BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
THÁI THẢO NGUYÊN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG - IDCo
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
THÁI THẢO NGUYÊN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG - IDCo
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 138580302178
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Đinh Tuấn Hải
Hà Nội 2016
Trang a
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc Sĩ, được sự giúp đỡ
của các Giảng viên trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là PGS.TS Đinh Tuấn Hải, cùng
với sự tham gia góp ý của các KTS chủ nhiệm, KTS & KS chủ trì các bộ môn trong
Công ty, các đồng nghiệp, bạn bè đang hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn thiết kế, cùng
với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân. Đến nay, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ với
đề tài : “Nâng cao quản lý chất lượng tư vấn thiết kế tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết
kế Công nghiệp và Dân dụng - IDCo”, chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong quá trình
nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế tại
đơn vị công tác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và khả
năng nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những lời chỉ bảo và góp ý của các Thầy, Cô giáo và các đồng nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Tuấn Hải đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cung cấp tài liệu tham khảo và động viên, nhắc nhở tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản
lý xây dựng - khoa Công trình cùng các Thầy, Cô giáo thuộc các Bộ môn khoa Kinh tế
và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn Thạc sĩ của mình.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã động viên và
khích lệ tôi, cám ơn các đồng nghiệp tại Công ty IDCo, tập thể lớp Cao học
khoá 21QLXD-CS2 và bạn bè đã chia sẻ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Học viên
Thái Thảo Nguyên
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang b
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của
PGS.TS.Đinh Tuấn Hải. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được
dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2016
Học viên
Thái Thảo Nguyên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. a
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang c
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... b
MỤC LỤC................................................................................................................... c
MỤC LỤC BẢNG BIỂU............................................................................................f
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1. Giới thiệu chung ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..............................................................2
4. Dự kiến đạt được .................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN THIẾT KẾ
XÂY DỰNG.............................................................................................................. 4
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của Tư vấn thiết kế xây dựng .................................4
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................4
1.1.2.Vị trí vai trò...................................................................................................4
1.2. Quy trình và các bước về công tác Tư vấn thiết kế xây dựng.........................5
1.2.1. Giới thiệu chung về quy trình tư vấn thiết kế xây dựng ............................5
1.2.2. Các bước thiết kế xây dựng .......................................................................10
1.3. Các chủ thể tham gia vào công tác thiết kế....................................................12
1.4. Nội dung Tư vấn thiết kế một dự án xây dựng ..............................................18
1.4.1. Nội dung tư vấn..........................................................................................18
1.4.2. Nội dung bản vẽ thiết kế xây dựng ...........................................................21
1.4.3. Thuyết minh thiết kế ................................................................................. 22
1.4.4. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng ....................................... 23
1.4.5. Thay đổi thiết kế xây dựng ........................................................................23
1.4.6. Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng ............................................................... 24
1.5. Tìm hiểu về tư vấn thiết kế công trình công nghiệp và dân dụng.............. 24
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang d
1.5.1 Công trình công nghiệp.............................................................................. 24
1.5.2 Công nghiệp và dân dụng........................................................................... 26
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN
THIẾT KẾ DẦU TƯ XÂY DỰNG HIỆN NAY.................................................28
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của công tác Tư vấn thiết kế dự án xây
dựng công trình........................................................................................................28
2.2. Thực trạng công tác Tư vấn thiết kế các dự án đầu tư xây dựng hiện nay....30
2.2.1. Giai đoạn lập dự án........................................................................................31
2.2.2. Giai đoạn khảo sát..........................................................................................31
2.2.3. Giai đoạn thiết kế...........................................................................................32
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng Tư vấn thiết kế
hiện nay ................................................................................................................ 34
2.3.1. Đối với chủ đầu tư..........................................................................................34
2.3.2. Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng ...........................................................34
2.3.3. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng........................................................37
2.4 Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng Tư vấn thiết
kế ..........................................................................................................................38
2.4.1. Nguồn nhân lực ..........................................................................................38
2.4.2. Nguồn vật tư, máy móc, thiết bị ................................................................38
2.4.3. Quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng hồ sơ thiết
kế ..........................................................................................................................39
2.4.4. Các nguyên nhân khác................................................................................40
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ
VẤN THIẾT KẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN TƯ VẤN THIẾT KẾ
CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG IDCo....................................................41
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang e
3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần thiết kế Công nghiệp và Dân
dụng IDCo........................................................................................................41
3.1.1. Giới thiệu chung ...................................................................................... 41
3.1.2. Lịch sử hình thành ................................................................................. 42
3.1.3. Mô hình quản lý và phân tích mô hình quản lý của Công ty IDCo .......43
3.1.4. Nhân sự, máy móc thiết bị .......................................................................45
3.1.5. Tình hình hoạt động v à sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua ....47
3.2. Giới thiệu về quy trình quản lý chất lượng tư vấn thiết kế của Công ty
hiện nay ...........................................................................................................49
3.2.1. Các yêu cầu về tài liệu .............................................................................50
3.2.2. Trách nhiệm của Lãnh đạo ......................................................................52
3.2.3. Hoạch định.................................................................................................53
3.2.4. Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin ........................................54
3.2.5. Quản lý nguồn lực.....................................................................................58
3.2.6. Tạo sản phẩm ...........................................................................................60
3.2.7. Đo lường, phân tích và cải tiến .............................................................. 62
3.2.8. Mô hình quản lí một xí nghiệp.................................................................67
3.2.9. Quy trình các bước tư vấn thiết kế ......................................................... 69
3.2.10. Quy trình các bước thẩm tra thiết kế.....................................................70
3.3. Đánh giá thực trạng về chất lượng Tư vấn thiết kế tại Công ty hiện
nay ........................................................................................................................71
3.3.1. Những ưu điểm..........................................................................................71
3.3.2. Những tồn tại cần khác phục .................................................................. 71
3.4. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Tư vấn thiết kế.........................75
3.4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế....................................................75
3.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vật lực.........................90
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang f
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................101
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG...................................................102
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 3.1.3 Sơ đồ tổ chức của Công ty..................................................................43
Biểu đồ 3.4.1 Biểu đồ doanh thu t ừ năm 2012-2015............................................47
Sơ đồ 3.2.8 M ô hình quản lý m ột xí nghiệp.......................................................67
Bảng 3.2.9 Quy trình các bước tư vấn...................................................................69
Bảng 3.2.10 Quy trình các bước thẩm tra thiết kế................................................70
Sơ đồ 3.4.1.a Sơ đồ lưu file bản vẽ........................................................................85
Sơ đồ 3.4.1.b Sơ đồ hệ thống cây Browser...........................................................86
Bảng 3.4.1.c Bảng in sheetset...............................................................................89
Bảng 3.4.2 Bảng quy định nét in bản vẽ...............................................................99
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung:
Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay, nhu cầu về
đầu tư và xây dựng là rất lớn. Song song đó các doanh nghiệp tư vấn thiết kế xây
dựng ngày càng nhiều và thu hút cả những doanh nghiệp tư vấn thiết kế của nước
ngoài. Chính vì vậy, để tồn tại và cạnh tranh kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp
không thể bỏ qua yếu tố chất lượng – yếu tố hàng đầu quyết định sự sống còn đối
với một doanh nghiệp.
Trên thực tế, tất cả các sản phẩm hàng hóa đều có chung một mục tiêu hướng tới là
phải đạt chất lượng, và sản phẩm tư vấn thiết kế cũng không ngoại lệ. Để thu hút
khách hàng, tồn tại và hội nhập, từng doanh nghiệp phải có những sản phẩm có
chất lượng với chi phí hợp lý. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp xây dựng riêng cho mình
quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng, và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên,
thời gian gần đây, vì nhiều mục tiêu lợi nhuận hoặc thiếu kiến thức quản lý mà một
số doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ quên yếu tố chất lượng. Các công trình kém chất
lượng làm thiệt hại về người và của, đã và đang gây nên nhiều bức xúc trong dư
luận và là một vết đen trong ngành xây dựng hiện nay.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến một công trình không đạt chất lượng, và công
tác tư vấn thiết kế có thể coi là một trong những nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng
đến chất lượng của một công trình. Để công tác tư vấn thiết kế đạt chất lượng như
mong muốn không thể dưạ vào yếu tố cá nhân nào mà phải có kế hoạch, có quy
trình quản lý và kiểm soát. Nhưng trên thực tế, quá trình quản lý chất lượng và
hiệu quả quản lý rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó có thể xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do sự chưa hoàn thiện cơ cấu tổ
chức quản lý, quy trình quản lý chất lượng chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá
chưa cao và chất lượng đội ngũ cán bộ dựng chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tế. Từ những vấn đề trên, việc nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế rất cần thiết và
cấp bách , vì vậy học viên chọn đề tài "Nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế tại
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 2
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Công nghiệp và dân dụng IDco” làm đề cương
cho luận văn tốt nghiệp khóa học của mình.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng và phân tích khó khăn trong công tác quản lý chất lượng
tư vấn thiết kế tại Công ty hiện nay.
- Phân tích, đánh giá về mô hình quản lý chất lượng của một số đơn vị tư vấn
thiết kế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng mô hình quản lý chất lượng tư vấn thiết kế tại Công ty cổ phần tư
vấn thiết kế Công nghiệp và dân dụng IDCo.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tổng hợp tài liệu và phân tích, tổng
hợp và so sánh.
- Phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế.
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo.
- Nghiên cứu lý thuyết về nguyên lý của các phương pháp quản lý chất lượng
như ISO… để xây dựng quy trình quản lý chất lượng riêng cho Công ty.
4. Dự kiến đạt được:
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quy trình thực hiện
nhằm nâng cao công tác Quản lý chất lượng tư vấn thiết kế.
- Làm rõ các đặc điểm của công tác Tư vấn thiết kế cơ bản hiện nay , những
nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện để công tác quản lý chất lượng Thiết kế các
dự án thông qua các giai đoạn Thiết kế cơ sở và Thiết kế kỹ thuật thi công có
hiệu quả hơn.
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 3
- Xây dựng các kịch bản về những rủi ro trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
đối với dự án do ảnh hưởng của công tác quản lý các dự án, từ đó làm rõ sự
cần thiết phải thiết kế quy trình, hoàn thiện công tác tác nghiệp nhằm mục
tiêu kiểm soát, hoạch định và quản lý chất lượng Tư vấn thiết kế các dự án
đầu tư Công trình xây dựng trong điều kiện kinh tế hiện nay và định hướng
phát triển mô hình hoạt động của hệ thống Quản lý chất lượng Tư vấn thiết kế
các dự án xây dựng có hiệu quả hơn và đem lại giá trị hiệu dụng
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG.
1.1.
Khái niệm, vị trí, vai trò của Tư vấn thiết kế xây dựng.
1.1.1.Khái niệm:
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 4
-
Tư vấn xây dựng là một loại hình dịch vụ tư vấn đa dạng. Tư vấn xây dựng
hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới xây dựng như : xây dựng công
nghiệp , kiến trúc, quy hoạch đô thị … tư vấn xây dựng là thực hiện phần việc
tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư.
-
Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng (là chủ đầu tư xây dựng) tổ chức
việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua
sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây
dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành.
-
Tư vấn thiết kế xây dựng là việc đưa ra các phương án giải pháp về kiến
trúc, kết cấu, các giải pháp về kỹ thuật hạ tầng, dự toán chi phí xây dựng …
phải phù hợp với điều kiện thi công tại địa phương, phù hợp với tiến độ, công
năng sử dụng của công trình phải đảm bảo được an toàn, cũng như chất lượng
tối ưu cho công trình.
1.1.2. Vị trí vai trò :
-
Trong những năm gần đây, thông tin truyền thông cũng như pháp luật đã đưa
ra ánh sáng rất nhiều dự án không đạt chất lượng, gây tổn hại sức người, sức
của của doanh nghiệp nói riêng và nhà nước nói chung, làm ảnh hưởng tới
kinh tế nước nhà và đôi khi gây thương vong về người. Thông thường một
công trình xây dựng không đạt chất lượng, người ta thường quy trách nhiệm
về nhà thầu thi công và Nhà thầu tư vấn giám sát, nhưng một nguyên nhân
cũng quan trọng không kém đó chính là công tác tư vấn thiêt kế xây. Một dự
án xây dựng đạt chất lượng, thì công tác thiết kế phải đạt chất lượng. Đây là
bước đầu tiên trong quá trình xây dựng công trình, và cũng là bước quan
trọng , giúp cho dự án được hình thành rõ nét, cụ thể, và cũng là bước quyết
định hiệu quả vốn đầu tư của Chủ đầu tư.
-
Để công tác tư vấn thiết kế đạt chất lượng, thì khâu quản lý cần phải được
thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trong các bộ môn, trong tất cả các
khâu từ lên phương án thiết kế, lập bản vẽ, giám sát tác giả, cho tới đưa công
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 5
trình vào vận hành và sử dụng. Công tác này nằm trong hệ thống quản lý chất
lượng một công trình, và là điều kiện tiên quyết để có một công trình đạt chất
lượng, mang lại hiểu quả về kinh tế sản xuất, an toàn, và thẩm mỹ đối với
công trình nói riêng, và đối với địa phương xây dựng công trình nói chung.
1.2. Quy trình và các bước về công tác Tư vấn thiết kế xây dựng
1.2.1. Giới thiệu chung về qui trình tư vấn thiết kế xây dựng :
a. Lập dự án đầu tư xây dựng:
- Khi đầu tư xây dựng công trình, Chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập dự
án để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế – xã hội của dự án. Việc lập dự
án đầu tư xây dựng công trình phải tuân theo quy định của Luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất và
nguồn vốn đầu tư. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình được lập
phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án.
b. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành
và quy hoạch xây dựng.
- Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp.
- An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn
phòng, chống cháy, nổ, và bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
c. Nội dung dự án đầu tư xây dựng:
-
Phần thuyết minh được lập tùy theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình,
bao gồm các nội dung chủ yếu sau : mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất,
công nghệ, các giải pháp kinh tế – kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư,
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 6
Chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả,
phòng chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường.
-
Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với tùng dự án đầu tư xây dựng
công trình, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về
kiến trúc, kích thước, kết cấu chính, mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các giải
pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng, công nghệ, trang thiết bị công trình,
chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng để xây dựng công trình.
d. Điều kiện đối với tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng:
-
Có đăng ký hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng.
-
Có điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập dự án
đầu tư xây dựng.
-
Có người đủ năng lực hành nghề lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù
hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng công trình để đảm nhiệm chức
danh chủ nhiệm lập dự án.
e. Thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng:
-
Dự án đầu tư xây dựng công trình trước khi quyết định đầu tư, phải được
thẩm định theo quy định của Chính phủ.
-
Tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về kết qủa thẩm định của mình.
f. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng:
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 7
-
Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt được điều chỉnh khi có
một trong các trường hợp sau đây :
-
•
Do thiên tai, dịch họa hoặc các yếu tố bất khả kháng.
•
Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu qủa cao hơn.
•
Khi quy hoạch xây dựng thay đổi.
Nội dung điều chỉnh của dự án đầu tư xây dựng công trình phải được người
quyết định đầu tư cho phép và phải được thẩm định lại. Người quyết định
đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các
quyết định của mình.
g. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng:
-
Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình phải được tính toán và quản
lý để bảo đảm hiệu quả của dự án.
-
Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn
vốn nhà nước phải căn cứ vào các định mức kinh tế – kỹ thuật và các quy
định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
h. Nội dung, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
-
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối
lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.
-
Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 8
-
Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
i. Khảo sát thiết kế xây dựng:
-
Khảo sát thiết kế xây dựng bao gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất
công trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các
công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng.
-
Yêu cầu đối với khảo sát thiết kế xây dựng:
•
Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công trình và
từng bước thiết kế.
•
Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế.
•
Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng
phải phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
Việt nam.
•
Phải chú ý xác định độ xâm thực, mức độ dao động của mực nước
ngầm theo mùa để đề xuất các phương án phòng chống thích hợp. Đối
với những công trình có quy mô lớn, các công trình quan trọng phải
có khảo sát quan trắc các tác động của môi trường đến công trình
trong quá trình xây dưng và sử dụng.
•
Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của
Nhà Nước.
-
Nội dung báo cáo kết quả khảo sát thiết kế xây dựng :
•
Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.
•
Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát.
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 9
•
-
Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.
Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng :
•
Có đăng ký hoạt động khảo sát xây dựng.
•
Có đủ năng lực khảo sát xây dựng.
•
Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có Chủ nhiệm khảo sát xây
dựng có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và có chứng chỉ
hành nghề phù hợp. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo
sát xây dựng chỉ định. Các cá nhân tham gia từng công việc khảo sát
xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao.
•
Máy móc, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu
về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi
trường.
•
Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo
quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây
dựng công nhận.
j. Thiết kế xây dựng công trình:
Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng :
Thiết kế xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây :
-
Phù hợp với quy hoạch cảnh quan, điều kiện tự nhiên, và các quy định về
kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt.
-
Phù hợp với yêu cầu thiết kế công nghệ.
-
Đảm bảo tính bền vững về kết cấu công trình.
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 10
-
Nội dung thiết kế phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa
mãn yêu cầu về công năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan và giá thành hợp lý.
-
An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp
dụng, các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
-
Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công
trình, đồng bộ với các công trình liên quan.
-
Kiến trúc và vật liệu sử dụng trong công trình phải phù hợp với phong tục,
tập quán và văn hoá, xã hội của từng vùng, từng địa phương.
-
An toàn cho người khi xảy ra sự cố, điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu qủa
cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn, bảo đảm khoảng cách giữa các công
trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của
đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh.
-
Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng.
-
Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm đảm bảo
tiết kiệm năng lượng.
1.2.2. Các bước thiết kế xây dựng:
Thông thường Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước:
-
Thiết kế cơ sở : Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định
NĐ12/2009.
-
Thiết kế kỹ thuật : Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở
thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo
đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp
với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước
thiết kế bản vẽ thi công.
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 11
-
Thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do
người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án. Thiết kế bản vẽ thi
công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật
liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được
áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình
-
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công
trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính
chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện
một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
-
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công
trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (Theo
NĐ12/2009) . Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật
và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế
bản vẽ thi công.
-
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế
điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết
kế bản vẽ thi công;
-
Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi
công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công
trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước
thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước
và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công.
-
Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và
bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải
lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế
ba bước do người quyết định đầu tư quyết định
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 12
-
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp
theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt. Chủ đầu tư có
trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư
có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng
lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba
bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi
có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
1.3.
Các chủ thể tham gia vào công tác thiết kế :
Theo nghị định 15 ban hành ngày 06/02/2013 theo số 15/2013/NĐ-CP của Chính
Phủ thì các chủ thể trực tiếp tham gia vào công tác quản lý chất lượng thiết kế
giai đoạn TKKT-BVTC công trình thủy lợi bao gồm:
-
Chủ đầu tư,
-
Nhà thầu tư vấn thiết kế
-
Các đơn vị thẩm tra, giám sát.
Trong đó:
Chủ đầu tư:
Theo Điều 18, Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 thì trách nhiệm của
chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình là:
-
Tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo đầu tư
xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu
tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-
Lựa chọn tổ chức, cá nhân đảm bảo điều kiện năng lực để lập thiết kế và
thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khi cần thiết.
-
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu
thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có) trong quá trình thực hiện hợp
đồng.
-
Kiểm tra và trình thiết kế cơ sở cho người quyết định đầu tư thẩm định, phê
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 13
duyệt theo quy định của pháp luật đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà
nước.5. Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán theo quy định tại
Điều 20 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
-
Thực hiện thay đổi thiết kế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
-
Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.
-
Chủ đầu tư có các quyền sau đây:
• Được tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi có đủ điều kiện
năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề
phù hợp với loại, cấp công trình;
• Đàm phán, ký kết và giám sát việc thực hiện hợp đồng thiết kế;
• Yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
• Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thiết kế;
• Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng công
trình theo quy định của pháp luật;
• Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
-
Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:
•
Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp
không đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình,
năng lực hành nghề phù hợp để tự thực hiện;
•
Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;
•
Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế;
•
Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
•
Thẩm định, phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt thiết kế theo quy định của Luật này;
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 14
•
Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế;
•
Lưu trữ hồ sơ thiết kế;
•
Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ thiết kế, cung cấp thông tin, tài
liệu, nghiệm thu hồ sơ thiết kế không đúng quy định và các hành vi vi
phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
•
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhà thầu tư vấn thiết kế:
Là những đơn vị chuyên ngành, hoạt động độc lập về mặt pháp lý và phục vụ
khách hàng theo hợp đồng. Nhà thầu tư vấn thiết kế có đầy đủ điều kiện, năng lực
để hoạt động tư vấn thiết kế. Nhân sự (kiến trúc sư, kỹ sư …) có đủ chứng chỉ hành
nghề, năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công tác tư vấn thiết kế công trình. Cụ
thể:
Có đăng ký hoạt động thiết kế xây dựng công trình;
- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình;
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có
năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với
yêu cầu của loại, cấp công trình.
- Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các
điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;
Theo điều 19 Nghị định 15 của Chính Phủ, Đơn vị tư vấn thiết kế phải :
-
Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế;
cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định để làm chủ nhiệm đồ án thiết
kế, chủ trì thiết kế.
-
Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp
với tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình.
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 15
-
Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công
trình; lập hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, nội dung của
từng bước thiết kế, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên
quan.
-
Khi có sự biến động về các điều kiện có liên quan đến chất lượng công trình
đơn vị thiết kế phải kiến nghị chủ đầu tư thực hiện thay đổi thiết kế theo quy
định tại Điều 22 Nghị định này.
-
-
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các quyền sau đây:
•
Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế;
•
Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế;
•
Quyền tác giả đối với thiết kế công trình;
•
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
•
Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng công trình phù hợp với điều kiện
năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề
thiết kế xây dựng công trình;
•
Thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế, bảo đảm tiến độ và chất lượng;
•
Chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận;
•
Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng;
•
Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phục vụ cho công tác thiết kế phù hợp
với yêu cầu của từng bước thiết kế;
•
Không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng
công trình;
•
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 16
•
Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài
liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ
không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi
vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
•
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo điều 21 Nghị định 15 của Chính Phủ
-
Chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại
khoản 5 điều này tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để thẩm tra đối
với các công trình Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước,
cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè,
trạm bơm và công trình thủy lợi khác không phân biệt cấp.
-
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thiết kế của các
công trình nêu trên được quy định như sau:
•
Cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây Dựng và Bộ quản lý công trình
xây dựng chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định 15 cuả
Chính Phủ là thẩm tra thiết kế các công trình theo chuyên ngành quản
lý, bao gồm: Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng bộ
quản lý công trình chuyên ngành quyết định đầu tư, công trình cấp I,
công trình cấp đặc biệt và công trình quan trọng quốc gia được thủ
tướng Chính Phủ giao;
•
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước không đủ điều kiện để thẩm tra
thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân
có đủ điều kiện, năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế.
-
Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế phải
chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra thiết kế của mình.
Như vậy trong nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/12/2013 của chính phủ quy định
đầy đủ về các chủ thể và trách nhiệm của từng đơn vị trong công tác thiết kế nhằm
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2
Trang 17
đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Đây là việc làm cần thiết giúp phân định
rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan đến thiết kế cần xử lý khi
xảy ra sự cố công trình do nguyên nhân thiết kế gây ra và giúp các đơn vị tư vấn
thiết kế, chủ đầu tư nắm rõ nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong việc đảm bảo
chất lượng công trình
Cơ quan quản lý nhà nước.
Theo điều 21 Nghị định 15 của Chính Phủ
-
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thiết kế của các
công trình nêu trên được quy định như sau:
-
Cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây Dựng và Bộ quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định 15 cuả Chính
Phủ là thẩm tra thiết kế các công trình theo chuyên ngành quản lý, bao gồm:
Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng bộ quản lý công trình
chuyên ngành quyết định đầu tư, công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt và
công trình quan trọng quốc gia được thủ tướng Chính Phủ giao;
-
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước không đủ điều kiện để thẩm tra thiết
kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều
kiện, năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế.
-
Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế phải
chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra thiết kế của mình.
Như vậy trong nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/12/2013 của chính phủ quy định
đầy đủ về các chủ thể và trách nhiệm của từng đơn vị trong công tác thiết kế nhằm
đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Đây là việc làm cần thiết giúp phân định
rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan đến thiết kế cần xử lý khi
xảy ra sự cố công trình do nguyên nhân thiết kế gây ra và giúp các đơn vị tư vấn
thiết kế, chủ đầu tư nắm rõ nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong việc đảm bảo
chất lượng công trình.
1.4.
Nội dung Tư vấn thiết kế một dự án xây dựng:
NHDKH: PGS.TS. Đinh Tuấn Hải
HVCH: Thái Thảo Nguyên- QLXD21 CS2