mỗi con người.
* Biểu hiện
- Người có đức hi sinh là người có tấm lòng nhân đạo cao cả, mong muốn người xung
quanh mình được yên ấm, đầy đủ, sẵn sàng tình nguyện làm mọi việc có thể để đem lại
niềm vui cho người khác, cho dù phải từ bỏ niềm vui, niềm hạnh phúc của bản thân.
- Khi nói đến đức hi sinh ta nghĩ ngay đến ông bà, cha mẹ, những người đã dành hết
tâm sức cuộc đời để nuôi dạy con, cháu nên người. Có lẽ k có câu chữ nào nói hết sự
hi sinh của cha mẹ dành cho con cái. Tục ngữ có câu rằng: “Có nuôi con mới biết
lòng cha mẹ”. Cha mẹ là người sẵn sàng hi sinh cuộc đời mình để tạo dựng cuộc đời
cho con. Khi còn nhỏ, mẹ chăm chút cho con, dành cho con sự bình yên nhất “Chỗ
ướt mẹ nằm, chỗ ráo xê con”. Suốt cuộc đời, mẹ dõi theo để nâng đỡ trên mỗi bước
đường con đi: “Suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con” (CLViên).
- Khi nói đến đức hi sinh, ta nghĩ đến những người phục vụ trong quân đội, những người
chấp nhận mạo hiểm, đánh đổi tuổi thanh xuân, một phần máu thịt, thậm chí cả tính mạng
của mình để bảo vệ quê hương, tổ quốc, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho người thân và
nhân dân cả nước. Họ là những tấm gương hi sinh cao cả. (dẫn chứng)
- Nói đến đức hi sinh, ta nói đến những thầy cô giáo, những người đã dành thời gian,
tâm huyết, trí tuệ để giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước. Có những thầy
cô đã tình nguyện lên miền núi hay ra vùng hải đảo để mang đến cái chữ, mang đến
kiến thức cho những trẻ em nghèo ở những miền đất xa xôi của tố quốc.
- Nói đến đức hi sinh, ta k thể k nói tới những tình nguyện viên đã dành thời gian,
công sức, tiền của để đi khắp nơi cứu giúp người khác hay làm cho thế giới tinh thần
của con người phong phú hơn. (Phong trào tình nguyện “Tiếp sức mùa thi” hay “hiến
máu nhân đạo”…)
 Còn biết bao những tấm gương về đức hi sinh trong xã hội. Có những người ta
từng biết, được hưởng thụ từ tấm lòng cao cả của họ, cũng có những con người hi
sinh thầm lặng mà ta chưa một lần biết đến. Họ sẵn sàng hi sinh vì người khác mà k
cần ai biết mặt biết tên. Họ là những con người cao cả.

* Vì sao con người cần có đức hi sinh
- Xã hội muốn tốt đẹp thì phải được xây dựng và phát triển trên cơ sở tình thương và
lòng bác ái. Mà đức hi sinh là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng một xã
hội như vậy. Con người sống biết hi sinh vì nhau thì lòng người thật ấm áp, con người
sống gần nhau hơn, cảm thấy cuộc sống này thật ý nghĩa. Xã hội sẽ ra sao nếu trong
một gia đình, cha mẹ k yêu thương con cái, thậm chí hành hạ con, bắt con làm những
việc nặng quá sức để mình được an nhàn…. Hay ở một phạm vi rộng hơn, bạn nghĩ
7


sao nếu mọi người sống trong xã hội chỉ bo bo giữ cho mình, triệt hạ người khác để
mình được sung sướng hay k thèm để tâm đến số phận của người khác, lấy của người
khác làm của mình chứ k bao giờ biết hi sinh cho người khác. Người khác có thể hiểu
là bạn bè, đồng nghiệp, hay người hàng xóm, một người nào đó xung quanh ta mà ta
đã gặp… Xã hội sẽ chỉ là địa ngục. K biết hi sinh vì nhau, xã hội sẽ k có tình người,
sẽ là Bắc cực lạnh giá..
- Sống hi sinh vì người khác, ta sẽ thấy lòng nhẹ nhàng thanh thản, cho dù xã hội biết
đến hay k biết đến. Đó là cách mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho chính mình
- Cuộc sống là một chuỗi kế tiếp nhau của cho và nhận. Hi sinh vì người khác là ta đã
biết cho đi và chắc chắn ta sẽ được nhận lại một điều gì đó từ họ, từ một người khác
hay từ chính bản thân mình. Vì thế, con người hãy biết cho trước khi muốn nhận, hãy
biết sống hi sinh vì người khác. “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
* Giáo dục, tuyên truyền đức hi sinh cho con người như thế nào?
- Trong gia đình, cha mẹ sống hi sinh cho con cái là một cách để giáo dục cho con
phải biết sống hi sinh vì người khác
- Nhà trường cần giáo dục cho học sinh về đức hi sinh thông qua những bài học đạo
đức hay chính tấm gương biết hi sinh của các thầy cô giáo.
- Xã hội cần tôn vinh, đề cao những tấm gương hi sinh vì người khác (những chú bộ
đội hi sinh vì nước, những chú công an hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ
quốc, hay những con người bình thường khác trong xã hội…). Đó là một biện pháp

tuyên truyền và giáo dục đức hi sinh cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Đồng thời, xã hội cũng cần lên án những kẻ sống tàn ác, cướp bóc của người khác
làm của mình…
3. KB:
- Khẳng định ý nghĩa, sự cần thiết của đức hi sinh trong đời sống xã hội
- Liên hệ bản thân
Đề 5: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa”
GỢI Ý
1. MB
- Dẫn dắt
- Nêu vấn đề
2. TB:
* Giải thích
- Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng
thượng, nêu cao óc học hỏi, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản
thân, k tự mãn, kiêu căng, k cho mình hơn người.
- Tự kiêu là quá đề cao về mình, tự cho mình là hơn người khác, coi thường, khinh
miệt người khác.
- Khiêm tốn….là thừa: Câu nói có hai vế được xây dựng theo quan hệ đối lập: khiêm
tốn bao nhiêu cũng chưa được coi là đủ mà cần phải luôn khiêm tốn hơn nữa, tự kiêu
thì dù chỉ là một chút kiêu căng ngạo mạn cũng là thừa, cũng k nên. Câu nói nhằm đề
cao đức tính khiêm tốn và phê phán tính tự kiêu, hướng con người đến một lối sống
tốt đẹp.
8


* Trình bày suy nghĩ
- Tại sao lại “Khiêm tốn…chưa đủ”, tự kiêu….là thừa
+ Biểu hiện của khiêm tốn:
. Người vốn có tính khiêm tốn thường cho mình là kém, còn phải tiến thêm nữa và càng

phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp
nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành
công của mình tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi
thêm lên.
. Trong

phát ngôn, Người khiêm tốn sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ
"đao to búa lớn" hay "cao siêu huyền bí", cũng k khoe khoang về mình. Hồ Chí Minh
là một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc.
. Trong thái độ ứng xử Người khiêm tốn luôn "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với
người", không quá tự tin hay độc quyền chân lý, luôn "kính trên nhường dưới". Khi
phê phán, đóng góp cho người khác thì: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê
phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người
khác - nhất là đối với người lớn tuổi. / Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình
tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý.
. Ngược lại, người tự kiêu là người hay khoe khoang, ba hoa khoác lác, tự cho mình
là có trình độ hơn người, xem thường và cho rằng những người khác là hạ đẳng.
nhưng thực chất thì trình độ thì chẳng bằng ai. Những người mắc bệnh nầy thường
hay triết lý suông , hoang tưởng , lên mặt dạy đời, không chịu học hỏi người khác ,
thậm chí còn mạt sát người khác bằng những lời lẽ kém văn hóa. Người tự kiêu có
thừa những thói hư tật xấu mà thiếu trầm trọng việc học hỏi trau giồi kiến thức- yếu
tố mà họ cho rằng họ đã đầy đủ không cần phải học thêm Phân tích như vậy mới
thấy đức tính khiêm tốn luôn luôn đối trọng tương phản với tự kiêu ngạo.
+ Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ vì:
. Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân là quan trọng, nhưng đối với
tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu
biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi ngươi cùng sống chung với mình, vì thế con
người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm … học thêm mãi mãi.
Khi nhìn xuống giai cấp dưới mình, ta thấy hơn được bao nhiêu người khác, nhưng chỉ ngẩng đầu
lên bạn thấy bạn chỉ là một con đom đóm trong một vùng sáng bao la của một mặt trăng, mà ở đó

ánh sáng của con đom đóm chưa có thể làm cho ai lạ lùng mà trái lại nó chỉ là một vệt lửa quá tầm
thường trơ trẽn nữa. Trường hợp đó con đom đóm kia chẳng những không tạo cho ai một sự chú ý
mà ngược lại còn làm thành một con vật vô duyên đáng ghét.
. Tất cả những tài cán mà chúng ta có, chỉ có thể lấy làm một lợi khí trau dồi đời sống vật chất,
dùng nó làm một bước tiến trên đường đời dễ dàng thành công với chính cá nhân bạn so với
những kẻ thiếu may mắn hơn bạn mà thôi. Ngược lại, nếu trong lòng bạn còn nuôi dưỡng tư tưởng
tuyệt đối hơn người là một công việc quá đáng, thật sự không mang đến cá nhân bạn một sự lợi
ích nào cả.

+ Hơn nữa, khiêm tốn mang lại cho con người nhiều tác dục
. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách
quan, từ đó có cách xử lý đúng đắn, phù hợp.

9


. Khiêm tốn sẽ có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho
ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin
tưởng của mọi người.
. Khiêm tốn sẽ giúp ta mở rộng mối quan hệ, học hỏi được nhiều điều từ người khác,
mở mang tầm hiểu biết.
. Điều đáng nói hơn cả là con người có tính khiêm tốn thường thấy xa, nhìn rộng, tránh được
những thói xấu tầm thường là tự cao, tự đại, hủy diệt trong lòng mình tính tự phụ và khinh bạc
ngạo nghễ.
.  khiêm tốn chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội, lòng khiêm
tốn còn tượng trưng cho những con người đứng đắn, luôn luôn biết sống theo thời và biết
nhìn xa.

+ Tự kiêu sẽ chỉ mang lại tác hại
. Người tự kiêu luôn cho mình là tài giỏi nên đánh giá k chính xác về những sự việc,

hiện tượng trong xã hội. Đánh giá sai lầm dễ dẫn đến thất bại
. Người tự kiêu luôn tự cho mình là hơn người nên k học hỏi được những điều hay
điều tốt từ người khác, k được mở rộng hiểu biết. Theo thời gian, sẽ trở thành người
lạc hậu với thời đại
. Người tự kiêu sẽ bị mọi người ghét bỏ xa lánh, sẽ cô đơn trong cuộc đời. Không có
các mối quan hệ, k được sự chia sẻ, giúp đỡ từ mọi người xung quanh, con người sẽ
thất bại trên đường đời
Vì thế, tự kiêu một chút cũng là thừa
* Mở rộng
Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng
với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính
là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Khiêm tốn k đồng nghĩa với tự ti. Người có tính khiêm
tốn cũng không vì tính thích là kẻ thua thiệt mà tự mình hạ uy tín của mình. Tương tự, lòng tự
tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có
"cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không
hay.
3. KB
- Khẳng định ý nghĩa của câu nói
- Liên hệ bản thân

10


Đề 7:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Thẳng mực thì đau lòng gỗ”. Từ câu tục ngữ trên, hãy
trình bày suy nghĩ của anh (Chị) về đức tính trung thực của con người.
GỢI Ý
1. MB
- Dẫn dắt:
- Nêu vấn đề:

2. TB:
* Giải thích sơ lược về câu tục ngữ
Câu tục ngữ gợi ta nghĩ đến nghề thợ mộc
- Nghĩa đen: Thẳng mực: kẻ thẳng nét mực để xẻ gỗ theo đường thẳng đó. Và nếu xẻ gỗ theo
nét mực thì tấm gỗ sẽ bị cắt chia làm hai phần, không còn nguyên vẹn, sẽ làm đau lòng gỗ.
- Nghĩa bóng: Câu tục ngữ sử dụng cách nói ẩn dụ. “Thẳng mực” chỉ những lời nói thật, nói
thẳng. Những lời nói như vậy thường làm đau lòng, mất lòng người khác. Nhưng dẫu sao, xẻ gỗ
thì k thể vẽ nét mực cong, đồng nghĩa làm người k thể nói dối, nói sai, cần phải nói trung thực,
cho dù có thể làm mất lòng ai đó. Câu tục ngữ đề cập đến đức tính trung thực của con người.
* Suy nghĩ về đức tính trung thực
- Khái niệm: Trung thực là một đức tính quan trọng và cần thiết ở mỗi con người. Đó là hết lòng
với mọi người, sống thật thà, ngay thẳng, k nói dối, nói sai sự thật trong bất cứ lĩnh vực nào.
- Biểu hiện
+ Người có đức tính trung thực là người sống chân thành, luôn nói đúng sự thật,không làm
sai lệch sự thật để hại người, trục lợi cá nhân, không tham lam của người khác luôn được
mọi người tin tưởng.
(+ Đối với học sinh: Trong cuộc sống ngày nay,đức tính trung thực được biểu hiện trong các
kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp,chép bài hoặc xem bài của bạn...
+ Trong kinh doanh,nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém
chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp,làm nguy hại đến người tiêu dùng,
không sản xuất hàng lậu, không trốn thuế làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước...
+ Những bác sĩ sống ngay thẳng, trung thực sẽ hết lòng vì bệnh nhân, đưa những loại thuốc
hiệu quả để nhanh khỏi bệnh mà k ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bệnh nhân. …)
- Ý nghĩa của việc rèn luỵện đức tính trung thực:
+ Nếu rèn luyện đức tính trung thực,chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống,chúng ta sẽ có
vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính trở thành một công dân tốt,có ích cho xã
hội,làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch,văn minh và tốt đẹp,khiến đất nước ngày
càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
+ Những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người
đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ,sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng, tin tưởng.

+ Sống ngay thẳng, trung thực, ta sẽ được thanh thản, thoải mái, nhẹ nhàng, không phải mệt
óc toan tính hại người và lợi cho mình.
- Tuy nhiên, trong thực tế, những lời nói trung thực thường dễ làm mất lòng, phật ý người
khác. Bởi lẽ, khi nói thẳng nói thật, đôi khi ta phải trực tiếp chỉ ra những cái xấu, những
điểm chưa đúng trong lời nói, hành vi của người khác. Trong khi đó, con người lại thường
thích được nghe lời khen hơn là phải nghe lời chê, lời phê bình. Người bị chê sẽ k hài lòng,
sẽ bực mình khó chịu dù biết đó là sự chê đúng (sự thật dễ mất lòng). Bởi vậy, người trung
thực cần có lòng dũng cảm nói ra sự thật và cần có sự khéo léo khi nói ra sự thật.
- Biện pháp:

11


+ Trong xã hội vẫn còn những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái (học sinh,
người làm nghề kinh doanh…) (sơ lược)
+ Để rèn luyện, hình thành đức tính trung thực, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một
ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc
lớn lao sau này. Là một con người sống trong xã hội hiện đại,đức tính trung thực là không
thể thiếu cho bản thân,cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để tự hoàn thiện chính
mình,trở thành người công dân tốt,đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên,đất nước ngày một
phát triển hơn và hơn nữa.
+ Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình,chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và
tích cực đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để nêu cao những tấm gương về đạo
đức cao cả.
3. KB
- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của tính trung thực
- Liên hệ bản thân
Đề 8: Hãy trình bày suy nghĩ của anh (Chị) về câu tục ngữ sau: “Thuốc đắng
giã tật, sự thật mất lòng”.


GỢI Ý
1. MB
- Dẫn dắt
- Nêu vấn đề: Dẫn câu tục ngữ ….
2. TB
* Giải thích câu tục ngữ
- Thuốc là một dược phẩm dùng để chữa bệnh. Đã là thuốc thì thường rất đắng và khó nuốt,
k ai muốn uống. Nhưng thuốc phải như vậy mới có thể “giã tật”, có thể chữa lành bệnh. Vì
thế, khi đã mắc bệnh, dù thuốc đắng ngắt khó uống chúng ta cũng phải gắng chịu, gắng vượt
qua để cơ thể được trở lại bình thường, khoẻ mạnh.
- Từ sự việc “thuốc đắng giã tật”, cha ông ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa sự thật và lòng
người: “Sự thật mất lòng”. Sự thật về một sự việc hay một con người nếu được nói một cách
trắng trợn và trần trụi thì dù có lợi ích cho người nghe thì cũng khiến họ k vui, k hài lòng.
Nhưng dẫu sao, sự thật vẫn cần được tôn trọng, được nói ra như người ốm cần có thuốc
chữa. Qua cách nói ẩn dụ, liên tưởng, câu tục ngữ đề cập đến vấn đề tính trung thực của
con người, khuyên ta cần biết nói sự thật, sống chân thành.
* Suy nghĩ về câu tục ngữ
- Tính trung thực là một đức tính cần có ở mỗi con người. Đó là sống chân thành, hết lòng
vì mọi người, k nói sai sự thật, nói dối nhằm mục đích mưu lợi cá nhân, không lừa lọc người
khác trong bất cứ lĩnh vực nào.
- Một trong những biểu hiện của đức tính trung thực là phải biết tôn trọng sự thật, biết nói
ra sự thật cho dù phải làm mất lòng người khác.
- Tại sao sự thật lại dễ khiến mất lòng?
+ Sự thật là những điều đúng đắn về một hiện tượng, sự việc nào đó, liên quan đến lời nói
hay hành động của con người. Sự thật ở đây có nghĩa từ vật chất đến tinh thần, nó có thể là
một món đồ xấu hay là một thái độ xấu, đức tính xấu bị chê bai. Sự thật được nói ra có thể
xuất phát từ lòng ghen ghét, khi đó âm lượng lời nói có sắc độ khác bình thường. Nhưng sự
thật được nói ra có thể xuất phát từ thiện chí, muốn người nghe sửa chữa.
+ Con người lại vốn thích được nghe lời khen hơn là bị nghe lời chê bai, phê bình, thích
được ngợi ca hơn là bị phê phán. Bởi vậy, có khi người nghe biết rõ về cái sai, điểm thiếu


12


sót của mình nhưng khi bị nói ra họ vẫn dễ làm phật ý, mất lòng, có khi họ sẽ ghét bỏ ta, xa
lánh ta. VD: Hàn Dũ dâng sớ khuyên vua đừng quá sùng tín đạo Phật, chỉ ra những điểm
chưa đúng trong việc sùng tín đạo Phật của vua, làm vua phật ý. Chu Văn An dâng sớ xin
chém 18 lộng thần, nói thẳng với vua về sự thật vua đang tin dùng những tên hôn quan khiến
vua k hài lòng…Trong đời sống hàng ngày:
- Có nên vì sợ mất lòng mà k dám nói sự thật?
+ Cần phải nói sự thật, cho dù người nghe thấy hài lòng. Vì có thể ban đầu khi bị phê bình, người
nghe thấy phật ý, k vui. Nhưng rồi khi suy nghĩ lại, họ sẽ dần nhận ra cái sai, sẽ phải sửa chữa, họ
sẽ hiểu và cảm ơn những lời nói thật. Tục ngữ có câu: Mất lòng trước, được lòng sau.
+ Ta cần trân trọng những người dám nói thật với ta về những khuyết điểm để ta sửa chữa.
Vì đó là những người dũng cảm, dám nói thẳng, sống chân thành. Những người như vậy k
nhiều, đặc biệ trong xã hội hiện đại ngày nay. “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta”
(Tuân Tử). Một triết gia đã nói rằng: "Người bạn thân nhất của ta là người chỉ trích những
lỗi lầm của ta một cách gay gắt nhất"
- Tuy nhiên, cha ông ta cũng khuyên rằng: “Lời nói …..lòng nhau”. Ta tôn trọng sự thật, nói
sự thật nhưng hãy tìm cách, lựa lời nói cho khéo léo, không nên bốp chát, chỉ trích cái sai
của người khác quá đáng, và đặc biệt cần phải biết nói đúng nơi, đúng lúc để vừa nói được
sự thật, vừa duy trì hài hoà các mối quan hệ trong cuộc sống.
3. KB
- Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ
- Liên hệ bản thân

Đề 9: Ngạn ngữ Mông Cổ có câu: “Không phải tất cả những người cười với ta đều là
bạn cũng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù của ta”.
Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ trên trong một bài luận không
quá 600 từ.

GỢI Ý
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: HS tuỳ vào năng lực để dẫn dắt. Có thể đi từ góc độ các mối quan hệ xã
hội, hoặc đi từ những hiện thực mình được chứng kiến…
- Nêu vấn đề: trích dẫn câu ngạn ngữ
2. Thân bài
* Giải thích (1)
- Cười là biểu hiện của sự đồng tình, ủng hộ, tán thành, động viên. Người nở nụ cười tán thành
chia sẻ, chân thành khích lệ ta khi ta đạt được những kết quả nhất định là những người luôn
đồng hành, quan tâm đến ta trong cuộc sống. Đó thực sự là những người bạn rất cần thiết trong
cuộc sống. Nhưng trong thực tế, “không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn”, không
phải ai tỏ ra đồng tình với ta cũng là bạn của ta.
- Trong cuộc sống muôn vàn mối quan hệ, có những người khiến ta bực mình tức giận. Đó là
những người trái ngược quan điểm, ý kiến với ta, hoặc họ có những lời nói, hành động khiến
ta k hài lòng, cũng có khi họ phê phán, góp ý khiến ta thấy khó chịu…Ta vẫn thường nghĩ
rằng, đó là kẻ thù, là kẻ đối địch, ngăn cản bước đường đời của ta. Nhưng, cần phải nhận
định rõ, “không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù của ta”, k phải bất cứ
ai không khiến khó chịu, k hài lòng đều là kẻ đối đầu cần xa lánh của ta.
 Câu ngạn ngữ đưa ra một lời khuyên: Con người cần tỉnh táo, sáng suốt khi đánh giá thái
độ của người khác đối với mình.
* Trình bày suy nghĩ về câu nói: Tại sao “Không phải tất cả…….là kẻ thù của ta”

13


- Con người là bí ẩn và khó hiểu. Ở mỗi người đâu chỉ có lời nói, hành động bề ngoài mà
còn có những suy nghĩ ngầm bên trong mà chỉ họ mới biết rõ nhất. “Tri nhân, tri diện, bất tri
tâm”. (0.25)
- Theo lẽ thường, lời nói, hành động là biểu hiện của suy nghĩ, tâm trạng. Nhưng cuộc sống
ngày càng phức tạp thì lòng người càng khó đoán, nhiều khi, những biểu hiện bên ngoài đó k

phản ánh đúng suy nghĩ bên trong, thậm chí còn đi ngược lại. “Sông sâu còn có kẻ dò / Đố ai
lấy thước mà đo lòng người”. (0.25)
- Trong cuộc sống, có những người tỏ ra đồng tình, tán thành, hưởng ứng với những lời nói,
hành động của ta, cho dù họ biết rằng ta đã nói sai, làm sai, thậm chí có thể dẫn đến những hậu
quả khôn lường. Đừng vội nhìn biểu hiện bên ngoài mà ngộ nhận họ là bạn bởi “không phải tất
cả những người cười với ta đều là bạn”. Hãy cảnh giác và tỉnh táo suy xét để nhận rõ đó có thực
sự là bạn hay không. (dẫn chứng: quan nịnh thần vua dù biết vua hoang dâm vô độ, cấp dưới
nịnh hót, bợ đõ cấp trên…hay đơn thuần là bạn bè ngấm ngầm hại nhau, tỏ ra đồng tình trước
mặt nhưng sau lưng lại nói xấu….) (0.5)
- Lẽ thường, con người thích được khen hơn là bị phê bình, thích được người khác đồng tình
hơn là bị chống đối, thích người khác cười với mình hơn là có những lời nói, hành động
khiến mình tức giận. Nhưng ta cần tỉnh táo phân biệt, trong số những người khiến ta bực
mình, ai là kẻ thù, ai mới thực sự là bạn của ta.
“Sự thật mất lòng”. Những người dám nói thẳng sự thật về ta, phê bình những khuyết điểm
ta mắc phải, k sợ làm mất lòng ta…đó mới là người bạn thực sự., thậm chí là người thầy
đáng kính trong cuộc đời. Họ quan tâm, chân thành và thực sự mong ta tiến bộ (Người chê ta
mà chê phải là thầy của ta). (dẫn chứng…) (0.5)
* Mở rộng (0.25)
- Trong cuộc sống, duy chỉ có lòng người là khó hiểu nhất (Ngoài chưng mọi chốn đều thông
hết / Bui một lòng người cực hiểu thay (Nguyễn Trãi)). Ranh giới giữa bạn và thù đôi khi
không rõ ràng. Nếu không tỉnh táo, con người dễ nhầm lần, để mất những người bạn tốt
trong đời, nhận thù làm bạn và dẫ đến những thất bại đáng tiếc.
- Khi tìm được những người bạn thực sự, hãy biết trân trọng và gìn giữ.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của câu ngạn ngữ
- Liên hệ bản thân

Đề 10: Tuân Tử (313 – 235 trước Công Nguyên) nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy
của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ
thù của ta vậy”.

Anh (chị) nghĩ gì về câu nói trên?

GỢI Ý
1. MB
2. TB
* Người chê ta mà chê phải là thầy của ta
- Chê là thái độ k đồng tình, chỉ ra những sai sót, khuyết điểm trong mỗi lời nói, việc làm
hay suy nghĩ của một ai đó.
- Chê có nhiều khía cạnh khác nhau, ở đây Tuân Tử muốn nói đến những lời chê phải. Chê
phải là chỉ ra đúng những sai lầm, những điểm còn hạn chế, xuất phát từ tấm lòng chân
thành mong muốn ta tiến bộ hơn.
- Người có thể nhẩna đúng những điểm còn thiếu sót của ta, thẳng thắn chỉ ra để ta sửa chữa
thì đó là thầy của ta. Ở đây, khái niệm “thầy” cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó k chỉ là

14


người thầy đứng trên bục giảng, truyền dạy kiến thức và nhân cách đạo đức qua mỗi bài học
mà là những ai có thể nhìn thấy những điểm còn chưa tốt của ta và chỉ rõ, mong ta được
hoàn thiện hơn. Đó chắc hẳn là người đi trước, có vốn sống phong phú, từng trải, có nhân
cách đạo đức. Đó có thể là cha mẹ, cô bác, anh chị trong gia đình, họ hàng. Đó cũn có thể là
một người qua đường, một người hàng xóm khi họ chỉ cho ta biết những cái sai.
- VD:
* Người khen ta mà khen phải là bạn của ta
- Khen là sự đồng tình, hài lòng, ngợi ca những lời nói, hành vi của một ai đó.
- Khen phải là khen đúng những điểm tốt, xuất phát từ sự chân thành, có vai trò khích lệ,
động viên, tăng thêm sức mạnh tinh thần để ta phấn đấu.
- Người luôn sát cánh, song hành, nhận ra điểm tốt và khích lệ, động viên ta thì đó là những
người bạn, những người chân thành, thực lòng mong ta tiếp tục phát huy.
- VD:

* Kẻ vuốt ve nịnh bợ ta là kẻ thù của ta vậy
- Vuốt ve nịnh bợ là nói lời ngon ngọt, hết lời ngợi ca ngay cả những cái xấu, những điểm
chưa tốt, mục đích khiến ta tự thoả mãn mà ngày càng mắc phảo sai lầm. Đó là kẻ thù của ta,
những kẻ chỉ mong ta kém cỏi, ngăn cản bước đường phát triển của ta, cần phải tránh.
- VD: quan lại nịnh thần, cấp dưới nịnh cấp trên
* Mở rộng
- Con người cần tỉnh táo đánh giá đúng thái độ của người khác đối với mình. Cần phân biệt
giữa khen và nịnh bợ, cần nhận thức rõ đâu là thầy, đâu là bạn và đâu là kẻ thù. Khi được
nghe lời nhận xét của người khác, hãy bình tĩnh suy xét. Khi được người khác góp ý về
những khuyết điểm, k được tự ái mà hãy bình tĩnh xem xét lại chính mình, coi trọng người
đã chê đúng cái sai ấy. Khi được khen cũng k nên quá tự đắc. Và hãy biết cảnh giác trước
những lời vuốt ve nịnh bợ. Xh k thiếu những kẻ trước mặt thì nịnh hót, sau lưng thì chê bai,
khi ta có tiền, có quyền thì nịnh bợ, khi ta sơ cơ lỡ vận thì quay ngoắt phản bội. (Sông sâu
còn có kẻ dò, đố ai lấy thước mà đo lòng người).
- Bản thân chúng ta cũng cần có thái độ chân thành với ngưòi khác: Chê phải, khen phải và k
nịnh hót. Đồng thời, khi khen hay chê người khác cũng cần chú ý: Không nên khen quá
nhiều, quá đề cao vì như thế dễ khiến người nghe tự kiêu về mình hoặc biến lời khen của
mình thành lời nói nhàm chán. Khi chê cũng k nên chỉ trích ghê gớm, cần chê cho khéo và
phải đúng nơi, đúng lúc, vừa giúp họ sửa sai lầm, vừa k làm họ mất thể diện.
3. KB:
- Khẳng định: câu nói của Tuân Tử là một bài học đáng quý về cách nhìn nhận con ngườim,
đánh giá thái độ của người khác với mình. Đó cũng là một bài học nhân sinh về cách ứng xử
trong xã hội.
- Liên hệ

15


Đề 9: Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất (Đi-đơ-


rô). Anh (chị) suy nghĩ thế nào về vấn đề này?

GỢI Ý
2. TB
* Giải thích

- Hạnh phúc là sự thoả mãn những khao khát trong đời sống từ vật chất đến tinh thần. Người
hạnh phúc là người luôn cảm nhận được sự mãn nguyện trong tâm hồn, cảm nhận tự bằng
lòng về mình, cảm thấy mình sống đúng với ý nghĩa của sự sống.
- Đi-đơ-rô nói “nhiều nhất” k ngụ ý nhắc đến một con số tuyệt đối nào, là hàng vạn hay hàng triệu
người mà chính là nói đến khả năng cao nhất trong hoàn cảnh và khả năng của từng người.
Câu nói của đi-đơ-rô nói đến một quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc là đem đến hạnh
phúc cho người khác, là làm hết khả năng của mình để đem lại sự thoả mãn về vật chất, tinh
thần cho người khác, để họ được sống trong niềm vui, sự sung sướng, mãn nguyện.
* Suy nghĩ về câu nói
- Tại sao nói “Người hạnh phúc nhất là….”
+ Trong cuộc sống, khi ta làm được những việc to lớn, có được những thành tựu vĩ đại sẽ
thoả mãn được niềm mong mỏi của một số lượng đông đảo con người, cho cả nhân loại hay
cho một dân tộc. Đó là khi ta được hạnh phúc nhất. VD: HCM là một anh hùng giải phóng
dân tộc, tìm ra con đường đúng đắn đưa dân tộc VN thoát khỏi vòng nô lệ. Người đã đem
hạnh phúc đến cho toàn dân tộc VN, góp phần mang lại hạnh phúc và hoà bình cho nhân dân
thế giới. HCM là một người hạnh phúc nhất. Cho dù hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp của
dân tộc, Người vẫn luôn mãn nguyện, hạnh phúc.
Có những nhà khoa học phát minh ra thứ thuốc chữa những căn bệnh nan y đã từng gây đau
khổ hay cái chết cho hàng triệu người. Họ là người hạnh phúc vì đã đem lại cuộc sống hạnh
phúc cho người khác, cứu họ thoát khỏi sự khổ đau và cái chết.
+ Trong cuộc sống đời thường, khi ta biết hết lòng giúp đỡ những người xung quanh, giúp
họ giảm bớt những phiền muộn khổ đau là khi ta thấy được hạnh phúc. Bởi khi đó, ta thấy
lòng thanh thản, mãn nguyện. Đây là điều mà bất kì ai nếu muốn đều có thể làm được,
không phải chỉ một lần mà trong suốt cả cuộc đời.

VD: Một bạn học bị đau chân, ta dìu bạn lên xuống cầu thang, bạn cảm thấy vui sướng khi có
người bạn ở bên giúp đỡ. Nụ cười hàm ơn rạng rỡ trên gương mặt bạn. Đó là khi ta thấy lòng
mình hạnh phúc. Một người mẹ vất vả mệt nhọc cả ngày để kiếm sống, tối về nhìn đàn con quây
quần bên nồi cơm nóng, ăn ngon miệng, vui vẻ. Đó là khi mẹ thấy vô cùng hạnh phúc…
* Mở rộng
- Đi-đơ-rô đã khẳng định một lẽ sống đúng đắn, cao đẹp: Hạnh phúc của mỗi con người phải
gắn liền với hạnh phúc của người khác, phải bắt đầu từ hạnh phúc của người khác và tuỳ
thuộc vào hp của người #.
- Đây cũng là một lối sống mà các hiền triết xưa cũng như đạo lí của dân tộc ta luôn đề cao.
Đạo Phật khuyên con người ta phải biết yêu thương muôn loài. Truyền thống đạo lí VN
khuyên “thương người như thể thương thân”
- Đạo lí của Đi-đơ-rô là một đạo lí đòi hỏi hành động tích cực: k chỉ yêu thương con người
mà còn phải “đem lại hp” đến cho nhiều người, đòi hỏi con người phải quên mình, lấy hp
của mọi người làm hp của mình, thậm chí có thể xả thân vì hp của mọi người.
* Liên hệ
- Theo em, câu nói ấy có tác dụng như thế nào?
- Bản thân em đã hành động như thế nào để mang đến hạnh phúc cho nhiều người.

16


Đề 10: Bài phỏng vấn một đạo diễn Mĩ làm phim tài liệu về anh hùng, liệt sĩ Đặng Thuỳ
Trâm được ghi bằng một tựa đề có ý nghĩa: “Chỉ có yêu thương mới gieo mầm hạnh
phúc” (Tuổi trẻ 19.12.2008)
Anh (chị) suy nghĩ thế nào về tựa đề trên
Đề 11: Nhà văn V. Huygô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu
thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quì gối tôn trọng, đó là lòng tốt”.
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
DÀN Ý
1. MB

2. TB
* Giải thích

17


Đề 12: I.Ra-đép có nói: “Khi con người ta sống chỉ vì mình thì trở thành người thừa đối
với những người còn lại”.
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
DÀN Ý
1. MB
2. TB
* Giải thích
- Ng chỉ biết sống vì mình là người ích kỷ, chỉ biết vì bản thân mà k quan tâm chia sẻ với ng
khác, chỉ biết nhận mà k biết cho.
- Người thừa là người kh có ích cho đời. Đó k phải đang sống mà chỉ là đang tồn tại mà thôi.
-->Câu nói của I-ra-đep là một thông điệp đúng đắn. Nó nhắc nhở mọi người thấy được sự
nguy hại của lối sống ích kỷ, khuyên mọi ng phải biết sống vì người khác, vì cộng đồng.
* Nêu suy nghĩ: Tại sao những ng chỉ.....còn lại?
- Con người trong cuộc sống được đặt trong rất nhiều mối quan hệ xã hội: gia đình, bạn bè,
đoàn thể... Các mối quan hệ đó sẽ giúp con người phát triển toàn diện, thâu nhận được nhiều
hiểu biết, được chia sẻ. Ngược lại, mỗi cá nhân cũng phải biết cho đi, biết quan tâm đến
người khác, biết sẻ chia niềm vui nỗi buồn. “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
- Sống trong một xã hội văn minh đoàn kết với rất nhiều mối quan hệ mà con người chỉ biết
vì mình, con người sẽ trở thành bơ vơ, lạc lõng, cô lập bởi mọi người xung quanh k thể chấp
nhận một người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi, k có tinh thần tập thể. Họ sẽ trở thành người
thừa đối với xã hội.
- Dẫn chứng:
* Mở rộng
Trong xã hội hiện đại, bệnh ích kỷ, sống vì mình đang dần lây lan: Chen lấn khi đi đường gây

tắc đường, chen lấn khi xếp hàng khám bệnh, chen lấn khi lên xe buýt, khi đi xem ca nhạc...
* Bài học rút ra
- Đối với xã hội
- Đối với bản thân
3. KB
Đề 13: Trong truyện ngắn “Đời thừa”, nhà văn Nam Cao viết:
“Kẻ mạnh k phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là
kẻ giúp dỡ kẻ khác trên đôi vai mình”
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
DÀN Ý
1. MB
2. TB
* Giải thích
- Kẻ mạnh, theo Nam Cao, là người có nhân cách, là người chiến thắng nghịch cảnh, là mẫu
người được xã hội tôn trọng.
- “giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỷ” là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết
sống vì mình, vì quyền lợi của mình có thể chà đạp lên người khác. Đó chỉ là sự ích kỷ của
một kẻ hèn nhát, kh phải phẩm chất của kẻ mạnh.
- Kẻ mạnh thực sự là kẻ biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình,
biết sống vị tha, thậm chí sẵn sàng hi sinh vì người khác.
--> Nam Cao sử dụng cách nói hình ảnh để đề cao lối sống có tình thương, có lòng vị tha.
Đó là một lối sống đẹp, khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của con người.

18


* Suy nghĩ
- Câu nói của Nam Cao đặt trong bối cảnh truyện ngắn cũng như trong cuộc sống ngày nay
vẫn là một vấn đề xác đáng cho mỗi người về lẽ sống. Câu nói đã nói lên trách nhiệm của
mọi người đối với cuộc sống. Sức mạnh của con người k chỉ đo bằng cơ bắp mà là phải đo

bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp trong cuộc sống.
VD: Hộ mặc dù nghèo nhưng vẫn cưu mang mẹ con Từ, cứu vớt cuộc đời Từ
Những người mẹ cưu mang những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ...
- Câu nói của Nam Cao còn nói lên ý chí, sức mạnh để bản thân vượt qua những thử thách
và khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, bản thân hoàn thiện nhân cách, sẽ được sự yêu mến và
lòng tôn trọng của mọi người.
VD: Những người sống vì người khác, giúp đỡ người khác được xã hội tôn vinh: những
chiến sĩ bộ đội, tình nguyện viên...
* Bài học rút ra
- Biết yêu cuộc sống, biết giúp đỡ, cảm thông mọi người xung quanh, định hướng cho mình
một quan niệm sống đẹp.
- Phê phán lối sống ích kỷ, giẫm lên cuộc sống người khác đê thoả mãn nhu cầu, quyền lợi
của mình.
3. KB
Đề 14: Anh chị suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê-ken-đơ
Mông-te-nhơ (1533 - 1592): “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất
khó chữa”
DÀN Ý
1. MB
2. TB
* Giải thích:
- Nghèo về vật chất nghĩ là sự thiếu thốn những gì thuộc về nhu cầu ăn, mặc, ở, tiền bạc, của
cải, phương tiện... Đời sống vất vả, khó khăn. Nghèo về vật chất thì dễ chữa
- Tâm hồn là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong con người.
Nghèo nàn về tâm hồn có thể hiểu là sống k có tình cảm, thiếu suy nghĩ, tâm hồn khô cằn, k
biết rung động trước cái đẹp, trước nỗi thống khổ của người khác... (Chú ý: Nghèo nàn về
tâm hồn khác với sống thiếu tình cảm vì có những người sống thiếu tình cảm gia đình như
mồ côi cha mẹ, thiếu vắng tình yêu thương của người thân nhưng chưa hẳn những người đó
đã nghèo nàn về tâm hồn). Nghèo về tâm hồn rất khó chữa
--> Câu nói có 2 vế được đặt trong quan hệ so sánh, mục đích đề cao đời sống nội tâm, vẻ

đẹp tâm hồn, đòi hỏi con người cần có một tâm hồn phong phú...
* Suy nghĩ
-Nghèo về vật chất sẽ gây những khó khăn trong cuộc sống, có những việc nếu k có vật chất
sẽ rất khó giải quyết. VD... Vì vậy, đảm bảo đời sống vật chất là điều cần thiết.
- Nghèo về vật chất dễ chưa vì đó là sự thiếu thốn bên ngoài, ta cảm nhận được và nếu cố
gắng, bằng ý chí, nghị lực có thể vượt qua (có nhiều tấm gương đã vươn lên làm giàu trong
cuộc sống)
- Nghèo về tâm hồn: k biết quan tâm đến ng khác, sống thờ ơ, vô cảm, ích kỷ. Nếu k chữa
kịp thời thì sẽ dẫn đến huỷ hoại tâm hồn, nhân cách, dẫn đến những sai lầm trong cuộc sống,
ảnh hưởng đến xã hội, đến cộng đồng (VD: vụ án Bùi Hữu Nghĩa)

19


- Nghèo về tâm hồn khó chữa hơn vì đây là bệnh bên trong, nhiều khi ngấm ngầm, huỷ hoại
dần tâm hồn, nhân cách, ăn sâu vào gốc rễ, đôi khi biết được nhưng rất khó chữa lành ngay.
(dẫn chứng).
- Nghèo về tâm hồn khó chữa chứ k hẳn là k chữa được. Cần tạo điều kiện để làm giàu tâm
hồn con người. Điều cần thiết nhất để chữa lành căn bênh nghèo về tâm hồn là tình yêu
thương, sự quan tâm của con người. Đồng thời, cần dùng các biện pháp giáo dục, tuyên
truyền, vận động...
* Mở rộng
- Cần chú ý bồi dưỡng đời sống tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn, k quá xem trọng vật chất mà
để đánh mất tâm hồn
- Cũng cần phải chú ý chữa trị cả hai:
+ Đầy đủ về vật chất sẽ làm đời sống tinh thần thoải mái, tâm hồn thanh thản, phong phú.
Thiếu vật chất, đôi khi “lực bất tòng tâm”, con ng trở nên vị kỉ hơn
+ Khi có suy nghĩ chín chắn, tâm hồn và tình cảm đẹp đẽ sẽ tạo điều kiện cho con ng phấn
đấu vươn lên làm giàu chính đáng, tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc.
3. KB

Đề 13: Anh (chị) có suy nghĩ gì về lời tâm sự của một người đã vươn lên từ bất
hạnh:
“Tôi đã khóc vì không giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không
còn chân để mang giày” (Helen Keller)

l

20


Đề 14: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn” (Danh ngôn Nam Phi dẫn theo “Quà tặng cuộc sống” – NXB Thanh niên 2006)
DÀN Ý
1. MB:
2. TB
* Giải thích
- Mặt trời: là một vật thể tự nhiên toả ánh sáng, mang lại hơi ấm, sức sống cho TĐ. Ở đây,
MT được hiểu theo nghĩa ẩn dụ, là tượng trưng cho ánh sáng, tương lai, những điều tốt đẹp,
thuận lợi...
- Bóng tối là sự tối tăm mù mịt, ở đây, bóng tối chỉ những gì xấu xa, u ám, khó khăn...
--> Ý nghĩa câu danh ngôn: Trong cuốc sống, khi ta biết hướng về những điều tốt đẹp,
hướng về tương lai thì những gì xấu xa, khó khăn, trở ngại sẽ lùi lại phía sau. Câu danh ngôn
là lời khuyên về thái độ sống tích cực, lạc quan.
* Bình luận
- Cuộc đời mỗi con người là chặng đường dài phức tạp, gồm cả những điều tốt đẹp, thuận lợi
và những điều xấu xa, khó khăn, bất lợi.
+ Những điều tốt đẹp: lí tưởng, ước mơ, mục đích sống tốt đẹp, những cơ hội trong cuộc
sống, những việc làm hướng thiện giúp đỡ người khác.
+ Những điều xấu xa, u ám: sự chán nản, nỗi sợ hãi, tuyệt vọng, vô phương hướng, sự vị kỉ,
những khó khăn, thất bại....
- Tại sao khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn?

+ Hướng về phía những điều tốt đẹp, con người có thêm động lực, sự phấn chấn, niềm tin hy
vọng. Đó là sức mạnh giúp họ đẩy lùi những thất bại, khó khăn, xua tan nỗi sợ hãi, tuyệt
vọng để vươn tới thành công, đạt được mục đích của mình. (Dẫn chứng)
VD: Người Nhật trong nạn sóng thần vừa qua. Sóng thần cướp đi sinh mạng của biết bao
người, tàn phá những thành quả mà người Nhật đã dày công xây dựng. Nhưng, họ k bi quan,
tuyệt vọng, chán nản mà vẫn lạc quan, có niềm tin vào tương lai, vẫn có những lí tưởng, ước
mơ. Báo chí đưa tin: sau cơn sóng thần, giữa đống đổ nát, một trường học vẫn tổ chức lễ tốt
nghiệp cho hs tiểu học. Rõ ràng, khó khăn kia k thể cản bước đi của họ, nó bị đẩy lùi bởi con
người có sự lạc quan, tin tưởng vào bản thân, vào cuộc sống, luôn nhìn về tương lai, ánh
sáng.
VD: Ma-u-ma-hiêng: dân tộc Chu-ru, ở Lâm Đồng, thủ khoa đại học Đà Lạt, khối C
“nhận được kết quả đỗ thủ khoa với 23 điểm khi đang đi làm thuê ở Ninh Thuận, cách nhà
200km, 60.000/1 ngày với hi vọng có đủ tiền nhập học ngày khai giảng. Mồ côi cha từ khi
trong bụng mẹ, ba trong số 5 a c em k được học hành. Trường cách nhà hơn 10km. Giải ba
lịch sử trong kì thi hs giỏi Tỉnh Lâm Đồng, nhận được học bổng Vừ A Dính”
+ Hướng về những điều tốt đẹp, hướng thiện, giúp đỡ, bao dung cho người khác, con người
sẽ thấy lòng thanh thản, hạnh phúc, yêu đời, thấy cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Những xấu
xa ích kỉ sẽ dần bị đẩy lùi. (Dẫn chứng)
* Mở rộng
- Trong thực tế có nhiều người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt
trời, hướng về những điều tốt đẹp. Họ sống chỉ vì bản thân mình, hay bị nhấn chìm trong
những sợ hãi, thất vọng, chán nản...
- Mỗi người cần rèn luyện cho mình ý chí, niềm tin, kiến thức...để có thể luôn hướng về phía
mặt trời
3. KB

21


- Khẳng định: Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một quan niệm nhân sinh tích cực, một

lời khuyên đúng đắn: phải lạc quan, luôn tin tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp.
- Nêu cảm nhận riêng hoặc liên hệ bản thân.
-----------------------------

Đề 15: Một hiện tượng khá phổ biến ngày nay là học sinh “nghiện internet”. Có những
học sinh vì quá đam mê internet mà con đường học hành bị “đứt gánh giữa đường”,
thậm chí còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác. Anh (chị) hãy đặt một nhan đề
gọi ra hiện tượng ấy và viết bài luận khoảng 600 từ nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng
trên.
GỢI Ý
1. MB:
2. TB:
* Thế nào là nghiện internet?
Nghiện internet là hiện tượng quá đam mê internet, đến nỗi quên đi những việc làm cần thiết
khác, thậm chí không thể rời xa chiếc vi tính, không thể không lên mạng.
* Phân tích mặt tích cực và hạn chế của việc sử dụng internet
- Tích cực: Cung cấp nhanh và nhiều những thông tin bổ ích, có nhiều loại hình giải trí để
thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng...
- Hạn chế: nhiều trò chơi mang tính kích động bạo lực, nhiều trang giải trí k lành mạnh, kích
thích sự tò mò của tuổi mới lớn....
* Thực trạng
Hiện nay, nghiện internet là một hiện tượng phổ biến trong giới học sinh hiện nay. Rất nhiều
hs lên mạng k phải để tìm kiếm thông tin, phục vụ cho việc học tậo mà chủ yếu để chơi
game, chát, xem ảnh nóng, tìm những phương cách giải trí k lành mạnh...
* Nguyên nhân
- Do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường: Cha mẹ chỉ lo làm kinh tế, k quan tâm đến
con cái, con cần gì cho nấy, cho con nhiều tiền mà k 1quản lí chặt chẽ việc chi tiêu của
chúng, thậm chí có người cho rằng quan tâm con là cho con nhiều tiền để chi tiêu thoả mái..
- Nhà trường k phối hợp tốt với gia đình trong việc giáo dục hs.
- Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát hoạt động của các cơ sở dịch vụ

internet, để cho nhiều kẻ đưa lên mạng những trò giải trí k lành mạnh hoặc những trờ game
vô bổ, có tính bạo lực.
- Bản thân hs thiếu ý thức trong học tập, lập trường k vững vàng dễ bị kẻ xấu lôi kéo.
* Hậu quả
- Nghiện internet rất có hại cho sức khoẻ, dễ dẫn đến “ngộ độc internet”
- Học tập sa sút. Nhiều hs vì nghiện I mà bỏ bê học hành, về nhà k làm bài tập, k ôn bài, lên
lớp thì ngủ gật, hoặc trốn học đi chơi game...
- Tốn kém tiền của của cha mẹ. Nhiều hs nói dối xin tiền nộp học phí để đốt tiền trong quán
chát.
- Hành động sai trái, phạm pháp: trộm cắp, cướp giật, giết người...
* Giải pháp khắc phục
- Gia đình cần quan tâm đích đáng đến con em mình để kịp thời điểu chỉnh hành vi, tránh để
gây ra hậu quả
- Nhà trường cần quan tâm và liên hệ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với gia đình

22


- Nhà nước cần có những quyết định xử phạt nghiêm khắc, đình chỉ hoạt động những cơ sở
dịch vụ internet k lành mạnh.
- Bản thân mỗi hs cần có bản lĩnh, ý thức, k để bạn bè lôi kéo.
3. KB
-Khẳng định vấn đề
- Nêu cảm nhận riêng của bản thân.
GỢI Ý HÌNH THỨC BÀI LUẬN
- Một bức thư khuyên người em trai đã trót nghiện internet
- Một bài phóng sự bàn luận về hiện tượng nghiện internet trong giới hs
- Một câu chuyện kể có hàm ý khuyên răn (chú ý sử dụng ngôn ngữ NLXH)
- Một học sinh đã đã nghiện internet, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nay hối hận và nói
lời nhắn nhủ với các bạn học sinh. ....

- Một người mẹ có con nghiện internet mà k biết, khi phát hiện đã vô cùng đau lòng, thổ lộ
nỗi lòng mình và khuyên các bạn học sinh, các bậc phụ huynh khác.....
GỢI Ý MỘT SỐ TIÊU ĐỀ
- Bức thư: Vì tương lai, em hãy “quay đầu lại”!
- Phóng sự: + Nghiện internet - một hiện tượng trong giới học sinh hiện nay.
+ Có một thứ nghiện không kém gì ma tuý!
- Lời sám hối muộn màng!
- Xin đừng như tôi!
- Người mẹ đau lòng nhìn con phải vào trại quản giáo chỉ vì internet.

23


Đề bài: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết
như ngợi ca lòng vị tha, tình đoàn kết.

GỢI Ý
2. TB:
* Giải thích
- Thờ ơ, ghẻ lạnh: là k quan tâm đến người khác, đến những việc quanh mình, k biết sẻ chia
đồng cảm với người khác mà chỉ biết lo cho bản thân. Thái độ sống đó cần phê phán, nghĩa
là cần nhắc nhở, lên án những lời nói, hành động vị kỷ, chỉ ra sai lầm để ngăn chặn cái xấu
đó lan ra xã hội.
- Lòng vị tha, tình đoàn kết là những phẩm chất tốt đẹp của con người. Vị tha là biết sống vì
người khác, biết lo lắng, quan tâm, chia sẻ với những niềm vui nỗi buồn của người khác.
Đoàn kết là biết hợp nhau lại để tạo nên sức mạnh. Sức mạnh của tình đoàn kết là vô bờ bến,
có thể làm nên việc lớn, vượt qua mọi khó khăn. Những phẩm chất tốt đẹp đó cần được ngợi
ca, nghĩa là khích lệ, động viên, đề cao, tôm vinh, nêu gương sáng để những đức tính tốt đó
được phát huy, được nhân rộng hơn trong xã hội.
2 vế câu được đặt trong quan hệ so sánh ngang bằng, đã đưa ra một lời khuyên về thái độ

trước những đức tính của con người, nhấn mạnh sự cần thiết của việc phê phán thói thờ ơ,
ghẻ lạnh, bởi nó cũng quan trọng và cần thiết như ngợi ca lòng vị tha tình đoàn kết.
* Bình luận: Tại sao phê phán…………..đoàn kết?
- Tại sao cần ngợi ca lòng vị tha tình đoàn kết?
+ Vì đó là một phẩm chất tốt đẹp, cần thiết ở mỗi con người. Lòng vị tha, tình đoàn kết giúp
con người sống gần nhau hơn, xã hội chan chứa tình thương, ấm áp tình người, là một khối
đoàn kết vững mạnh, đủ sức vượt qua những giông tố trong cuộc đời
VD: Nhân dân Việt Nam đoàn kết đấu tranh chống giặc, nhân dân Nhật Bản đoàn kết vượt
qua thiên tai.
VD: Thạch Sang tha tội Lí Thông, Sọ Dừa tha tội 2 cô chị, chính sách ân xá của nước ta..
+ Lòng vị tha, tình đk khi được xã hội ngợi ca sẽ trở thành những gương sáng để mọi người
học tập, noi theo. Đó cũng là một hình thức khích lệ, động viên để phẩm chất này được thực
hiện nhiều hơn nữa, được nhân rộng hơn nữa trong xã hội.
VD: Những bài học ngợi ca tình đoàn kết dân tộc, nêu gương những con người đoàn kết
chống giặc, những bài học đạo đức nêu gương những người biết sống vị tha, những chương
trình tôn vinh những gương người tốt, việc tốt, những nhà hảo tâm…
- Tại sao cần phê phán thói thờ ơ, ghẻ lạnh?
+ Vì đó là những đức tinh xấu, làm băng hoại tình người, làm suy đồi đạo đức, làm xã hội
trở nên lạnh giá bởi thiếu tình thương.
VD: Những tập thể làm ăn phi pháp, làm hại môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân…đó là những kẻ chỉ biết vì lợi ích của mình mà thơ ơ trước sự sống của đồng loại
VD: Những con người chỉ vì lợi ích cá nhân mà bầy ra trăm phương ngàn kế hãm hại người
khác (vu oan buôn bán ma túy, tạo hiện trường giả để vu oan cho người khác
VD; Thờ ơ trước những hành vi làm hại người khác. VD: Bé Nguyễn Hào Anh bị gia đình
nhà chủ đánh đập tàn nhẫn trong nhiều năm…
+ Phê phán, lên án những thái độ sống xấu xa đó là một cách để ngăn chặn sự tiếp diễn của nó,
ngăn k cho làm hại người khác, bảo vệ sự yên bình, trật tự xã hội, làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
VD: Nếu những người dân xung quanh và cơ quan chức năng sớm vào cuộc thì bé Nguyễn
Hào Anh đã k bị đánh đập đến như vậy.
Nếu hành vi làm hại môi trường của công ty Veedan sớm bị lên án thì nguồn nước sông Thị

Vải đã k ô nhiễm nặng đến vậy…

24


- Tại sao phê phán……….lại quan trọng và cần thiết như…………đoàn kết
+ Hai vấn đề tưởng chừng đối lập mà lại liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là 2 mặt của một vấn
đề, chúng quan trọng và cần thiết như nhau, cách làm khác nhau nhưng cùng hướng tới 1
mục đích: Làm cho xã hội tốt đẹp hơn, giàu tình yêu thương và ấm áp hơn.
+ Trong cuộc sống và trong văn học, song song với việc nêu gương người tốt việc tốt ngợi
ca lòng vị tha tình đoàn kết là lên án, phê phán những biểu hiện của sự thơ ơ, ghẻ lạnh.
VD:Hạnh phúc của một tang gia
• Mở rộng
- Phê phán cần đúng nơi, đúng lúc và phải xuất phát từ thành ý mong người phạm lỗi tiến bộ.
- Ngợi ca nhưng k phải quá đề cao tâng bốc
- Cần phải tăng cường những biện pháp giáo dục đức tính vị tha, đoàn kết cho con người
- Liên hệ
Đề bài:
Ngạn ngữ TQ có câu: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi.
Ý kiến của anh chị về câu ngạn ngữ trên?
GỢI Ý
2. TB
* Giải thích
- Bơi thuyền ngược nước: Con thuyền bơi ngược nước trên sông, người lái phải gò mình sải
cánh bơi mạnh mái chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì con thuyền
k đứng lại mà lùi theo dòng nước chảy
- Câu ngạn ngữ sử dụng cách nói ẩn dụ để nói về sự học: sự học cũng k khác việc bơi thuyền
ngược nước, nếu k tiến sẽ phải lùi. Câu ngạn ngữ đề cập đến bản chất của việc học: Việc học
cũng gian nan và đầy thử thách, là một quá trình phấn đấu k ngừng, cần có đủ kiên trì và
quyết tâm để chiến thắng

* Bình luận
- Học là một hoạt động khám phá và sang tạo của con người, gồm 2 khâu chủ yếu: thu nhận
kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức. Sự học là một quá trình dài, học suốt đời, không
ngừng k nghỉ (Học, học nữa, học mãi), nên con người k lúc nào được dừng lại trên con
đường học vấn
- Con đường học vấn luôn đặt ta vô vàn những khó khăn (vật chất, tinh thần) (Học vấn có
những chùm rễ đắng cay): bài khó, thời tiết, kinh tế….
- Bởi thế phẩm chất quan trọng trước tiên của việc học là kiên trì, quyết tâm, k bao giờ nhụt
chí nản lòng, k bao giờ dừng lại trên con đường học tập. VD: Nguyễn Ngọc Ký, Bác Hồ đi
hoạt động cách mạng, đi đến đâu cũng học hỏi…
- Xã hội luôn phát triển với nhiều sự đổi thay, nhiều cái mới, con người luôn cố gắng theo
kịp sự tiến bộ của xã hội, thậm chí cần phải biết đi trước đón đầu. Vì thế, nếu dừng lại trên
con đường học tập, bạn sẽ tụt hậu, sẽ bị đẩy lùi trong bước tiến của xã hội. VD: Học sinh…
* Mở rộng
- Kiên tri, quyết tâm là một phẩm chất quan trọng. Nhưng để học tốt, có hiệu quả thì cần có
phương pháp học tập đúng đắn, cần có sự động viên giúp đỡ của gia đình và nhà trường, xã hội…
3. KB:

25


×