Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học thân cây Mơ tam thể (Paederia scandens) ở Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
THÂN CÂY MƠ TAM THỂ (PAEDERIA SCANDENS)
Ở TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ
Mã số: 60.44.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Ngọc Quang

Hà Nội – 10/2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên PGS.TS Đặng Ngọc
Quang cùng các thầy cô trong tổ bộ môn Hóa Hữu cơ đã tận tình giúp đỡ,
khích lệ kịp thời trong thời gian làm việc tại trường Đại Học sư phạm Hà Nội.
Ngoài ra, em cũng xin cho em gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu
trường đại học Tây Nguyên, Ban Giám Hiệu trường đại học Sư Phạm Hà Nội,
khoa hóa học của trường đại học Sư Phạm Hà Nội, phòng hợp chất thiên
nhiên đã tạo điều kiện cho em được học hỏi, trau dồi kiến thức nhằm nâng cao
sự hiểu biết về chuyên môn.
Cảm ơn em Hà Thị Nhung đã giúp đỡ chị rất nhiều trong quá trình làm
việc tại phòng thí nghiệm, cảm ơn các bạn đồng khóa, gia đình, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn này.


Trong quá trình làm luận văn này, em luôn nhận được sự giảng dạy chỉ bảo
tận tình và được tạo mọi điều kiện tốt nhất, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu
sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Đặng Ngọc Quang!
Vốn kiến thức của bản thân có hạn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu
sót, kính mong các thầy cô giáo và các đồng nghiệp giúp đỡ tôi, những mong
bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên K23

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Kí hiệu các phương pháp sắc kí




TLC

: Thin Layer Chromatography (sắc kí lớp mỏng)



CC


: Column Chromatography (sắc kí cột)

• Prep. HPLC

: Preparative High Performance Liquid Chromatography
(sắc kí lỏng điều chế hiệu năng cao)

Kí hiệu các phương pháp phổ




IR

: Infrared Spectroscopy
(Phổ hồng ngoại)



ESI-MS

: Electronspray ionization mass spectroscopy
(Phổ khối lượng ion hóa bằng phun mù điện tử)



NMR

: Nuclear Magnetic Resonance Spectrum

(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân)



1

HNMR

: Proton Nuclear Magnetic Resonance
(Phổ cộng hưởng từ proton)



13

CNMR

: Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance
(Phổ cộng hưởng từ Cácbon-13)



HSQC

: Heteronuclear multiple quantum correlation
(Phổ hai chiều tương quan đa lượng tử dị hạt nhân)



HMBC


: Heteronuclear multiple bond correlation
(Phổ hai chiều tương quan đa liên kết dị hạt nhân)


MỤC LỤC
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Khối lượng các cặn chiết..........................................................................17
Bảng 2: Dữ liệu phổ NMR của chất A-1...........................................................................................27
Bảng 3: Số liệu phổ NMR của hợp chât A2......................................................................................30
Bảng 4: Dữ liệu phổ của A-3............................................................................................................34


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cây mơ tam thể có hoa.........................................................................................................2
Hình 2: Cây mơ tam thể đến độ thu hoạch.......................................................................................7


DANH MỤC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT ...................................................................................18
TỪ THÂN MƠ TAM THỂ...................................................................................................................18
Sơ đồ 2. Phân lập các chất từ cao BuOH.........................................................................................19


MỞ ĐẦU
Hiện nay, các căn bệnh nan y như bệnh ung thư, HIV-ADIS, các bệnh
viêm nhiễm đặc biệt là sự kháng thuốc của các loại vi sinh vật ... là những

vấn đề ngày càng được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo
ước tính và thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì hàng năm trên
toàn cầu có khoảng 9-10 triệu người mới mắc bệnh ung thư và một nửa
trong số đó chết vì căn bệnh này. Việc nghiên cứu và phát triển các dược phẩm
mới từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên vẫn đang đóng góp mạnh mẽ vào các lĩnh
vực điều trị bao gồm chống ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống viêm, điều
chỉnh miễn dịch và các bệnh về thần kinh. Giữa những năm 2000 – 2005, hơn 20
thuốc mới là sản phẩm thiên nhiên hoặc dẫn xuất từ thiên nhiên đã được đưa vào
sản xuất. Với việc đưa vào các phương pháp sàng lọc hoạt tính sinh học nhanh
thách thức đặt ra cho các nhà hóa học là việc nghiên cứu các quy trình phân tách
hiệu quả các hợp chất thiên nhiên từ các nguồn thực vật, vi nấm, sinh vật biển…
và thực hiện các chuyển hóa hóa học để tạo ra các dẫn xuất mới.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một thảm thực
vật vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 12.000 loài thực vật bậc cao, trong
đó có khoảng 3380 loài cây thuốc. Các loại thuốc bảo vệ thực vật thân thiện
với môi trường vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Các
dược phẩm có hiệu quả cho chữa trị các bệnh trên hiện nay rất ít, giá thành
cao và một số dược phẩm có nguồn gốc hóa học còn gây độc hại nặng cho
các tế bào lành cũng như môi trường. Điều đó đã thúc đẩy các nhà khoa học
không ngừng nghiên cứu tìm ra các dược phẩm mới, trong đó các chất từ thực
vật là nguồn dược liệu chữa trị ung thu, bệnh viêm nhiễm hấp dẫn, thu hút sự
đầu tư của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
1


Cây mơ tam thể, Paederia scandens (Lour) Merrill thuộc họ Cà phê
(Rubiaceae) là loại cây thân leo, mọc hoang ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật
Bản và Philippin. Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc như lợi tiểu,
gây nôn, kháng viêm, diệt khuẩn, kháng virus Epstein-Barr ... Các nghiên
cứu trước về cây mơ tam thể đã cho thấy nó có chứa hai thành phần chính là

các iridoid glucosid và các anthraquinon.
Như vậy, nghiên cứu về các hợp chất hóa học có hoạt tính từ cây mơ
tam thể là một trong những hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng và được
nhiều nhà khoa học trên Thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thân cây
mơ tam thể vẫn chưa được nghiên cứu về thành phần hóa học, dược lý và khả
năng ứng dụng của nó. Do vậy, chúng tôi đề xuất chọn đề tài thực hiện:
“Nghiên cứu thành phần hóa học thân cây Mơ tam thể (Paederia
scandens) ở Tây Nguyên”.
Với các mục tiêu sau: Xác định thành phần hóa học trong cặn chiết
metanol của thân cây mơ tam thể (Paederia scandens).

Hình 1: Cây mơ tam thể có hoa.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ CÀ PHÊ [1]
Các cây thuộc họ Cà phê (Rubiceae) thường là loại cây gỗ, cây bụi
hoặc nửa bụi, đôi khi là cây thân thảo hay dây leo. Lá mọc đối, luôn có lá kèm
với nhiều hình dạng khác nhau. Hoa thường tập hợp thành cụm hình xim, đôi
khi hình đầu, mẫu 5 hoặc 4. Đài và tràng đều hợp, tràng có tiền khai hoa
thường vặn. Trong một vài trường hợp số thùy của tràng có thể lên tới 8-10.
Số nhị thường bằng với số thùy tràng và nằm xen kẽ giữa các thùy, dính vào
ống tràng hoặc họng tràng. Bộ nhụy gồm hai lá noãn dính nhau thành bầu
dưới, hai buồng. Một vòi nhụy mảnh, đầu nhụy hình đầu hay chia hai. Mỗi
buồng của bầu chứa một đến nhiều noãn đảo hay thẳng. Quả mọng, hạch hay
quả khô(quả mở hoặc quả phân thành những hạch nhỏ). Hạt thường có phôi
thẳng có nội nhũ hoặc đôi khi không có.
Trên thế giới, họ Cà phê (Rubiaceae) là một trong năm họ có nhiều loài

nhất trong nhóm thực vật có hoa, với khoảng 13.000 nghìn loài [2], được
phân bố trong 620 chi, hơn 40 tông và được chia làm 3 phân họ:
Cinchonoideae, Ixoroideae, Rubioideae [3].
Chúng được tìm thấy ở tất cả các lục địa, kể cả nam cực, với một vài
loài của chi Coprosma, Galium, và Sherardia [2]. Phần lớn được phân bố ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, theo các tài liệu đã công bố mới
nhất về họ Cà phê cho thấy, họ này có khoảng 93 chi và 450 loài, phân bố
rộng khắp cả nước.
I.2. CHI PAEDIRIA.
Ở Việt Nam, có hai loài là Paederia scandens (Mơ tam thể) và
Paederia foetida (Mơ leo).

3


I.2.1. Mơ leo (Paederia foetida).
Phân bố: Cây của phân vùng Ấn Độ - Malaysia, mọc ở lùm bụi và cũng
được trồng làm cây dược liệu.
Công dụng: Thường dùng chữa: Co thắt túi mật và dạ dày ruột (co cơ
trơn), tê đau do ngoại thương; trẻ em cam tích, tiêu hoá kém và suy dinh
dưỡng; viêm gan vàng da, viêm ruột, lỵ; viêm khí quản, ho gà, lao phổi;
phong thấp đau nhức gân cốt, đòn ngã tổn thương; giảm bạch cầu gây ra bởi
bức xạ; nhiễm độc bởi phốt pho hữu cơ trong các sản phẩm nông nghiệp;
dùng ngoài trị viêm da, eczema, lở loét, áp xe; toàn cây còn dùng chữa vết
thương do các trùng độc cắn; …
I.2.2. Mơ tam thể (Paederia scandens)
Dây leo bằng thân quấn. Lá mọc đối hình trứng, nếu mặt dưới lá màu
tím đỏ thì gọi là mơ tam thể. Hoa màu tím nhạt, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả
dẹt. Toàn cây có lông mềm và có mùi khó ngửi.
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở các bờ rào để làm thuốc hoặc

rau ăn.
Công dụng: Chữa lỵ trực trùng; kiết lỵ mới phát; tiêu chảy do nóng; sôi
đầy bụng, ăn khó tiêu; tiêu chảy ra máu; ho gà…
I.3. GIỚI THIỆU VỀ LOÀI MƠ TAM THỂ (PAEDERIA
SCANDENS).
I.2.1. Khái quát về cây mơ tam thể [2]
Mơ tam thể còn có tên khác là dây mơ lông, dây mơ tròn, thối địt, ngưu
bì đống , mơ lông, rau mơ, dắm chó, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng .....
Tên khoa học Paederia scandens.
Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Thân màu xanh lục
hoặc màu tím, có nhiều lông cứng màu trắng; tiết diện tròn ở thân già, hơi dẹt
4


ở thân non. Lá đơn, nguyên, mọc đối, có mùi đặc trưng; phiến lá hình tim
đỉnh nhọn, dài 9-11 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên màu xanh lục mặt dưới màu
tím, có nhiều lông cứng màu trắng; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 6
cặp gân phụ đối hoặc gần đối. Cuống lá hình lòng máng nông, dài 2-3 cm,
màu xanh, có nhiều lông trắng; 2 lá kèm ở giữa 2 cuống lá, dạng vẩy tam giác
hoặc hình tim dài 0,3-0,5 cm, màu xanh, tồn tại. Cụm hoa xim hai ngả rất
phân nhánh ở nách lá hoặc ngọn cành, dài 10-50 cm. Hoa nhỏ, đều, lưỡng
tính, mẫu 5 rất ít mẫu 6, không cuống, lá bắc hình tam giác nhỏ. Đài hoa: 5-6,
rời, đều, hình tam giác nhỏ cao 1 mm, màu xanh hơi tím, có lông trắng, tiền
khai van. Tràng hoa: 5-6 cánh đều, màu tím mặt ngoài màu trắng xanh ở mặt
trong, dính nhau ở 2/3 dưới tạo thành ống tràng dài 0,4-0,5 cm, phía trên xòe
ra 5 phiến dài 0,2 cm có nhiều gai nạc, mỗi phiến có 3-4 thùy cạn không đều
và uốn lượn; mặt trong họng tràng có nhiều lông tiết màu tím nhạt, dài 0,2-0,3
cm, chân dài đa bào (tế bào to dần về phía đỉnh của lông tiết) đầu đơn bào to
tròn dài; mặt ngoài ống tràng có rất nhiều lông màu trắng, 4-6 tế bào mọng

nước xếp chồng lỏng lẻo. Bộ nhị: 5-6 nhị đều, rời, đính ở đáy ống tràng xen
kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi mảnh, màu hồng hoặc tím nhạt dài 0,2-0,25 cm,
nhẵn bóng. Bao phấn 2 ô, màu trắng, thuôn dài 0,3-0,35 cm, nứt dọc, hướng
trong, đính lưng. Hạt phấn m, rộng 20-25 µm, màu trắng, hình bầu dục 2 đầu
thuôn tròn, có 3 rãnh dọc, có vân, dài 42,5-50 Bộ nhụy: bầu dưới hình
chuông 2 ô, mỗi ô có 1 noãn, đính noãn trung trụ; 1 vòi nhụy ngắn, màu hồng
nhạt; 2đầu nhụy dạng sợi uốn lượn, dài 0,4-0,7 cm, màu hồng nhạt, có nhiều
lông mịn màu trắng; đĩa mật hình khoen bao quanh gốc vòi nhụy.
Thân cây: Vi phẫu tiết diện hình bầu dục hai đầu tròn. Các
mô gồm: Biểu bì tế bào hình chữ nhật không đều, lớp cutin mỏng răng cưa, có
nhiều lông che chở đa bào dài. Mô dày góc 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc
đa giác kích thước không đều. Mô mềm vỏ đạo 3-4 lớp tế bào hình bầu dục
5


hai đầu rộng, kích thước không đều, xếp nằm ngang. Nội bì có đai Caspary.
Tầng sinh bần bên trong nội bì tạo 1 lớp bần và nhiều lớp lục bì xếp thành dãy
xuyên tâm. Trụ bì 3-4 lớp tế bào đa giác, kích thước không đều, vách
cellulose dày hay mỏng xen lẫn nhau. Libe 1 tế bào đa giác, kích thước không
đều, vách uốn lượn, xếp thành cụm. Tượng tầng tạo libe 2 và gỗ 2 ở giữa bó
cấp 1 còn khoảng gian bó tạo mô mềm hóa gỗ ở trong và mô mềm vách
cellulose bên ngoài. Libe 2 tế bào hình chữ nhật kích thước không đều, vách
mỏng, xếp xuyên tâm. Gỗ 2 không liên tục, mạch gỗ 2 hình đa giác tròn, kích
thước lớn, phân bố thành từng cụm; mô mềm gỗ hình đa giác hoặc hình chữ
nhật kích thước đều, vách dày, bao quanh mạch. Gỗ 1 tập trung thành cụm,
mỗi bó có 2-3 mạch hình tròn trong vùng mô mềm vách xenlulozơ. Mô mềm
tủy đạo tế bào hình đa giác tròn hoặc tròn, kích thước không đều, vách
xenlulozơ mỏng.
Cuống lá: Vi phẫu tiết diện hình lòng máng nông. Biểu bì tế bào hình
chữ nhật, kích thước gần đều, cutin mỏng răng cưa, nhiều lông che chở đa bào

dài. Mô dày góc 3-4 lớp tế bào đa giác tròn hoặc tròn, kích thước không đều.
Mô mềm đạo nhiều lớp tế bào đa giác tròn hoặc tròn, kích thước không đều,
vách mỏng. Bó dẫn chính có cấu tạo cấp 1, gỗ ở trên libe ở dưới xếp hình
cung và 2 bó phụ ở hai bên. Libe tế bào đa giác nhỏ, kích thước đều nhau,
vách uốn lượn, xếp thành từng cụm sát nhau gần như liên tục. Mạch gỗ hình
đa giác tròn hoặc tròn xếp thành dãy 2-4 mạch, các dãy thường cách xa nhau
bởi 3-6 dãy mô mềm vách xenlulozơ. Tinh thể canxioxalat hình kim kích
thước lớn nằm rải rác trong mô mềm.
Lá: Gân giữa: Vi phẫu 2 mặt lồi, mặt dưới lồi nhiều hơn mặt trên. Biểu
bì tế bào hình chữ nhật, kích thước gần đều, cutin mỏng răng cưa, nhiều lông
che chở đa bào dài ở cả 2 biểu bì. Mô dày góc 3- 4 lớp tế bào hình đa giác gần
tròn, kích thước không đều. Mô mềm đạo tế bào đa giác tròn hoặc gần tròn,
6


kích thước không đều. Bó dẫn hình cung, libe ở dưới, gỗ ở trên. Libe tế bào
hình đa giác xếp thành vòng cung liên tục. Mạch gỗ tròn hoặc đa giác tròn,
xếp thành dãy xen kẽ mô mềm 3-7 dãy tế bào vách xenlulozơ. Tinh thể
canxioxalat hình kim kích thước lớn nằm rải rác trong vùng mô mềm.
Phiến lá: Biểu bì tế bào hình chữ nhật kích thước không đều, tế bào biểu bì
trên lớn gấp 2-3 lần tế bào biểu bì dưới, cutin mỏng, lông che chở đa bào ở cả 2
mặt, lỗ khí có ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào hình dấu phẩy (đầu trên
to đầu dưới nhỏ), xếp không khít nhau. Mô mềm khuyết 3-4 lớp tế bào đa giác
tròn hoặc tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Bó gân phụ nằm rải rác trong
vùng mô mềm. Tinh thể calci oxalat hình kim rải rác trong mô mềm.
Phân bố, sinh học và sinh thái: Cây mơ tam thể, là loại cây thân leo,
mọc hoang ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Philippin. Ở Việt Nam,
cây được trồng làm rau gia vị từ đồng bằng đến miền núi. Trồng vào mùa
xuân thu, ở bờ rào, bờ ao có lùm bụi cho leo.
Bộ phận dùng: Lá, thân, rễ.


Hình 2: Cây mơ tam thể đến độ thu hoạch

7


I.3.2. Các bài thuốc kinh nghiệm sử dụng mơ tam thể
I.3.2.1. Chữa kiết lỵ mới phát:
Lấy một nắm lá mơ tươi, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng
trắng, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn, hoặc cho lên chảo rán
vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu
bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một
nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt
lấy nước cốt uống, uống 2-3 lần.
- Lá mơ lông 100g, rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ
sữa nhỏ lá 400g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.
- Lá mơ lông 100g, phèn đen 20g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống
ngày 20g.
- Lá mơ lông 100g, cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá phượng vĩ 100g, sắc uống
trong 5-7 ngày.
- Lá mơ lông 100g, cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi
20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.
I.3.2.2. Chữa tiêu chảy do nóng:
Chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước
tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá
mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần
uống trong ngày.
I.3.2.3. Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu:
Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm, hoặc giã nát vắt lấy
nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.

I.3.2.4. Chữa tiêu chảy ra máu:
Mơ tam thể 6g ; cây cứt lợn 6g; xuyên tâm liên 4g; đọt cà ăn quả 16g;
rau sam 6g. Cách dùng: Sắc 3 bát lấy 1, uống lúc còn nóng, ngày 2 lần uống,
mỗi ngày một thang.
8


I.3.2.5. Chữa ho gà:
Lá Mơ tam thể 150g; Bách bộ 250g; Cỏ Mần trầu 250g; Rễ Chanh
250g; Cỏ Nhọ nồi 250g; Rau Má 250g; Cam thảo dây 150g; Trần bì 100g;
Gừng 50g; Đường kính 1500g. Cách dùng: Cho vào 6 lít nước sắc còn 1 lít,
cho đường kính vào trộn lẫn rồi đun sôi cho còn một lít. Liều dùng: Ngày
uống 2-3 lần. Trẻ 6 tháng đến 1 năm tuổi, mỗi lần uống 2 thìa cà phê; trẻ 3-4
tuổi: 6 lần x 2 thìa cà phê; trẻ 5-7 tuổi: 7 lần x 2 thìa cà phê.
I.3.2.6. Trừ giun kim và giun đũa:
- Dùng lá mơ tam thể giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước
uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra. Ðể trừ giun kim, ngoài
cũng dùng lá mơ lông một nắm 30g, chế vào 50ml nước chín, vắt lấy nước cốt
bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 19-20 giờ trước khi đi
ngủ, giun sẽ bò ra.
- Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50 g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt
lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc
đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.
- Nếu bị nhiễm giun kim thì cũng uống nước cốt lá mơ như trên, ngoài
ra lấy khoảng 30 g rau mơ (cả lá, ngọn), rửa sạch, giã nát rồi cho thêm vào
500ml nước sôi để nguội, dùng bơm thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ
khoảng 2-3 phút, giun sẽ bò ra.
I.3.2.7. Trị viêm tai:
Lá mơ tươi đem nướng rồi nhét lỗ tai trị viêm tai chảy máu mủ, nước vàng.
I.3.2.8. Chữa đau dạ dày:

Bị chứng đau dạ dày thì lấy khoảng 20-30 g lá mơ rửa sạch giã nát, vắt
lấy nước uống 1 lần trong ngày. Sau nhiều ngày dùng như thế thì có hiệu quả.
I.3.2.9. Chữa bí tiểu tiện:
Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu tiện, lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần rất
hiệu nghiệm.
9


I.3. Thành phần hóa học trong cây mơ tam thể
Các nghiên cứu trước về cây mơ tam thể đã cho thấy nó có chứa hai
thành phần chính là các iridoid và anthraquinon.
I.3.1. Các iridoid glucosid:
Đây là một trong những thành phần chính trong cây mơ tam thể, đặc
biệt một vài hợp chất iridoid của cây mơ tam thể còn có chứa lưu huỳnh. Ví
dụ như: paederoside (1), asperuloside (2) và paederosidic axit (3) được tìm
thấy trong lá và thân của cây Mơ tam thể Nhật bản (Paederia scandens) [5-9].
C=O

O

C=O

O

H

H

O


O

H

CH3-S-CO-H2C
O

O-GlcH4

O- GlcH4

O

2

1
COOH

HO

H

CH3-CO-H2C

COOH

HO

H


H

O

O

H

CH3-S-CO-H2C

O-GlcH4

O

H

CH3-CO-H2C

O - GlcH4

O

4

3
O
H

C-O-CH3


OH
H

H

H
O
H

CH3-S-CO-H2C
O

H
O-GlcH4

5
(GlcH4 là glucose)

10


Năm 1969, Inoue [7] thông báo rằng axit paederosidic (3) và axit
asperulosidic (4) thu được bằng cách đun sôi dung dịch hai lacton glucosid 1
và 2. Vì thế, các tác giả này cho rằng cả hai axit trên không phải là các hợp
chất thiên nhiên [7,8]. Ngoài ra, axit paederosidic metyl ester (5) cũng thu
được bằng cách đun hợp chất 3 trong dung môi methanol [7].
I.3.2. Các iridoid glucosid dạng đime:
Gần đây, nghiên cứu về rễ cây mơ tam thể ở Việt Nam, Đặng Ngọc
Quang và cộng sự đã tinh sạch được ba hợp chất iridoid glucosid dạng dime (68) [10]. Đây là những đime đầu tiên được tìm thấy trong chi Paederia sp. Đime
6 tạo thành do sự kết hợp của hai monome paederosidic axit methyl ester và

paederosidic axit qua liên kết giữa nhóm cacboxylic của axit paederosidic và
nhóm 6-OH trong phần đường của axit paederosidic metyl ester.
H OH

H

COOCH3
H

H
O
CH3-S-CO-CH2
O

H

H
OHO

HO
O

H OH

OH
CH2
O
CO

H


H

H
O
H

CH3-S-CO-CH2
O

H
HO

6

11

HO
O

OH
CH2OH


H OH

COOH
H

H


H
O
H

CH3-S-CO CH2
O HO
HO
H OH

O

O

OH

H
O

CO
H

H

H
O
CH3-S-CO CH2
O HO
HO
HO


H
O
OH

H
O
7

Trong khi đó đime 7 được tạo thành từ hai phân tử axit paederosidic, có
thể dự đoán hợp chất này tạo thành do sự este hóa của nhóm axit cacboxylic
trong axit paederosidic với nhóm 3-OH của glucozơ trong phân tử axit
paederosidic kia. Sự gắn kết này được khẳng định qua phổ FAB-MS,
2DNMR đặc biệt là tương quan giữa H-3 của phần đường và nhóm cacbonyl
trong nhóm este của monome kia.
Đime thứ 3 là hợp chất 8 cũng được tạo thành từ hai monome
paederoside.

12


HO

CO
H

H

H
O

H

CH3-S-CO-CH2
O RO

O

RO
RO
H OH

H
O

O
CO
H

H

H
O
CH3-S-CO-CH2
O RO
RO
RO

H
O
OR


H
O

8
I.3.3. Các anthraquinon:
Đây cũng là một trong các thành phần chính của các cây thuộc họ Cà
phê. Tuy nhiên, việc phát hiện ra các hợp chất anthraquinon từ Cây mơ tam
thể còn rất hạn chế. Gần đây, Đặng Ngọc Quang và cộng sự đã tinh sạch được
7 hợp chất anthraquinon (9-15) và một coumarin (16) từ rễ cây mơ tam thể
của Việt Nam chúng là những hợp chất có hoạt tính kháng sinh mạnh [11,12].
13


O

OH

O

OCH3
OH

O

OCH3

OH
OCH3
O


OCH3

9

O

10
O

OCH 3

OH
CH2OH

OCH3
OH

O

O

12
11
O

O

O


OCH3

13

O

OCH3

OH

OCH3

OCH3

OH

OCH3

O

14

OCH3
OH

O

O

OH

OCH3

O

16

15

Các ấn phẩm trước đây chỉ ra rằng anthraquinon là các hợp chất có
nhiều hoạt tính sinh học quý giá, chẳng hạn như ức chế Epstein-Barr virus
[13], kháng virus [14] và hoạt tính gây độc tế bào [15].

14


CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
II.1.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là thân cây mơ tam thể, được thu hái tại Tây
Nguyên vào 5/10/2014. Tên khoa học là Paederia scandens Lour được ThS.
Nguyễn Thế Anh, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam xác định.
Sau khi thu hái, thân cây mơ tam thể được được thái nhỏ và phơi khô tự
nhiên ở 20-250C.
II.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về cây mơ, họ cà phê, về hợp chất hóa học và
sự đa dạng của chúng.
- Nghiên cứu thành phần hóa học của thân cây mơ tam thể (Paederia
scandens) thu hái ở Tây Nguyên.

II.1.3. Phương pháp nghiên cứu
II.1.3.1. Phương pháp ngâm chiết, cất quay để thu cặn chiết.
II.1.3.2. Phương pháp sắc kí bản mỏng, sắc kí cột, sắc kí lỏng để kiểm
tra thành phần hóa học và tách chất từ mẫu nghiên cứu.
II.1.3.3. Phương pháp phổ 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC, ESIMS để nghiên cứu, xác định cấu trúc phân tử của các chất tách được.
II.2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG QUÁ
TRÌNH THÍ NGHIỆM
II.2.1. Thiết bị
Thiết bị dùng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
1. Thiết bị chiết mẫu (bình chiết, máy siêu âm ...)

15


2. Đèn UV soi sắc kí bản mỏng.
3. Máy sắc kí lỏng điều chế.
4. Máy đông khô chân không.
5. Máy đo phổ NMR.
6. Máy đo phổ khối.
7. Máy cất quay áp suất thấp.
8. Máy đo phổ hồng ngoại.
II.2.2. Dụng cụ
1. Sắc kí bản mỏng: dùng sắc kí bản mỏng đế nhôm tráng sẵn silicagen
25DC-alufonien20×20-Riecelgel 60F (254).
2. Cột sắc kí thủy tinh, silicagel (hãng Merck-60) với kích thước hạt
40-60 mesh và hệ dung môi phù hợp.
3. Các dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm:
Bình ngâm chiết, bình cầu, ống nghiệm, bình chạy sắc kí bản mỏng, pipet.
II.2.3. Hóa chất
Hóa chất được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:

1. Dung môi: Metanol, Clorofom, Butanol, Etyl axetat, nước cất, ….
2. Thuốc hiện hình.
II.3. THỰC NGHIỆM
II.3.1 Thu hái, xử lý mẫu thô, điều chế cặn chiết
- Ngày 5/10/2014 mẫu được thu hái tại Đăk Lăk với khối lượng mẫu
tươi là 2kg.
- Ngày 5/11/2014 mẫu được phơi khô ở nhiệt độ khoãng 20-25 0C, khối
lượng mẫu khô thu được 300 g.
- Ngày 2/12/2014 mẫu được đem đi ngâm chiết trong dung môi
methanol ở nhiệt độ phòng.

16


- Ngày 17/06/2015 lọc lấy dung dịch chiết, sau đó cất quay dưới dưới
áp suất thấp ở nhiệt độ từ 35 – 40 oC, đuổi hết dung môi và thu được 14,104 g
cao tổng.
Ngày 19/06/2015 thực hiện quá trình chiết được hai mẫu có khối lượng
tương ứng mNTA1 = 8,344 g, mNTA2 = 5,757 g.
II.3.2. Sơ đồ thực nghiệm
- Khối lượng mẫu tươi: 2kg. Sau khi phơi khô tự nhiên ở nhiệt độ
phòng, thu được 300g.
- Mẫu thân mơ tam thể khô (300 g) được ngâm chiết bằng metanol (3
lần x 3 lít) ở nhiệt độ phòng.
- Lọc lấy dung dịch chiết, cất quay đuổi hết dung môi ở nhiệt độ ~60 0C
thu được cao tổng có khối lượng mNTA= 14,1 g đạt 4,7 % so với khối lượng
mẫu khô. Sau đó, tiến hành phân bố cao tổng lần lượt bằng hai loại dung môi
là EtOAc và BuOH như sau: Hòa tan toàn bộ cao tổng (14,1 g) vào trong 150
ml nước sử dụng thiết bị siêu âm. Cho toàn bộ dung dịch thu được vào phễu
chiết dung tích 1000 ml. Thêm vào phễu chiết 200 ml EtOAc, lắc đều 10 phút

và để yên trên giá trong khoảng 15 phút cho phân lớp. Chiết lấy pha hữu cơ
EtOAc ở phần trên. Lặp lại cách làm như vậy 2 lần nữa với EtOAc, gộp 3
dịch chiết EtOAc, làm khô bằng Na2SO4 khan, lọc qua giấy lọc thu được dịch
chiết EtOAc, loại dung môi bằng cô quay chân không nhiệt độ thấp (50 - 60
0

C) thu được cặn cô EtOAc. Sau đó, làm tương tự như EtOAc với BuOH thu

được cặn cô BuOH (Xem bảng 2):
Bảng 1: Khối lượng các cặn chiết
NTA 1 (cao EtOAc)
Khối lượng (g)

8,344

NTA 2 (cao BuOH)
5,757

♦ Chọn mẫu NTA2 làm mẫu nghiên cứu chi tiết trong khóa luận tốt
nghiệp này.

17


SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT
TỪ THÂN MƠ TAM THỂ.

Thân cây mơ tam thể khô
nghiền nhỏ (300 g)
Chiết với MeOH

(3 lần x 3000ml)
Cao chiết tổng
14,104 (g)
150ml H2O
200ml EtOAc

( 3 lần)

Phểu chiết

Dịch EtOAc
(trên)

chất tan( nước) 1

Cô cạn 200ml BuOH
Cao EtOAc (NTA1)
nước

mNTA 1 = 8,433 gam
Dịch chiết BuOH

Cao tổng BuOH (NTA2)
mNTA2 = 5,757 gam
18

chất tan( nước)
1



×