Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân tích mối quan hệ cái chung và cái riêng và vân dụng vào việc phát triển thị trường ngân hàng bidv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.46 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
oOo
MÔN HỌC:NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VÂN DỤNG
VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG BIDV
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 9 (Sky Group)
LỚP: ĐHTN8E
KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HUỲNH NGỌC BÍCH
TP.HCM, NGÀY 8 THÁNG 11 NĂM 2012
DANH SÁCH NHÓM 9- ĐHTN8E

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên nhóm Sky Group muốn gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường
cùng toàn thể các thầy cô của Khoa Lý luận chính trị của Trường ĐH Công Nghiệp
TPHCM để nhóm chúng em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
1


Tiếp theo nhóm Sky Group bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy Huỳnh Ngọc
Bích người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
nhóm Sky Group trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng với kiến thức còn hạn chế vì thế bài tiểu luận của nhóm chúng em chắc
chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm chúng em mong nhận được sự đóng góp
và sửa chữa của quý thầy cô, ban lãnh đạo và các bạn để ngày càng hoàn thiện
thêm bài tiểu luận của nhóm chúng em.
Nhóm Sky Group xin chân thành cảm ơn.

2




MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ
CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG…………………………………………
1.
2.
3.

Khái niệm về cặp phạm trù cơ bản của triết học-cái riêng và cái chung:
………………………………………………………….
Tính chất và mối liên hệ biện chứng giữa "cái riêng" và "cái chung" :
………………………………………………………………..
Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ giữa "cái riêng" và "cái
chung":…………………………………………………………
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG
VÀO PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG BIDV
1.Thương hiệu của ngân hàng
BIDV……………………………………
2.Cái chung giữa BIDV và các ngân hàng
khác…………………………..
3.Cái riêng của ngân hàng
BIDV………………………………………….
4.Sự khác biệt của ngân hàng BIDV so với các ngân hàng
khác………..

LỜI MỞ ĐẦU
3



Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của
Nhà nước. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới ở nước ta thời gian
qua đã và đang tạo ra nhiều tiền đề cần thiết để chúng ta xây dựng được
một nền kinh tế thị trường đúng như ý nghĩa của nó.
Sau đây là một câu nói của Lê-Nin “trước con người ,có màng lưới
những hiện tượng tự nhiên .Con người bản năng người man rợ ,không tự
tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách
khỏi đó, tức là của sự nhận thức thế giới ,Chúng là những điểm nót của
màng lưới ,giúp ta nhận thức và nắm vững màng lưới”.Các cặp phạm trù
là những bậc thang của quá tŕnh nhận thức ,là hh ình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan .Trong số các cặp phạm trù triết học,cặp phạm trù cái
riêng- cái chung và cái đơn nhất là cặp phạm trù cơ bản đặc trưng trong
hệ thống các phạm trù của phép biện chứng, sự nhận thức thường bắt
đầu từ đó.Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng là một trong những
vấn đề quan trọng nhất của triết học nói riêng và sự nhận thức bậc thang
của nhân loại nói chung .
Cái chung và cái riêng là một trong những cặp phạm trù của triết học
duy vật biện chứng. Nó có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng
trong thực tế. Đặc biệt là việc áp dụng nó trong việc xây dựng nền kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay. Cụ thể là ứng dụng vào các Ngân Hàng
tại Việt Nam. Vì thế SKY GROUP đã chọn đề tài : “Mối quan hệ biện
chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào phát triển Ngân Hàng
BIDV’’
4


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ
CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG
1. Khái niệm về cặp phạm trù cơ bản của triết học-cái riêng và cái

chung:
Phạm trù là khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một
lĩnh vực hiện thực nhất định. Mỗi bộ môn khoa học đều có phạm trù
riêng của mình. Đối với phép duy vật biện chứng các phạm trù của nó là
những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện
thực. Việc nắm vững mối quan hệ qua lại biện chứng giữa các cặp phạm
trù có thể vận dụng chúng một cách tự giác trong hoạt động của mình trở
thành cần thiết cho tất cả mọi người. Trong khuôn khổ một bài tiểu luận,
tôi xin trình bày các phạm trù "cái riêng","cái chung" vì sự nhận thức sự
vật thường bắt đầu từ đó.
Theo Lênin, "cái riêng" là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một
hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. Cần phân biệt "cái riêng"
với "cái đơn nhất"."Cái đơn nhất" là phạm trù được dùng để chỉ những
nét, những mặt, những thuộc tính...chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất
định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác.
5


"Cái chung" là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được
lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
Vậy giữa "cái chung" và cái riêng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Mối quan hệ ấy đã được chủ nghĩa duy vật biện chứng phân tích rất khoa
học.
2.Tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, " Cái chung chỉ tồn
tại trong cái riêng, thông qua cái riêng"-Lênin. Điều đó có nghĩa là "cái
chung" thực sự tồn tại, nhưng lại chỉ tồn tại trong"cái riêng" chứ không

tồn tại biệt lập, lơ lửng ở đâu đó bên cạnh "cái riêng".
"Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung"- Lênin-nghĩa
là "cái riêng"tồn tại độc lập, nhưng không có nghĩa là cô lập với cái
khác. Ngược lại, bất cứ "cái riêng"nào bao giờ cũng tồn tại trong một
môi trường, một hoàn cảnh nhất định, tương tác với môi trường, hoàn
cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng
với các sự vật, hiện tượng khác xung quanh mình. Không những thế, bất
cứ "cái riêng" nào đó cũng đều không tồn tại vĩnh viễn như Lênin khẳng
định " thông qua hàng nghìn sự chuyển hoá, "cái riêng" còn liên hệ với
những "cái riêng" thuộc loại khác".
Mối liên hệ giữa "cái riêng" và "cái chung" còn thể hiện ở chỗ "cái
chung" là một bộ phận của "cái riêng", còn "cái riêng" không gia nhập
hết vào "cái chung". "Cái riêng" phong phú hơn "cái chung", vì ngoài
6


những đặc điểm chung gia nhập vào "cái chung", "cái riêng" còn có
những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó mới có đó là "cái đơn nhất".
"Cái chung" sâu sắc hơn "cái riêng" bởi vì nó phản ánh những mặt,
thuộc tính ... phổ biến tồn tại trong "cái riêng" cùng loại
"Cái đơn nhất" và "cái chung" có thể chuyển hoá lẫn nhau, có thể coi
đây là sự chuyển hoá giữa hai mặt đối lập. Sự chuyển hoá này diễn ra
theo hai chiều hướng: "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung"và
ngược lại, "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất". Đó là do cái mới
không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc, mà lúc đầu xuất hện dưới
dạng "cái đơn nhất", theo quy luật, cái mới ngày càng hoàn thiện chiến
thắng cái cũ và trở thành "cái chung". Ngược lại, cái cũ ngày càng mất
đi và từ chỗ là "cái chung" nó biến thành "cái đơn nhất".
3.Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ giữa cái chung và cái
riêng:


"Cái chung" và "cái riêng" thống nhất với nhau, nên trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn, chúng ta phải biết phát hiện "cái chung" và cá biệt
hoá "cái chung khi áp dụng vào "cái riêng"chứ không thể xuất phát từ ý
muốn chủ quan của con người. Nếu không sẽ rơi vào sai lầm của người
tả khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến "cái đơn nhất", sẽ rơi
vào sai lầm của người hữu khuynh, xét lại. Để giải quyết những vấn đề
riêng một cách có hiệu quả phải giải quyết những vấn đề chung- những
vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó. Nếu không, sẽ sa vào
tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
7


Giữa "cái chung" và "cái đơn nhất" có sự chuyển hoá lẫn nhau. Nên
trong hoạt động thực tiễncần phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển
hoá "cái đơn nhất" tiến bộ thành "cái chung" và biến "cái chung" lạc hậu
thành "cái đơn nhất" nếu sự tồn tại của "cái chung" không còn là điều ta
mong muốn.

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO
VIỆC PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG BIDV
1.Thương hiệu của ngân hàng BIDV:
-Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Việt Nam(BIDV)
là một trong những ngân hàng thương mại(NHTM) hàng đầu Việt Nam
có tầm ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính ngân hàng được chứng
nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng sao vàng Đất Việt
cho thương hiệu mạnh.
-Với thương hiệu lâu đời và quy mô vững chắc cùng quan hệ tốt với các
cơ quan quản lý nhà nước.
-Nguồn nhân lực được ấn định và được đào tạo bài bản.

-Mạng lưới riêng khắp tại các tỉnh thành trên cả nước.
-Hệ thống công nghệ thông tin mạnh và được phát triển.
-Là ngân hàng dẫn đầu về tài trợ dự án.
-Là ngân hàng đi đầu về tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
8


2.Cái chung giữa ngân hàng BIDV với các ngân hàng khác:
-Kinh doanh đa nghành, đa lĩnh vực về tài chính,tiền tệ, tín dụng, dịch
vụ ngân hàng, phí ngân hàng, phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển đất nước.
-Luôn mong muốn trở thành ngân hàng chất lượng, uy tín hàng đầu tại
Việt Nam
3.Cái riêng của ngân hàng BIDV:
*Phương châm hoạt động:
-Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng
BIDV.
-Chia sẻ cơ hội, hợp tác để thành công.
*Chính sách kinh doanh:
-Chất lượng.
-Tăng trưởng bền vững.
-Hiệu quả, an toàn.
*Khách hàng và đối tác
-Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chúc tín dụng, công ty tài chính…
-Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.
9


-Là thành viên của hiệp hội ngân hàng châu Á, hiệp hội ngân hàng

Asean, hiệp hội các định chế tài chính phát triển châu Á-Thái Bình
Dương(ADFIAP), hiệp hội ngân hàng Việt Nam.
*Sản phẩm- dịch vụ:
-Ngân hàng: cung cấp đầy đủ, tron gói các dịch vụ ngân hàng truyền
thống và hiện đại.
-Bảo hiểm: bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ.
-Chứng khoán: môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu
tư (doanh nghiệp, cá nhân), bảo lãnh phát hành, quản lý doanh mục đầu
tư.
-Đầu tư tài chính:



Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…).
Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
Ngân hàng BIDV đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín vì cung
ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương
hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của đất nước.
*Cam kết:
-Đối với khách hàng:



Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện
ích nhất.
10





Chịu trách nhiệm cuối cùng vì sản phẩm đã cung cấp.
-Với các đối tác chiến lược: “chia sẻ cơ hội, hợp tác để thành công”
-Với cán bộ, công nhân viên:




Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần.
Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương
châm “Mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh về cả năng
lực chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức”.
*Mạng lưới:
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất
trong các hệ thống phân phối ở Việt Nam, chia thành hai khối:



Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM
và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục
vụ mọi nhu cầu khách hàng.
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
- Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán
(Nam Kì Khởi Nghĩa)
- Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn
vốn ODA (Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
11



- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10
chi nhánh.
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC),
Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,...
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên
doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt
(LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh
Tháp BIDV.


Khối sự nghiệp:
- Trung tâm Đào tạo (BTC).
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC).
4.Sự khác biệt giữa ngân hàng BIDV so với các đối thủ cạnh tranh
khác:
-Mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp ở cả 63 tỉnh thành và đang mở
rộng hoạt động ở các nước Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Myanmar)
và một số nước ở châu Âu (Séc, Nga).
-Ngân hàng đi đầu trong việc phát triển sản phẩm phát sinh.
-Là ngân hàng có truyền thống phục vụ đầu tư phát triển cho quốc gia.

12


-Có quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước và chính phủ, được tiếp nhận
các nguồn vốn lớn như ODA và ủy thác từ các trung tâm tài chính trên
thế giới.


13



×